Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Đề tài tìm hiểu và phân tích các sắc thuế của công ty cổ phần vinacafé biên hòa năm tài chính 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.85 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN THUẾ

Đề tài: Tìm hiểu và phân tích các sắc thuế của Công ty Cổ
phần Vinacafé Biên Hịa năm tài chính 2022

SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ PHƯƠNG HOA
NGÀY SINH: 19/10/2003
MÃ SINH VIÊN: 21050634
LỚP: QH 2021-E KTKT CLC2
MÃ HỌC PHẦN: FIB2015 2
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ THỊ THƠ
TS. LÊ HỒNG THÁI

Hà Nội, tháng 7 năm 2023

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Đỗ Thị Thơ và TS. Lê Hồng Thái.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu học phần “Thuế”, em đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ, hướng dẫn rất nhiệt tình và tâm huyết của thầy và cơ. Thầy cơ đã giúp
em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc, hồn thiện hơn trong cuộc
sống cũng như trong cơng việc sau này của mình. Từ những điều mà thầy truyền tải,
em đã tự tin hơn về năng lực của bản thân, hiểu biết thêm được những kiến thức vô
cùng giá trị, quý báu.
Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những hiểu biết của em,
những kiến thức mà sau học phần này em có được. Rất mong với những điều em sẽ
trình bày dưới đây, thầy cơ sẽ cảm thấy hài lịng.
Có lẽ, kiến thức là vơ hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người


ln là hữu hạn. Do đó, trong q trình hồn thiện bài tiểu luận, chắc chắn sẽ không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em cũng rất mong sẽ nhận được những nhận
xét, góp ý của thầy và cơ để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc thầy và cơ sức khỏe, hạnh phúc và thành cơng
trên con đường giảng dạy của mình. Trân trọng!

2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 2
MỤC LỤC .................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HỊA ....... 5
I. Giới thiệu chung......................................................................................................5
II. Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................................6
CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN
VINACAFÉ BIÊN HỊA CĨ LIÊN QUAN TỚI NGHĨA VỤ THUẾ ...................... 8
CHƯƠNG 3: CÁC SẮC THUẾ LIÊN QUAN TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA ......................................................................... 9
CHƯƠNG 4: CÁCH XÁC ĐỊNH THUẾ PHẢI NỘP............................................. 11
1. Đối với thuế giá trị gia tăng..................................................................................11
1.1. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) ...................................................... 11
1.2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)............................................. 12
2.. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp....................................................................12
2.1. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)......................................... 12
2.1.1. Thu nhập chịu thuế TNDN............................................................................. 12
2.1.2. Thuế suất thuế TNDN .................................................................................... 13
2.2. Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)............................... 13
3. Đối với thuế thu nhập cá nhân ............................................................................. 13
3.1.Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ...................................................... 13

3.1.1. Thu nhập chịu thuế TNCN ............................................................................. 13
3.1.2. Các khoản được giảm trừ ............................................................................... 13
3.1.3. Thuế suất thuế TNCN .................................................................................... 13
4. Đối với thuế xuất nhập khẩu.................................................................................15
4.1. Căn cứ tính thuế xuất khẩu (XK) và nhập khẩu (NK)...................................... 15
4.2.Phương pháp tính thuế xuất khẩu (XK) và nhập khẩu (NK)............................. 15
CHƯƠNG 5: NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI TÍNH TỐN CÁC LOẠI
THUẾ.......................................................................................................................17

3

CHƯƠNG 6: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VINACAFÉ BIÊN HỊA NĂM TÀI CHÍNH 2022................................................. 19
1..Tính thuế thu nhập doanh nghiệp.........................................................................19
2.Sự khác nhau giữa thuế thu nhập doanh nghiệp đã tính và thuế thu nhập doanh
nghiệp trên báo cáo tài chính ................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 22

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HỊA
I. Giới thiệu chung

Hình 1. 1 Logo Cơng ty Cổ phần VinaCafé Biên Hòa
Nguồn: />
Bảng 1. 1 Thông tin chung vè Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hịa

Tên Cơng ty CƠNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA

Tên Tiếng Anh Vinacafé Bien Hoa Joint Stock Company


Tên viết tắt VINACAFÉ BH

Mã chứng khoán VCF

Sàn niêm yết Chứng Khoán Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE)

Mã số doanh nghiệp: 3600261626, do Sở Kế

Giấy CNĐKKD hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 29
tháng 12 năm 2004, thay đổi lần thứ 17 vào

ngày 07 tháng 07 năm 2022.

