Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Phân tích tình hình vốn tín dụng và phân tích khái quát khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (shb) giai đoạn 2019 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 28 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

------------------

BÀI THI MƠN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Hình thức thi: Tiểu luận
Mã đề thi số: 04

Thời gian làm bài thi: 02 ngày

TIÊU ĐỀ TIỂU LUẬN:

Phân tích tình hình vốn tín dụng


Phân tích khái quát khả năng sinh lời
của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

giai đoạn 2019 – 2020

Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hường Mã sinh viên: 1973402010940
Khóa/Lớp tín chỉ: CQ57/09.2LT2 Lớp niên chế: CQ57/09.04
Số thứ tự: 17 ID phòng thi: 581-058-0048
Ngày thi: 25/09/2022 Giờ thi: 7h30’

Hà Nội – 9/2022

MỤC LỤC

Phần I: Lý thuyết................................................................................................. 1


1.1. Phân tích tình hình vốn tín dụng ................................................................. 1
1.2. Phân tích khái quát khả năng sinh lời ......................................................... 2

Phần II: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).............. 5
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ...................................... 5
2.2. Đặc điểm kinh doanh của ngân hàng .......................................................... 5

Phần III: Bài tập.................................................................................................. 6
3.1. Phân tích tình hình vốn tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
(SHB) giai đoạn 2019 - 2020 ............................................................................. 6
3.2. Phân tích khái quát khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà
Nội (SHB) giai đoạn 2019 - 2020 .................................................................... 10
3.3. Đánh giá chung (Ưu điểm, hạn chế và các đề xuất) ................................. 15

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 17

Phần I: Lý thuyết

1.1. Phân tích tình hình vốn tín dụng

Tín dụng là hoạt động truyền thống và chủ yếu của tổ chức tín dụng, mang lại nguồn
thu khá lớn trong tổng thu nghiệp vụ tổ chức tín dụng.

1.1.1. Mục đích phân tích

Nhằm đánh giá quy mô, cơ cấu, chất lượng hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng,
đây là một trong những hoạt động kinh doanh, hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại.
Chỉ ra những tồn tại và đề xuất giải pháp gia tăng phát triển hoạt động tín dụng

1.1.2. Chỉ tiêu phân tích


Các nhà phân tích thường đánh giá tình hình vốn tín dụng dựa trên quy mơ, cơ cấu tín
dụng. Độ lớn của chỉ tiêu này cũng như tỷ trọng của nó trong tổng tài sản thể hiện chính sách
tín dụng khác nhau ở các tổ chức tín dụng và giữa các thời kỳ.

(1) Tổng dư nợ tín dụng

Tổng dư nợ tín dụng bao gồm Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác (khơng
bao gồm tiền gửi tại Tổ chức tín dụng khác nhằm mục đích thanh tốn) và Cho vay khách hàng
, trừ đi khoản Tiền gửi khơng kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác.

Chỉ tiêu này phản ánh quy mơ khoản tín dụng mà tổ chức tín dụng đã cung cấp cho
khách hàng và các tổ chức tín dụng khác

(2) Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tổng tài sản

Tỷ lệ dư nợ nợ tín dụng co với tổng tài sản = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏

Chỉ tiêu ”tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tổng tài sản” cho biết ngân hàng sử dụng bao nhiêu
phần trăm vốn cho hoạt động tín dụng (hoạt động tín dụng chiếm bao nhiêu phần trăm vốn của
ngân hàng). Qua đó nhà quản trị đánh giá mức độ tập trung vốn của tổ chức tín dụng và vị trí
của hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu càng cao thì
mức độ hoạt động và khả năng sử dụng vốn cho vay của tổ chức tín dụng càng cao và ngược
lại, chỉ tiêu thấp thì có thể hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng thu hẹp. Đánh giá vị trí của
hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

(3) Tỷ trọng dư nợ tín dụng loại i


Tỷ trọng dư nợ tín dụng loại i = 𝑫ư 𝒏ợ 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈 𝒍𝒐ạ𝒊 𝒊 *100

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒕í𝒏 𝒅𝒖𝒏𝒈

1

Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn tín dụng của tổ chức tín dụng. Tùy theo mục đích quản
lý, vốn tín dụng được phân loại theo các tiêu thức khác nhau

Cách phân loại dư nợ tín dụng theo chất lượng tín dụng gồm 5 nhóm

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (cịn thời hạn)

Nhóm 2: Nợ cần chú ý (quá hạn 3 tháng)

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn 3 tháng đến 6 tháng)

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (quá hạn 6 tháng đến dưới 1 năm)

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (quá hạn trên 1 năm)

Nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 và nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5

(4) Hệ số dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động

Hệ số dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈

𝑵𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏 𝒉𝒖𝒚 độ𝒏𝒈

Hệ số dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động cho biết tổng dư nợ tín dụng chiếm

bao nhiêu phần nguồn vốn huy động của tổ chức tín dụng, phản ánh mức độ sử dụng nguồn
vốn huy động vào hoạt động tín dụng. Đây là cơ sở để đánh giá khả năng sử dụng nguồn vốn
huy động của ngân hàng, đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Hệ số này lớn làm tăng
hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng, tuy nhiên thanh khoản của ngân hàng phụ thuộc nhiều
vào rủi ro tín dụng.

1.1.3. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân chia để phân loại vốn tín dụng theo tiêu thức phù hợp. Phương pháp
so sánh để so sánh các chỉ tiêu phân tích giữa các thời điểm và giữa các tổ chức tín dụng với
nhau. Căn cứ độ lớn chỉ tiêu, giá trị trung bình ngành, quy định của cơ quan quản lý nhà nước
và kết quả so sánh để phân tích hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng.

1.2. Phân tích khái quát khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận mà tổ chức tín dụng thu được
với các nguồn lực tổ chức tín dụng sử dụng. Khả năng sinh lời là nội dung quan trọng phản
ánh hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn của tổ chức tín dụng, nó có ý nghĩa đối với tất
cả các chủ thể có lợi ích từ tổ chức tín dụng và gia tăng khả năng sinh lời là một trong những
mục tiêu của nhà quản trị tổ chức tín dụng.

