Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.71 KB, 19 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
A. PHẦN MỞ ĐẦU
 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kinh tế tư nhân được xác định như một giai đoạn phát triển cao của kinh
tế hàng hoá. Ngày nay, nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường đã đạt
được những thành công không thể phủ nhận. Thực tế cho thấy chưa có nước
nào thành công trong phát triển nền kinh tế thị trường lại thiếu khu vực kinh
tế tư nhân. Kinh tế tư nhân như một động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát
triển trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt đối với thời kì quá độ lên CNXH ở
Việt Nam thì thành phần kinh tế tư nhân càng có vai trò quan trọng hơn bao
giờ hết. Nó giúp hình thành xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, giúp đất
nước có thể đi tắt đón đầu cùng khoa học công nghệ hiện đại để phát triển nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam theo định hướng XHCN.
Vì vậy, việc nghiên cứu sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân là
một yêu cầu cấp thiết đối với giới trẻ hiện nay. Với sự phát triển ngày càng
mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân cùng với vị thể chủ đạo của nó trong
nền kinh tế Việt Nam.
 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
I. LUẬN GIẢI NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ
NHÂN
Thực tế cho thấy, sự tồn tại của kinh tế tư nhân là một yêu cầu khách
quan. Nhà nứơc không chỉ thừa nhận mà còn phải biết khai thác những tiềm
năng của nó vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Đối với sự phát triển kinh tế
tư nhân thì tư duy lý luận của Đảng cũng không ngừng phát triển thể hiện qua
các kì Đại hội của Đảng.

1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Với tư duy đổi mới, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã xác định cải tạo là nhiệm
vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kì quá độ với những hình thức và
bước đi thích hợp. Do vậy cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các


thành phần kinh tế đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân. Cho nên, nhà nước
đã ban hành nhiều chính sách biện pháp để phát triển thành phần kinh tế này.
Vì vậy, kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân
hoạt động dưới hình thức kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp
của tư nhân như công ty TNHH, công ty cổ phần…) đã phát triển rất nhanh,
thu hút đông đảo các tầng lớp dân cư tham gia.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ
TƯ NHÂN
Bên cạnh những mặt tích cực của thành phần kinh tế tư nhân như là giải
quyết vần đề việc làm, đóng góp 1/3 GDP toàn quốc, buộc các doanh nghiệp
nhà nước phải đổi mới cạnh tranh tạo nên động lực mới trong kinh tế thì
thành phần kinh tế tư nhân cũng bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể:
- Hạn chế về vốn
- Hạn chế về mặt bằng sản xuất
- Hạn chế về khả năng tài chính và qui mô sản xuất
- Hạn chế từ chính bản thân doanh nghiệp
- Hạn chế về sự hiểu biết pháp luật
- Hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm
III. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP
1.1. Phải tạo lập sự bình đẳng thật sự giữa kinh tế tư nhân và các thành
phần kinh tế khác.

2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2. Cần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát
triển
1.3. Nâng cấp và mở rộng các trung tâm dạy nghề của tỉnh ….
1.4. Cần có chính sách hỗ trợ về cung cấp các thông tin thị trường, xúc tiến
thương mại, đăng kí thương hiệu…..
1.5. Cần thay đổi cách nghĩ, cách nhìn, xoá bỏ mặc cảm của xã hội đối với

khu vực kinh tế tư nhân.
1.6. Cần có nghị định hướng dẫn và qui định cụ thể đối với đất ở, đất
chuyên dùng, vấn đề thuế về quyền sử dụng đất….
1.7. Ban hành qui định về sở hữu tài sản tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động
kinh doanh.
1.8. Khuyến khích hình thành các tổ chức khoa học công nghệ để tư vấn, hỗ
trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về ứng dụng công nghệ và bồi
dưỡng kiến thức khoa học.
1.9. Cần thành lập các quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ theo
tinh thần nghị định của Chính phủ.
1.10. Đảng và Nhà nước tạo điều kiện động viên, khuyến khích mọi công
dân tham gia đầu tư phát triển kinh tế tư nhân ( dưới các hình thức
thích hợp) theo qui định của pháp luật, để tạo ra nhiều của cải cho xã
hội.


