Phần 1: Những thu hoạch rút ra sau khi nghe 3 buổi báo cáo
1/ Buổi 1: Quy trình sản xuất, truyền thông của cuốn sách “Súng, vi trùng và
thép” của NXB Omega – Báo cáo viên Vũ Trọng Đại
Qua buổi báo cáo, em đã được tiếp nhận khá lớn một số thông tin hữu ích
thơng qua việc lắng nghe q trình làm sách, giao dịch bản quyền với tác giả quốc
tế, hoạt động xuất bản diễn ra như nào hay truyền thông cuốn sách để mọi người
biết ra sao.
Mở đầu của cuộc báo cáo, em được nghe về hoàn cảnh dịch bệnh đã cản trở
kế hoạch xuất bản sách của NXB Omega. “Khủng hoảng” là từ mà giám đốc
Omega đã nhấn mạnh khi nói về thời gian dịch bệnh kéo dài vừa qua nhưng đáng
chú ý hơn cả là việc NXB đã vượt qua nó và tiếp tục thực hiện kế hoạch xuất bản
của mình. Đầu tiên, về mặt thái độ khi đối mặt với các khủng hoảng của NXB,
đó là việc dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi để “phòng thủ”, tiết
giảm tất cả chi phí để ni bộ máy. Chờ đợi, tìm thời cơ để trở lại và đưa ra các
biện pháp sống chung với cơn khủng hoảng, lường trước những vấn nạn sắp tới.
Những hành động cụ thể được báo cáo viên nêu ra như “Ngay trong tháng 2-
2020, dừng một loạt những cuốn sách dự kiến xuất bản trong quý 1-2020, tiêu
chí dựa vào tính cần thiết của cuốn sách tại thời điểm đó để quyết định tiếp tục
hay dừng lại.” cho thấy tầm nhìn của NXB Omega để tối ưu khả năng chi trả sao
cho phù hợp. Và cuốn sách “Súng, vi trùng và thép” đươc NXB chọn để thực
hiện ngay bởi tính cần thiết, phù hợp của nó đối với hoàn cảnh dịch bệnh và con
người. “Bình thường cuốn sách “Súng, vi trùng và thép” chỉ bán được 2000 bản
trong 1 năm nhưng riêng từ lúc dịch bệnh trở nên căng thẳng, cụ thể là tháng 2-
2020 đến hết năm, cuốn sách đã phát hành bìa mềm lên tới 7000 bản”. Điều đó
thể hiện rằng, khi quyết định xuất bản một cuốn sách, ta cần đặc biệt chú ý tới
nhu cầu người đọc tại thời điểm đó cũng như hồn cảnh về mặt kinh tế, xã hội,
chính trị để có thể đạt được kết quả ưng ý nhất.
Tiếp tới, báo cáo viên đã mơ tả hành trình sản xuất, kinh doanh của cuốn
“Súng, vi trùng và thép” thông qua video ngắn, powerpoint rất rõ ràng. Từ đó mà
em rút ra được việc chăm chút mặt hình thức(video, powerpoint,…) khi mà
thuyết trình về sách sao cho tốt nhất để gây ấn tượng. Việc đó sẽ có ích trong q
trình tổ chức bản thảo, thuyết phục các nhà đầu tư, NXB chọn sách của mình.
Thứ nhất, anh Đại (em xin phép được gọi tắt) đã chia sẻ, lý giải bìa sách do NXB
xuất bản. Điều này thực sự gây hứng thú cho em, về hình ảnh viên đạn (Súng),
hình con Virus (vi trùng) lấy cảm hứng từ virus corona (tiếp cận thức thời) và
thép đã tác động tới đời sống con người một cách mạnh mẽ. Tiếp tới, yếu tố gây
nên sức hút của một cuốn sách chính là giải thưởng sách quốc tế, giải thưởng
sách Việt Nam – điều tạo nên sự bảo đảm về chất lượng. Đặc biệt, việc xuất bản
phiên bản đặc biệt cho cuốn sách là điều cực kì thú vị mà chắc chắn em sẽ ghi
nhớ và học hỏi.