1.2.1. Mục đích phân tích

2

Phân tích khả năng sinh lời của tổ chức tín dụng nhằm đánh giá khả năng sinh lời mà
tổ chức tín dụng đã và đang đạt được, phân tích các nhân tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của
tổ chức tín dụng, từ đó đưa ra giải pháp gia tăng khả năng sinh lời cho từng chủ thể.

1.2.2. Chỉ tiêu phân tích


Phân theo nguồn gốc sinh lời, khả năng của tổ chức tín dụng chia làm 2 nhóm: khả
năng sinh lời hoạt động và khả năng sinh lời của vốn.

(1) Hệ số sinh lời hoạt động (Hh)

Hệ số sinh lời hoạt động (Hh) = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏

𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑

Hệ số sinh lời hoạt động tín dụng chung cho tồn bộ tổ chức tín dụng và tính riêng cho
từng hoạt động. Cho biết trong một đồng thu nhập tạo ra có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua đó,
đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng. Cụ thể:

+ Hệ số sinh lời hoạt động sau thuế (Hhs)

Hệ số sinh lời hoạt động sau thuế (Hhs) = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒄ủ𝒂 𝒏𝒈â𝒏 𝒉à𝒏𝒈

+ Hệ số sinh lời hoạt động trước dự phịng rủi ro tín dụng (Hhdp)

Hhdp = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒓ướ𝒄 𝒅ự 𝒑𝒉ị𝒏𝒈 𝒓ủ𝒊 𝒓𝒐 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒄ủ𝒂 𝒏𝒈â𝒏 𝒉à𝒏𝒈

(2) Hệ số sinh lời của vốn

Hệ số sinh lời vốn (Hvốn) = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏


𝑽ố𝒏 𝒔ử 𝒅ụ𝒏𝒈 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

Hệ số sinh lời của vốn cho biết bình quân một đồng vốn tham gia vào q trình kinh
doanh của tổ chức tín dụng thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cụ thể:

+ Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA):

Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA) = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

Chỉ tiêu này cho biết, bình quân một đồng tài sản sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế.

+ Hệ số sinh lời trước thuế và dự phịng rủi ro tín dụng của tài sản (ROAe):

ROAe = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒓ướ𝒄 𝒕𝒉𝒖ế 𝒗à 𝒅ự 𝒑𝒉ò𝒏𝒈 𝒓ủ𝒊 𝒓𝒐 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

3

Chỉ tiêu này cho biết, bình quân một đồng tài sản sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế và dự phịng rủi ro tín dụng.

+ Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE):
Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế

𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏


Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết, bình quân một đồng vốn chủ sở hữu
đầu tư trong kỳ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.
+ Hệ số sinh lãi từ tài sản sinh lời (Thu nhập lãi cận biên - NIM):
Hệ số sinh lãi từ tài sản sinh lời (NIM) = (𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒍ã𝒊 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏−𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒅ự 𝒑𝒉ị𝒏𝒈 𝒓ủ𝒊 𝒓𝒐 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈

𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒄ó 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒍ờ𝒊 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

Hệ số sinh lãi từ tài sản sinh lời (NIM) cho biết, bình quân một đồng “tài sản sinh lời”
đầu tư trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập lãi thuần. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ
hiệu quả sử dụng tài sản sinh lời càng cao và ngược lại.
+ Hệ số sinh lời ngoài lãi cận biên (NOM):

Hệ số sinh lời ngoài lãi cận biên (NOM) = (𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒏𝒈𝒐à𝒊 𝒍ã𝒊−𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒏𝒈𝒐à𝒊 𝒍ã𝒊)

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

Hệ số sinh lời ngồi lãi cận biên (NOM) cho biết, bình quân một đồng tài sản đầu tư
trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ngoài lãi. Hệ số sinh lời ngoài lãi cận biên đo lường
khả năng sinh lời từ hoạt động phi tín dụng theo mức tài sản của rủi ro tín dụng.
+ Thu nhập bình qn một cổ phần thường (EPS):

Thu nhập bình quân một cổ phần thường = (𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế−𝒄ổ 𝒕ứ𝒄 𝒕𝒓ả 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 ư𝒖 đã𝒊)

𝑺ố 𝒄ổ 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒉ườ𝒏𝒈 đ𝒂𝒏𝒈 𝒍ư𝒖 𝒉à𝒏𝒉 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

Thu nhập bình quân một cổ phần thường (EPS) cho biết lợi nhuận bình quân dành cho
một cổ phần thường. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của cổ phần thường.

1.2.3. Phương pháp phân tích


Sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp phân tích nhân tố.
Tiến hành so sánh các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

Căn cứ độ lớn của chỉ tiêu, giá trị trung bình ngành và kết quả so sánh để đánh giá khái quát
khả năng sinh lời của tổ chức tín dụng. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, bao gồm:
phương pháp Dupont để triển khai chỉ tiêu theo các nhân tố; phương pháp xác định mức độ
ảnh hưởng của nhân tố và phương pháp phân tích tính chất ảnh hưởng của nhân tố.

4

Sử dụng phương pháp số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến ROE. Sử dụng phương pháp hồi quy (mơ hình kinh tế lượng) để xem xét ảnh hưởng của
các nhân tố khác đến ROE và dự báo ROE trong tương lai.

Phần II: Tổng quan về Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB), tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn
Nhơn Ái được thành lập vào ngày 13 tháng 11 năm 1993 tại Cần Thơ.

Năm 2006, Ngân hàng TMCP Nơng thơn Nhơn Ái được chuyển đổi mơ hình lên Ngân
hàng TMCP Đô thị, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội và chuyển trụ sở từ Cần
Thơ ra Hà Nội.

Tháng 8/2012, Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Hà Nội (HABUBANK) chính thức
sáp nhập vào SHB trở thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội.

Với gần 30 năm phát triển, SHB đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ và vững vàng,
minh bạch. SHB đứng trong Top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Top 50 Doanh nghiệp

xuất sắc nhất Việt Nam, Top 10 Ngân hàng Thương mại cổ phần uy tín nhất Việt Nam, Top
500 Ngân hàng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương,… Đồng thời, chúng tơi cũng là đơn vị
nhận được nhiều huân chương, cờ, Bằng khen danh giá từ Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành,
Đồn thể.

