Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Phân tích kinh tế xã hội philipines

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.35 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
----------  ---------

BÁI KHÁ TỐT NHƯNG NẾU TẬN DỤNG HẾT KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SẼ TỐT
HƠN
9.5

ĐỀ TÀI:
“PHÂN TÍCH KINH TẾ-XÃ HỘI PHILIPPINES GIAI ĐOẠN 1985-2013”

MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................5

I. Phương pháp thống kê mơ tả:...................................................................................5
II. Phương pháp mơ hình hóa:.......................................................................................5
III. Phương pháp đồ thị:..............................................................................................5
C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................................5
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.....................................................................................6
II. PHÁT TRIỂN XÃ HỘI..........................................................................................10
D. KẾT LUẬN................................................................................................................ 13
E. PHỤ LỤC..................................................................................................................13

2. Xây dựng mơ hình tăng trưởng để kiểm định các đại lượng giải thích cho tăng
trưởng và đóng góp của từng nhân tố vào tăng trưởng. Sử dụng mơ hình Cobb-
Doughlas:................................................................................................................... 22
3. Mối quan hệ giữa khối lượng tiền và doanh thu thuế đến tăng trưởng.................23
4. Mô hình hồi quy sau đây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về ảnh hưởng
của bất bình đẳng, và tăng trưởng tới đói nghèo:......................................................24
5. Sau đây là mơ hình lượng hóa xu hướng thay đổi tình trạng bất bình đẳng:........26
6. Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu..........................................................27


7. Tác động của chuyển dịch cơ cấu đến tăng trưởng kinh tế..................................28

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng của GDP/người............................................................................17
Biểu đồ 2: Tỷ lệ đóng góp của các ngành vào tăng trưởng...............................................18
Biểu đồ 3: Tốc độ làm phát của Philippines......................................................................18
Biểu đồ 4: Tỷ lệ lao động với các trình độ khác nhau.......................................................19
Biểu đồ 5: Tỷ lệ đóng góp của các yếu tố đầu vào............................................................19

Biểu đồ 6: cơ cấu ngành....................................................................................................20
Biểu đồ 7: Giá trị của các ngành của Philippines..............................................................20
Biểu đồ 8: Tình hình vốn đầu tư của philippines..............................................................21
Biểu đồ 9:Tỷ trọng của các nguồn vốn nước ngoài vào Philippines.................................21
Biểu đồ 10: Vốn và ICOR của nền kinh tế Philippines.....................................................22
Biểu đồ 11: Tình hình lao động philippines......................................................................22
Biểu đồ 12: Tỷ lẹ phân bổ lao động vào các ngành của ÌPhilippines................................23
Biểu đồ 13: NSLĐ bình qn cả nước và của các ngành qua các năm..............................23
Biểu đồ 14: Tỷ lệ thất nghiệp Philippines.........................................................................24
Biểu đồ 15: Khối lượng tiền M1 và M2 của nền kinh tế Philippines................................24
Biểu đồ 16: Khoản thu thuế của Philippines.....................................................................25
Biểu đồ 17: Mối quan hệ giữa GDP và thuế ở Philippines................................................25

A. LỜI MỞ ĐẦU

Philippines là một đảo quốc có chủ quyền tại Đơng Nam Á, cách Việt Nam qua

biển Đơng ở phía Tây, là quốc gia thường xuyên phải “gồng mình” gánh chịu ảnh hưởng

từ các trận động đất và bão nhiệt đới song lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú


và đa dạng sinh học ở mức độ cao. Philippines có số dân đứng thứ 7 tại châu Á và đứng

thứ 12 trên thế giới. Ngồi ra, nó cịn có 12 triệu người Philippines sống tại hải ngoại, họ

tạo thành những cộng đồng tha hương lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới.

Với những đặc điểm về tự nhiên, vị trí địa lí, khí hậu, văn hóa – xã hội, lịch sử,

kinh tế có những nét tương đồng với Việt Nam, ngồi ra giữa hai nước cịn thiết lập mối

quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.

Vậy nên, việc tìm hiểu, phân tích về các vấn đề kinh tế - xã hội của Philippines,

nhận diện các vấn đề trong hoạt động kinh tế vĩ mơ, tìm cách phản ánh các mối quan hệ

cơ bản nhất của quan hệ kinh tế nhằm đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc bên trong của nó và

giải thích sự thay đổi của các hoạt động kinh tế vĩ mơ của Philippines tìm ra các nguyên

nhân, các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng để từ đó rút ra những kinh nghiệm,

những bài học cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam là một điều hết sức cần thiết.

Bằng cách phân tích các dữ liệu thông tin về những chỉ tiêu kinh tế- xã hội mà

nhóm thu thập được, cùng với việc lựa chọn những phương pháp phân tích, các khung lí

thuyết phù hợp, … kết hợp hài hịa giữa định lượng và định tính, nhằm đưa đến những kết


luận “chân thực và sinh động nhất” cùng với những “cái nhìn tổng quan nhất, rõ nét

nhất” về sự phát triển kinh tế -xã hội của Philippines.

