Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.57 MB, 84 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LỚP 4

LỜI NÓI ĐẦU

Các em học sinh thân mến!
Với mục tiêu đáp ứng nội dung giáo dục địa phương của Chương trình giáo
dục phổ thơng 2018, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lớp 4
là tài liệu giúp các em thực hiện những hoạt động học tập trải nghiệm, tìm hiểu
một số nội dung lịch sử, văn hoá, nghệ thuật đặc trưng của địa phương mình.
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lớp 4 được biên soạn
thành 6 chủ đề:
Chủ đề 1: Địa lí địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chủ đề 2: Đồng dao địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu
Chủ đề 3: Lễ hội địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu
Chủ đề 4: Nhạc cụ truyền thống địa phương
Chủ đề 5: Sản phẩm thủ công mĩ nghệ địa phương
Chủ đề 6: Di tích lịch sử – văn hố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Mỗi chủ đề được tổ chức thành các hoạt động: Khởi động; Khám phá; Luyện
tập; Vận dụng, đảm bảo tính kế thừa, kết nối giữa các hoạt động trải nghiệm với
các mơn học trong nhà trường. Qua đó, giúp các em vận dụng được kiến thức
đã học vào thực tiễn đời sống tại địa phương, phát triển các phẩm chất và năng
lực cần thiết.
Chúc các em có những trải nghiệm thú vị với Tài liệu giáo dục địa phương
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lớp 4.

BAN BIÊN SOẠN



2

KÍ HIỆU SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆU

Khởûi động
Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm cá
nhân để tham gia hoạt động tạo hứng thú, tò
mò vào chủ đề mới.

Khám phá
Học sinh thực hiện các hoạt động quan sát,
thảo luận, tìm tịi, tìm kiếm thơng tin nhằm phát
hiện và chiếm lĩnh những điều mới, chưa biết
của chủ đề.

Luyện tập

Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng được
trang bị để giải quyết các vấn đề, tình huống,
chủ đề luyện tập tương tự hay biến đổi,… nhằm
khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo
một cách chắc chắn.

Vận dụng
Học sinh giải quyết các vấn đề của thực tế
hoặc vấn đề có liên quan đến tri thức của chủ
đề từ đó phát huy tính mềm dẻo của tư duy, khả
năng sáng tạo.


3

MỤC LỤC

Lời nói đầu ............................................................................................. 2
Kí hiệu sử dụng trong tài liệu .............................................................3
CHỦ ĐỀ 1
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ................................5
CHỦ ĐỀ 2
ĐỒNG DAO ĐỊA PHƯƠNG BÀ RỊA – VŨNG TÀU ...................... 15
CHỦ ĐỀ 3
LỄ HỘI ĐỊA PHƯƠNG BÀ RỊA – VŨNG TÀU................................ 37
CHỦ ĐỀ 4
NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG ................................. 45
CHỦ ĐỀ 5
SẢN PHẨM THỦ CÔNG MĨ NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG...................... 54
CHỦ ĐỀ 6
DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU .............................................................................................65
Giải thích thuật ngữ............................................................................80
Danh sách hình ảnh sử dụng trong tài liệu ................................ 83

4

CHỦ ĐỀ

1

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU


Khởûi động
Đố vui cùng học sinh:

Tỉnh gì quê chị Sáu
Thành phố biển kiêu sa

Nơi tự hào dầu khí
Có Cơn Đảo bài ca?

1. Những câu thơ trên nhắc đến tỉnh, thành phố nào của Việt Nam?
2. Những câu thơ trên đã đề cập đến đặc điểm nổi bật gì của tỉnh, thành

phố vừa nêu?

Khám phá

Hoạt động 1 Tìm hiểu về vị trí địa lí của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Dựa vào bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (hình 1) và thơng tin bên
dưới, em hãy:

– Cho biết tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở vùng nào của nước ta.
– Xác định ranh giới và vị trí tiếp giáp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Cho biết từ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể đến các tỉnh, thành phố khác bằng
những phương tiện nào.
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh ven biển phía đơng của vùng Đơng Nam Bộ,
nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có diện tích tự nhiên
hơn 1 980 km², gồm phần đất liền và hải đảo.

