Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận cao học chủ nghĩa xã hội khoa học nhà nước xã hội chủ nghĩa và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.36 KB, 25 trang )

TIỂU LUẬN

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TÊN TIỂU LUẬN:
NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG I. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA......................................2
I. SỰ RA ĐỜI, BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA.....................................................................................................2

1.1. Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa...........................................2
1.2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa............................................3
1.3. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa........................................4
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ
NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.........................................................................6
2.1. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và
hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa.................................................6
2.2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc
thực thi quyền làm chủ của người dân......................................................7
CHƯƠNG II. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN.................................................8
I. KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG
CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN..................................................8
1.1 Khái niệm............................................................................................8
1.2 Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền............................8


II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN..................................................................................................9
CHƯƠNG III. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM......................................................................................13
I. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM...........13
1.1. Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam....................................................................................13
1.2. Bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam......14
1.3. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam...14
II. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..............................................................................16
KẾT LUẬN....................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................21

MỞ ĐẦU

Ở nước ta để bảo đảm phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi
mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì một trong
những vấn đề chiến lược là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy cần làm sáng tỏ
về bản chất, nội dung cũng như những đặc trưng của nó, tạo thành hệ thống
quan điểm lý luận định hướng cho việc hoàn thiện nhà nước ta trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những tư tưởng, những học thuyết về Nhà nước pháp quyền đã ra đời
ở các nước Châu Âu và chúng đã trở thành di sản quý báu của nền văn hóa
phương Tây. Vấn đề được đặt ra đối với chúng ta là: ở mức độ nào, bằng
hình thức nào, qua con đường nào, những tư tưởng và học thuyết về Nhà
nước pháp quyền có thể vận dụng ở Việt Nam - một đất nước có nền văn

hiến lâu đời, nơi mà Nhà nước và pháp luật cũng đã có từ ngàn xưa, nơi mà
đạo đức, phong tục tập quán đóng vai trị rất quan trọng trong việc điều tiết
các quan hệ xã hội. Có thể nói rằng, việc hình thành, xây dựng và phát triển
Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là hồn tồn có cơ sở. Hiện nay, ở Việt
Nam, đã có những tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v…, cho việc bắt
đầu xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhưng quá trình đó
khơng thể nóng vội, mà nó là sự nghiệp lâu dài của nhiều thế hệ người Việt
Nam.

Do đó em đã chọn đề tài: “Nhà nước xã hội chủ nghĩa và vấn đề xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” để nghiên cứu
và muốn hiểu rõ hơn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

1

CHƯƠNG I.
NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. SỰ RA ĐỜI, BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.1. Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Khát vọng về một xã hội cơng bằng, dân chủ, bình đẳng và bác ái đã
xuất hiện từ lâu trong lịch sử. Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao
động muốn thoát khỏi sự áp bức, bất công và chuyên chế, ước mơ xây dựng
một xã hội dân chủ, công bằng và những giá trị của con người được tơn trọng,
bảo vệ và có điều kiện để phát triển tự do tất cả năng lực của mình, nhà nước
xā hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và
nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh dạo của Đảng Cộng sản.
Tuy nhiên, chỉ đến khi xã hội tư bản chủ nghĩa xuất hiện, khi mà những

mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất với tính
chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất trở nên ngày càng gay
gắt dẫn tới các cuộc khủng hoảng về kinh tế và mâu thuẫn sâu sắc giữa giai
cấp tư sản và giai cấp vô sản làm suất hiện các phong chào đấu tranh của giai
cấp vơ sản, thì trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản các Đảng Cộng sản
mới được thành lập để lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng và trở thành
nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng. Bên cạnh đó, giai cấp
vơ sản được trang bị bởi vũ khí lý luận là chủ nghĩa Mác-Lênin với tư cách cơ
sở lý luận để tổ chức, tiến hành cách mạng và xây dựng nhà nước của giai cấp
mình sau chiến thắng. Cùng với đó, các yếu tố dân tộc và thời đại cũng tác
động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao
động của mỗi nước. Dưới tác động của các yếu tố khác nhau và cùng với đó
là mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp vơ sản và nhân dân lao động với giai cấp

