THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU- CHI NHÁNH HÀ NỘI
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNV&N Ở
VIỆT NAM (TRÊN ĐỊA BÀN)
1.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNV&N
1.1. Khái quát hoạt động SXKD cua DNV&N
Sau khi các chính sách "đổi mới" được đưa ra, khu vực kinh tế tư nhân của
Việt Nam phát triển rất mạnh, góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện bộ mặt
của khối DNV&N trong nền kinh tế.
Tính tới thời điểm này, ở Việt Nam có khá nhiều DNV&N (khoảng hơn 2
triệu DN), các DNV&N ở Việt Nam phát triển nhanh về số lượng nhưng quy mô
khá nhỏ. Theo tính toán, toàn bộ khu vực DNV&N chiếm khoảng 20% tổng
vốn kinh doanh của các doanh nghiệp (trong đó, DNV&N quốc doanh: 13,4%,
DNV&N ngoài quốc doanh: 6,6% tổng vốn kinh doanh).
Theo số liệu thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2008, riêng T.P Hồ Chí Minh
có 2.027 DNV&N được thành lập với tổng số vốn đăng ký là 2.981 tỷ đồng.
Tăng trên 20% về số lượng và hơn 14% về vốn so với cùng kỳ năm 2007. ở Hà
nội, đến hết tháng 3/2008 đã có 812 DNV&N được thành lập với tổng số vốn
1.405 tỷ đồng. Trong 4 tháng đầu năm 2008, cả nước có gần 6000 doanh nghiệp
tư nhân thuộc loại DNV&N được thành với tổng số vốn đăng ký là 8.767 tỷ
đồng. Cũng trong tháng 3 qua có 820 DN đăng ký bổ sung vốn với số tiền 2.350
tỷ đồng. Như vậy, đến hết tháng 3/2008 đã có 81.584 DNV&N được thành lập
và đăng ký hoạt động với tổng số vốn trên 70.000 tỷ đồng.
Các số liệu trên cho thấy, vốn đăng ký kinh doanh của một DN bình quân
dưới 1 tỷ đồng. Vậy có thể thấy số lượng DNV&N được thành lập trong 2 năm
qua chiếm tỷ trọng lớn. Theo kết quả điều tra gần đây của chương trình hỗ trợ
DNV&N của ngân hàng thế giới thì trong số doanh nghiệp mới đăng ký kinh
doanh sau khi áp dụng luật doanh nghiệp có tới 98% là DNV&N.
Về ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Hiện nay, ngoài một số lĩnh
vực ngành nghề mà nhà nước độc quyền thì các DNV&N tham gia hầu hết
trong tất cả khu vực sản xuất công nghiệp, kinh doanh, thương mại. Dịch
vụ...Trong đó, có một số lĩnh vực mà các DN chiếm tỷ trọng rất lớn (như sản
xuất chế biến lương thực, thực phẩm, nuôi trồng hải sản, những ngành nghề
truyền thống, hàng tiêu dùng, dệt may, giầy dép, sành sứ, mây tre đan...) là
những ngành sử dụng vật liệu đã có sẵn và lấy giá thành lao động rẻ là lợi thế
cạnhh tranh. Trong số các DNV&N thì có khoảng 46,2% số hoạt động trong
ngành thương mại, dịch vụ; 18% trong các ngành công nghiệp và xây dựng;
10% trong các ngành du lịch vận tải, kho bãi... Số DN hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất chưa nhiều, 55% số DN sản xuất công nghiệp là các doanh nghiệp chế
biến thực phẩm, đồ uống và hàng tiêu dùng. Có thể thấy DN Việt Nam có xu
hướng tập trung kinh doanh vào những lĩnh vực cần ít vốn, tỷ suất lợi nhuận
cao, thu hồi vốn nhanh...
Từ đây có thể nhận xét rằng đại bộ phận các DN Việt Nam là DNV&N. Các
DNV&N đã đóng góp vào khoảng 30-36% GPD, khu vực này đang có những
bước phát triển khá nhất là sau khi luật doanh nghiệp được ban hành. Ngoài
những ưu điểm chung là không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, quản lý đơn giản, linh
hoạt, khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh biến động cao... DNV&N
nước ta còn có tác dụng hết sức quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho
người lao động, đang là sức ép cho nền kinh tế. Hiện nay, các DNV&N thu hút
khoảng 26% lực lượng lao động trong cả nước.
