Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Tiểu luận khủng hoảng truyền thông chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.67 KB, 41 trang )

TIỂU LUẬN

MÔN: QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THƠNG CHÍNH SÁCH

KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THƠNG CHÍNH SÁCH “NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CĨ TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP CÁC THƠNG TIN VỀ
TÀI KHOẢN THANH TỐN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ MỞ TẠI NGÂN

HÀNG CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ” Ở VIỆT NAM

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3. Kết cấu tiểu luận

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG
TRUYỀN THƠNG CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM

1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
2. Nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thơng chính sách
3. Tác động của khủng hoảng trong truyền thơng chính sách

3.1. Tác động tích cực
3.2. Tác động tiêu cực

Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THƠNG


CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM

1. Khủng hoảng truyền thơng chính sách “Ngân hàng thương mại có trách
nhiệm cung cấp các thơng tin về tài khoản thanh tốn của người nộp thuế mở tại
ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế”

1.1. Bối cảnh ra đời của chính sách
1.2. Nội dung chính sách
1.3. Đối tượng của chính sách
2. Các quan điểm ủng hộ chính sách trên mạng xã hội
4. Các quan điểm phản đối chính sách trên mạng xã hội
5. Các quan điểm của báo chí về chính sách
6. Các quan điểm của chính quyền về chính sách

7. Quan điểm của người dân/ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi chính sách
7.1 Quan điểm của người dân bị ảnh hưởng bởi chính sách
7.2 Quan điểm của ngân hàng về chính sách

8. Quan điểm của tơi về chính sách

Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÙ HỢP ĐỂ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG
TRUYỀN THƠNG CHÍNH SÁCH

1. Xây dựng thơng điệp để tuyên truyền, giải thích rõ hơn về chính sách.
2. So sánh, chỉ ra sự thống nhất và khác biệt giữa chính sách mới và những
chính sách đã có, hoặc với pháp luật.

Tiểu kết chương 3


KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Truyền thơng chính sách là nhiệm vụ quan trọng trong công tác truyền thông
của các cơ quan quản lý nhà nước và là một bước không thể thiếu trong tổ chức
thực hiện chính sách. Vậy nên trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam vơ cùng
quan tâm đến cơng tác truyền thơng chính sách, ln u cầu hoạt động truyền
thơng chính sách phải cơng khai, minh bạch, cơng bố rộng rãi trên phương tiện
thông tin đại chúng, hướng đến phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Trong q trình truyền thơng, xảy ra khủng hoảng là điều không thể tránh.
Khủng hoảng truyền thông hiện khơng cịn là thuật ngữ xa lạ trong thời đại bùng nổ
thông tin hiện nay nữa. Khủng hoảng truyền thông không chỉ tạo ra dư luận tiêu
cực trong xã hội, gây hoang mang, bức xúc cho người dân mà còn ảnh hưởng đến
an ninh, trật tự xã hội.

Vậy nên việc nghiên cứu về khủng hoảng truyền thơng chính sách là vơ cùng
cần thiết. Tơi quyết định chọn phân tích “Khủng hoảng truyền thơng chính sách
“Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thơng tin về tài khoản thanh
tốn của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế” ở Việt Nam”
để có thể giúp mọi người hiểu cụ thể hơn về thực trạng và giải pháp xử lý khủng
hoảng của truyền thơng chính sách tại Việt Nam hiện nay.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích:

− Trên cơ sở làm rõ lý luận của khủng hoảng truyền thơng chính sách,
tiểu luận tiến hành khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
truyền thơng chính sách ở Việt Nam.

1

− Trên cơ sở làm rõ khủng hoảng truyền thơng chính sách“Ngân hàng
thương mại có trách nhiệm cung cấp các thơng tin về tài khoản thanh toán của
người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế” tiểu luận đưa ra các
giải pháp xử lý khủng hoảng.

Nhiệm vụ:
− Hệ thống hóa các lý thuyết về khủng hoảng truyền thơng chính sách.
− Phân tích thực trạng khủng hoảng truyền thơng chính sách tại Việt
Nam bằng một chính sách cụ thể.
− Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thơng chính
sách và xử lý khủng hoảng chính sách một cách tốt nhất.
3. Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận gồm có 3 phần:
− Mở đầu
− Nội dung
− Kết luận.
Phần nội dung gồm 3 chương:
− Chương 1: Những vấn đề lý luận về khủng hoảng truyền thơng chính
sách tại Việt Nam.
− Chương 2: Thực trạng khủng hoảng truyền thơng chính sách tại Việt
Nam.