2

bóc lột, cách mạng vơ sản có thể xảy ra ở những nước có chế độ tư bản chủ
nghĩa phát triển cao hoặc trong các nước dân tộc thuộc địa.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do
giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện của mỗi quốc gia
sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng như việc tổ chức chính quyền
sau cách mạng có những đặc, điểm hình thức và phương pháp phù hợp. Song,
điểm chung giữa các nhà nước xã hội chủ nghĩa là ở chỗ đó là tổ chức thực
hiện quyền lực của nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân thực
hiện việc tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân, đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Như vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mà ở dó, sự

thống trị chính trị thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ
nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội, đưa
nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội
trong một xã hội phát triển cao - xã hội xã hội chủ nghĩa.

1.2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

So với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa
là kiểu nhà nước mới, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước
bóc lột trong lịch sử. Tính ưu việt về mặt bản chất của nhà nước xã hội chủ
nghĩa được thể hiện trên các phương diện:

Về chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp
cơng nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân
dân lao động. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản là lực lượng giữ
địa vị thống trị về chính trị. Tuy nhiên, sự thống trị của giai cấp vơ sản có sự
khác biệt về chất so với sự thống trị của các giai cấp bóc lột trước đây. Sự
thống trị của giai cấp bóc lột sự thống trị của thiểu số đối với tất cả các giai
cấp, tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nhằm bảo vệ và duy trì địa vị

3

của mình. Cịn sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị của
da số đối với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng giai cấp mình và giải
phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao dộng khác trong xã hội. Do đó nhà
nước xã hội chủ nghĩa là đại biểu cho ý chí chung của nhân dân lao động.

Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định
của cơ sở kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là chế độ tư hữu xã hội về tư
liệu sản xuất chủ yếu do đó khơng cịn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột. Nếu

như tất cả các nhà nước bóc lột khác trong lịch sử đều là bộ máy của thiểu số
những kẻ bóc lột để trấn áp đa số nhân dân lao dộng bị áp bức, bóc lột; thì nhà
nước xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan
cưỡng chế, vừa là một tố chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động,
nó khơng cịn là nhà nước theo đúng nghĩa, mà chỉ là “nửa nhà nước". Việc
chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động trở thành mục tiêu hàng
đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Về văn hoá, xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền
tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và những giá trị văn hóa
tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang những bản sắc riêng của dân
tộc. Sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp từng bước được thu hẹp, các giai
cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát
triển.

1.3. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Tùy theo góc độ tiếp cận, nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành
các chức năng khác nhau.

Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của
nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của
nhà nước được chia thành chức năng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,…

4

Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước
được chia thành chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức và

xây dựng).

Xuất phát từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, việc thực hiện
các chức năng của nhà nước cũng có sự khác biệt so với các nhà nước trước
đó. Đối với các nhà nước bóc lột, nhà nước của thiểu số thống trị đối với đa
số nhân dân lao động, việc thực hiện chức năng trấn áp đóng vai trị quyết
định trong việc duy trì địa vị của giai cấp nắm quyền chiếm hữu tư liệu sản
xuất chủ yếu của xã hội. Còn trong nhà nước xã hội xã hội chủ nghĩa, mặc dù
vẫn cịn chức năng trấn áp, nhưng đó là bộ máy do giai cấp công nhân và
nhân dân lao động tổ chức ra để trấn áp giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và những
phần tử chống đối để bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị,
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù trong thời kỳ
quá độ, sự trấn áp còn tồn tại như một tất yếu, nhưng đó là sự trấn áp của đa
số nhân dân lạo động đối với thiểu số bóc lột. V.I. Lênin khẳng định: “Bất cứ
một nhà nước nào cũng đều có nghĩa là dùng bạo lực nhưng tồn bộ sự khác
nhau là ở chỗ dùng bạo lực đối với những người bị bóc lột hay đối với kẻ đi
bóc lột”. Theo V.I Lênin, mặc dù giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, “Cơ
quan đặc biệt, bộ máy trấn áp đặc biệt là “nhà nước” vẫn cịn cần thiết, nhưng
nó đã là nhà nước quá độ, mà khơng cịn là nhà nước theo đúng nghĩa của
nó”.