3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ
NHÂN
Đặc trưng của thời kì quá độ là thời kì cùng tồn tại lâu dài và đấu tranh
chuyển hoá lẫn nhau giữa những yếu tố, thành phần, bộ phận…của nền kinh
tế cũ tư hữu, với những yếu tố thành phần, bộ phận… của nền kinh tế mới
xây dựng, công hữu. Trong đó, kinh tế tư nhân là thành tố quan trọng không
thể thiếu của nền kinh tế thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Sự tồn tại
khách quan của kinh tế hàng hoá cùng với xu thế và dặc điểm của thời đại về
mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là môi trường và điều kiện cho kinh tế tư
nhân phát huy các ưu thế, hiệu quả của mình cho nền kinh tế, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà.

Mặt khác, sự tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta còn là một
đòi hỏi bức thiết của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước, đó là nhằm:
huy động rộng rãi tiềm năng, nguồn lực trong toàn xã hội (nhất là về vốn đầu
tư, lực lượng lao động, tư liệu sản xuất, các ngành nghề…) cùng với kinh
nghiệm quản lý, tính năng động, nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo của kinh tế tư
nhân, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc
làm và đời sống cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà
nước….thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”.
Trước đây, do nhận thức sai lầm về mô hình CNXH và con đường tiến
lên CNXH ở Việt Nam nên Đảng ta đã từng đề ra đường lối xây dựng CNXH
với chủ trương “công hữu hoá, xoá tư hữu”, “coi tư hữu”, kinh tế tư nhân là
“phi CNXH” là đối tượng của cách mạng XHCN cần phải cải tạo, loại bỏ.

4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Từ đường lối đổi mới (Đại hội VI của Đảng, 1986) nhất là đổi mới tư
duy lý luận về mô hình CNXH và con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam với
tinh thần khoa học và cách mạng. Quan điểm đó còn được thể hiện nhất quán
qua các kì Đại hội Đảng cho đến nay và gần đây lại được nhấn mạnh trong
Nghị quyết hội nghị BCHTW lần thứ 5, khoá IX (tháng 3 – 2002) của Đảng:
“kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Theo tinh thần đó, các ngành,
các địa phương thực hiện nhất quán chính sách đối với kinh tế tư nhân, tạo
lập môi trường và điều kiện thuận lợi, an toàn, tin cậy hấp dẫn để thu hút các
nguồn đầu tư của kinh tế tư nhân (ở cả trong và ngoài nước) để thúc đẩy phát
triển sản xuất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng trưởng và phát triển kinh
tế - xã hội theo phương hướng và mục tiêu đã định. Nhờ vậy, trong những
năm qua, nhất là từ khi có luật Doanh nghiệp ra đời (tháng 1 – năm 2000),
kinh tế tư nhân đã có chuyển biến lớn, số lượng doanh nghiệp tư nhân đăng kí

của cả nước tăng nhanh qua các năm: năm 1991là 132 doanh nghiệp, năm
1999: 42393 doanh nghiệp, đến tháng 10 – 2002: 66780 doanh nghiệp và đến
cuối năm 2003 là khoảng 120000 doanh nghiệp. Tiềm năng phát triển kinh tế
tư nhân hiện còn rất lớn cả về vốn đầu tư, lao động ngành nghề, quan hệ thị
trường”.