Tính đến hết Quý I/2021, SHB sở hữu vốn điều lệ hơn 17.510 tỷ dòng, tổng tài sản đạt
hơn 418 nghìn tỷ đồng, vốn tự khoảng 38.959 tỷ đồng. Đội ngũ nhân viên hùng hậu gần 8.500
người đang hoạt động ở 537 điểm giao dịch trong nước và ngoài nước, phục vụ hơn 5 triệu
khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và kết nối với 400 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục.

2.2. Đặc điểm kinh doanh của ngân hàng

➢ Các hoạt động của ngân hàng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội được phép tiến hành các hoạt động ngân hàng bao
gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cung cấp tín
dụng ngắn, trung và dài hạn dựa trên tính chất và khả năng cung ứng nguồn vốn của ngân
hàng; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác được
NHNNVN cho phép; thực hiện góp vốn, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại
tệ theo quy định của pháp luật.

➢ Một số sản phẩm dịch vụ cơ bản

Đối với khách hàng cá nhân : gồm các tài khoản tiền gửi; Tiền gửi tiết kiệm; Các sản
phẩm cho vay như cho vay mua ơ tơ trả góp, cho vay tín chấp tiêu dùng, cho vay hỗ trợ sản
xuất kinh doanh…; Dịch vụ thẻ; Ngân hàng điện tử; và dịch vụ ngân quỹ.

5

Đối với khách hàng doanh nghiệp : Có các tài khoản tiền gửi; các sản phẩm cho vay

như cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay đầu tư theo dự án, cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu…;dịch vụ bảo lãnh; dịch vụ ngân quỹ; và các dịch vụ khác như dịch vụ trả lương qua tài
khoản cho các doanh nghiệp, dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp.

Đối với chi nhánh được phép thực hiện các nghiệp vụ như tại Hội sở nhưng theo những
hạn chế nhất định do Hội sở đặt ra.

➢ Mục tiêu phát triển và sứ mệnh của ngân hàng

Mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, tự bền vững về tài chính, áp dụng
cơng nghệ thơng tin hiện địa, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, đa dạng và thơng
thống đến các doanh nghiệp và khách hàng.

Mục tiêu của SHB là trở thành ngân hàng số 1 về hiệu quả kinh doanh, công nghệ trong
hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Trong thời gian từ nay cho đến năm 2030, SHB
đạt tầm vóc ngân hàng bán lẻ hiện đại trong top đầu khu vực, thể hiện Khát vọng dẫn đầu với
tôn chỉ Phụng sự từ Tâm và phương châm hoạt động “Đối tác tin cậy - giải pháp phù hợp”

Phần III: Bài tập

3.1. Phân tích tình hình vốn tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội (SHB) giai
đoạn 2019 – 2020

Bảng 1: Phân tích tình hình vốn tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội giai
đoạn 2019 - 2020

31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch

Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ lệ Tỷ
trọng trọng (%) trọng

Chỉ tiêu Đơn vị (%) (%) (%)

I. Tiền gửi và cho vay các

TCTD khác Tỷ đồng 21.724 6,91 6.927 2,66 14.796 213,60 4,25

1. Nợ đủ tiêu chuẩn tỷ đồng 21.724 100,00 6.927 100,00 14.796 213,59 0,00

II. Cho vay khách hàng tỷ đồng 292.768 93,09 253.894 97,34 38.874 15,31 (4,25)

1. Nợ đủ tiêu chuẩn tỷ đồng 281.738 96,23 244.794 96,42 36.944 15,09 (0,18)

2. Nợ cần chú ý tỷ đồng 5.881 2,01 4.423 1,74 1.458 32,97 0,27

3. Nợ dưới tiêu chuẩn tỷ đồng 434 0,15 859 0,34 (425) (49,45) (0,19)

4. Nợ nghi ngờ tỷ đồng 1.045 0,36 437 0,17 608 139,13 0,18

5. Nợ có khả năng mất vốn tỷ đồng 3.670 1,25 3.382 1,33 288 8,52 (0,08)
314.492 100,00 260.822 100,00 53.670 20,58 0,00
Tổng dư nợ tín dụng trước

dự phòng rủi ro tỷ đồng

6

Dự phòng rủi ro tỷ đồng 3.333 - 3.055 - 278 9,10 -
311.159 - 257.767 - 53.392 20,71 -
Tổng dư nợ tín dụng tỷ đồng 407.449 - 361.210 - 46.239 12,80 -
373.419 - 334.557 - 38.862 11,62 -

Tổng tài sản tỷ đồng 76,37 71,36 5,01

Nguồn vốn huy động tỷ đồng 0,0628

Tỷ lệ dư nợ tín dụng/TS % (0,08)

Hệ số dư nợ tín dụng so với 0,18

NVHĐ Lần 0,8333 0,7705

Tỷ lệ nợ xấu của cho vay

khách hàng % 1,76 1,84

Tỷ lệ nợ quá hạn của cho

vay khách hàng % 3,77 3,58

Tổng dư nợ tín dụng trước dự phòng rủi ro của ngân hàng đầu năm 2020 là
314.492 tỷ đồng, cuối năm là 260.822 tỷ đồng, như vậy, tổng dư nợ tín dụng trước dự
phịng rủi ro tăng 53.670 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,58%. Điều này chứng tỏ
quy mô cho vay của ngân hàng đang tăng lên. Đồng thời, dự phòng rủi ro tín dụng cuối
năm là 3.333 tỷ đồng, đã tăng 278 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,10%. Do đó, việc
tăng lên của tổng dư nợ tín dụng trước dự phòng rủi ro và dự phòng rủi ro chính là nguyên
nhân làm cho tổng dư nợ tín dụng sau dự phòng rủi ro tăng. Cụ thể, tổng dư nợ tín dụng
sau dự phịng rủi ro đầu năm là 257.767 tỷ đồng, cuối năm là 311.159 tỷ đồng, tương ứng
tăng 53.392 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng là 20,71%.

Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tài sản đầu năm là 71,36%; cuối năm là 76,37%. Như
vậy, tỷ lệ dư nợ tín dụng tăng 5,01%. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ dư nợ tín dụng tăng là do

tổng dư nợ tín dụng và tổng tài sản đều tăng, tuy nhiên, tốc độ tăng của dư nợ tín dụng cao
hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản tăng cho thấy ngân hàng
đang mở rộng hoạt động tín dụng của mình, điều đó làm cho hiệu quả hoạt động của ngân
hàng cũng đang tăng lên.

Hệ số dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động tại thời điểm đầu năm là 0,7705;
cuối năm là 0,8333. Điều này có nghĩa là tại thời điểm đầu năm, ngân hàng đã sử dụng
0,7705 phần nguồn vốn huy động và cuối năm ngân hàng đã sử dụng 0,8333 phần nguồn
vốn huy động. Như vậy, so với đầu năm, hệ số dư nợ tín dụng tăng 0,0628 lần; tương ứng
với tỷ lệ tăng là 8,15%. Nguyên nhân làm cho hệ số dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy
động tăng là do cả nguồn vốn huy động và tổng dư nợ tín dụng đều tăng, tuy nhiên, tốc độ
tăng của tổng dư nợ tín dụng cao hơn so với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động. Nguồn
vốn huy động tăng từ 334.557 tỷ đồng lên 373.419 tỷ đồng vào cuối năm, tăng 38.862 tỷ
đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,62%. Trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng tăng 53.392
tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,71%. Đồng thời, trong năm 2020, so với tình hình

7

kinh tế nói chung và các doanh nghiệp trong nền kinh tế làm ăn không thuận lợi, làm cho
nền kinh tế phát triển chậm lại, tuy nhiên, ngân hàng vẫn sử dụng phần lớn nguồn vốn huy
động để cho vay, khiến cho tình hình vay vốn tăng lên (tỷ lệ vốn cả đầu năm và cuối năm
đều trên 70%).

Trong điều kiện dịch bệnh Covid 19 diễn ra mạnh trong năm 2020 và vẫn còn tiếp
diễn như vậy, nhưng dư nợ cho vay của ngân hàng vẫn tăng lên - đây là một thành tích tốt
của ngân hàng khi vẫn có thể tăng được dư nợ cho vay. Bên cạnh đó, cả tỷ lệ dư nợ tín
dụng so với tài sản và hệ số dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động đều tăng, cho thấy
ngân hàng vẫn đang tập chung sử dụng vốn cho hoạt động cho vay. Ở cả hai thời điểm, vốn
tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản - điều này là phù hợp với đặc điểm
của ngành ngân hàng.


*Phân tích chi tiết

Trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng chủ yếu là cho vay khách hàng chiếm
trên 90%, còn lại cho vay trên thị trường liên ngân hàng chiếm dưới 10%. Điều này được
đánh giá là hợp lý, từ đó giúp cung cấp vốn cho nền kinh tế. Cụ thể trên từng thị trường
như sau:

- Cho vay trên thị trường liên ngân hàng

+ Về quy mô
Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác đầu năm là 6.927 tỷ đồng; cuối năm

là 21.723 tỷ đồng. Như vậy, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác tăng 14.796 tỷ
đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 213,59%. Nguyên nhân làm cho tiền gửi và cho vay các
tổ chức tín dụng khác tăng là do Tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng đang tăng lên và có xuất
hiện thêm khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác ở cuối năm. Cụ thể, trong tiền gửi có
kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn bằng VND tăng 13.015 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là
28,48%; tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tăng 1.781 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là
29,83%. Cho vay các tổ chức tín dụng tăng thêm 0,676 tỷ đồng, cũng góp một phần nhỏ
làm cho khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác tăng. Tiền gửi tại các tổ chức
tín dụng khác khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc khơng q 3 tháng. Việc tăng tiền gửi và cho
vay các tổ chức tín dụng khác tăng có thể do lãi suất cho vay và tiền gửi liên ngân hàng
trong năm tăng, do đó ngân hàng đã tăng thêm hoạt động cho vay, và tăng khoản tiền gửi
có kỳ hạn.

8

Trong năm, ngân hàng nhà nước đã có các gói cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp
và cá nhân trong nền kinh tế, do đó ngân hàng đã đổi chiến lược cho vay tập trung chủ yếu

trên thị trường cho vay khách hàng.

+ Về chất lượng dư nợ

Trong thị trường liên ngân hàng, chỉ có các khoản nợ đủ tiêu chuẩn, khơng có xuất
hiện nợ xấu và nợ quá hạn. Nợ đủ tiêu chuẩn trên thị trường liên ngân hàng đầu năm là
6.927 tỷ đồng, tăng 14.796 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 213,59%. Điều này cho
thấy, trên thị trường liên ngân hàng thực hiện tốt việc thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng
hạn đối với các khoản cho vay tổ chức tín dụng khác, ngân hàng có khả năng thu hồi đầy
đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

- Cho vay khách hàng

+ Về quy mô

Cho vay khách hàng đầu năm là 253.894 tỷ đồng, cuối năm là 292768 tỷ đồng. Như
vậy, cho vay khách hàng tăng 38.874 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ vay là 15,31%. Về tỷ
trọng, cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng trước dự
phịng rủi ro. Tỷ trọng cho vay khách hàng đầu năm và cuối năm lần lượt là 97,34% và
93,09%, tỷ trọng giảm 4,25%. Điều này cho thấy, ngân hàng đã tăng được quy mô cấp tín
dụng cho nền kinh tế. Qua đó chứng tỏ ngân hàng vẫn đang chú trọng về hoạt động cho
vay khách hàng trong hoạt động cấp tín dụng của mình và coi nó là một hoạt động tạo thu
nhập chính của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cấp tín dụng lại mang lại rủi ro lớn cho
ngân hàng. Nguyên nhân chỉ tiêu cho vay khách hàng tăng là do ngân hàng tăng khoản cho
vay các tổ chức kinh tế, cá nhân với mức tăng 36 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là
14,34%; Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư tăng 2.253 tỷ đồng, tương ứng tăng
68,56% ; các khoản trả thay khách hàng tăng 234 tỷ đồng, tương ứng tăng 731,25% và
khoản cho vay chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá thì khơng đổi ở
thời điểm đầu năm và cuối năm.


