Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Biện pháp giáo dục đạo đức chohọc sinh thông qua sinh hoạt dưới cờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.71 KB, 15 trang )

Đề tài: Giáo dục đạo đức thông qua chào cờ.

Đề tài:
Biện pháp giáo dục
đạo đức
thông qua chào cờ.
PHẦN MỞ ĐẦU:
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I.1: CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
đòi hỏi phải có những con người năng động, sáng tạo với tri thức vững vàng, đạo
đức trong sáng. Chính vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đặt
mục tiêu giáo dục đào tạo nên hàng đầu, coi giáo dục đào tạo là nền tảng, động
lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội.
Để thực hiện được điều đó, ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới cả về
nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục. Song song với việc giáo dục tri
thức, việc giáo dục đạo đức cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi
nhà trường. Vì trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục cho thế hệ trẻ giữ vững và
phát huy truyền thống đạo đức, bản sắc văn hoá của dân tộc là điều hết sức quan
trọng. Chủ tòch Hồ Chí Minhh đã từng nói: “Đạo đức như gốc của cây, ngọn
Người thực hiện: Lâm Khánh Đức – Trường TH Hai Bà Trưng - 1 -
Đề tài: Giáo dục đạo đức thông qua chào cờ.
nguồn của suối ,sức mạnh của con người.” Có thể nói đạo đức là cái gốc
trong nhân cách toàn diện của con người. Nhờ giáo dục đạo đức, con người trau
dồi được những phẩm chất tốt và không ngừng hoàn thiện bản thân mình .Thực tế
đã chứng minh học sinh được rèn luyện những phẩm chất tốt ngay từ lúc bước chân
vào ghế nhà trường cũng như sự giáo dục của cha mẹ ở nhà hàng ngày có thể
không trở thành nhân tài nhưng nhất đònh sẽ hữu ích trong cuộc sống . Người có tài
nhưng thiếu đức chẳng những khó thành công trong cuộc sống mà có khi trở thành
kẻ phá hoại như lời Bác Hồ dạy:“ Có tài mà không có đức là người vô
dụng. Có đức mà không có tài thì làm gì cũng kho”ù.


Giáo dục đạo đức trong nhà trường góp phần hình thành phát triển nhân
cách toàn diện cho các em học sinh giúp các em rèn luyện ý thức ,trách nhiệm
hành vi công dân, biết sống hợp đạo lí và làm đúng pháp luật. Việc giáo dục đạo
đức cho học sinh không được thực hiện một cách nghiêm túc sẽ làm cho nhân
cách của học sinh phát triển méo mó, nhất là hiện nay có nhiều tác động từ mặt
trái của nền kinh tế thò trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức ,thái độ ,trách
nhiệm,hành vi sống của tre.û
Giáo dục đạo đức là sự tác động có mục đích , có tổ chức từ nhiều phía với
những hình thức khác nhau, nhằm hình thành cho con người hành vi đúng chuẩn
mực đạo đức của xã hội. Quá trình giáo dục học sinh trong nhà trường thì tổ chức
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức tổ chức hoạt động
của mình đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh.
I.2: CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trường Tiểu học Hai Bà Trưng đóng trên đòa bàn dân cư khá phức tạp, đa số
là dân di cư tự do, đến từ nhiều vùng trong cả nước, do ảnh hưởng từ môi trường
sống, một số đội viên, nhi đồng có những biểu hiện chưa ngoan về đạo đức. Qua
nhiều năm công, là một Tổng phụ trách Đội, bản thân tôi rất chú ý tới vấn đề giáo
dục đạo đức cho đội viên, nhi đồng của mình. Trong các hình thức giáo dục đạo
đức cho học sinh, việ tổ chức giáo dục đạo đức dưới cờ mang nhiều ý nghó và hiệu
quả hơn cả. Từ những lí do đó, tôi quyết đònh chọn và nghiên cứu đề tài “ Biện
pháp giáo dục đạo đức thông qua chào cờ”.