B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. Phương pháp thống kê mô tả:

Thống kê mơ tả nhằm cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng
với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về
số liệu.

- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ
liệu;

-Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

-Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

II. Phương pháp mơ hình hóa:

Trong bài này, nhóm đã sử dụng các mơ hình trong kinh tế lượng để áp dụng phân tích
ta gọi chung là mơ hình lượng hóa. Nhóm đã hồi quy các biến cần nghiên cứu, sau đó
kiểm định mơ hình để xem xét: sự tồn tại của mơ hình, sự tồn tại về mối quan hệ giữa
các biến và kiểm tra mơ hình có xuất hiện các hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai
sai số thay đối, tự tương quan hay khơng. Từ kết quả đó ta có thể rút ra các kết luận để
phân tích một cách đúng đắn, hợp lý.

III. Phương pháp đồ thị:


Để thể hiện mối quan hệ giữa đối tượng nghiên cứu và sự phát triển của một quốc gia,
ta có thể sử dụng số liệu để biểu thị trên đồ thị theo thời gian mà nhóm thường sử
dụng “biểu đồ xu hướng” để làm nổi bật lên mối quan hệ tương quan của chúng. Từ
đó qua những số liệu được thể hiện trong đồ thị thì ta có thể phân tích được mối quan
hệ của chúng như thế nào một cách khái quát, đơn giản.

Trục tung biểu thị đối tượng nghiên cứu - biến chịu tác động (ví dụ GINI_ đại diện
cho bất bình đẳng thu nhập), trục hồnh là biến ngun nhân hay ngoại sinh (ví dụ
GDP/người_ đại diện cho tăng trưởng của nền kinh tế).

Trên đây là những phương pháp chính đã được nhóm vận dụng để tiến hành phân
tích vấn đề. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều phương pháp khác được nhóm sử dụng,
chẳng hạn như: phương pháp phân tích dãy sơ biến động theo thời gian, phương pháp
phân tích tương quan, phương pháp chỉ số… cũng đã góp phần trong việc đưa đến
những kết luận khách quan hơn và chuẩn xác hơn.

C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong những năm 60 của thế kỷ trước, Philippines đã từng là quốc gia giàu có thứ hai ở
châu Á sau Nhật Bản. Tuy nhiên, sau đó, những bất ổn về chính trị cộng với sai lầm trong
chính sách kinh tế và tình trạng tham nhũng đã biến Philippines thành một trong những
nước nghèo nhất trong khu vực Đông Nam Á. Vậy, trong giai đoạn từ năm 1985 đến nay
thì tình hình kinh tế ở quốc gia đã có những biến chuyển như thế nào. Tất cả sẽ được hiện
hữu dưới bức tranh kinh tế dưới đây:

I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Philippines, một đất nước phải gánh chịu nhiều hậu quả từ thiên nhiên, một đất


nước mà vốn đã bị xem là “con bệnh của Châu Á” đang ngày đêm gồng mình vươn lên

trong kinh tế để minh chứng mình khơng phải là “kẻ tụt hậu”. Kết quả nhận được cũng

khá khả quan, với sự tăng trưởng mạnh qua các năm, đặc biệt là đạt mức 5.86% trong giai

đoạn 2010-2014, đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của nước này chạm ngưỡng 4.2%

trong giai đoạn 1985-2014, sau khi bị cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-1998) và

cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2008-2009) giáng những đòn mạnh vào những nổ lực

phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này vẫn còn ẩn chứa nhiều rủi ro, chưa thực

sự bền vững(1).

Góp một vai trò hết sức quan trọng trong sự tăng trưởng này, trước hết phải kể đến sự
chuyển mình mạnh mẽ của ngành dịch vụ và ngành công nghiệp (mặc dù chưa phải là sự
chuyển mình ổn định qua các năm), với tỷ lệ tăng trưởng (g*p) luôn dương và đạt mức kỷ
lục là 4.3% năm 2012 (ngành dịch vụ), và 4% năm 2010 (ngành công nghiệp). Qua các
năm, dịch vụ ngày càng thể hiện vị trí quan trọng của mình và dần trở thành ngành chủ
chốt góp phần tạo ra tăng trưởng cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng khơng thể phủ nhận
vai trị quan trọng của ngành cơng nghiệp(2).

Yếu tố động lực tiếp theo, là “cái cốt” tạo nên gốc rễ của sự tăng trưởng ở Philippines cần
phải xét đến là nguồn vốn sản xuất. Hầu hết qua các năm, tỷ phần đóng góp của phần hữu
hình (vốn và lao động) vào tăng trưởng GDP của Philipines vẫn chiếm đa số, luôn trên
50%, đặc biệt là phần vốn. Bên cạnh đó, khơng thể phủ nhận được vai trị ngày càng lớn
của TFP. Năng suất của các nhân tố tổng hợp TFP ngày càng có vai trị quan trọng trong
q trình tăng trưởng GDP. Điều này chứng tỏ các nhân tố vơ hình như đổi mới cơng

nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, cải tiến, hợp lí hóa tổ chức quản lí sản xuất,
nâng cao trình độ người lao động, ý thức và tinh thần làm việc của người lao động ngày
càng được nâng cao. Tuy nhiên, trong mối tương quan với nguồn vốn và lao đơng thì TFP
thực sự chưa là gì cả. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ đóng góp của vốn và lao
động có xu hướng ngày càng nhỏ hơn tỷ lệ đóng góp của TFP. Cịn đối với Philipines
đóng góp của yếu tố TFP còn rất bất thường qua các năm và vẫn còn ở mức âm, điều này
một lần nữa cho thấy sự tăng trưởng kinh tế ở Philippines vẫn chưa thực sự bền vững, các
yếu tố tổng hợp như ( công nghệ, tiến bộ kĩ thuật, năng suất lao động…) vẫn chưa được

