Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Ở TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 85 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON

------

KH́OA LUẬN T́ÔT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tên đề tài:
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5-6

TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CĨ CHỦ ĐÍCH
Ở TRƯỜNG MẦM NON

Sinh viên thực hiện
VÕ THỊ MỸ TRINH
MSSV: 2113011252
CHUYÊN NG̀ANH: GIÁO DỤC MẦM NON
KH́OA: 2013 – 2017

Ćan bộ hứơng dẫn
ThS. VÕ THỊ THANH LƯƠNG

MSCB:……....

Quảng Nam, th́ang 4 năm 2017

LỜI CẢM ƠN!
Đầu tiên em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy cô giáo khoa
Tiểu học – Mầm non cung cấp cho em nhiều kiến thức quý báu làm hành trang


để em bước vào nghề một cách tự tin.
Em cảm ơn cơ giáo Th.s Võ Thị Thanh Lương đã tận tình hướng dẫn em
làm tốt bài khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể, BGH nhà trường, các cô giáo,
nhân viên trong trường mầm non Thực hành đã tạo điều kiện cũng như cung cấp
một số tư liệu, số liệu hình ảnh và giúp đỡ nhiệt tình, ln tạo khơng khí thoải
mái vui tươi giúp em thực hiện tốt bài khóa luận này.
Và em cũng gởi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè cũng như mọi người xung
quanh đã ở bên động viên, giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình để em có thể hồn thành
bài làm của mình một cách tốt nhất.
Mặc dù đã cố gắng và nổ lực nhưng với khả năng có hạn của bản thân, em
chắc chắn rằng đề tài của mình vẫn cịn rất nhiều thiếu sót cần bổ sung, chỉnh
sửa. Vì vậy, em rất mong có được những lời nhận xét, góp ý của thầy để đề tài
nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Kính chúc thầy cơ sức khỏe và công tác tốt trong sự nghiệp trồng người.
Một lần nữa xin cảm ơn các thầy cơ. Kính chúc tất cả các thầy cô sức khỏe
và công tác tốt trong sự nghiệp trồng người.

Tam Kỳ, ngày 18 tháng 04 năm 2017

DANH MỤC VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Từ - Cụm từ viết tắt

1 BGH Ban giám hiệu

2 ĐC Đối chứng

3 GDÂN Giáo dục âm nhạc


4 HQ Hiệu quả

5 LQVH Làm quen văn học

6 QT Quan trọng

7 SL Số lượng

8 XHCN Xã hội chủ nghĩa

9 TPVH Tác phẩm văn học

10 TT Thứ tự

11 TN Thực nghiệm

12 TS Tổng số

13 TL Tỉ lệ

14 UBND Uỷ ban nhân dân

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................... 2
4. Giả thiết khoa học .............................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 3

6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3
7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 4
8. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 5
9. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5
10. Cấu trúc tổng quan của đề tài ........................................................................... 5
B. PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CĨ CHỦ ĐÍCH ...................... 6
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................ 6
1.1.1. Đạo đức ........................................................................................................ 6
1.1.2. Giáo dục ....................................................................................................... 6
1.1.3. Giáo dục đạo đức ......................................................................................... 6
1.1.4. Biện pháp giáo dục đạo đức ......................................................................... 6
1.1.5. Hoạt động ..................................................................................................... 7
1.1.6. Hoạt động có chủ đích.................................................................................. 7
1.2. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi liên quan đến việc tiếp
nhận văn học và âm nhạc ....................................................................................... 7
1.2.1. Xúc cảm, tình cảm........................................................................................ 7
1.2.2. Tưởng tượng................................................................................................. 8
1.2.3. Tư duy .......................................................................................................... 8
1.2.4. Ngơn ngữ...................................................................................................... 9
1.3. Vai trị và ý nghĩa của giáo dục âm nhạc và tác phẩm văn học đối với việc
giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi........................................................................... 9
1.3.1. Vai trò........................................................................................................... 9
1.3.2. Ý nghĩa ....................................................................................................... 11
1.4. Nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động
có chủ đích ........................................................................................................... 12
1.4.1. Nhiệm vụ .................................................................................................... 12