II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Thông qua đề tài này bản thân tôi muốn tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất
nhất để giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng thông qua các buổi chào cờ đầu
Người thực hiện: Lâm Khánh Đức – Trường TH Hai Bà Trưng - 2 -
Đề tài: Giáo dục đạo đức thông qua chào cờ.
tuần. Từ đó giúp các em có khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống cũng như
hỗ trợ cho các môn học trong chương trình.
III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI :


Trong phạm vi đề tài này tôi nghiên cứu tìm hiểu về các biện pháp giáo dục
đạo đức cho các em học sinh thông qua các tiết chào cờ đầu tuần tại trường Tiểu
học hai Bà Trưng, năm học 2007 – 2008.
IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU:
IV.1: Khách thể:
- Đội viên, nhi đồng trường TH Hai Bà Trưng.
- Giáo viên trường TH Hai Bà Trưng.
- Các biện pháp, phương pháp giáo dục đạo đức.
- Các tài liệu liên qua đến giáo dục đạo đức.
IV.2: Đối tượng nghiên cứu:
- Biện pháp, phương pháp giáo dục đạo đức cho đội viên, nhi đồng thông qua
chào cờ đầu tuần.
V: NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Thực trạng đạo đức của đội viên, nhi đồng trường TH Hai Bà Trưng.
- Các biện pháp giáo dục dưới cờ cho các em.
- Các biện pháp, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dcụ đạo đức dưới cờ.
VI: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
- 10/ 7/ 2007 đến 20/ 7/ 2007: Chọn đề tài nghiên cứu.
- 21/ 7/ 2007 đến 10/ 8/ 2007: Lập kế hoạch nghiên cứu.
- 10/8/2007 đến 30/ 9/ 2007: Đọc tài liệu, tìm hiểu thực trạng, đề ra các
biện pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
- 1/ 10/ 2007 đến 31/ 1/ 2008: Thử nghiệm các biện pháp.
- 1/ 2/ 2008 đến 20/ 4/ 2008: Nghiên cứu sâu các biện pháp, giải pháp.
- 21/ 4/ 2008 đến 30/ 4/ 2008: Thu thập xử lí thông tin.
- 2/ 5/ 2008 đến 5/ 5/ 2008: Viết và nộp đề tài.
Người thực hiện: Lâm Khánh Đức – Trường TH Hai Bà Trưng - 3 -
Đề tài: Giáo dục đạo đức thông qua chào cờ.
PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI ĐẠO DỨC CỦA ĐỘI VIÊN,

NHI ĐỒNG TRƯỜNG TH HAI BÀ TRƯNG:

I.1- THUẬN LI:
- Là một Tổng phụ trách Đội nên có điều kiện tiếp xúc với nhiều em học
sinh và nhiều đối tượng khác nhau nên việc nắm bắt được diễn biến tư tưởng và
các hành vi đạo đức của đội viên ,nhi đồng được thuận lợi.
- Được sự quan tâm của BGH trường cũng như các đoàn thể trong và ngoài
nhà trường cùng các thầy cô giáo trong trường chung tay chung sức thực hiện công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh

I.2 - KHÓ KHĂN:
Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường, vẫn còn một số thầy cô
chưa làm hết khả năng của mình , điều đó thể hiện ngay trong từng tiết dạy và
đặc biệt trong tiết sinh hoạt lớp, các thầy cô giáo không nâng cao vai trò giáo dục
và tự giáo dục cho học sinh. Do đó tình trạng học sinh vi phạm đạo đức vẫn còn
xảy ra: Các em nói tục, chửi thề; vô lễ với cha mẹ, anh chò, thầy cô, gây gổ đánh
nhau, kéo bè, kéo phái, số học sinh vi phạm về đạo đức ngày càng có chiều hướng
gia tăng và gây nên những hậu quả đáng tiếc , bất chấp lời răn đe của giáo viên
và hình phạt của nhà trường.
I.3 – THỰC TRẠNG:

Bước vào năm học 2007 – 2008, theo kết quả điều tra từ phía các thầy cô
giáo và các em đội viên trong Ban chỉ huy Liên Đội, tôi được biết: Trong toàn
Liên đội, hiện vẫn còn nhiều học sinh chưa vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô và
người lớn. Vẫn còn có những học sinh thường xuyên gây gổ, đánh nhau với bạn
bè, thậm chí có những em còn trốn học hoặc bỏ học ra về khi thầy cô giáo nhắc
nhở những hành vi sai trái đã gây ra….
Người thực hiện: Lâm Khánh Đức – Trường TH Hai Bà Trưng - 4 -
Đề tài: Giáo dục đạo đức thông qua chào cờ.
Ví dụ :