đầu tư đúng mức, việc kết hợp sử dụng các yếu tố tổng hợp vào trong sản xuất vẫn chưa
thực sự mang lại hiệu quả cao. Tăng trưởng phần lớn dựa vào thâm dụng vốn và lao động,
điều này chỉ giúp Phillipines tăng trưởng trong ngắn hạn còn về dài hạn thì nếu khơng cải
thiện sự đóng góp của TFP vào sự tăng trưởng thì sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến
nền kinh tế ở Phillipines (3).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng cũng là một trong những “điểm sáng”, góp phần
tạo nên sự tăng trưởng cho quốc gia này(4). Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn quá chậm rãi,
(với giá trị chuyển dịch α chỉ nằm trong khoảng từ 0.20 đến 1.70) và thất thường qua từng
năm, là nguyên nhân cho sức tác động chưa đủ mạnh mẽ, chưa đủ để kích thích tăng
trưởng bền vững. Trong khi các nhân tố như FDI, nguồn vốn trong nước, tỷ lệ biết chữ, tỷ
lệ xuất khẩu, đầu tư cho các ngành công nghệ cao không ngừng nổ lực tạo ra sự chuyển
dịch thì vấn đề nhập khẩu của quốc gia này là một trong những nguyên nhân cốt yếu làm
kìm hãm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Philippines là một quốc gia nhập siêu, hầu như
cán cân thương mại luôn âm qua các năm, chủ yếu nhập các loại máy móc thiết bị của các
nước phát triển, và các sản phẩm Nơng nghiệp như lúa, ngơ, phân bón… Ngồi ra, mặt dù
là một đất nước cịn nghèo nhưng người dân của quốc gia này rất chuộng hàng ngoại. Đây
có thể xem là những ngun nhân làm tình trạng nhập siêu càng thêm phức tạp, gây ảnh
hưởng xấu đến tăng trưởng. Việc nhập khẩu cơng nghệ, máy móc của các nước phát triển
sẽ góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho một quốc gia. Tuy nhiên, chính vì việc sử dụng
chưa hiệu quả, cơng tác quản lý cịn yếu kém đã khiến nhập khẩu trở thành một vấn nạn

cần phải giải quyết kịp thời để đưa lại sự chuyển dịch đúng hướng cho nền kinh tế của
Philippines(5).

Bên cạnh đó, khả năng huy động và cách sử dụng các nguồn lực của Philippines sẽ là
minh chứng rõ ràng nhất cho sự chuyển dịch cơ cấu chậm rãi và sự tăng trưởng chưa bền
vững nói trên. Chính vì chưa sử dụng vốn hiệu quả, cùng với chưa tạo dựng được một
môi trường đầu tư hấp dẫn, đã khiến cho những nhà đầu tư nước ngoài “khá e dè” với đất
nước này, đặc biệt là trong giai đoạn 1985-2001. Cũng chính giai đoạn này, với nguồn
vốn trong nước chiếm hơn 45% tổng số vốn đầu tư, các nguồn vốn ODA, FDI và nguồn
vốn tín dụng thương mại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn ở Phillipines,
càng làm đất nước này lún sâu hơn vào tình trạng sử dụng vốn chưa hiệu quả trong một
thời gian dài. Và là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau đó,
Philippines đã tăng cường thực hiện những chính sách vĩ mơ, ổn định mơi trường kinh tế
như ổn định tỷ giá hối đối, chính sách tiền tệ,chính sách tài khóa, chi tiêu cơng hợp lý,
linh hoạt trong từng thời kì đã giúp kiềm chế được lạm phát, tạo đà cho nguồn vốn FDI
đầu tư vào Phillipines có xu hướng tăng trong giai đoạn sau này. Đây là một tín hiệu rất
“đáng mừng” cho nền kinh tế. Tuy nhiên, khác với nhiều quốc gia khác ở Châu Á,
Philippines khơng dựa nhiều vào xuất khẩu, địn bẩy giúp quốc gia này vươn lên đến từ
nguồn ngoại tệ được hàng triệu người Philippines sống ở hải ngoại gửi về, đóng góp một