1.4.2. Nội dung ..................................................................................................... 13

1.4.2.1. Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ ................................................................. 13
1.4.2.2. Giáo dục quan hệ bạn bè, xây dựng lớp đoàn kết thân ái ....................... 15
1.4.2.3. Giáo dục những quy tắc lễ phép, hành vi văn hóa và những đức tính tốt15
1.5. Các bước tiến hành việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông
qua tiết học làm quen văn học và hoạt động giáo dục âm nhạc ........................... 16
1.6. Các yêu cầu khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học làm quen
văn học và giáo dục âm nhạc ............................................................................... 16
1.6.1. Yêu cầu khi lựa chọn các bài hát và tác phẩm văn học ............................. 16
1.6.2. Yêu cầu khi khai thác nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ từ các tiết học.. 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CĨ CHỦ ĐÍCH.......... 18
2.1. Vài nét về trường mầm non Thực hành – Đại học Quảng Nam ................... 18
2.1.1. Về cơ sở vật chất ........................................................................................ 18
2.1.2. Về đội ngũ giáo viên .................................................................................. 18
2.1.3. Số lượng trẻ ................................................................................................ 19
2.2. Thực trạng việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động có chủ đích 19
2.2.1. Nhận thức của giáo viên về việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thơng
qua hoạt động có chủ đích.................................................................................... 19
2.2.1.1. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho trẻ
5-6 tuổi thông qua hoạt động LQVH và GDÂN .................................................. 19
2.2.1.2. Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ và phương tiện giáo dục đạo đức
cho trẻ 5-6 tuổi ..................................................................................................... 20
2.2.1.3. Khai thác ý nghĩa, nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động LQVH và GDÂN ................................................................................ 21
2.2.1.4. Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động
LQVH và GDÂN ................................................................................................. 22
2.2.2. Thực trạng việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiết học
làm quen văn học ................................................................................................. 23
2.2.2.1. Tiết học âm nhạc .................................................................................... 23
2.2.2.2. Tiết học làm quen với truyện ................................................................. 23

2.2.3. Đánh giá các tiết học .................................................................................. 23
2.2.3.1. Ưu điểm................................................................................................... 23
2.2.3.2. Hạn chế.................................................................................................... 23
2.3. Nguyên nhân thực trạng ................................................................................ 24

2.3.1. Nguyên nhân khách quan ........................................................................... 24
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan............................................................................... 24
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP NHẰM
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VĂN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC VỚI
CHỦ ĐỀ TRƯỜNG MẦM NON – GIA ĐÌNH ............................................... 26
3.1. Biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động có chủ đích
.............................................................................................................................. 26
3.1.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động làm quen văn học và giáo dục âm nhạc với chủ đề Trường mầm
non – gia đình tại trường mầm non Thực hành – Đại Học Quảng Nam............. 26
3.1.1.1 Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non ...................................................... 26
3.1.1.2. Dựa vào nội dung bài học ....................................................................... 26
3.1.1.3. Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.................. 26
3.1.1.4. Dựa vào khả năng nhận biết của người giáo viên ................................... 27
3.1.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động làm quen văn học và giáo dục âm nhạc chủ đề Trường mầm non – Gia đình
tại trường mầm non Thực Hành - Đại Học Quảng Nam...................................... 28
3.1.2.1. Biết cách lựa chọn các tác phẩm văn học, giáo dục phù hợp với đặc điểm
tâm lý của trẻ nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ và lập kế hoạch ........................... 28
3.1.2.2. Tạo hứng thú trong giờ làm quen văn học và hoạt động giáo dục âm nhạc
.............................................................................................................................. 33
3.1.2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi chú trọng đến giáo dục đạo đức cho trẻ...... 34
3.1.2.4. Tổ chức cho trẻ đóng kịch các tác phẩm văn học phù hợp với nội dung
chương trình giáo dục........................................................................................... 35

3.1.2.5. Tổ chức cho trẻ hát vận động theo nhạc làm các động tác thể hiện tình
cảm đối với gia đình, cơ giáo thơng qua các bài hát ............................................ 37
3.4.2.6. Kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình........................................ 37
3.4.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................. 38
3.2. Thực nghiệm các biện pháp nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động LQVH và GDÂN.......................................................................... 38
3.2.1. Khái quát quá trình thực nghiệm................................................................ 38
3.2.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................ 38
3.2.1.2. Nội dung thực hiện.................................................................................. 38
3.2.1.3. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................... 39

3.2.1.4. Thời gian thực nghiệm ............................................................................ 39
3.2.1.5. Điều kiện tiến hành thực nghiệm ............................................................ 39
3.2.1.6. Tiêu chí đánh giá thực nghiệm ở hai nhóm............................................. 40
3.2.2. Tiến hành tổ chức thực nghiệm.................................................................. 41
3.2.2.1. Khảo sát trước thực nghiệm .................................................................... 41
3.2.2.2. Tiến hành thực nghiệm tác động ............................................................. 41
3.2.2.3. Khảo sát kết quả sau thực nghiệm........................................................... 42
3.4.3.2. Cách tiến hành......................................................................................... 42
3.2.2.4. Kết quả thực nghiệm ............................................................................... 42
C. PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................ 47
D. PHẦN KIẾN NGHỊ....................................................................................... 49
1. Về phía trường mầm non ................................................................................. 49
2. Về phía giáo viên ............................................................................................. 49
3. Về phía gia đình trẻ .......................................................................................... 50
E. PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 51
PHỤ LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