Em: Nguyễn Văn Nghóa – học sinh lớp 4: thường xuyên quậy phá, đánh bạn.
Em: Tôn Thất Thực – học sinh lớp 3A1: không vâng lời thầy cô và cha mẹ.
Em: Trần Minh Phước – học sinh lớp 5A2: thường xuyên nghỉ học.
……………
Còn nhiều những học sinh chưa ngoan hoặc những học sinh khi ở trong
trường thì ngoan ngoãn, lễ phép; đến khi tan trường về nhà thì không ngoan ngoãn
vâng lời, hoặc không chào hỏi thầy cô và người lớn.
II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG HỌC SINH VI
PHẠM ĐẠO ĐỨC:
Từ thực trạng trên, tôi đã tiền hành tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến học
sinh Tiểu học lại có những hành vi đạo đức như vậy. Thống kê kết quả tìm hiểu,
tôi xin đưa ra một số nguên nhân sau:
- Đa số học sinh vi phạm đạo đức là những học sinh có hoàn cảnh gia đình
khó khăn: gia đình nghèo, cha mẹ thường lo làm kiếm tiền nên chưa quan tâm đến
việc học hành cũng như giáo dục cho các em trong thời gian ở nhà.
- Một số gia đình còn nuông chiều con cái, cha mẹ dung túng những hành vi
sai trái cho con cái, do đó dẫn đến tình trạng con cái đòi cái gì là được và thường
không nghe lời cha me, thầy cô và mọi người. .
- Một số học sinh bắt đầu có thói quen bắt chước một số tật xấu ở bên ngoài
như: Bỏ học đi chơi, gây gổ với bạn bè, nói tục, chửi thề…
- Qua tìm hiểu, một số thầy cô giáo cho biết trong lớp có nhiều học sinh cá
biệt ,không nghe lời thầy cô, hay có những hành vi không tốt, lơ là trong học tập.
- Qua tìm hiểu các em trong Ban chỉ huy Liên đội được biết: các tiết sinh
hoạt cuối tuần, các chi đội thường tổ chức sơ sài, trong tiết sinh hoạt, các chi đội
chỉ nhận xét đánh giá được hoạt động trong tuầnh và triển khai kế hoạch tuần tới;
không tiến hành lồng ghép các nội dung giáo dục vào trong tiết sinh hoạt.
- Việc tổ chức giáo dục cho các em đội viên, nhi đồng trong những năm qua
chưa thực sự rộng khắp và chưa phong phú, chưa phát huy hết vai trò của tổ chức
đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học.
* Từ những nguyên nhân nêu trên, tôi tiến hành thực hiện một số biện pháp

giáo dục đạo đức thông qua tiết chào cờ đầu tuần. Nội dung cụ thể như sau:
III. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THÔNG QUA TIẾT
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN:
Người thực hiện: Lâm Khánh Đức – Trường TH Hai Bà Trưng - 5 -
Đề tài: Giáo dục đạo đức thông qua chào cờ.

Tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần là một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
có tính chất tổng hợp nhằm giáo dục tư tưởng chính trò, đạo đức cho học sinh, là
một tiết bắt buộc có trong thời khoá biểu hằng tuần của học sinh Tiểu học. Qua đó
học sinh thể hiện lòng yêu nước thông qua hành động nghiêm trang chào là Quốc
kì, hát Quốc ca. Thông qua tiết chào cờ đầu tuần, có thể lồng ghép các chương
trình giáo dục cho học sinh, làm cho tiết chào cờ đầu tuần trở nên có ý nghóa và
mang tính thực tiễn cao hơn.
III.1: CHƯƠNG TRÌNH TIẾT CHÀO CỜ:
Tiết chào cờ mang ý nghóa giáo dục rất cao do đó việc xây dựng chương
trình cho tiết chào cờ, mỗi giáo viên Tổng phụ trách cần thực hiện một cách
nghiêm túc, tuân thủ những quy đònh chung về các nghi lễ, nghi thức. Tuy nhiên
bên cạnh nghi lễ, việc thết kế chương trình cũng cần mang tính chất nhẹ nhàng,
tạo không khí vui tươi thoải mái, tránh tình trạng giáo viên thết kế một cách cứng
nhắc rập khuôn dễ gây ra ức chế ở học sinh mỗi khi có tiết chào cờ.
Tôi tiến hành xây dựng chương trình tiết chào cờ chung cho cả năm học, cụ thể
như sau:
1. Chào cờ.
2. Hát Quốc ca – Đội ca.
3. Tuyên bố lí do – Giới thiệu đại biểu.
4. Đánh giá kết quả hoạt động của Liên đội tuần qua.
5. Sơ kết hoặc tổng kết các đợt thi đua.
6. Khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích
7. Phổ biến nhiệm vụ tuần tiếp theo.
8. Lồng ghép các nội dung giáo dục theo chủ điểm.

