Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Phân tích kinh tế xã hội thái lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.24 KB, 32 trang )

Mục lục

Lời mở đầu......................................................................................................................... 2
A. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................2

I. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
II. Phương pháp nghiên cứu cụ thể...............................................................................2
III. Nguồn số liệu........................................................................................................4
B. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.......................................................................................4
C. XÃ HỘI.....................................................................................................................11
PHỤ LỤC HÌNH..............................................................................................................15

BÀI TỐT 9.5

1

Lời mở đầu

Thái Lan (Tên chính thức: Vương quốc Thái Lan) là một quốc gia nằm ở vùng
Đơng Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đơng giáp Lào và Campuchia, phía
nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman. Thái Lan
có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vng) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng
67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới.

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9.
Và đến thời điểm hiện tại, Thái Lan là một nước cơng nghiệp mới.Vậy tình hình phát
triển kinh tế - xã hội đến thời điểm nhiện nay như thế nào? Bài báo cáo này sẽ trình bày
tình hình phát triển – kinh tế xã hội của Thái Lan từ 1985 – 2013 cũng như giải thích các
nhân tố tác động đến sự phát triển đó.


A. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Mục tiêu nghiên cứu
 Đánh giá được tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan.

 Phân tích được mối quan hệ giữa tăng trưởng với các vấn đề về xã hội ở Thái Lan.

II. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
 Phương pháp nghiên cứu định lượng: từ số liệu thống kê ban đầu phân tích, lượng
hóa mơ hình kinh tế.

 Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này nhằm thu thập, tổng kết và mô tả
dữ liệu về các đối tượng cần nghiên cứu thông qua các hình thức lập bảng, đồ thị hoặc
bằng số.

 Phương pháp phân tích hồi quy: Từ q trình phân tích, tiến hành xây dựng mơ
hình và chạy hồi quy nhằm xem xét mối quan hệ tương quan giữa các biến số trong mơ
hình.

2

 Nhóm sẽ tiến hành hồi quy các mơ hình sau:
 Mơ hình thể hiện sự tác động của K,L đến GDP trong đó GDP là biến phụ thuộc,
K,L là biến độc lập, mơ hình được triển khai thừ hàm Cobb_Douglas:

Mơ hình có dạng như sau:

 Mơ hình thể hiện sự tác động của FDI đến tăng trưởng trong đó GDP là biến phụ
thuộc, FDI, vốn trong nước, tỉ lệ xuất khẩu, tỉ lệ nhập khẩu.
Mơ hình có dạng như sau: lnY=b1+b2*FDI/GDP+b3*lnDI+b4*IM/GDP+b5*X/GDP
 Mơ hình thể hiện sự tác động của FDI đến năng suất các nhân tố tổng hợp TFP

trong đó TFP là biến phụ thuộc, K, FDI, L là biến độc lập.
Mơ hình các dạng như sau: TFP = β0+ β1*lnFDI + β2*lnDI + β3*ln(L).
 Mơ hình thể hiện tác động của tăng trưởng đối với bất bình đẳng trong đó GINI là
biến phụ thuộc, GDP/người là biến độc lập.
Mơ hình có dạng như sau: LnG = β0 + β1LnYp + β2LnYp2
 Mô hình thể hiện tác động của tăng trưởng bất bình đẳng đến đói ngheo trong đó
Tỉ lệ nghèo là biến phụ thuộc, GDP/người và Gini là biến độc lập.
Mơ hình có dạng như sau: Pit = β0+β1GDPbqit + β2GINIit +ui

Sau đó tiến hành các kiểm định như sau:
 Kiểm định sự tồn tại của mơ hình.
 Kiểm định sự ý nghĩa của các hệ số hồi quy.
 Kiểm định sự đa cộng tuyến.
 Kiểm định phương sai sai số thay đổi.
 Kiểm định tự tương quan.

3

III. Nguồn số liệu
Sử dụng dữ liệu thứ cấp từ bộ số liệu về Thái Lan của Ngân hàng Thế giới do

PGS.TS Bùi Quang Bình cung cấp.

B. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Tăng trưởng là một mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia, nó cũng phản ánh sự

gia tăng kết quả hoạt động kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu
GDP – tổng sản phẩm quốc dân. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả
kinh tế cũng như phản ánh tình hình phát triển của một quốc gia. Vì thế để có thể đánh
giá sự phát triển của Thái Lan điều đầu tiên chúng ta cần chú ý đến đó là GDP và tốc độ

tăng trưởng GDP.

Với xuất phát điểm là một nước nơng nghiệp truyền thống, trải qua q trình phát
triển gần 40 năm Thái Lan đã trở thành một nước công nghiệp mới và có trình độ phát
triển kinh tế cao nhất khu vực Đông Nam Á. Điều này được thể hiện khi tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của Thái Lan liên tục tăng, đến năm 2013 đạt 230,37 tỷ USD.

