Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận: Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế và cảnh báo với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.49 KB, 24 trang )

Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Địa chỉ : Số 91, Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hµ Néi
o0o




BÀI TIỂU LUẬN

Môn: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Đề tài :

“Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế và
cảnh báo với Việt Nam”



Giảng viên : PGS.TS Đặng Thị Nhàn
Người thực hiện : Học viên Lê Hoàng Mai
Học viên Lê Thị Hồn g Vân
Học viên Nguyễn Ngọc Quỳnh
Lớp : Thương Mại 6B





HÀ NỘ I, THÁNG 08 NĂM 2012
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 2

MỤC LỤC

Lời nói đầu 3

I. Lý thuyết về khủnghoảng tài chính 3

1.Khái niệm về khủng hoảng tài chính 3


2. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính 4


3.Phân loại khủng hoảng tài chính 4


4.Tóm lược môtk số cuộc khủng hoảng tài chính tiêu biểu 4


5. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính 8


6. Dự báo nguy cơ khủng hoản g tài chính ở Việt Nam 10


II. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đối với Việt Nam 14


1.Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998 144

2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008-2009 177

III. Các biện pháp và bài học đối với Việt Nam 19

1. Phối hợp hài hòa sự can thiệp của Nhà nước và sự điều tiết của thị trường. 20

2. Coi trọng tính đồng bộ và chú ý đến tính 2 mặt của các giải pháp, chính sách 20

3. Những giải pháp và bài học đối với doanh nghiệp của Việt Nam 21

Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 3

Lời nói đầu
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển của thị
trường tài chính, thị trường chứng khoán, ngân hàng. Các tổ chức tín dụng đã và đang thu
hút m ột lượng lớn n guồn ngoại tệ đầu tư từ nước ngoài. Đây là nguồn ngoại tệ lớn, quan
trọng, giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nó hàm chứa
những nguy co rủi ro cao và có khả nang xảy ra khủng hoảng tài ch ính – kinh tế.
Để sử dụng tốt nguồn n goại tệ này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được những cơ
chế, chính sách phù hợp, muốn làm được như vậy, mọi người cần tìm hiểu các bài học kinh
nghiệm từ những cuộc kh ủng hoảng kinh tế - tài chính - tiền tệ đã xảy ra trước đây trong
khu vực và trên thế giới.
I. Lý thuyết về khủng hoảng tài chính:
1.Khái niệm về khủng hoảng tài chính:
Thuật ngữ khủng hoảng tài chính được sử dụng khá phổ biến nhằm mô tả các tình

huống, ở đó các định chế tài chính hoặc các tài sản tài chính mất đi phần lớn giá trị của
chúng. Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều cuộc khủng hoản g tài chính có liên quan đến
sự hoảng loạn ngân h àng, và nhiều sự suy thoái kinh tế có liên quan đến sự hoảng loạn này.
Một số tình huống khác thường được gọi là kh ủn g hoảng tài chính như sự sụp đổ của thị
trường cổ phiếu và sự nổ tung của các bong bón g giá tài sản tài chính, khủng hoảng tiền tệ,
và sự vỡ nợ quốc gia:
Khủng hoảng tài chính tiền tệ chính là sự đổ vỡ trầm trọng các thị trường tài chính
được đặc trưng bởi sự sụt giảm mạnh mẽ về giá tài sản và sự vỡ nợ của nhiều tổ chức tài
chính và phi tài chính, kéo theo sự suy thoái nặng nề.
Kh
ủng hoảng t
ài chính

Kh
ủng hoảng kinh tế

N
ền kinh tế tiền tệ

N
ền kinh tế thực

Liên quan đ
ến cấu trúc t
ài chính

Liên quan đ
ến cấu trúc kinh tế

M

ức giá t
ài s
ản t
ài chính (S&P 500,
NasDaq…)
S
ản l
ư
ợng (GDP)

Đ
ầu t
ư tài chính

Đ
ầu t
ư th
ực

Bong bóng giá tài s
ản (chứng khoán, bất
động sản)
M
ức giá chung của nền kinh tế (lạm phát,
CPI…)
Thư
ờng li
ên quan đ
ến d
òng c

hu chuy
ển vốn
quốc tế (FDI, FII, vay nợ quốc tế…)
Thư
ờng li
ên quan đ
ến xuất nhập khẩu h
àng
hóa, dịch vụ
Tác đ
ộng đến nền kinh tế thực

Tác đ
ộng đến nền kinh tế tiền tệ

Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 4

2. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính:
Tuỳ theo mức độ và phạm vi, khủng hoảng tài chính thể hiện qua các điểm sau đây:
- Sự mất giá nhanh của đồn g tiền kéo theo sự mất giá chao đảo của thị trường chứng
khoán có liên quan. Đây là đặc trưng có tính chất bắt buộc nếu như đó là một cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ.
- Sự sụt giảm mạnh mẽ về giá tài sản và sự vỡ nợ hay mất khả năng thanh toán của
các tổ chức tài chính cũng nh ư phi tài chính.
- Sự rút vốn ồ ạt của các ch ủ đầu tư khi có sự biểu hiện mất giá của đồng tiền
- Nợ nước n goài tăng nhanh và suy thoái kinh tế trầm trọng.
3. Phân loại khủng hoảng tài chính:
- Khủng hoảng tiền tệ ( Currency crisis) còn được gọi là khủng hoảng tỷ giá hối đoái

hay khủng hoảng cán cân thanh toán, nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm
giá một cách đột ngột của đồng tiền nội tệ hoặc trường hợp buộc các cơ quan có trách
nhiệm phải bảo vệ đồng tiền của nước mình bằng cách nâng cao lãi suất hay chi ra một
khối lượng lớn dự trữ ngoại hối.
- Khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis), lý thuyết về khủng hoảng ngân hàng cho
rằng tính bất ổn (dễ đổ vỡ) của hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ những thông tin bất cân
tương xứng, là tình trạng khi một bên quan hệ kinh tế hay giao dịch có ít thông tin về phía
bên kia.
- Khủng hoảng kép (Twin Crisis), Khủn g hoảng kép xảy ra khi khủng hoảng tiền tệ
và khủng hoảng ngân hàng xảy ra đồng thời với nhau.
- Khủng hoảng nợ nần: Là cuộc khủng hoảng xảy ra ở các nước đang phát triển vào
thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Có nhiều khả năng đánh giá khả năn g thanh toán nguồn vay
nước n goài của một quốc gia, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ thanh toán nợ nước
ngoài tức là tỷ lệ giữa nguồn vay nước ngoài cả gốc và lãi mà quốc gia đó trả trng một năm
trên tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đó trong năm đó hoặc trong năm trước đó.
Bình thường chit tiêu này nằm dưới 20%, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 20% chúng tỏ vốn vay
nước n goài của quốc gia đó quá lớn.
4.Tóm lược một số cuộc khủng hoảng tài chính tiêu biểu
4.1.Cơn sốt hoa Tulip ở Hà Lan 1637
Các giao dịch tương lai (futures) được thực hiện để đặt mua trước những bôn g hoa
tulip vào cuối mùa thu hoạch bất chấp sắc lệnh cấm bán khống năm 1610 (được nhắc lại
năm 1621, 1630, 1636). Năm 1634, các nhà đầu cơ bắt đầu tham gia thị trường. Năm 1635,
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 5

một thương vụ bán 40 búp hoa tulip giá 100.000 florin. Ở thời điểm này 1 tấn bơ có giá
100 florin; lương của một lao động có kỹ năng 150 f/năm; Giá củ tulip tiếp tục tăng suốt
năm 1636 và các hợp đồng giao dịch chỉ còn được trao đổi bằng m iệng (wind trade) bởi vì
không có một búp hoa t ulip nào thực tế được trao tay. Điều gì đến cũng phải đến. Vào