− Chương 3: Giải pháp phù hợp để xử lý khủng hoảng truyền thơng
chính sách.

2

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG
CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM

1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1 Khủng hoảng

Khủng hoảng là trạng thái mất cân bằng về hoạt động cảm xúc và lý trí khi
một người phải đối diện với một sự kiện xảy ra bất ngờ, thường là những sự kiện có
nguy cơ gây nguy hại; hoặc đối diện với một giai đoạn chuyển tiếp trong phát triển
có độ thách thức cao.

1.2 Khủng hoảng truyền thông

Khủng hoảng truyền thơng đó là thơng điệp từ các sản phẩm do chủ thể
truyền thông (cá nhân, tổ chức) tạo ra gây xung đột, mâu thuẫn về lợi ích sự dẫn tới
phản kháng của các cá nhân, tổ chức.

1.3 Truyền thơng chính sách

Truyền thơng chính sách là q trình tiến hành các hoạt động trao đổi, chia
sẻ thơng tin giữa các chủ thể chính trị với người dân trong chu trình chính sách

cơng nhằm đảm bảo tính đúng đắn của chính sách và sự đồng thuận giữa chính
quyền và nhân dân, qua đó nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, thúc đẩy sự phát
triển bền vững của đất nước

1.4 Khủng hoảng truyền thơng chính sách

Khủng hoảng truyền thơng chính sách là bất kỳ một sự kiện ngoài ý muốn
nào xuất hiện bởi hoạt động truyền thơng có thể đe dọa đến từng giai đoạn của chu

3

trình chính sách cơng, làm phương hại đến uy tín, lợi ích của các cơ quan cơng
quyền và người dân trong q trình hoạch định và thực thi chính sách.

2. Các nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thơng chính sách

Nguyên nhân do tổ chức: Chủ quan, không minh bạch thơng tin, chính sách
khơng hợp lịng dân…

Nguyên nhân do con người: Do lỗi vơ tình hoặc cố ý đưa những thơng điệp
khơng chính xác…

Nguyên nhân do kỹ thuật: Các sự cố kỹ thuật trong quá trình truyền thông.

3. Tác động của khủng hoảng trong truyền thơng chính sách
3.1 Tác động tích cực

Giúp các chủ thể điều chỉnh lựa chọn chính xác hơn trong giai đoạn xác định
vấn đề của chính sách.


Giúp chủ thể xác định nhu cầu và nội dung phù hợp hơn trong giai đoạn xây
dựng chính sách.

Giúp cho các chủ thể điều chỉnh kế hoạch khoa học hơn trong giai đoạn thực
hiện chính sách.

Giúp các chủ thể khách quan và chính xác hơn trong giai đoạn đánh giá
chính sách.

3.2 Tác động tiêu cực

Tạo dư luận tiêu cực trong xã hội: Tạo tâm lý hoang mang, dao động, bức
xúc cho người dân.

Ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội: có thể dẫn tới hành động manh động
của người dân.

4

Giảm sút niềm tin của nhân dân vào chế độ.
Đánh mất uy tín của tổ chức và cá nhân.

5

Tiểu kết chương 1
Có thể thấy trong q trình truyền thơng, xảy ra khủng hoảng là điều không
thể tránh. Ở chương 1, tiểu luận đã khái quát về các khái niệm cơ bản liên quan đến
đề tài và đưa ra những cơ sở lý luận về khủng hoảng truyền thơng chính sách gồm:
ngun nhân dẫn đến khủng hoảng, tác động của khủng hoảng trong truyền thơng
chính sách. Đây chính là nền tảng để phân tích thực trạng ở chương 2.