9. Phát biểu của Ban giám hiệu trường.
10. Kết thúc tiết chào cờ.
* Các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tuỳ theo các chủ điểm được xây
dựng theo từng tháng
Người thực hiện: Lâm Khánh Đức – Trường TH Hai Bà Trưng - 6 -
Đề tài: Giáo dục đạo đức thông qua chào cờ.
III.2: ĐỘI HÌNH HỌC SINH TRONG TIẾT CHÀO CỜ:
CÁC LỚP CÁC LỚP
Người thực hiện: Lâm Khánh Đức – Trường TH Hai Bà Trưng - 7 -
BÀN TỔ CHỨC
ĐẠI BIỂU ĐẠI BIỂU
CỘT
CỜ
ĐỘI
TRỐNG
ĐỘI
CỜ
NƯỚC
ĐỘI CỜ PHƯỚN
Đề tài: Giáo dục đạo đức thông qua chào cờ.
III. CÁC BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC:
III.1: PHÂN CHIA CÁC CHỦ ĐIỂM TRONG NĂM HỌC:
1.1: Chủ điểm 1: Tháng 9 – 10: Truyền thuống nhà trường.
1.2: Chủ điểm 2: Tháng 11: Kính yêu thầy giáo, cô giáo.
1.3: Chủ điểm 3: Tháng 12: Yêu đất nước Việt Nam.
1.4: Chủ điểm 4: Tháng 1 – 2: Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc.
1.5: chủ điểm 5: Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô.
1.6: Chủ điểm 6: Tháng 4: Quê hương anh hùng.
1.7: Chủ điểm 7: Tháng 5: Kính yêu Bác Hồ.
III.2: CÁC BIỆN PHÁP VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC THEO TỪNG CHỦ

ĐIỂM:
2.1: Chủ điểm: Truyền thống nhà trường:
Trong chủ điểm này, khi tới phần lồng ghép giáo dục cho học sinh, tôi tiến
hành giáo dục cho các có sự hiểu biết về trách nhiệm của người học sinh với
truyền thống của nhà trường; bồi dưỡng tình cảm, thái độ đúng đối với nhà trường.
Về hình thức giáo dục:
Tôi tiến hành giáo dục các em bằng nhiều hình thức khác nhau theo mỗi tuần
chào cờ.
Ví dụ: - Tổ chức cho các em hát, đọc thơ về chủ đề nhà trường.
- Tổ chức cho đại diện một số lớp hoặc đại diện học sinh giỏi lên nêu kế
hoạch phấn đấu của tập thể, cá nhân trong năm học tới.
- Tổ chức thi nhanh tìm hiểu về nội qui nhà trường; những việc cần làm để
giữ cho trường em xanh sạch đẹp.
- Trong tháng này, tất cả các Chi đội đều phải tiến hành Đại hội Chi đội
tiến tới Đại hội Liên đội do đó tôi tiến hành lồng ghép giáo dục về truyền thống
của đội dưới các hình thức tổ chức cho học sinh “ Hái hoa dân chủ” hoặc trả lời
các câu hỏi trắc nghiệm.
- Song song với việc giáo dục cho các em truyền thống nhà trường và các
mặt giáo dục khác, tôi không quên tiến hành giáo dục cho các em truyền thống
Người thực hiện: Lâm Khánh Đức – Trường TH Hai Bà Trưng - 8 -
Đề tài: Giáo dục đạo đức thông qua chào cờ.
hiếu học, giáo dục các em tích cực, chăm chỉ trong học tập. Hình thức giáo dục cho
các em là cứ một tháng một lần, tôi tổ chức cho các em thi đua trả lời các câu hỏi
trắc nghiệm theo hình thức “ Rung chuông vàng “. Thông qua kết quả cuộc thi,
giáo dục đức tính cần cù, chăm chỉ, siêng năng trong học tập cho các em.
2.2: Chủ điểm: Kính yêu thầy giáo, cô giáo:

Thông qua chủ điểm này nhằm mục đích giáo dục cho học sinh về công lao
dạy dỗ của thầy cô giáo đối với các em; giáo dục các em biết kính trọng, biết ơn
thầy cô giáo. Điều đó phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể.

Trong chủ điểm này, ngoài việc phát động phong trào thi đua tuần, tháng học tốt
giành nhiều hoa điểm 10 tặng thầy cô ( hàng tuần tổng hợp số điểm 10, tuyên
dương kòp thời những học sinh giành nhiều hoa điểm 10); tôi còn phát động các
phong trào khác theo mỗi tuần trong tháng: làm báo tường; viết thư thăm hỏi thầy
cô giáo cũ…
Trong các tiết chào cờ, các chi đội tập luyện và biểu diễn các tiết mục văn
nghệ nói về thầy cô, ngoài ra còn lồng ghép với các hoạt động khác như ở chủ
điểm 1.
2.3: Chủ điểm: Yêu đất nước Việt Nam:
Thông qua chủ điểm, nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về truyền thống
của dân tộc, sự giàu đẹp của quê hương đất nước. Giáo dục thái độ tôn trọng với
những chiến công, những chiến só quên mình vì Tổ quốc. Qua đó giáo dục các em
ý thức rèn luyện bản thân.
Trong chủ điểm này, tôi tiến hành bằng nhiều hình thức theo mỗi tuần.
Những hình thức tổ chức như thi tìm hiểu về lòch sử quê hương đất nước ngay
trong tiết chào cờ với những câu hỏi trắc nghiệm; hát những bài hát về quê hương
đất nước. Trong chủ điểm này,có ngày 22/12, tôi tiến hành phát động cho các em
viết thư gửi các chú bộ đội. Bên cạnh đó để giáo dục cho các em về truyền thống
quê hương, tôi mời Hội cựu chiến binh xã về nói chuyện. Qua các tiết chào cờ,
giới thiệu cho các em những gương người tốt, việc tốt hoặc kế cho các em nghe
những câu chuyện về các tấm gương anh hùng thiếu niên …
2.4: Chủ đề 4: Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc:
Thông qua chủ điểm này nhằm giáo dục cho các em truyền thống văn hoá
dân tộc, giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc, bồi dưỡng
cách giao tiếp, cách ứng xử cho các em.
Trong chủ điểm này, hàng tuần tôi tiến hành cho học sinh tìm hiểu và giới
thiệu trước toàn trường những cái hay, cái đẹp trong phong tục tập quán của quê
Người thực hiện: Lâm Khánh Đức – Trường TH Hai Bà Trưng - 9 -
Đề tài: Giáo dục đạo đức thông qua chào cờ.
hương. Trong thời gian này, Liên đội đang phát động tập luyện văn nghệ biểu diễn

