Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Đề án tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.78 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA: KINH TẾ

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Đề án môn án môn họcc KTPT

ĐỀ TÀI : TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHẤT

LƯỢNG CUỘC SỐNG

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................2
Phần 1 : Lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống và mối quan hệ của chúng....3

1. Tăng trưởng kinh tế.......................................................................................................................3
1.1 Khái niệm.....................................................................................................................................3
1.2 Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng..................................................................................................4

2. Chất lượng cuộc sống........................................................................................................................5
2.1 Khái niệm....................................................................................................................................5
2.2 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống....................................................................................6
a. Phát triển con người......................................................................................................................7
b. Phát triển văn hóa.........................................................................................................................9
c. Xóa đói giảm nghèo........................................................................................................................9
d. Công bằng xã hội...........................................................................................................................9

3. Mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống................................................10
3.1 Quan hệ của tăng trường với phát triển con người................................................................10
3.2 Quan hệ của tăng trưởng với phát triển văn hóa...................................................................12


3.3 Quan hệ của tăng trưởng với công bằng xã hội......................................................................13
3.4 Quan hệ của tăng trưởng với xóa đói giảm nghèo..................................................................14

Phần 2 : Thực trạng về tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống ở Việt Nam.............................15
1. Thực trạng về tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 – 2010........................................................15
2. Thực trạng về chất lượng cuộc sống của người dân..................................................................18
a. Về phát triển con người...........................................................................................................18
b. Phát triển văn hóa....................................................................................................................21
c. Xóa đói giảm nghèo.................................................................................................................22
d. Công bằng xã hội.....................................................................................................................23

Phần 3: Đánh giá những thành tựu đạt được và hạn chế trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng và chất lượng cuộc sống ở nước ta.............................................................................................25

Đề án môn án môn họcc KTPT

1. Những thành tựu đạt được..........................................................................................................25
2. Những hạn chế.............................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................26

MỞ ĐẦU

Một đất nước muốn phát triển tồn diện thì khơng nên chỉ quan tâm tăng đến trưởng kinh
tế đơn thuần mà đặc biệt còn phải quan tâm đến cuộc sống tinh thần và vật chất của người dân.
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu của mọi quốc gia trên thế giới. Và yêu cầu tối thiểu của một
quốc gia phát triển thì chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của quốc gia đó cũng phải cao.
Vấn đề chất lượng cuộc sống (CLCS) và nâng cao CLCS dân cư là nội dung chủ yếu trong chiến
lược phát triển con người, đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của mọi quốc gia, là vấn đề được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam hết sức quan
tâm. Vậy tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống là gì? Hay mối quan hệ giữa tăng trưởng và

chất lượng cuộc sống là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua đề tài: “Tăng trưởng kinh tế và
chất lượng cuộc sống” để được hiểu hơn về vấn đề này.

Phần 1 : Lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống và mối
quan hệ của chúng.

1. Tăng trưởng kinh tế
1.1 Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển kinh tế. Nhưng tăng trưởng kinh tế
không chỉ là trọng tâm mà cịn là điều kiện q trình phát triển và phát triển bền vững, cũng như
xóa nghèo khơng thể diễn ra nếu khơng có tăng trưởng kinh tế.

Khái niệm tăng trưởng kinh tế trong vĩ mô là sự gia tăng sản lượng hàng hóa dịch vụ của
nền kinh tế. Trong khi Kinh tế học phát triển, tăng trưởng kinh tế liên quan đến sự gia tăng thu
nhập quốc dân thực trên đầu người, nghĩa là sự gia tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
ra trên mỗi đầu người trong nền kinh tế sau khi đã điều chỉnh lạm phát. Đây là chỉ số đo mục tiêu
tương đối về năng lực kinh tế. Chỉ số này đã được thừa nhận rộng rãi và có thể được tính với
những mức độ chính xác khác nhau cho hầu hết nền kinh tế.

Đề án môn án môn họcc KTPT

Tăng trưởng phản ánh sự gia tăng kết quả hoạt động kinh tế. Chỉ tiêu phản ánh kết quả
hoạt động sản xuất của nền kinh tế được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là GDP hay (GNP). Nó
phản ánh mức sản lượng của nền kinh tế. Quy mô GDP thay đổi theo thời gian phản ánh sự tăng
trưởng kinh tế.

Từ đó chúng ta có thể định nghĩa như sau: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô
sản lượng của nền kinh tế (GDP) hay sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu người (GDP/người)
trong một thời gian nhất định, thường được phản ánh qua mức độ tăng trưởng và tỉ lệ tăng trưởng

đầu người. Quy mô sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu người lại phụ thuộc vào quy mô sản
lượng của nền kinh tế và dân số của quốc gia. Nếu sự gia tăng của cả hai yếu tố này khác nhau sẽ
làm cho quy mô sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu người thay đổi.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế là một khái niệm phản ánh sự phát triển đơn thuần về
lượng, chủ yếu trên cơ sở tăng lên của các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, khai thác và sử
dụng tài nguyên... mà không kèm theo những thay đổi đáng kể nào về chất.