+ Về chất lượng dư nợ

Tỷ lệ Nợ đủ tiêu chuẩn đầu năm là 244.794 tỷ đồng, cuối năm là 281.738 tỷ đồng,
như vậy, nợ đủ tiêu chuẩn tăng 36.944 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 15,09%. Đây là
tỷ lệ chiếm lớn nhất trong cho vay khách hàng với tỷ trọng đầu năm cuối năm lần lượt là
96,42% và 96,23%. Điều này cho thấy, ngân hàng vẫn kiểm soát tốt các khoản cho vay,
ngân hàng vẫn đảm bảo thu hồi được các khoản nợ gốc và lãi của khách hàng.

9

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng của ngân hàng đầu năm là 3,58%; cuối năm
là 3,77%. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng lên 0,18%. Nguyên nhân làm cho khoản nợ
này tăng là do mức tăng chủ yếu từ nhóm nợ nghi ngờ (Nhóm 4) với tỷ lệ tăng là 139,13%,
nợ cần chú ý tăng 32,97% và nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5) tăng 8,52%. Có thể thấy,
ngân hàng vẫn chưa có thể giảm bớt được các khoản nợ quá hạn. Vì vậy, ngân hàng cần có
biện pháp để giảm tỷ lệ nợ quá hạn này xuống.

Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay khách hàng đã giảm so với đầu năm, cụ thể, đầu năm, tỷ
lệ nợ xấu là 1,84%, và cuối năm là 1,76%, đã giảm 0,08%. Theio tiêu chuẩn xếp hạng cảu
ngân hàng của TT52/2018/TT-NH thì tỷ lệ này của ngân hàng SHB trên 1% và dưới
ngưỡng 2% nên được đánh giá có tỷ lệ nợ xấu khá an tồn. Tỷ lệ này có xu hướng giảm,
đặc biệt giảm mạnh ở nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 2) với mức giảm là 425 tỷ đồng,
tương ứng với tỷ lệ giảm là 49,45% - đây là một dấu hiệu tốt. Cho thấy, ngân hàng đang
hạn chế được một phần nhỏ các khoản nợ xấu và tăng các khoản nợ đủ tiêu chuẩn để làm
giảm bớt tình trạng không thu hồi được nợ.

*Kết luận

Tóm lại, cuối năm so với đầu năm, quy mô cho vay của ngân hàng tăng và chiếm tỷ
trọng chủ yếu trong tổng dư nợ trước dự phịng rủi ro của ngân hàng, vì vậy tỷ lệ dư nợ so

với tài sản tăng và hệ số dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động cũng tăng. Trong 2020,
Ngân hàng nhà nước cho phép gia hạn nợ vì vậy có nhiều khoản nợ khơng được cơ cấu lại,
dó đó, tỷ lệ nợ xấu khơng tăng, tuy nhiên, điều đó cũng khiến chất lượng nợ giảm sút, ngân
hàng nhà nước gặp khó khăn. Vì vậy, Ngân hàng cần chủ động trích lập dự phịng cao hơn
so vs mức quy định để phòng ngừa rủi ro.

3.2. Phân tích khái quát khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
(SHB) giai đoạn 2019 – 2020

Bảng 2: Phân tích khái quát khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
giai đoạn 2019 - 2020

Chênh lệch

Đơn vị Tỉ lệ

Chỉ tiêu tính Năm 2020 Năm 2019 Tuyệt đối (%)

1. Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 2.433 2.147 286 13,32
tỷ đồng 7.052 5.002 2.050 40,98
2. Lợi nhuận thuần kinh doanh trước dự phòng rủi ro
tỷ đồng 2.229 1.634 595 36,41
3. LN phi tín dụng = TN ngoài lãi - CP ngoài lãi
=Tổng TN hoạt động - Thu nhập lãi thuần

10

4. Tổng Thu nhập tỷ đồng 33.115 29.546 3.569 12,08
42.886 12,56
5. Tổng tài sản bình quân tỷ đồng 384.330 341.444 3.673 21,45

1.737 25,41
6. Vốn chủ sở hữu bình quân tỷ đồng 20.798,5 17.125,5 1.663 70,41
38.971 12,57
7. Thu nhập lãi thuần tỷ đồng 8.572 6.835 0,0008 1,11

8. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tỷ đồng 4.025 2.362

9. Tài sản sinh lời bình quân tỷ đồng 349.018 310.047,5

I. ROS = 1/4 lần 0,0735 0,0727

II. Hệ số sinh lời hoạt động trước dự phòng RRTD

(Hhdp) = 2/4 lần 0,2130 0,1693 0,0437 25,79
0,00633 0,00629 0,00004 0,68
III. Hệ số sinh lời ròng của Tài sản (ROA) = 1/5 lần

IV. Hệ số sinh lời trước thuế và dự phòng RRTD

của TS (ROAe) = 2/5 lần 0,0183 0,0146 0,0037 25,25
0,1170 0,1254 (0,0084) (6,69)
V. Hệ số sinh lời của VCSH (ROE) = 1/6 lần 0,0130 0,0144 (0,0014) (9,70)
0,0058 0,0048 21,19
VI. Hệ số sinh lãi từ TSSL (NIM) = (7 - 8) / 9 lần 0,0010

VII. Hệ số sinh lời ngồi lãi cận biên (NOM) = 3/5 lần

*Phân tích khái quát

Từ bảng số liệu cho thấy, khả năng sing lời của ngân hàng vẫn có xu hướng phát triển khá

tốt trong thời kỳ dịch bệnh Covid 19 bùng nổ trong năm 2020. Cụ thể, khả năng sinh lời hoạt
động của ngân hàng đều đạt mức tăng trưởng dương gồm: Hệ số sinh lời hoạt động trước dự
phịng rủi ro tín dụng tăng 25,79% và hệ số sinh lời trước thuế và dự phịng rủi ro tín dụng của
tài sản tăng 25,25%. Về khả năng sinh lời vốn tăng ở các chi tiêu ROS, ROA, NOM, bên cạnh
đó thì ROE và NIM lại có xu hướng giảm, do đó, hiệu suất sử dụng vốn có sự giảm nhẹ.