tháng 2 năm 1637, nhà giao dịch đã khôn g thể tìm được người mua mới có thể sẵn sàng trả
giá cao h ơn cho những củ tulip của mình. Từ đây, nhu cầu hoa tulip hầu như không còn
nữa, mức giá tulip giảm thảm hại và bong bóng đầu cơ nổ tung.
4.2.Khủng hoảng Công ty Nam Dương ở Anh 1720
Công ty Nam Dương là một công ty cổ phần của Anh Quốc được thành lập năm
1711.
Do điều lệ của Ngân hàng Anh (Bank of England) quy định nó là n gân hàng cổ phần
duy nhất. Cho nên Công ty Nam Dương được thành lập trên danh nghĩa là một công ty
thương mại nhưng thực tế như một ngân hàng hoặc một công ty tài chính hoạt động để tài
trợ cho các khoản nợ của chính phủ Anh.
Thông tin công ty được hưởng đặc quyền kinh doanh và khoản tín dụng £70 triệu,
cùng lời đồn thổi về giá trị tiềm năng của Tân Thế giới, lại được hỗ trợ bởi làn sóng đầu cơ
điên cuồng đã đẩy giá cổ phiếu tăng từ £128 vào tháng Giêng năm 1720, lên £175 vào
tháng Hai, £330 vào tháng Ba, và sau khi kế hoạch được chấp nhận thì giá cổ phần của
công ty đã lên đến £550 vào cuối thán g Năm. Năm 1720, L uật bong bóng (Bubble Act)
được thông qua cấm các côn g ty cổ phần khác được thành lập đẩy giá cổ phiếu lên £890
vào đầu tháng Sáu, đến đầu tháng Tám giá lập đỉnh £1.000.
4.3.Đại khủng hoảng ở Mỹ 1929
Đầu thế kỷ 20, kinh tế Mỹ đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Rất nhiều người đầu tư
vào thị trường cổ phiếu mà trong đó tiền vay chiếm một tỷ trọng rất lớn. Tháng 8/1929,
tổng số nợ vay ch ứng khoán lên đến 8,5 tỷ USD, lớn hơn tổng lượng tiền lưu hành trong
nền kinh tế.
Hệ số P/E bình quân của các cổ phiếu thuộc chỉ số chứng khoán tổng hợp S&P lên
đến 32,6 vào tháng 9 /1929.
- Ngân hàng đã sử dụng một tỷ lệ lớn tiền gửi để mua cổ phiếu.
- Công chúng đổ xô đến ngân hàng rút tiền dẫn đến sụp đổ cả hệ thống tài chính.
- Ngày thứ Năm đen tối (24/10/1929) và ngày thứ Ba đen tối (29/10/1929)
- Thông qua Glass–Steagall Act (The Banking Act of 1933-luật về ngân hàng của
Mỹ): tách riêng hoạt động của ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư.


Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 6

4.4.Khủng hoảng nợ các nước Châu Mỹ La tinh thập niên 1980
- Trong thập niên 1970, các nước Mỹ la tinh vay một lượng lớn vốn từ bên ngoài để
phát triển cơ sở h ạ tầng.
- Nợ nước ngoài tăng từ 75 tỷ đô-la vào năm 1975 lên 315 tỷ đô-la vào năm 1983,
bằng 50% GDP của các nước này.
- Phần nợ gốc và lãi vay phải trả năm 1982 lên đến 66 tỷ đô-la, tăng từ 12 tỷ đô-la
năm 1975.
- Tháng 08/1982, Mexico tuyên bố không trả được nợ.
- Các ngân hàng không cho các nước Mỹ la linh gia hạn nợ hay quay vòng vốn vay
- Đồng tiền mất giá, lãi suất thực tăng.
- Hệ quả: các nước Mỹ la tinh bỏ chiến lược thay thế nhập khẩu.
4.5.Ngày thứ Hai đen tối 1987
Ngày 19/10/1987 được xem là ngày thứ Hai đen tối khi thị trường chứng khoán trên
toàn thế giới sụp đổ với sự sụp giảm mạnh giá chứng khoán chỉ trong thời gian ngắn. Vụ
sụp đổ bắt đầu tư Hong Kong, sau đó lan sang châu Âu rồi tác động thị trường chứng
khoán Hoa Kỳ. Chỉ số công nghiệp Dow Jones (DJIA) giảm 508 điểm, còn 1737,74 điểm
(giảm 22,61%). Đây được xem là một trong những mức giảm mạnh nhất của chỉ số DJIA
trong một ngày trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Các thị trường chứng khoán khác
cũng không khá hơn. Vào cuối tháng 10, thị trường chứng khoán ở Hong Kong giảm
45,5%, Úc giảm 41,8%, Anh giảm 26,45%, Canada giảm 22,5%.
4.6.Khủng hoảng cơ chế tỷ giá châu Âu 1992 – 1993
- Sau sự kiện thống nhất nước Đức vào năm 1990, thâm hụt ngân sách của nước này
tăng lên nhanh chóng.
- Phản ứng lại chính sách ngân sách mở rộng, Bundesbank, vốn siêu độc lập, đã thắt
chặn chính sách tiền tệ và đẩy lãi suất lên cao.
- Các n ước thành viên của EMS khác buộc phải tăng lãi suất để duy trì tỷ giá hối

đoái, từ đó tạo ra tác động giảm phát vào đúng thời điểm mà nhiều nước EMS đang ở trong
tình trạng suy thoái kinh tế.
- Các nước thành viên EMS đứng trước 2 lựa chọn: Tăng lãi suất để duy trì tỷ giá cố
định (lợi ích: duy trì uy tín của chính sách v à niềm tin của nhà đầu tư; thiệt hại: tăng trưởng
chậm và thất nghiệp tăng) hoặc Từ bỏ tỷ giá cố định (lợi ích: thoát khỏi suy thoái kinh tế;
thiệt hại: từ bỏ hệ thống EMS và mất uy tín về chính sách.)
Do xung đột về lợi ích và thiệt hại của việc duy trì EM S, các nhà đầu cơ nhận thấy
cơ hội có thể tấn công đồng tiền của các nước thành viên.
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 7

- Tấn công đầu cơ xảy ra vào tháng 9 năm 1992. Anh và Ý quyết định rời bỏ EM S.
Đến cuối năm 1993, biên độ dao độn g được tăng lên ±15%.
4.7.Khủng hoảng ở Mexico 1994 – 1995
- Dòng vốn nước ngoài tăng đột n gột làm giá trị thực của đồng peso tăng 40% trong
vòng 5 năm từ 1988 đến 1993.
- Thâm hụt cán cân thương mại từ mức 2,6% GDP vào giữa năm 1989 lên 5% vào
năm 1993. Tăng trưởng kinh tế liên tục từ 5,1% năm 1990 xuống còn 3,6% năm 1992 và
2% năm 1993.
- Đến năm 1994: Dòng vốn nước ngoài chảy vào suy giảm; Nhiều khoản nợ nước
ngoài đáo hạn vào năm 1995; Dự trữ ngoại tệ giảm dần để bù đắp thâm hụt cán cân thương
mại; Ngân hàng trung ương quyết định là ngưng tác độn g của việc mất dự trữ bằng cách
tăng tín dụng nội địa; Tháng 3/1994, tấn công đầu cơ xảy ra; Đồng peso sụp đổ vào c uối
năm 1994.
4.8.Khủng hoảng Đông Á 1997 – 1998
- Những yếu kém trong hệ thống tài chính và mất cân đối vĩ mô khiến các nhà đầu tư
tính tới khả năng các đồng nộ i tệ ở Đông Á có thể bị ph á giá.
- Những hoạt động đầu cơ tiền tệ trong từ giữa năm 1996 tại Thái Lan khiến dự trữ
ngoại tệ giảm một phần và lãi suất tăng lên. Lãi suất tăng làm giảm giá bất động sản, dẫn

tới sự sụp đổ của nhiều công ty tài chính.
- Những người vay ngoại tệ trước đây tin rằng tỷ giá hối đoái được cố định thì nay
bắt đầu lo ngại v à cũng mua đô la vào để đảm bảo có đô la để trả nợ khi đáo hạn. Chính
phủ Thái Lan ban đầu dùng dự trữ n goại tệ để bảo vệ tỷ giá nhưng cũng không có khả năng
duy trì được lâu. Đồng baht được thả nổi vào đầu tháng 7 năm 1997 và ngay lập tức mất
giá 10%, rồi giá trị tiếp tục giảm xuống sau đó.
- Khủng hoảng nhanh chón g lan ra Hàn Quốc, Malaysia và In donesia
Khủng hoảng kép
- Đi liền với kh ủng hoảng tiền tệ là khủng hoảng ngân hàng. Lãi suất cao trong thời
gian chính phủ bảo vệ tỷ giá buộc cả các tổ chức tài chính và các đối tượng vay vốn lâm
vào tình thế khó khăn.
- Khi đồng nội tệ bị phá giá, trách nhiệm nợ phải trả tính ra đồng nội tệ của các
khoản nợ nước ngoài tăng vọt, kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài
chính.
- Cả các nhà đầu tư đều muốn chuyển vốn ra. Ngân hàng đòi lại vốn cho vay, từ chối
đảo nợ và ngưng cho vay mới; còn các nhà đầu tư chứng khoán thì bán chứng khoán, đổi
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 8