tỷ phần lớn trong cơ cấu vốn của quốc gia này. Nhưng, với hiệu quả trong việc sử dụng
vốn ở Phillipines vẫn khơng cao, chỉ số ICOR trung bình giai đoạn 1985-2013 khá cao,
khoảng chừng 4.77% tức là phải bỏ ra khoảng 4.77US$ vốn đầu tư thì mới thu được
1US$ tăng trưởng, ngồi ra hệ số ICOR tăng giảm khơng ổn định qua từng năm. Là
nguyên nhân sâu xa cho một sự phát triển không bền vững của Philippines. Nhưng chưa
kết thúc ở đó, ngồi vốn sử dụng và huy động chưa hiệu quả thì nguồn lao động cũng rất
rất cần được nói đến. Mặc dù được sở hữu một nguồn lao động dồi dào, số người trong độ
tuổi lao động luôn chiếm tỉ lệ cao trên 55% (hơn một nửa dân số ) và tăng dần qua các
năm. Thêm vào đó là cơ cấu lao động có xu hướng giảm trong các ngành nông nghiệp,
tăng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ (một tín hiệu tốt trong việc tăng trưởng kinh

tế ở Phillipines). Cho thấy cơ cấu lao động cũng như cơ cấu ngành có sự nhất quán với
nhau, chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, xét về
chất lượng nguồn lao động, vẫn có thể thấy lao động Phillipines đa số có trình độ thấp, tỷ
lệ lao động có trình độ giáo dục cấp 3 trở lên chưa tới 30% trong tổng lực lượng lao động.
Vì thế năng suất lao động ở Phillipines cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực. Cụ
thể là năm 1985 năng suất lao động bình quân là khoảng 2832 US$/ người nhưng nhờ có
sự tiến bộ và khoa học cơng nghệ, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp hơn,…
nên tốc độ tăng của giá trị sản xuất ra cao hơn tốc độ tăng của lao động góp phần tạo ra
kết quả khá khả quan, đến năm 2012 năng suất lao động bình quân đã tăng lên đạt mức
3516,6 US$/ người. Nhìn sâu vào hiệu quả sử dụng lao động, có thể thấy năng suất lao
động ở ngành cơng nghiệp thấp hơn các ngành như nông nghiệp và dịch vụ. Điều này cho
thấy ngành công nghiệp của Philipines hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa áp dụng
thành công khoa học cơng nghệ vào lĩnh vực sản xuất, trình độ của người dân cũng chưa
cao để có thể bắt kịp với những tiến bộ và khoa học kĩ thuật… Chẳng hạn như, giai đoạn
từ 1990 đến năm 2012 thì năng suất lao động ở công nghiệp lại giảm (năm 1990 là 2608
US$/ người, nhưng đến năm 2012 thì năng suất chỉ cịn 2221 US$/ người).,Ngành nơng
nghiệp và dịch vụ thì lại đưa đến những tín hiệu thực sự rất đáng mừng, Philipines đã tập
trung và đầu tư vào những gì là lợi thế của mình để tạo nên hiệu quả trong sử dụng lao
động. Do đó tạo nên hướng phát triển chưa phù hợp với xu thế chung của thế giới. Ngành
công nghiệp là một ngành vô cùng quan trọng, nhưng năng suất tạo ra lại rất thấp, sẽ
không tạo đủ động lực để thu hút người lao động, nếu chính phủ Philipines khơng có
những giải pháp kịp thời khắc phục, thì Philipines với một ngành cơng nghiệp tụt hậu sẽ
khơng thể đủ sức trở mình, phát triển bền vững. Ta thấy rằng, với một nền kinh tế thâm
dụng vốn và lao động như Phillipines nhưng hiệu quả sử dụng vốn và lao động cịn thấp
cho thấy sự lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực trong việc tăng trưởng kinh tế, chất
lượng tăng trưởng một lần nữa lại là một thách thức đối với các nhà hoạch định chính
sách của Phillipines. Chính sự bất ổn ẩn sâu bên trong của quá trình tăng trưởng, đã làm
kìm hãm sự phát triển, tạo nên một nền kinh tế chưa ổn định và chưa thực sự hấp dẫn(6).

Qua những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế của Phillipines nói

trên, ta có thể thấy được sự tăng trưởng ở Phillipines là chưa bền vững, sự tăng trưởng
phần lớn dựa vào yếu tố thâm dụng vốn và lao động, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn và
lao động ở Phillipines cũng chưa thật sự tương xứng với quy mô tăng trưởng kinh tế, năng
suất các yếu tố tổng hợp TFP vẫn chưa được đầu tư đúng mức, tốc độ chuyển dịch cơ cấu
tuy theo hướng tích cực cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nhưng vẫn còn chậm, những chỉ
tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng trên đều cho thấy những vấn đề, thách thức mà
Phillipines cần phải giải quyết nếu muốn đạt được một sự phát triển bền vững trong dài
hạn.