Sự phát triển về số lượng các DNV&N trong các năm qua và đặc biệt ttrong
năm 2008 là kết quả của các chính sách hợp lý, của môi trường kinh tế nói
chung có những bước tăng trưởng khá, và nhất là do hiệu quả kinh tế có được từ
quy mô vừa và nhỏ.
1.2.Những khó khăn mà DNV&N thường gặp trong quá trình hoạt động
SXKD
Do đặc thù riêng của DNV&N và xét trong hoàn cảnh chung của nền kinh tế,
hiện tại các DNV&N đang đứng trước những khó khăn cần tháo gỡ và quá trình
phát triển DNV&N đã và đang bộc lộ một số khó khăn, hạn chế. Thực tế trong
nhiều năm qua, các DNV&N ở Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất
định, điều đó khẳng định rõ DNV&N có nhiều vai trò tích cực trong nền kinh tế
đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó, các DNV&N vẫn đang phải đương đầu với
nhiều vấn đề trong qúa trình đổi mới, hội nhập phát triển của đất nước. Các vấn
đề đó là: thông tin, khả năng tiếp cận thị trường, môi trường pháp lý, khả năng
quản lý, công nghệ và đặc biệt là các khó khăn về vốn.
1.2.1. Thông tin và khả năng tiếp cận thị trường (đặc biệt là thi trường xuất
khẩu):
Các DNV&N rất thiếu thông tin về thị trường, do đó họ tham gia các hoạt
động thị trường không mang tính định hướng chiến lược.Trong số các DNV&N
hiện nay, chỉ có một số ít các DNV&N quốc doanh có cơ hội tiếp cận với thông
tin thực sự giá trị từ bộ chủ quản, còn phần lớn các DNV&N ngoài quốc doanh
ít có điều kiện nắm bắt những thông tin cụ thể về ngành nghề, thị trường và giá
cả hàng hoá... Các doanh nghiệp hầu như mới chỉ hoạt động ở một vài địa bàn
nhất định cấp địa phương, các thông tin về thị trường nước ngoài chưa được
khai thác, cả thị trường nguyên vật liệu đầu vào và thị trường sản phẩm đầu ra.
Bên cạnh đó, phần lớn các DNV&N chưa chủ động tham gia vào các tổ chức,
hiệp hội để nắm bắt thêm các nguồn thông tin cần thiết cho chiến lược kinh
doanh lâu dài. Một số đại diện của các DNV&N phải thừa nhận rằng họ hầu như
có rất ít thông tin về thị trường liên quan đến họ, nếu có thì nguồn thông tin đó
cũng khó đảm bảo độ chính xác và kịp thời. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới
quyết định sản xuất kinh doanh của DN. Đặc biệt là thị trường xuất khẩu đối với
các DNV&N, những vấn đề như yêu cầu cấp giấy phép xuất khẩu, hạn ngạch
xuất khẩu và các thủ tục xuất khẩu rườm rà tạo nên một trở ngại, trên thực tế
buộc các DNV&N phải xuất khẩu hàng của mình thông qua các tổng công ty
ngoại thương của nhà nước hoặc các DN nhà nước (mặc dù gần đây đã có quyết
định cho phép các DNV&N trực tiếp xuất khẩu hàng hoá của mình). Chế độ tài
trợ dành cho xuất khẩu đối với các DNV&N còn chưa rõ ràng cộng với thông
tin về thị trường quốc tế còn không cập nhật đã gây nên khó khăn trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, Internet là một công cụ tiềm năng đối với các doang nghiệp Việt
Nam trong việc tìm ra thông tin hữu ích và cho phép các DN trưng bày sản
phẩm khắp nơi trên thế giới với chi phí thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng Iternet ở
Việt Nam vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, các trang web phù hợp và tiện ích
bằng tiếng việt chưa nhiều.
