Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn vai trò của giáo viên tổng phụ trách đội trong việc tìm ra một số biện pháp giáo dục đạo đức –pháp luật cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.34 KB, 12 trang )

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Duy Trà
TÊN ĐỀ TÀI:
VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI
TRONG VIỆC TÌM RA MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC –PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp quan
trọng nhằm phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội ở nước ta. Trong đó phát
triển giáo dục đào tạo được xác định là một trong những động lực thúc đẩy sự
nghiệp Công nghiệp hóa Hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy
nguồn lực, con người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững. Chính vì vậy mà yêu cầu: “ Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần
yêu nước yêu quê hương và tự tôn dân tộc, lý tưởng XHCN, lòng nhân ái,
khoan dung trọng nghĩa tình đạo lý, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu
học, chí tiến thư lập nghiệp, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức,
lối sống cho h/s – sinh viên. Nhân tố quyết định thắng lợi công nghiệp hóa -
hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là con người, muốn chăm lo
đến nguồn lực con người phải cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông”.
Chính vì vậy cần quan tâm chỉ đạo giáo dục học sinh ý thức rèn luyện đạo đức
chấp hành nghiêm túc pháp luật, coi trọng môn học Giáo dục công dân góp phần
hình thành mục tiêu giáo dục: “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện:
Có đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập
dân tộc và CNXH. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
công dân, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trường THCS Bình Minh đang ở trong giai đoạn trường chuẩn Quốc gia, các
tiêu chuẩn đang dần dần được hoàn thiện nâng cao, tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp, tỉ
lệ học sinh khá giỏi nâng lên, tỷ lệ học sinh có học lực yếu kém giảm đi. Song
hàng năm vẫn tồn tại hiện tượng học sinh vi phạm nề nếp nội qui nhà trường có hệ
thống, giáo dục nhiều lần vẫn không tiến bộ như gây gỗ, đánh nhau, chửi thề nói


tục, không thực hiện đúng tác phong của người học sinh, nghỉ học bất thường, vô
lễ với thầy cô giáo . Hơn nữa từ năm 2007 cả nước đang thực hiện cuộc vận động
học tập và làm theo đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh- Và từ năm học 2007 - 2008
nghành giáo dục đã đưa công tác giáo dục đạo đức và pháp luật trong nhà trường
nâng lên một bước.
- 1 -
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Duy Trà
Với bản thân là một giáo viên tổng phụ trách đội việc thực hiện đề tài này góp
phần trong công việc tìm ra biệp pháp để giáo dục đạo đức – pháp luật cho học
sinh, là điều kiện làm nền móng cần thiết để tác động tốt cho các em góp phần hình
thành nhân cách , nâng cao chất lượng học tập cũng thông qua việc thực hiện đề tài
này sẽ giúp cho mọi người thấy được vai trò , tầm quan trọng của tổ chức Đội
TNTP Hồ Chí Minh trong trường học . Từ đó sự quan tâm đúng đắn hơn của các
cấp , các ngành , các đoàn thể đến phòng trào Đội trong nhà trường .Tôi nghĩ rằng ,
qua việc thực hiện đề tài này nó cũng giúp cho tôi rất nhiều kinh nghiệm trong quá
trình công tác.
PHẦN II
NỘI DUNG THỰC NỘI HIỆN
II/ TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC – GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS BÌNH MINH
1. Vai trò của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường
- Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng Sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập , Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ
trách, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt trong phòng trào thiếu nhi. Đội hoạt động
trong nhà trường và địa bàn dân cư.
- Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức giúo các em phát triển phẩm chất đạo đức.
Qua tham gia phong trào Đội sẽ rằng luyện cho các em tính tự giác, kỷ luật, tác
phong nhanh nhẹn và những kỷ năng phát triển sức khoẻ cũng như áp dụng trong
cuộc sống. Ngoài ra tổ chức đội còn giúp các em vui chơi, giải trí sau những giờ