ra ngoại tệ và chuyển r a ngoài. Riêng trong năm 1997, hơn 20 tỷ USD ròng được đưa ra
khỏi 5 nước Đông Á chịu khủng hoảng, trong khi trong năm 1996 vẫn còn nhận được gần
66 tỷ USD.
4.9.Khủng hoảng ở Argentina 2001 – 2002
- Tỷ giá được cố định và nợ chính phủ tăng cao
- Khoản nợ chính phủ 155 tỷ USD không có khả năng chi trả
- Người dân đồng loạt rút tiền khỏi ngân hàng; chính phủ ra lệnh đóng băng tài
khoản tiền gửi và đặt mức tối đa tiền được rút là 1000$/tháng
- Nhiều ngân hàng và doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản
- Cơ chế hội đồng tiền tệ được xóa bỏ; đồng peso bị phá giá từ 1 peso/USD lên 4

peso/USD
- Tăng trưởng kinh tế suy giảm làm các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về khả năng
trả nợ của chính phủ Argentina
- Khủng hoảng nợ chính phủ và khủn g hoảng tiền tệ đồng thời
4.10.Khủng hoảng tài chính ở Mỹ 2007 – 2009
Sự suy yếu của thị trường nhà ở năm 2006 tạo ra trục trặc về “tín dụng”: Các nhà đầu
tư đánh giá lại rủi ro liên quan đến các khoản cho vay và chứng khoán bất động sản dưới
chuẩn và do vậy đẩy giá của các chứng khoán này xuống.
Trục trặc “tín dụng” nhanh chóng chuyển thành trục trặc “thanh khoản”: Các tổ chức
tài chính trở n ên rất thận trọn g và không muốn cho nhau vay vi lo ngại về rủi ro không trả
nợ của bên kia. Các tổ chức tài chính không biết ai đang chịu nhiều rủi ro liên quan tới
chứng kho án dưới ch uẩn. Và sau cùng thì trục trặc về “vốn” xuất hiện: Các tổ chức tài
chính buộc phải xóa một lượn g vốn chủ sở hữu lớn của mình để bù đắp cho các khoản thua
lỗ do giá trị tài sản giảm xuống: các khản đầu tư ngoại bảng trước đây được đưa vào bảng
cân đối kế toán; tiếp thêm vốn cho các quỹ đầu tư thị trường tiền tệ ngắn hạn để ngăn các
quỹ này “mất giá trị tài sản ròng”; mất vốn trực tiếp khi phải điều chỉnh giá trị các khoản
đầu tư trên bảng cân đối kế toán theo giá thị trường.
5.Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính
- Sự bổ trợ chiến lược v à lời tiên tri tự phát sinh trên thị trường tài chính
Người ta thường quan sát và thấy rằng để đầu tư thành công đòi hỏi m ỗi nhà đầu tư
trên thị trường tài chính phải đoán được hành động của các nhà đầu tư khác. Trong nhiều
trường hợp, các nhà đầu tư có động cơ để điều phối các lựa chọn của mình. Chẳng hạn,
nếu có người nghĩ rằng các nhà đầu tư khác mua nhiều VND bởi vì họ dự báo VND sẽ
tăng giá, và như vậy người này cũng có động cơ mua VND. Tương tự, một người có tiền
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 9

gửi ở Ngân hàng Á Châu (như đã từng xảy ra năm 2003) kỳ vọng rằng những người gửi
tiền khác sẽ rút tiền do họ dự báo n gân hàng sẽ gặp khó khăn, và như vậy người này cũng

sẽ có động cơ rút tiền. Các nhà k inh tế gọi động cơ bắt chước chiến lược của người khác là
sự bổ trợ chiến lược.
Các nhà kinh tế cũng cho rằng nếu người ta có động cơ đủ mạnh để làm nhữn g điều
tương tự mà họ kỳ vọng người khác sẽ làm thì lời tiên tri tự phát sinh (self-fulfilling
prophecies) sẽ xảy ra.9 Ví dụ, nếu các nhà đầu tư kỳ vọng VND sẽ tăng thì điều này sẽ làm
cho VND tăng giá; nếu người gửi tiền cho rằng ngân hàng sẽ phá sản thì điều này sẽ làm
cho ngân hàng phá sản.10 Vấn đề lạm phát của Việt Nam thời gian qua cũng có tính chất
tương tự mà người ta gọi là lạm phát kỳ vọng.
- Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính có nghĩa là việc vay mượn để tài trợ cho đầu tư. Khi một nhà đầu
tư dùng tiền của mình để đầu tư thì nếu thua lỗ, trong tình huống xấu nhất, người này chỉ
mất tiền của mình mà thôi. Nhưng khi vay nợ để đầu tư thì kết quả có thể làm cho thu nhập
tiềm năng tăng lên nhưng cũng có thể thua lỗ nhiều hơn những gì nhà đầu tư có. Do đó,
đòn bẩy tài chính có thể khuếch đại thu nhập nhưng cũng có thể tạo ra rủi ro phá sản. Nếu
sự phá sản xảy ra thì có nghĩa là côn g ty đã thất bại trong việc đáp ứng các lời hứa trả nợ
cho các công ty khác, tức có nghĩa là từ rắc rối tài chính của côn g ty này có thể lan sang
thành của công ty khác.
- Sự không tương thích giữa nợ và tài sản
Một yếu tố khác được cho là có đóng góp đến khủng hoảng tài chính là sự không
tương thích giữa nợ và tài sản. Chẳng hạn, các ngân hàng thương mại chào m ời các tài
khoản tiền gửi có thể rút tiền ở bất cứ thời điểm nào nhưng lại cho các doanh nghiệp hay
gia đình vay dài hạn. Sự không tương thích giữa nợ ngắn hạn và tài sản dài hạn của ngân
hàng được xem là một trong những lý do có sự tháo chạy ngân hàng xảy ra (khi người gửi
tiền hoảng loạn và quyết định rút tiền của mình nhanh hơn là ngân hàng có thể thu hồi nợ
vay).
Đứng ở phương diện quốc gia, một vài chính phủ ở các nền kinh tế mới nổi, vì một
lý do nào đó, không thể bán trái phiếu có mệnh giá nội tệ, thay vào đó họ bán trái phiếu có
mệnh giá ngoại tệ. Điều này có thể tạo ra sự không tương thích giữa mệnh giá ngoại tệ của
nợ với tài sản hay thu nhập có thể kiếm được (doanh thu thuế bằng nội tệ). Do đó, các
chính phủ này sẽ gặp r ủi ro vỡ nợ quốc gia nếu tỷ giá có sự dao động mạnh hoặc khi nguồn

dự trữ ngoại tệ yếu.
- Sự không chắc chắn và tâm lý bầy đàn
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 10

Nhiều phân tích về khủng hoảng tài chính nhấn mạnh đến vai trò của các sai lầm
trong đầu tư gây ra bởi sự thiếu hiểu biết và sự không hoàn hảo trong lý lẽ của con người.
- Thất bại trong việc điều tiết
Các chính phủ cố gắng loại bỏ hoặc làm giảm nhẹ khủng hoảng tài chính bằng sự
điều tiết đối với khu v ực tài chính. Một mục tiêu lớn của sự điều tiết là làm tăng tính minh
bạch: buộc các định chế tài chính phải công bố rộng rãi các báo cáo tài chính một cách
thường xuyên theo các tiêu chuẩn kế toán. Một mục tiêu khác của sự điều tiết là đảm bảo
các định chế tài chính có đủ tài sản để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng, chẳng
hạn như yêu cầu dự trữ, yêu cầu về vốn, và các giới hạn khác về vay nợ.
- Sự lừa dối
Sự lừa dối đóng một vai trò quan trọng trong việc làm sụp đổ một số tổ chức tài
chính. Chẳng hạn nhiều công ty thu hút đầu tư với lời hứa hảo huyền về các cơ hội đầu tư,
hoặc che đậy kết quả thu nhập thực sự của mình. Sự lừa dối trong các kho ản tài trợ bất
độn g sản thế chấp cũng bị chỉ trích là một khả năng gây ra khủng hoảng tín dụng dưới
chuẩn năm 2008.
- Sự lây lan
Người ta cho rằng các trục trặc tài chính có thể lây lan từ tổ chức này sang tổ chức
khác giống như các căn bệnh truyền nhiễm vậy. Chẳng hạn như khi một ngân hàng bị rơi
vào tình trạng tháo chạy thì các ngân hàng khác cũng có nguy cơ bị rơi vào tình trạng
tương tự. Khi sự sụp đổ của một tổ chức tài chính nào đó đe dọa đến sự ổn định của nhiều
tổ chức tài chính khác, người ta gọi đó là rủi ro hệ thống. Sự lây lan còn mang tính chất
quốc gia, ở đó sự khủng hoảng tài ch ính từ quốc gia này có thể lan sang các quốc gia khác.
Chẳng hạn như khi có khủng hoảng tiền tệ, sự vỡ nợ quốc gia, hay sự sụp đổ của thị trường
chứng khoán nó ngay lập tức sẽ lan sang các thị trường tài chính ở các quốc gia khác. Ví

dụ như cuộc khủng hoảng tài chính Thái Lan năm 1997 đã nhanh chóng lây lan đến các
quốc gia khác như Indonesia, Hàn Quốc…
6.Dự báo nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam:
Nguyên nhân:
1. Sự bổ trợ chiến lược và lời tiên tri tự phát sinh trên thị trường tài chính
2. Đòn bẩy tài chính
3. Sự không tương thích giữa nợ và tài sản
4. Sự không chắc chắn và tâm lý bầy đàn
5. Thất bại trong việc điều tiết
6. Sự lừa dối
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 11