Cùng với đó tốc độ tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 1985 – 2013 là 5,29% .
Chặng đường phát triển của Thái Lan được chia ra làm 3 giai đoạn 1985 – 1996, 1997 –
2006 và 2007 – 2013 [1]. Giai đoạn 1985-1996 là giai đoạn mà kinh tế Thái Lan tăng
trưởng nhanh nhất với tốc độ bình quân là 9,13%. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính
năm 1997 của Thái Lan đã làm cho nền kinh tế suy thoái trầm trọng. Đến năm 1997 tốc
độ tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống chỉ còn – 1,37% và chạm đáy vào năm 1998 khi
tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống đến mức -10,51%. Đến giai đoạn 1999 – 2006 thì tốc độ
tăng trưởng đạt 5,05%. Giai đoạn này nền kinh tế Thái Lan có sự tăng trưởng ổn định
hơn. Nhưng sau đó do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2007 tốc độ
tăng trưởng kinh tế Thái Lan bắt đầu giảm, đến năm 2009 xuống đến mức - 2,33%. Và
trong 4 năm sau đó từ 2010-2013 nền kinh tế Thái Lan rơi vào tình trạng bất ổn định. Từ
đó cũng có thể thấy rằng nền kinh tế vĩ mơ của Thái Lan cũng không ổn định.

Sự không ổn định trong tăng trưởng kinh tế của Thái Lan còn được thể hiện ở tỉ lệ
của tốc độ tăng trưởng hằng năm so với tốc độ tăng trưởng trung bình [1]. Đặc biệt trong

4

hai giai đoạn 1996-1998 và 2008-2013 nền thường xuyên biến động với biên độ dao động
của tốc độ tăng trưởng hằng năm với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn rất lớn.

Không chỉ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà cơ cấu kinh tế ở Thái Lan cũng
đang thay đổi theo hướng cơng nghiệp hóa khi giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp

xuống, tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. [5] Nhìn chung cơ cấu kinh tế
có dịch chuyển theo hướng tích cực, hệ số chuyển dịch cơ cấu kinh tế tính chung cả giai
đoạn 1985 – 2013 là 12,04o [6]. Nhưng cơ cấu thay đổi không nhiều. Tuy tỉ trọng ngành
dịch vụ giảm nhưng vẫn là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất (trung bình lớn hơn 40%) trong
cơ cấu kinh tế của Thái Lan. Như vậy có thể nói cơng nghiệp và dịch vụ là những ngành
tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thái Lan. Cùng với đó nhìn chung cả giai
đoạn 1985 – 2013 thì cơng nghiệp đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng kinh tế
tiếp đến là dịch vụ và ít nhất là nơng nghiệp [7]. Đóng góp của dịch vụ giai đoạn sau
khủng hoảng kinh tế có dấu hiệu giảm so với giai đoạn trước khủng hoảng một phần là do
tỉ trọng ngành dịch vụ giảm trong cơ cấu kinh tế. Mặc dù vậy nhưng đây vẫn là cơ cấu
kinh tế mà nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á mong muốn đạt được. Bởi nó thể hiện kết
quả của q trình cơng nghiệp hóa đất nước.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy Thái Lan đã sử dụng rất nhiều nguồn lực để
phục vụ cho quá trình phát triển của mình như vốn, lao động, tài ngun cũng như cơng
nghệ… Thái Lan được coi là quốc gia huy động và sử dụng các nguồn lực rất hiệu quả.
Sự đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trưởng kinh tế của Thái Lan là khác nhau.

Thứ nhất, đối với việc sử dụng đất đai thì quỹ đất của Thái Lan được sử dụng chủ
yếu cho nơng nghiệp vì đất nơng nghiệp chiến trên 40,33% trên tổng diện tích đất[15] .
Cùng với q trình cơng nghiệp hóa và khi tỉ trọng của nơng nghiệp giảm dần thì đất
nơng nghiệp cũng giảm xuống chỉ cịn 38,27% vào năm 20013 [15].