6

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THƠNG CHÍNH SÁCH
TẠI VIỆT NAM

1. Khủng hoảng truyền thơng chính sách “Ngân hàng thương mại có trách
nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở
tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế”

1.1 Bối cảnh ra đời của chính sách

Thế giới ngày càng bùng nổ về mạng máy tính, con người có thể nhanh
chóng giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng hơn thông qua nhiều loại dịch vụ
internet. Với nền tảng là công nghệ thông tin, hoạt động trên không gian mạng, các
giao dịch diễn ra khơng phụ thuộc vào vị trí, khoảng cách địa lý, hoạt động kinh
doanh thương mại điện tử đang có sự phát triển rất nhanh và mạnh, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc kiếm tiền qua internet ngày càng phát triển hơn, đặc biệt là kiếm
tiền qua Youtube, Google và Facebook.

Trong đại dịch Covid-19 như này nay đã hình thành thói quen mua bán hàng
qua lĩnh vực mạng, trong đó, hoạt động chủ yếu mua bán qua các sàn thương mại
điện tử. Và các hoạt động thương mại điện tử thường là các giao dịch điện tử nên
cơ quan thuế gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu. Do đó để tránh trường hợp
trốn thuế của các cá nhân có doanh thu qua internet, năm 2020 đã có nhiều chính
sách về thuế được ra đời. Cụ thể là Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật
Quản lý thuế có hiệu lực vào ngày 05/12/2020, trong đó có quy định khiến dư luận
đặc biệt quan tâm liên quan đến thông tin tài khoản của khách hàng sẽ được cung

cấp cho cơ quan thuế.

1.2 Nội dung chính sách

7

Theo nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế, trong đó có
quy định khiến dư luận đặc biệt quan tâm liên quan đến thông tin tài khoản của
khách hàng sẽ được cung cấp cho cơ quan thuế:

“Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thơng tin về tài khoản
thanh tốn của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế như
sau:

a) Theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp
thơng tin tài khoản thanh tốn của từng người nộp thuế bao gồm: tên chủ tài
khoản, số hiệu tài khoản theo Mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày
mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.

b) Việc cung cấp thông tin về tài khoản theo điểm a khoản này được thực
hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi
hành. Việc cập nhật các thông tin về tài khoản được thực hiện hàng tháng trong 10
ngày của tháng kế tiếp. Phương thức cung cấp thông tin được thực hiện dưới hình
thức điện tử.

c) Ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư
tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế để
phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực
hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo
quy định của pháp luật về thuế.


d) Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thơng tin và hoàn toàn chịu
trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế và
quy định của pháp luật có liên quan.”

Nội dung, thông tin ngân hàng có nghĩa vụ cơng khai cho cơ quan thuế
bao gồm:

8

Ngân hàng có nghĩa vụ cung cấp các thông tin sau liên quan đến tài khoản cá
nhân của khách hàng bao gồm:

Theo đó:

− Việc cung cấp thông tin về tài khoản theo quy định trên được thực
hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày 05/12/2020.

− Việc cập nhật các thông tin về tài khoản được thực hiện hàng tháng
trong 10 ngày của tháng kế tiếp.

− Phương thức cung cấp thông tin được thực hiện dưới hình thức điện
tử.

Hình thức cơng khai thơng tin:

− Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế, trang
thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế các cấp.

− Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

− Niêm yết tại trụ sở cơ quan quản lý thuế.
− Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động
của người phát ngơn của cơ quan quản lý thuế các cấp theo quy định của pháp luật.
− Các hình thức cơng khai khác theo các quy định có liên quan.
1.3 Đối tượng của chính sách

Quy định ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản cho cơ quan thuế thực
chất là nhắm đến những người có thu nhập trên mơi trường mạng, đặc biệt là môi
trường mạng xuyên quốc gia như Facebook, Youtube, Google, Tiktok, Instagram…

Những người có thu nhập từ bán hàng online, các Youtuber, các Vlogger…
sẽ là đối tượng trực tiếp chịu sự tác động của quy định mới này.

Thực tế những năm qua cho thấy, đây chính là những người có thu nhập lớn
trên các nền tảng mạng xã hội, nhưng thường né được việc đóng thuế, vì thu nhập

9

được chuyển từ nước ngoài về và họ cho rằng cơ quan thuế không nắm được thông
tin về thu nhập của họ.

Từ ngày 05/12/2020, khi ngân hàng có nghĩa vụ cung cấp thơng tin tài khoản
của khách hàng cho cơ quan thuế thì cơ quan thuế gần như ở trong vai trò “nắm
đằng chi”, kiểm sốt được nghĩa vụ nộp thuế của những người này.

