Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

skkn Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động văn học trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.33 KB, 9 trang )

SKKN ĐỀ TÀI: MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI HỨNG THÚ

THAM GIA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC – TÁC GIẢ: NGUYỄN

THỊ CÚC – GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI HÒA

Một vài biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú tham gia hoạt động làm quen văn học
1.Mô tả bản chất của sáng kiến:
Văn học có vai trị quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân cũng như các mối quan hệ trong
xã hội, văn học ảnh hưởng đến đời sống con người trên nhiều phương diện: đạo đức, trí tuệ
, tình cảm, thẩm mĩ. Văn học chính là nơi lưu trữ các giá trị văn hoá dân tộc, phản ánh về
thế giới xung quanh, thông qua văn học con người tiếp thu được các giá trị văn hóa dân
tộc, khơi dậy tâm tư tình cảm của mỗi người và làm cho cuộc sống con người trở nên thi vị
hơn .
Tạo cho trẻ hứng thú với việc đọc sách, trau dồi vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, dạy
biết cách giao tiếp với mọi người xung quanh, khơi gợi trí tưởng tượng và khả năng sáng
tạo của trẻ qua từng tác phẩm văn học, đồng thời giúp trẻ biết biểu đạt những tâm tư tình
cảm của bản thân, hình thành những tư duy cảm xúc ban đầu cho trẻ về thế giới xung
quanh. Đây là một nội dung vô cùng quan trọng trong công tác chăm sóc và giáo dục góp
phần giáo dục nhân cách tồn diện cho trẻ em độ tuổi mầm non, nhất là trẻ 3-4 tuổi.
Hình tượng văn học là nguồn thơng tin thẩm mĩ về con người trong mối quan hệ với cái
đẹp thiên nhiên, cái đẹp của xã hội con người, cái đẹp của nghệ thuật. Thông qua các câu
chuyện, bài thơ, vè, ca dao, đồng dao… trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong cách cư xử, giao
tiếp giữa con người với con người, cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. Văn học
không những phát triển thẩm mỹ cho trẻ mà cịn đa dạng hóa vốn từ cho trẻ, giúp trẻ phát
âm chuẩn, rõ ràng, mạch lạc, phát triển ngơn ngữ phong phú, tích cực cho trẻ.
Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành học Mầm non đó là phát triển lĩnh vực ngôn ngữ
– giáo dục nghệ thuật, là một giáo viên được phân công đứng lớp 3 tuổi, bản thân tôi đã
boăn khoăn rất nhiều về việc phải như thế nào để làm phong phú vốn từ cho trẻ đặc biệt
những từ ngữ nghệ thuật, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới xung quanh đầy
màu sắc bằng trí tưởng tượng của mình , hình thành cho trẻ khả năng diễn đạt mạch lạc,


giàu hình ảnh và biểu cảm để từ đó biểu đạt những suy nghĩ, tâm tư bằng ngôn ngữ của bản
thân , phát triển kĩ năng giao tiêp cho trẻ. Bản thân tơi mong muốn góp một phần nhỏ bé
của mình vào việc tạo hứng thú cho trẻ khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học nhằm góp
phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. Và đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Một vài
biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú tham gia hoạt động làm quen văn học”.
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
Giải pháp 1: Tham mưu mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất và tự thiết kế đồ dùng đồ
chơi mang tính thẩm mỹ cao nhằm thu hút trẻ tham gia hoạt động.