Hội nhập kinh tế thế giới, bên cạnh những cơ hội là vô vàn những thách thức địi hỏi
chính phủ Philippines phải có những chính sách thơng minh, sáng suốt trong từng thời kì
nhất định để chèo lái, đưa đất nước tới mục tiêu đã đề ra. Trong đó, hai chính sách cơ bản
là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thì chính sách tài khóa đã được đất nước này
sử dụng khá hiệu quả và mang lại một sự tăng trưởng cho nền kinh tế. Dẫn chứng là bước
vào giai đoạn khủng tài chính Đơng Á, và cuộc khủng hoảng tồn cầu vào năm 2007-
2009, nhằm khắc phục và hạn chế những tác động mà cuộc khủng hồng mang lại, Chính
phủ Philippines đã thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, bằng biện pháp giảm thuế, và
tăng cường chi tiêu của Chính phủ để kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo thêm nhiều
việc làm cho người lao động. Với những cố gắng của mình Philippines đã góp phần kiềm
chế được tỷ lệ thất nghiệp, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn có chiều hướng đi lên nhưng với
tốc độ chậm dần. Sau đó nước này mới dần triển khai thực hiện chính sách tài khóa thắt
chặt, kiềm chế lạm phát, đưa nền kinh tế ổn định hơn. Đến năm 2010, Philippines tiếp tục
thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt một cách rất hiệu quả trong nhiều năm liên tục,
góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đạt mức kỉ lục năm 2010 là 7.6%,
và các chỉ tiêu về thất nghiệp, CPI… được giữ ở mức ổn định. Với những thành cơng
trong cơng tác kiểm sốt tài khóa, Philippines đang có những cơ hội hiếm có để tạo nên
những bước đột phá trong kinh tế, góp phần tạo nên sự tăng trưởng cho đất nước này.
Nhưng không dừng lại ở đó, nền kinh tế cịn chịu tác động của một chính sách tiền tệ
chưa hiệu quả, chính sách tiền tệ mở rộng, tăng cung tiền quá mức cần thiết đã phần nào
làm chậm lại tốc độ tăng trưởng. Chính sự không đồng bộ trong công tác hoạch định và sử

dụng chưa phù hợp chính sách đã khiến cho sự tăng trưởng bất ổn hơn(7).

Hai chỉ tiêu không kém phần quan trọng tiếp theo của nền kinh tế vĩ mô sẽ được đề cập là
tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Vơi sự biến động mạnh qua các năm của chỉ tiêu lạm
phát làm cho giá cả cũng có sự biến động lớn. Bên cạnh đó, tỉ lệ thất nghiệp vẫn là một
thách thức lớn, mà Phillipines vẫn chưa thực sự giải quyết triệt để, tỉ lệ thất nghiệp cao. Tỉ
lệ thất nghiệp cao nhất từng xảy ra với quốc gia này là vào năm 2004 đạt mức 11,9%; và
có hướng giảm nhẹ trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2012, tuy nhiên lại không ổn
định. Nếu trong vài năm tới, tỉ lệ thất nghiệp vẫn không được cải thiện thì chính những

điều này góp phần làm cho mơi trưỡng vĩ mơ khơng ổn định và rất ít hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư, từ đó làm giảm mức tăng trưởng của nền kinh tế. Vào năm 2012, những
nguyên nhân dẫn đến sự lạm phát ngày càng giảm và ổn định hơn của Philippines trong
giai đoạn đầy khó khăn của nền kinh tế thế giới thời kì này là sự kết hợp của các nhân tố
như tình hình kinh tế vĩ mơ ổn định, chính sách tiền tệ hợp lý và chi tiêu công cũng như
nhu cầu trong nước đều tăng. Bất chấp cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn tiếp tục
lan rộng và tình trạng bất ổn đang xảy ra ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới nhưng
Philippines vẫn giữ được kinh tế vĩ mô ổn định. Ở quốc gia đông dân thứ hai Đông Nam
Á này, lạm phát chỉ đứng ở mức hơn 3% và lãi suất vào khoảng 4%, trong khi tỷ lệ nợ
công trên GDP đang ở mức thấp kỷ lục. Đây có thể xem là thời kì huy hồng nhất từng có
với Philippines(8).

Tóm lại, tuy có một vài tín hiệu đáng mừng trong sự tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn chưa
thật sự bền vững, chất lượng tăng trưởng vẫn chưa thực sự cao, những vấn đề về con
người, xã hội vẫn chưa được đầu tư tương xứng với sự tăng trưởng. Dẫu vậy, trong những
năm gần đây, Phillipines vẫn đang tích cực cải thiện chất lượng tăng trưởng và đang từng
bước đi lên để đạt được sự phát triển đề ra trong kinh tế.

Trên đây là “bức tranh” tổng quát về sự tăng trưởng kinh tế ở Phillipines, tuy nhiên chỉ
tăng trưởng thôi là chưa đủ, tăng trưởng phải đi kèm với cả phát triển, tăng trưởng là điều

kiện cần nhưng chưa phải là đủ, để đạt được phát triển kinh tế chúng ta còn phải quan tâm
tới các chỉ tiêu khác về con người và xã hội.

II. PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

Với dân số là khoảng 99 triệu người năm 2013cùng với sự đa dạng về dân tộc và văn hóa.

Philippines đang cố gắng tạo nên những màu sắc mới mẻ cho bức tranh xã hội của mình.