Sau đó, mấu chốt quan trọng mà em nhận thấy trong việc xuất hành sách chính
là thời điểm phát hành. Việc chọn sai hay đúng thời điểm tác động tới doanh thu
gần như là 70% của kế hoạch xuất bản. Tiếp đó là phân tích về đối tượng độc giả
của cuốn sách để xác định hướng đi trước mắt.
• Về phần câu hỏi, giao dịch bản quyền được báo cáo viên trả lời theo trình
tự rất logic – em xin phép rút gọn:
1. Phân tích thị trường, nhu cầu và thị hiếu của độc giả
2. Tìm kiếm khai thác đề tài, nội dung tương ứng
a) Tìm kiếm trên các trang thơng tin, giới thiệu sách có uy tín (amazon,
goodreads, …)
b) Các sách đạt giải thưởng văn học quốc tế,…
c) Đề tài nào thì hỏi chuyên gia của đề tài đấy. VD: Sách lịch sử thì hỏi
các chuyên gia Sử học ở Việt Nam để tham khảo, lấy ý kiến
d) Hỏi trực tiếp độc giả về sách mà số đông muốn
3. Mua bản quyền nước ngoài
- Đặt offer, chốt hợp đồng (1 tháng – 1 năm )
- Chuyển giao nội dung, bìa,… cho ban biên tập
Ban biên tập sẽ thực hiện tổ hợp công việc như biên tập, hiệu đính, dàn
trang,…
• Về mặt Marketing, truyền thơng:
- Tích cực sáng tạo những cách tiếp cận mới mẻ, có thể góp ý cho ban
biên tập về hình thức để hỗ trợ cho phần quà tặng đi kèm thực tế như
bookmark, bút,…
- Tiếp cận tới người đọc qua nhiều hình thức: facebook, quà tặng,… và
gài gắm một chút nội dung chính, tiêu điểm vào tâm trí người xem.
- Mục đích chính: Lan tỏa truyền thơng càng rộng thì càng tạo nên nhiều
đột phá, dễ phát hành hơn.
• Tạo ra những chính sách ưu đãi giảm giá
Về ebook và audiobook, sách cũng được phát hành ở 2 công ty Waka và
Fonus cũng như là giới thiệu Podcast – một hình thức bình luận về vấn đề
chính trị, xã hội,… phù hợp với xuất bản và đang có xu thế ngày nay.
• Người dịch giả, biên tập
- Có kiến thức đủ rộng về thể loại (khó khăn về nội dung)
- Khó khăn về thiết kế bìa sách (nhiều bất đồng về quan điểm)
• Cơng việc in ấn: Giám sát phải thật tỉ mỉ
- Kiểm tra sách mẫu, thông qua trưởng Ban biên tập để kiểm tra đủ tiêu
chí hay chưa (chữ, các trang có dính nhau hay không, chỉ gáy, tỉ lệ,…).
- Chất lượng in ấn của một cuốn sách sẽ quyết định giá trị cuối cùng của
cuốn sách
Dù nội dung sách không vi phạm điều 10 luật Xuất bản, biên tập viên
vẫn phải chú ý tới những chi tiết, vấn đề với bên tác giả thì được nhưng ở
Việt Nam thì phản cảm, tiêu cực. Sàng lọc công tác biên dịch, lựa chọn
những người có chun mơn.
2/ Buổi 2: Báo cáo thực tiễn: “Truyền thông và Digital Marketing trong thời
đại số” của giảng viên TS Đào Cư Phú
Buổi thứ hai với chủ đề rất cuốn hút bởi sự thiết thực cũng như phù hợp với
ngành xuất bản điện tử em đang học. Đầu tiên là nhận định của giảng viên về vai trò
của truyền thơng như tính cần thiết gây dựng thương hiệu của nó cũng như định
hướng khách hàng rất rõ nét. Về Digital Marketing, thầy Phú đã khái quát khá rõ về
ngành, từ chi phí, vai trị, độ phổ biến (qua việc so sánh với Marketing truyền thống).
Việc sử dụng điện thoại, mạng xã hội,… ngày một nhiều, xu hướng quảng cáo
Digital Marketing đang được nhiều công ty, nhà phát hành hướng tới.
Tiếp tới, sự phân loại truyền thơng báo chí đã đưa tới cái nhìn về khả năng
truyền tải, giúp em ngộ ra việc mình nên tạo cho bản thân một lộ trình làm việc, viết
bài truyền thông, chuẩn bị trước mọi thứ.