* Tham mưu mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất
Trang thiết bị, cơ sở vật chất là phương tiện để giáo viên truyền tải kiến thức đến cho trẻ và
cũng là phương tiện giúp trẻ trải nghiệm và tiếp thu kiến thức. Nhận thức được tầm quan
trọng đó, việc đầu tư bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất là rất cần thiết trong việc giúp trẻ
tiếp cận với các tác phẩm văn học đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Bản thân đã phối hợp với giáo viên đứng lớp rà soát, kiểm tra lại một số trang thiết bị, cơ
sở vật chất phục vụ quá trình giáo dục trẻ ở lớp để có kế hoạch tham mưu cụ thể với nhà
trường mua sắm bổ sung sửa chữa.
* Thiết kế đồ dùng đồ chơi mang tính thẩm mỹ cao nhằm thu hút trẻ tham gia hoạt động.
Trẻ mầm non nhận thức thế giới xung quanh qua việc quan sát thực tế, sử dụng đồ dùng
trực quan. Đồ dùng đồ chơi đẹp và phù hợp với trẻ sẽ thu hút nhiều trẻ tham gia vui chơi
và học tập. Việc tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động làm quen văn học bằng cách
biến những nguyên vật liệu khác nhau thành những đồ dùng đồ chơi đầy màu sắc mang
tính thẩm mỹ cao cho trẻ là một cách rất thiết thực và hiệu quả.
Đồ dùng đồ chơi không những giúp trẻ được giải trí, trẻ cảm thấy thoải mái tinh thần, thư
giãn hơn, mà qua trẻ cịn được học tập, kích thích sự phát triển của trí não, tăng cường sự
thơng minh của trẻ. Đồ chơi là phương tiện giúp trẻ đến gần hơn với hoạt động, đồng thời
cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, giúp trẻ cảm nhận sâu sắc
các tác phẩm văn học từ đó thể hiện lại các tác phẩm văn học một cách dễ dàng hơn.
Nắm được nhu cầu đó của trẻ, là một giáo viên trẻ, năng động, tôi luôn khám phá tìm tịi
làm những đồ dùng đẹp, đảm bảo an toàn để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động làm quen

văn học. Với những nguyên vật liệu phong phú và đa dạng có sẵn tại địa phương nhưng có
độ bền cao và đảm bảo an toàn vệ sinh như vải nỉ, xốp bitis, nắp chai, chai nhựa, que kem,
lõi giấy vệ sinh …. cùng với khả năng sáng tạo, kĩ năng khéo léo của bản thân tạo ra nhiều
đồ dùng đồ chơi thu hút trẻ tham gia vào hoạt động.
Ví dụ 1: Khi dạy trẻ câu chuyện “Qủa thị” tơi thiết kế mơ hình sa bàn để câu chuyện trở
nên sinh động, hấp dẫn hơn, trẻ nhớ nhanh và nhớ lâu hơn từ đó có thể diễn đạt lại câu
chuyện một cách dễ dàng hơn bằng cách sử dụng màu nước 3D để sơn phần bên trong của
hộp giấy làm khung sa bàn. Sử dụng 1 chiếc hộp giày cũ, cắt 2 cạnh và giữ nguyên 3 cạnh
để làm sân khấu. Sau đó dùng các lõi giấy vệ sinh nối lại thành các ống tròn để làm cây thị.
Dùng keo gắn cây vào sân khấu và sử dụng các loại xốp bitis mỏng để tạo thành quả thị.
Trang trí và chuẩn bị 4 nhân vật: mèo con, chú ỉn, vịt xám và bà cụ là chúng ta có thể cùng
bé kể lại câu chuyện 1 cách sinh động rồi
Ví dụ 2: Khi cho trẻ tham gia trò chơi “Thử tài bé yêu” trong hoạt động làm quen văn học
“Thỏ con ăn gì? ” giúp trẻ tái hiện lại câu chuyện bằng cách thể hiện điệu bộ cảm xúc của
nhân vật khi hóa thân vào nhân vật, tơi đã làm mũ các nhân vật từ xốp bitis. Trước tiên tôi
cắt tấm xốp thành dải khoảng 5cm, cắt loại giấy màu tương ứng, dùng keo dán giấy màu
kín dải xốp, uốn dải xốp và ghim loại thành hình trịn sao cho vừa với đầu của bé, tùy theo

nhân vật mà tơi cắt các hình dáng tai và mũi, miệng khác nhau sao cho phù hợp. Sau đó
dùng ghim gắn tai, mũi, miệng lên miếng xốp hình trịn trang trí thêm các chi tiết khác sao
cho bắt mắt là bạn đã hoàn thành xong chiếc mũ nhân vật đáng yêu ngộ ngĩnh để bé hóa
thân vào nhân vật.
Bên cạnh đó, khơng thể khơng nhắc tới ngơn ngữ hình thể của cô giáo là phương tiện trực
quan sinh động nhất, ngơn ngữ nói, đọc, kể diễn cảm rõ ràng mạch lạc, kết hợp với giọng
điệu cử chỉ, âm thanh sẽ làm sống động hình ảnh đẹp trong mắt trẻ, giúp trẻ dễ hiểu hơn,
nhớ dễ và nhớ nhanh hơn từng cử chỉ, điệu bộ của từng nhân vật, phát triển trí tưởng tượng
sáng tạo của trẻ.
Tóm lại: Việc sử dụng các trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng
trực quan trong giờ hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là hình thức cơ bản
giúp cho giáo viên đạt được mục đích trong hoạt động, truyền tải kiến thức đến cho trẻ và