1.2.2. Môi trường pháp lý:
Hệ thống chính sách, văn bản, các quy định của pháp luật và nhà nước còn
chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập và không được thông tin rộng rãi cũng gây ra
nhiều khó khăn cho các DNV&N. Theo các DNV&N, đặc biệt là khu vực ngoài
quốc doanh, có rất nhiều quy định liên quan đến các mặt hoạt động kinh doanh
của họ song nội dung không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều cách, thường xuyên
thay đổi và không được thông báo đầy đủ. Những quy định về tài sản thế chấp,
tài sản cầm cố gây ra nhiều rắc rối nhất. Các nghị định, định hướng của nhà
nước có ý nghĩa rất tích cực đối với sự phát triển của DNV&N nhưng hiếm khi
được cụ thể hoá đầy đủ để có hiệu lực thực thi ở cấp địa phương. Về vấn đề này,
cho đến thời điểm cuối năm 2002, một loạt các văn bản quan trọng được đưa ra
nhằm tạo moi trường kinh doanh tốt hơn cho các DNV&N. Đó là: NĐ 90/ 2001/
NĐ- CP ra ngày 23/11/2001 của chính phủ "về trợ giúp phát triển các
DNV&N"; quyết định của thủ tướng chính phủ, này 20/12/2001 về ban hành
quy chế thành lập. Tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các
DNV&N; chỉ thị số 28/2001/CT- Ttg ngày 28/11/2001 của thủ tướng chính phủ
về tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
1.2.3. Khả năng quản lý
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ký năng quản
lý hiện đại là một khách thức mà các DN phải đối mặt. Thực tế cho thấy, một số
chủ DN chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về hoạt động sản
xuất kinh doanh, kinh nghiệm về thị trường và quản lý chưa nhiều... là những
yếu tố tác động không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Để trợ
giúp vấn đề này, NĐ 90/2001 cũng đã đề cập đến việc thành lập các "vườn ươm
doanh nghiệp" nhằm cung cấp cho các doanh nhân các kiến thức ban đầu về
thành lập DN, tư vấn lựa chọn các phương án sản xuất, công nghệ, máy móc
thiết bị, kỹ năng quản lý DN... Ngoài ra, để tăng cường trang bị kiến thức cho
mình, các chủ DN có thể tham gia vào các khoá học đào tạo, các hội thảo, các
chương trình thông tin do Dự án phát triểnDNV&N thuộc phòng thương mại và
công nghiệp Việt Nam cung cấp.
1.2.4. Khó khăn về vốn
Theo đánh giá của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, thì tình trạng
thiếu vốn đang là khó khăn lớn nhất đói với các DN Việt nam (đặc biệt là các
DNV&N). Và đây cũng chính là vấn đề mà em tập trung nghiên cứu ở trong bài
luận văn.
Xét về vấn đề này, ông tổng thư ký phòng thương mại và công nghiệp Việt
Nam cho biết "không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới, các
DNV&N đêù gặp khó khăn về tài chính".Tại buổi toạ đàm giữa phòng thương
mại, công nghiệp Việt Nam và khối DNV&N với chủ đề tín dụng cho DNV&N,
hầu hết các chủ DNV&N khi được hỏi đều cho biết, họ đã bỏ khá nhiều cơ hội
làm ăn lớn vì thiếu vốn và không có đủ điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ngân
hàng; tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của họ bị hạn chế nhiều do
không có được nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Thiếu vốn các DN này không
những ảnh hưởng đến quy mô, công nghệ sản xuất từ khi mới thành lập mà khi
đi vào hoạt động, khả năng bảo trì, thay thế máy móc...khả năng hiện đại hoá và
mở rộng sản xuất cũng bị hạn chế.
Các DNV&N lâm vào tình trạng này trước hết là do bản thân DN thiếu tài
sản thế chấp ngân hàng trong khi đó mức vay dường như vẫn bị hạn chế. Do
vậy, các DNV&N cũng như các DN hoạt động độc lập có kế hoạch mở rộng sản
xuất thì họ lại thiếu vốn để đưa kế hoạch đó vào thực hiện. Hơn nữa, hầu hết các
khoản vay đều là ngắn hạn với lãi suất không cao nên các DNV&N mặc dù
được phép vay nhưng vẫn khó tìm được nguồn vốn trung và dài hạn. Bên cạnh
đó, hiện nay chưa có đủ các quy định pháp lý đảm bảo các DN của ta có thể tiếp
cận thường xuyên, nhằm tiến tới khả năng vay vốn từ các tổ chức tài chính bên
ngoài một cách rộng rãi và ổn định hơn.