7. Sự lây lan
Trong bẩy nhân tố trên, Việt nam đều có “dính ” đến cụ thể theo khảo sát như sau:
- Nguyên nhân 1: Giống như lạm phát kỳ vọng, nếu như chúng ta kỳ vọng lạm phát tăng
cao thì lạm phát thực tế cũng sẽ tăng cao thì sự kỳ vọng v ào việc giảm giá của nhà đầu tư
sẽ dẫn đến động cơ rút tiền ra khỏi thị trường tài chính. Nói một cách dễ hiểu hơn là khi
đám đông dự báo điều gì và hành động thuận theo dự báo đó thì tương lai sẽ xảy ra như dự
báo.
Theo chúng tôi nghiên cứu, lời tiên tri là thuật n gữ tồn tại ngay trong hành động tiêu dùng.
Ví dụ như thời trang hay xu thế tiêu dùng cũng tương tự. Bạn chuẩn bị quần áo cho mùa
xuân, đọc báo, tạp chí nước ngoài, các chuyên gia quốc tế dự báo rằng: mùa xuân tới sẽ là
váy cực ngắn. Dân sành điệu kháo với nhau mùa x uân tới thời trang sẽ là mốt như vậy! Và
vì mình là sành điệu, mình phải đón đầu. Cuối cùng, chưa tới mùa xuân đã có váy ngắn.
Những người tiêu dùng này sẽ kháo với nhau: “Ông thấy tôi nói có đúng ch ưa, sành điệu
chưa”? Còn chuyên gia thì: “Thấy chưa? Chúng tôi đã dự báo mà”.
Tiêu dùng vốn là một hiện tượng chịu tác động của xã hội cho nên tính lây lan rất dễ.
Người tiêu dùng mong muốn được khẳng định, được thể hiện và họ mua sắm. Và khi họ

mua sắm rồi, những người khác sẽ có tâm lý “không chịu thua được”. Vậy là họ lại phải
mua và sắm! Một lần nữa: lời tiên tri tự nó hình thành.
Chính vì vậy “lời tiên tri tự nó hình thành” đó là bản chất của tiêu dùng. Nhưng lời tiên tri
xấu sẽ là một nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính, nhưng theo tôi việc này ở Việt
Nam kiểm soát rất tốt.
- Nguyên nhân 2 và nguyên nhân 3: Các doanh nghiệp Việt Nam lệ thuộc vào vốn vay
ngân h àng nội địa quá nhiều. Các doanh nghiệp nước ngoài thường sử dụng 30% lợi nhuận
để tái đầu tư nhưng ở Việt Nam các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Do
vậy nguyên nhân đòn bẩy kéo theo khủng hoảng tài chính ở Việt Nam và tỷ lệ nợ trên tài
sản còn kh á cao là hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo nghiên cứu của ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách Công, Chương trình
Giảng dạy Kinh tế Fulbright thì tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu qua cuộc khảo sát 647
doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán trong quý 2/2012 ( đã loại
trừ các ngân hàng và các công ty tài chính) là 1,53, cao hơn rất nhiều so với các công ty
niêm yết tại Mỹ và Trung Quốc, với tỉ lệ lần lượt là 1,2 và 1,06.
Tình trạng vay nợ quá nhiều này đã diễn ra rộn ràng ngay từ đầu những n ăm 2000. Việc sử
dụng đòn bẩy tài chính cao đã trở thành con dao hai lưỡi đối với các doanh nghiệp. Một
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 12

mặt, nó góp phần gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp nếu khoản đầu tư có hiệu quả
nhưng cũng sẽ xói mòn lợi nhuận nếu kinh doanh đi xuống. Đến khi Việt Nam đối mặt với
khủng hoảng, mặt trái của đòn bẩy tài chính đã bộc lộ. Gánh nặng lãi vay, trong khi sản
xuất đình đốn đã khiến một loạt các doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản, hình thành
những xác chết lâm sàng, mà tiêu biểu gần đây là Công ty Thủy sản Bình An.
Không chỉ khối tư nhân, các doanh nghiệp nhà nước cũng nợ đìa với tỉ lệ nợ/vốn chủ sở
hữu trung bình là 1,71 (theo Bộ Tài chính). Đáng chú ý là những tập đoàn, tổng công ty
lớn lại là những doanh nghiệp có tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu khá cao như tập đoàn điện lực
Việt Nam (tỉ lệ: 4,26), Sông Đà (8,85), Tập đoàn HUD (6,36), Petrolimex (6,29), Vinalines

(4,27).
Và như một tất yếu, để đáp ứng nhu cầu vốn quá lớn của các doanh nghiệp, h ệ thống ngân
hàng đã không ngừn g bành trướng về cả số lượng lẫn quy mô. Tính đến cuối năm 2011,
quy mô vốn điều lệ của khối ngân hàng Việt Nam đã tăng hơn 9 lần so với cuối năm 2004.
Tỉ lệ dư nợ tín dụng n gân hàng/GDP của Việt Nam trong các năm qua cũng tăng lên ở mức
chóng mặt. Tỉ lệ này đã tăng từ mức thấp khoảng 40% vào những năm 2000 lên mức hơn
130% vào năm 2010; quá nhanh so với Philippines, Indonesia, Thái Lan và Malaysia.
Nguồn vốn dễ dãi cũng đã khuyến khích các doanh nghiệp nội địa đầu tư đa ngành vào
những ngành nhiều rủi ro, nhạy cảm như bất động sản, chứng khoán và đã bị ảnh hưởng
tiêu cực khi các lĩnh v ực này đón g băng.
Và khi doanh nghiệp nguy khốn thì ngân hàng cũng lao đao. Dù trên báo cáo tài chính của
nhiều ngân hàng, tỉ lệ nợ xấu vẫn không cao nh ưng theo ông Xuân Thành, các khoản m ục
nợ xấu đã được ngân hàng che giấu và chuyển sang các hạng mục khác như khoản phải
thu, tài sản khác và nợ khác, khiến cho các hạng mục này tăng lên rất nhanh (dựa trên so
sánh báo cáo tài chính năm 2011 và 2010 của 37 ngân hàng).


Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 13


Tỉ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu theo ngành kinh doanh
- Nguyên nhân 4: Tâm lý bầy đàn ở Việt Nam thể hiện rất rõ rệt, nhất là trong việc đầu cơ
vàng, bất động sản và thị trường chứng khoán.
Ví dụ gần đây nhất là việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt đã làm các nhà đầu tư đua nhau
bán cổ phiếu, rút tiền vay ngân hàng….Trong vòng 03 ngày thị trường chứng khoán lao
dốc tới hơn 10% với giá trị thị trường chứng khoán là 800.000 tỷ đồng, có thể thấy số tiền
mà nhà đầu tư mất đi là không hề nhỏ. Thị trường vàng cũng biến động mạnh khi giá lên
gần 45 triệu đồng/lượng, tăng 5% so với m ột tuần trước đó. Tiếp tay cho cơn sốt này một

phần là do giá thế giới đã cũng đang trên đà tăng khiến giá trong nước “được thể” bị đẩy
lên trên 2 triệu đồng/lượng so với giá thế giới. Đến ngày 24/8, giá vàng trong nước đã giảm
nhanh dù giá thế giới vẫn cao.
Một động thái nữa cho thấy sự thiệt thòi không đáng có khi hành độn g theo những tin đồn
vô căn cứ là v iệc một số người dân đến rút tiền ở ngân hàng. Không chỉ mất tiền lãi vì r út
trước hạn mà với mức lạm phát thấp hiện nay, lãi suất tiền gửi (9 – 12%) lần đầu tiên sau
nhiều năm đang ở mức thực dương. Vì thế gửi tiền chính là kênh tiết kiệm an toàn và hiệu
quả nh ất trong bối cảnh hiện nay.
- Nguyên nhân 5: theo đánh giá chủ quan, v iệc điều tiết của chính phủ và ngân hàng TW ở
Việt Nam diễn ra khá tốt. Các nỗ lực kiểm soát lạm phát và ngăn chặn khủng hoảng của
Việt Nam được n gân hàng W orld Bank đánh giá khá tốt. Việc Việt nam chưa tự do hóa tài
khoản vốn và dư nợ n ước ngoài vẫn trong tầm kiểm soát chính là “lá bài” trong sự điều tiết
của chính phủ.
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 14