Điểm nhấn đầu tiên cho bức tranh xã hội ấy chính là giáo dục(9). Đây là chỉ tiêu vơ cùng
quan trọng, nó phản ánh trình độ của xã hội. Mặc dù với dân số đông nhưng tỉ lệ người
biết đọc, biết viết trong dân số cao và khơng có sự chênh lệch nhiều giữa nam và nữ. Điều
này có tác động rất lớn đến việc tăng trưởng, cụ thể là khi chỉ tiêu này tăng 1% ( các biến
số khác khơng đổi ) thì mức tăng trưởng tăng 3.66%. Vì thế, cần có sự quan tâm đầu tư
đúng mức cho giáo dục ban đầu, cụ thể là giáo dục bậc tiểu học, nó tác động rất lớn đến
sự tăng trưởng cũng như phát triển kinh tế của một quốc gia, bên cạnh đó các chỉ tiêu về
dinh dưỡng, số học sinh hoàn thành bậc giáo dục Trung Học Cơ Sở cũng có tác động
cùng chiều với tăng trưởng.Tuy nhiên, điều bất cập còn tồn tại là giáo dục bậc tiểu học
vẫn chưa được Philippines quan tâm đúng mức. Chính vì vậy mà phần lớn chi phí giáo
dục người dân phải gánh chịu, ở bậc giáo dục tiểu học, đây là bậc giáo dục mang lại lợi
ích xã hội lớn hơn chi phí xã hội phải bỏ ra, tuy nhiên sự quan tâm chưa đúng mức của
chính phủ Philippines đã làm cho chi phí giáo dục ở bậc tiểu học khá cao, làm giảm động
lực cho con cái đi học ở cha mẹ, khiến số lượng học sinh ở độ tuổi tiểu học nhập học với

số lượng rất ít chưa đến 50%. Bên cạnh đó, giáo dục cịn có tác động cùng chiều đến TFP,
điều này dễ hiểu khi giáo dục trang bị cho con người kiến thức, cung cấp cho người lao
động những kĩ năng cần thiết nhất để tham gia vào thị trường lao động, việc phổ cập giáo
dục cũng nhằm nâng cao năng suất cho người lao động. Ngoài ra, nguồn vốn con người
(thể hiện qua tỉ lệ biết chữ của người dân ) cũng có ảnh hưởng tích cực đến sự chuyển
dịch cơ cấu ngành của Phillipines (thể hiện qua mối quan hệ cùng chiều giữa tỉ lệ biết chữ

của người dân và sự chuyển dịch cơ cấu ngành), khi lao động đạt đến trình độ nhất định
sẽ dẫn đến sự dịch chuyển mạnh mẽ của cơ cấu ngành, lao động có trình độ cao sẽ tham
gia vào các ngành u cầu chất xám nhiều hơn như các ngành trong công nghiệp và dịch
vụ, từ đó cũng làm chuyển dịch cơ cấu lao động, tỷ trọng lao đông trong nông nghiệp
giảm xuống thay vào đó là tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ.Đây là
một tin vui cho xã hội của Philippines vì bên cạnh những mặt chưa được trong cơng tác
giáo dục thì việc đầu tư cho giáo dục của Philippines dường như đang đi đúng hướng hơn,
tạo ra những hiệu ứng tích hơn cho nền kinh tế.

Một thước đo tiếp theo, tổng hợp phản ánh sự phát triển con người trên các phương diện
thu nhập, tri thức và sức khỏe đó là Chỉ số phát triển con người (HDI)(10). Với số tuổi thọ
trung bình của người dân ở Philippines có xu hướng tăng qua từng năm, sẽ góp phần nâng
cao chỉ số HDI của quốc gia này. Đây là một tín hiệu tốt thể hiện đời sống của người dân
được cải thiện, về sức khỏe, y tế, và cả môi trường sống. Tiếp đến, chỉ số về dinh dưỡng
sẽ là chỉ tiêu cho chúng ta biết cần bao nhiêu calo sẽ là cần thiết để giúp thốt khỏi tình
trạng suy dinh dưỡng của người dân, được coi là sự khác biệt giữa yêu cầu về khẩu phần
ăn trung bình của một người so với chế độ ăn uống của người dân bị suy dinh dưỡng.
Điều đáng mừng là chế độ dinh dưỡng của người dân được cải thiện qua từng năm, tuy
nhiên kể từ năm 2010, chỉ tiêu này có xu hướng lại giảm xuống, nguyên nhân có thể do
thu nhập thực tế bình qn của người dân có xu hướng giảm, chi phí về giáo dục, chi phí
về y tế tăng cao khiến cho khoản chi tiêu cho dinh dưỡng bị thu hẹp lại, người dân khơng
cịn chú trọng việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sức khỏe như trước. Qua nghiên cứu
về mặt định lượng của chúng tơi thì thấy rằng giá trị Depth of the food deficit (tỷ lệ dinh
dưỡng), có tác động cùng chiều với tăng trưởng, nên việc tăng giá trị của biến này sẽ góp
phần làm tăng Y. Giá trị đó có nghĩa là khi Depth of the food deficit(tỷ lệ dinh dưỡng)
tăng 1% (các biến số khác không đổi) thì sẽ kích thích tăng GDP 0.078663%. Việc nâng
cao sức khỏe cho người dân ở Philippines sẽ góp phần kích thích tăng trưởng và
Philippines đã làm được điều đó.