1.2.5. Khó khăn về công nghệ.
Bắt nguồn từ nguồn vốn hạn hẹp của các DN, nên các DNV&N ít có điều
kiện tập trung đầu tư nhiều cho tài sản cố định, máy móc... đầu tư đổi mới trang
thiết bị, nâng cấp công nghệ sản xuất để mở rộng năng lực sản xuất. Các
DNV&N hầu như sử dụng công nghệ cũ, gây ra một số ảnh hưởng đến môi
trường, đặc biệt trong tương lai với dây truyền sản xuất cũ, các DNV&N sẽ
không tạo ra được các sản phẩm có tính cạnh tranh trong nước và trên thế giới.
Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp. Chất
lượng sản phẩm nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường.
*Ngoài những khó khăn trên, nguồn nhân lực trong hoạt động của các
DNV&N cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Nhiều chủ DN chưa đào tạo được
đội ngũ chuyên môn bài bản, đội ngũ công nhân lành nghề và kỹ sư bậc cao bị
thiếu hụt cũng là những khó khăn gây cản trở sự phát triển của DN. Và nhất là
trong quá trình cạnh tranh mang tính toàn cầu như hiện nay thì vấn đề "chảy
máu chất xám " nói chung, hay nói một cách khác là vấn đề thu hút nhân tài vào
làm việc trong các DNV&N của Việt Nam cũng là một vấn đề được đặt ra.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra khó khăn trong hoạt động SXKD của
DNV&N.Nhưng nguyên nhân chính đó là do sự tiếp cận nguồn vốn của các
DNV&N còn nhiều hạn chế.
2. Thực trạng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của DNV&N
Mặc dù các chính sách của nhà nước đã nêu rõ: tạo một sân chơi công bằng,
bình dẳng cho các loại hình DN (DN nhà nước và DN dân doanh), nhưng thực
tế, các quy chế cho vay của ngân hàng về tài sản đảm bảo tiền vay như thế chấp,
cầm cố, bảo lãnh, yêu cầu vốn tự có của DN tham gia vào dự án đầu tư, phương
án sản xuất kinh doanh dịch vụ... lại là vấn đề khó khăn cho DN dân doanh.
Cùng xét trong khu vực DNV&N nhưng các DNV&N thuộc sở hữu nhà nước
vẫn có khả năng tiếp cận với tín dụng ngân hàng hơn là DNV&N dân doanh.
Một kết quả nghiên cứu của chương trình phát triển dự án Mêkông (MPDF)
sẽ làm rõ hơn điều này: Khi đưa ra câu hỏi sau cho hơn 160 cán bộ trong mẫu
điều tra: nếu anh / chị nhận dược hai đơn xin vay- một của DN nhà nước, một
của DN dân doanh và vả hai đều thoả mãn mọi tiêu chuẩn tín dụng cơ bản
nhưng anh/ chị chỉ có thể chấp nhận được một đơn xin vay thì anh/ chị sẽ chọn
đơn của ai? 80% cán bộ tín dụng chọn đơn xin vay của DN nhà nước, chỉ có
18% số cán bộ tín dụng nói rằng họ sẽ cho DN dân doanh vay, 2% không có
quyết định gì. Các cán bộ tín dụng cũng nêu lên lý do lý giải cho sự ưu ái của
mình đối với các DN nhà nước là:
- Các DN dân doanh không trung thực trong báo cáo tài chính của mình vàv
thường sử dụng vốn vay sai mục đích.
- Chính sách của ngân hàng là nên thận trọng khi làm việc với DN dân doanh
và quan niệm cho DN dân doanh vay bị coi là rủi ro cao hơn.
- Các DN dân doanh không có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước
- Các ngân hàng khó giám sát được các khoản vay của DN dân doanh trong
quá trình sử dụng vốn.
- Đã có những kinh nghiệp không tốt về các đơn vị xin vay dân doanh...