Đặc biệt, thầy Phú có chia sẻ kinh nghiệm về kỹ năng làm nghề của mình:
“Kỹ năng giật title và cơng thức viết content, quảng cáo,…” thực sự bổ ích cho em.
Đây là phần em thấy bản thân cịn thiếu sót bởi chưa trải nghiệm nhiều trong cuộc
sống. Những mẹo, tips thầy Phú đưa như nguyên tắc 3s của người viết tiêu đề, nội
dung tiêu đề liên quan tới bài, lồng ghép số liệu,… rất thuyết phục. Khá nhiều kiến
thức truyền thông mà tâm điểm là viết tiêu đề, thầy Phú đã nói khá kĩ về điều này.
Bản thân là sinh viên khoa xuất bản chuyên viết lách thì việc lắng nghe những chia
sẻ của thầy rất đáng trân trọng và học hỏi. Tuy rằng hiện nay chưa được áp dụng
những gì thầy đã chia sẻ, nhưng thơng qua việc nhìn thấy những quảng cáo trên
mạng xã hội, thì khoảng 90% các nội dung đó giống như thầy đã chia sẻ.
Về công thức viết content PR, quảng cáo hiệu quả: See – Think – Do – Care;
AIDA (Attention – Interest – Desire – Action) đều là kiến thức mới đối với em. Tuy
vậy, nó khá là dễ hiểu vì bản thân mình cũng từng là người đọc, là khách hàng nên
nắm bắt kiến thức trên là điều dễ dàng. Về 6 bước hành động khi viết bài, thầy cũng
miêu tả từng bước một:
Một số hình ảnh trong buổi báo cáo
Ngoài ra, em còn được xem các TVC quảng cáo của thầy Phú. Đầu tiên là về
clip 30s quảng cáo về dầu nhớt của Nhật, với thời gian ngắn, video đã tập trung vào
các chi tiết liên quan tới xe cộ hỏng hóc, hình ảnh các Sumo (Biểu tượng của Nhật
Bản) giới thiệu trực tiếp sản phẩm cũng như xuất xứ của nó. Tiếp tới là phim ngắn
của thầy đạo diễn để quảng cáo cho công ty của thầy, em đã hiểu phần nào về cách
truyền thông dựa qua những câu chuyện gây xúc động để kích thích người xem chú
ý theo dõi.
Tổng kết lại qua buổi báo cáo này, em nhận thấy việc truyền thông đang tích
cực thay đổi, hướng tới mơi trường số nhiều hơn rất nhiều so với cách truyền thống.
Việc gây dựng clip/video cùng với khả năng viết tiêu đề tạo content thu hút người
xem đang rất hot và nhiều công ty truyền thơng đang cần điều đó. Những cách viết
được thầy Phú chia sẻ đều hợp lý theo góc nhìn là một độc giả của bản thân em cũng
nhận thấy cũng như cách làm truyền thông qua video/clip ngắn hay dài đều rất đáng
học hỏi, làm hành trang của em sau này.
3/ Buổi 3: Một số vấn đề về công tác báo chí – xuất bản ở Việt Nam hiện nay –
Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hồng Thái – Tổng biên tập Tạp chí CAND
Điều đầu tiên khi nghe buổi báo cáo, em thực sự ngưỡng mộ Thiếu tướng, TS.
Nguyễn Hồng Thái với hành trình gắn bó với nghề xuất bản của ơng. Được lắng
nghe một người gắn bó với ngành xuất bản Việt Nam lâu năm chia sẻ như vậy, em
càng rõ hơn về tổ chức lãnh đạo, quản lý của ngành xuất bản của mình.
Sơ đồ lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản
Khi tham gia buổi báo cáo này, bản thân em rất muốn lắng nghe tình hình về
xuất bản điện tử tại nước ta trong những năm gần đây và hướng đi tương lai. Phần
lớn thời gian, thầy đã rời xa những lý thuyết khô khan mà đem tới cho em những
câu chuyện của những người nhà báo, về cách hoạt động nhóm, cư xử, hành động.