Ngành thuế không nắm thông tin của tất cả chủ tài khoản ngân hàng mà chủ
yếu hướng tới người kiếm tiền online thu nhập lớn nhưng chưa đóng thuế.

2. Các quan điểm ủng hộ chính sách trên mạng xã hội
Comment ủng hộ dưới bài viết trên facebook VTC Now: Ngân hàng phải


cung cấp dữ liệu giao dịch cá nhân từ đầu tháng 12
( />
a.1790840881133830/2754364904781418/)
Nguyễn Vinh: Cái này là đương nhiên thơi nhé, một vài người lo ngại đó là

quyền của họ, làm như vậy mới biết được ông nào nộp thuế, ơng nào trốn thuế,
người ngay thì khơng vấn đề gì hết, cũng như cơng an cũng vậy, họ có quyền truy
cập giao dịch, kiểm tra các cuộc gọi điện thoại của mọi người.

Hoàng Anh: Cũng hợp lý. Nhưng như vậy mua hàng online giá cao hơn
bình thường.

Hồng Hiệp: Ủng hộ chính sách này. Nhưng thắc mắc nếu chuyển tiền vào
ví điện tử xong chia ra nhiều tài khoản có lách luật đc khơng nhỉ?

Quốc Phát: Haha vậy là mấy bà bán hàng online xong đời rồi.
Phát Sanh: Làm vậy đi cho bớt mấy cái live stream bán hàng.

10

Tuấn Hiệp: Phải làm như vậy mới cơng bằng, người làm bên ngồi đã đóng
thì người làm online cũng đóng thơi.

Nguyễn Hoàng Việt: Nghĩ rộng ra tí đê mọi người, truy thu thuế tất cả mọi
người không trừ ai cả, cứ phản đối đi rồi tới lúc bị truy thu có mà khóc nhé.

Anh Giáp: Đúng rồi. Phải làm căng hơn nữa tăng cường truy thu thuế.

 Các quan điểm ủng hộ cho rằng sự ra đời của chính sách là hợp lý vì

việc nộp thuế là đương nhiên, vì những lỗ hổng trong truy thu thuế với các đối
tượng kinh doanh qua các sàn thương mại điện tử mà nhiều cá nhân đã trốn được
nghĩa vụ nộp thuế bao lâu này. Chính sách này ra đời có thể đảm bảo sự bình đẳng
cho những người bán hàng online và offline, khơng ai có thể trốn thuế được nên
nhận được rất nhiều sự ủng hộ của người dân.

3. Các quan điểm phản đối chính sách trên mạng xã hội

Comment phản đối dưới bài viết trên facebook VTC Now: Ngân hàng
phải cung cấp dữ liệu giao dịch cá nhân từ đầu tháng 12

( />a.1790840881133830/2754364904781418/)

Quang Khải: Bọn thuế lại định làm cái trị gì khơng biết nữa, tài khoản ngân
hàng thuộc dạng bí mật cá nhân khơng ai có quyền cung cấp thông tin tài khoản
khách hàng cho cơ quan thuế trừ cơ quan ( Điều tra, toà án , Viện kiểm sát) các ơng
Thuế đừng có mà lộng quyền nghe chưa ...

Phúc Nguyễn: Nếu mà có chuyện này xảy ra, thì khơng bao giờ tôi gửi tiền
ngân hàng nữa nhé!

Phan Bá Nam: Nếu làm thế ngân hàng khơng cịn ai dùng nữa mà sẽ xách
vali tiền mặt chạy ngồi đường như Mafia ngày xưa vậy. Nó giống như kiểu bạn

11

khơng phạm tội nhưng có một ơng cơng an chặn đường và bảo bạn vạch ví cho ra
xem có bao nhiêu tiền.

Nguyễn Quốc Tú: Tụi nó cho rằng ai có thu nhập từ youtube, bán hàng bằng

facebook hay các trang thương mại điện tử đều nhiều tiền hay sao ấy. Để an toàn
tuyệt đối tội sẽ rút hết tiền về xài tiền mặt cho khỏe kaka.

Emmanuel Khánh: Ngày áp dụng luật cũng là ngày các ngân hàng sập vì
người dân rút hết tiền và đóng tài khoản.

Huấn Nguyễn: Liệu có vi phạm pháp luật khơng khí xâm phạm thơng tin
của khách hàng?