1.2 Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng
 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Tổng sản phẩm quốc nội là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ
mới tạo ra trong năm bằng các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): Tổng sản phẩm quốc dân là toàn bộ sản phẩm và dịch
vụ cuối cùng mà tất cả cơng dân một nước tạo ra và có thu nhập trong năm, không phân
biệt sản xuất được thực hiện ở trong nước hay ngoài nước .
Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng
GNP = GDP + NIA
Với NIA là thu nhập ròng
 Tổng thu nhập quốc dân (GNI): tương tự như Tổng sản phẩm quốc dân – GNP, chỉ khác
biệt ở chỗ GNP không trừ đi thuế gián thu
 Phúc lợi kinh tế ròng ( Net economic welfare-NEW)
 GDP theo phương pháp sức mua tương đương (ngang bằng sức mua) GDP_PPP

Đề án môn án môn họcc KTPT

Bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Do đó
nhìn chung tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của mức sản lượng quốc dân.

t Yt  Yt 1
g  t  1 100%


Y
Trong đó:

gt là tốc độ tăng trưởng của thời kỳ t.
Y là GDP thực tế của thời kỳ t.
(GDP là thước đo được chấp nhận rộng rãi về mức sản lượng của một nền kinh tế. GDP
được nói đến ở đây là GDP thực tế chứ không phải GDP danh nghĩa, tức là đã loại bỏ sự biến
động của giá cả theo thời gian.)
Tuy nhiên, thước đo trên có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng rất nhanh trong khi
GDP thực tế lại tăng trưởng chậm. Một định nghĩa khác có thể thích hợp hơn về tăng trưởng kinh
tế tính theo mức sản lượng bình qn đầu người được tính bằng tổng sản lượng hàng hố và dịch
vụ được tạo ra trong năm chia cho dân số. Chính vì vậy chỉ tiêu ý nghĩa hơn về tăng trưởng kinh
tế được tính bằng phần trăm thay đổi của GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ nghiên
cứu so với thời kỳ trước - thơng thường tính cho một năm.

t yt  yt 1
g pc  t  1 100%

y

Trong đó:
gpct là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ t.
y là GDP thực tế bình quân đầu người.

Khi các nhà kinh tế nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, họ quan tâm đến tăng trưởng của sản
lượng thực tế (hay sản lượng trên mỗi đầu người) trong một thời kì dài để có thể xác định được
các yếu tố làm tăng GDP thực tế tại mức tự nhiên trong dài hạn.

Đề án môn án môn họcc KTPT


2. Chất lượng cuộc sống

2.1 Khái niệm
Trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, Karl Max và F. Engels cho rằng chất lượng cuộc

sống (CLCS) là giải phóng lồi người khỏi áp bức bóc lột, đảm bảo cho lồi người thực sự sống
trong hịa bình, tự do và hạnh phúc.

Trong các tác phẩm của C.Mác hay của các nhà kinh tế chính trị cổ điển khác như
A.Smith, D.Ricardo, R.Malthus, J.S.Mill... đã có tư tưởng mở rộng và đề cao các giá trị về CLCS
của con người. CLCS như là mục đích trong việc tạo điều kiện thuận lợi giúp con người có một
cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú.

Theo R.C.Sharma thì CLCS là một khái niệm phức tạp, nó địi hỏi sự thỏa mãn cộng
đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của chính bản thân
xã hội. Trong tác phẩm nổi tiếng “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống”, ông
đã định nghĩa: “Chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng (hạnh phúc hoặc thỏa mãn)
với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản
thân một con người. Thêm vào đó, chất lượng là sự cảm giác được hài lịng với những gì mà con
người có được. Nó như là cảm giác của sự đầy đủ hay là sự trọn vẹn của cuộc sống”. Theo
R.C.Sharma thì mức sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan
trọng để tạo ra CLCS.

Với Hồ Chí Minh, vấn đề chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của con người được đề cập
ở những khía cạnh rất giản dị, mà trước hết là ở những lợi ích vật chất và hững lợi ích tinh thần
làm cho con người sống thật sự xứng đáng là một con người.

Trong xã hội hiện đại, khái niệm chất lượng cuộc sống thường được đồng nhất với khái
niệm thoải mái tối ưu. Trong đó, mối quan tâm chính của việc nâng cao chất lượng cuộc sống là
tạo ra một trạng thái thoải mái về vật chất và tinh thần, là tăng cường thời gian nghỉ ngơi. Sự tối

ưu hóa mức độ thoải mái được thể hiện trong sự đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng mà mỗi
cộng đồng xã hội, mỗi gia đình hay mỗi cá nhân có được. Sự "thoải mái tối ưu" đó "khơng có sự
phân biệt mức độ giữa các tầng lớp người có sự ngăn cách bởi sự sang hèn, hay địa vị trong xã
hội"

Đề án môn án môn họcc KTPT

Như vậy, có thể hiểu chất lượng cuộc sống là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu cầu của
xã hội, trước hết là nhu cầu về vật chất cơ bản tối thiểu của con người. Mức đáp ứng đó càng cao
thì CLCS càng cao. Bên cạnh đó, CLCS cịn được gắn liền với mơi trường và sự an tồn của mơi
trường. Một cuộc sống sung túc là một cuộc sống được đảm bảo bởi những nguồn lực cần thiết
như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ. Đồng thời, con người phải
được sống trong một môi trường tự nhiên trong lành, bền vững, không bị ô nhiễm; một mơi
trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, không bị ảnh hưởng bởi các vấn nạn xã hội.