“ Tiên học lễ, hậu học văn”
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở tầng lớp học sinh, sinh viên
cũng như những người làm công tác giáo dục về nhiệm vụ của mình: đến trường
điều đầu tiên cần học, cần dạy là lễ nghi, phép tắc, là đạo đức sau đó mới đến
kiến thức khoa học. Cần phải học những điều bình thường trước sau đó mới
mong làm được những điều phi thường. Bác cũng đã từng nói “Người có tài mà
khơng có đức là người vơ dụng, người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì
cũng khó”.
Thật vậy, đức và tài phải luôn đi liền nhau song cái đức lại là cái cần phải
có trước và được hình thành trước. Muốn có một thế hệ tương lai tài đức vẹn tồn
thì phải giáo dục ngay từ khi thế hệ đó cịn là những mầm non vì trẻ ở lứa tuổi
mầm non nhân cách bắt đầu hình thành. Tuy chưa hồn tồn định hình nhưng nó
đã có cơ sở tương đối ổn định trong việc tiếp tục và hoàn thiện nhân cách. Các
cơng trình nghiên cứu về tâm lý học cho thấy những nét tính chất cơ bản của trẻ
đã được hình thành trong thời kì này và ảnh hưởng tới đạo đức về sau của trẻ.
Giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng trong giáo dục nhân cách con người
phát triển toàn diện.
Hoạt động có chủ đích là một trong những hoạt động quan trọng ở trường
mầm non, được tổ chức một cách có hệ thống nhằm góp phần giáo dục đạo đức
và phát triển tồn diện cho trẻ. Chính vì vậy mà việc nâng cao chất lượng giáo
dục đạo đức trong nhà trường mầm non là rất cần thiết.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục mầm non đã có những cải tiến
về nội dung, chương tình chăm sóc giáo dục trẻ. Các hoạt động có chủ đích trên
thực tế mới chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ hiểu và thuộc nội dung của bài học cịn
việc gợi lên những tình cảm, cảm xúc ở trẻ, giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của thiên
nhiên, của tâm hồn con người thì cịn hạn chế. Trên thực tế, việc giáo dục tình
cảm đạo đức cho trẻ có đề cập đến từ nhiều năm nay nhưng thường ở phạm vi
cuối tiết học. Cô giáo chỉ dặn dò, giáo dục trẻ một cách áp đặt, máy móc mà chưa


1

gợi được những cảm xúc tình cảm của trẻ một cách từ từ và tự nguyện. Vì vậy
việc cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, sự vật, sự việc trong hoạt động có chủ
đích chưa đạt kết quả cao.

Chính vì những lý do trên cộng với sự hiểu biết của bản thân và bằng tâm
huyết của mình, đồng thời dựa trên những tiếp thu học hỏi những thành tựu
nghiên cứu thành công khác, tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Biện pháp
giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động có chủ đích ở trường
mầm non” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lí luận có liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ 5-
6 tuổi thơng qua hoạt động có chủ đích ở trường mầm non.

Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua
hoạt động có chủ đích ở trường mầm non với chủ đề Trường mầm non – Gia
đình tại trường Mầm non Thực hành – Đại học Quảng Nam.

Đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục thực trạng, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động có chủ
đích.
3.2. Khách thể nghiên cứu

Quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ LQVH và GDÂN.

4. Giả thiết khoa học

Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thơng hoạt động có chủ đich
là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa trong q trình phát triển nhân cách của trẻ.
Nếu các biện pháp đề ra mang lại hiệu quả thiết thực sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả việc giáo dục đạo đức cho trẻ, góp phần nhỏ bé cho kho tàng tài liệu về công
tác nghiên cứu khoa học giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non cho sinh
viên Khoa Tiểu học – Mầm non trường Đại học Quảng Nam nói riêng và những
độc giả quan tâm đến vấn đề này nói chung.

2

Đề xuất và vận dụng được các biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi thông qua các tiết học hoạt động có chủ đích.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ 1: Đọc tài liệu, tìm hiểu một số vấn đề cơ sở lí luận có liên quan
đến đề tài nghiên cứu.

Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng để phân tích, đánh giá đồng
thời đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức cho thông qua hoạt động có chủ đích.

Nhiệm vụ 3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm, đưa ra kết luận và
các đề xuất, kiến nghị nhằm giáo dục đạo đức thông qua hoạt động có chủ đích
một cách hiệu quả.
6. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu, truy cập internet nhằm tìm
hiểu, tổng hợp một số vấn đề cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài.


Phương pháp điều tra, phỏng vấn nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên
về ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non và tầm quan trọng của
hoạt động có chủ đích đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi.

Phương pháp quan sát, đàm thoại, trò chuyện, trao đổi để phân tích thực
trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động có chủ đích.

Phương pháp thống kê thu thập thông tin về số liệu liên quan đến thực
trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi qua các tiết học hoạt động có chủ đích.