Có rất nhiều lý do khiến cho các DNV&N (đặc biệt là khu vực dân doanh)
khó tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng nhưng chủ yếu vẫn là việc các
DN này không đáp ứng đầy đủ các diều kiện vay vốn (như yêu cầu về vốn từ có,
về tài sản thế chấp...) một số DN có tài sản thế chấp song không đáp ứng đủ tính
chất pháp lý. Do vậy, việc cung ứng vốn cho các DNV&N dân doanh hiện nay
được đánh giá là chủ yếu được thực hiện thông qua thị trường tài chính phi
chính thức. Các chủ DN thường dựa vào những khoản tiền tự có, vốn vay của
thân nhân, bạn bè và vay của những người cho cho vay lấy lãi, đẩy chi phí vốn
và giá thành lên cao.
Như vậy, thực trạng tín dụng cho khu vực DNV&N chưa thực sự được quan
tâm, phát triển tương xứng với tiềm năng của khu vực này, các nhóm nguyên
nhân có thể kể đến như sau:
- Hệ thống ngân hàng yếu kém, chưa tiếp cận được yêu cầu về cầu tín dụng.
Trong những năm qua, dư nợ của hệ thống ngân hàng nói chung chủ yếu là dành
cho các DN Nhà nước và nhất là DN nhà nước có quy mô lớn. Các ngân hàng
chưa thực sự quan tâm đến khách hàng của khu vực DNV&N. Quan điểm trong
nhận thức, trong chỉ đạo và trong điều hành kinh doanh của một số ngân hàng
chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế, còn sự phân biệt rất lớn giữa DN lớn và
DNV&N, giữa DN nhà nước và DN dân doanh.
- Bản thân DN chưa đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của ngân hàng về quy mô
vốn, thủ tục lập dự án, thủ tục thế chấp, tính bất hợp pháp của tài sản thế chấp...
Các DNV&N, đặc biệt là các DNV&N ngoài quốc doanh chưa thật sự hiện
nghiêm túc chế độ hạch toán, kế toán theo pháp lệnh HTKT, tài chính của DN
không minh bạch nên đã gây khó khăn cho ngân hàng trong khâu thẩm định,
đánh giá DN khi xem xét giải quyết cho vay, bản thân một số DN dân doanh
cũng thường e ngại khi vay ngân hàng, vì vậy buộc phải xuất trình các báo cáo
tài chính, điều mà nhiều DN không muốn làm vì các nguyên nhân trên.
- Hệ thống chính sách, quy chế, quy định còn chưa thực sự hỗ trợ cho các
DNV&N, một số quy chế về tài sản thế chấp đối với doanh nghiệp dân doanh
quá chặt chẽ, thiếu bình đẳng trong khi các DN Nhà nước không cần thế chấp
cũng có thể vay được những khoản vốn lớn; ngoài ra, các quy định về quyền sở
hữu đất đai, về thủ tục, điều kiện bảo lãnh... cũng đang là những nguyên nhân
khiến cho khối DNV&N khó tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng.
3.Chủ trương của Đảng, quản lý của nhà nước đối với DNV&N- các văn
bản pháp luật có liên quan.
Trước những đóng góp và khó khăn mà DNV&N đang phải đối mặt, đã đến
lúc nhà nước thể hiện sự quan tâm của mình đến khu vực kinh tế này.
Cho đến nay, phát triển DNV&N đang là vấn dề được nhà nước dành sự quan
tâm đặc biệt. Với chương 4, 20 điều, NĐ 90/2001 ngày 23/11/2001 "Về trợ giúp
phát triển DNV&N" là khung pháp lý đầu tiên ở nước ta, tạo nhiều thuận lợi cho
các DNV&N phát huy khả năng của mình, đóng góp vào sự phát triển kinh tế
đất nước.
Từ lịch sử phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới như Đài Loan, Đức
Nhật Bản và một số nước Châu Á khác; đặc biệt là từ thực trạng phát triển kinh
tế của đất nước, Chính phủ đã chỉ rõ:"Phát triển DNV&N là một nhiệm vụ quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đẩy mạnh CNH- HĐH đất
nước. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DNV&N phát huy tính chủ
động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát trtiển khoa học công nghệ và
nguồn nhân lực, mở rộng mối liên kết với các loại hình DN khác, tăng hiệu quả
kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển sản suất kinh
doanh, tạo việc làm và nâng cao đới sống cho người lao động ".