CLCS là một chỉ số tổng hợp thể hiện về trí tuệ, tinh thần và vật chất của con người, là
mục tiêu phấn đấu nhằm đáp ứng sự phát triển bền vững của mọi quốc gia. CLCS càng cao thì
con người càng có nhiều khả năng lựa chọn trong việc phát triển cá nhân và trong hưởng thụ các
giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội đã tạo ra.

2.2 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống cho phép phân tích về sự phát triển một cách đầy đủ hơn so với

mức sống. Mức sống là thước đo về phúc lợi vật chất còn chất lượng cuộc sống là thước đo cả về
phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần.

Theo Liên Hiệp Quốc

Biện pháp quốc tế được sử dụng phổ biến nhất để đo lường chất lượng cuộc sống là
các chỉ số phát triển con người (HDI), với các nội dung cơ bản về tuổi thọ, giáo dục và mức sống

như là một nỗ lực để nâng cao cuộc sống có cho các cá nhân trong một xã hội nhất định. HDI
được sử dụng bởi Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc trong Báo cáo phát triển con
người của Liên Hiệp Quốc. Đây là một tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một nước dựa trên bảng chỉ số
phát triển con người của Liên Hợp Quốc, chuyên theo dõi tỉ lệ mù chữ ở người lớn, tuổi thọ
trung bình và mức thu thập. Bên cạnh những nhân tố xếp hạng truyền thống như kinh tế, an ninh,
tỉ lệ thất nghiệp, còn có những nhân tố khác như việc áp dụng các biện pháp tránh thai, sức khoẻ
của trẻ em, tỉ lệ tội phạm, tử hình.

Nhưng ở đây, ta bàn đến 4 nội dung liên quan đến chất lượng cuộc sống là:

- Phát triển con người (PTCN)

- Phát triển văn hóa (PTVH)

Đề án môn án môn họcc KTPT

- Công bằng xã hội (CBXH)

- Xóa đói giảm nghèo (XĐGN)

a. Phát triển con người
Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phải hướng tới của mọi hoạt động kinh tế -

xã hội của mỗi quốc gia và thế giới. Việc lựa chọn các tiêu chí phản ánh sự phát triển con
người có ý nghĩa rất quan trọng.

Phát triển con người là một quá trình nhằm mở rộng khả năng lựa chọn của dân
chúng (bao gồm sự tự do về kinh tế, xã hội, chính trị) để con người có được các cơ hội trở

thành người lao động sáng tạo, có năng suất, được tôn trọng cá nhân và được bảo đảm
quyền con người. Thước đo chỉ số phát triển con người – HDI (Human Development Index)
là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố
khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển
của một quốc gia.

Từ những năm 1990, Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) đưa ra chỉ số
phát triển con người HDI (Human Development Index). HDI phản ánh các thành tựu phát
triển con người trong ba lĩnh vực cơ bản:

- Sức khỏe được đo bằng tuổi thọ trung bình (năm).

- Học vấn được đo bằng tỉ lệ biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên (%) với
quyền số (trọng số) 2/3 và tỉ lệ nhập học của các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học
trong nhóm dân cư từ 6-24 tuổi so với dân số độ tuổi (%) với quyền số (trọng số) 1/3.

- Mức sống kinh tế được đo bằng GDP bình quân đầu người được điều chỉnh theo
PPP (Purchasing Power Parity) tính bằng USD.

HDI = 1/3 (chỉ số tuổi thọ bình quân + chỉ số giáo dục + chỉ số GDP bình quân đầu
người)

Giá trị xi thực tế - Giá trị xi tối thiểu
Chỉ số thành phần = Giá trị xi tối đa - Giá trị xi tối thiểu

Đề án môn án môn họcc KTPT

Chỉ số giáo dục = 2/3 chỉ số người lớn biết chữ + 1/3 chỉ số đi học trong độ tuổi từ 6 đến
24.


xi−0
Chỉ số người lớn biết chữ = 100−0 , xi: tỉ lệ người biết chữ thực tế

y i− 0
Chỉ số đi học trong độ tuổi = 100−0 , yi: tỉ lệ đi học trong độ tuổi từ 6 - 24

z i− 25
Chỉ số tuổi thọ = 85−25 , zi: tuổi thọ thực tế

lg( λi)−lg(100 ) (tính theo sức mua tương đương)
Chỉ số GDP = lg( 40000)−lg(100)

λi là GDP bình quân đầu người của nước i đã được điều chỉnh theo phương pháp tính

tỉ giá sức mua tương đương.