Phương pháp phân tích, tổng hợp để đánh giá và đưa ra kết luận về thực
trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động có chủ đích.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để đề xuất một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động có
chủ đích.

3

7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
7.1. Ngoài nước

Giáo dục đạo đức luôn được coi là vấn đề rất được quan tâm và chú ý của
toàn xã hội, ở mọi quốc gia, mọi khu vực. Do vậy, đến nay đã có rất nhiều cơng
trình khoa học nghiên cứu vấn đề này.

Trong cuốn Đạo đức học, G. Ban-đê-lát-de đã chỉ ra những quan điểm,
luận điểm khoa học về đạo đức, mối quan hệ giữa đạo đức với khoa học khác, sự
hình thành, phát triển và vị trí của nó trong giáo dục nói chung…


Tác giả A.N.Leonchiép lại nói về tác động của giá trị đạo đức về hoạt
động, ý thức với sự hình thành và phát triển nhân cách con người trong cuốn hoạt
động, ý thức, nhân cách.

Ngoài ra còn nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu về vấn đề này như:
Những xúc cảm của con người của K.Izard, Tâm lí học tình cảm của
P.M.Iacovson, Trí tuệ xúc cảm của Daniel Goleman… Mỗi tác giả tìm hiểu cụ
thể từng khía cạnh, nội dung của giáo dục đạo đức.
7.2. Trong nước

Tại Việt Nam cũng đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về đạo
đức cho trẻ mầm non nói riêng như: Giá trị đạo đức và giáo dục đạo đức cho trẻ
lứa tuổi mầm non của Ngơ Cơng Hồn, tìm hiểu về phạm trù giá trị đạo đức, giá
trị đạo đức và giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non.

Trong cuốn 88 cách rèn luyện thói quen tốt cho trẻ của Lê Đức Trung, tác
giả đã đưa hàng loạt phương pháp hình thành những thói quen tốt cho trẻ, cách
thức thực hiện…để các bậc cha mẹ và thầy cô tham khảo như: rèn luyện thói
quen trong học tập, rèn luyện thói quen trong sinh hoạt, rèn luyện thói quen trong
giao tiếp.

Tác giả Bùi Thị Việt đã có bài “Dạy trẻ lịng u thương cha mẹ” trong
tạp chí Giáo dục mầm non (số 1- 2008) đã nói đến tầm quan trọng của giáo dục
tình yêu thương đối với cha mẹ cho trẻ ngay từ khi cịn nhỏ và một số ví dụ để
bạn đọc tham khảo. Còn rất nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này nhưng chưa có

4

một tác giả nào đề cập cụ thể đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

thông qua hoạt động LQVH. Do đó đây là một vấn đề cần quan tâm.
8. Đóng góp của đề tài

Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến giáo dục đạo
đức cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động có chủ đích.

Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động
hoạt động có chủ đích. Đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thơng
qua hoạt động có chủ đích.
9. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Tìm hiểu và nghiên cứu việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động GDÂN và hoạt động LQVH với chủ đề Trường mầm non – Gia đình
tại trường mầm non Thực hành – Trường Đại học Quảng Nam.
10. Cấu trúc tổng quan của đề tài

Ngoài trang viết tắt, mục lục, phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phần
phụ lục: khóa luận gồm: 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thơng
qua hoạt động có chủ đích.

Chương 2: Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt
động có chủ đích.

Chương 3: Biện pháp và thực nghiệm biện pháp giáo dục đạo dức cho trẻ
5-6 tuổi thơng qua hoạt động có chủ đích.

5


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO

TRẺ 5-6 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG CĨ CHỦ ĐÍCH
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Đạo đức

Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, những tiêu chuẩn sinh
hoạt chung trong xã hội nhằm điều chỉnh sự ứng xử của con người trong mọi lĩnh
vực của đời sống, đảm bảo cho xã hội một trật tự nhất định cần thiết cho sự tồn
tại và phát triển của nó.
1.1.2. Giáo dục

Hiểu theo nghĩa rộng: Giáo dục là một hoạt động có chủ đích, có tổ chức,
có kế hoạch giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, nhằm hình thành ở người
được giáo dục một cách tự giác, tích cực, độc lập những quan điểm, niềm tin
định hướng giá trị lí tưởng xã hội chủ nghĩa, những động cơ, thái độ, kĩ năng, kĩ
xảo, thói quen đối xử trong các quan hệ chính trị, đạo đức, pháp luật,… thuộc các
lĩnh vực đời sống xã hội.

Hiểu theo nghĩa hẹp: Giáo dục là bộ phận của q trình sư phạm tồn vẹn,
chức năng của giáo dục là xây dựng ý thức, tình cảm, hành vi đạo đức đúng đắn
cho người được giáo dục.
1.1.3. Giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm
trang bị cho trẻ những hiểu biết về các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực đạo hội
mà trẻ đang sống. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức,
những nét tính cách của con người Việt Nam mới.
1.1.4. Biện pháp giáo dục đạo đức


Biện pháp giáo dục là những tác động riêng biệt của giáo viên trong mỗi
phương pháp cụ thể.