- Nguyên nhân 6 và 7: sự không minh bạch thông tin, tài chính và sự lây lan ở Việt Nam
thể hiện rất rõ. Theo khảo sát tính đến tháng 12 năm 2011, Việt Nam đứng thứ 112 trong
tổng số 183 quốc gia tham gia khảo sát tính minh bạch tron g khu vực công.
Như vậy trong số 07 nguyên nhân khủng hoảng tài chính được đưa ra thì Việt Nam đã
“mắc” tới 5 nguyên nhân. Tuy nhiên, trong số 10 triệu chứng dẫn đến khủng hoảng 1997,
thì các chuyên gia thống kê được có 8 triệu chứng Việt Nam bị “dính”, gồm: thâm hụt tài
khoản vãng lai, bong bóng tài sản, vay ngoại tệ không phòng vệ, hệ số ICOR cao, đầu tư
công kém hiệu quả, kiểm soát bất cẩn đối với ngân hàng, nợ xấu cao, vay nợ chéo trong tập
đoàn; và chỉ có 2 triệu chứng là không có, gồm: nợ nước ngoài ngắn hạn và tự do hóa tài
khoản vốn như đã nói ở trên.
Chúng tôi đưa ra dự đoán là Việt nam sẽ chịu ảnh hưởng của kh ủn g hoảng tài chính thế
giới và khu vực nhưng nguy cơ lâm vào khủng hoảng là ở mức trung bình.
II. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đối với Việt Nam

Do khuôn khổ bài viết có hạn n ên tác giả đi sâu vào nghiên cứu tác độn g của hai
cuộc khủng hoảng tài chính tới Việt Nam: Cuộc kh ủng hoảng tài chính Châu Á n ăm 1997-
1998 và Cuộc khủng hoảng tài ch ính thế giới 2008-2009.
1.Tác động của cuộc khủng hoả ng tài chính Châu Á năm 1997-1998
1.1 Tác động đến đồng nội tệ
Khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực không có ảnh hưởng lớn tới thị
trường tài chính, tiền tệ Việt nam. Do đồng tiền nước ta là đồng tiền chưa chuyển đổi và
chúng ta cũng chưa có thị trường chứng khoán, thị trường tài chính Việt nam chưa ph át
triển đầy đủ.
Nguồn vốn nước ngoài vào Việt nam chủ yếu là FDI và ODA. Thêm vào đó là
việc quản lý ngoại hối tương đối chặt chẽ đối với các n gân hàng nước ngoài trong quá trình
hoạt động và cho vay bằng đồng Việt nam, mua trái phiếu kho bạc, tự do chuyển nhượng
hay mua bán n goại tệ với khối lượng lớn nên không thể có đầu cơ lũng đoạn, phá giá đồng
tiền nước ta từ bên ngoài được.
Tuy nhiên việc các đồng tiền trong khu vực mất giá sẽ có ảnh hưởng xấu đến
đồn g tiền Việt nam. Đồng tiền Việt nam đã lên giá so với các đồng tiền trong khu vực
(tăng khoảng 32% so với đồng Baht, 20.1% so với đồng Ringgit ) và như vậy hàng hoá
nước ta sẽ đắt lên tương đối so với hàng hoá các nước trong khu vực, gây khó khăn cho
xuất khẩu, làm xấu thêm các cân vãn g lai vốn đang thâm hụt, gây sức ép giảm giá đồng nội
tệ.
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 15

1.2 Tác động đến x uất - nhập khẩu
a) Đối với đến xuất khẩu.
Châu á là thị trường thương mại lớn nhất của Việt nam hiện nay, năm 1998 nó
chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu ( trong đó ASEAN chiếm 20% ), Singapo là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt nam trong khu vực, chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu vào
ASEAN và 3/4 kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN. Như vậy, ở một chừng mực nào đó,

luồng hàng xuất - nhập khẩu giữa Việt nam và ASEAN sẽ ít ít chịu tác động của cuộc
khủng hoảng do đồng Đôla Singapo ít bị mất giá so với đồng USD, nền kinh tế Singapo
được coi là vững vàng nhất trong khối ASEAN, Tuy nhiên cùng với thời gian và sự lan
rộng của cuộc khủng hoảng ra toàn khu vực châu á, xuất khẩu của Việt nam sang ASEAN,
châu á nói riêng và ra thị trường thế giới nói chung bị ảnh hưởng là điều khôn g tránh khỏi.
Đó là sự thu hẹp sức mua của thị trường xuất khẩu do khủng hoảng tác động, do giá hàng
hoá nhập khẩu vào các nước đó đắt lên tương đối bởi đồng tiền của họ bị mất giá. Mặt
hàng xuất khẩu của ta phần lớn trùng với các nước trong khu vực vì vậy cạnh tranh càng
trở nên gay gắt hơn, nhất là sau khi khủng hoảng đã tạo cho họ những lợi thế vì phá giá
đồn g tiền nên có thể bán với giá thấp hơn hàng của ta 20-30% mà vẫn có lãi. Đồng tiền của
các nước mất giá cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độn g xuất khẩu tại chổ của họ, đặc
biệt là hoạt động kinh doanh du lịch, khách sạn. Nói tóm lại v ới sự đồng loạt phá giá đồng
tiền của các nước trong khu vực đã gây cho chúng ta rất nhiều khó khăn trong hoạt động
xuất khẩu.
b) Đối với nhập khẩu
Việc các nước trong khu vực phá giá đồng tiền sẽ làm cho giá cả hàng hoá của họ
rẻ đi và kích thích nhập khẩu vào nước ta, điều này sẽ gây khó khăn thêm cho sản xuất
trong nước, nhất là trong lĩnh vực sản x uất hàng tiêu dùng vốn đã rất khó khăn v à đang có
xu hướng chững lại trong một số ngành, tính cạnh tranh thấp, tình trạng hàng tồn kho khá
phổ biến. Tuy nhiên, thực tế này cũng có tác động thuận lợi cho ta khi nhập nguyên liệu,
vật tư, máy móc phục vụ sản xuất nhất là để xuất khẩu với giá rẻ hơn từ 10-40%, giúp
giảm chi phí đầu vào nâng cao sức cạnh tranh, nhưng lợi thế này sẽ bị triệt tiêu khi ta tái
xuất.
1.3 Tác động đến đầu tư nước ngoài
Tính đến cuối tháng 12/1998 ta đã cấp giấy phép đầu tư cho 2311 dự án với tổng số
vốn đăng ký 33.439 triêu USD được phân bổ theo các n ăm như sau:
Bảng tình hình thu hút FDI giai đoạn 1991-1998
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 16


Năm

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

Số dự án
149 197 227 367 408 376 336 260
V
ốn đăng ký
(triệu USD)
1294 2036 2652 4071 6616 8258 4453 4058
V
ốn thực hi
ên
(triệu USD)
867 1014 1618 1952 2652 2371 3250 1900