Về mặt trị số: 0≤HDI≤1

Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục, GDP và HDI đều nhận giá trị từ 0 đến 1. Giá trị của các chỉ
số này càng gần tới 1 có nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng càng cao (với 1 là thứ hạng
cao nhất), trái lại, các chỉ số càng gần 0 có nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng càng
thấp.

b. Phát triển văn hóa
Là nhiệm vụ quan trọng được đề ra trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm

2020 của Việt Nam. Mục tiêu trọng tâm của chiến lược là hướng mọi hoạt động văn hóa vào
việc xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, thể
chất, tuân thủ pháp luật và có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, lối sống văn hóa,…


Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và chăm lo phát triển văn hóa, coi văn hóa là một
mặt trận quan trọng trên lĩnh vực tư tưởng, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta.

Đề án mơn án mơn họcc KTPT

c. Xóa đói giảm nghèo
Là một nội dung toàn diện, phù hợp với các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ

(MDG) của Liên Hợp Quốc đã công bố, là giảm dần tỷ lệ phần trăm giữa dân số sống dưới
mức tối thiểu với tổng số dân. Một chỉ số được thiết kế nhằm đo lường những sự thiếu thốn
nghiêm trọng ở các khía cạnh y tế, giáo dục và mức sống, kết hợp số lượng người nghèo
túng và mức độ nghèo túng của họ là chỉ số “Nghèo đa chiều – MPI”. Chỉ số khổ đa chiều
(MPI) được phát triển, ứng dụng bởi OPHI ( Oxford Poverty and Human Development
Initiative) trực thuộc trường đại học Oxford và UNDP.

d. Công bằng xã hội
Khái niệm công bằng xã hội mang tính chuẩn tắc. Theo nghĩa rộng, công bằng xã hội

là công bằng về quyền con người, về điều kiện thực hiện các quyền đó của các cá nhân.
Trong kinh tế học, có hai khái niệm về công bằng xã hội thường được sử dụng là công bằng
theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc. Công bằng theo chiều ngang nghĩa là đối xử
như nhau với những người có đóng góp như nhau. Cơng bằng theo chiều dọc nghĩa là đối xử
khác nhau với những người có những khác biệt bẩm sinh hoặc có những điều kiện khác
nhau. Nếu công bằng theo chiều ngang được thực hiện bởi cơ chế thị trường thì cơng bằng
dọc cần có sự điều tiết của Chính phủ. Như vậy, cơng bằng xã hội là một khái niệm rất rộng,
bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa.

Trong kinh tế học và trong một số cơng trình nghiên cứu về kinh tế,, người ta thường
sử dụng một số công cụ và thước đo về mức độ công bằng xã hội như: Đường cong Loren,

hệ số Gini, mức độ nghèo khổ, mức độ thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người, chỉ số phát
triển tổng hợp…

Công bằng xã hội, trong điều kiện ngày nay, được hiểu là mọi người đều được tiếp
cận công bằng các cơ hội phát triển, các nguồn lực phát triển; mọi người đều có điều kiện
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về thông tin, giáo dục, y tế, việc làm...

3. Mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống
Như chúng ta đã biết, tăng trưởng kinh tế là quá trình tạo thu nhập, trở thành điều

kiện hàng đầu cho nâng cao mức sống cho người dân. Muốn có sự cải thiện mức sống dân
cư, trước hết nền kinh tế phải có tăng trưởng, đối với các nước đang phát triển thì phải là

Đề án môn án môn họcc KTPT

tăng trưởng nhanh, phải nâng cao tiềm lực kinh tế để cải thiện khả năng tạo thu nhập gia
tăng cho đất nước. Tuy vậy điều đó chỉ mang tính một chiều, một mũi tên ngược lại sẽ
không phải luôn ln đúng. Nhiều nước mức thu nhập bình qn đầu người khá cao nhưng tỉ
lệ nghèo đói vẫn cao hơn nhiều so với các nước có thu nhập thấp hơn, tỉ lệ tiếp cận các dịch
vụ xã hội như y tế, giáo dục cũng thấp hơn.

Chẳng hạn, Braxin có thu nhập bình qn đầu người gấp 2 lần Trung Quốc và gấp 5
lần Việt Nam nhưng tỉ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia hiện nay vẫn cịn 22%, trong khi đó các
con số tương ứng của Trung Quốc là 4,6% và Việt Nam là 7% (số liệu năm 2005, Báo cáo
phát triển thế giới, WB), không những thế, một số chỉ số khác phản ánh mức sống dân cư
như tỉ lệ biết chữ, tuổi thọ bình quân của Braxin cũng thấp hơn so với Trung Quốc và Việt
Nam. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế chỉ là điệu kiện cần chứ không phải là điều
kiện đủ cho việc nâng cao mức sống của người dân.

3.1 Quan hệ của tăng trường với phát triển con người

Phát triển con người là mục tiêu theo đuổi của các quốc gia phát triển trên thế giới;

đối với các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, phát triển con người cịn có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Tăng trưởng kinh tế phải phục vụ cho con người, phải vì mục tiêu con
người, trong đó, các chính sách về giáo dục, giải quyết việc làm và tạo cơ hội cho mỗi cá
nhân tự phát triển là nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết.