học căn thẳng. Đât là độn lực thúc đẩy các em học tập tốt hơn. Vì vậy tham gia
công tác Đội đối với học sinh là quyền lợi và trách nhiệm, một nhiệm vụ bắt buộc.
Đội TNTP Hồ Chí Minh gíp các em nâng cao nhận thức về lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, sự hiểu biết về truyền thống dân tộc, truyền thống cách
mạng của Đảng, của Đoàn, của Đội. Từ đó xây dựng tình cảm tốt đẹp cho các em
Đội viên, nâng cao lòng yêu nước, tinh thần tự lập tự cường, truyền thống bất
khuất, kiên cường, song rất giàu lòng nhân ái của dân tộc, biết ơn những anh hùng
liệt sĩ và những người đang ngày đêm nuôi nấng dạy dỗ mình. Qua hoạt động giáo
dục chính trị, tư tưởng, đạo đức Đội còn góp phần làm cho các em phát triển lòng
nhân ái , lòng vị tha, kích thích tính tích cực trong hoạt động chính trị-xã hội, góp
phần vào việc xây dựng cộng đồng.
2.Vai trò của giáo viên tổng phụ trách đội trong nhà truờng :
- Vai trò của TPT Đội đặc biệt quan trọng trong nhà trưòng, vị trí vai trò của
TPT Đội gắn chặt với vị trí vai trò của tổ chức Đội, thực tiễn những năm vừa qua
- 2 -
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Duy Trà
cho thấy Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng trở thành một lực lượng giáo dục
không thể thiếu được trong cả 3 câu: “Dạy chữ-Dạy nghề-Dạy người”. Nhiều
trường đạt được danh hiệu tiên tiến xuất sắc, công tác Đội đóng góp một phần
không nhỏ. Lại nói hoạt động Đội trong nhà trưòng mạnh hay yếu, tốt hay xấu một
phần rất quan trọng phụ thuộc vào phẩm chất và nặng lực của người giáo viên TPT
Đội. Chính ở đây lời căn dặn của Hồ Chủ Tịch được thể hiện rõ nét nhất: “Cán bộ
là cái gốc của mọi công việc”, “Có cán bộ tốt là có tất cả”.
-Trong nhà trường GV-TPT Đội đóng một vai trò quan trọng bởi chính GV-
TPT Đội là người gần gũi các em hơn ai hết, là người hiểu thế giới nội tâm của
các em thiếu nhi, có điều kiện tiếp cận được nhiều đối tượng thiếu nhi trong nhà
trường: những thiếu tiêu biểu, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi cá biệt…,
GV-TPT Đội hiểu kỹ hơn về những tâm tư, tình cảm của các em, hiểu được các
tính của các em, nắm bắt được những nhu cầu mà các em muốn, coi các em như
những đứa con của minh. Để từ đó biết động viên, an ủi hoặc cảm hoá, giúp các em

vượt khó và sửa chữa những lỗi lầm của mình. Người TPT Đội phải biết thu phục
nhân tâm từ chính tấm gương sáng của bản thân mình trong cuộc sống và trong
mọi công việc. Điều đó muốn khẳng định rằng: TPT Đội chẵng những ở cương vị
là người thầy, người cô mẫu mực, mà còn là người cha, người mẹ đỡ đầu, người
anh, người chị quý mến của các em khi các em tiến bộ cũng như các em khi mắt
khuyết điểm, sai lầm, thực sự là chỗ dựa về mặt tinh thần cho các em trong bối
cảnh xã hội đầy biến động.
-Người GV-TPT Đội đóng vai trò của một nhà tổ chức và đương nhiên là phải
thông thạo về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác Đội, có khả năng tổ chức nhiều
hoạt động vui chơi bổ ích nhằm thu hút đông đảo lực thiếu nhi tham gia để các em
“ Học mà chơi, chơi mà học” và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Đây thực
sự là sân chơi bổ ích đối với các em thiếu nhi trong các nhà trường.
- Người GV-TPT Đội phải có trách nhiệm xây dựng mối quan hệ khác nhau
trong và ngoài nhà trường để giúp mình hoàn thành tốt công việc được giao.
3.Đặc điểm tình hình của nhà trường.:
a.Cơ sở vật chất.
Trường THCS Bình Minh từ năm học 1999 – 2000 được sự tài của hội cựu
chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giáo dục đầu tư xây dựng 16 phòng học
cấp 2 đến năm 2006-2007 xây dựng tiếp 4 phòng chức năng , là một trường có cơ
sở vật chất tương đối khang trang đã được cấp trên công nhận trường chuẩn Quốc
gia trong năm 2008.
b. Về đội ngũ cán bộ giáo viên- công nhân viên và học sinh.
- Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên năm học 2010 -2011 là 42 người. Trong đó:
- Cán bộ quản lý : 02
- Giáo viên : 39
- Nhân viên kế toán: 01
- 3 -
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Duy Trà
- Chi bộ đạt chi bộ trong sạch vững mạnh với 13 Đảng viên.
- Công đoàn xuất sắc với 41 Đoàn viên.