tạo cho trẻ sự hứng thú trong giờ học, tiếp thu các kiến thức một cách thuận lợi và nhanh
nhất.
Giải pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ tham gia hoạt động làm quen văn học
Môi trường luôn là một trong những yếu tố có tính ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của
trẻ. Không chỉ vậy, môi trường còn mang yếu tố chi phối đến tư duy, học tập của trẻ. Vì
vậy, nếu giáo viên tạo được mơi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển
ngơn ngữ, trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao.
Giáo viên tạo môi trường học tập tốt bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện,
bài thơ,… nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngồi lớp học được thể hiện trên
các mảng tường.
Để tạo ra một môi trường học tập đậm chất ngơn ngữ như vậy, địi hỏi người giáo viên phải
có kĩ năng, phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng cách tạo ra các con vật,tranh ảnh, ngộ
nghĩnh, đáng yêu, đồng thời cũng phải rất khéo léo biết hướng lái, gợi mở cho trẻ có cảm
xúc tích cực khi tham gia hoạt động làm quen văn học. Qua nội dung các bức tranh, các
nhân vật, các con rối trẻ nói lên được suy nghĩ, nhận xét bằng ngôn ngữ của bản thân. Như
vậy ngôn ngữ cuả trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng. Điều này đã tạo nên
một không gian ngôn ngữ đầy sống động cho trẻ.
Ví dụ: Ở lớp tơi xây dựng góc “Sân khấu tuổi thơ” và sưu tập các loại truyện tranh, các
hình ảnh nhân vật trong truyện, thơ, các con dối dẹt, các con vật ngộ nghĩnh để trưng bày
cho trẻ hoạt động. Chú ý nội dung phù hợp với độ tuổi của trẻ, phù hợp với từng chủ đề
trong năm học.
Hay khi chuẩn bị cho hoạt động kể chuyện “Rùa con tìm nhà” ở chủ đề thế giới động vật,
bản thân bố trí sân khấu mơ hình động vật dưới nước để trẻ được quan sát các mô hình, trẻ
sẽ tư duy tưởng tượng ra nội dung câu chuyện theo trí tưởng tượng cuả mình và sau đó cô
sẽ giúp trẻ gợi mở để tiếp tục khai thác sâu hơn trí tưởng tượng của trẻ,giúp trẻ tự đặt ra
các câu hỏi cũng như các câu trả lời sáng tạo

Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học – chữ viết thơng qua góc truyện tranh ở lớp. Đây
là môi trường phong phú giúp trẻ làm quen với việc “đọc sách” qua tranh từ tuổi mầm non.
Sách là một phần trong đồ dùng đồ chơi cho trẻ: sách giúp trẻ làm quen môi trường chung