Vốn đều lệ 265.791.350.000 Đồng

Trụ sở chính Khu Cơng Nghiệp Biên Hịa I, Phường An Bình,
Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Điện thoại 0253836554

Website www.vinacfebienhoa.com

5

Email vinacafe@vinacafebienhoa

II. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1968 – Nhà máy cà phê CORONEL
Ông Marcel Coronel, quốc tịch Pháp, cùng vợ là bà Trần Thị Khánh khởi công


xây dựng Nhà máy Cà phê CORONEL tại Khu Kỹ nghệ Biên Hòa (nay là Khu Cơng
nghiệp Biên Hịa 1), tỉnh Đồng Nai với mục đích giảm thiểu chi phí vận chuyển cà
phê về Pháp. Nhà máy Cà phê CORONEL có cơng suất thiết kế 80 tấn cà phê hịa
tan/năm, với tồn bộ hệ thống máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Đức. Nhà máy
Cà phê CORONEL tự hào là nhà máy chế biến cà phê hịa tan đầu tiên trong tồn
khu vực các nước Đông Dương

Năm 1975 – Nhà máy cà phê BIên Hòa

Khi Việt Nam thống nhất, gia đình Coronel trở về Pháp. Họ bàn giao Nhà máy
cho Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Nhà máy Cà phê Coronel
được đổi tên thành Nhà máy Cà phê Biên Hịa và được giao cho Tổng cục Cơng nghệ
Thực phẩm quản lý.

Năm 1977 – Việt Nam sản xuất thành cơng cà phê hịa tan
Vào đúng dịp kỷ niệm 2 năm ngày Việt Nam thống nhất, mẻ cà phê hòa tan đầu
tiên ra lò trước sự vui mừng của tồn thể cán bộ cơng nhân viên Nhà máy. Năm 1977
đánh dấu một cột mốc quan trọng của Nhà máy cà phê Biên Hòa và cũng là của
ngành cà phê Việt Nam: lần đầu tiên, Việt Nam sản xuất thành cơng cà phê hịa tan.
Năm 1978 – cà phê Việt Nam xuất ngoại
Theo Nghị định thư Việt Nam ký kết với các nước trong hệ thống XHCN về
hàng đổi hàng, từ 1978, Nhà máy Cà phê Biên Hòa bắt đầu xuất khẩu cà phê hòa tan
đến các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu.
Năm 1983 – thương hiệu Vinacafé ra đời
Trong suốt những năm 1980, Nhà máy Cà phê Biên Hòa vừa nghiên cứu cải
tiến kỹ thuật để xây dựng quy trình sản xuất chuẩn, vừa sản xuất cà phê hòa tan xuất
khẩu theo đơn đặt hàng của nhà nước. Cùng với địa chỉ sản xuất được ghi trên từng
bao bì sản phẩm, tên “Vinacafé” bắt đầu xuất hiện ở thị trường Đông Âu bắt đầu từ
1983, đánh dầu thời điểm ra đời của thương hiệu Vinacafé.

Năm 1990 – Vinacafé chính thức trở lại Việt Nam

6

Vào cuối những năm 1980, các đơn đặt hàng cà phê hòa tan Vinacafé ngày càng
giảm, theo cùng với tốc độ diễn biến bất lợi của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông
Âu. Năm 1990, Vinacafé chính thức quay trở lại thị trường Việt Nam dù trước đó
một số sản phẩm của Nhà máy Cà phê Biên Hòa đã được tiêu thụ ở thị trường này.