- Tổng số học sinh: 603/16 lớp.
Khối 6 : 129 em
Khối 7 : 161 em
Khối 8 : 163 em
Khối 9 : 150 em
d/ Thực trạng công tác giáo dục đạo đức – Pháp luật của trường trong thời
gian qua.
-Trường THCS Bình Minh thực sự là một trường nông thôn. Hầu hết các em
học sinh đều là con của những người nông dân có đức tính cần cù, chịu khó, nhưng
trong những năm gần đây đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, đó là điều
kiện tốt cho các em học tập- rèn luyện đạo đức. Tuy nhiên vẫn còn một số gia đình
lo lam lũ làm ăn không quan tâm, kiểm tra, kiểm soát được mọi hành động của các
em như: Cha mẹ đi đốt than trên rừng 3 – 5 ngày mới về ở nhà giao tiền chi tiêu
cho các em dẫn đến các em ăn tiêu đua đòi một số đối tượng khác do ba mẹ ly dị
ở với ông bà, hoặc ba mẹ đi làm ăn ở xa quanh năm hay là bố thường uống rượu
khi say dùng bạo lực với các em. Những em này thường hình thành nên một nhóm,
rủ rê nhau bỏ học đi chơi, không học bài, làm bài, không chú ý nghe giảng bài, rủ
nhau chia nhóm đánh các bạn ở trong lớp hoặc lớp khác, tác phong không đúng qui
cách như: hớt tóc đinh, nhuộm tóc, áo trắng may chỉ màu, nút màu; quần may 6 – 8
túi và những học sinh này thường lôi kéo rủ rê các thành phần học sinh tốt đi theo.
Vì vậy, người giáo viên tổng phụ trách Đội phải chú trọng đến việc giáo dục chính
trị tư tưởng cho giáo viên và rèn luyện đạo đức cho học sinh làm nền tảng cho việc
giảng dạy học tập văn hóa.
- Đầu năm tham mưu với nhà trường tổ chức cho các em học tập nội qui, nhiệm
vụ của người học sinh. Tổ chức cam kết thực hiện tôt ATGT, không tham gia các
tệ nạn xã hội, tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa.
- Nhà trường đã quan tâm chỉ đạo việc giảng dạy môn Giáo dục công
Dân. Giáo viên TPT Đội phải đề xuất việc phân công những giáo viên có năng lực
làm công tác chủ nhiệm.
- Nhà trường thành lập ban chỉ đạo giáo dục đạo đức và pháp luật từ đầu năm học

gồm: Hiệu trưởng làm trưởng ban, Hiệu phó và tổng phụ trách đội làm phó ban, ủy
viên là Bí thư Chi đoàn, Đại diện hội cha mẹ học sinh, một số giáo viên chủ nhiệm
có kinh nghiệm và tất cả giáo viên dạy môn Giáo dục công dân.
- Tham mưu phối hợp với các ban ngành như: Công an, y tế, Hội phụ
nữ, Đoàn xã để tuyên truyền giáo dục học sinh.

