Tải bản đầy đủ (.pptx) (206 trang)

Bài Giảng Kỹ Năng Giao Tiếp ( Combo Full Slides 4 Chương )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 206 trang )

KỸ NĂNG GIAO TIẾP

NỘI DUNG

 Chương I : Nhập môn tâm lý học giao tiếp
 Chương II : Giao tiếp ngôn ngữ
 Chương III: Lễ tiết giao tế
 Chương IV : Lễ tiết giao tế cá nhân

03 châm ngôn về giao t giao tiếpp

Châm ngôn 1: Giao tiếp là php là phương thuống thuốc c
thần kỳ chn kỳ chữa lành a lành mọi tai hi tai họi tai ha của chúnga chúng
ta – Panacea

Châm ngơn 2: Giao tiếp là php có thể phá vỡ phá vỡ (Điều (Điều u
này có thể phá vỡ trái ngược với qc với quan i quan niệm giao m giao
tiếp là php không thể phá vỡ bị phá vỡ phá vỡ (Điều trong khi máy móc
có thể phá vỡ bị phá vỡ phá vỡ (Điều ).

Châm ngôn 3: Giao tiếp là php đơng thuốn thuần kỳ chn là việm giao c xây dựng một ng một t
kỹ năng. năng. Giao tiếp là php là một t quá trình phức tạp cc tạp cần pp cần kỳ chn phải i
nắm bắt vm bắm bắt vt và thấu hiểu u hiể phá vỡu một t cách toàn diệm giao n.

Chương I:

Nhập môn
tâm lý học giao tiếp

Chương I:
Nhập môn tâm lý học giao tiếp



I. Định nghĩa:
II. Chu kỳ giao tiếp:
III. Phân loại giao tiếp:
IV. Các đặc điểm chung của giao tiếp
V. Sự phát triển của các hình thức giao

tiếp
VI. Kỹ năng giao tiếp
VII. Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến

quá trình giao tiếp

I. Định nghĩa:

Giao tiếp là tiếp xúc tâm lý có tính đa
chiều và đồng chủ thể giữa người với
người được quy định bởi các yếu tố văn
hóa, xã hội và đặc trưng tâm lý cá nhân.
Giao tiếp có chức năng thỏa mãn các nhu
cầu vật chất và tinh thần của con người,
trao đổi thông tin, cảm xúc, định hướng
và điều chỉnh nhận thức, hành vi của bản
thân và của nhau, tri giác lẫn nhau, tạo
dựng quan hệ với nhau và tác động qua
lại lẫn nhau.

1. Tính đa chiều và đồng chủ
thể của giao tiếp


 Tính đa chiều của giao tiếp thể hiện ở
chiều truyền thông tin và chiều hướng
tác động.

 Tính đồng chủ thể của giao tiếp thể
hiện ở tác động đa chiều giữa cá nhân
tham gia giao tiếp, đó là sự khác biệt
về động cơ, mục đích và sự khác biệt
về kết quả ở các cá nhân tham gia
giao tiếp

2. Các yếu tố quy định phong cách,
vai giới và phân vai của cá nhân
trong giao tiếp

 Đặc trưng tâm lý cá nhân: đặc điểm sinh lý
(vận tốc các q trình thần kinh, khí chất);
tính cách (quyết đốn hay dễ bảo, cứng
nhắc hay mềm dẻo, nhạy cảm hay vô cảm).

 Phong cách giao tiếp: hệ thống những
phương pháp và thủ thuật giao tiếp, những
hành động, hành vi và ứng xử, cách tiếp
nhận và đáp ứng kích thích tương đối ổn
định của cá nhân trong giao tiếp

 Vai xã hội: vai trò nhất định của mỗi cá
nhân trong một nhóm xã hội cụ thể

3. Các chức năng của giao tiếp


 Chức năng thỏa mãn nhu cầu của con
người.

 Chức năng thông tin.
 Chức năng nhận thức.
 Chức năng cảm xúc
 Chức năng định hướng, tổ chức, phối

hợp hoạt động và điều chỉnh hành vi
của bản thân và của người khác

II. Chu kỳ giao tiếp:

1. Điều kiện cần thiết của giao tiếp:
2. Cấu trúc của một chu kỳ giao tiếp:
3. Các yêu tố cơ bản của một chu kỳ

giao tiếp:
4. Các giai đoạn của một chu kỳ giao

tiếp:

1. Điều kiện cần thiết của giao tiếp:

 Giao tiếp chỉ nảy sinh nếu cá nhân có
nhu cầu giao tiếp.

 Nhu cầu giao tiếp chỉ xuất hiện khi cá
nhân đó gặp phải tình huống có vấn

đề nhưng cá nhân đó khơng đủ khả
năng để giải quyết vấn đề.

 Điều kiện cần của giao tiếp là các cá
nhân tham gia giao tiếp phải tương tự
nhau về phương diện tâm lý

2. Cấu trúc của một chu kỳ giao tiếp:

 Chu kỳ giao tiếp là một tiếp xúc tâm lý riêng lẻ của một cá nhân
với các cá nhân khác.

 Ba yếu tố chung của một chu kỳ giao tiếp: người phát tin; bản
thông điệp được truyền đi; ngừơi nhận tin. (Hình 1)

 Một số quan điểm khác đưa thêm vào các yếu tố như: bộ mã hóa;
bộ giải mã; công cụ giao tiếp; kênh giao tiếp; nhiễu; sự phản hồi;
mơi trường giao tiếp; lượt nói; phân phối lượt nói; phân vai. (hình
2).