Nguồn: Niên giám thống kê 1998
Do những khó khăn v ề tài chính xuất phát từ các nước bị khủng hoảng nên Chính
phủ các nước này đã có những biện pháp hạn chế nhà đầu tư trong nước đầu tư ra bên
ngoài. Hơn nữa chính những nhà đầu tư này cũng đang gặp khó khăn về tài chính nên
những khoản đầu tư của họ cũng bị hạn chế. Do vậy trong hai năm 1997 và 1998 hàng loạt
các dự án đang và sắp sữa thực thi đã bị ngừng trệ, trong số hơn 700 công ty từ 62 nước đã
ký kết đầu tư vào Việt nam với 2311 dự án và tổng giá trị 33.438 triệu USD thì Nhật bản,
NICs, ASEAN là những đối tác dẫn đầu chiếm khoảng 69,8% dự án và 67,9% tổng giá trị
đầu tư đã ký kết. Nhưng hầu hết các quốc gia này đang có những vấn đề căng thẳng về tài
chính do ảnh hưởng nặng n ề của cuộc khủng hoảng ở các nước đó. Do đó vốn FDI vào
Việt nam giảm liên t ục. Năm 1997 giảm 9,2% về số dự án và giảm 46% về số vốn đăng ký,
năm 1998 giảm so với năm 1997 là 25% về số dự án và 15% về vốn đăng ký và theo dự
đoán thì nó sẽ còn giảm trong một số năm tới.
Là một nước trong khu vực, Việt nam không tránh khỏi tâm lý lo n gại chung của
các nhà đầu tư nước ngoài và họ sẽ thận trọng và dè dặt hơn, điều đó đã được thể hiện qua
số liệu của bảng thống kê trên. Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó, cuộc khủng hoảng tiền
tệ có thể tạo ra khả n ăng và cơ hội cho Việt nam trong việc thu h út vốn đầu tư nước ngoài
vì các nhà đầu tư nước ngoài giảm đầu tư vào các nước đang bị khủng hoảng tiền tệ và
chuyển san g nước ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng hơn. Do đó nếu n ước ta quyết tâm cải
thiện mạnh môi trường đầu tư để môi trường đầu tư nước ta thông thoáng hơn, h ấp dẫn
hơn, cộng với những ưu thế là có môi trường chính trị ổn định, giá nhân công rẻ, lực lượng
lao động dồi dào, thị trường rộng lớn thì rất có thể Việt nam vẫn là sự lựa chọn hàng đầu
cho các nhà đầu tư nước ngoài.
1.4 Tác động đ ến ngân sách và đầu tư trong nước.
Khủng hoảng sẽ gây lúng t úng cho các ch ủ đầu tư kh i chọn hướng đầu tư sinh lời
mới và an toàn hơn, đồng thời kh ủng ho ảng cũng sẽ làm gia tăng tình trạng thụ động, kém
sôi động trong giới kinh doanh trong n ước. Vốn kinh doanh sẽ được găm giữ nhiều hơn,
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 17


chuyển hoá thành vàng n goại tệ nhiều h ơn. T iền gửi tiết kiệm có khả năng chuyển san g các
dạng tài sản khác an toàn hơn trước sự đe doạ phá giá VND và lạm phát dâng lên ( một lý
do làm tăng tình trạng này là sự giảm sút lòn g tin của n gười gửi tiền vào độ an toàn của các
ngân hàng trong nước). Do đó đầu tư sản xuất sẽ thu hẹp đi đôi với sự gia tăng thất nghiệp
trong nước. Gánh nặng "nợ khó đòi"có x u hướng gia tăng phổ biến. T hu ngân sách có khả
năng sẽ giảm sút do tình trạng suy giảm giá hàng x uất khẩu, khối lượng x uất khẩu và nhập
khẩu; mặc dù có thể hy vọng về khả năng tăng nguồn thu từ thuế xuất - nhập khẩu. Trong
khi đó, chi ngân sách lại có xu hướn g gia tăng do tăng chi phí dịch vụ nợ nước ngoài, các
khoản chi đột xuất, hỗ trợ các doanh n ghiệp nhà nước mất khả năng thanh toán, tăng các
chi phí nhập n guyên liệu từ bên ngoài Ngoài ra, cũng phải tính đến những chi phí để hạn
chế những hệ quả tiêu cực về m ặt xã hội của khủng hoảng và cải cách doanh nghiệp nhà
nước.
Tóm lại, kh ủng hoảng sẽ tiếp tục tác động đến Việt nam theo tất cả các kênh.
Nguy cơ lớn nhất mà tất cả các cuộc khủng hoảng đặt ra cho chúng ta là : nếu không nhận
thức đầy đủ những thách thức trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, hội nhập và bắt
kịp khu vực thì rất có thể sau một vài năm nữa thôi, khoảng cách chênh biệt, sự tụt hậu
giữa Việt nam và các nước trong khu vực đã thực hiện cải cách thành công sẽ càng đậm
nét hơn.
2. Tác động của cuộc khủng hoả ng tài chính Mỹ năm 2008-2009
2.1Tác động trực tiếp:
Tác động trực tiếp là không lớn vì ở Việt Nam ch ưa có định chế tài chính nào đầu tư
vào trái phiếu phái sinh MBS, CDO, CLO và các hợp đồn g cho vay cầm cố như Mỹ. T ác
độn g trực tiếp đối với nền kinh tế Việt Nam thì không lớn, vì chưa có định chế tài chính
nào của Việt Nam đầu tư vào trái phiếu MBS và các hợp đồng cho vay cầm cố như Mỹ.
2.2. Tác động gián tiếp:
Nói là không tác động lớn và không trực tiếp, nhưng khủng hoảng tài chính ở Mỹ
hiện nay cũng có những tác động nhất định đến thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam, vì
kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn ch iếm 30% tổng sản lượng, ch u ch uyển vốn thị trường thế
giới. Trong điều kiện hiện nay, tất cả các quốc gia đều đã hội nhập nên “nhất cử, nhất

độn g” của một nền kinh tế nào đó cũng có ảnh hưởng nhất định đối với thế giới, chưa nói
tới một nền kinh tế lớn như Mỹ. Nhưng tác động gián tiếp lại khá mạnh. Trước mắt có
những vấn đề, ví dụ lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế - LIBOR và SIBOR - đang
tăng. Nó có thể ảnh hưởng tới nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 18

doanh nghiệp. Mặc dù số nợ này không lớn, chỉ khoảng hai tỷ USD, nhưng n gười ta buộc
phải tái cấu trúc kỳ hạn và lãi suất, và như thế có thể ảnh hưởng tình hình tài chính của một
số ngân hàng và doanh nghiệp.
Khủng hoảng ở Mỹ có thể làm cho người dân dự đoán USD sẽ xuống giá và họ có
thể rút USD khỏi ngân hàng, hoặc bán USD mua tiền Việt gửi vào. Nó có thể làm cấu trúc
tài sản của các ngân hàng rơi vào thế bất lợi.
Trong lĩnh vực thương mại, một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao thì
nhiều nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó
khăn. Với Việt Nam cũng vậy, hiện nay 60% GDP của chúng ta là để phục v ụ cho xuất
khẩu, mà Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng dệt may, da giày, thuỷ sản
của Việt Nam. Khủng hoảng tài chính của Mỹ có thể làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào
Mỹ giảm mạnh vì hai lý do (1) Là hàng xuất khẩu của Việt Nam một phần lớn vẫn là các
loại hàng thô, trong khi giá các nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm, kể cả
khi không có khủng hoảng ở Mỹ, và (2) là sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo
hẹp thị trường nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi.
Không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia ở châu Á còn phải chịu những tác động
sâu xa hơn từ việc thị trường xuất khẩu lớn nhất bị suy thoái. Mỹ là một nền kinh tế 70%
tiêu dùng. Một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao, không còn vung tiền chi tiêu
mua sắm ôtô, tivi, tủ lạnh, thực phẩm thì các nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ
xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó kh ăn.
Giá bất động sản ở Việt Nam cũng có thể xuốn g thấp hơn nữa. Mà bất độn g sản
xuống thì tài sản ngân hàng cũng xuống theo và nợ xấu có thể tăng lên. Theo báo cáo của