Thứ hai, với số dân khá đông tuy nhiên tỉ lệ dân số tham gia vào lực lượng lao động
lại không cao, chỉ ở khoảng 50% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Từ năm 1995 đến
nay, lực lượng lao động của Thái Lan đã có xu hướng tăng lên [16]. Cùng với đó lao động
làm việc trong khu nơng nghiệp có xu hướng giảm, lao động của khu vực công nghiệp và

5


dịch vụ tăng lên. Một điều đáng chú ý nữa là năng suất lao động của khu vực nông
nghiệp thấp nhất trong ba khu vực, chỉ bằng khoảng 1/5 năng suất lao động của khu vực
dịch vụ, 1/10 năng suất lao động của khu vực công nghiệp [18]. Năng suất lao động của các
ngành có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên khơng cao. Cùng với đó cơng nghiệp là
ngành có năng suất lao động cao nhất cũng là ngành có tốc độ tăng năng suất lao động
cao nhất. Tuy nhiên Thái Lan cũng là quốc gia có năng suất lao động trung bình thuộc
tốp các quốc gia có năng suất lao động ở Đơng Nam Á. Tuy có sự dịch chuyển lao động
từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp nhưng sự dịch chuyển này chưa
thực sự mạnh mẽ. Lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao điều này cho thấy rằng mặc
dù công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cơ cấu kinh tế nhưng chưa tạo ra được nhiều
việc làm. Cho nên Thái Lan cần đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển dịch cơ cấu lao động để
có thể tương xứng với cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, với cơ cấu lao động chủ yếu tập trung ở
khu vực nơng nghiệp thì lao động ở nước này có trình độ khá thấp, chất lượng lao động
chưa cao. Tỷ lệ lao động tốt nghiệp ở các cấp học còn thấp, năm 2008 tỷ lệ lao động tốt
nghiệp THCS chỉ đạt 12,9% và tốt nghiệp THPT chỉ đạt 14,9% tuy tỷ lệ nay đã có xu
hướng tăng qua các năm nhưng vẫn chưa đáng kể [31] . Có thể thấy lao động của nước này
phần lớn có trình độ cịn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Điều
này đặt ra vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho phát triển cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa của đất nước. Mặc dù lao động Thái Lan còn nhiều hạn chế nhưng nói chung
lao động của Thái Lan đã đóng góp tích cực đến tăng trưởng. Theo kết quả mơ hình
nghiên cứu mối tác động của lao động, vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế thì lao động
có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế. Cụ thể khi lao động tăng lên 1% thì GDP
tăng lên 0,23%.

Thứ ba, về vốn đầu tư, đây được xem là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng
trưởng và phát triển của một quốc gia. Nhìn chung cả giai đoạn quy mơ vốn của Thái
Lan lớn tuy nhiên tốc độ tăng vốn không ổn định [19]. Giai đoạn từ năm 1985 – 1996 vốn
đầu tư tăng lên rõ rệt qua các năm nhưng đến năm 1997 đột ngột giảm xuống và đến năm
1998 thì giảm mạnh chỉ cịn bằng một nửa so với năm 1997 [19]. Đây là nguyên nhân làm
cho tăng trưởng GDP âm, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, suy thoái. Giai đoạn năm


6

2009 – 2013 biến động vốn đầu tư giống hệt với biến động của tốc độ tăng trưởng kinh
tế. Đặc biệt với quy mô nguồn vốn trong nước lớn Thái Lan khơng chỉ chú trọng đầu tư
trong nước mà cịn tăng cường đầu tư ra nước ngoài để tận dụng các nguồn lực ở các
quốc gia khác đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó,
Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar là những thị trường tiềm năng mà các doanh
nghiệp Thái đang hướng tới.

Cùng với đó hệ số ICOR nhỏ, tương đối đồng đều qua các năm, duy chỉ có giai
đoạn 1995 – 1997 và năm 2008 là chỉ số ICOR tăng đột biến [20]. Cho thấy Thái Lan
khơng chỉ có quy mơ vốn đầu tư lớn mà hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong nền kinh tế
cũng cao. Đây có thể xem là một trong những lợi thế lớn giúp kinh tế Thái Lan tăng
trưởng nhanh hơn. Điều này được cũng phù hợp với kết quả hồi quy mơ hình sự phụ
thuộc của GDP vào vốn FDI, vốn trong nước, xuất nhập khẩu. Theo kết quả thì nếu vốn
trong nước tăng thêm 1% thì GDP tăng thêm 0,66%.

Thứ tư, về TFP, đây chính là yếu tố đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế
của Thái Lan và mức độ đóng góp tăng dần qua các năm. Từ đó có thể thấy rằng Thái
Lan đã chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ phát triển theo
chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, phát triển bền vững. Đồng thời với việc tăng tỷ
trọng đóng góp của TFP Thái Lan cũng đã nâng cao được năng lực cạnh tranh, góp phần
chuyển nền kinh tế lên đẳng cấp mới, vị thế mới trong quan hệ so sánh với quốc tế. Chính
vì thế mà Thái Lan là quốc gia thứ 37/ 148 quốc gia trên thế giới về năng lực cạnh tranh,
đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau: Singapore, Malaysia, Brunei.