 Giao tiếp là một q trình thơng tin hai chiều, có nghĩa là khơng
có sự phân cực giữa một bên là người phát và một bên là người
nhận thông tin,mà cả hai đều là chủ thể tích cực, ln đổi vai cho
nhau. Nội dung thơng tin có thể là các quan điểm, ý kiến, sở thích,
nhu cầu, tâm trạng, tình cảm…Quá trình trao đổi thông tin trong
giao tiếp diễn ra có hiệu quả hay khơng phụ thuộc vào người phát,
người nhận thơng tin và nhiều yếu tố khác trong q trình truyền
thông.

Hình 1: Chu kỳ giao tiếp


Hình 2: các yếu tố khác của chu kỳ giao tiếp

3. Các yêu tố cơ bản của một chu
kỳ giao tiếp:

 Chủ thể và đối tượng của giao tiếp
 Mục đích giao tiếp
 Nội dung giao tiếp
 Công cụ giao tiếp
 Tình huống giao tiếp
 Kênh giao tiếp

4. Các giai đoạn của một chu
kỳ giao tiếp:

 Giai đọan định hướng trước khia giao tiếp
 Giai đọan tạo bầu không khí tiền giao tiếp

(giai đọan mở đầu của quá trình giao
tiếp).
 Giai đọan thăm dò đối tượng giao tiếp.
 Giai đọan điều chỉnh, điều khiển và phát
triển quá trình giao tiếp.
 Giai đọan phân tích hệ thống giao tiếp cho
họat động tiếp theo.

III. Phân loại giao tiếp:

1. Giao tiếp nội tâm:


 Khi con người trị truyện với chính bản thân họ, q trình giao tiếp này
diễn ra trong bộ não. Nó bao gồm những suy nghĩ, ký ức, và nhận thức
trong suốt quà trình giao tiếp. Hầu hết hành vi phản ứng đối với các
cấp độ giao tiếp chủ yếu đều bắt nguồn từ giao tiếp nội tâm. Ở cấp độ
này, chủ thể đặt ra những quy tắc cho bản thân và các kiểu mẫu giao
tiếp. Giao tiếp nội tâm bao gồm:

 Giác quan – Ví dụ: các mơ hình diễn giải, văn bản, ký hiệu, biểu tượng
 Giao tiếp khơng bằng lời nói – Ví dụ: các động tác, giao tiếp bằng mắt
 Giao tiếp giữa các bộ phận trên cơ thể – Ví dụ: “Bao tử của tơi nói với

tôi là đã đến giờ ăn trưa rồi”
 Mơ mộng
 Giấc mơ ban đêm
 Những hình thức khác.

2. Giao tiếp ứng xử:

 Giao tiếp ứng xử được hiểu là việc giao tiếp giữa hai cá nhân
riêng biệt. Hình thức giao tiếp này diễn ra khi hai con người
giao tiếp với nhau hoặc giao tiếp theo nhóm. Điều này cũng có
nghĩa là con người có thể nắm bắt được việc giao tiếp với
những con người khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau
và làm cho người đó cảm thấy hài lòng. Những động tác như
giao tiếp bằng mắt, vận động cơ thể, và các động tác tay cũng
là một phần của giao tiếp ứng xử. Các chức năng phổ biến nhất
của việc giao tiếp ứng xử là nghe, nói và giải quyết mâu thuẫn.
Phân loại giao tiếp ứng xử đi từ giao tiếp ngôn ngữ đến phi
ngôn ngữ và từ tình huống này đến tình huống khác. Giao tiếp

ứng xử bao gồm việc giao tiếp trực diện có mục đích và thích
hợp.

3. Giao tiếp theo nhóm nhỏ:

 Giao tiếp theo nhóm nhỏ là một quá trình tác động qua lại diễn
ra theo nhóm ba người hoặc nhiều hơn để đưa ra được những
mục tiêu chung bao gồm giao tiếp trực diện và các loại giao
tiếp qua trung gian. Loại giao tiếp này thỉnh thoảng cũng bao
gồm giao tiếp ứng xử chỉ có một điểm khác biệt chủ yếu là số
lượng người tham gia vào q trình này. Giao tiếp theo nhóm
nhỏ có thể là buổi nói chuyện giữa các thành viên gia đình
trong bữa ăn tối, hoặc một buổi họp được diễn ra bởi một vài
thành viên trong tổ chức.

4. Giao tiếp cộng đồng:

 Khi một người gửi thông điệp cho một bộ phận khán giả,
không phân biệt những cá nhân khác nhau. Không giống
với các cấp độ giao tiếp kể trên, người phát ngơn đóng
vai trị chủ yếu trong q trình giao tiếp này.

5. Giao tiếp tập trung:

 Quá trình giao tiếp tập trung diễn ra khi một nhóm người
nhỏ gửi thông điệp cho một bộ phận tiếp nhận lớn thông
qua một phương tiện truyền thơng cụ thể. Q trình này
biểu hiện sự hình thành và truyền bá một thông điệp
đến một bộ phận tiếp nhận lớn thông qua phương tiện
truyền thông.



×