Về ngành xuất bản điện tử, việc không quản lý hay quản lý không hiệu quả những
đối tượng xấu trên Internet chuyên chống phá, xun tạc đã gây ảnh hưởng khơng
nhỏ về sự hình thành và quyết định phát triển của các nhà Xuất bản khi quan tâm
tới xuất bản điện tử, audiobook,…
Một số chia sẻ của Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái trong buổi báo cáo
Phần 2: Những vấn đề chính trị - xã hội nổi bật của địa phương sinh sống
Trong phần này, em xin phép được trích những bài viết liên quan tới phòng chống
dịch bệnh Covid 19 tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
“Là địa bàn có mật độ dân cư cao, diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, nhưng
năm 2021, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải
pháp, thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi,
phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó thành tích nổi bật nhất
là thu ngân sách năm 2021 của quận đạt khoảng 15 nghìn tỷ đồng, vượt dự tốn
được giao hơn 40%, đưa quận tiếp tục trở thành một trong những địa phương
dẫn đầu của thành phố trong công tác này.
Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, thời gian
thành phố Hà Nội giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế-xã hội,
cuộc sống của người dân. Tính đến ngày 4/12/2021, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng
đã ghi nhận 749 trường hợp dương tính với vi-rút SARS-CoV-2, với hàng nghìn F1,
F2.
Xác định cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng
đầu, quận đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Bất kể ngày, đêm, các lực
lượng luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ phịng, chống dịch; đồng thời nhanh
chóng tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân trong độ tuổi theo quy
định. Đến nay, quận đã tiêm hơn 404 nghìn mũi vắc-xin, trong đó số người từ 18
tuổi trở lên đã được tiêm mũi 1 đạt 99,75%, số người tiêm đủ hai mũi đạt 86,31%.
Cùng với đó, quận Hai Bà Trưng tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân,
người lao động trong các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sớm vượt qua
khó khăn, ổn định lao động sản xuất. Cụ thể, quận đã hỗ trợ số tiền hơn 62 tỷ đồng
cho hơn 36 nghìn lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ủy ban MTTQ Việt Nam
quận vận động, hỗ trợ hơn 19 nghìn lượt hộ gia đình là giáo viên các trường ngồi
cơng lập, cơng nhân, người lao động, sinh viên... với số tiền hơn 4 tỷ 370 triệu đồng.
Bên cạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, quận Hai Bà Trưng đã tập trung tháo gỡ
các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh
nghiệp đóng trên địa bàn, liên quan các lĩnh vực thuế, đất đai, lao động, thương binh
và xã hội, y tế. UBND quận sớm chỉ đạo Chi cục Thuế, UBND 18 phường nhanh
chóng thực hiện việc gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuế đất, hỗ trợ người lao động
và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Ngay trong thời điểm dịch diễn biến phức tạp, quận đã chỉ đạo Chi cục Thuế và các
phòng, ban chức năng rà sốt tồn bộ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh,
lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để đánh giá mức độ ảnh hưởng
do dịch bệnh. Những ngành, lĩnh vực ít bị tác động như: ngân hàng, chứng khoán,
bất động sản, kinh doanh trang, thiết bị y tế được quận tập trung nguồn lực hỗ trợ,
nhất là hỗ trợ trong cơng tác phịng, chống dịch để các doanh nghiệp ổn định sản
xuất, kinh doanh.
Một giải pháp khác được quận Hai Bà Trưng rất quan tâm trong thời gian qua là ổn
định nguồn lao động. Quận đã quan tâm, tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho
lao động từ các địa phương khác đến làm việc trên địa bàn, giúp các đơn vị, doanh
nghiệp bảo vệ sức khỏe người lao động góp phần quan trọng, bảo đảm ổn định nguồn
lao động tại địa bàn, giúp doanh nghiệp không bị đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh.
Anh Nguyễn Văn Ba, đến từ tỉnh Phú Thọ, làm việc tại dự án thi công đường vành
đai 2 - cơng trình giao thơng trọng điểm của thành phố cho biết, hằng ngày, trước
khi vào công trường, công nhân phải đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, quét mã QR,
khai báo thông tin trên sổ nhật ký công trường và thực hiện nghiêm các biện pháp
phòng dịch. Đặc biệt, UBND phường Minh Khai tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-
19 sớm, cấp giấy chứng nhận tiêm phòng, giúp người lao động yên tâm về sức khỏe
và di chuyển từ nơi cư trú đến cơng trường thuận lợi. Vì thế, ngay cả trong thời gian
thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phịng, chống dịch bệnh, anh và các cơng
nhân khác trên cơng trường vẫn có việc làm, thu nhập ổn định.