5


Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Phần đất liền của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giáp tỉnh Đồng Nai về phía bắc
và giáp Thành phố Hồ Chí Minh về phía tây, phía đơng giáp tỉnh Bình Thuận,
phía nam giáp Biển Đông.

Hình 2. Thành phố biển Vũng Tàu

6

Phần hải đảo của tỉnh có huyện Cơn Đảo với diện tích hơn 76 km² nằm
cách thành phố Vũng Tàu khoảng 200 km về phía tây nam. Cơn Đảo
có khoảng 16 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Cơn Sơn có diện tích lớn nhất,
khoảng 57,5 km².

Hình 3. Một góc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Với vị trí địa lí đặc biệt, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được xem là cửa ngõ
hướng ra biển của các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, là đầu mối giao lưu
với các nước trong khu vực và quốc tế bằng đường biển. Bên cạnh đó, vị trí
địa lí còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.

Hoạt động 2 Khám phá những đặc điểm cơ bản về tự nhiên của tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu
Dựa vào kiến thức đã học, các hình và thơng tin trong bài, em hãy:
– Kể tên các dạng địa hình của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mà em biết.
– Cho biết tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc kiểu khí hậu gì. Nêu một số đặc điểm
cơ bản của kiểu khí hậu đó.
– Nêu các đặc điểm cơ bản về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


7

Địa hình

Hình 4. Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có các dạng địa hình tương đối đa dạng, gồm
đồi núi thấp, đồng bằng nhỏ, các đồi cát, dải cát chạy dọc theo bờ biển.
Tồn tỉnh có hơn 3/4 diện tích là đồi núi, thung lũng thấp, có trên 50 ngọn
núi cao 100 m trở lên, lan ra sát biển tạo thành nhiều vũng, vịnh, mũi, bán
đảo, đảo.

Hình 5. Từ đỉnh núi Nhỏ hướng ra biển

Khí hậu

Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa
rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô (từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau). Khí hậu ơn hồ và ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

8

Sơng ngịi

Hình 6. Sơng Dinh

Tỉnh có ba hệ thống sơng lớn: sơng Thị Vải, sơng Dinh, sơng Ray.
Bên cạnh đó, có hệ thống sông nhỏ khá dày đặc, tạo nên nguồn nước

ngọt dồi dào cung cấp cho nhu cầu của người dân.
Đất

Tài nguyên đất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng khá phong phú với ba

nhóm đất chính, gồm: đất đỏ vàng; đất xám bạc màu; đất cát, đất phèn,
đất mặn. Trong đó, đất đỏ vàng là nhóm đất có diện tích lớn nhất của tỉnh
(chiếm hơn một nửa tổng diện tích đất tồn tỉnh). Đây là điều kiện thuận
lợi cho tỉnh phát triển đa dạng hoá các loại cây trồng như rau, hoa cảnh,
cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…

Sinh vật

Hình 7. Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc

9

Tỉnh có diện tích rừng tự nhiên hơn 20 000 ha với hệ sinh thái đặc trưng
là rừng mưa nhiệt đới gió mùa. Thành phần động, thực vật phong phú và
đa dạng; vùng biển giàu hải sản.

Khoáng sản
Khoáng sản chủ yếu của tỉnh là dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng thềm lục
địa. Ngồi ra cịn có các loại khống sản khác như cát, đá xây dựng,…

Hoạt động 3 Khám phá một số hoạt động kinh tế tiêu biểu của tỉnh Bà Rịa

– Vũng Tàu
1. Công nghiệp
Em hãy nêu tên các ngành kinh tế được đề cập đến trong các hình bên dưới và
cho biết các ngành đó thuộc nhóm ngành kinh tế nào.