Thơng thường, các nước có mức thu nhập trung bình cao thì có tỉ lệ tử vong của trẻ
sơ sinh thấp, tuổi thọ có xu hướng cao, trình độ dân trí và giáo dục cũng cao, vì vậy có HDI
cao. Theo bảng xếp loại HDI năm 2010, có 42/169 nước có mức HDI rất cao, phần lớn là
các nước có mức thu nhập cao. Có 42/169 nước HDI ở mức thấp, phần lớn là các nước châu
Phi là các nước có mức thu nhập bình qn đầu người rất thấp. Các nước như Niger, Burudi,
Mozammbique, Mali… là những nước có HDI thấp nhất, chỉ đạt khoảng 0,3 là những nước
nằm trong nhóm có GDP/người thấp nhất thế giới.

Tuy vậy, quan hệ giữa thu nhập bình qn với HDI khơng thật sự chặt chẽ. Những
kết luận thực nghiệm cho thấy, sự chênh lệch về thu nhập chỉ có thể giải thích được dưới
50% sự chênh lệch về tuổi thọ, hoặc tỉ lệ sơ sinh tử vong, thậm chí chỉ giải thích được một
phần nhỏ sự khác nhau về tỉ lệ biết chữ. Nhiều nước có mức GDP/người cao hơn nhưng lại

Đề án môn án môn họcc KTPT

có chỉ số phát triển con người thấp hơn và ngược lại. Các nước có cùng mức thu nhập bình
qn đầu người lại có thể có mức phát triển con người rất khác nhau. Có nước thu nhập bình
qn đầu người ở mức trung bình, nhưng HDI lại nằm trong mức thấp nhất, như Angola
mức thu nhập xấp xỉ 5000 USD/người theo PPP nhưng HDI rất thấp (0,403) đứng 149/169
nước; Nam Phi là quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 10.000
USD/người theo PPP đứng thứ 70/169 nước về thu nhập nhưng HDI chỉ đạt 0,597 (đứng thứ
110/169). Trong khi đó nhiều nước thuộc Liên Xơ cũ, Mông Cổ, Cu Ba, kể cả Việt Nam, thu
nhập bình quân đầu người ở mức trung bình hoặc trung bình thấp nhưng thứ hạng HDI

thường ở vị trí cao hơn.

Từ các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ thu nhập bình quân đầu người và
HDI, cho phép rút ra kết luận: có những sự tương quan nhất định giữa thu nhập, mức độ
giàu có của cải vật chất với trình độ phát triển con người. Tuy vậy, mối quan hệ này không
hoàn toàn chặt chẽ. Đúng như Lewis trong cuốn “ Học thuyết kinh tế phát triển” (1995) đã
nhấn mạnh: Lợi ích của tăng trưởng kinh tế không phải là ở chỗ sự giàu sang làm gia tăng
mức độ hạnh phúc, mà ở chỗ nó làm tăng phạm vi lựa chọn của con người. Thật khó để có
thể đặt sự giàu sang và cuộc sống hạnh phúc vào một mối tương quan. Hạnh phúc là cách
mà con người nhìn vào cuộc sống, chấp nhận cuộc sống, chấp nhận thực tế, luôn vui vẻ hơn
là buồn phiền, sống không sợ những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Sự giàu sang sẽ làm gia
tăng mức độ hạnh phúc nếu nó làm tăng nguồn lực nhiều hơn làm tăng sự mong muốn,
nhưng không phải lúc nào sự giàu sang cũng làm được điều đó. Chúng ta khơng thể chắc
chắn nói rằng sự giàu có hơn sẽ làm con người hạnh phúc hơn và ngược lại, khơng thể nói
sự giàu có hơn sẽ làm con người ta kém hạnh phúc đi. Tuy nhiên điều mà chúng ta mong
muốn là kết quả của sự gia tăng thu nhập, gia tăng sự giàu có phải có tác dụng hay hiệu lực
ngày càng lớn hơn đến phát triển con người, mang lại hạnh phúc hơn cho con người.

3.2 Quan hệ của tăng trưởng với phát triển văn hóa
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để duy trì, phát huy các giá trị văn hóa. Ngược lại,

văn hóa là động lực, là phương tiện để tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Đề án môn án môn họcc KTPT

Văn hóa của một quốc gia là tồn bộ giá trị vật chất và tinh thần của quốc gia đó đã
được tích lũy lại. Giá trị văn hóa được được thể hiện trên rất nhiều mặt khơng chỉ là văn hóa
giao tiếp, văn hóa ứng xử mà cả văn hóa vật chất tri thức, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ
thuật, đạo đức, nghề nghiệp… Do đó, muốn nâng cao chất lượng cuộc sống thì tất yếu chúng
ta phải phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.


Từ việc xác định “văn hóa là một trong ba mặt trận mà người cộng sản phải quan
tâm” (Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943), “một trong ba cuộc cách mạng phải tiến
hành đồng thời” (Đại hội IV), rồi nâng tầm “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là
động lực vừa là mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội” (Hội nghị Trung ương 5,
Khóa VIII), đến khẳng định “Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung
tâm, xây dựng, chỉnh đốn đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá- nền tảng
tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ cả ba lĩnh vực trên chính là điều kiện
quyết định để bảo đảm cho sự phát triển toàn diện bền vững của đất nước” (Hội nghị Trung
ương 10, Khóa IX) và chỉ rõ “Văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát
triển” (Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh: Văn hố khơng chỉ là kết quả của
phát triển nhanh, bền vững mà còn là yếu tố tạo nên sự phát triển nhanh, bền vững. Phải đặt
yêu cầu phát triển văn hóa ngang tầm và hài hịa với phát triển kinh tế.