*Phân tích chi tiết

- Tỷ lệ sinh lời ròng (ROS)

Tỷ lệ sinh lời ròng của ngân hàng năm 2019 là 0,0727; năm 2020 là 0,0735. Điều này
có nghĩa là trong năm 2019, bằng 1 đồng thu nhập kiếm được ngân hàng thu về 0,0727 đồng
lợi nhuận sau thuế và 0,0735 đồng lợi nhuận sau thuế ở năm 2020. Như vậy, ROS tăng 0,0008
lần, tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,11%. Điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng
tăng. Nguyên nhân làm cho ROS năm 2020 tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (tốc
độ tăng 13,32%) tăng cao hơn tốc độ tăng của tổng thu nhập (tốc độ tăng là 12,08%). Tổng thu
nhập tăng chủ yếu là tăng thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư (cụ thể là mua bán chứng
khoán sẵn sàng để bán) với tỷ lệ tăng là 143,93%; tăng thu nhập từ hoạt động khác 15,49%;
tăng từ thu nhập lãi với tỷ lệ tăng là 12,67%. Thu nhập từ mua bán chứng khoán tăng mạnh

11

cho thấy thị trường trong nước năm 2020 có nhiều biến động, ngân hàng đã và đang bán cổ
phiếu chứng khoán với chênh lệch giá lớn nâng cao thu nhập từ hoạt động này.

- Hệ số sinh lời hoạt động trước dự phòng rủi ro (Hhdp)

Hệ số sinh lời hoạt động trước dự phòng rủi ro năm 2019 là 0,1693, có nghĩa là với một
đồng thu nhập ngân hàng tạo ra thì ngân hàng thu về 0,1693 đồng lợi nhuận trước dự phòng
rủi ro. Đến năm 2020 hệ số này là 0,2130, nghĩa là với một đồng thu nhập ngân hàng tạo ra thì

ngân hàng thu về 0,2130 đồng lợi nhuận trước dự phòng rủi ro; như vậy, hệ số tăng 0,0437
lần, tương ứng tăng 25,79%. Nguyên nhân làm cho hệ số sinh lời hoạt động trước dự phòng
rủi ro tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận trước dự phòng rủi ro tăng mạnh với mức tăng là
40,98%; tốc độ tăng này cao hơn so với tốc độ tăng của tổng thu nhập (tốc độ tăng là 12,08%).
Điều này cho thấy tình hình hoạt động và hiệu quả hoạt động của ngân hàng được cải thiện rõ
trong năm 2020. Ngân hàng đã tập trung mở rộng, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh cho
phù hợp với thời điểm hiện tại, làm giảm bớt ảnh hưởng của đại dịch Covid đến tình hình kinh
doanh của ngân hàng.

So với ROS thì tốc độ tăng của hệ số sinh lời hoạt động trước dự phòng rủi ro lớn hơn
rất nhiều so với tốc độ tăng của ROS. Cụ thể, tốc độ tăng của hệ số sinh lời hoạt động trước
dự phòng rủi ro là 25,79%, còn tốc độ tăng của ROS chỉ tăng 1,11%. Điều đó làm gia tăng chi
phí dự phòng của ngân hàng, gia tăng gánh nặng dự phịng. Ngun nhân là do tốc độ tăng của
chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận trước dự
phòng rủi ro. Tốc độ tăng của chi phí dự phịng rủi ro tín dụng là 70,41%, trong khi đó lợi
nhuận trước dự phòng rủi ro chỉ tăng 40,98%.

- Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA)

Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA) năm 2019 là 0,00633 và đến năm 2020, hệ số
sinh lời ròng tài sản tăng rất nhỏ với mức tăng là 0,68%. Cho biết bình quân một đồng tài sản
sử dụng trong năm 2019 tạo ra 0,00633 đồng lợi nhuận sau thuế và tạo ra 0,00629 đồng lợi
nhuận sau thuế năm 2020. Nguyên nhân làm cho ROA năm 2020 tăng lên là do tốc độ tăng
của lợi nhuận sau thuế (tốc độ tăng là 13,32%) lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân
(tốc độ tăng là 12,56%). Cụ thể, tài sản bình quân năm 2020 tăng 42.886 tỷ đồng, tương ứng
tăng 12,56%. Tài sản bình quân tăng là do ngân hàng đang tập trung tăng chứng khoán đầu tư
với mức tăng là 32,57%, tăng lên về tiền mặt và vàng; tăng về tài sản cố định với mức tăng là
10,49%.

Từ bảng số liệu ta thấy, tốc độ tăng của ROA là 0,68%; còn tốc độ tăng của ROS là

1,11%. Nghĩa là, tốc độ tăng của ROS đang cao hơn tốc độ tăng của ROA, điều này cho thấy
hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng giảm trong năm 2020. Cho thấy khó khăn của ngân

12

hàng khi huy động và sử dụng tài sản trong thời kỳ dịch bệnh. Nguyên nhân là do bị giới hạn
về lãi suất cho vay, nên hiệu suất về sinh lời ròng tài sản giảm.

- Hệ số sinh lời trước thuế và dự phòng rủi ro tín dụng của tài sản (ROAe)

ROAe năm 2019 là 0,0146; năm 2020 là 0,0183. Như vậy, ROAe tăng 0,0037 lần,
tương ứng tăng 25,25%. Hệ số sinh lời trước thuế và dự phòng rủi ro tín dụng của tài sản cho
biết bình qn một đồng tài sản sử dụng trong năm 2019 tạo ra được 0,0146 đồng, trong năm
2020 tạo ra được 0,0183 đồng lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro tín dụng. Nguyên nhân
làm cho ROAe tăng là do lợi nhuận thuần trước dự phịng rủi ro có tốc độ tăng (40,98%) cao
hơn tốc độ tăng của tài sản bình quân (tốc độ tăng là 12,56%). Cho thấy, tình hình hoạt động
và hiệu quả hoạt động được cải thiện hơn trong năm 2020, ngân hàng tập trung mở rộng đa
dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

So với hệ số sinh lời rịng tài sản thì tốc độ tăng của ROAe (tốc độ tăng là 25,25%) lớn
hơn tốc độ tăng của hệ số sinh lời ròng của tài sản (tốc độ tăng là 0,68%). Cho thấy gánh nặng
dự phòng tăng vì tốc độ tăng của chi phí dự phịng (tốc độ tăng là 70,41%) cao hơn tốc độ tăng
của lợi nhuận trước dự phòng rủi ro (tốc độ tăng là 40,98%).

- Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Năm 2019, hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu là 0,1254; nghĩa là bình quân một đồng vốn
chủ sở hữu đầu tư trong kỳ tạo ra 0,1254 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020, hệ số sinh lời
của vốn chủ sở hữu là 0,1170, nghĩa là bình quân một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư trong kỳ
tạo ra 0,1170 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, ROE giảm 0,0084 lần, tương ứng với tỷ lệ

giảm là 6,69%. ROE giảm phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh chưa được tốt. Hệ số sinh
lời của vốn chủ sở hữu giảm là do lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân tăng, tuy
nhiên, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân (tốc độ tăng là 21,45%) lại cao hơn tốc độ
tăng của lợi nhuận sau thuế (tốc độ tăng là 13,32%). Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2019 là
17.125,5 tỷ đồng, năm 2020 là 20.789,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 3.673 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng
là 21,45%. Vốn chủ sở hữu năm 2020 tăng do vốn tăng 5.474 tỷ đồng, tương ứng tăng 45,12%,
trong đó thì vốn điều lệ tăng chủ yếu là 45,48%; các quỹ của tổ chức tín dụng tăng 365 tỷ đồng,
tương ứng tăng 20,70%.

Từ bảng số liệu ta thấy, so với tốc độ tăng của ROA, thì ROE đang có tốc độ giảm. Hệ
số tài sản trên vốn chủ giảm chính là nguyên nhân dẫn đến tốc độ giảm của ROE lớn hơn tốc
độ tăng của ROA. Cụ thể, tốc độ tăng của ROA là 0,68%; còn tốc độ giảm của ROE là 6,69%.
Điều này cho thấy, hệ số tài sản trên vốn chủ giảm. Nguyên nhân là do trong năm 2020, mặc
dù nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng, tuy nhiên, ngân hàng vẫn tiến hành gia tăng
nguồn vốn chủ sở hữu, gia tăng vốn điều lệ để tăng vốn tự có, dẫn đến tốc độ tăng của vốn chủ

13

cao hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động có tốc độ tăng là 11,62%
(Số liệu tính tốn ở bảng 1) cịn vốn chủ sở hữu có tốc độ tăng là 29,79%.

- Hệ số sinh lãi từ tỷ suất sinh lời (thu nhập lãi cận biên - NIM)

Hệ số sinh lãi từ tỷ suất sinh lời (NIM) năm 2019 là 0,0144, nghĩa là bình quân một
đồng “tài sản sinh lời” đầu tư trong kỳ tạo ra 0,0144 đồng thu nhập lãi thuần. Năm 2020, NIM
là 0,0130; nghĩa là, bình quân một đồng “tài sản sinh lời” đầu tư trong kỳ tạo ra 0,0130 đồng
thu nhập lãi thuần. Như vậy hệ số sinh lãi từ tỷ suất sinh lời (NIM) giảm 0,0014, tương ứng
với tỷ lệ giảm là 9,70%. Nguyên nhân làm cho NIM giảm là do chi phí dự phịng rủi ro tín
dụng tăng mạnh (70,41%), đồng thời thu nhập thuần tín dụng tăng và tài sản sinh lời bình quân
tăng, tuy nhiên, tốc độ tăng của tài sản sinh lời bình quân (12,57%) cao hơn tốc độ tăng của

thu nhập thuần tín dụng (1,65%). Cụ thể, thu nhập thuần tín dụng tăng 74 tỷ, tương ứng tăng
1,65%. Tài sản sinh lời bình quân năm 2019 là 310.047,5 tỷ đồng, năm 2020 là 349.018 tỷ
đồng, tăng 38.971 tỷ đồng, tương ứng tăng 12,57%; do ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi các
chính sách của ngân hàng Nhà nước với các gói hỗ trợ từ ngân hàng làm giảm bớt khó khăn
cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19. Khả năng huy động vốn tăng giúp
ngân hàng tăng khả năng sinh lời. Tài sản sinh lời tăng chủ yếu ở tiền gửi tại ngân hàng Nhà
nước với tốc độ tăng là 52,24%, cho vay khách hàng tăng 15,39%.

- Hệ số sinh lời ngoài lãi cận biên (NOM)

Năm 2019, hệ số sinh lời ngoài lãi cận biên (NOM) là 0,0048; cuối năm là 0,0058. Hệ
số này cho biết, bình quân một đồng tài sản đầu tư trong năm 2019 tạo ra 0,0048 đồng lợi
nhuận ngoài lãi và trong năm 2020 thì tạo ra 0,0058 đồng lợi nhuận ngồi lãi. Như vậy, hệ số
sinh lời ngoài lãi cận biên tăng 0,0010 lần, tương ứng tăng 21,19%. Nguyên nhân làm cho hệ
số sinh lời ngoài lãi cận biên tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận phi tín dụng (36,41%) lớn
hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân (12,56%). Cụ thể, lợi nhuận phi tín dụng năm 2019
là 1.634 tỷ đồng, năm 2020 tăng 595 tỷ đồng, tương ứng tăng 36,41%. Lợi nhuận phi tín dụng
tăng là do lãi thuần tăng 25,40%; lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng mạnh với tốc
độ tăng là 178,66%. lãi thuần từ hoạt động khác tăng 39,75%.

Từ bảng phân tích ta thấy, NOM có tốc độ tăng, cịn NIM có tốc độ giảm. Tốc độ tăng
của NOM lớn hơn so với tốc độ giảm của NIM, cho thấy hoạt động phi tín dụng của ngân hàng
đang cao hơn hoạt động tín dụng. Đồng thời ngân hàng đang mở rộng đầu tư vào hoạt động
phi tín dụng. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, hoạt động tín dụng của ngân hàng gặp
nhiều khó khăn, việc đa dạng hóa các hoạt động đầu tư phi tín dụng sẽ giúp cải thiện thu nhập,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, nâng cao lợi nhuận và khả năng sinh lời.