Với gần 100 triệu dân và tăng trưởng kinh tế hơn 6 %, Philippines vẫn chưa được xem là

một nền kinh tế đang lên của khu vực Đông Nam Á(11). Bởi tỷ lệ lệ nghèo theo tiêu chuẩn
ở Philippines chiếm hơn ¼ phần trăm dân số ( trên 25%), đây là một con số đáng báo
động, khi tốc độ tăng trưởng GDP của Philippines từ năm 2003 đến năm 2012 đều tăng
qua từng năm, tuy nhiên đi kèm với tốc độ tăng trưởng tăng như vậy thì tỷ lệ nghèo ở

Phillipines lại không giảm, điều này chứng tỏ sự tăng trưởng kinh tế ở Philippines khơng
thật sự bền vững vì vẫn chưa giải quyết các mặt của sự phát triển của quốc gia, mà một
trong số đó là giảm tỷ lệ nghèo. Bên cạnh tỷ lệ nghèo, ta cũng có thể thấy chỉ tiêu khoảng
cách nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia, cho chúng ta biết được sự thiếu hụt trung bình so
với ngưỡng nghèo, nhằm phản ánh mức độ nghèo đói. Trong 10 năm kể từ năm 2003, con
số này chỉ giảm từ 5.6% (năm 2003) xuống còn 5.1% (năm 2012), cho thấy Phillipines
vẫn chưa thực sự quan tâm và có những biện pháp, chính sách hiệu quả trong việc xóa đói
giảm nghèo, số hộ nghèo giảm khơng đáng kể, mức độ nghèo đói vẫn chưa được cải
thiện. Đây là một trong những thách thức to lớn của Phillipines nếu muốn nền kinh tế phát
triển một cách toàn diện.Một điều dể nhận thấy là mối quan hệ nghịch biến giữa tăng
trưởng và bất bình đẳng với tỷ lệ nghèo đói ở Philippines. Mặc dù, trong những năm gần
đây, vấn đề nghèo đói đã được nước này giải quyết khá ổn, nhưng vẫn khơng thể phủ
nhận rằng: tình hình đói nghèo và bất bình đẳng ở Phillipines vẫn đang là một thách thức
lớn đối với nước này trong công cuộc phát triển kinh tế một cách bền vững.Tỷ lệ hộ
nghèo vẫn cịn cao (chiếm hơn ¼ phần trăm dân số ), hệ số GINI chưa ổn định một lần
nữa cho thấy sự quan tâm, đầu tư chưa đúng mức, chưa thật sự hiệu quả của Philipines
trong vấn đề này.Sự gia tăng số lượng người nghèo đã xảy ra trong khi Tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) tăng trung bình 4,7% mỗi năm trong vòng suốt 10 năm 2001-2009.Cựu
Tổng thống Philippines Gloria Arroyo, người đã lãnh đạo quốc gia này trong thời gian từ
năm 2001-2009, đã nhận định rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan đã đem lại lợi ích
cho người giàu nhiều hơn người nghèo.Bên cạnh đó, Philippines cũng phải gánh thêm
một tỷ lệ thất nghiệp cao. Tỷ lệ chính thức ở mức 7,3% trong tháng 1/ 2010, song tỷ lệ
người tuyên bố thất nghiệp tạm thời lại lên tới con số 18,7%.Theo nhận định của những
nhà phân tích, những nhân tố làm chậm tiến trình giảm đói nghèo ở Philippines, bao gồm:
Tỉ lệ tăng trưởng dân số cao (trung bình 2% năm thập kỷ 2000 -2010) dẫn đến tăng chi

phí của các hộ gia đình và tăng nhu cầu dịch vụ cơ bản; bất bình đẳng trong thu nhập vẫn
tiếp tục tăng cao (20% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 5% tổng mức thu nhập quốc gia);
chính phủ khơng thể cung cấp đủ dịch vụ cơ bản nhất cho người dân sống ở vùng xa xôi,
hẻo lánh; sự dễ bị tổn thương của người nghèo do thảm họa thiên nhiên và những bất ổn
xã hội.

Những phân tích trên đã khẳng định rằng: bất bình đẳng thu nhập, nghèo đói vừa trực tiếp
vừa gián tiếp góp phần vào tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, rõ ràng điều này sẽ kéo theo các
vấn đề xã hội ngày một trở nên nan giải hơn cho đất nước Philippines. Trong công cuộc
đổi mới đất nước của mình, hi vọng Philippines sẽ kịp thời nhận ra những mặt cịn hạn
chế trong xã hội để có thể tạo ra động lực thực sự cho hành trình bắt kịp nền kinh tế - xã
hội văn minh, hiện đại hơn của thế giới.