Năm 1993, ra đời cà phê hòa tan 3 trong 1
Khi quay lại Việt Nam, các sản phẩm của Nhà máy cà phê Biên Hòa rất khó tìm
được chỗ đứng. Cùng với những bước chập chững của Vinacafé, người Việt cũng
lần đầu tiên đến với cà phê hòa tan. Cà phê hòa tan 3 trong 1 Vinacafé ra đời đã được
thị trường đón nhận nhanh chóng. Giải pháp đưa đường và bột kem vào cà phê đóng
sẵn từng gói nhỏ đã giúp người Việt Nam lần đầu tiên được thoả mãn thói quen uống
cà phê với sữa mà không phải chờ cà phê nhỏ giọt qua phin. Cà phê hịa tan 3 trong
1 thành cơng nhanh đến mức thương hiệu Vinacafé ngay lập tức được Nhà máy Cà
phê Biên Hịa đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
Năm 1998 – nhà máy thứ 2
Năm 1998 đánh dấu một cột mốc quan trọng về sự lớn mạnh vượt bậc. Nhà máy
chế biến cà phê hòa tan thứ hai được khởi công xây dựng ngay trong khuôn viên của
nhà máy cũ. Nhà máy này có cơng suất thiết kế 800 tấn cà phê hòa tan/năm, lớn gấp
10 lần nhà máy cũ.
Năm 2004 – cơng ty Cổ phần Vinacafé Biên Hịa
Ngày 29 tháng 12 năm 2004, Nhà máy cà phê Biên Hịa chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp - từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Yêu quý đứa con
tinh thần, cộng với sự nổi tiếng của thương hiệu Vinacafé, các cổ đông sáng lập (hầu
hết là người của Nhà máy Cà phê Biên Hòa) đã đặt tên mới cho công ty là: Công ty
Cổ phần VINACAFÉ BIÊN HÒA (Vinacafé BH). Đây cũng là thời điểm mở ra một
chương mới cho lịch sử Công ty.


7

CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VINACAFÉ BIÊN HỊA CĨ LIÊN QUAN TỚI NGHĨA VỤ THUẾ

Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa là một trong những doanh nghiệp lớn, có
tên tuổi lâu đời và uy tín trong ngành thực phẩm chuyên cung cấp các sản phẩm cà
phê, ngũ cốc dinh dưỡng và thức uống không cồn. Với mong muốn đem đến cho
người tiêu dùng những sản phẩm tốt, chất lượng bổ sung dinh dưỡng cho tất cả các
lứa tuổi từ trẻ em, người trưởng thành và cả những người lớn tuổi. Sau những khó
khăn, vất vả thì hiện tại Vinacafé Biên Hịa đã có cho mình chỗ đứng trong thị trường
nội địa và xuất khẩu ra thị trường nước ngồi. Doanh nghiệp chun sản xuất, bn
bán những sản phẩm để cung cấp ra thị trường nhẳm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
khách hàng. Và để có thể hoạt động tốt đến như vậy, Cơng ty cũng cần nhập khẩu
những máy móc, thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh
doanh của mình. Cũng chính nhờ quy trình sản xuất chất lượng, đảm bảo, các sản
phẩm của Vinacafé Biên Hòa đã chiếm được sự ưa chuộng của cả người tiêu dùng
trong nước và cả khách hàng nước ngồi. Vì vậy, Vinacafé thường xuyên xuất khẩu
hàng hóa ra thị trường quốc tế. Từ những phân tích trên chỉ ra rằng: Vinacafé Biên
Hịa phải có nghĩa vụ thuế đối với việc xuất nhập khẩu hàng hóa vào trong nước và
ra nước ngồi. Ngồi ra, theo luật kinh doanh của Việt Nam, khi sản xuất và kinh
doanh sẽ được hưởng những quyền lợi cũng như phải có những trách nhiệm, nghĩa
vụ về các sắc thuế được nhà nước quy định như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
thu nhập các nhân, thuế giá trị gia tăng, lệ phí mơn bài, thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp,...

8

CHƯƠNG 3: CÁC SẮC THUẾ LIÊN QUAN TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG


TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HỊA

Bảng 3. 1 Các sắc thuế liên quan

STT SẮC THUẾ HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN

Mua vật tư, máy móc, tài sản cố định nhằm phục vụ

hoạt động sản xuất, kinh doanh

Mua dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, điện, nước,

internet, …

Chi phí thuê tài sản cố định, thuê cơ sở hạ tầng

Chi phí sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định

Chi phí phát sinh khi thanh lý tài sản

Bán hàng hóa & dịch vụ

1 Thuế giá trị gia tăng Chiết khấu thương mại

Hàng bán bị trả lại

Trả lại hàng cho nhà cung cấp

Thanh lý, chuyển nhượng tài sản cố định, máy móc,


thiết bị

Nhập các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh

Xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài

Nhập khẩu các trang thiết bị, tài sản cố định

Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh (từ việc

bán hàng hóa, dịch vụ)

Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thuế thu nhập Thu nhập từ hoạt động tài chính (các khoản lãi từ
2

doanh nghiệp gửi ngân hàng, cho công ty con vay, lãi chênh lệch

tỷ giá hối đoái)

Chi phí cho hoạt động tài chính (chi phí lãi vay, lỗ

chênh lệch tỷ giá hối đoái)

9


STT SẮC THUẾ HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN

Thu nhập từ hoạt động đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu,

bất động sản, …)

Chi phí cho các hoạt động đầu tư

Thu nhập khác (những nguồn thu nhập không

thường xuyên)

Lương của người lao động

Thuế thu nhập cá Thu nhập của các cổ đông từ việc đầu tư chứng

3 nhân khốn của cơng ty

Thu nhập từ việc chuyển nhượng chứng khoán

Thu nhập từ lợi tức cổ phần

Xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài

Xuất khẩu máy móc được nhập khẩu từ nước

Thuế xuất nhập ngoài để thu lợi nhuận

4 khẩu Nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào


Nhập khẩu các phương tiện phục vụ cho hoạt động

sản xuất kinh doanh

Nhập khẩu máy móc, thiết bị, tài sản cố định, …

Lệ phí mơn bài (dựa trên vốn điều lệ)
5 Thuế và lệ phí khác

Thuế sử dụng đất

10

CHƯƠNG 4: CÁCH XÁC ĐỊNH THUẾ PHẢI NỘP

1. Đối với thuế giá trị gia tăng
1.1. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)
1.1.1. Giá tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)

- Cơng ty Cổ phần Vinacafé Biên Hịa là một doanh nghiệp cung cấp những sản
phẩm cà phê, ngũ cốc ăn liền và thức uống khơng cồn. Đây là nhóm đối tượng
chịu thuế GTGT theo quy định của Pháp luật. Vì thế, đối với hàng hóa & dịch
vụ này, giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT, bao gồm cả khoản phụ
thu và phí thu thêm ngồi giá hàng hóa, dịch vụ mà Vinacafé được hưởng.

- Đối với những nghiệp vụ liên quan đến việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị
nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì giá
tính thuế là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu.

- Đối với các nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngồi, giá tính

thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng.

- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay
lương, giá tính thuế GTGT là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ hoặc
tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế GTGT
là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, chưa
bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm.

- Đối với hoạt động cho thuê tài sản, giá tính thuế GTGT là số tiền cho thuê
chưa có thuế GTGT.

1.1.2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT)

- Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu
- Thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ đầu vào phục vụ giáo dục, y

tế, khoa học công nghệ, ….
- Thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hóa dịch vụ phổ thơng, khơng thuộc các

trường hợp chịu thuế 0% và 5%.

11

1.2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)
1.2.1. Phương pháp khấu trừ

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ.


1.2.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

- Đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý
Thuế GTGT phải nộp = GTGT * thuế suất

- Đối với các hoạt động khác
Tỷ lệ tính thuế được quy định cụ thể
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
+ Dịch vụ xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
+ Sản xuất, vận tải: 3%
+ Các hoạt động kinh doanh khác: 2%

2. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
2.1.1. Thu nhập chịu thuế TNDN

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Doanh thu chịu thuế TNDN: doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT của hàng
hóa, dịch vụ bán ra
+ Chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN: chi phí khấu hao tài sản cố định;
chi phí vật tư, năng lượng; chi phí tiền lương, tiền cơng; chi phí quản lý và chi
phí chung; các chi phí đặc biệt khác

- Thu nhập từ hoạt động tài chính
+ Lãi nhận được từ hoạt động cho vay, lãi trả chậm, lãi trả góp, chứng khốn,
bán ngoại tệ
+ Thu nhập từ cho thuê tài sản
+ Cổ tức được hưởng, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh, lãi về
chuyển nhượng vốn

+ Các khoản doanh thu khác (doanh thu nhượng bán bất động sản, giá cho thuê
đất)