Ngân hàng Nhà nước thì dư nợ cho vay bất động sản tính đến cuối tháng 9/2008 là 115.500
tỷ VND, chiếm 9,15% tổng dư nợ toàn hệ thống. Bao nhiêu là nợ đã quá hạn hoặc khó đòi
thì không có báo cáo.
Kết quả tài chính của nhiều ngân hàng thương mại có thể không được như mong
muốn vào cuối năm nay. Đấy là những tác động ngắn hạn.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể chững lại, thậm chí vốn đã cam kết sẽ
thực hiện trễ hơn bởi khoản g 80% vốn đầu tư vào Việt Nam là đi vay. Khi không đi vay
được thì nhà đầu tư sẽ khó giải ngân vào Việt Nam. Vốn cam kết thì lớn, nhưng vốn thực
hiện có thể thấp, tình hình giải n gân những tháng cuối năm sẽ gặp khó khăn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa gia nhập vào hệ thống thị trường chứng
khoán thế giới nên ảnh hưởng tương đối nhỏ. Lo ngại là phần lớn nhà đầu tư nước ngoài sẽ
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 19

rút vốn về khi nguồn vốn của họ bị co lại. Khi đó, một lượng không nhỏ USD sẽ ra khỏi
Việt Nam.
Dù vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trườn g chứng khoán Việt Nam không
nhiều, chỉ khoảng 20% tổng vốn, nhưng nếu họ rút ồ ạt thì sẽ ảnh hưởng ngay đến thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Nếu các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu bán ra thì các cơ quan chức năng của chúng
ta nên nghiên cứu vấn đề này. Do vậy, thời gian tới Ủy ban Chứng khoán, Ngân hàng Nhà
nước và Bộ Tài chính cần phải họp bàn xem các tổ chức nào sẽ có khả năng rút vốn ở thị
trường Việt Nam và cần dự báo các tổ chức đó bán cổ phần, cổ phiếu của Việt Nam đến
mức nào, ảnh hưởng ra sao đến dự trữ n goại hố i; cũng cần phải cảnh báo với thị trường và
các nhà đầu tư trong nước để tránh hoảng loạn trên thị trường.
Khu vực ngân hàng của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng không phải quá lớn.
Những ngân hàng nhỏ với vốn điều lệ dưới mức tối thiểu quy định 1.000 tỷ đồng có thể sẽ
phải sáp nhập với các ngân hàng lớn, nhưng sự đổ bể của hệ thống tài chính Việt Nam khó
có khả năng xẩy ra.

Nhưng lợi nhuận của nhiều ngân hàng có thể giảm, thậm chí một số có thể lỗ. Đến
cuối năm nợ xấu có thể tăng lên và lúc bấy giờ Chính phủ có thể buộc phải có giải pháp để
xử lý các khoản nợ xấu.

III. C ác biện pháp và bài học đối với Việt Nam
Việt Nam với một nền kinh tế thị trường còn nhiều yếu kém, đứng trước những
cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế cần lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển khôn
ngoan và bền vữn g. Đồng thời đưa ra những giải pháp mang tính vĩ mô để giúp nền kinh tế
giảm thiểu tối đa những tác động xấu từ khủng hoảng đó.
Việt Nam cần tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu
duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ m ô, chủ
độn g phòn g ngừa lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh. Giữ vững ổn
định chính trị xã hội, trật tự an toàn xã hội, trong đó mục tiêu hàng đầu là ngăn ch ặn suy
giảm kinh tế. Khôi phục và mở rộng thị trường bên ngoài đi đôi với việc đề phòng các biện
pháp bảo hộ mậu dịch, nhưng không lơi lỏn g thị trường trong nước, tạo dựng môi trường
kinh doanh thật thông thoáng để th u hút các nguồn vốn đầu tư cả trong lẫn ngoài nước, đề
phòng lạm phát tái bùng nổ, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là giảm thiểu bội chi n gân
sách, thu hẹp các biện pháp cứu trợ kinh tế từ ngân sách. Đặc biệt chú trọng xử lý các vấn
đề xã hội do kinh tế giảm sút gây ra, nhất là tình trạng tái nghèo.
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 20

1. Phối hợp hài hòa sự can thiệp của Nhà nước và sự điều tiết của thị trường.
Những cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ khu vực và thế giới đã, đang và
sẽ còn chứng tỏ, khi có “bàn tay hữu hình” của Nhà nước hoặc nắm quá chặt hoặc bị buông
lỏng quá mức, và cả khi “bàn tay vô hình” của thị trường bị lạm dụng và đề cao thái quá,
đều có nguy cơ dẫn đến cực đoan có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế.
Để các quy luật kinh tế khách quan vận động có lợi nhất cho xã hội, các khiếm
khuyết của thị trường tự do phải được sửa chữa bằng sự can thiệp chủ động và tích cực của

Nhà nước mang tính pháp quyền và đại diện cao, sử dụng các công cụ hiệu quả hơn cho
các lợi ích chung của đất nước. Đồng thời, tăng cường cạnh tranh thị trường lành mạnh với
luật pháp, chế tài, điều tiết, kiểm soát, giám sát của Nhà nước với thông tin công khai,
minh bạch.
Nhà nước ban hành những chính sách điều tiết thị trường như chính sách tài khóa,
chính sách tiền tệ linh hoạt, mềm dẻo. Cơ cấu lại và hoàn thiện thể chế giám sát hệ thống
tài chính tiền tệ, nhất là các ngân hàng, bao gồm rất nhiều ngân hàng tư nhân và cả ngân
hàng nước ngoài; thị trường chứng khoán, bất động sản trở thành yêu cầu bức bách và cực
kỳ quan trọng đối với sự ổn định kinh tế - xã hội.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang từng bước phối hợp hài hòa sự can thiệp
của Nhà nước và sự điều tiết của thị trường. Điển hình như trong lĩnh vực Ngân hàng, đã
có rất nhiều Ngân hàng lớn thực hiện cổ phần hóa thành công. Phối kết hợp sự quản lý của
Nhà nước và Ngân hàng TW với những người điều hành Ngân hàng để giảm thiểu những
rủi ro của thị trường đồng thời tăng tính cạnh tranh và đạt lợi nhuận cao h ơn.
Ngoài ra, việc cơ cấu lại vị thế của các quốc gia trong nền kinh tế và cả ch ính trị
cũng như hệ thống tài chính - tiền tệ quốc tế, cần chủ độn g định vị vị thế của mình, trong
một thế giới đã thay đổi ở thời kỳ hậu khủng hoảng. Chủ độn g mở cửa, hợp tác quốc tế,
tham gia các hợp tác song phương, đa phương. Hơn bao giờ hết nhu cầu phối hợp quốc tế
chống khủng hoảng và suy thoái tăng cao.
2. Coi trọng tính đồng bộ và chú ý đến tính 2 mặt của các giải pháp, chính sách
Các giải pháp và công cụ chính sách cần có trọng tâm, trọng điểm được cụ thể hóa
thành cơ chế tổ chức thực hiện trong thực tiễn, có sự đồng bộ, nhất quán giữa việc ban
hành, triển khai, giám sát, kiểm tra và chế tài hiệu quả các vi phạm chính sách. Đặc biệt
cần nâng cao chất lượng công tác và dịch vụ thông tin, dự báo và chủ động các giải pháp,
phương án phòng ngừa, n găn chặn khủng hoảng.
Ngoài ra cần coi trọng việc xây dựng số liệu thống kê và dữ liệu thông tin quốc gia
và chuyên ngành hiện đại, có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng về quản lý Nhà
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 21


nước các cấp, kinh doanh và nghiên cứu khoa học. Khắc phục tình trạng phân tán, chia cắt,
đón g băng và thiếu chuẩn hóa thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý thông tin, gây
khó khăn cho các đơn vị và cá nhân có nhu cầu tiếp cận, khai thác và sử dụng thông tin
này.
Chẳng hạn, đối với lĩnh vực Ngân hàng song son g với việc ban hành các chính
sách, công cụ về lãi suất, tỷ giá … Ngân hàng Nhà nước đã thành lập hội đồn g giám sát và
quản lý rủi ro đối với hoạt động của các Ngân hàng TMCP. Đây là một công tác mang hiệu
quả thực tế cao. Có như vậy m ới kiểm tra, kiểm soát, giám sát được hoạt độn g của các
Ngân hàng.
Các biện pháp về tài chính-tiền tệ
Chính sách tiền tệ theo hướn g cơ bản và m ục tiêu giữ vững giá trị đối nội và đối
ngoại của đồng Việt Nam, tăng cường huy động mọi nguồn vốn trong nước để đầu tư, cho
vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, chính sách lãi suất tín dụng đồn g Việt Nam linh
hoạt trên cơ sở phản ánh đún g cung – cầu tín dụng thực tế trên thị trường.
Xây dựng chính sách tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá phù hợp với cung – cầu.
Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp xác định tỷ giá sát thực hơn nhằm xây dựng một mức
tỷ giá thực tương đối của đồng Việt nam, trên cơ sở đó xây dựng các hàm tỷ giá mục tiêu
hợp lý đối với từng thời kỳ phát triển kinh tế để có chiến lược điều hành cụ thể.
Kiện toàn và phát triển hệ thống Ngân hàng lành mạnh, hiện đại. Hoàn thiện các
chế tài, khung pháp lý thông qua các quy chế tạo ra một cơ sở pháp lý chuẩn mực cho các
Ngân hàng hoạt động. Sắp xếp cơ cấu lại các Ngân hàng thương mại ( đặc biệt là các Ngân
hàng thương mại cổ phẩn), có biện pháp dứt khoát như sát nhập hay giải thể các Ngân
hàng nhỏ, hoạt động yếu kém thua lỗ. Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng của hệ
thống Ngân hàng để giảm tối đa mức nợ quá hạn, nợ đọn g và nợ khó đòi, có chính sách
quản lý v ay trả nợ cụ thể đối với doanh nghiệp Việt Nam, đối với các Ngân hàng thương
mại bảo lãnh và xây dựng kế hoạch xử lý các khoản nợ nước n goài ở tầm vĩ mô.
3. Những giải pháp và bài học đối với doanh nghiệp của Việt Nam
Thứ nhất, quá trình cơ cấu lại nền sản xuất theo hướng tiết kiệm năng lượng,
nguyên liệu, chú trọng các nguồn năng lượng tái sinh, sử dụng công nghệ thân thiện với

