Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

MODULE 1 KIẾN THỨC CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC (DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN MẦM NON)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.53 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG ĐI HỌC

CHO TRẺ MẦM NON

MODULE 1
KIẾN THỨC CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non)

TÀI LIỆU BỔ TRỢ

MỤC LỤC

A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 3

B. MỤC TIÊU 4

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO 4

D. CÁC HOẠT ĐỘNG 6

Hoạt động 1. Chất lượng và chất lượng giáo dục mầm non ................................. 6

Hoạt động 2. Các mơ hình quản lý chất lượng và công cụ quản lý chất lượng

giáo dục ............................................................................................................... 20

Hoạt động 3. Định hướng đổi mới quản lý chất lượng giáo dục trường mầm non


............................................................................................................................. 37

Hoạt động 4. Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non ......................... 39

Hoạt động 5. Các văn bản liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục trường

mầm non .............................................................................................................. 41

2

A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Chất lượng giáo dục cho đến nay vẫn luôn mang tính thời sự và có tầm
quốc tế. Mặc dù vậy, từ nhận thức bản chất của khái niệm đến cách tiến hành xem
xét để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục không phải là điều đơn
giản. Vì vậy, hiểu đầy đủ về chất lượng giáo dục và quy trình, phương pháp, kỹ
thuật đánh giá chất lượng giáo dục một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn phát
triển của xã hội, của giáo dục trong là một yêu cầu cấp bách.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của Việt Nam và tham khảo các mơ hình
bảo đảm chất lượng của các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới, đến
nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã xây dựng được mơ hình bảo đảm chất
lượng giáo dục cho tất cả các cấp học, bậc học. Kiểm định chất lượng giáo dục
(KĐCLGD) là một giải pháp quản lý chất lượng giáo dục, đã được Bộ GDĐT chỉ
đạo thực hiện trong tất cả các cấp học, bậc học, ngành học trong đó có các trường
mầm non. Tài liệu này cung cấp cho cán bộ các Sở GDĐT, các Phòng GDĐT,
cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non những vấn đề cơ bản về quản lý chất
lượng và KĐCLGD để hỗ trợ cho việc triển khai thực hiện hiệu quả công tác
KĐCLGD tại các cơ sở giáo dục.


Nội dung của module:
1. Quan niệm về chất lượng và chất lượng trong giáo dục mầm non.
2. Các mô hình quản lý chất lượng và cơng cụ quản lý chất lượng giáo dục.
3. Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.
4. Định hướng đổi mới quản lý chất lượng giáo dục trường mầm non.
5. Các văn bản KĐCLGD trường mầm non.
Thời gian học tập: 30 tiết (Lý thuyết: 10 tiết; thảo luận, thực hành: 10 tiết;
tự nghiên cứu: 10 tiết).
Hình thức học: Hướng dẫn từ xa qua forum, kết hợp giữa việc đọc, nghiên
cứu tài liệu với trao đổi, thảo luận, thực hành.
Thực hiện chương trình: Tư vấn Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi
học cho trẻ mầm non.
Đơn vị tổ chức thực hiện: Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học

3

cho trẻ mầm non.
B. MỤC TIÊU

Người học được trang bị:
1. Về kiến thức
- Quan niệm về chất lượng và chất lượng trong giáo dục mầm non;
- Các mơ hình quản lý chất lượng và công cụ quản lý chất lượng giáo dục;
- Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non;
- Định hướng đổi mới quản lý chất lượng giáo dục trường mầm non;
- Các văn bản KĐCLGD trường mầm non.
2. Về kỹ năng
- Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát;
- Làm việc độc lập, tư duy phản biện;
- Thảo luận nhóm, lãnh đạo nhóm.