Hình 8. Giàn khoan ngoài khơi

của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Hình 9. Cơng ty nhiệt điện
Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ

10

Hình 10. Xưởng đóng tàu tại
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Hình 11. Cơng nhân đang
chế biến hải sản tại xí nghiệp

Công nghiệp là một trong những ngành thế mạnh của tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu. Một số ngành cơng nghiệp mũi nhọn của tỉnh như khai thác dầu
khí, đóng tàu, luyện kim, sản xuất điện năng, sản xuất phân đạm, chế biến
thuỷ – hải sản,…

2. Kinh tế biển
Dựa vào kiến thức đã học, các hình và thơng tin trong bài, em hãy kể tên các
ngành kinh tế biển đã và đang phát triển tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

11

Hình 12. Cảng Gemalink,
thị xã Phú Mỹ

Hình 13. Bãi Trước,
thành phố Vũng Tàu


Hình 14. Ngư dân huyện
Long Điền đang vận chuyển

cá vào bờ

12

Để phát huy tối đa những ưu đãi của tự nhiên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
trong những năm qua đã không ngừng đổi mới và đẩy mạnh phát triển
các ngành kinh tế biển như du lịch biển, giao thông vận tải biển, khai thác
và nuôi trồng thuỷ – hải sản,...

Hình 15. Ứng dụng điện thoại thơng minh trong kiểm tra q trình chăm sóc rau
và tiêu thụ sản phẩm

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 7, nhiệm kì 2020 – 2025,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khẳng định sẽ tiếp tục phát triển thành tỉnh mạnh
về công nghiệp, cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao. Phấn đấu
đến năm 2025 giữ vững vị trí là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển
trong cả nước.

Luyện tập

Hoạt động 1 Em hãy giới thiệu bằng lời kết hợp với hình ảnh, bản đồ về

vị trí địa lí của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hoạt động 2 Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện những đặc điểm cơ bản về tự nhiên

của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


13

Vận dụng

Hoạt động 1 Vẽ hình bơng hoa, mỗi cánh thể hiện một hoạt động kinh tế

tiêu biểu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hoạt động 2 Em hãy xác định trên hình dưới đây các địa điểm du lịch của

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cho biết em đã từng tham quan địa
điểm du lịch nào của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hãy giới thiệu
với các bạn về địa điểm đó.

Hoạt động 3 Em hãy cùng các bạn thi đua vẽ tranh cổ động, tuyên truyền về

bảo vệ môi trường hoặc quảng bá cho một ngành kinh tế nào
đó của quê hương Bà Rịa – Vũng Tàu mà em yêu thích nhất.
14

CHỦ ĐỀ

2
ĐỒNG DAO ĐỊA PHƯƠNG BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bài 1: Giới thiệu chung về đồng dao

Khởûi động
1. Cùng bạn đọc một trong các bài đồng dao dưới đây:


Cơn Cơn mưa đằng đông
Mưa Vừa trông vừa chạy
Cơn mưa đằng tây
Mưa dây bão giật Tập Mời các bạn
Cơn mưa đằng nam tầm Đoán sao cho đúng
vông
Vừa làm vừa ăn Tập tầm vó
Cơn mưa đằng bắc Tập tầm vông Tay nào có
Tay khơng tay có Tay nào không?
Lắc rắc vài hạt. Có có khơng khơng.
Tập tầm vó
Tay có tay khơng

15

Nghé ọ, nghé ơ! Chị ru em

Nghé ọ, nghé ơ! Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Nghé ra đồng lúa Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà
Nghé chạy đồng bông
Nghé chớ đi rong Buồn ăn bánh đúc bánh đa
Hư bông gãy lúa Củ từ, khoai nướng, xu xoa, bánh giò

Ơi à ơi! Ru em em ngủ cho rồi
Chị đi rửa chén, chị ngồi vá may

Ru em em ngủ cho say
Để cha đi cày, để mẹ trồng khoai.


2. Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài đồng dao.

Khám phá

Hoạt động 1 Giới thiệu chung về đồng dao

Đọc thông tin trong khung bên dưới và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một
đáp án.

1. Đồng dao do ai sáng tác?
 Trẻ em
 Nhạc sĩ
 Người lớn

16

2. Đồng dao được sáng tác dành cho ai?
 Trẻ em
 Ông bà
 Người lớn (Bố, mẹ, anh, chị,...)