chào mừng ngày thành lập Đảng, do đó tôi cho các chi đội đăng kí tiết mục biểu
diễn ngay trong tiết chào cờ nhằm giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi biểu điễn
chính thức. Bên cạnh đó, xen kẽ giữa các tuần, tôi còn tiến hành kể cho các em
nghe những câu chuyện ngắn nói về bản sắc văn hoá các dân tộc Việt nam…
2.5: Chủ điểm: Yêu quý mẹ và cô:
Chủ điểm này nhằm giáo dục cho học sinh lòng kình trọng, quý mến mẹ và
cô giáo; biết cách thể hiện sự quý trọng người phụ nữ Việt nam.
Trong chủ điểm này, hình thức lồng ghép giáo dục được tôi tiến hành như
sau: Phát động phong trào thi đua giành nhiều hoa điểm 10 tặng cô, cho các chi
đội kí cam kết thi đua trước cờ ( tổng kết khen thưởng vào tuần cuối tháng). Tiến
hành cho các em hát, đọc thơ về cô và mẹ; nói chuyện về một số tấm gương phụ
nữ Việt Nam anh hùng. Bên cạnh đó, tôi cũng tổ chức cho các chi đội tập luyện
và diễn một vở kòch ngắn nói về cô hoặc mẹ. Các tiết mục này là cơ sở để giáo
dục các em lòng kính yêu mẹ và cô. Đồng thời nêu gương, tuyên dương những học
sinh có thành tích trong học tập, biết kính trọng, lễ phép với cô và mẹ ( do các chi
đội bình chọn).
2.6: Chủ điểm: Quê hương anh hùng.
Chủ điểm này nhằm giáo dục cho các em truyền thống anh hùng của quê
hương, đất nước. Giáo dục cho các em biết kính trọng những người đã mang lại
độc lập, tự do cho đất nước, những người lao động đã làm ra của cải cho xã hội.
Thông qua đó giáo dục các em ý thức tự vươn lên trong học tập, không ngại khó
khăn gian khổ,
Hình thức lồng ghép giáo dục trong chủ điểm này là: Thông qua tiết chào
cờ, giới thiệu cho các em những tấm gương anh hùng ( trong lao động và trong
chiến đấu chống giặc ngoại xâm); có thể cho học sinh tự tìm những tấm gương và
kể dưới cờ ( Khuyến khích các em tìm hiểu về các tấm gương của đòa phương).
Trong chủ điểm này, tôi tăng cường tổ chức cho học sinh thi trắc nghiệm
dưới cờ, các câu hỏi thi là những câu hỏi thuộc các lónh vực, hình thức như ở chủ
điểm 1. qua mỗi lần thi, giáo dục cho các em đức tính cẩn thận, nhanh nhẹn và
trung thực.

2.7:Chủ điểm Bác Hồ kính yêu:
Chủ điểm này nhằm giáo dục cho các em có những hiểu biết về Bác Hồ,
hiểu biết về truyền thống Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Giáo dục cho
ác em lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
Người thực hiện: Lâm Khánh Đức – Trường TH Hai Bà Trưng - 10 -
Đề tài: Giáo dục đạo đức thông qua chào cờ.
Trong chủ điểm này, tôi phát động trong toàn Liên đội cuộc thi kể chuyện
về Bác Hồ. Thông qua cuộc thi, chọn những tiết mục tiêu biểu, cho các em kể
dưới cờ hàng tuần. Trong các tiết chào cờ, còn lồng ghép các tiết mục văn nghệ
nói về Bác.
Ngoài ra còn giới thiệu cho các em truyền thống về Đội
IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC
Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ là vấn đề riêng của mỗi gia
đình hay của một giáo viên chủ nhiệm nào đó mà vấn đề này nó đã trở thành mối
quan tâm của toàn xã hội ,toàn cộng đồng. Vẫn biết rằng việc giáo dục đạo đức
cho các em học sinh là trách nhiệm đặc biệt quan trọng của gia đình ,không đơn vò
tổ chức nào có thể thay thế được. Tuy nhiên thông qua các hoạt động của Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các em được giáo dục một cách nhẹ nhàng
hơn và đặc biệt thông qua hình thức giáo dục dưới cờ, hiệu quả giáo dục như được
tăng lên.
Qua một số biện pháp trên, cuối năm học 2007 – 2008, kết quả của công tác
giáo dục đạo đức dưới cờ đạt được như sau:
Học sinh tích cực tham gia các hoạt động đội. Trong mỗi tiết chào cờ, các em
nghiêm túc hơn. Học sinh tự giác trong mỗi công việc được giao và hầu hết các em
đều hào hứng tham gia các phần lồng ghép giáo dục.
Thông qua các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, tôi được biết qua các hoạt động
lồng ghép dưới cờ, học sinh trong lớp trở nên đoàn kết hơn, tinh thần tập thể được
phát huy cao độ. Các em trở nên ngoan hơn, một số học sinh cá biệt trước đây, nay
không còn quậy phá. Các em ngoan ngoãn hơn, biết lễ phép chào hỏi thầy cô và
người lớn mỗi khi ra đường. Trong trường không còn hện tượng bắt nạt bạn, không