Hằng Tuấn: Lại một luật ngu. Làm thế này thì dân sẻ sử dụng tiền mặt
nhiều. Củng đồng nghĩa với việc đồng tiền sẻ mất giá.

Lâm Văn Hoa: Mua két sắt thôi không gửi ngân hàng nữa.

Phương An: Dân đen nên mua vàng cất vào đáy quần là xong.

Phan Châu Trí: Đã có quy định ngân hàng phải có trách nhiệm bảo mật tất
cả mọi thông tin của khách hàng. Vậy mà bây giờ chính phủ lại ra Nghị định 126
yêu cầu ngân hàng phải cung cấp thông tin cá nhân của khách hàng cho ngành
Thuế. Thật là ngang ngược và trái luật.

Nguyễn Anh Tuấn: Tơi khơng đồng tình với luật này.

Phong Thanh Nguyễn: Vậy rút hết mua vàng cất.

Xuân Trường: Ngành thuế vượt qua mọi bộ luật để đánh mất quyền tự do
của người dân.

Nhân Trần: Nếu bị lộ thông tin khách hàng thì bên ngân hàng và thuế ai
chịu trách nhiệm và sao biết bên nào để bị lộ thông tin khách hàng?!!


12

Đức Minh: Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu thông tin khách hàng bị mất bị lọt ra
ngoài?

Hiếu Sumo: Với cái cách bảo mật hiện tại của ngành Thuế nói riêng và cả
các hệ thống khác nói chung thì chẳng khác nào giao trứng cho ác.

Hưng Trần Quang: Rồi lại suốt ngày nghe điện thoại mời chào đủ thể loại
vì bị lộ thông tin!

Nguyễn Mai: Chúng tôi không yên tâm khi thông tin cá nhân của chúng tôi
bị tiết lộ. Nếu cung cấp thông tin khách hàng, lộ thông tin tài khoản, mất mát hoặc
bị kẻ xấu lợi dụng bán thông tin khách hàng làm chuyện xấu thì ai chịu trách
nhiệm? Thế này, tiền mặt lại lên ngôi!

 Người phản đối chính sách được chia làm 2 nhóm:
− Những người bán hàng online, người có thu nhập từ internet như các
Youtuber, các Vlogger,... (nhóm đối tượng chủ yếu mà chính sách hướng tới): phản
đối chính sách vì khơng muốn nộp thuế, sợ lộ các khoản giao dịch khơng chính
đáng.
− Những người không có thu nhập từ internet nhưng vẫn phản đối chính
sách: vì khơng hiểu rõ chính sách, cho rằng tất cả mọi người đều phải cung cấp
thông tin tài khoản, sợ lộ thông tin cá nhân.
4. Các quan điểm của báo chí về chính sách
4.1 VTV24: Nghị định 126, người kinh doanh online đã sẵn sàng nộp
thuế? ( />
Lời bình của VTV24: “Người bán hàng online thường là những mơ hình tự
phát nhỏ lẻ, nên ít người bán hàng online để ý đến việc mình đã phải thực hiện

nghĩa vụ nộp thuế từ nguồn doanh thu này hay chưa chưa. Cho nên Nghị định 126
ra đời để nhắc cho những cá nhân kinh doanh online nhận thức được nghĩa vụ đóng
thuế của mình.

13

Mạng xã hội hiện nay đang là nguồn thu kinh doanh bạc tỉ của nhiều cá nhân
tuy nhiên với nhiều người bán hàng khác đây vẫn là một kênh sinh kế nhiều khó
khăn, cạnh tranh gắt gao để kiếm thêm thu nhập. Thu thuế với những người kinh
doanh online để họ thấy công bằng, minh bạch. Tình trạng thu thuế với các cá nhân
kinh doanh online vẫn cịn nhiều khó khăn, cho nên việc phối hợp với các ngân
hàng sẽ giúp cho cơ quan thuế có thể dễ dàng hơn theo dõi các giao dịch, quản lý
thuế hiệu quả, chống thất thu thuế.