- 4 -
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Duy Trà
* Với sự chỉ đạo chặt chẽ của Hiệu trưởng, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của
giáo viên và học sinh, sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn, đặc biệt
là các bậc phụ huynh học sinh, nề nếp kỹ cương trường lớp được ổn định, tình
trạng giáo viên đi trễ về sớm được khắc phục. Tình trạng học sinh vi phạm nội qui
của nhà trường như: Gây gỗ đánh nhau, chây lười trong học tập, phá hoại của công,
vô lễ với thầy cô giáo, vi phạm pháp luật, vi phạm luật giao thông đã giảm nhiều.
* Tuy nhiên trong công tác giáo dục đạo đức – pháp luật còn một số hạn chế sau:
-Kế hoạch chỉ đạo giáo dục đạo đức – pháp luật còn chung chung, rập
khuôn, chồng chéo công việc.Việc tổ chức tuyên truyền giáo dục đạo đức pháp
luật còn mang tính hình thức chưa có chiều sâu, chưa tổ chức kiểm tra, đánh giá, tư
vấn thúc đẩy đúng qui trình chưa tổng hợp điều chỉnh kịp thời.
-Ban chỉ đạo chưa phân công cụ thể cho các thành viên, hầu hết việc theo dõi nề
nếp đều khoán trắng cho tổng phụ trách đội, giáo dục đạo đức chủ yếu là giáo viên
chủ nhiệm.
-Giáo viên chủ nhiệm chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh khi cóđối tượng
vi phạm. Còn giáo dục tuyên truyền cho cả lớp thì còn qua loa, chủ yếu bằng hình
thức phê phán, chưa thực sự hiểu tâm lý các em, chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân,
hoàn cảnh để từ đó có biện pháp giáo dục thuyết phục cho từng đối tượng cụ thể.
-Giáo viên bộ môn làm ngơ trước mọi vi phạm của học sinh ( khi không ảnh
hưởng đến tiết dạy của mình) chỉ biết báo cáo lãnh đạo, báo cáo giáo viên TPT
Đội, báo cáo giáo viên chủ nhiệm ( khi ảnh hưởng đến tiết dạy của mình).
-Một số phụ huynh còn nặng tư tưởng giao phó việc giáo dục đạo đức- pháp

luật là của nhà trường, phụ huynh chưa thực sự phối hợp với nhà trường để chấn
chỉnh những hành vi sai trái của các em.
-Việc thực hiện phối hợp các môn học khác dể giáo dục đạo đức –pháp luật cho
học sinh còn nhiều hạn chế.
-Sự phối hợp của các cơ quan chức năng như: Tư pháp, công an xã để tuyên
truyền giáo dục pháp luật, rèn luyện đạo đức cho học sinh còn mang tính thời vụ,
chưa thường xuyên liên tục thiếu đồng bộ.
-Một số nhỏ giáo viên của trường chưa nhiệt tình trong sinh hoạt. Qua một số
mặt hạn chế đã nêu trên bản thân người giáo viên TPT Đội rút ra những mặt mạnh
phải phát huy, mặt yếu phải khắc phục và điều chỉnh kịp thời và vậy không thể
không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện xây dựng kỷ cương nề nếp
thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không” với bốn nội dung và cuộc vận động”
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- 5 -
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Duy Trà
III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP
LUẬT CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS BÌNH MINH.
1.Giải pháp chung.
a. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của ngành, tranh thủ sự lãnh đạo của địa
phương:
Giáo dục đạo đức và pháp luật trong nhà trường cho học sinh là một nhiệm
vụ của công tác giáo dục nói chung, đồng thời nó là một bộ phận của công tác phổ
biến pháp luật ở địa phương mà nhiệm vụ ngành Tư pháp phải thực hiện đối với
thanh thiếu niên trên địa bàn. Vì vậy, khi tổ chức các hoạt động này cần phải tuân
thủ sự chỉ đạo của ngành từ nội dung chương trình đến thời gian, kế hoạch Mặt
khác phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu của Ban chỉ đạo tuyên truyền phổ biến
pháp luật của địa phương về chủ trương, kế hoạch, nội dung.
b. Nâng cao ý thức tu dưỡng để tiến bộ về mọi mặt của đội ngũ cán bộ, giáo
viên, công nhân viên:
Giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật không phải là trách nhiệm của giáo