Biện pháp giáo dục đạo đức là cách làm cách hành động cụ thể để nâng
cao hiệu quả giáo dục đạo đức.

6

1.1.5. Hoạt động

Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể)
để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể).

1.1.6. Hoạt động có chủ đích

Hoạt động có chủ đích là hoạt động có tổ chức, nhằm phát triển mọi mặt cho trẻ,
chú ý đến khả năng và nhu cầu ở trẻ.

1.2. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi liên quan đến việc tiếp
nhận văn học và âm nhạc
1.2.1. Xúc cảm, tình cảm

Do trẻ khơng tự mình đọc được, khơng có điều kiện tự nhận ra những âm
vang chứa đựng ý nghĩa của từ, câu, đoạn. Tính liên tục liền mạch của nội dung
thường bị gián đoạn. Cũng vì khơng tự đọc được tác phẩm, bài hát trẻ khơng chủ
động tìm đến tác phẩm, bài hát mà phải dựa vào cách đọc, cách kể, cách hát của
người lớn. Điều này làm hạn chế vai trị của trẻ, cũng vì tiếp nhận gián tiếp nên
gần như trẻ nhận lại sự tiếp nhận của người lớn. Trẻ mẫu giáo thường không làm
chủ được cảm xúc của mình, trẻ dễ bị xúc động. Điều này ai cũng thấy rõ, bởi vì

đây là phản ứng tự nhiên của trẻ. Vấn đề quan trọng của trẻ khơng phải tri thức
mà là cảm xúc, đó là năng lực hố thân của trẻ, cái nhìn ngây thơ đối với các sự
vật hiện tượng trong thiên nhiên, tự đồng nhất mình với nhân vật, cũng như hồ
mình vào thiên nhiên. Suy nghĩ của trẻ xuất phát từ bản thân, lấy bản thân làm
trung tâm và chỉ hướng vào bản thân mình là chính. Việc cảm thụ TPVH và
GDÂN.của trẻ mang đậm màu sắc cảm xúc. Nó biểu hiện một trạng thái chưa ổn
định, dễ dao động trước những tác động ở bên ngoài. Do dễ xúc động nên khi
tiếp nhận trẻ ít bị ràng buộc bởi lý trí. Từ điểm này tạo cho trẻ khả năng tự đặt
mình vào vị trí và hồn cảnh của nhân vật, tự tìm ra cách giải quyết truyện. Cũng
như trẻ tự hồ mình vào nhân vật của truyện, hồ mình vào thiên nhiên mn
màu mn vẻ của những bài thơ. Ngồi ra, TPVH và hoạt động GDÂN còn làm
nảy sinh ở trẻ những xúc cảm, rung cảm thẩm mỹ đích thực. Trẻ nhận thức rõ cái
đẹp tự nhiên, cái đẹp tự tạo, cái đẹp hình thức, cái đẹp nội dung trong quá trình

7

cảm thụ tác TPVH và âm nhạc. Qua đó, trẻ mong muốn khao khát tạo ra cái đẹp
và đưa cái đẹp vào trong cuộc sống.
1.2.2. Tưởng tượng

Giàu sức tưởng tượng là thuộc tính của trí tuệ, gắn liền năng lực hiểu biết
của trẻ. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là thời kì phát triển sức tưởng tượng phong phú.
Khi trẻ tiếp nhận TPVH và âm nhạc, trẻ tiếp nhận những ấn tượng từ thực tại, cải
biến chúng và tạo ra cách hiểu, cách cảm thụ riêng. Từ đó, xuất hiện khát vọng
và khả năng sáng tạo của trẻ khi tiếp xúc với TPVH và âm nhạc. Với ngơn ngữ
tinh tế, giàu hình ảnh là nơi để hình thành và bộc lộ tư tưởng cịn rất ngây thơ, ít
kiểm chứng của trẻ. Nó hoạt động được là nhờ tri thức, kinh nghiệm, nhu cầu và
hứng thú của trẻ.