Khơng chỉ sử dụng các nguồn lực có sẵn trong nước mà Thái Lan còn thu hút các
nguồn lực sản xuất từ các quốc gia khác. Các nguồn lực được sử dụng đó là lao động, vốn
đầu tư nước ngồi, chuyển giao cơng nghệ,… Trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

đóng vai trị cực kì quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Thái Lan. Tại Thái Lan, thu
hút FDI luôn được coi là một trong những nhân tố kích thích quan trọng đối với nền kinh
tế. Mặc dù dịng vốn nước ngồi suy giảm do ảnh hưởng của bất ổn chính trị, nhưng nhờ
biết cách tập trung vào những lĩnh vực quan trọng đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành

7

chính, Thái Lan vẫn được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Hơn thế nữa, Thái Lan có thị
trường thu hút đầu tư rất cạnh tranh và hấp dẫn trong khu vực châu Á. Trong các quốc
gia, lãnh thổ đầu tư vào Thái Lan, Nhật Bản có lượng vốn đầu tư lớn nhất với khoảng
7.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại quốc gia này. Lượng vốn FDI từ các nhà
đầu tư Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Thái
Lan. Gần đây, để thu hút thêm vốn FDI, Thái Lan sẽ tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư vào
lĩnh vực chế biến và phân phối hàng nơng sản, khai khống, cơng nghiệp nhẹ, chế tạo
máy và thiết bị vận tải, thiết bị điện và điện tử,… Như vậy nhờ có những chính sách thích
hợp cũng như mơi trường đầu tư hấp dẫn FDI được coi là cú hích đối với sự phát triển
kinh tế của Thái Lan khi mà tỉ lệ vốn FDI tăng 1% thì GDP tăng thêm 0,0169 % ( theo
kết quả mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc là GDP và các biến độc lập: vốn trong nước,
vốn FDI, tỉ lệ xuất nhập khẩu).

Như vậy có thể thấy rằng FDI có tác động tực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Ngồi
ra FDI cũng có tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế thơng qua việc góp phần tăng
năng suất các nhân tố tổng hợp TFP. Về mặt định tính, thì FDI góp phần giúp tăng năng
suất các nhân tố tổng hợp khi mà cùng với việc đưa vốn vào Thái Lan thì họ cịn mang
theo khoa học, kĩ thuật, trình độ quản lý,… Về mặt định lượng thì khi FDI tăng lên 1%
thì TFP tăng 197,107%. Theo kết quả phân tích mơ hình hồi quy: TFP = β0 + β1*
LnFDI + β2*LN DI+ β3*LnL. Như vậy có thể thấy FDI có tác động mạnh mẽ đến TFP.

Tăng trưởng kinh tế cùng với sự chuyển dịch cơ cấu có thể nói lên tình hình phát
triển kinh tế của một quốc gia tuy nhiên để có thể thấy rõ bức tranh phát triển kinh tế thì

cần phải xem xét đến tình hình kinh tế vĩ mơ của cả nền kinh tế. Tình hình kinh tế vĩ mô
được thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế: lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, cán cân thương mại,
… Để có thể tăng trưởng kinh tế cũng như ổn định và kiểm sốt tình hình kinh tế vĩ mơ
chính phủ các nước đã sử dụng nhiều chính sách như tài khóa, tiền tệ, tỉ giá hối đối. Thái
Lan cũng như vậy trong quá trình điều tiết nền kinh tế vĩ mơ và phát triển kinh tế Chính
Phủ Thái Lan đã sử dụng nhiều chính sách như chính sách tài khóa khóa mở rộng, chính
sách tiền tệ mở rộng hay thả nổi tỉ giá hối đoái,…

8

Thứ nhất, Thái Lan đã sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích tăng trưởng
kinh tế. Dễ dàng nhận thấy rằng mức cung tiền liên tục tăng qua các năm, đặc biệt tăng
nhanh trong giai đoạn 1986 -1998 [8]. Đây là giai đoạn mà mức cung tiền trong nền kinh
tế Thái Lan tăng rất nhanh với mức tăng bình quân là 11%. Nhờ đó mà giai đoạn này nền
kinh tế Thái Lan đã có những bước tăng trưởng kinh tế thần kì, cụ thể tăng trưởng bình
quân GDP của giai đoạn là 6,74%. Tuy nhiên cùng với đó là sự đánh đổi về sự gia tăng
của tỉ lệ lạm phát. Đây cũng là giai đoạn mà nền kinh tế Thái Lan có mức lạm phát cao
nhất. Đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì tác động của chính sách tiền tệ đến
lạm phát là rõ nhất. Đến giai đoạn 1999-2012, mức cung tiền ở Thái Lan vẫn tiếp tục tăng
nhưng với việc thực hiện những chính sách vĩ mơ hợp lí mức lạm phát ở giai đoạn này
khơng cịn quá cao và bất ổn định như giai đoạn trước đó. Tăng trưởng GDP giai đoạn
này tuy thấp hơn giai đoạn trước với tốc độ tăng bình quân là 4,1% nhưng đổi lại nền
kinh tế vĩ mơ được kiểm sốt tốt hơn.