3. Về thái độ
- Nhận thức đúng về công tác KĐCLGD trường mầm non, từ đó triển khai
cơng tác KĐCLGD trường mầm non có chất lượng;
- Chủ động, tích cực, sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Astin A.W (2004), Đánh giá chất lượng để đạt được sự hoàn hảo (Triết
lý và thực tiễn trong nhận xét và đánh giá chất lượng giáo dục đại học), Nxb Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2025), “Chuyên đề 3: Một số vấn đề về đào
tạo, bồi dưỡng, quản lý giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông”,
Một số vấn đề về đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thơng -
Tài liệu Lưu hành nội bộ, Hà Nội
3. Trần Thanh Bình, Hà Đức Vượng, Đỗ Anh Dũng, Nguyễn Đại Dương
(2010), Kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng của Trường
Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Hữu Châu và cộng sự (2008), Chất lượng giáo dục, những vấn

4

đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Chính và cộng sự (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo

dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Lê Vinh Danh (2006), “Một số vấn đề lý luận về bảo đảm chất lượng

đào tạo trong giáo dục đại học” - Kỷ yếu Hội thảo bảo đảm chất lượng trong đổi
mới giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thanh (2003), “Về một số khái niệm

thường dùng trong bảo đảm chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Giáo dục, Số 66,
Hà Nội.

8. Dự án SREM (2009), Giám sát, đánh giá trong trường học, Nxb Hà Nội.
9. Phạm Quang Huân (2010), Về quản lý chất lượng trong giáo dục phổ
thông hiện nay, theo Internet.
10. Lê Đức Ngọc (2009), “Tổng quan về đảm bảo và kiểm định chất lượng
giáo dục”, Tài liệu tập huấn tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông, Cục Khảo
thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Hà Nội.
11. Lưu Thanh Tâm (2003), Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế,
Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
12. Phạm Xuân Thanh (2005), “Hai cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng
giáo dục đại học” - Hội thảo Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học, Hà
Nội.
13. Phạm Xuân Thanh (2005), “Kiểm định chất lượng giáo dục đại học”,
Tạp chí Giáo dục, Số 115, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Tuấn (2008), Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học,
theo Ykhoanet.

5

D. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Chất lượng và chất lượng giáo dục mầm non

Thảo luận về những nội dung sau:
1. Các quan niệm về chất lượng và chất lượng giáo dục?
2. Quan niệm “chất lượng là mức độ đáp ứng mục tiêu”được hiểu như
thế nào?
3. Các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục trong một cơ sở giáo dục?
4. Các thành tố cơ bản của chất lượng giáo dục mầm non là gì?

Thông tin phản hồi
1. Chất lượng
Chất lượng luôn là một vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội. Việc phấn
đấu không ngừng nâng cao chất lượng trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hố, xã
hội,… ln được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi tổ chức quản lý.
Tuy nhiên, chất lượng vẫn là một khái niệm khó đánh giá, khó xác định vì nó
ln được xem xét từ những góc độ, bình diện khác nhau. Có nhiều cách hiểu về
chất lượng, dưới đây là một số cách hiểu tiêu biểu:
Theo khái niệm truyền thống về chất lượng, một sản phẩm có chất lượng
là sản phẩm được làm ra một cách hoàn thiện bằng các vật liệu quý hiếm và đắt
tiền, làm cho người sở hữu sản phẩm đó được tôn vinh và nổi tiếng. Cách hiểu
khá hạn hẹp về chất lượng như vậy đã nhanh chóng nhường chỗ cho những cách
hiểu khác rộng rãi, khái quát hơn về chất lượng.
Từ góc độ khái quát nhất - góc độ triết học, chất là phạm trù dùng để chỉ tính
quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc
tính làm cho sự vật đó là nó chứ khơng phải là cái khác. Chất của sự vật được biểu
hiện qua những thuộc tính cơ bản của nó và được quy định bởi phương thức liên kết
giữa các yếu tố tạo thành nó. Do vậy, sự thay đổi về chất của sự vật phụ thuộc vào cả
sự thay đổi các yếu tố cấu thành sự vật lẫn sự thay đổi phương thức liên kết giữa các
yếu tố ấy. Chất và lượng là một cặp phạm trù, không tách rời nhau, phụ thuộc vào
nhau theo quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng. Cặp phạm trù này quy định

6

sự khác biệt giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác, phản ánh quy
luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Khi lượng phát triển đến một mức
độ nhất định (điểm nút) sẽ tạo ra bước nhảy về chất; khi chất phát triển đến một mức
độ nào đó sẽ tạo ra sự phát triển về lượng.


Dựa vào quan niệm khái quát nhất này, nhiều định nghĩa về chất lượng sau
đó đã được triển khai theo những góc độ cụ thể hơn. Ví dụ:

- Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc
(theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên).

- Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt
đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản (theo Oxford Poket
Dictionnary).

- Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ
thống hay q trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên
quan (theo Tổ chức tiêu chuẩn hố quốc tế ISO).

- Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn
nhu cầu người sử dụng (theo Tiêu chuẩn Pháp NFX 50-109).

- Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho
thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu
cầu tiềm ẩn (theo TCVN ISO 8402),…

Trong nhiều tài liệu, chúng ta có thể bắt gặp những cách hiểu khác hơn,
những cách diễn đạt khác hơn về “chất lượng”, chẳng hạn: “chất lượng là sự xuất
sắc bẩm sinh, tự nó là cái tốt nhất”; “chất lượng là sự phù hợp với các tiêu
chuẩn”; “chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng”; “chất lượng là cái tạo
nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc”,…

Theo phân tích của nhiều nhà nghiên cứu, khơng thể nói đến chất lượng
một cách chung chung, duy nhất mà trên thực tế, chất lượng là một khái niệm đa
chiều, bao hàm nhiều yếu tố, mang tính tương đối và chỉ có ý nghĩa đối với những

ai đánh giá nó ở thời điểm nào đó theo một chuẩn mực, mục đích nào đó; nghĩa là
chất lượng ln có tính lịch sử cụ thể.

Dù sao, người ta vẫn thấy các quan niệm phổ biến vừa nhắc tới ở trên về chất

7

lượng tuy có chỗ khác nhau nhưng đều có chung một ý tưởng: nói tới chất lượng là
nói tới sự phù hợp, sự thoả mãn một yêu cầu, nhu cầu nào đó. Từ ý tưởng này, chúng
ta có thể xác định được những đặc điểm cơ bản của chất lượng là:

- Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu. Nếu một sản phầm vì lý do
nào đó mà khơng được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là khơng đạt chất lượng,
cho dù trình độ cơng nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là
một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến
lược kinh doanh của mình.

- Do chất lượng được đo bởi mức độ thoả mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn
luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không
gian, điều kiện sử dụng,…

- Các nhu cầu liên quan đến đánh giá chất lượng rất đa dạng, không chỉ là
nhu cầu của khách hàng mà cịn là các u cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của
cộng đồng xã hội.

- Nhu cầu có thể được cơng bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu
chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu khơng thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng
chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong q
trình sử dụng.


- Chất lượng khơng chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hố hiểu theo
nghĩa hẹp; chất lượng cịn là thuộc tính của một hệ thống, một quá trình,…

Theo những đặc điểm trên, quan niệm cho rằng “chất lượng là mức độ đáp
ứng mục tiêu” hiện đang là một trong những quan niệm được phổ biến và sử dụng
rộng rãi nhất. Trong tài liệu Quản lý chất lượng tổng thể, Bộ Thương mại và
Công nghiệp Anh chính thức cho rằng: “Chất lượng đơn giản là đáp ứng được các
yêu cầu của khách hàng”; còn ở Úc, định nghĩa về chất lượng được nhiều người
đồng tình và sử dụng nhất là định nghĩa: “Chất lượng là sự đánh giá về mức độ
đạt được của các đặc điểm mong muốn từ các hoạt động và kết quả có được theo
một số chuẩn mực và đối chiếu với một số tiêu chí hay mục tiêu cụ thể nào
đó”,…

Trong tài liệu này, chúng ta có thể chấp nhận và hiểu một cách khái quát:

8

“Chất lượng là mức độ đáp ứng mục tiêu”. Mục tiêu ở đây được hiểu một cách
rộng rãi, bao gồm các sứ mạng, mục đích,…cịn sự phù hợp với mục tiêu được
hiểu là sự đáp ứng mong muốn của những người quan tâm, là đạt/không đạt hay
vượt qua các tiêu chuẩn đặt ra,…

Thời gian gần đây, nhiều người đã cụ thể hoá một bước quan niệm này và
theo đó, chất lượng được hiểu là “một khái niệm có ý nghĩa đối với những người
hưởng lợi tuỳ thuộc vào quan niệm của những người đó tại một thời điểm nhất
định và theo các mục đích, mục tiêu đã được đề ra vào thời điểm đó; là sự đáp
ứng với mục tiêu đã đặt ra và mục tiêu đó phải phù hợp với yêu cầu phát triển của
xã hội”.