Nhờ chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp nêu trên, dự kiến năm 2021, quận
Hai Bà Trưng hoàn thành 20/22 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc
phòng, bao gồm 13/13 chỉ tiêu của thành phố giao và 7/9 chỉ tiêu HĐND quận giao.
Trong đó, nổi bật là chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn được quận hồn thành vượt
dự tốn thành phố giao. Tính đến ngày 25/11, thu ngân sách trên địa bàn quận đạt
gần 14,465 nghìn tỷ đồng, đạt 139% dự tốn năm; tăng 34% so với cùng kỳ năm
2020; dự kiến thu ngân sách cả năm 2021 đạt khoảng 15 nghìn tỷ đồng.
Công tác quản lý đô thị, vệ sinh môi trường tiếp tục được duy trì. Cơng tác y tế và
an sinh xã hội tiếp tục bảo đảm. Người dân được khám, chữa bệnh kịp thời, chi trả
đầy đủ các chế độ chính sách. Tuy nhiên, hai chỉ tiêu gồm tốc độ tăng giá trị sản
xuất, thương mại, dịch vụ và tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng
chưa đạt kế hoạch HĐND quận giao. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm
đáng kể; doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn
trong việc tiếp tục duy trì hoạt động.
Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung cho biết, dịch Covid-19
cịn diễn biến phức tạp, khó lường, tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh
tế-xã hội, cuộc sống của người dân. Để chủ động ứng phó, UBND quận đã ban hành
kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế, thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quả dịch Covid-19 trong quý IV/2021 và cả năm 2022, 2023, với những giải pháp
cụ thể, gắn với tình hình thực tế địa phương.
Quận Hai Bà Trưng nỗ lực thực hiện bằng được “mục tiêu kép” vừa phòng, chống
dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế. Triển khai các biện pháp phòng,
chống dịch hiệu quả, phấn đấu tiêm đủ các mũi vắc-xin cho người dân để đạt miễn
dịch cộng đồng vào đầu năm 2022. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực,
khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Xây
dựng hạ tầng đô thị phát triển đồng bộ. Phát triển văn hóa-xã hội, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng quận ngày càng giàu, đẹp.”
(Nguồn: Minh Vân - Báo Nhân dân)
Hình ảnh người dân đợi tiêm vaccine phòng Covid tại THCS Minh Khai, Hai Bà Trưng
Tại trường Đại học Bách Khoa
Ngoài việc phổ biến tiêm phòng tới người dân tại địa bàn, quận còn tổ chức
tập huấn cho các sinh viên, học viên ngành Y tế quan sát, theo dõi thực tế cách
điều trị bệnh nhân Covid-19, dưới đây là bài viết cụ thể:
“TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN HAI BÀ TRƯNG TỔ CHỨC TẬP HUẤN
QUẢN LÝ, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19 THỂ NHẸ, KHƠNG CĨ
TRIỆU CHỨNG TẠI CỘNG ĐỒNG
Sáng ngày 03/12/2021, tại hội trường Nhà Hộ sinh B, Trung tâm Y tế quận Hai
Bà Trưng tổ chức tập huấn quản lý, điều trị bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ, khơng
có triệu chứng tại cộng đồng cho hơn 60 cán bộ y tế là trưởng các khoa phòng
trực thuộc Trung tâm Y tế, các trạm trưởng Trạm y tế, bác sĩ, cán bộ phụ trách
điều dưỡng, cán bộ chuyên trách dịch tại Trạm y tế phường, Trưởng Phòng
khám đa khoa và điều dưỡng trưởng của Phòng khám đa khoa Bà Triệu và Mai
Hương. Giảng viên của buổi tập huấn là Bs Trần Thị Phương Anh - Phó Giám
đốc Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng.