Ngoài việc đẩy lạm phát lên cao thì chính sách tiền tệ mở rộng thay vì làm giảm lãi
suất tuy nhiên thực tế trong giai đoạn này lãi suất lại tăng lên. Giai đoạn 1985-1998 là
giai đoạn có mức lãi suất cao nhất, cụ thể lãi suất huy động ở giai đoạn này cao nhất năm
1991 là 13.67%. Tác động của lạm phát đã làm cho lãi suất thực tế chênh lệch tương đối
lớn so với lãi suất cho vay với mức chênh lệch cao nhất là 9,68% năm 1998( năm có
mức lạm phát cao nhất). Như vậy cho thấy chính phủ Thái Lan đã dần thực hiện chính

sách tiền tệ hiệu quả hơn khi vừa ổn định được lạm phát vừa ổn định được lãi suất. Với
chính sách tiền tệ mở rộng thì Thái Lan đã kích cầu được nền kinh tế từ đó gia tăng được
sản lượng, kích thích kinh tế tăng trưởng. Cũng theo kết quả hồi quy mơ hình Y = Kα * Lβ
* M * G thì chính sách tiền tệ mở rộng có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể
khi cung tiền M tăng thêm 1% thì GDP tăng thêm 0,96%. Vậy cung tiền tăng sẽ làm cho
GDP tăng lên một lượng gần tương đương.

Cùng với chính sách tiền tệ mở rộng thì Thái Lan cũng sử dụng chính sách tài khóa
mở rộng khi từ 1985 – 2013 thì hầu hết Thái Lan đều tăng chi tiêu chính phủ và giảm
thuế. Cụ thể các giai đoạn 1985 – 1997, 2000 -2008, 2009 -2014 là những giai đoạn mà
chính phủ Thái Lan sử dụng chính sách tăng chi tiêu quốc gia (chính sách tài khóa mở

9

rộng) [11]. Chính việc sử dụng chính sách tài khóa mở rộng cũng đã giải thích tại sao mức
lạm phát trong các giai đoạn này lại cao như vậy. Chỉ có giai đoạn 1997 – 1999 là giai
đoạn kinh tế Thái Lan phải đối mặt với khủng hoảng tài chính chi tiêu quốc gia giảm
xuống.Thực tế cho thấy, chính sách tài khóa mở rộng của Thái Lan được coi là chính
sách hợp lý cho phát triển kinh tế của đất nước khi kích thích tăng trưởng kinh tế khi tăng
chi tiêu chính phủ lên 1% thì GDP tăng thêm 0,87% (theo kết quả hồi quy mơ hình Y =
Kα * Lβ * M * G ) . Tuy nhiên, với chính sách tài khóa mở rộng làm cho cán cân ngân
sách Thái Lan ln trong tình trạng thâm hụt và mức thâm hụt ngân sách ngày càng tăng
do chi tiêu ngân sách luôn lớn hơn nguồn thu, đến năm 2012 thâm hụt cán cân ngân sách
đã lên đến gần 300 tỷ USD. Như vậy Thái Lan cần xem xét vấn đề sử dụng ngân sách
như thế nào để có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tránh được vấn đề nợ cơng.

Một chính sách khác được chính phủ Thái Lan sử dụng đó chính là chính sách thả
nổi tỉ giá hối đối. Mặc dù thực hiện chính sách thả nổi tỉ giá hối đoái nhưng tỉ giá hối
đoái của Thái Lan vẫn khá thấp . Giai đoạn 1985 – 1997 tỉ giá hối đối hầu như khơng có
sự thay đổi đáng kể. Tỉ giá hối đối ổn định đã góp phần ổn định xuất nhập khẩu cũng