*Kết luận

14


Nhìn chung, kết quả kinh doanh của ngân hàng đang tăng, thu nhập các hoạt động đều
cải thiện hơn so với năm 2019, Toàn bộ các hệ số sinh lời hoạt động đều tăng. Tuy nhiên, gánh
nặng về chi phí dự phịng vẫn tăng. Về khả năng sinh lời vốn tăng ở các chi tiêu ROS, ROA,
NOM, bên cạnh đó thì ROE và NIM lại có xu hướng giảm.

Trong năm 2019 - 2020, ngân hàng có tăng vốn tự có để đảm bảo an tồn vốn. Khả
năng sinh lời của hoạt động tín dụng vẫn cao hơn khả năng sinh lời của hoạt động phi tín dụng.
Tuy nhiên, về xu hướng khả năng sinh lời phi tín dụng cao hơn khả năng sinh lời tín dụng.
Điều này phù hợp với sự phát triển của ngân hàng, đồng thời phù hợp với giai đoạn nền kinh
tế đang bị suy thoái. Do ngân hàng Nhà nước đưa ra các gói cho vay ưu đãi nên lãi suất cho
vay và lãi suất huy động không lớn, nên làm cho NIM giảm.

3.3. Đánh giá chung (Ưu điểm, hạn chế và các đề xuất)

3.3.1. Ưu điểm về hoạt động cấp tín dụng và khả năng sinh lời của ngân hàng

Mặc dù năm 2020 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung
và ngành tài chính ngân hàng nói riêng, xong SHB vẫn đạt được mức tăng trưởng khả quan.
cụ thể như sau:

Trong điều kiện dịch bệnh diễn ra mạnh trong năm 2020 và còn tiếp diễn, nhưng dư nợ
cho vay của ngân hàng vẫn tăng lên - đây là một thành tích tốt của ngân hàng khi vẫn có thể
tăng được dư nợ cho vay. Bên cạnh đó, cả tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tài sản và hệ số dư nợ
tín dụng so với nguồn vốn huy động đều tăng, cho thấy ngân hàng vẫn đang tập chung sử dụng
vốn cho hoạt động cho vay.

Hoạt động cho vay của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng và cho vay khách hàng
chủ yếu là các khoản nợ đủ tiêu chuẩn, và giảm được một phần nhỏ khoản nợ xấu, điều này
cho thấy, ngân hàng thực hiện tốt việc thu hồi đầy đủ và gốc và lãi đúng hạn các khoản nợ,

đồng thời hạn chế được rủi ro khi không thu hồi được nợ.

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng đang tăng lên, chủ yếu tăng từ các hệ số sinh lời
hoạt động và một vài chỉ tiêu về hệ số sinh lời của vốn. Ngân hàng có tăng vốn tự có để đảm
bảo an tồn vốn của mình.

3.3.2. Nhược điểm về hoạt động cấp tín dụng và khả năng sinh lời của ngân hàng

Dịch bệnh Covid 19 bùng phát và diễn biến mạnh là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng
tới nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Do đó mà ngân hàng SHB cũng gặp
những khó khăn khi phát triển

Nhóm nợ nghi ngờ trong khoản cho vay khách hàng đang có tỷ lệ cao, ngân hàng vẫn
chưa có thể giảm bớt được các khoản nợ quá hạn.

15

Ngân hàng nhà nước cho phép gia hạn nợ vì vậy có nhiều khoản nợ khơng được cơ cấu
lại, điều đó cũng khiến chất lượng nợ giảm sút, ngân hàng nhà nước gặp khó khăn.

Do bị giới hạn về lãi suất cho vay, nên hiệu suất về sinh lời ròng tài sản giảm, đồng
thời gánh nặng về chi phí dự phịng vẫn tăng.

ROE và NIM lại có xu hướng giảm, do đó, hiệu suất sử dụng vốn có giảm nhẹ nên các
hệ số khả năng sinh lời của vốn tăng chậm hơn khả năng sinh lời hoạt động.

Với những thuận lợi và khó khăn trên, SHB nói chung cần có những chính sách và
phương hướng phù hợp để hội nhập và phát triển
3.3.3. Giải pháp nâng cao hoạt động cấp tín dụng và khả năng sinh lời của ngân hàng


Trong thời gian tới khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid 19, ngân hàng cần tìm
kiếm khách hàng để tăng dư nợ, đồng thời đảm bảo chất lượng nợ, duy trì và giảm tỷ lệ nợ
xấu, nợ quá hạn. Nâng cao hoạt động cấp tín dụng đặc biệt là cho vay khách hàng

Tn thủ đúng quy trình cấp tín dụng, thẩm định khách hàng chính xác. Theo dõi chặt
các khoản nợ của khách hàng, tận thu mọi nguồn để thu hồi được nợ. Tái đầu tư để con nợ có
thể hoạt động có hiệu quả từ đó có thể thu hồi được nợ.

Quản lý chặt chẽ khâu giám sát, thẩm định các khoản vay để tránh tình trạng nợ khó
địi. đồng thời có các biện pháp ngăn ngừa các tình trạng nợ xấu và nợ khó địi bằng cách ngân
hàng cần chủ động trích lập dự phịng cao hơn so với mức quy định để phòng ngừa rủi ro.

Gia tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng, đặc biệt là hoạt động cung cấp dịch vụ.
Đồng thời tận dụng tối đa nguồn vốn để đầu tư tài sản sinh lời trong điều kiện đảm bảo an toàn
hoạt động.

Phấn đấu tăng trưởng về hoạt động của ngân hàng về tổng tài sản, vốn huy động, tổng
dư nợ, lợi nhuận…; nâng cao các chỉ số tài chính; nâng cao chất lượng tài sản có; quản lý rủi
ro theo hệ thống; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

16

PHỤ LỤC
Danh mục tài liệu tham khảo

1, PGS.TS.Nghiêm Thị Thà; TS.Hoàng Thị Thu Hường (2020), Giáo trình Phân tích tài
chính các tổ chức tín dụng, NXB Tài chính
2, Slide bài giảng “Phân tích tài chính TCTD” của giảng viên TS.Hồng Thị Thu Hường
*Bảng cân đối kế toán riêng tại ngày 31/12/2019


17

18


×