3. Đồng dao thường được đọc hoặc hát vào lúc nào?
 Đi học
 Làm việc
 Vui chơi
 Đi ngủ

Đồng dao là những tác phẩm thơ ca dân gian của thiếu nhi
hoặc được người lớn sáng tác dành cho thiếu nhi, thường được
các em đọc hoặc hát trong lúc lao động, vui chơi, ru em ngủ.


Giống như các địa phương khác, trẻ em ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
cũng được làm quen với đồng dao từ nhỏ và rất hứng thú khi được
đọc hoặc hát các bài đồng dao.

Hoạt động 2 Nội dung của đồng dao

Xác định nội dung của mỗi bài đồng dao ở hoạt động Khởi động bằng cách
chọn ý ở cột A sao cho phù hợp với mỗi thẻ ở cột B.

A B

1 Lời chị hát ru em.

2 Giải thích các hiện tượng thời tiết.

3 Lời hát khi chơi trò chơi Tập tầm vơng.

4 Lời trị chuyện với con nghé trong lúc làm việc đồng áng.

17

Đồng dao giúp các em có thêm hiểu biết về thế giới tự nhiên,
nói về cuộc sống vui chơi, ca hát hoặc cuộc sống lao động của trẻ.

Hoạt động 3 Hình thức thể hiện của đồng dao

Dựa vào nội dung các bài đồng dao ở hoạt động Khởi động và những thông
tin trong bài, thực hiện các yêu cầu dưới đây:


1. Mỗi bài đồng dao ở hoạt động Khởi động được sáng tác theo thể thơ nào?

A B

1
Lục bát

2
4 chữ

3
3 chữ kết hợp với 4 chữ

4

2. Chỉ ra các tiếng cuối mỗi dòng bắt vần với nhau trong bài đồng dao sau:

Hạt mưa hạt móc

Hạt mưa hạt móc
Tôi ở trên cao

Tôi rơi xuống đất
Tưởng rằng tôi mất
Chẳng hố tơi khơng

Tôi chảy ra sông
Ni lồi tơm cá
Qua các làng xã
18


Theo máng theo mương
Cho người trồng trọt
Thóc vàng chật cót
Cơm trắng đầy nồi
Vậy chớ khinh tôi
Hạt mưa hạt móc.

3. Sử dụng /, // để xác định tiếp nhịp thơ trong bài đồng dao sau:

Ơng tiển ơng tiên

Ơng tiển/ ơng tiên Để về ơng thổi.

Ơng có/ đồng tiền Ông mua cái chổi,

Ông giắt mái tai Về ơng qt nhà.

Ơng cài lưng khố. Ơng mua con gà,

Ơng ra ngồi phố Về cho ăn thóc.

Ơng mua miếng trầu, Ơng mua con cóc,

Ơng nhai nhóp nhép. Về thả gầm giường.

Ông mua mớ tép, Ơng mua nén hương,

Về ơng ăn cơm. Về ơng cúng cụ.


Ơng mua bó rơm,

Đồng dao thường được sáng tác theo thể thơ 3 chữ, 4 chữ, cũng
có bài được sáng tác theo thể thơ 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, thể lục bát
hoặc kết hợp.

Các bài đồng dao 4 chữ phổ biến với cách ngắt nhịp 2/2.

19

Luyện tập
Đọc bài đồng dao sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Gánh gánh gồng gồng

(Trích)

Gánh gánh gồng gồng
Gánh sông gánh núi
Gánh củi gánh cành
Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp
Nấu nồi cơm nếp
Chia ra năm phần
Một phần cho mẹ
Một phần cho cha
Một phần cho bà
Một phần cho chị
Một phần cho anh.


1. Nội dung của bài đồng dao là gì?
 Nói về hoạt động múa hát của các em thiếu nhi.
 Nói về niềm vui ca hát của các em thiếu nhi.
 Nói về cuộc sống vui chơi của các em thiếu nhi.
 Nói về cuộc sống lao động của các em thiếu nhi.

20


×