Có thể nói, tưởng tượng là một năng lực không thể thiếu để cảm thụ và

sống với các tác phẩm văn học và âm nhạc. Trẻ thơ đã có sẵn trong đầu trí tưởng
tượng phong phú bay bổng nên khi gặp những hình ảnh đẹp đẽ, kì ảo của tác
phẩm văn học và hoạt động âm nhạc thì trí tưởng tượng của trẻ lại càng được
thăng hoa. Như vậy trí tưởng tượng của trẻ chính là tiền đề để chúng ta thực hiện
việc đưa TPVH và hoạt động GDÂN.đến với trẻ em.
1.2.3. Tư duy

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khao khát muốn biết hết tất cả. Điều đó, phản ánh
quan niệm đơn sơ, thơ ngây của trẻ trong thế giới văn học và âm nhạc. Trẻ
thường vận dụng kinh nghiệm trực tiếp. Vì vậy cần giải thích nhất qn tạo nên
một khái niệm riêng cho trẻ thì khái niệm đó có sức sống lâu bền làm tăng khát
vọng của trẻ khi tìm ra chân lý. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bắt đầu có khả năng phân
tích, tổng hợp, trẻ bắt đầu biết tư duy và suy diễn trừu tượng, thích bắt chước và
mơ phỏng hành vi, lời nói của các nhân vật mà trẻ được xem trên truyền hình
hoặc do người khác kể cho trẻ nghe. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có thể trả lời
những câu hỏi thơng thường về nội dung mà trẻ biết, trẻ rất thích nghe và kể lại
những chuyện hấp dẫn như truyện cổ tích.Vì vậy, trong giờ làm quen với TPVH
và hoạt động GDÂN nếu giáo viên chuẩn bị đồ dùng tốt: tranh ảnh, mơ hình…và
tạo điều kiện để trẻ đóng kịch, chơi các trị chơi liên quan đến nội dung tác phẩm
và hoạt động GDÂN thì trẻ sẽ hứng thú hơn, tiếp thu bài dễ dàng hơn.

8

1.2.4. Ngôn ngữ
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã sử dụng được tiếng mẹ đẻ rõ ràng, mạch lạc và

từng bước thể hiện các sắc thái cảm xúc hợp lý trong hành vi, lời nói. TPVH và
GDÂN chiếm một vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát triển ngơn ngữ
cho trẻ. Thông qua TPVH và hoạt động giáo dục âm nhạc, vốn từ của trẻ được
phong phú hơn, trẻ có thể sử dụng từ vào đúng mục đích, đúng hồn cảnh. Ngoài

ra, về cấu trúc ngữ pháp của trẻ cũng được phát triển, trẻ biết nói diễn cảm, biết
dùng cử chỉ điệu bộ phù hợp với lời nói. Giáo viên sẽ nắm được trình độ phát
triển ngơn ngữ của trẻ, cũng như đánh giá được đặc điểm cá nhân của trẻ khi cho
trẻ đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, hay hát các bài hát trong hoạt động làm quen
với TPVH và hoạt động GDÂN.
1.3. Vai trò và ý nghĩa của giáo dục âm nhạc và tác phẩm văn học đối với
việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi
1.3.1. Vai trò

Văn học và âm nhạc có vai trị to lớn khơng gì có thể thay thế được trong
việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Việc cho trẻ làm quen
với các TPVH và GDÂN từ lâu đã được đặt ra như một nội dung, một phương
tiện vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ.

Tác phẩm văn học và giáo dục âm nhạc có vai trị rất quan trọng trong
việc hình thành tri thức và chuẩn mực đạo đức cho trẻ.

Những nhân vật, hành động của nhân vật trong truyện tác động vào tâm
hồn trẻ. Từ đó hình thành ở trẻ những khái niệm đạo đức, những quy tắc phải
thực hiện cho đúng khi tiếp xúc với người khác, nhất là với người trên hay có thể
gọi đó là cách ứng xử của một người đối với những người xung quanh theo các
chuẩn mực đã được xã hội quy định như: gặp người lớn phải chào, ai cho gì phải
cảm ơn, làm phiền ai phải xin lỗi… Ngồi ra cịn giúp trẻ biết đồng tình với cái
thiện, lên án cái ác, tin vào sự chiến thắng của chính nghĩa.

Ví dụ truyện: Ai đáng khen nhiều hơn, Ba cô gái, Bác gấu đen và hai chú
thỏ, Cáo, thỏ và gà trống…

9


Tác phẩm văn học và âm nhạc cịn góp phần hình thành niềm tin, tình cảm
đạo đức cho trẻ

Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo có đời sống tình cảm phát triển mạnh mẽ. Trẻ rất
giàu xúc cảm và tình cảm mà các TPVH ở lứa tuổi này lại chứa chan lòng nhân
ái của người viết muốn gửi đến các em. Lòng nhân ái được thể hiện trong các tác
phẩm đó khơng phải là những gì quá cao siêu mà được biểu hiện rất cụ thể, rất
đời thường, gần gũi với trẻ thơ. Đó là tình yêu thương giữa con người với con
người, là sự gắn bó chia sẻ trong gia đình khi hạnh phúc cũng như khi ốm đau,
hoạn nạn, là sự cảm thông giúp đỡ những người khi gặp khó khăn…