- Thu nhập từ hoạt động đầu tư
12

+ Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp,
chuyển đổi mơ hình, sáp nhập, hợp nất cơng ty cổ phần
+ Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn vào các hình thức khác.
2.1.2. Thuế suất thuế TNDN
- Thuế suất thuế TNDN phổ thông: 20%
- Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiểm, thăm dị, khai thác dầu khí
tại Việt Nam: từ 32% đến 50%
- Thuế suất thuế TNDN một số trường hợp ưu đãi: 10% - 15% có thời hạn hoặc
khơng thời hạn.
2.2. Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
- Thuế TNDN cần nộp = (thu nhập tính thuế - trích lập quỹ KHCN) * thuế suất
thuế TNDN
- Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế TNDN – thu nhập được miễn thuế -
các khoản lỗ chuyển kết
- Thu nhập chịu thuế TNDN = doanh thu tính thuế TNDN – chi phí được trừ
khi tính thuế TNDN + thu nhập từ hoạt động khác
3. Đối với thuế thu nhập cá nhân
3.1. Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
3.1.1. Thu nhập chịu thuế TNCN
- Thu nhập chịu thuế TNCN từ hoạt động kinh doanh: Từ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc các ngành nghề quy định pháp luật
- Thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công
- Thu nhập không thương xuyên và khoản thu nhập khác
3.1.2. Các khoản được giảm trừ

- Được giảm trừ gia cảnh:

+ 11 triệu đồng/ người/ tháng cho đối tượng chịu thuế
+ Với mỗi người phụ thuộc được giảm trừ 4,4 triệu đồng/ người / tháng
- Đóng bảo hiểm xã hội, quỹ lưu trú tự nguyện
- Khoản từ thiện, nhận được khuyến học
3.1.3. Thuế suất thuế TNCN
* Với đối tượng cư trú

13

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh áp dụng biểu thuế
lũy tiến từng phần như sau:

Bảng 4. 1 Biểu thuế lũy tiến từng phần

Bậc Phần thu nhập tính Phần thu nhập tính Thuế suất
thuế/ tháng
thuế thuế/ năm Đến 5 5%
Trên 5 đến 10 10%
1 Đến 60 15%
Trên 10 đén 18 20%
2 Trên 60 đến 120 Trên 18 đến 32 25%
Trên 32 đến 52 30%
3 Trên 120 đến 216 Trên 52 đến 80 35%

4 Trên 216 đến 384 Trên 80

5 Trên 384 đến 624


6 Trên 624 đến 960

7 Trên 960

- Ngồi ra, các khoản thu nhập khơng thường xuyên và thu nhập khác sẽ áp
dụng biểu thuế lũy tiến toàn phần:

Bảng 4. 2 Biểu thuế lũy tiến toàn phần

Thu nhập tính thuế Thuế suất
Thu nhập từ đầu tư vốn 5%
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5%
Thu nhập từ trúng thưởng 10%
Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10%
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn 20%
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán 0,1%
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 2%

* Với đối tượng không cư trú
- Thu nhập từ tiền lương, hoạt động kinh doanh: 20%
- Thu nhập không thường xuyên và thu nhập khác áp dụng như đối tượng cư

trú, trừ chuyển nhượng vốn áp dụng mức thuế khoán 0,1%
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh:

+ Hoạt động kinh doanh hàng hóa: 1%
14

+ Hoạt động kinh doanh dịch vụ: 5%
+Hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác: 2%

3.2. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
- Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế * thuế suất
- Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ
- Thu nhập chịu thuế = tổng thu nhập – các khoản được miễn thuế
4. Đối với thuế xuất nhập khẩu
4.1. Căn cứ tính thuế xuất khẩu (XK) và nhập khẩu (NK)
4.1.1. Giá tính thuế
- Đối với hàng xuất khẩu: giá tính thuế là giá bán hàng tại cửa khẩu xuất không
bao gồm phí vận tải và bảo hiểm quốc tế
- Đối với hàng nhập khẩu: giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu
nhập đầu tiên gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế
4.1.2. Thuế suất
- Đối với thuế suất thuế xuất khẩu: do Việt Nam đang khuyến khích xuất khẩu
nên phần lớn áp dụng mức thuế suất 0%. Tuy nhiên một số hàng hóa khơng
khuyến khích xuất khẩu sẽ chịu mức thuế suất lớn hơn 0
- Đối với thuế suất thuế nhập khẩu sẽ có 3 mức: thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế
suất ưu đãi và thuế suất thơng thường
4.2. Phương pháp tính thuế xuất khẩu (XK) và nhập khẩu (NK)
- Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất phần trăm (%):

Thuế xuất, nhập khẩu phải nộp = số lượng hàng hóa XK, NK * giá trị thuế đơn
vị từng mặt hàng * thuế suất thuế XK, NK từng mặt hàng.

- Đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối:

Số thuế XK, NK phải nộp = số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XK, NK *
mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.

5. Đối với các loại thuế và lệ phí khác
5.1. Lệ phí mơn bài


15

Căn cứ vào biểu thu lệ phí mơn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ để xác định lệ phí mơn bài doanh nghiệp cần nộp:

STT Đối tượng và căn cứ thu Mức nộp lệ phí
môn bài
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ
1 3 triệu đồng/ năm

đồng 2 triệu đồng/ năm
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ
2 1 triệu đồng/ năm

đồng trở xuống
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh
3
doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

5.2. Thuế sử dụng đất
- Phương pháp tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
Thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp = Giá tính thuế * Thuế suất
Giá tính thuế = Diện tích đất tính thuế * Giá 1m2 đất
- Giá tính thuế:
+ Diện tích đất dùng làm cơ sở xác định giá tính thuế phải là diện tích đất thực
tế đang được sử dụng
+ Giá tiền đất để làm căn cứ tính thuế được xác định theo bảng giá của chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại nơi có đất đó.
- Thuế suất:

+ Mức thuế suất 0,03% được áp dụng trong các trường hợp như phần đất nằm
trong hạn mức; đất ở gắn liền với nhà được xây dựng nhiều tầng, nhiều hộ ở
hoặc nhà chung cư hay cơng trình dưới mặt đất; đất được dùng vào sản xuất,
kinh doanh (bao gồm đất thuộc đối tượng không chịu thuế nhưng chuyển mục
đích sang) và đất trong dự án đầu tư phân kỳ.
+ Mức thuế suất 0,07% được áp dụng trong trường hợp đất vượt hạn mức
nhưng chưa quá 3 lần.
+ Trong trường hợp có diện tích đất sử dụng vượt hạn mức 3 lần, đất chưa
hoặc sử dụng nhưng sai mục đích thì mức thuế suất được áp dụng là 0,15%.

16

CHƯƠNG 5: NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI TÍNH TỐN CÁC LOẠI
THUẾ

1. Đối với thuế giá trị gia tăng
- Có hố đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc

chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng.
- Có chứng từ thanh tốn qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ

trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới
hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào
phải có đủ điều kiện và các thủ tục: Hợp đồng bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh tốn
qua ngân hàng
- Đối với các hóa đơn đầu vào có tổng thanh tốn từ 20 triệu đồng trở lên thì
phải dùng hình thức thanh tốn bằng (chuyển khoản, ủy quyền cho bên thứ 3,
bù trừ hàng hóa) thì mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

- Các mức thuế suất và đối tượng áp dụng khác nhau. Đặc biệt, đối tượng không
chịu thuế khác đối tượng chịu thuế 0%. Hơn nữa, cần chú ý tới việc thuế suất
tăng giảm trong một thời kỳ nào đó. Chẳng hạn từ 1/7/2023 đến hết năm 2023,
thuế suất thuế giá trị gia tăng giảm từ 10% xuống 8%.
2. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
- Lưu ý những khoản chi phí khơng được khấu trừ thuế và những khoản nào
được khấu trừ thuế. Những khoản chi phí được khấu trừ thuế yêu cầu đảm bảo
các quy định: phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ; những chi phí đó phải phục
vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. và cũng tương tự
thuế giá trị gia tăng, những giao dịch trên 20 triệu chỉ được khấu trừ khi giao
dịch không bằng tiền mặt, nói cách khác là thanh tốn qua ngân hàng.
- Các trường hợp được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và các
trường hợp lỗ kết chuyển từ năm trước.
3. Đối với thuế thu nhập cá nhân

17

- Trước hết, thuế thu nhập cá nhân khác biệt so với các loại thuế khác đó chính
là thuế thu nhập các nhân là biểu thuế từng phần. Cần ghi nhớ biểu thuế từng
phần để áp dụng tính tốn. Tuy nhiên vẫn có một vài thu nhập tính theo biểu
thuế tồn phần nên cần chú ý hơn nữa.

- Với thu nhập dưới 11 triệu đồng/ tháng sẽ khơng phải đóng thuế thu nhập các
nhân. Đồng thời, nếu được giảm trừ gia cảnh thì sẽ được áp dụng và giảm gánh
nặng thuế

- Thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên thu nhập từ tiền lương, tiền công,
thu nhập từ đầu tư, quà biếu, tặng, cho, ...