còn hiện tượng nói tục, chửi thề. Thông qua các hoạt động lồng ghép giáo dục, các
phong trào khác của trường như: Văn nghệ, học sinh giỏi … cũng được phát huy
mạnh mẽ.
PHẦN KẾT THÚC
I/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi rút ra một số bài học
trong việc tổ chức lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tiết chào cờ như sau:
1. Trong quá trình xây dựng các chủ điểm, cần căn cứ vào tình hình thực tế
của trường. Chương trình cần được thay đổi sao cho linh hoạt, khhông nên gò bó
cứng nhắc ( trừ những nghi lễ chính như Chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca).
Người thực hiện: Lâm Khánh Đức – Trường TH Hai Bà Trưng - 11 -
Đề tài: Giáo dục đạo đức thông qua chào cờ.
2.Về nội dung lồng ghép giáo dục, cần phù hợp lứa tuổi các em. Hình thức
lồng ghép giáo dục cần phong phú, đa dạng, tránh tình trạng rập khuôn dễ gây
nhàm chán cho học sinh. Cần lưu ý, việc lựa chọn các nội dung giáo dục trong một
chủ điểm cần phù hợp với chủ điểm đã xây dựng. Tránh trường hợp xây dựng chủ
điểm nhưng không thực hiện theo chủ điểm mà thết kế các nội dung giáo dục tuỳ
hứng theo từng tuần chào cờ.
3. Nên giao việc cho học sinh, khuyến khích các em tự thiết kế các nội dung
mang tính giáo dục. Tổng phụ trách đội chỉ là người hướng dẫn, điều chỉnh cho các
em. Các hình thức giáo dục cần tránh tình trạng nói xuông, nên sử dụng những tình
huống, việc làm cụ thể để qua đó giáo dục hco các em.
4. Trong các đợt thi đua cần có khen thưởng kòp thời, lấy tuyên dương khen
thưởng những cá nhân và tập thể có những việc làm thiết thực, cụ thể để nêu
gương dưới cờ là việc làm phù hợp nhất.
5. Trong quá trình thiết kế các hoạt động lồng ghép giáo dục, Tổng phụ
trách cần chú ý đến thời gian dành cho hoạt động này. Đây là hoạt động lồng ghép
trong tiết chào cờ nên thời gian có hạn, trành biến tiết chào cờ thành buổi sinh
hoạt ngoại khoá. Mỗi tiết chào cờ của một tuần chỉ nên đưa vào từ một đến hai nội
dung giáo dục.

II. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua việc thực hiện đề tài này, bản tghân tôi thấy kết quả giáo dục đạo đức
cho học sinh khá khả quan. Để hoàn thành đề tài này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận
tình của Ban giám hiệu, các đoàn thể và các thầy cô giáo trong nhà trường.
Trên đây là một vài biện pháp lồng ghèp giáo dục đạo đức cho học sinh trong
tiết chào cờ .Tôi mạnh dạn đưa ra để các bạn đồng nghiệp tham khảo ,vận dụng.
Tôi rất mong được sự đóng góp và bổ sung cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi
được hoàn thiện và có hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Phú Văn, ngày 05 tháng 05 năm 2008.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Lâm Khánh Đức
Người thực hiện: Lâm Khánh Đức – Trường TH Hai Bà Trưng - 12 -
Đề tài: Giáo dục đạo đức thông qua chào cờ.

NHẬN XÉT VÀ XẾP LOẠI
Ý kiến nhận xét của Tổ









Xếp loại:
Ý kiến nhận xét của HĐKH Nhà trường





Người thực hiện: Lâm Khánh Đức – Trường TH Hai Bà Trưng - 13 -
Đề tài: Giáo dục đạo đức thông qua chào cờ.




Xếp loại:
Xếp loại của Phòng Giáo dục










Xếp loại:
XẾP LOẠI CỦA SỞ GIÁO DỤC




Người thực hiện: Lâm Khánh Đức – Trường TH Hai Bà Trưng - 14 -
Đề tài: Giáo dục đạo đức thông qua chào cờ.







Xếp loại: ………………………………
Người thực hiện: Lâm Khánh Đức – Trường TH Hai Bà Trưng - 15 -

×