như là nền kinh tế. Sau năm 1997 tỉ giá hối đoái bắt đầu tăng và biến động mạnh . Tỉ giá
hối đoái tăng cao đã tác động tích cực đến tình hình xuất nhập khẩu của Thái Lan giai
đoạn 1998 -2013: tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu. Việc tăng cường xuất khẩu, hạn chế
nhập khẩu đã giúp cho cán cân thương mại của nước này luôn thặng dư chỉ có năm 2005
cán cân thương mại thâm hụt 1,97 tỉ USD . Đồng thời với đó xuất khẩu cũng có tác động
tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của Thái Lan khi mà kim ngạch xuất khẩu ln
chiếm 60% GDP. Cùng với đó thì vai trị quan trọng của xuất khẩu đối với tăng trưởng
của Thái Lan còn được thể hiện qua kết quả hồi quy mơ hình về sự phụ thuộc của GDP
vào FDI, vốn trong nước, xuất, nhập khẩu: khi xuất khẩu tăng 1% thì 1,0736%. Cũng
chính vì thế mà Thái Lan khơng ngừng mở cửa nền kinh tế, có nhiều chính sách hỗ trợ về
thuế, tín dụng,… để thúc đẩy xuất khẩu cũng như lấy chính sách hướng về xuất khẩu làm
trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế.

10

C. XÃ HỘI
Để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia thì không chỉ dựa trên vấn đề tăng

trưởng kinh tế mà phải xem xét nhiều khía cạnh khác về xã hội như cải thiện sức khỏe,
giáo dục hay phúc lợi xã hội.

Thu nhập bình quân đầu người và chi tiêu cuối cùng của hộ gia đình được cho là các
chỉ tiêu phản ánh tốt nhất mức sống của người dân của một quốc gia. Đối với Thái Lan
trong những năm 1985-2012 khi mà nền kinh tế Thái Lan đã có sự tăng trưởng khá nhanh
thì cùng với đó tổng thu nhập quốc dân cũng tăng qua các năm thì chi tiêu của những hộ
gia đình ở Thái Lan giai đoạn này cũng có những sự biến động tăng .

Cụ thể là khi nền kinh tế Thái Lan khi ở giai đoạn tăng trưởng cao (1985-1996) thì
thu nhập quốc dân rịng bình qn tăng nhanh qua các năm từ 634,053 USD/ người (năm
1985) đến 2547,912 USD/ người (năm 1996) và đạt tốc độ tăng bình quân là 13,48%.


Song song với sự phát triển của nền kinh tế thì vấn đề ơ nhiễm mơi trường luôn là
vấn đề được quan tâm, cụ thể ở Thái Lan trong vịng 25 năm lượng khí CO2 mà trung
bình mỗi người dân Thái Lan hủy hoại môi trường đã tăng gần 5 lần . Chính những điều
này đã làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng và gây nên những tác động xấu đến sức
khỏe của con người.

Không chỉ nâng cao mức sống của người dân mà Thái Lan cũng ngày càng chú
trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội. Điều này thể hiện khi số bác sĩ/1000 dân, số y tá và
nữ hộ sinh/1000 dân , số giường bệnh/1000 dân ở Thái Lan liên tục trong những năm
1985-2010. Cụ thể đến năm 2010 số bác sĩ/1000 dân là 0,393, số y tá và nữ hộ sinh/1000
dân là 2,077, số giường bệnh/1000 dân là 2,1.

Với những sự đầu tư vào phát triển con người Thái Lan đang giảm dần tỉ lệ suy dinh
dưỡng qua từng năm đến năm 2012 tỉ lệ này chỉ còn 5,8% . Đây được coi là thành công
rất lớn của Thái Lan trong việc nâng cao sức khỏe và tầm vóc con người.

Tuổi thọ trung bình ở Thái Lan từ năm 1985-2012 ln tăng qua từng năm. Trong
vòng 27 năm tuổi thọ của người dân Thái Lan đã tăng từ 6,34 tuổi( từ 67,85 lên 74,19) .
Năm 2010 khi mà tuổi thọ trung bình trên thế giới là 71 tuổi thì tuổi thọ trung bình của

11

người dân Thái Lan là 73,8 tuổi .Con số này đã cho thấy người dân Thái Lan đang có một
cuộc sống tốt khi mà những vấn đề về sức khỏe đang được chính phủ quan tâm và đầu tư.
Khơng chỉ vậy chỉ số phát triển con người HDI Thái Lan tăng nhanh trong thời gian qua.
Điều đó cho thấy chính phủ Thái Lan đã tập trung nỗ lực cho các chương trình phát triển
kinh tế, giáo dục, dân số, sức khỏe để nâng cao đời sống nhân dân.

Về vấn đề việc làm, Thái Lan có tỉ lệ thất nghiệp khá thấp (dưới 4%) . Mặc dù vậy,

trong giai đoạn 1997 – 1999 Thái Lan lâm vào khủng hoảng tài chính từ đó kéo theo làm
tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, đặc biệt là vào năm 1998 tỉ lệ thất nghiệp là 3.4% (cao nhất
trong cả giai đoạn). Nền kinh tế suy thoái, việc làm bị thu hẹp đã dẫn tỉ lệ thất nghiệp
tăng cao. Một dấu hiệu đáng mừng của nền kinh tế Thái Lan đó chính là từ năm 2002 trở
lại đây tỉ lệ thất nghiệp liên tục giảm đến năm 2012 tỉ lệ thất nghiệp đã xuống dưới mức
1%. Chứng tỏ nền kinh tế ngày càng tạo được việc làm hơn.