viên TPT Đội, Ban chỉ đạo giáo dục đạo đức- pháp luật, giáo viên chủ nhiệm, giáo
viên bộ môn công dân, mà là trách nhiệm của toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân
viên trong nhà trường. Muốn học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trường lớp,
không vi phạm pháp luật thì trước hết đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên
phải có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của công tác giáo dục đạo đức, phải có kiến
thức về pháp luật.
Muốn vậỵ tổng phụ trách đội phải giúp mọi người nắm được những điều cơ
bản về một số bộ luật như: Bảo vệ bà mẹ và trẻ em, luật lao động, hôn nhân và gia
đình v.v và Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
Điều quan trọng là mỗi thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường phải sống
và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, mọi người hiểu được những nội dung cần
giáo dục cho học sinh, bản thân giáo viên phải nghiêm túc thực hiện tốt nội qui cơ
quan, những qui định của ngành. Những vấn đề xảy ra hàng ngày tưởng như bình
thường nhưng có tác dụng rất lớn đến việc hình thành nhân cách cho học sinh như:
Lời ăn tiếng nói, tác phong mẫu mực, trang phục nơi công sở, làm việc đúng giờ,
đối xử công bằng v.v để thực sự mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học
sinh noi theo.
c. Thông qua giảng dạy bộ môn để giáo dục đạo đức – pháp luật cho học sinh:
Giáo viên bộ môn khi thực hiện một tiết dạy, ngoài việc thầy hướng dẫn trò
chiếm lĩnh những tri thức khoa học cơ bản của bài thì cần giáo dục học sinh những
vấn đề thiết thực cho cuộc sống hiện tại và tương lai.
Đối với bộ môn Giáo dục công dân phải dạy đúng phương pháp, chương
trình của Bộ Giáo dục quy định, cần đa dạng hóa các phương pháp dạy học, giáo
viên dạy cần có dụng cụ trực quan để minh họa, tạo hứng thú trong học tập và
thông qua những dẫn chứng cụ thể trong cuộc sống để nhằm khắc sâu kiến thức
- 6 -
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Duy Trà
sách giáo khoa, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, hay tổ chức thi ” Đố
vui để học”, các câu hỏi về pháp luật, về đức tính cần thiết của nguời học sinh và tổ
chức chính quyền nhà nước, các cấp xã, huyện, thị xã, tỉnh v.v để học sinh có

kiến thức liên hệ thực tế, phối hợp đồng thời các môn học khác để giáo dục hoàn
thiện ý thức chấp hành pháp luật ở người học.
d. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Để hoàn thiện ý thức pháp luật và rèn luyện đạo đức có học sinh thì người quản
lý cần xây dựng kế hoạch từ đầu năm học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp với các nội dung:
- Hoạt động chính trị xã hội, từ thiện nhân đạo.
- Hoạt động văn hóa nghệ thuật thẩm mỹ.
- Hoạt động lao động công ích.
- Hoạt động thể dục thể thao, tham quan du lịch vui chơi giải trí.
Các hoạt động đều thông qua sinh hoạt lớp, hoạt động đoàn đội, tổ chức câu lạc
bộ khoa học, các hội thi, xây dựng nội quy trường lớp lực lượng nòng cốt của
hoạt động này là Đoàn thanh niên, Ban chỉ huy liên đội và giáo viên chủ nhiệm các
lớp cùng với sự tham gia tích cực của toàn thể học sinh trong trường. Khi xây dựng
kế hoạch phải ưu tiên hoạt động phù hợp theo thời gian .
Ví dụ: Đầu năm học cần chú trọng biện pháp để duy trì kỷ cương trường lớp,
xây dựng quy chế phối hợp giữa Đoàn - Đội – Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên
bộ môn, tất cả các tổ chức đoàn thể, các thành viên trong nhà trường đều tác động
đồng thời đến người học để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện. Ngoài kế hoạch
hoạt động năm học thì cần có kế hoạch tháng, tuần cụ thể.
e. Phối hợp với các lực lượng xã hội:
Muốn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả thì phải có
chuyên môn, do đó cần phải có sự phối hợp với các cơ quan ban ngành đoàn thể
như: Công an, Y tế , Tư pháp và Văn hóa thông tin.
Ngoài việc tham mưu cho lãnh đạo nhà trường, TPT Đội cần chú trọng chỉ
đạo biện pháp để nâng cao hiệu quả phối hợp với các lực lượng và xã hội để tạo
điều kiện cho học sinh vui chơi, học tập, lao động trong môi trường lành mạnh,
đồng thời qua đó tuyên truyền công tác xã hội hóa giáo dục trong nhân dân. Phải
có sự giáo dục đồng bộ giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Bởi vì cuộc sống của
gia đình, xã hội là bức tranh sinh động có tác dụng trực tiếp đến lối suy nghĩ, tình