V.I.Lênin cho rằng, giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền,
xác lập địa vị thống trị cho đại đa số nhân dân lao động thì vấn đề quan trọng
không chỉ là chỉnh áp lại sự phản kháng của giai cấp bóc lột, mà điều quan
trọng hơn là cả chính quyền mới tạo ra được năng suất sản xuất cao hơn chế
độ xã hội cũ, nhờ đó mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho đại đa số các giai
cấp, tầng lớp nhân dân lao động. Vì vậy, vấn đề quản lý và xây dựng kinh tế
là then chốt, quyết định. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không phải chỉ là bạo lực

5


đối với bọn bóc lột và cũng khơng phải chủ yếu là bạo lực. Cơ sở kinh tế của
bạo lực cách mạng đó, cái bảo đảm sức sống và thắng lợi của nó chính là việc
giai cấp vơ sản đưa ra được và thực hiện được kiểu tổ chức lao động xã hội
cao hơn so với chủ nghĩa tư bản. Đấy là thực chất của vấn đề. Đấy là nguồn
sức mạnh, là điều bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn và tất nhiên của chủ nghĩa
cộng sản.

Cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới là nội dung chủ yếu
và mục đích cuối cùng của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là một sự nghiệp vĩ
đại, nhưng đồng thời cũng là cơng việc cjwc ký khó khăn và phức tạp. Nó địi
hỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa phải là một bộ máy có đầy đủ sức mạnh để trấn
áp kẻ thù và những phần tử chống đối cách mạng, đồng thời nhà nước đó phải
là một tổ chức có đủ năng lực để quản lý và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa,
trong đó việc tổ chức quản lý kinh tế là quan trọng, khó khăn và phức tạp
nhất.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ
NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2.1. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng
và hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Chỉ trong xã hội dân chủ xã hội chủ nghĩa, người dân mới có đầy đủ
các điều kiện cho việc thực hiện ý chí của mình thơng qua việc lựa chọn một
cách cơng bằng, bình đẳng những người đại diện cho quyền lợi chính đáng
của mình vào bộ máy nhà nước, tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
vào hoạt động quản lý của nhà nước, khai thác và phát huy một cách tốt nhất
sức mạnh trí tuệ của nhân dân cho hoạt động của nhà nước. Với những tính
ưu việt của mình, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ kiểm soát một cách có hiệu

quả quyền lực của nhà nước, ngăn chặn được sự tha hóa của quyền lực nhà
nước, có thể dễ dàng đưa ra khỏi cơ quan nhà nước những người thực thi
công vụ khơng cịn đáp ứng u cầu về phẩm chất, năng lực, đảm bảo thực

6

hiện đúng mục tiêu hướng đến lợi ích của người dân. Ngược lại, nếu các
nguyên tắc của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bị vi phạm, thì việc xây dựng
nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng sẽ không thực hiện được khi đó quyền lực
của nhân dân sẽ bị biến thành quyền lực của một nhóm người phục vụ cho lợi
ích của một nhóm người.

2.2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho
việc thực thi quyền làm chủ của người dân

Bằng việc thể chế hóa ý chí của nhân dân thành các hành lang pháp lý,
phân định rõ quyền và trách nhiệm của mỗi công dân, là cơ sở để người dân
thực hiện quyền làm chủ của mình, đồng thời là cơng cụ bạo lực để ngăn chặn
có hiệu quả các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người
dân, bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm
trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là phương thức thể hiện và thực hiện dân
chủ. Theo Lênin, con đường vận động và phát triển của nhà nước xã hội chủ
nghĩa là ngày càng hồn thiện các hình thức đại diện nhân dân thực hiện và
mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn ngày càng đông đảo nhân dân tham gia quản
lý nhà nước, quản lý xã hội. Thông qua hoạt động quản lý của nhà nước, các
nguồn lực xã hội được tập hợp tổ chức và phát huy hướng đến lợi ích của
nhân dân. Ngược lại nếu nhà nước xã hội chủ nghĩa đánh mất bản chất của
mình sẽ tác động tiêu cực đến nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, sẽ dễ dẫn tới việc
xâm phạm quyền làm chủ của người dân, dẫn tới chuyên chế độc tài thủ tiêu
nền dân chủ hoặc dân chủ chỉ cịn là hình thức.


Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa nhà nước là thiết chế có chức
năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện những yêu cầu
dân chủ chân chính của nhân dân. Nó cũng là cơng cụ sắc bén nhất trong cuộc
đấu tranh với mọi mưu đồ đi ngược lại lợi ích của nhân dân; là thiết chế tổ
chức có hiệu quả việc xây dựng xã hội mới; là cơng cụ hữu hiệu để vai trị
lãnh đạo đảng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội được thực hiện.

7

Chính vì vậy trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, Đảng ta xem Nhà
nước là “trụ cột”, “một công cụ chủ yếu, vững mạnh” của nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa .

CHƯƠNG II.
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

I. KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHỮNG ĐẶC
TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1.1 Khái niệm
Trong việc nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, vấn đề nhà nước pháp
quyền trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều tác giả là những người làm
công tác thực tiễn cũng như nghiên cứu khoa học pháp lý hiện nay ở trong
nước cũng như ở ngoài nước. Do cách tiếp cận vấn đề hoặc nhận định đánh
giá vấn đề ở góc độ khác nhau, một số vấn đề rất cơ bản liên quan đến nhà
nước pháp quyền vẫn chưa có nhận thức thống nhất hoặc chưa được làm sáng
tỏ. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều thống nhất cho rằng: dưới góc độ chính
trị - xã hội và phân tầng giai cấp xã hội, nhà nước pháp quyền không phải là
một kiểu nhà nước mới, thoát ly các kiểu nhà nước mà lịch sử nhân loại đã

chứng kiến là: Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và
nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Vậy Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt
mà ở đó có sự ngự trị cao nhất của pháp luật, với nội dung thực hiện quyền
lực của nhân dân.
1.2 Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền
Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền có sự ngự trị cao nhất của pháp luật.
Luật pháp là tiêu chuẩn cao nhất, là căn cứ cơ bản nhất, là công cụ quản lý
chủ yếu để quản lý mọi hoạt động của xã hội và công dân. Quyền lực của

8

pháp luật vượt trên quyền lực của mọi tổ chức chính trị xã hội hay của mọi cá
nhân.

Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất về phương diện pháp lý để xác định một
nhà nước nào đó có phải là nhà nước pháp quyền hay khơng và là nhà nước
pháp quyền ở trình độ nào.

Thứ hai, quyền lực nhà nước phải thể hiện ý chí và lợi ích của đại đa số
nhân dân. Thực hiện chế độ dân chủ trong việc thiết lập quyền lực. Mỗi cá
nhân đều là cơng dân tự do, có quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp
luật, được quyền làm bất cứ điều gì mà pháp luật khơng cấm . Pháp luật chỉ
nghiêm cấm những hành vi xâm hại đến lợi ích của các cá nhân hay tổ chức
xã hội.

Thứ ba, nhà nước pháp quyền có sự bảo đảm thực tế mối quan hệ hữu
cơ về quyền và trách nhiệm giữa nhà nước và công dân. Quyền công dân
thuộc về trách nhiệm của nhà nước và ngược lại, quyền của nhà nước thuộc
về trách nhiệm của công dân. Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước mọi công

dân về những vi phạm pháp luật của mình, làm tổn hại đến lợi ích của cơng
dân, của các tổ chức trong xã hội. Ngược lại, côg dân và các tổ chức trong xã
hội phải thực hiện các nghĩa vụ và chịu trách nhiệm về những hành vi của
mình theo quy định của pháp luật.

Ngoài ba đặc trưng chung của mọi nhà nước pháp quyền đã nêu ở trên
cũng có quan niệm cho rằng nguyên tắc “ Tam quyền phân lập” cũng là
nguyên tắc đặc trưng của mọi nhà nước pháp quyền. Theo nguyên tắc này,
quyền lực nhà nước được phân thành ba nhánh quyền lực, đó là quyền lập
pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN

9

Từ thời cổ đại, mầm mống về tư tưởng nhà nước pháp quyền đã xuất
hiện cả ở phương Đông và ở phương Tây. Ở phương Đơng, đó được xem là tư
tưởng pháp trị của các nhà pháp gia như: Quản Trọng, Thương Ưởng, Hàn
Phi...Quản Trọng chủ trương đề cao “Luật, lệnh, hình, chính”, vua phải giữ
pháp, “khơng vì vua muốn mà thay đổi lệnh, lệnh đáng tôn hơn vua”. Hàn Phi
coi luật pháp là chuẩn mực cao nhất của việc cai trị đất nước, khi thi hành
pháp luật thì khơng kể đến tình cảm riêng, không câu nệ chuyện thân sơ, sang
hèn, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật.