Kinh doanh online là dựa trên nền tảng cơng nghệ, do đó cơ quan thuế muốn
kiểm soát được giao dịch của người kinh doanh online thì cũng phải dùng cơng
nghệ dị tìm tự động các giao dịch bán hàng online. Và trên cơ sở đó xác định được
trường hợp nào vi phạm về thuế để yêu cầu người nộp thuế kê khai, nếu người nộp
thuế khơng kê khai thì cơ quan thuế lúc đó mới có thể yêu cầu các cơ quan điều tra
vào cuộc, và yêu cầu ngân hàng thương mại cung cấp thơng tin về giao dịch, do đó
khơng phải tồn bộ thơng tin tài khoản đều bị tra sốt

Nghị định đã giải quyết được khâu khó khăn nhất hiện nay đó là thực hiện
khấu trừ nộp thuế đối với những giao dịch đến từ môi trường mạng, đây sẽ là bước
tiến lớn để mảng thương mại điện tử bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế mà lâu
nay vẫn né được thuế do chưa có những quy định cụ thể, rõ ràng. Và đây được xem
là sự thay đổi quan trọng mang dấu ấn của ngành thuế kể từ năm nay trong thời đại
phát triển công nghệ số.”

 VTV24 cho rằng sự ra đời của chính sách là bước tiến lớn để có thể

loại bỏ được tình trạng trốn thuế hiện nay. Trong thời đại số như hiện nay, muốn
kiểm soát được giao dịch của người kinh doanh online thì việc kết hợp với ngân
hàng để cung cấp thông tin tài khoản là cần thiết. Như vậy cũng đảm bảo được môi
trường kinh doanh cạnh tranh công bằng và minh bạch.

VTV24 phỏng vấn những người có hiểu biết về chính sách:

14

PGS.TS Nguyễn Thị Thùy Dương (Giảng viên trường đại học Kinh tế
quốc dân): “Tôi nghĩ là việc nhà nước chú trọng đến khai thác nguồn thu thuế từ
kinh doanh online là hoàn toàn hợp lý. Kinh doanh online thì có hai mảng đối
tượng mà chúng ta đã để thất thu thuế trong thời gian qua khá nhiều đó là các cá
nhân tham gia kinh doanh online và các tổ chức nước ngoài đang kinh doanh
online tại Việt Nam nhưng khơng có sự hiện diện về Việt Nam.”

 Bà Nguyễn Thị Thùy Dương hoàn toàn đồng ý với Nghị định 126 và
cho rằng Nghị định cần phải ra đời sớm hơn.

PGS.TS Lê Xuân Trường (Trưởng khoa Thuế và hải quan, học viện Tài
chính): “Nếu mà chúng ta khơng quản lý tốt kinh doanh online thì người kinh
doanh online sẽ có lợi thế, họ đã không phải thuê mặt bằng, không phải trả chi phí
về mặt bằng vân vân, mà họ lại khơng phải nộp thuế thì người kinh doanh truyền
thơng bất lợi. Nó tạo ra cuộc cạnh tranh khơng bình đẳng. quản lý thuế tốt sẽ tạo
ra môi trường kinh doanh bình đẳng hơn.”

 Ông Lê Xuân Trường cho rằng Nghị định 126 ra đời hồn tồn hợp lí,
nó sẽ tạo ra một mơi trường kinh doanh bình đẳng hơn.

 VTV24 đã lựa chọn phỏng vấn những người có kiến thức chun mơn,

kinh nghiệm về vấn đề của chính sách để một lần nữa khẳng định sự ra đời của
chính sách này là đúng đắn. Chính sách khơng chỉ tạo ra mơi trường kinh doanh
bình đẳng mà cịn giải quyết được tình trạng thất thu thuế lâu nay.

4.2 Báo Lao động: Ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản: Bán hàng
online hết cửa trốn thuế

( />hang-online-het-cua-tron-thue-856787.ldo)

“Thất thu lớn vì trốn, né thuế:

15

Đại dịch COVID-19 trở thành cơ hội vàng cho các sàn giao dịch thương mại
điện tử, mạng xã hội Facebook, YouTube, Google...
Tuy nhiên lâu nay, việc truy thu thuế đối với các đối tượng này là khá thấp. Việc
quản lý và thu thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng công nghệ số hiện
nay của Việt Nam nhìn chung cịn rất nhiều hạn chế và bất cập.