cảm nhận thức của các em. Giáo dục đạo đức – pháp luật không những chỉ dành
cho trẻ em, thanh thiếu niên mà còn cho cả người lớn. Người lớn phải mẫu mực
cho các em noi theo, cha mẹ phải mẫu mực để làm gương cho con cái; thầy cô giáo
mẫu mực mới dạy được học sinh ngoan. Pháp luật bảo vệ quyền lợi cho mọi người,
bởi thế bất kỳ ai vi phạm cũng đều phải được xử lý nghiêm túc. Từ đó tạo niềm tin
cho các em đối với pháp luật.
- 7 -
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Duy Trà
Trong công tác phối hợp cần liên hệ cha mẹ học sinh, theo dõi tình hình các
em , với công an và Ban Tư pháp thì tuyên truyền giáo dục pháp luật, phòng chống
các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội, công tác bảo hiểm toàn diện và chữ thập đỏ,
giáo dục các em lòng nhân ái, với bảo hiểm y tế công tác phòng chống các bệnh xã
hội và nâng cao ý thức rèn luyện bảo vệ sức khỏe v.v Đặc biệt với Hội cha mẹ
học sinh nhà trường, Chi hội các lớp để cùng với Giáo viên chủ nhiệm có biên
pháp giáo dục học sinh cá biệt tiến bộ, động viên khen thưởng những học sinh khá
giỏi, đạo đức tốt và vận động học sinh bỏ học quay lại trường, nhất là học sinh
nghèo càng phải quan tâm. Người quản lý phải quán triệt cho thầy cô giáo và Hội
cha mẹ học sinh rõ quan điểm: Biên chế lớp và đội ngũ thầy cô không thay đổi khi
thiếu vắng một vài em.
2.Những giải pháp cụ thể triển khai thực hiện giáo dục đạo đức và giáo dục
pháp luật học sinh trong nhà trường:
Giáo dục đạo đức – pháp luật trong nhà trường thông qua nhiều hình thức phong
phú đa dạng để giúp học sinh nâng cao nhận thức với phương châm
“ Học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với lao động sản xuất, nhà trường gắn
liền với xã hội”.
a. Tổ chức thi tìm hiểu:
- Xây dựng kế hoạch thi tìm hiểu nội dung, nội quy, luật giao thông
v.v thư viện thường cung cấp tư liệu, giáo viên chủ nhiệm quán triệt cho học sinh
vào tiết sinh hoạt thứ bảy đầu tháng và tổ chức thảo luận. Trường tổ chức thi toàn
trường bằng các câu hỏi cụ thể bốc thăm thứ tự lớp và gọi tên bất kỳ một học sinh

nào của lớp đó trả lời, có cho điểm và nhận xét. Tổng kết phát thưởng sau khi thi
và lấy kết quả này để đánh giá thi đua của lớp.
b. Công tác thông tin tuyên truyền:
- Tổ chức thông tin tuyên truyền, giáo dục bằng các chương trình phát thanh
vào các giờ giải lao giữa buổi do đội tuyên truyền của Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đảm nhận.
- Song song giáo dục trên lớp phải tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp để thông qua đó rèn luyện các hành vi đạo đức, thái độ của học sinh trong
nhà trường và ngoài xã hội. Có những việc tưởng chừng như đơn giản nhưng có tác
dụng giáo dục rất tốt như tổ chức tham quan di tích lích sử hoặc thăm các bà mẹ
Việt Nam anh hùng xây dựng truyền thống nhà trường.
- Tổ chức các ngày sinh hoạt chủ đề, kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của dân
tộc v.v
- Ủng hộ đồng bào bị bão lụt thiên tai, cho học sinh tự quản việc này, lập
thùng quyên góp, thầy cô, học sinh trực tiếp bỏ vào thùng, kiểm và công bố, tuyên
dương kịp thời.
- 8 -
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Duy Trà
- Phát động tổ chức cho học sinh trong lớp đóng góp ủng hộ học sinh có
hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trường bạn, học sinh dân tộc, trường vùng sâu vùng
xa.
- Tổ chức tuần lễ: Lao động vệ sinh “ Trường em sạch đẹp, chào hỏi, lượm
của rơi trả lại người mất, thi không quay cóp, trung thực trong làm bài”.
c. Phối hợp với các cơ quan chức năng:
- Vào đầu năm học, tham mưu với lãnh đạo nhà trường mời Công an giao
thông và Phòng Thương binh xã hội về trường để dạy cho học sinh về việc chấp
hành luật lệ giao thông và phòng chống ma túy xâm nhập học đường, kết hợp với
Ban Tư pháp để tuyên truyền giáo dục pháp luật, với Trung tâm y tế phòng chống
các bệnh xã hội và nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe.
Sau học tập có tổ chức kiểm tra đánh giá và được nhắc nhở thường xuyên ở

tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp. Muốn công tác phối hợp đạt hiệu quả, Ban chỉ đạo
phải có kế hoạch cụ thể về thời gian, nhân lực, nội dung cần tuyên truyền giáo dục,
đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ với thư viện để cung cấp tài liệu, với giáo
viên chủ nhiệm để vận động học sinh tham gia đẩy đủ, với Hội cha mẹ học sinh để
hỗ trợ kinh phí phục vụ cho hoạt động. Chú trọng đến công tác làm đồ dùng minh
họa để học sinh dễ nhớ như: Các loại biển báo giao thông đường bộ, các câu khẩu
hiệu hoặc châm ngôn, tranh vẽ về tác hại của ma túy hay một số hình ảnh của gia
đình đông con khó khăn khi thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Cần phải thường
xuyên, liên tục phối kết hợp với các lực lượng xã hội để làm tốt công tác phòng
ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội không để xâm nhập vào nhà trường. Đầu năm
học, người quản lý chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách những học sinh
có hoàn cảnh khó khăn, cá tính, có biểu hiện liên quan đến tệ nạn xã hội và có kế
hoạch phối hợp chặt chẽ với gia đình, với công an khu vực, cán bộ thôn xóm, tổ
dân phố, ban thường trực hội cha mẹ học sinh để tìm hiểu cụ thể về mợi mặt của
học sinh. Trên cơ sở đó, có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng, xây
dựng tổ chức tiết sinh hoạt theo hướng học sinh tự quản, học sinh tự phê bình và
góp ý lẫn nhau. Sau đó giáo viên chủ nhiệm uốn nắn, nhắc nhở nhưng chủ yếu là
động viên thuyết phục để các em hướng thiện.
d. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
- Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp giáo huấn học sinh dưới sự chỉ đạo
của ngưòi quản lý. Vì vậy, giáo viên chủ nhiẹm có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc giáo dục đạo đức – pháp luật cho học sinh. Trước hết giữ vai trò chủ đạo
chính trong công tác giáo dục học sinh ở trường lớp, trên cơ sở phối hợp hoạt động
của tất cả giáo viên bộ môn trong cùng một lớp, bảo đảm sự tác động thống nhất và
phối hợp các lực lượng giáo dục trong ngoài nhà trường. TPT Đội cần tham mưu
lãnh đạo bố trí những giáo viên có kinh nghiệm, có uy tín làm công tác chủ nhiệm
lớp. Các giáo viên chủ nhiệm phải là những người có nhiệt tình, yêu thương học
sinh, kiên trì và có phương pháp sư phạm tốt, những người hiểu được tâm lý học
- 9 -
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Duy Trà