Tỉ lệ thất nghiệp của Thái Lan thấp đồng nghĩa với việc tỉ lệ lao động có việc làm
rất cao, điều này được thể hiện qua việc lượng tăng số lao động có việc làm cao hơn
lượng tăng tổng số lực lượng lao động trong suốt giai đoạn từ 1990 đến 2012.

Mặc dù nhờ có tăng trưởng mà mức sống của người dân của đại đa số người dân
Thái Lan đã được cải thiện nhưng trong những năm 1988 – 1996, nhưng tỉ lệ nghèo của
Thái Lan vẫn ở mức cao. Sau năm 2000, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia,
tỉ lệ nghèo của cả nước cũng như của 2 khu vực đã có xu hướng giảm và cho đến năm
2011, tỉ lệ này chỉ còn là 13.2% thấp hơn 5 lần so với năm 1988 .Một điều đáng chú ý
mặc dù tỉ lệ nghèo của Thái Lan có nhiều sự thay đổi, nhưng tương quan giữa hai khu
vực đô thị và nông thôn hầu như không thay đổi, tỉ lệ nghèo ở nông thôn luôn cao hơn tỉ
lệ nghèo ở đô thị xấp xỉ 2 lần . Như vậy có thể thấy ở Thái Lan những người nghèo đều ở
nơng thơn. Cũng có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế một phần nào đã góp phần giảm
nghèo đói ở Thái Lan. Cụ thể khi GDP tăng lên 1% thì tỉ lệ nghèo sẽ giảm xuống 1,278%
( theo kết quả mơ hình Pit = β0+β1GDPbqitGDPbqit + β2GINIit GINIit +ui ). Từ đó để có thể giảm
nghèo hiệu quả thì trước hết chính phủ Thái Lan cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế bởi
tăng trưởng kinh tế chính là điều kiện cần để cải thiện mức sống chung của người dân.

12

Thứ hai chính phủ Thái Lan cũng cần tập trung cải thiện tình trạng nghèo đói ở khu vực
nơng thơn. Và hiện nay Thái Lan cũng đã đề ra chương trình "Mỗi làng một sản phẩm",
trong đó, chính phủ Thái-lan sẽ giúp tìm các kênh phân phối, lưu thơng hàng để hỗ trợ

cho người nông dân tiêu thụ sản phẩm của họ.

Cùng với nghèo đói thì bất bình đẳng cũng là một vấn đề đáng chú ý trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Ở Thái Lan,Trong những năm từ 1988-1992 hệ số Gini ở Thái
Lan có xu hướng tăng, tuy nhiên trong những năm tiếp theo hệ số Gini giảm qua các năm
và đến năm 2010 là 0,36. Đây là con số cho thấy mức độ bất bình đẳng phân phối thu
nhập của Thái Lan ở mức thấp (<0,4%). Liệu rằng ở Thái Lan tăng trưởng có giúp cải
thiện cuộc sống của tất cả người dân hay không hay phân phối thu nhập có cơng bằng với
tất cả các nhóm dân cư hay khơng? Theo kết quả nghiên cứu mơ hình “mối quan hệ của
bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế”của Kuznet: LnG = β0 + β1LnYp + β2LnYp2 thấy rằng
ban đầu ở Thái Lan khi nền kinh tế càng tăng trưởng thì bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập sẽ tăng lên nhưng cùng với quá trình phát triển kinh tế thì bất bình đẳng giảm đi.
Cụ thể, trong ngắn hạn, khi thu nhập bình quân đầu người tăng 1% thì bất bình đẳng tăng
3,153%. Và trong dài hạn, khi thu nhập bình quân đầu người tăng 1% thì bất bình đẳng
giảm 0,216%.

KẾT LUẬN:

Nền kinh tế Thái Lan có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao tuy nhiên không ổn định. Cơ
cấu nền kinh tế cũng đang dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơng
nghiệp, dịch vụ là động lực cho phát triển kinh tế. Để đạt được mức tăng trưởng như vậy
thì Thái Lan đã huy động và sử dụng nhiều nguồn lực cho phát triển như lao động, vốn
trong nước, đất đai, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI,…khá hiệu quả. Tuy tăng trưởng
kinh tế cao nhưng môi trường kinh tế vĩ mô của Thái Lan thường xuyên bất ổn khi lạm
phát, lãi suất thường xuyên biến động. Mặc dù vậy nhưng các chính sách vĩ mơ của chính

13

phủ như chính sách tài khóa cũng như chính sách tiền tệ mở rộng thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế đã góp phần ổn định các biến số vĩ mơ ở giai đoạn sau.