quanh, làm quen với tạo hình, với tốn, với chữ viết…
Ví dụ: Cho trẻ chơi với bộ tranh lô tô, bộ tranh lô tô giúp trẻ kể chuyện những vật ni
trong gia đình, con vậtsống trong rừng… trên cùng một bức tranh, nhiều trẻ diễn đạt theo
nhiều cách khác nhau hay với đồ chơi nước, trẻ tưởng tượng thuyền, đị trơi trên sơng, đồ
chơi cát trẻ nghĩ ra cách chơi đắp núi, xây cầu vừa chơi vừa đọc thơ, ca dao, đồngdao…tái
hiện tâm trạng, hành động, ngôn ngữ của các nhân vật trong câu chuyện, trẻ cũng tự chơi
với nhân vật rối và còn dùng rối để kể, nói chuyện một cách tự nhiên.
Việc trang trí góc sách, đồ dùng đồ chơi phải phù hợp đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ. Tăng cường các điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân và theo nhóm
nhỏ.
Bên cạnh đó, giáo viên có thể vẽ và sưu tầm một số bộ truyện tranh, thơ đưa vào giảng
dạy, vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh, thơ đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt
động thường ngày. Những câu chuyện,bài thơ được thể hiện trên các mảng tường trong
không gian to đã giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về câu chuyện, bài thơ đó.
Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện sáng tạo, đọc thơ diễn cảm,…
một cách dễ dàng.
Tóm lại: Việc tạo mơi trường cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen
văn học là một việc làm rất có ý nghĩa bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ kể
chuyện, đọc thơ, ca dao,…
Giải pháp 3: Hướng dẫn trẻ tiếp cận và làm quen với một số tác phẩm văn học thơng qua
trị chuyện, đàm thoại.
Trẻ nhỏ tiếp nhận tác phẩm văn học chỉ bằng con đường gián tiếp (vì trẻ chưa tự đọc được
mà chỉ nghe người lớn đọc, kể) nên phải tằng cường rèn luyện sức nghe cho trẻ, cùng trẻ
trị chuyện đàm thoại thơng qua các tác phẩm văn học. Ngồi các hình thức cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non như: dùng phương pháp đọc, kể diễn cảm;
Sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học; Sử dụng bài hát và trị chơi ra thì cách giúp trẻ 3
tuổi hiểu sâu hơn và làm quen các tác phẩm văn học nhanh hơn thì phương pháp đàm thoại
là phương pháp thuận lợi nhất.
Câu hỏi đàm thoại của giáo viên đóng vai trị rất quan trọng trong việc phát triển trí tưởng
tượng, mở rộng nhận thức, phát triển ngôn ngữ, khơi gợi cảm xúc, tình cảm, thẩm mỹ và

giáo dục trẻ. Việc sử dụng câu hỏi đàm thoại để trao đổi trò chuyện với trẻ không chỉ giúp
trẻ dễ dàng hiểu được nội dung, ý nghĩa của các tác phẩm văn học mà cịn giúp kích thích,
lơi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động sôi nổi, bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận và thể hiện điệu bộ
cảm xúc hồn nhiên đúng độ tuổi của trẻ thông qua các tác phẩm văn học và trẻ tiếp cận.
Việc sử dụng câu hỏi đàm thoại phải được khai thác từ những kinh nghiệm, hiểu biết của

trẻ, tác động đến cảm xúc, trí tưởng tượng của trẻ, thơng qu tác phẩm văn học và từ mục
đích giáo dục mà tác phẩm đó mang lại.
Ví dụ 1: Ở chủ đề thế giới thực vật, khi cho trẻ tham hoạt động làm quen văn học bài thơ
“Chùm quả ngọt”, để tạo hứng thú, ở hoạt động mở đầu cô cùng trẻ hát và vận động bài hát
“ Vườn cây nhà bé” sau đó cho trẻ quan sát một số loại quả và cùng trò chuyện với trẻ “
Xung quanh chúng ta có rất nhiều các loại quả rất ngon với các hương vị khác nhau, ngoài
những quả cac con vừa quan sát được, bạn nào có thể kể cho cô và các bạn cùng nghe về
những laoij quả mà các con biết nữa nào?”
Ví dụ 2:Qua câu chuyện “Chú gấu con ngoan”ở chủ đề gia đình giáo viên có thể đặt câu
hỏi tác động đến cảm xúc của trẻ như“Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao nào” hay “Khi
được bác Voi tặng giỏ lê như vậy, nếu con là Gấu con con sẽ làm gì?
Ví dụ 3: Trong câu chuyện “ Ba con Gấu” tôi đặt ra câu hỏi cho trẻ như “ Cô vừa kể cho
các con nghe câu chuyện gì”, “Trong câu chuyện có những nhân vật nào”…nhằm giúp trẻ
hiểu được nội dung câu chuyện và giúp giáo viên tái hiện lại nội dung câu chuyện.
Bên cạnh đó, mỗi tác phẩm văn học ln đem đến cho trẻ một vài từ mới,giáo viên phải
giải thích để trẻ hiểu nghĩa của từ mới đó. Động viên khuyến khích trẻ mạnh dạn tự tin
tham gia vào hoạt động cùng cơ thơng qua đàm thoại trị chuyện nhằm trao đổi những hiểu
biết, cảm nhận của trẻ về tác phẩm văn học, đồng thời kích thích sự sáng tạo, trí tưởng
tượng của trẻ.
Tóm lại: Việc cho trẻ làm quen văn học thơng qua trị chuyện, đàm thoại chính là hình
thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng
tượng cho trẻ như : Lịng u thiên nhiên ; lịng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ
những người xung quanh. Khơng những thế nó cịn giúp trẻ tái tạo và sáng tạo thêm những
tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm với lứa tuổi