Văn hóa biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức mạnh tiềm tàng và vị thế, tầm vóc dân
tộc. Thực tế đã chứng minh, một quốc gia muốn phát triển bền vững, ngoài dựa vào các
“yếu tố cứng” như tài nguyên thiên nhiên, tiền vốn, cơ sở vật chất,…thì cần phải biết tận
dụng, khai thác “yếu tố mềm”, đó chính là nguồn nhân lực con người với vai trị là nhân
cách văn hóa năng động, sáng tạo nhất, đóng góp quyết định nhất đến sự hùng mạnh, phồn
vinh của xã hội. Hay nói cách khác, văn hóa là một “nguồn lực mềm” làm động lực và đòn
bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển và làm “hài hịa hóa” các mối quan hệ xã hội và “lành mạnh
hóa” mơi trường xã hội.

Mối quan hệ giữ tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống nói chung và phát triển
văn hóa nói riêng trong điều kiện ngày nay là hết sức phức tạp, nhất là trong xu thế quốc tế
hóa, tồn cầu hóa. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển văn hóa tốt là sự kết hợp mà ở
đó duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc, tơn vinh các giá trị xã hội truyền thống tích cực và


Đề án môn án môn họcc KTPT

nâng tầm đời sống tinh thần, nhân cách của con người. Phát triển văn hóa phải là mục đích,
là động lực của mọi hoạt động kinh tế, làm cho văn hóa thấm sâu vào trong các hoạt động xã
hội và thẩm thấu vào mọi lĩnh vực sinh hoạt của con người.

3.3 Quan hệ của tăng trưởng với công bằng xã hội
Có 3 quan điểm khác nhau về mối quan hệ này, bao gồm:

 Tăng trưởng kinh tế là tất yếu dẫn đến bất bình đẳng.

 Cần ưu tiên công bằng hơn tăng trưởng.

 Tăng trưởng phải gắn liền với công bằng.

Những quan điểm này chi phối các chính sách kinh tế - xã hội của từng nước nhất định
trong từng giai đoạn phất triển cụ thể. Trong ít thập kỉ vừa qua, có khơng ít bằng chứng cho thấy
rằng những chính sách quá nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế mà coi nhẹ công bằng xã hội và
ngược lại, quá nhấn mạnh vào công bằng xã hội mà coi nhẹ tăng trưởng kinh tế đều gây ra những
trở ngại ngăn cản sự phát triển. Vì lẽ đó, để đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững ở cấp độ
quốc gia cũng như quốc tế, quan điểm thứ 3 ngày càng được nhấn mạnh, trở thành cơ sở nhận
thức quan trọng để các chính phủ lựa chọn các chính sách phát triển cho mình.

Theo quan điểm tăng trưởng đi đơi với cơng bằng thì:

 Tăng trưởng là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội.

 Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là biểu hiện của công bằng xã hội.

 Công bằng xã hội là một trong những điều kiện khơng thể thiếu để có tăng


trưởng kinh tế cao và bền vững.

 Công bằng xã hội là biểu hiện của tăng trưởng bền vững.

3.4 Quan hệ của tăng trưởng với xóa đói giảm nghèo
Quan hệ giữa tăng trưởng và giảm nghèo vừa phức tạp vừa đa dạng. Có thể chỉ ra

được rằng tăng trưởng kinh tế nhanh hơn bao giờ cũng đi kèm với giảm nghèo nhanh, do
hiệu ứng “lan tỏa”

Một số những nghiên cứu cố gắng phân tích quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ
nghèo giữa các quốc gia qua các thời kì đã chỉ ra rằng: trung bình, cứ tăng một điểm phần

Đề án môn án môn họcc KTPT

trăm tốc đọ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thì tỉ lệ nghèo có thể giảm được đến
hai phần trăm. Tuy nhiên, bất bình đẳng lại khơng diễn ra theo một xu hướng nhất định, một
số quốc gia có tốc độ giảm nghèo hạn chế trong khi có thành tích tăng trưởng kinh tế khả
quan, ngược lại một số quốc gia có tốc độ giảm nghèo cao trong khi tăng trưởng kinh tế
tương đối thấp. Số liệu thực tế ở châu Á về mối quan hệ này đã chô thấy tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao đã tác động tích cực đến tỷ lệ nghèo. Trong những năm 1990, các quốc gia Đông
Á đã đạt tốc độ tăng trưởng cao là 6,4% và tỷ lệ nghèo đói giảm được với tốc độ là 6,8%
trong khi các tốc độ này ở các quốc gia Nam Á lần lượt là 3,3% và 2,4%. Nếu tính chung cả
khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng một điểm phần trăm thì nghèo đói chỉ giảm được
0,9%.

Ngươc lại, giảm nghèo cũng có tác động đến tăng trưởng kinh tế, điều này được thể
hiện thông qua một số khía cạnh sau:


 Giảm nghèo đóng vai trị như một bộ phận của cán cân điều tiết tác động đến tăng

trưởng. Về phía người nghèo, do thu nhập và mức sống thấp nên chế độ dinh dưỡng, tình trạng

sức khỏe và giáo dục kém. Điều này làm giảm cơ hội tham gia hoạt động kinh tế và năng suất lao

động của họ, và vì thế trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng.