2. Chất lượng giáo dục

2.1. Quan niệm về chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục là một vấn đề ln được xã hội quan tâm vì tầm quan
trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung, sự nghiệp phát triển
giáo dục nói riêng. Mọi hoạt động giáo dục được thực hiện đều hướng tới mục
đích góp phần đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục; một nền giáo dục ở bất kỳ
quốc gia nào bao giờ cũng phải phấn đấu để trở thành một nền giáo dục chất
lượng cao. Những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học quốc tế dựa trên số
liệu thống kê hàng chục năm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy những bằng
chứng xác thực, thuyết phục về mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng giáo dục
và tăng trưởng kinh tế nói riêng, phát triển xã hội nói chung.
Thật ra, mối quan hệ nhân quả này khá đơn giản: những người có hiểu biết,
có kỹ năng, tay nghề cao là những người làm việc có hiệu quả, vì thế thường có
thu nhập cao. Khi người dân của một nước có hiểu biết, có những kỹ năng được
cập nhật phù hợp, có năng lực sáng tạo, năng nổ, thích ứng nhanh với sự thay
đổi,… thì ở nước đó có sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội. Như vậy, một
hệ thống giáo dục có chất lượng là hệ thống giúp đào tạo ra những con người có
những phẩm chất như trên. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nhận thức bản chất của
khái niệm chất lượng giáo dục, cách tiến hành xem xét để tìm ra các giải pháp
nâng cao chất lượng giáo dục với đầy đủ phương pháp, quy trình đánh giá một

9

cách khoa học, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội, của giáo dục trong
một hoàn cảnh cụ thể, trên thực tế vẫn chưa được mọi thành viên của hệ thống
giáo dục (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh,…) thấu hiểu và quán
triệt một cách thống nhất. Khắc phục thiếu sót trên là một yêu cầu cấp bách của
nền giáo dục nước nhà.

Hiện nay, trên thế giới vẫn đang tồn tại khá nhiều quan niệm khác nhau về
chất lượng giáo dục. Từ quan niệm “Chất lượng là mức độ đáp ứng mục tiêu”, có

thể hiểu “Chất lượng giáo dục là mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục”. Ở đây, mục
tiêu giáo dục được hiểu một cách toàn diện, bao gồm cả triết lý giáo dục, định
hướng, mục đích của cả hệ thống giáo dục và sứ mệnh, các nhiệm vụ chiến
lược,… của các cơ sở giáo dục, thể hiện những đòi hỏi của xã hội đối với con
người - nguồn nhân lực - mà giáo dục có nhiệm vụ phải đào tạo.

Khi nói đến chất lượng, người ta thường nói đến sự nỗ lực không ngừng cải
thiện các sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng cùng với những cải tiến trong
phương pháp hành động nhằm tạo ra những đầu ra mong muốn, thoả mãn các yêu
cầu về giá cả, chức năng, độ bền, sử dụng thuận lợi,... Tuy nhiên, hàng hoá, sản
phẩm trong sản xuất kinh doanh là những vật thể hiện thực được sản xuất theo
cùng một quy trình; quy trình đó sẽ cho ra những sản phẩm hồn tồn giống nhau,
và người ta có thể đánh giá chất lượng những sản phẩm đó một cách tương đối dễ
dàng bằng cách cân, đong, đo, đếm, nếm, thử,…

Trong lĩnh vực giáo dục, sản phẩm của quá trình giáo dục - đào tạo lại là
con người với tổng hoà những chuẩn mực về nhân cách, trình độ, kỹ năng, đạo
đức,… hết sức đa dạng, phức tạp và luôn biến động, phát triển. Tuy các cá thể
người học có chung một chế độ xã hội, một thể chế chính trị, một mơi trường đào
tạo, thậm chí học chung một trường, một lớp,… nhưng sự phát triển nhân cách
của họ hoàn toàn khác nhau vì động cơ, thái độ, năng lực, bản lĩnh, điều kiện,…
của họ khác nhau. Bằng cách nào đi nữa, nhà trường cũng khơng thể tạo ra những
con người hồn tồn giống nhau, và dù có tạo ra được thì đó cũng không phải
mục tiêu mà một nền giáo dục tiên tiến hướng đến.

Từ góc độ tâm lý - giáo dục, có thể hiểu chất lượng giáo dục là chất lượng

10



×