để nâng cao sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ. Và đặc biệt hơn, trẻ đọc thuộc thơ, kể lại
dược câu chuyện sẽ phát triển vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt của bản thân.
Giải pháp 4: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động làm quen văn học
Đổỉ mới hình thức tổ chức hoạt động nhằm tích cực hố các hoạt động dạy và học, khuyến
khích giáo viên chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát
triển mọi khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả năng
của mình và có hứng thú, niềm tin trong lao động, học tập.Việc đổi mới hình thức tổ chức,
nâng cao hoạt động làm quen văn học là rất cần thiết. Đây còn là hoạt động taọ tiền đề cho
sự phát triển ngơn ngữ cuả trẻ, việc vận dụng phương pháp thích hợp giúp trẻ phát huy tính
tích cực chủ động, óc sáng tạo cuả trẻ trong học tập, hoạt động trở nên sinh động nhẹ
nhàng, thoải mái, trẻ không bị áp đặt mà được lưạ chọn và tham gia vào hoạt động theo
hứng thú và nhu cầu bản thân.
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động làm quen văn học truyện “Chim non lạc mẹ”. Tơi khơng cho
trẻ tham đóng kịch mà tôi tổ chức cho cả lớp tham gia một cuộc thi gồm có các đội thi và

nhiệm vụ của các đội sẽ tự thảo luận và hoàn thiện rối các nhân vật trong câu chuyện theo
yêu cầu của cơ đưa ra, sau đó tơi sẽ dùng rối đó để cùng trẻ kể lại câu chuyện.
Bên cạnh đó thay đổi hình thức đàm thoại qua các trị chơi gây sự hứng thú cho trẻ tuỳ vào
từng tác phẩm văn học mà giáo viên muốn truyền tải đến cho trẻ từ đó chọn hình thức đàm
thoại phù hợp, câu hỏi đàm thoại ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ.
Ví dụ: Thơng qua hoạt động làm quen văn học bài thơ “Cây dây leo”, tơi tổ chức cho trẻ
chơi trị chơi “Chiếc hộp bí mật”, trong chiếc hộp sẽ chứa những hình ảnh về nội dung bài
thơ, trẻ bốc đợc hình ảnh nào giáo viên ẽ đạt câu hỏi theo bức tranh mà trẻ bốc được, trẻ sẽ
hứng thú khám phá điều bí mật ở trong chiếc hộp và trả lời câu hỏi cơ đưa ra mà khơng bị
nhàm chán.
Giáo viên có thể kết hợp truyện tranh có chữ to tạo cho trẻ cảm giác là trẻ có thể đọc được
có thể khám phá ra nghĩa của từ. Bên cạnh đó, để trẻ hứng thú lại càng hứng thú thêm cho
cô giáo cần phải tích cực tham khảo tài liệu trước, từ đó cơ có thể tạo nên một bức tranh
động trên mơ hình để taọ sự hứng thú vưà taọ bất ngờ đối với trẻ.