Ví dụ: Trong truyện “Bơng hoa cúc trắng” chính sự hiếu thảo của cơ bé
trong truyện đã làm nên điều kì diệu, đó là mẹ của bé được cứu sống. Cô bé như
một tấm gương sáng về đạo đức tác động đến tình yêu thương của trẻ đối với cha
mẹ đến niềm tin, tình cảm đạo đức ở trẻ. Khơng chỉ có tình u thương trong gia
đình mà truyện cịn giúp trẻ biết cảm thơng giúp đỡ những người gặp khó khăn
như bà Tiên trong truyện. Bà đóng làm bác sĩ, là một bác sĩ đến khám bệnh cho
cơ bé mà lại khơng hề địi trả cơng. Ngược lại, bà cịn chỉ đường cho cơ bé tới
khu rừng có bơng hoa có thể cứu sống mẹ, hành động của bà lão có được do bà
cảm thương trước những tình cảm của cơ bé đối với mẹ, bà thấy cô bé không
quản ngại đường dài, không ngại thời tiết khắc nghiệt cô quyết vượt qua tất cả
để tìm thấy thuốc, tìm cách để mẹ cơ được khỏe lại. Sự sống lại là một điều kì
diệu của cô bé tạo nên ở trẻ một niềm tin những điều tốt đẹp sẽ đến với những
người hiền lành, tốt bụng, đến với những em bé ngoan, hiếu thảo.

Tác phẩm văn học và âm nhạc cịn giúp hình thành những hành vi, thói
quen hành vi đạo đức cho trẻ

Ví dụ: Trong bài thơ “Rửa tay” của Phạm Mai Chi và Hoàng Dân. Qua bài
thơ trẻ biết được những thói quen hành vi tốt trong vệ sinh ăn uống. Đó là phải

rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bài thơ đã cụ thể hóa cách thức rửa tay
như thế nào cho đúng để đôi bàn tay nhỏ xinh của các bé luôn được sạch sẽ,
thơm tho.

10

1.3.2. Ý nghĩa
Cho trẻ làm quen với TPVH và GDÂN giúp trẻ nâng cao năng lực cảm

nhận cái đẹp trong cuộc sống, biết sáng tạo ra cái đẹp, bằng trí tưởng tượng
phong phú, bay bổng và kỳ diệu của mình.

Ví dụ: Bài thơ “Thẳng” của Phong Thu. Bài thơ giúp trẻ cảm nhận được
cái đẹp, cái đẹp qua từ thẳng. Đẹp là khi đứng thẳng, ngồi thẳng sẽ tạo tư thế,
hình dáng đẹp. Đẹp cả khi ta viết chữ thẳng hàng và đẹp hơn cả chính là cái đẹp
của tâm hồn. Người có tâm hồn đẹp là người thật lòng, thật bụng sống ngay
thẳng với mọi người.

Ví dụ: Bài thơ “Trăng sáng sân nhà em” của Trần Đăng Khoa lại giúp trẻ
cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, một nét đẹp tự nhiên và gần gũi nhất. Một bức
tranh thiên nhiên thật đẹp được vẽ ra trước mắt trẻ thơ, bức tranh ấy khơng có
nhiều màu sắc, khơng cầu kì nhưng vẻ đẹp mà nó đem đến lại được toát lên từ
ánh sáng của trăng, một thứ ánh sáng của đất trời. Cái đẹp của tự nhiên, cái đẹp
của trăng sáng giúp trẻ có thể hịa mình vào với thiên nhiên một cách nhẹ nhàng
và tinh tế nhất, cảm nhận cái đẹp của ánh trăng qua những câu thơ mang lại cho
trẻ sự tưởng tượng, ánh sáng của mẹ thiên nhiên ấy gần giống ánh sáng của
những bóng đèn nhưng ánh sáng đó mang một cảm giác mát dịu, có thể soi rõ cả
sân nhà.

Cho trẻ làm quen với TPVH và GDÂN cịn giúp trẻ có lối sống giàu lòng

nhân ái, yêu thiên nhiên, biết nâng niu trân trọng con người và những sản phẩm
của con người tạo ra.

Khi dạy trẻ kể chuyện trẻ sẽ bắt chước giọng điệu, ngữ điệu của các nhân
vật trong truyện. Do vậy ngôn ngữ của trẻ sử dụng sẽ dần biểu cảm hơn.

Tóm lại, TPVH và GDÂN có vai trị và ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục
đạo đức cho trẻ. Có thể nói, đó là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để
hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em mà đặc biệt là trẻ mẫu giáo một
cách toàn diện. V.G.Bielinki đã từng nói: “Một cuốn sách viết cho thiếu nhi là để
giáo dục, mà giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại, và nó quyết định số phận con

11

người. Chính vì vậy, sẽ thật thiệt thịi nếu một đứa trẻ không được tiếp xúc sớm
và tiếp xúc thường xuyên với TPVH và GDÂN.
1.4. Nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động có chủ đích
1.4.1. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo là hình thành ở
trẻ tình cảm đạo đức, kĩ xảo và thói quen hành vi đạo đức trong sự thống nhất với
những biểu tượng đạo đức và động cơ hành vi.