D. KẾT LUẬN
Philippines được đánh giá là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng

nhanh nhất ở Đơng Nam Á, tuy nhiên với mức tăng trưởng nhanh và nhiều đột biến như
vậy thì ẩn chứa nhiều rủi ro về chất lượng tăng trưởng hay nói cách khác là sự tăng trưởng
thiếu tính bền vững. Sau khi phân tích, xem xét về các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng
trưởng của nền kinh tế như năng suất các yếu tố tổng hợp và cơ cấu ngành của
Philippines, một lần nữa khẳng định lại nhận định trên. Bên cạnh đó, vấn đề xã hội chưa
được quan tâm đúng mức cũng là một trong những thiếu sót rất sai lầm của Philippines.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Philippines đã có những chuyển biến đáng tích cực
đáng để ghi nhận.

E. PHỤ LỤC

1800 8
1600 6
1400 4

1200 2
1000 GDP per capita
(constant 20005
800 US$) -2
600 GDP per cap-4ita
400 growth (ann-6ual
200 %)
-8
0 -10
-12
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng của GDP/người
gS*Ps
10 gI*pI
8 gA*pA
6
4
2
0
-2
-4
-6
-8

Biểu đồ 2: Tỷ lệ đóng góp của các ngành vào tăng trưởng

Inflation, consumer prices (annual %)

25

20


15 Inflation, consumer
prices (annual %)

10

5

0

Biểu đồ 3: Tốc độ làm phát của Philippines

120

100

80

60

40

20 Tỷ lệ lao động trình độ đại học (%) Tỷ lệ lao động trình độ trung học (%)

0 Tỷ lệ lao động trình độ tiểu học (%)

2004 2006 2007 2008

Biểu đồ 4: Tỷ lệ lao động với các trình độ khác nhau


TỶ TRỌNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO TỶ TRỌNG
ĐÓNG GÓP
120 CỦA TFP
100 TỶ TRỌNG
ĐÓNG GÓP
80 CỦA LAO
60 ĐỘNG
40 TỶ TRỌNG
20 ĐÓNG GÓP
CỦA VỐN
0
-20
-40
-60

Biểu đồ 5: Tỷ lệ đóng góp của các yếu tố đầu vào

CƠ CẤU NGÀNH Tỉ trọng dịch vụ
Tỉ trọng công nghiệp
100 Tỉ trọng nông nghiệp
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0


Biểu đồ 6: cơ cấu ngành

GIÁ TRỊ CÁC NGÀNH ( CONSTANT 2005 US$)

90000000000 Agriculture, value
80000000000 added (constant
70000000000 2005 US$)
60000000000 Industry, value
50000000000 added (constant
40000000000 2005 US$)

30000000000 Services, etc., value
20000000000 added (constant
10000000000 2005 US$)

0

Biểu đồ 7: Giá trị của các ngành của Philippines

TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ

90

80

70

60


50

40

30

20

10 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

0 Gross capital formation ( US$) (constant 2005) TỔNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC

Kiều hối cá nhân, nhận được (US)

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ

Biểu đồ 8: Tình hình vốn đầu tư của philippines

100

80

60

40

20Kiều hối
IBRD loans and IDA credits (DOD, US$) các khoản vay … và tín dụng … NGUỒN VỐN TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
0Net official development assistance received ( US$)
Foreign direct investment, net (BoP, US$)

Gross capital formation ( US$) tổng vốn đầu tư trong nước

-20

Biểu đồ 9:Tỷ trọng của các nguồn vốn nước ngoài vào Philippines

VỐN VÀ ICOR CỦA NỀN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN 1985-2014

90000000000 120

80000000000 100

70000000000 80

60000000000 60

50000000000 40
20
40000000000 0
30000000000
-20

20000000000 -40

10000000000 -60

0 -80

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ ICOR


Biểu đồ 10: Vốn và ICOR của nền kinh tế Philippines

45000000 Số lượng lao động nông nghiệp qua cac năm
40000000 Số lượng lao động dịch vụ qua cac năm
35000000
30000000
25000000
20000000
15000000
10000000

5000000
0
lao động có việc
Số lượng lao động công nghiệp qua cac năm

Biểu đồ 11: Tình hình lao động philippines

100 Tỷ lệ phân bố lao động ngành dịch vụ (%)
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0


Tỷ lệ phân bố lao động ngành công nghiệp (%)
Tỷ lệ phân bố lao động ngành nông nghiệp (%)

Biểu đồ 12: Tỷ lẹ phân bổ lao động vào các ngành của ÌPhilippines

NSLĐ BÌNH QUÂN CẢ NƯỚC VÀ CỦA CÁC NGÀNH QUA CÁC NĂM

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0 NSLĐ bình qn ngành nơng nghiệp NSLĐ bình qn ngành cơng nghiệp
NSLĐ bình qn
NSLĐ bình quân ngành dịch vụ

Biểu đồ 13: NSLĐ bình quân cả nước và của các ngành qua các năm

14 Unemployment, female (% of

12 female labor force) (national
10 estimate)
Unemployment, male (% of male
8 labor force) (national estimate)
6 Unemployment, total (% of total
4 labor force) (national estimate)
2
0

Biểu đồ 14: Tỷ lệ thất nghiệp Philippines


×