Ví dụ: Ở chủ đề thực vật tơi khi dạy câu truyện : “Gói hạt diệu kỳ”. Tơi vẽ hai bức tranh
thật to, tôi vẽ cảnh vật, cây cối xung quanh nhà bạn nhỏ Vinh, tôi dùng rơm và keo 2 mặt
dán kết dùng bià cứng vẽ tô màu tạo thành vườn rau, dùng bìa cứng vẽ hình các nhân vật từ
từ “xuất hiện ”. Từ những hình ảnh động ấy, sẽ lôi cuốn trẻ ngày càng hứng thú tham gia
vào hoạt động, từ đó khắc sâu vào đầu trẻ tính cách cuả từng nhân vật.
Tóm lại: Mỗi giáo viên can phải biết tìm hiểu đổi mới các hình thức mới dạy và học sáng
taọ, sinh động và hấp dẫn để trẻ ngày càng hứng thú hơn, giáo viên cần cần lựa chọn những
câu truyện baì thơ, ca dao sao cho phù hợp khả năng nhận thức cuả trẻ ở từng độ tuổi và
phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với khả năng trẻ ở từng điạ phương.
Giải pháp 5: Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh phù hợp với
lứa tuổi của trẻ.
Thông qua việc tổ chức các hoạt động tập thể, các ngày hội tại lớp, giáo viên cho trẻ cùng
trả lời các câu đố, cho trẻ thi đua đọc thơ, kể chuyện cùng cơ… là hình thức lồng ghép hoạt
động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học hiệu quả.
Về tổ chức hội thi:
– Tổ chức cho trẻ tham gia các hội thi tại lớp như: Hội thi “Bé vui bé khỏe”, “Cùng bé đọc
thơ”, “Cùng đố vui”…
Về các hoạt động trò chơi dân gian:
– Trò chơi dân gian luôn gắn liền với các bài ca dao, đồng dao, mang đậm văn hóa dân tộc,
trong các buổi hoạt động ngồi trời và hoạt động chiều, tơi thường cho trẻ chơi các trò chơi
dân gian như: rồng rắn lên mây, kéo cưa lừa xẻ,đúc cây dừa… Qua các trò chơi dân gian
trẻ rất hứng thú tham gia chơi từ đó giúptrẻ mạnh dạn hơn, tham gia tích cực vào hoạt động
cùng các bạn, làm giàu vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Giải pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ hình thành cho trẻ các kỹ năng và thói
quen trong việc đọc thơ, kể chuyện.
Trước hết, giáo viên phải giúp cho phụ huynh nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển
tồn diện nhân cách trẻ thơng qua hoạt động làm quen văn học.
Giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu lốt thì trẻ mới có cơ hội phát triển tồn diện hơn.
Cùng với mục tiêu xã hội hố giáo dục thì phụ huynh có vai trị khơng nhỏ trong việc giáo

dục trẻ. Trong buổi họp mặt đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan
trọng của giáo dục phát triển ngôn ngữ đối với trẻ mẫu giáo. Để từ đó phụ huynh có những
biện pháp cụ thể kích thích sự tị mị, tính ham hiểu biết và giúp trẻ thích thú hơn trong
việc làm quen với các tác phẩm văn học.
Tạo mối quan hệ mật thiết với phụ huynh và làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh
để rèn luyện giáo dục phát triển ngơn ngữ cho trẻ ở gia đình. Qua đó tạo được sự thống
nhất những cách thức và phương thức giữa gia đình và trường, lớp mầm non.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Tổ chức hoạt động làm quen văn học là phương tiện phát triển ngơn ngữ, làm giàu vốn từ
giúp trẻ nói năng lưu loát, diễn đạt biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ.
Việc dạy trẻ 3-4 tuổi làm quen các tác phẩm văn học tuổi là bước đầu làm quen với những
từ ngữ nghệ thuật giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập
trong suy nghĩ. Trẻ 3-4 tuổi nhận thức tương đối phong phú về số lượng cũng như về từ
loại.Trẻ biết phát biểu những nhận định của mình, trẻ kể lại được những chuyện mà trẻ
trơng thấy, nghe được, trẻ có khi cịn bắt chước được giọng kể của người lớn. Vậy khi tổ
chức hoạt động làm quen văn học cần phải hướng vào trẻ để trẻ được chủ động, tích cực,
hứng thú tham gia . Tuy nhiên trong quá trình tổ chức có những thuận lợi và khó khăn nhất
định
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường. Được nhà trường đầu
tư cơ sở vật chất đảm bảo và an tồn, mơi trường thống mát, các thiết bị đảm bảo hoạt
động cho trẻ tại lớp.
Phòng giáo dục, nhà trường hằng năm đã thường xuyên tổ chức các chuyên đề về phát triển
ngôn ngữ các khối lớp, tổ chức tập huấn chuyên môn cho giáo viên học tập và rút kinh
nghiệm.
Đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc phối hợp cùng giáo viên trong công tác chăm sóc,
ni dưỡng giáo dục trẻ, thường xun trao đổi với giáo viên để có hướng giáo dục trẻ tốt
nhất.
Bản thân là một giáo viên có trình độ chun mơn trên chuẩn, có vốn hiểu biết tương đối
để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Luôn tâm huyết với nghề nghiệp, khơng ngừng tìm tịi, học tập

và nâng cao kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp
2. Khó khăn:

Đôi lúc chưa thực sự sáng tạo trong việc đổi mới hình thức giúp trẻ hứng thú tham gia vào
hoạt động
Một số trẻ trong lớp cịn có tính thụ động, chưa mạnh dạn tự tin, ít giao lưu trong các hoạt
động dẫn đến việc luyện phát âm cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
Khả năng tiếp thu của một số trẻ còn chậm.
Cha mẹ trẻ đa số sinh sống bằng nghề nơng nên ít quan tâm việc phối kết hợp giữa giáo
viên và phụ huynh nên một số cháu còn nhút nhát thiếu tự tin.
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại:
Để đạt được hiệu quả cao trong việc giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen
văn học, bản thân tôi đã áp dụng một số cải tiến như sau:
– Tham mưu mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất và tự thiết kế đồ dùng đồ chơi mang
tính thẩm mỹ cao nhằm thu hút trẻ tham gia hoạt động.
+ Tham mưu mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất
+ Thiết kế đồ dùng đồ chơi mang tính thẩm mỹ cao nhằm thu hút trẻ tham gia hoạt động.
– Tạo môi trường cho trẻ tham gia hoạt động làm quen văn học
– Hướng dẫn trẻ tiếp cận và làm quen với một số tác phẩm văn học thơng qua trị chuyện,
đàm thoại.
– Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động làm quen văn học
– Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh phù hợp với lứa tuổi của
trẻ.
– Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ hình thành cho trẻ các kỹ năng và thói quen trong
việc đọc thơ, kể chuyện.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài này được áp dụng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm
non, với các giải pháp cơ bản có thể thực hiện rộng rãi ở các trường mầm non cả thành thị
và nông thôn.
Đây là sáng kiến đơn giản nhưng khá hiệu quả đã được thực hiện thành công trường Mầm

non Đại Hịa, giúp cho bản thân có được những kinh nghiệm hữu ích trong cơng tác giáo
dục trẻ trong trường mầm non.
1.5. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để đáp ứng nhu cầu tiếp cận và tiếp nhận các tác phẩm văn học, cần có thời gian quan sát
các hoạt động của trẻ ở trên lớp, bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng trực quan, khảo sát điều
tra thực tế và thu thập thông tin liệu để định lượng kết quả nghiên cứu từ đó rút ra những
nhận xét về việc giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động làm quen văn học.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Đối với nhà trường:
Tạo được sự thống nhất những cách thức và phương thức giữa gia đình và trường, lớp mầm
non.

Tạo nhiều mơi trường, khu vui chơi có tính mở cho trẻ hoạt động.
Đối với giáo viên:
Giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, sáng tạo hơn trong việc thiết kế, tổ chức hoạt
động cho trẻ. Tự tin mạnh dạn, gần gũi hơn với trẻ góp phần nâng cao chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ.
Giáo viên đã chú ý tạo môi trường thu hút trẻ tham gia hoạt động giúp trẻ tiếp thu nhanh
kiến thức và phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Biết tận dụng sử dụng tối đa nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi
phục vụ hoạt động cho trẻ.
Đối với trẻ:
Đa số trẻ mạnh dạn, tụ tin, hồn nhiên, hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động, giúp
trẻ hòa đồng với bạn trong các hoạt động.
Vốn từ của trẻ trở nên phong phú, đa dạng hơn, ngôn ngữ của trẻ được nâng lên rõ rệt, trẻ
bớt nói ngọng nói lắp, biết diễn đạt suy nghĩ, tâm tư, tình cảm bằng vốn từ của mình
Đối với phụ huynh:
Nắm được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, phụ huynh ngày càng quan
tâm, đã có nhận thức cao trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Phụ huynh biết vận dụng kiến thức khoa học để chăm sóc giáo dục trẻ hợp lý. Phối hợp

chặt chẽ với giáo viên trong công tác giáo dục trẻ, đồng thời đưa trẻ đến lớp chuyên cần và
đảm bảo thời gian.


×