 Giảm nghèo không đơn giản là phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà phải

tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động vươn lên tự thoát nghèo. Giảm nghèo không đơn

thuần chỉ là sự trợ giúp một chiều từ phía tăng trưởng kinh tế đối với những đối tượng khó khăn,

mà cịn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt tương đối đồng đều cho phát triển, tạo them một lực

lượng sản xuất dồi dào và bảo đảm sự ổn định cho giai đoạn “cất cánh”. Do đó, giảm nghèo

khơng những là một mục tiêu của tăng trưởng, cả trên góc đọ xã hội và kinh tế, đồng thời cũng là

điều kiện tiền đề cho tăng trưởng nhanh và bền vững.

Tóm lại, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo là hai phạm trù khác nhau nhưng có
mối quan hệ tác động qua lại với nhau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
một quốc gia. Do vậy, khi xây dựng định hướng phát triển cho mỗi thời kì cụ thể đều
cần có sự kết hợp đúng đắn giữa vấn đề tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Mục tiêu
tăng trưởng kinh tế cần thực hiện đồng thời hoăc lồng ghép các công tác giảm nghèo.
Sự kết hợp ngay từ đầu giưa tăng trưởng kinh tế và giải quyết tốt vấn đề giảm nghèo là
một trong những nhân tố quan trọng quyết điịnh sự phát triển bền vững.


Đề án môn án môn họcc KTPT

Phần 2 : Thực trạng về tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống ở Việt
Nam

1. Thực trạng về tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 – 2010
Chính phủ Việt Nam đã xác định những mục tiêu quan trọng cần đạt được cho đến

năm 2020 là: thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,
nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và phấn đấu cơ bản đưa nước ta
thành nước công nghiệp vào năm 2020. Để đạt được điều đó, giai đoạn 2001 – 2010 chúng
ta đã đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh xem như là tiêu điểm số một cần phải đạt được. Sau 10
năm thực hiện mục tiêu trên, một số thành tựu đáng kể về tăng trưởng kinh tế chúng ta đã
đạt được như sau:

 Duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao

Biểu đồ về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2001-2010

9 8.44 8.23 8.46

7 6.9 7.08 8 7.34 7.79 6.78
6.31

6 5.32

5 GDP (%)

4


3

2

1

0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

(Theo số liệu của Tổng cục thống kê)

Qua biểu đồ ta thấy: Nếu không kể 3 năm 2008, 2009, 2010 do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế tồn cầu, nhìn chung nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh (từ 7%
trở lên).

Đề án môn án môn họcc KTPT

 Tăng trưởng nhanh được thể hiện ở các khu vực và các ngành của nền kinh tế.
Xét theo khu vực kinh tế, tăng trưởng nhanh nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài và tiếp sau là khu vực kinh tế tư nhân.

14

12.81

12

10.76


10 9.39 8.96

888...143743 8.5 8.31

8 7.22 7.62 Toàn nền kinh tế

6.82 6.7 KV Nhà nước

6.17 6.23 5.32 KV tư nhân
44..6863 4.5 KV đầu tư nước ngoài
6

4.11

4

2

0
2006 2007 2008 2009 2010 (

Theo số liệu của Tổng cục thống kê)
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế

Khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi khơng những ln có tốc
độ tăng trưởng nhanh mà khả năng phục hồi sau ảnh hưởng của suy giảm kinh tế nhanh hơn,
trong khi đó khu vực nhà nước tốc độ tăng trưởng không những thấp hơn mức trung bình mà
đang có xu hướng giảm sút.

Đề án môn án môn họcc KTPT


Xét theo các ngành kinh tế, trong xu hướng tăng trưởng nhanh thì ngành cơng nghiệp
luôn đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cả và tiếp đó là ngành dịch vụ.

12

10.38 10.06
88.6.58
10

8.1279

8 7.18 7.42
6.787.4
6.2131 6.63 Toàn nền kinh tế(%)

6 55..3522 Nông nghiệp(%)

3.69 4.07 4.08 Công nghiệp(%)

4 3.4 Dịch vụ (%)

2 1.83

0

2006 2007 2008 2009 2010

(Theo số liệu của Tổng cục thống kê)
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành


 Với kết quả tăng trưởng nhanh trong nhiều năm liền: hơn 20 năm đổi mới mở cửa
và hội nhập, nước ta đã thoát ra khỏi danh sách các nước phát triển có mức thu nhập thấp,
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Trong báo cáo phát triển
con người năm 2010 của Liên Hợp Quốc, Việt Nam được đứng vào tốp 10 quốc gia trên
thế giới có những tiến bộ nhất về thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên
gấp 5 lần sau 4 thập niên vừa qua. Nhất là giai đoạn 2001-2010, mức thu nhập bình quân
đầu người đã tăng xấp xỉ 3 lần. Điều đó cho phép Việt Nam có thể nhìn xa hơn đó là phấn
đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Đề án môn án môn họcc KTPT