Thị trường nóng - thu thuế… nguội:
Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư Hà Nội): Việc quản lý thất thu thuế
đối với hoạt động kinh doanh qua mạng thì thế giới cũng gặp khó, khơng riêng gì
Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam cần hoàn chỉnh, bổ sung các khái niệm, các quy
định đối tượng thu thuế từ kinh doanh, đầu tư trên nền tảng công nghệ, nhất là khái
niệm về “thường trú” theo khái niệm “không gian” mạng.
PGS - TS Đinh Trọng Thịnh (Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính):
Việc thu thuế kinh doanh trên mạng tương đối khó, rất cần sự phối hợp chặt chẽ,
bài bản giữa cơ quan thuế và sự vào cuộc của các ngân hàng thương mại với chế tài
xử phạt nghiêm nhằm xử lý triệt để tình trạng thất thu thuế trong hoạt động kinh
doanh qua mạng.

Ông Nguyễn Đức Huy (Phó Chánh Văn phịng Tổng cục Thuế): Thời
gian qua, ngành Thuế đã phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm sốt luồng tiền từ
nước ngồi chuyển về cho các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, qua thanh kiểm tra
nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thương mại
điện tử, Tổng cục Thuế đã thu được số thuế rất lớn. Nhưng với một môi trường
kinh doanh qua mạng sôi động như hiện nay thì việc “chỉ thu” được có 14 tỉ đồng
(tại Hà Nội) rõ ràng là chưa tương xứng và tỉ lệ thất thoát quá nhiều.
Sẽ hết cửa trốn thuế
Sự kết hợp của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại là một yếu tố
quan trọng trong việc hỗ trợ thu thuế thương mại điện tử vì sự phát triển của công
nghệ thông tin dẫn đến nền kinh tế số hóa, thì mọi giao dịch của nền kinh tế được
thực hiện qua giao dịch ngân hàng.”
16

 "Bán hàng online hết cửa trốn thuế" - hàng title trên trang nhất tờ Lao
Động đã cho thấy quan điểm ủng hộ chính sách của người viết. Bài viết đã đưa ra
các con số rất ấn tượng có hơn 18.300 tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại các ngân
hàng với tổng số thu nhập từ Google, Facebook, YouTube khoảng 1.462 tỉ đồng.
Nhưng đến nay cơ quan thuế mới chỉ thu được 14 tỉ đồng tiền thuế, rõ ràng là một
con số quá ít. Tờ Lao động cho rằng Nghị định đã giải quyết được khâu khó nhất
hiện nay là thực hiện khấu trừ nộp thuế đối với những giao dịch mà nhà cung cấp
khơng có trụ sở ở Việt Nam. Đây sẽ là bước tiến lớn để mảng thương mại điện tử
bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế mà lâu nay vẫn né được thuế do quy định
chưa cụ thể, rõ ràng.

4.3 Báo Thanh niên
4.3.1 Bài viết: Nhà thuế 'địi' ngân hàng cung cấp thơng tin tài khoản
( />khoan-post787683.html)

Luật sư Trương Thanh Đức (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật

Basico): Việc cung cấp thơng tin tài khoản khách hàng cho phía cơ quan thuế thật
sự là gánh nặng cho phía ngân hàng. Nếu quy định này được áp dụng, nhu cầu cung
cấp thông tin cho cơ quan thuế ngày càng cao sẽ tạo thêm chi phí cho các ngân
hàng. Việc chia sẻ thông tin giữa cơ quan thuế và ngân hàng thương mại trong quản
lý thuế là cần thiết, nhưng cần có hệ thống kết nối dữ liệu để khơng tạo thêm chi
phí cho phía ngân hàng. Hơn nữa, dự thảo cần nêu rõ ai được phép truy cập dữ liệu
này, nếu khơng tình trạng bán thơng tin khách hàng sẽ xảy ra.

Hiện nay, cơ quan công an điều tra khi cần nắm thông tin tài khoản của cá
nhân nào tại ngân hàng sẽ chuyển cơng văn đề nghị kèm theo lý do. Cịn trong
trường hợp này, ngân hàng thương mại phải cung cấp luôn cả nội dung giao dịch
của tài khoản cho cơ quan thuế là điều cần xem xét lại. Bởi tài khoản giao dịch của
khách hàng là bí mật nên nếu cần thì quy định chỉ nên cung cấp số dư tài khoản.

17


×