môi trường.
Thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, tập trung vào tái cấu trúc các ngành sản xuất,
dịch vụ, thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp, chuyển đổi m ô hình tăng trưởng hướng mạnh
vào phát triển theo chiều sâu chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 22

lượng cao, kỹ năng quản lý hiện đại, nâng cao giá trị nội địa và sức canh tranh của sản
phẩm, của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa và đa phương hóa thị trường xuất nhập khẩu của
mình. Nghĩa là phân tán thị trường, bên cạnh những thị trường lớn như thị trường Mỹ,
Nhật, EU cần tạo thêm nhiều thị trường khác như thị trường các nước châu Á, châu Phi,
châu Mỹ Latinh…Có thể các thị trường nhỏ tính hiệu quả kinh tế khôn g cao như thị trường
lớn nhưng khi có biến động thì sự ảnh hưởng tiêu cực của nó đến thị trường là có thể lường
trước được.
Đổi m ới doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Việc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp cụ thể như: Cổ phần hóa, đa dạng
hóa sở hữu, cho thuê, khoán quản lý và củn g cố doanh nghiệp Nhà nước sẽ có ý nghĩa rất
lớn trong việc làm lành mạnh môi trường kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao được chất
lượng, từng bước điều ch ỉnh lại thị trường trong nước, cạnh tranh với hàng nhập khẩu và
hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Tiếp tục thực hiện các giải pháp chính sách để ổn
định nền kinh tế vĩ mô, đổi mới và hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động kinh doanh. Mọi doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế phải được
bình đẳng về nghĩa vụ quyền lợi và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường theo đúng pháp
luật.
Chỉ giữ lại những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả và giữ vai trò xương
sống, then chốt cho nền kinh tế, còn lại tiến hành cổ phần hóa, cho thuê, khoán quản lý
hoặc giải thể, thanh lý bán các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả.
Và hết chúng ta cần khai thác thị trường nội địa ở trên tất cả các hàng hóa, dịch vụ.

Vì đó là thị trường căn bản nhất, an toàn nhất. Đẩy mạnh sản x uất và tiêu dùng nội địa,
giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường quốc tế. Với thị trường nội địa, chú trọng phát triển
các n gành kinh tế mũi nhọn đồn g thời không ngừng củng cố và đa dạng hóa các ngành
kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế phụ trợ, bởi ở Việt Nam ngành kinh tế này chủ yếu là
nhập khẩu, phụ thuộc vào thị trường thế giới. Khi có biến độn g xảy ra, chi phí nhập khẩu
nguyên liệu, nhiên liệu tăng đột biến và giá xuất thành phẩm lại giảm gây bất lợi cho
doanh nghiệp Việt Nam nói chung và nên kinh tế trong nước nói chung.
Trong lĩnh vực thương m ại
Có thể nhận định rằng tác động của cuộc khủng hoảng đối v ới Việt Nam dễ nhận
thấy nhất là ở tron g lĩnh vực này. Hoạt động thương mại đang phải chịu tác động trực tiếp,
nặng nề, bởi vậy bằng mọi cách chúng ta phải có biện pháp để trụ vững trên các thị trường
xuất khẩu truyền thốn g của ta đặc biệt là thị trường tiêu thụ gạo, cao su, chè, cà ph ê, hải
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 23

sản, may mặc, giày dép… Có các đối sách thương mại đúng đắn, khắc phục những điểm
yếu, phát huy lợi thế cạnh tranh so với h àng nước n goài.
Phát triển và mở rộng hơn nữa thị trường x uất khẩu, ban h ành thêm các chính sách
hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu trong thời điểm này là cần thiết, nên dành một khoản tín
dụng ưu đãi đặc biệt để cho vay hỗ trợ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Chính Ph ủ nên
thành lập một cơ quan chức năng nghiên cứu thị trường quốc tế từ đó đưa ra các thông tin
công khai, chính xác để hướng dẫn các doanh n ghiệp Việt Nam tìm hiểu và xâm nhập vào
thị trường lớn. Có thể cho phép và khuyến khích thành lập các trung tâm chuyên kinh
doanh thông tin giữa trong và ngoài nước, thực chất đây là hình thức môi giới để đưa cung
gặp cầu, chẳng h ạn tìm khách hàng và tìm nhà cung cấp. Để làm tốt công tác Marketing,
cần phải tổ chức tiến hành các hoạt động về dịch vụ ngoại thương, về hội chợ triển lãm
trong nước và quốc tế kết hợp với hội thảo tư vấn đầu tư, thương mại cho các nhà đầu tư.
Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài
Trước những khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng và đặc biệt là sự giảm

sút lòng tin của giới đầu tư vào khu vực này, Việt Nam là một nước trong khu vực ch ắc
chắn cũng bị ảnh hưởng, do vậy chúng ta cần thực hiện một số giải pháp nhằm khôi phục
lòng tin từ giới đầu tư:
- Trước mắt cũng như lâu dài cần chấn chỉnh lại việc quản lý hành chính của các ngành,
các địa phương khi cấp giấy phép đầu tư, nh ư các thủ t ục cấp đất, đền bù, xây dựng các
công trình hạ tầng cơ sở…
- Nghiên cứu mở rộng hơn nữa các hình thức đầu tư, mở thêm kênh đầu tư gián tiếp
nhưng ở mức độ phù hợp với công cụ kiểm soát, cho phép người nước ngoài m ua cổ
phiếu, trái phiếu của côn g ty cổ phần và các doanh n ghiệp cổ phần hóa, mở rông các
nghiệp vụ thẩm định đánh giá doanh nghiệp nhằm thông tin chính xác cho các nhà đầu
tư. Ưu tiên các dự án sử dụng nhiều lao động, tạm thời hạn chế các dự án phải nhập
nhiều máy móc thiết bị và nguyên liệu từ nước n goài.
- Hoàn thiện chiến lước và chính sách sử dụng vốn ODA sao cho hiệu quả. Có biện pháp
đẩy nhanh tiến độ giải ngân n guồn vốn ODA\
- Đổi mới cơ chế và chính sách vay nợ nước ngoài, đặc biệt phải kiểm soát chặt chẽ việc
sử dụng tín dụng ngắn hạn cho đầu tư.
- Đầu tư từ ngân sách Nhà nước cần được tính toán kỹ từng bước và từng công trình với
đòi hỏi hiệu quả kinh tế xã hội cao. Thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm. giảm bội
chi ngân sách Nhà nước, dành vốn cho đầu tư phát triển.
Khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế

Nhóm 7 – Lớp CH 6B TM 24

Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam song son g với tăng trưởng và phát triển, tối
đa hóa lợi nhuận là các giải pháp quản trị rủi ro, kiểm tra, giám sát các hoạt động thực tiễn.
Điều này được thấy rõ trong lĩnh vực Ngân hàng với quản trị rủi ro chặt chẽ, hệ thống quản
lý, phê duyệt nhiều phân cấp đã ngày càng bộ c lỗ rõ ưu điểm và giảm thiếu tối đa những
rủi ro đối với Ngân h àng.
Đối với Việt Nam, các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế tuy không ảnh hưởng
trầm trọng như các nền kinh tế lớn khác, nhưng cũng là một mắt xích trong hệ thống kinh

tế của khu vực và thế giới, nếu không kịp thời có những đối sách để phòng tránh, hạn chế
khắc phục những tác h ại của nó thì cũng sẽ gây ra h ậu quả lan truyền nghiêm trọng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm, đưa ra những
giải ph áp hạn chế và khắc ph ục những tác động tiêu cực của các cuộc khủng hoảng đối với
nền kinh tế Việt Nam trong thời gian này là hết sức cần thiết giúp Việt Nam vượt qua
những khó khăn, thách thức và tăng trưởng bền vữn g.




×