2. Thực trạng về chất lượng cuộc sống của người dân
a. Về phát triển con người

HDI
Trong thời gian qua, cùng với quá trình đổi mới về kinh tế và những thành tựu quan
trọng đạt được trong lĩnh vực này, trình độ phát triển con người của Việt Nam cũng
có những tiến bộ.
 HDI của Việt Nam đang có xu hướng tăng nhưng với tốc độ chậm

Bảng HDI của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010

1990 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Việt 0,407 0,505 0,54 0,547 0,554 0,56 0,566 0,572

Nam 0,458 0,500 0,561 0,568 0,580 0,588 0,593 0,600
Indonesi


a 0,546 0,600 0,631 0,637 0,642 0,646 0,648 0,654
Thái Lan 0,46 0,567 0,616 0,627 0,639 0,648 0,655 0,663
Trung

Quốc

Nguồn: Báo cáo phát triển con người 2010, Liên Hợp Quốc

Như vậy, HDI của Việt Nam có xu hướng gia tăng từ 0,407 năm 1990 lên đến 0,572 năm

2010, tăng 0,165 điểm. Tuy nhiên, tốc độ tăng đang có xu hướng chậm lại, giai đoạn 1999 –

2000 tăng 0,098 điểm, giai đoạn 2000 – 2005 tăng 0,035 điểm, đến giai đoạn 2006 – 2010 chỉ

tăng có 0,025 điểm, và các năm trong giai đoạn này khơng có sự thay đổi nhiều.

 HDI của Việt Nam được xếp hạng ở vị trí trung bình thấp

Việt Nam đứng thứ 113/169 quốc gia về trình độ phát triển con người, xếp loại trung bình

thấp và thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Với phép trừ thứ hạng xếp loại theo thu nhập bình quân đầu người cho thứ hạng HDI,

Việt Nam hiện nay vẫn nhận giá trị +7(120-113), cho thấy Việt Nam vẫ là quốc gia thực hiện

sự lan tỏa tốt của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người, đặc biệt là đến y tế, chăm sóc

sức khỏe.


Đóng góp tích cực vào sự gia tăng HDI của Việt Nam, trước hết phải kể đến chỉ số tuổi

thọ. Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đã tăng từ 57,4 tuổi vào năm 1980 lên 75 tuổi

Đề án môn án môn họcc KTPT

vào năm 2010, đứng thứ 59/174 nước xếp loại, cao hơn so với Thái Lan (69,3), Philippines
(72,3), Trung Quốc (72,8). Thứ hai, chỉ số thu nhập bình quân đầu người của người Việt
Nam trong 15 năm qua đã tăng gấp 3 lần (năm 1995: 1.010 $, năm 2010: 2.995 $).

Sự gia tăng của GNI bình quân đã cho thấy mức sống của người dân được nâng cao và
điều đó góp phần cải thiện chỉ số HDI của Việt Nam. Tiến bộ về GNI bình quân đã giúp Việt
Nam năm 2010 đạt 0,448 (theo cách tính mới) nhỏ hơn so với chỉ số HDI: 0,572.

Chỉ số giáo dục cũng là một yếu tố làm tốc độ tăng trưởng của HDI giảm đi. Số năm đi
học trung bình tăng 1,5 năm trong thời gian từ 1990 – 2010. Năm 2010, số năm đi học trung
bình của Việt Nam mới chỉ đạt con số 5,5 thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực: Thái
Lan (6,6), Trung Quốc (7,5) , Philippines (8,7), Campuchia (5,8), Indonesia (5,7). Trong 5
năm qua, số năm đi học dự kiến chỉ tăng từ 10,3 năm lên 10,4 năm. Học sinh Việt Nam dự
kiến tiếp tục đi học ít hơn 3 năm so với học sinh ở Thái Lan và ít hơn 2 năm so với học sinh
Malaysia

Điểm số Số Số Tổng thu Xếp hạng Điểm

Chỉ số Tuổi năm đi năm nhập quốc GNI bình số

Xếp phát thọ học đi học dân (GNI) quân đầu HDI

hạng triển con bình trung dự bình quân người trừ ngoài


HDI người quân bình kiến đầu người đi xếp thu

(HDI) (năm) (năm) (năm) (PPP 2008 hạng nhập

$) HDI

Phát triển con người rất cao

Na Uy 1 0,938 81 12,6 17,3 5.810 2 0,954
Hàn Quốc
Xingapo 12 0,877 79,8 11,6 16,8 29.518 16 0,918

Malaixia 27 0,846 80,7 8,8 14,4 48.893 -19 0,831
Tunisia
Phát triển con người cao
Trung
Quốc 57 0,744 74,7 9,5 12,5 13.927 -3 0,775
Thái Lan
Philippin 81 0,683 74,3 6,5 14,5 7.979 1 0,729
Inđônêxia
Phát triển con người trung bình

89 0,663 73,5 7,5 11,4 7.258 -4 0,707

92 0,654 69,3 6,6 13,5 8.001 -11 0,683
4.002
97 0,638 72,3 8,7 11,5 3.957 12 0,726

108 0,6 71,5 5,7 12,7 2 0,663



×