Nhiệm vụ 1: Trong quá trình giáo dục đạo đức, việc hình thành những xúc
cảm, tình cảm đạo đức có vị trí quan trọng đầu tiên đối với trẻ từ những năm đầu.
Điều đó phù hợp với sự xuất hiện những nhu cầu mang tính chất xã hội đầu tiên
ở trẻ thể hiện trong nhu cầu giao tiếp. Lòng tốt phải trở thành cơ sở để hình thành
ở trẻ những tình cảm đạo đức khác.


Cần nhấn mạnh đặc biệt đến sự chân thành trong tình cảm với hành động
của trẻ, ở các độ tuổi khác nhau, tình cảm phải được phát triển ở một mức độ cao
hơn.

Nhiệm vụ 2: Việc hình thành các kĩ xảo, thói quen và hành vi đạo đức cho
trẻ mẫu giáo có tầm quan trọng hàng đầu trong quá trình đức dục. Đặc điểm ở trẻ
mẫu giáo là khả năng bắt chước. Trong khi đó, trẻ chưa thực sự phát triển tính tự
giác của hành vi, chưa biết kiểm tra hành động của mình, chưa hiểu nội dung đạo
đức của hành vi, điều đó có thể dẫn đến những hành động xấu. Bởi vậy, phải
hình thành ở trẻ những kĩ xảo và thói quen hành vi khác nhau thể hiện lịng kính
trọng đối với người lớn (nghe lời, chào hỏi, cảm ơn) thái độ tốt với bạn bè (quan
tâm, nhường nhịn) ý thức giữ gìn các đồ vật (bảo vệ, xếp dọn, giữ gìn các đồ
chơi, sách vở) và ý thức hành vi văn hoá ở nơi cơng cộng (khơng nói to, khơng
làm ảnh hưởng đến người khác, quần áo lịch thiệp...)

Ở các độ tuổi khác nhau, yêu cầu và kĩ xảo về thói quen đạo đức cần được
nâng cao dần.

Nhiệm vụ 3: Q trình giáo dục đạo đức có nhiệm vụ hình thành ở trẻ
những biểu tượng có tiêu chuẩn đạo đức của xã hội XHCN khi giáo dục các kĩ

12

xảo và thói quen hành vi đạo đức, cơ giáo phải tiến hành giải thích để trẻ hiểu rõ
ích lợi, sự cơng bằng, tính chất đúng đắn của hành động mà cơ u cầu các em
làm. Giáo viên có nhiệm vụ phát triển các khái niệm đạo đức sơ đẳng ở trẻ và
trên cơ sở đó hình thành các động cơ hành vi. Bằng các dẫn chứng cụ thể giáo
viên giải thích cho các em nên hành động như thế nào.

Các nhiệm vụ giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành các khái niệm đạo

đức, thói quen đạo đức và động cơ hành vi được thực hiện thống nhất trong quá
trình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo.
1.4.2. Nội dung
1.4.2.1. Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ

Sống trong tình thương (được mọi người yêu mến và yêu mến mọi người)
là hạnh phúc của trẻ thơ. Giáo dục tình thương cũng đồng thời đáp ứng một nhu
cầu sống của trẻ. Tình thương suy cho đến cùng, cũng là gốc đạo đức của con
người. Vì vậy giáo dục lòng nhân ái cần đựơc coi là nhiệm vụ trung tâm của công
tác giáo dục đạo đức cho trẻ.

- Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ bao gồm những nội dung sau:
+ Giáo dục tình yêu gia đình
Trẻ biết yêu quý những người thân trong gia đình như: Ơng bà, bố mẹ,
anh chị em. Cần giúp cho trẻ hiểu mọi người trong gia đình đều gắn bó với nhau
trong tình ruột thịt, cần thường xun sống hịa thuận và quan tâm chăm sóc lẫn
nhau. Trong gia đình ai cũng làm việc và học hành đó là những việc làm nghiêm
túc có ích cho gia đình và xã hội, cần được tơn trọng và khơng được quấy rầy,
vịi vĩnh khi bố mẹ đang làm việc, anh chị đang học.
Có thể sử dụng nhiều tác phẩm để giáo dục trẻ về tình yêu gia đình như:
Lấy tăm cho bà (Đình Hải), Mưa (Phạm Phương Lan), Em yêu nhà em (Đoàn Thị
Lam Luyến), Chổi ngoan (Vũ Thị Minh Tâm)… Các truyện như Bông hoa cúc
trắng, Gấu con chia quà, Sẻ con đáng yêu, Ba cô gái, Chàng Rùa... Hay các bài
hát như: Nhà mình rất vui (Lê Đức Hùng), Múa cho mẹ xem (Xuân Giao), Cháu
yêu bà (Xuân Giao), Gia đình nhỏ hạnh phúc to…

13



×