Ở phương Tây, mầm mống tư tưởng pháp quyền lúc bấy giờ là chống
lại “thuyết đặc miễn trách nhiệm của nhà vua”, tư tưởng về nhà nước pháp
quyền ra đời chống lại sự chuyên quyền, độc đoán, gắn liền với việc xác lập
và phát triển nền dân chủ; bạo lực, lộng quyền và hỗn loạn là cái tương phản
với cơng bằng, pháp luật, cần phải xóa bỏ. Các nhà tư tưởng pháp quyền thời

kì này tiêu biểu là Solon (638-559TCN), Heraclite (530-470 TCN), Socrate
(469-399TCN), Platon (427-347 TCN), Aristote (384-322 TCN), Ceceron
(106-43 TCN),...Solon chủ trương: “giải phóng tất cả mọi người bằng quyền
lực của pháp luật, bằng sự kết hợp giữa sức mạnh và pháp luật”, Platon cho
rằng Nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật là điều kiện tồn tại của pháp luật,
Aristote khẳng định pháp luật phải thống trị trên tất cả, ông đề ra “thuyết ba
chức năng”, phân biệt ba loại quyền lực Nhà nước: nghị viện, chấp hành và
xét xử...

Thời trung cổ, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng thời kì này khơng có
mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền vì sự ngự trị của bóng đêm thần
học. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng vẫn có những mầm mống về nhà
nước pháp quyền trong chính các nhà tư tưởng thần học. Vì tư tưởng về nhà
nước pháp quyền là tư tưởng tiến bộ hướng đến bình đẳng, cơng bằng, dân
chủ... Đó là nguyện vọng, khát khao của con người, dù trong hoàn cảnh nào,
trong xã hội nào, các thế lực thống trị có làm gì đi chăng nữa thì những tư

10

tưởng đó vẫn tồn tại dưới hình thức này, hình thức khác. Các nhà thần học
thời kì này tiếp thu tư tưởng từ các triết gia cổ đại. Cũng chính vì điều này, tư
tưởng pháp quyền trung cổ gắn liền với Saint Augustin (357-430) và Saint
Thomas D'Aquin (1225-1247). Saint Augustin cho rằng quyền lực Nhà nước
phải được thực hiện như một thứ quyền lực phục vụ. Đó là cơng cụ để thực
hiện tình u và sự cơng bằng...

Thời kì cận đại, tư tưởng về nhà nước pháp quyền thực sự có bước phát
triển mới. Nó đã trở thành một học thuyết và đã trở thành hiện thực, được vận
dụng ở một số quốc gia phương Tây, mà ta gọi là nhà nước pháp quyền
TBCN hay nhà nước pháp quyền Tư sản để phân biệt với nhà nước pháp

quyền XHCN sau này. Sự phát triển lí luận học thuyết nhà nước pháp quyền
Tư sản chịu ảnh hưởng của hai luồng tư tưởng: Một là, sự khẳng định ngày
càng cao những quan điểm mới về tự do của con người, thơng qua việc tơn
trọng tính tối cao của pháp luật - pháp luật tự nhiên. Hai là, xác lập mối tương
quan giữa quyền lực chính trị mới giữa giai cấp tư sản đang lên và chế độ
phong kiến đã lỗi thời. Hơn nữa, cần loại trừ tình trạng độc quyền, bán quyền
lực trong cơ quan hay cá nhân cụ thể. Học thuyết nhà nước pháp quyền vì lẽ
đó gắn liền với chủ nghĩa lập hiến tư sản.