5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ
NHÂN TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
1. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG THỜI KÌ CHUYỂN SANG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Nhìn lại quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, kinh tế tư nhân đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế,
huy động các nguồn lực xã hội cho sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm,
cải thiện đời sống nhân dân, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Những đóng góp của kinh tế tư nhân vào xây dựng và phát triển đất nước
được thể hiện qua các mặt sau:
- Thứ nhất, thời gian qua khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đóng vai trò
tích cực và có hiệu quả đối với giải quyết việc làm. “Theo thống kê năm
2000, lĩnh vực phi nông nghiệp cả nước có hơn 4,6 triệu người làm việc trong
khu vực kinh tế tư nhân. Trong đó số người làm việc trong các doanh nghiệp,
công ty chiếm khoảng 18%, kinh doanh cá thể tiểu chủ chiếm khoảng 82%.
So với tổng lao động toàn xã hội thì khu vực này chiếm 12% và chiếm gần
70% lực lượng lao động xã hội trong khu vực phi nông nghiệp”[tr 435, 2].
Bên cạnh đó, thực hiện luật khuyến khích đầu tư trong nước (KKĐTTN) theo
thống kê chưa đầy đủ, sau 9 năm thực hiện (1996 – 2003) cả nước đã có
12.638 dự án được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, với tổng số vốn đầu tư

thực hiện trên 192.484 tỷ đồng (tương đương trên 12,8 tỷ USD). Trong đó,
giai đoạn 1996 – 1997 là trên 1,2 tỷ USD, năm 2000 là 1,7 tỷ USD, năm 2002
là 2,8 tỷ USD. Các dự án đầu tư theo luật KKĐTTN đã thu hút và tạo việc

6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
làm cho 1.516.456 lao động. Tính bình quân mỗi dự án có số vốn đầu tư
khoảng 15,2 tỷ đồng và thu hút khoảng 120 lao động.
- Thứ hai, đóng góp vào nguồn thu ngân sách.
Bảng 2: Đóng góp của kinh tế tư nhân (% GDP)
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Khu vực nhà nước 39.9 40.5 40.0 38.7 38.5 38.4 38.3
Khu vực tư nhân 60.1 59.5 60.0 61.3 61.5 691.
6
61.7
Nông nghiệp 27.8 25.8 25.8 25.4 24.5 23.2 23.0
Khu vực nhà nước 1.3 1.2 1.1 1.0 1.0 0.9 0.9
Khu vực tư nhân 26.5 24.6 24.7 24.4 23.6 22.3 22.1
Công nghiệp và
xây dựng
29.7 32.1 32.5 34.5 36.7 38.1 38.5
Khu vực nhà nước 14.4 15.4 15.4 15.5 16.4 16.8 17.1
Khu vực tư nhân 15.3 16.7 17.1 19.0 20.3 21.3 21.4
Dịch vụ 42.5 42.2 41.7 40.1 38.7 38.6 38.5
Khu vực nhà nước 24.3 33.9 23.5 22.2 21.2 20.7 20.3
Khu vực tư nhân 18.3 18.2 18.2 17.9 17.6 18.0 18.2
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, khu vực kinh tế tư nhân đã nộp vào
ngân sách nhà nước: năm 2000 là 110.003 tỷ đồng, chiếm 16,1% tổng thu
ngân sách, năm 2001 nộp 11.075 tỷ đồng chiếm 14,8% tổng thu ngân sách.
Các loại hình doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp vào ngân sách nhà nước với

tỷ lệ ngày một tăng (theo bảng 2 ta có thể thấy rõ).
- Thứ ba, huy động nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển
Kinh tế cá thể, tiểu chủ tuy quy mô nhỏ nhưng với số lượng cơ sở sản
xuất kinh doanh lớn nên đã động viên được nhiều nguồn vốn vào sản xuất
kinh doanh từ 14.000 tỷ đồng năm 1992 đã tăng lên 26.500 tỷ đồng vào năm
1996, chiếm tới 8,5% tổng số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của toàn xã hội.
Các doanh nghiệp tư bản tư nhân đã huy động lực lượng vốn vào kinh doanh
là 20.665 tỷ đồng (tính đến hết năm 1996). “Mặc dù trong những năm đổi

7

×