Hoạt động quản lý, điều trị bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ, khơng có triệu chứng
tại cộng đồng được triển khai thực hiện theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày
11/10/2021 của Chính phủ, các Công điện, văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND
Thành phố, Sở Y tế,… về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19
trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới, trước diễn biến dịch Covid-19 tại Hà
Nội và quận Hai Bà Trưng và tình hình triển khai thực tế tại các cơ sở thu dung (tầng
1) của Thành phố về tỷ lệ diễn biến nặng giảm còn 0,8% sau thời điểm ngày
11/10/2021 (thời điểm bao phủ vắc xin), Quyết định số 4156/BYT ngày 28/8/2021
về việc ban hành Tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà.
Mục tiêu cần đạt được khi triển khai điều trị F0 tại nhà bao gồm: Theo dõi
chặt chẽ, phát hiện kịp thời các dấu hiệu trở nặng để hỗ trợ y tế hoặc chuyển bệnh
viện; nâng cao thể trạng, dinh dưỡng, ổn định tâm lý của bệnh nhân để tăng khả năng
chống đỡ với bệnh; đảm bảo chăm sóc an tồn, khơng lây nhiễm chéo cho cán bộ y
tế, gia đình bệnh nhân và cộng đồng. Một điểm cần lưu ý là khi gia đình có người
nhiễm Covid-19 có nghĩa là các thành viên khác trong gia đình cũng có thể đã bị
nhiễm, vì vậy gia đình phải cách ly nghiêm ngặt tại nhà để không làm lây lan dịch
bệnh ra cộng đồng.
Các học viên cũng được trực tiếp quan sát và thực hành sử dụng
các trang thiết bị máy móc trên xe cứu thương của Trung tâm y tế
F0 được cách ly tại nhà là người bệnh khơng có triệu chứng; triệu chứng nhẹ,
không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, ngạt mũi, mất vị giác, khứu giác, tiêu
chảy, mệt mỏi, đau đầu,…; người bệnh không bị suy hô hấp (chỉ số Sp02 ≥ 96% khí
trời, nhịp thở < 20 lần/phút (người lớn) và <30-40 lần/phút (trẻ em); người trên 12
tuổi và dưới 50 tuổi; không mắc bệnh lý nền; không đang mang thai; tiền sử tiêm
vắc xin; có khả năng tự chăm sóc bản thân như tự ăn uống, đo thân nhiệt, uống thuốc
theo đơn, liên lạc với cán bộ y tế và gia đình khơng thuộc nhóm nguy cơ cao.
Tại buổi tập huấn, Bs Trần Thị Phương Anh phổ biến cách phân loại bệnh
nhân Covid-19 theo các mức độ từ nhẹ đến nguy kịch dựa trên triệu chứng lâm sàng
và các chỉ số SpO2, nhịp thở, Xquang/CT Scanner phổi. Ngoài ra, các học viên cũng
được phổ biến danh mục các bệnh nền có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc
Covid-19 và các phương tiện cần có khi điều trị tại nhà như nhiệt kế, máy đo Sp02,
máy đo huyết áp, thùng rác thải y tế, túi thuốc điều trị ngoại trú,…
Để triển khai quản lý, điều trị F0 tại nhà, cán bộ y tế phải có Bảng theo dõi
sức khỏe và các dấu hiệu cần theo dõi hàng ngày đối với bệnh nhân F0. Cán bộ y tế
cần hướng dẫn F0 cách xử trí các triệu chứng thông thường tại nhà và các dấu hiệu
cần báo ngay với cán bộ y tế để được xử trí và chuyển viện. Đồng thời, cán bộ y tế
cũng hướng dẫn F0 và gia đình những việc cần làm khi cách phịng ngừa lây nhiễm
Covid-19 trong gia đình.
Ngay tại buổi tập huấn, giảng viên và các học viên cùng thảo luận và thống
nhất cách xử trí các tình huống có thể gặp khi triển khai thực tế tại cộng đồng. Các
học viên cũng được trực tiếp quan sát và thực hành sử dụng các trang thiết bị máy
móc trên xe cứu thương của Trung tâm y tế, sẵn sàng cho trường hợp phải chuyển
bệnh nhân vào bệnh viện điều trị.”
Tạ Thị Nga - Trung tâm Y tế quận