Thời kì này, học thuyết nhà nước pháp quyền được bổ sung, hoàn thiện,
phát triển qua các giai đoan lịch sử khác nhau. Đó là lí thuyết về pháp quyền
tự nhiên của các nhà triết học Hà Lan thế kỷ XVI-XVII với các đại diện:
B.Spinoza (1632-1677), H.Grotius (1583-1645); lí thuyết về tự do của các nhà
duy vật Anh thế kỷ XVII với các đại diện như: J.Locke (1632-1704), T.Hobbs
(1588-1679), J.S.Mill (1806-1873); lí thuyết về phân quyền, chủ quyền nhân
dân và khế ước xã hộ của các nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII với các đại
diện: Montesquieu - người đưa ra học thuyết phân quyền được các nước Tư sản
sau này áp dụng dưới các hình thức khác nhau, Rousseau (1712-1788) - người
đưa ra lí thuyết về chủ quyền nhân dân và “khế ước xã hội”; lí thuyết về pháp

11

quyền của các nhà triết học cổ diển Đức với các dại diện như : I.Kant (1724-
1804), Hegel (1770-1831)... Bước sang thế kỷ XIX-XX, lí thuyết về nhà nước
pháp quyền tiếp tục được các nhà triết học Đức quan tâm như: Mohn và
Valker, Stein…

Học thuyết nhà nước pháp quyền khơng chỉ có những tư tưởng của các
triết gia tư sản mà cịn có cả sự đóng góp của những nhà kinh điển CNXH.
Marx, Engels và Lenin dù khơng chính thức nói đến nhà nước pháp quyền

như là một trong những nội dung chính yếu trong học thuyết của mình nhưng
các ơng ln quan tâm đến Nhà nước và cách mạng, Nhà nước và pháp luật.
Trong các bài viết, bài nói ít nhiều họ đã thể hiện tư tưởng về pháp quyền.

Như vậy, nhà nước pháp quyền là một Nhà nước thượng tôn pháp luật
và phải bảo đảm dân chủ. Lịch sử nhà nước pháp quyền đã có từ xa xưa và
ngày càng hồn thiện qua các giai đọan lịch sử khác nhau và trở thành học
thuyết vào thế kỷ XVII- XVIII, gắn liền với Nhà nước Tư sản, nền dân chủ
Tư sản. Bên cạnh đó, các nhà kinh điển của CNXH cũng đã có sự đóng góp
nhất định vào học thuyết nhà nước pháp quyền nói chung, và định hướng cho
việc xây dựng Nhà nước kiểu mới ở các nước XHCN - nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân sau này.

12

13

CHƯƠNG III.
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.1. Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam

Tính tất yếu lịch sử của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam bắt nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà nước ta. Ngay
từ khi thành lập và trong quá trình phát triển, Nhà nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa đã và luôn là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp. Nhà nước được tổ
chức và hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật và luôn
vận hành trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Các đạo luật tổ chức Quốc
hội, Chính phủ, Tịa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các đạo luật về
chính quyền địa phương được xây dựng trên cơ sở các Hiến pháp năm 1946,
năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013. Những lần Hiến pháp được sửa
đổi và thông qua là những bước củng cố cơ sở pháp luật cho tổ chức và hoạt
động của bản thân các cơ quan nhà nước. Vì vậy, có thể nói, quá trình xây
dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một quá trình lịch sử được bắt đầu
ngay từ Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946. Quá trình này
đã trải qua hơn nửa thế kỷ với nhiều giai đoạn phát triển đặc thù. Ngày nay,
quá trình này đang được tiếp tục ở một tầng cao phát triển mới với nhiều đòi
hỏi và nhu cầu cải cách mới.

Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cơ bản là xây
dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Chúng ta ý thức sâu sắc rằng, để xây dựng được một chế độ xã hội có
tính mục tiêu như vậy, cơng cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế

14

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và một nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở chủ
nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tính tất yếu khách quan ấy cịn
xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thế tồn cầu hóa. Nhu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải
cách pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực
để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hành
dân chủ, củng cố độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế.


1.2. Bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu các di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin
về nhà nước, tổng kết kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí
Minh và kế thừa những giá trị phổ biến của các lý luận triết học pháp quyền
trong lịch sử có thể khái quát như sau:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân,
do dân, vì dân; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của một đảng duy nhất là Đảng
Cộng sản Việt Nam; trên cơ sở liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức; là công cụ quyền lực chủ yếu để
nhân dân xây dựng một quốc gia dân tộc độc lập xã hội chủ nghĩa theo mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ và văn minh, góp phần
tích cực và cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ
trên thế giới.