Cùng với sự phát triển về kinh tế thì xã hội Thái Lan cũng có những thành tựu đáng
kể. Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người,chi tiêu của các hộ gia đình, tuổi thọ của
người dân, số lượng bác sĩ,…khơng ngừng tăng lên cịn tỉ lệ nghèo đói, tỉ lệ suy dinh
dưỡng cũng như độ sâu thiếu hụt lương thực cũng không ngừng giảm xuống. Điều này
cho thấy mức sống của người dân Thái Lan không ngừng được nâng cao. Một điều đáng
mừng là không giống với các quố gia khác khi nền kinh tế càng phát triển thì bất bình
đẳng càng tăng lên thì tuy nền kinh tế Thái Lan ngày càng phát triển thì bất bình đẳng có
xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên bên cạnh đó thì tỉ lệ lao động hoạt động trong nơng
nghiệp cịn cao và chất lượng lao động còn thấp chưa đáp ứng được với nhu cầu cơng
nghiệp hóa đất nước cũng như tỉ lệ hộ nghèo còn cao. Điều này đòi hỏi Thái Lan cần nỗ
lực hơn nữa trong việc nâng cao đời sống của người dân, xóa đói giảm nghèo hay cải
thiện phúc lợi cho người dân.

PHỤ LỤC HÌNH
[1]. Phụ lục 1: Quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Lan 1985 - 2013

14

[2]. Phụ lục 2: Tỉ lệ tốc độ tăng trưởng hằng năm so với tốc độ tăng trưởng trung bình
giai đoạn 1985 – 2013

[3]. Phụ lục 3: Kết quả hồi quy mơ hình:
lnY=b1+b2*FDI/GDP+b3*lnDI+b4*IM/GDP+b5*X/GDP

Dependent Variable: LOG(GDP)
Method: Least Squares
Date: 04/04/15 Time: 00:08
Sample: 1990 2012
Included observations: 23


Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 8.766826 1.452099 6.037346 0.0000
FDI/GDP 0.016924 0.008049 2.102716 0.0498
LOG(DI) 0.659854 0.059594 11.07243 0.0000
IM/GDP -0.030272 0.002166 -13.97667 0.0000
X/GDP 0.018158 0.002743 6.618764 0.0000

R-squared 0.982220 Mean dependent var 25.73078
15

Adjusted R-squared 0.978269 S.D. dependent var 0.261218
S.E. of regression 0.038508 Akaike info criterion -3.486259
Sum squared resid 0.026691 Schwarz criterion -3.239412
Log likelihood 45.09197 Hannan-Quinn criter. -3.424177
F-statistic 248.5900 Durbin-Watson stat 2.189294
Prob(F-statistic) 0.000000

[4]. Phụ lục 4: Kết quả hồi quy mơ hình: TFP = β0+ β1*lnFDI + β2*lnDI + β3*ln(L)

Dependent Variable: TFP
Method: Least Squares
Date: 04/04/15 Time: 13:13
Sample: 1990 2012
Included observations: 23

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 1432.198 730.1275 1.961572 0.0646

LOG(FDI) 197.1074 97.75978 -2.016242 0.0481
LOG(DI) 1.841466 0.290244 6.344542 0.0000
LOG(L) 15.27862 3.914319 3.903264 0.0010

R-squared 0.880710 Mean dependent var 7.932577
Adjusted R-squared 0.861874 S.D. dependent var 0.911591
S.E. of regression 0.338795 Akaike info criterion 0.829929

16

Sum squared resid 2.180861 Schwarz criterion 1.027406
Log likelihood -5.544178 Hannan-Quinn criter. 0.879593
F-statistic 46.75839 Durbin-Watson stat 1.244199
Prob(F-statistic) 0.000000

[5]. Phụ lục 5: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1985 - 2013

[6]. Phụ lục 6: Hệ số chuyển dịch cơ câu kinh tế giai đoạn 1986 - 2013

17

[7]. Phụ lục 7: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1985 - 2013

[8]. Phụ lục 8: Cung tiền và tốc độ tăng cung tiền giai đoạn 1987 - 2012

18

[9]. Phụ lục 9: Tỉ lệ lạm phát giai đoạn 1985 - 2013

[10]. Phụ lục 10: Lãi suất giia đoạn 1985 - 2012


19

[11]. Phụ lục 11: Tổng chi tiêu quốc gia giai đoạn 1985 - 2012

[12]. Phụ lục 12: Cán cân ngân sách giia đoạn 2004 - 2012

20


×