4. Đối với thuế xuất nhập khẩu

- Những đối tượng nào chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu; sử dụng giá FOB, DAF,

CIF trong trường hợp nào.
- Những trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; những trường

hợp được hưởng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu và các trường hợp được gaimr
thuế xuất nhập khẩu.
- Thuế suất thuế nhập khẩu có 3 loại: thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất ưu đãi,
thuế suất thơng thường. Tính thuế theo mức thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và
tính thuế theo mức thuế suất tuyệt đối.
- Xuất khẩu tại Việt Nam đang được khuyến khích nên hàng hóa sẽ hưởng thuế
suất 0%. Điều này không đồng nghĩa với việc khơng chịu thuế xuất khẩu. bên
cạnh đó, vẫn có những hàng hóa nhất định sẽ phải chịu thuế xuất khẩu
5. Đối với các loại thuế và lệ phí khác
- Lệ phí mơn bài: là lệ phí mà doanh nghiệp kinh doanh phải đóng dựa trên vốn
điều lệ doanh nghiệp đã đăng ký. Lệ phí mơn bài sẽ có biểu lệ phí cụ thể cho
từng mức vốn
- Thuế sử dụng đất: cần xác định đúng mức thuế suất và giá tính thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp.

18

CHƯƠNG 6: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN VINACAFÉ BIÊN HỊA NĂM TÀI CHÍNH 2022

1. Tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Từ báo cáo tài chính đã kiểm tốn của năm tài chính 2022, có được số liệu về

các khoản doanh thu, chi phí liên quan đến nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp như
sau:


Bảng 6. 1 Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022

Đơn vị tính: VND

1 Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ 2.212.293.318.845

Các khoản giảm trừ doanh thu 5.258.593.721

2 Hàng bán bị trả lại 3.914.228.944

Chiết khấu thương mại 1.344.364.777

3 Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ 2.212.293.318.845

4 Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 1.713.244.214.116

5 Doanh thu từ hoạt động tài chính 43.092.631.699

6 Chi phí tài chính 93.758.023.328

7 Chi phí bán hàng 11.970.360.986

8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 31.185.203.989

9 Doanh thu khác 1.328

10 Chi phí khác 531.534.713

11 Lợi nhuận kế toán trước thuế 399.437.994.019


12 Chi phí thuế TNDN hiện hành 79.212.030.287

13 Chi phí thuế TNDN hỗn lại 1.119.238.741

- Doanh thu tính thuế = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu

= 2.212.293.318.845 – 5.258.593.721

= 2.207.034.725.124 VND (1)

19

- Tổng các khoản chi phí được trừ = 1.756.399.806.091 VND (2)

✓ Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp: 1.713.244.214.116 VND

✓ Chi phí bán hàng: 11.970.360.986 VND

✓ Chi phí quản lý doanh nghiệp: 31.185.203.989 VND

- Thu nhập từ hoạt động tài chính = Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính

= 43.092.631.699 – 93.758.023.328

= (50.665.391.629) VND

- Thu nhập khác = Doanh thu khác – Chi phí khác

= 1.328 – 531.534.713


= (531.533.385) VND

- Tổng thu nhập từ các hoạt động khác = Thu nhập từ hoạt động tài chính + Thu

nhập khác

= (50.665.391.629) + (531.533.385)

= (51.196.925.014) (3)

- Thu nhập chịu thuế = Doanh thu tính thuế - Chi phí được trừ + Thu nhập từ

các hoạt động khác

= (1) – (2) + (3)

= 2.207.034.725.124 – 1.756.399.806.091 +

(51.196.925.014)

= 399.437.994.019 VND

- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập miễn thuế - Các khoản lỗ

kết chuyển

= 399.437.994.019 – 0

= 399.437.994.019 VND


Do năm tài chính trước đó khơng có khoản chuyển lỗ nào và doanh nghiêp

cũng phát sinh những khoản thu nhập được miễn thuế. Vì vậy thu nhập chịu

thuế sẽ bằng thu nhập tính thuế.

- Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Trích quỹ KHCN) * thuế suất

= (399.437.994.019 – 0) * 20%

= 79.887.598.804 VND

20


×