1.3. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam

Một là, Nhà nước ta là Nhà nước cúa nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đây là nguyên tắc cơ bản,
được khẳng định trong chỉ đạo quá trình xây dựng Nhà nước, được ghi nhận
trong các Hiến pháp của Nhà nước ta và được thể hiện cụ thể trong các quy

15

định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước từ Trung ương
đến địa phương; của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.


Hai là, xác định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công
rành mạch và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây vừa là nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước ta, vừa là quan điểm chỉ đạo quá trình tiếp tục
thực hiện việc cải cách bộ máy nhà nước.

Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập
pháp, quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng của đất nước và thực hiện
quyền giám sát tối cao.

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ
thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.

Chính quyền địa phương ln ln được chăm lo củng cố theo quy
định của các Hiến pháp với việc hình thành Hội đồng nhân dân do nhân dân
địa phương trực tiếp bầu ra và Hội đồng nhân dân bầu các thành viên của Uỷ
ban nhân dân.

Ba là, Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh
các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hệ thống pháp luật phải thể hiện đầy đủ, đúng đắn ý chí của nhân dân,
phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Pháp luật phải
được chính Nhà nước, cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và mọi
người, mọi tổ chức trong xã hội tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành. Hiến
pháp năm 1992 đã xác định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không
ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức

kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải
nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và

16

chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật”. Nghĩa vụ tuân theo
Hiến pháp, pháp luật là của tất cả công dân, không loại trừ đối với bất cứ ai.
Ngay Đảng Cộng sản Việt Nam, được toàn thể nhân dân Việt Nam thừa nhận
vị trí, vai trị lãnh đạo đất nước và Hiến pháp khẳng định Đảng “là lực lượng
lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, đồng thời, Hiến pháp cũng xác định: “Mọi tổ
chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Bốn là, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công
dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân
chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

Năm là, Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế
mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Sáu là, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sự giám sát của nhân dân và sự
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
của Mặt trận.

II. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc tiếp tục xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần đặt nó trong điều
kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế

quốc tế. Nhà nước phải luôn luôn chú trọng kết hợp việc thực hiện tốt chức
năng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tập trung cho nhiệm vụ hoạch định chính
sách, xây dựng luật pháp, tổ chức thực hiện pháp luật và chính sách của Nhà
nước; phải ln ln gắn bó chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo đảm
quốc phòng, an ninh.

Một là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản
chất giai cấp công nhân, đồng thời cũng gắn bó chặt chẽ với dân tộc, với nhân

17

dân. Tổ chức quyền lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đảm bảo
quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
đưa tinh thần của Đại hội XIII vào cuộc sống một cách thiết thực, bảo đảm
cho nền dân chủ XHCN được thực thi một cách hiệu quả nhất.

Hai là, cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.
Kiện toàn tổ ckức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt
động của Quốc hội để đảm bảo đây là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân
dân. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở nước ta, là cơ quan
quyền lập hiến và lập pháp; thực hiện một số nhiệm vụ thuộc quyền hành
pháp và tư pháp, quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Xây dựng nên hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh,
từng bước hiện đại hoá. Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm mạnh và bãi bỏ
các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Nâng cao năng
lực, chất lượng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách. Đẩy mạnh xã hội
hóa các ngành dịch vụ cơng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Tiếp tục thực hiện đổi mới đồng bộ trên các mặt hoạt động lập

pháp, hành pháp, tư pháp; đổi mới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa và giáo dục, khoa học và công nghệ; đổi mới tổ chức, hoạt động của
bộ máy nhà nước.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức về bản lĩnh chính trị,
phẩm chất đạo dức, năng lực lãnh đạo, điều bành quản lý đất nước. Có chính
sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, cơng chức hồn thành tốt
nhiệm vụ: đồng thời cũng phải xây dựng được cơ chế loại bỏ, miễn nhiệm
những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, đạo đức công vụ.
nâng cao hơn nữa nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; xây
dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu
trong tình hình mới.

18


×