sinh, có năng lực tổ chức, có yêu cầu cao đối với học sinh nhưng lại mềm mỏng, dễ
gần, gương mẫu về mọi mặt và có tinh thần trách nhiệm cao.
- Giáo viên chủ nhiệm trước hết phải điều tra cơ bản để nắm chắc đặc điểm
tâm lý của từng đối tượng học sinh trong lớp, rút ra được mặt mạnh mặt yếu của cá
nhân và tập thể lớp. Từ đó có định hướng kế hoạch nội dung , biện pháp và chỉ tiêu
cần đạt được, chú ý xây dựng bộ máy tự quản tốt, ban cán sự lớp có đủ năng lực,
nhiệt tình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thường xuyên kiểm tra
theo dõi nhắc nhở động viên các em hoàn thành nhiệm vụ.
- Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức
đoàn thể trong ngoài nhà trường, làm thế nào để giáo viên chủ nhiệm thực sự trở
thành chiếc cầu nối giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, giữa giáo viên bộ môn
với học sinh, học sinh với các ban ngành đoàn thể và giữa học sinh với học sinh.
Tạo bầu không khí sư phạm hài hòa đoàn kết trong trường. Làm tốt công tác chủ
nhiệm lớp thì công tác giáo dục đạo đức – pháp luật cho học sinh đạt hiệu quả cao,
đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy và học đạt kết quả cao
hơn.
e. Lập thùng thư phát hiện học sinh vi phạm.
Qua đó vừa phát huy tinh thần đấu tranh của học sinh vừa tạo nên một dư
luận rộng rãi trong nhà trường và mọi người đều lên án, chống lại những biểu hiện
vi phạp pháp luật, vi phạm nội qui trường và phòng chống các tệ nạn xã hội.
C - KẾT LUẬN
Giáo dục pháp luật nói chung và giáo duc pháp luật cũng như giáo dục đạo
đức cho học sinh trong nhà trường nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng
và cũng rất khó khăn. Nó vừa mang tính cấp bách nhằm phục vụ cho việc giải
quyết những vấn đề bức xúc của xã hội cũng như của các nhà trường hiện nay.
Đồng thời nó vừa mang tính chiến lược lâu dài phục vụ cho việc xây dựng một
xã hội công bằng, văn minh, dân chủ và tiến bộ.
Giáo dục đạo đức và pháp luật trong nhà trường là một nhiệm vụ mà ngành
giáo dục phải là lực lượng nòng cốt. Song đây là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống
Đảng – Nhà nước- Xã hội. Đảng, Nhà nước là nhân tố lãnh đạo với vai trò chủ

công là ngành Giáo dục – Nhà trường phải tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng ủy,
chính quyền địa phương. Bên cạch đó, phải hết sức tích cực chủ động phối hợp với
các ban ngành, đoàn thể, lực lượng phụ huynh học sinh để tạo ra một sức mạnh
đồng bộ.
- 10 -
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Duy Trà
Như vậy, với cơ sở lý luận và thực tiễn của học sinh trường THCS Bình
Minh chúng ta đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm ra một số biện pháp giáo dục đạo
đức-pháp luật cho hcọ sinh. Trong quá trình thực hiện đề tài này, với tinh thần, tích
cực của hcọ sinh cho tôi thấy đại đa số các em đều rất quan tâm đến vấn đề này.
Hơn thế là thấy những vấn đề đã và đang chi phối đến đạo đức học sinh để rồi ta có
sự đánh giá, nhìn nhận khách quan hơn về vấn đề này. Có như thế ta mới có thể
dành nhiều thời gian hơn, quan tâm hơn, có nhiều biện pháp tích cực phù hợp hơn
trong việc giáo dục đạo đức-pháp luật cho học sinh.
Tất cả vì mục đích đào tạo thế hệ trẻ cho mai sau, đào tạo cho con người mới
xã hội Chủ nghĩa “con người không ngừng vươn lên, bồi dưỡng cho mình những
tri thức khoa học-kỹ thuật, có quyết tâm tiến tới nắm đỉnh cao nhất của trí tuệ loài
người”. Chúng ta-Nhà trường, gia đình, xã hội, và bản thân học sinh cùng nhau
thựchiện.
NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Nguyễn Duy Trà
- 11 -
GD
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Duy Trà
- 12 -
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH SƠN
TRƯỜNG THCS BÌNH MINH
oOo
ĐỀ TÀI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài
VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI
TRONG VIỆC TÌM RA MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC-PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH
Tác giả : NGUYỄN DUY TRÀ
Đơn vị: Trường THCS Bình Minh
Năm học: 2010-2011

×