Từ đó, các DNV&N được hưởng các chính sách ưu đãi hiện hành đối với các
DN đầu tư SXKD theo đúng ngành nghề (bao gồm cả ngành nghề truyền
thống). Tất cả các cơ chế, chính sách ưu đãi sẽ được vận dụng một cách tập
trung, thể hiện trong các chương trình trợ giúp được bố trí trong kế hoạch hàng
năm hoặc năm năm của Nhà nước, của mỗi tỉnh, thành phố.
Nghị định cũng nêu rõ chủ trương khuyến khích thành lập các tổ chức trợ
giúp DNV&N như hiệp hội DN, câu lạc bộ DN, là các tổ chức xã hội nghề
nghiệp nhằm trợ giúp các DNV&N về cung cấp thông tin tư vấn đào tạo... Là
cầu nối giữa hội viên với các cơ quan của Chính phủ, đại diện bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của DNV&N. Nghị định cũng quy định thành lập hai tổ chức mới: cục
phát triển DNV&N và hội đồng khuyến khích phát triển DNV&N.
Để trợ giúp về công nghệ cho các DNV&N, bước đầu sẽ thành lập 3 trung
tâm trợ giúp ký thuật DNV&N ở Tp. Hà nội, Tp. HCM, Tp. Đà Nẵng. Các trung
tâm này có nhiệm vụ tư vấn cho cục phát triển DNV&N và là nơi tư vấn cho các
DN về công nghệ và kỹ thuật, về trang thiết bị, hướng dẫn quản lý kỹ thuật và
bảo dưỡng trang thiết bị kỹ thuật, tạo điều kiện cho DNV&N tiếp cận được với
công nghệ mới.
Trong số các chính sách trợ giúp, cũng đã quy địnhh việc thành lập Quỹ Bảo
lãnh tín dụng DNV&N "để bảo lãnh cho các DNV&N khi không có đủ tài sản
thế chấp cầm cố, vay vốn của các tổ chức tín dụng", để tháo gỡ một phần khó
khăn cho DNV&N khi thiếu vốn kinh doanh. Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt
động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNV&N cũng được ban hành kèm theo
quyết định củ Thủ tướng Chính phủ, ngày 20/12/2001. Đây là một loại quỹ
tương hỗ do các tổ chức tín dụngvà DNV&N góp vốn lập nên, ngoài ra còn có
vốn cấp từ ngân sách, vốn góp từ các hiệp hội... nhằm chia sẻ rủi ro với ngân
hàng khi cấp tín dụng cho DNV&N, giúp cho DN có vốn thực hiện các kế
hoạch SXKD.
Ngoài ra, chỉ thị số 28/2001/ CT- Ttg ngày28/11/2001 của Thủ tướng Chính
phủ "về tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN" cũng góp phần
tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho DN thuộc mọi thành phần kinh tế
phát triển sản suất kinh doanh, đó chính là tạo ra một sân chơi bình đẳng và
công bằng cho các loại hình DN, không phân biệt các hình thức sở hữu. Trong
đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu
cơ chế đơn giản hoá thủ tục cho vay đối với DN dân doanh( chủ yếu là
DNV&N) để loại hình DN này có điều kiện thuận lợi tiếp cận với các nguồn
vốn tín dụng.
Nếu xét riêng trên địa bàn Hà Nội. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII
Đảng bộ thành phố Hà Nội có nêu nội dung cơ bản của kế hoạch năm 2001-
2005 như sau: "Khuyến khích đầu tư cho các ngành công nghiệp nhẹ, tiểu thủ
công nghiệp, sản xuất truyền thống... phát triển ngành dệt- may- da giầy để tạo
nhiều việc làm, góp phần làm tăng giá trị công nghiệp, ưu tiên các cơ sở chế
biến nông sản quy mô vừa và nhỏ, hỗ trợ và xây dựng các cụm công nghiệp nhỏ
và vừa, hỗ trợ cho các DNV&N về phương thức sản xuất kinnh doanh, ứng
dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ và tìm kiếm thi trường... tạo
điều kiện cho các DN ngoài quốc doanh phát triển".