Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Bài thu hoạch môn thực tế chính trị xã hội quy trình xuất bản, truyền thông 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 17 trang )

NỘI DUNG

Phần I: Những thu hoạch rút ra sau khi nghe 3 buổi báo cáo (thu nhận về
mặt tri thức, kĩ năng, thái độ, bài học kinh nghiệm rút ra, liên hệ với việc
học tập và nghề nghiệp tương lai…)

Với mục đích giúp sinh viên tìm hiểu tình hình thực tế về chính trị, xã
hội, văn hoá tại địa phương; hiểu về tổ chức bộ máy, các phòng ban của các
đơn vị truyền thông; hoạt động truyền thông, quản lý thông tin và truyền
thông của các đơn vị; Bổ sung kinh nghiệm thực tế minh chứng cho những
kiến thức đã được học, từ đó sinh viên có thể vận dụng vào hoạt động nghề
nghiệp hiệu; Bước đầu thực hành các phương pháp thu thập, xử lý thông tin
cho hoạt động xuất bản - truyền thông. Các thầy cô Khoa Xuất Bản đã mời
những diễn giả, báo cáo viên có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực báo chí,
truyền thơng để chia sẻ những kinh nghiệm trong nghề của mình bằng hình thức
online thay vì offline do diễn biến phức tạp của dịch bệnh CoVid 19. Thay vì
đi trải nghiệm thực tế tại địa phương và các cơ sở báo chí, xuất bản, sinh viên
sẽ tự nghiên cứu tình hình chính trị xã hội tại địa phương của mình và nghe báo
cáo online trên nền tảng Microsoft Teams từ các đại diện đến từ các cơ sở xuất
bản, truyền thơng, tạp chí…

Sau ba buổi báo cáo diễn ra từ 1/12-3-12, bản thân em đã học được rất
nhiều những kỹ năng và hiểu biết hơn về báo chí, truyền thơng, về những thực
tế nghề nghiệp cũng như tích lũy được vốn kinh nghiệm cho bản thân để chuẩn
bị hành trang cho cơng việc sau này.

Buổi 1: Quy trình sản xuất, truyền thông của cuốn sách “Súng, vi trùng và
thép” của NXB Omega – Báo cáo viên Vũ Trọng Đại

Buổi báo cáo đầu tiên mở màn cho chuỗi báo cáo trực tuyến diễn ra vào
8h sáng ngày 1 tháng 12 năm 2021 với nội dung “Quy trình xuất bản, truyền



2

thông và phát hành cuốn sách Súng, vi trùng và thép" (sách đạt giải A Sách
quốc gia lần thứ 4, 2021) và diễn giả là Ông Vũ Trọng Đại, Giám đốc Công ty
Omega.

Đến với buổi báo cáo em đã hiểu rõ hơn về quy trình xuất bản, làm truyền
thơng cho một cuốn sách như thế nào. Đặc biệt hơn là ở cuốn sách “Súng, vi
trùng và thép". Cuốn sách viết về lịch sử 13.000 năm của lồi người, lý giải sự
định hình thế giới từ các yếu tố địa lý, việc thuần hóa cây trồng, vật nuôi, luồng
di cư theo vĩ tuyến, các yếu tố khí hậu, tác động của chữ viết… Một khối lượng
đồ sộ kiến thức các chuyên ngành được truyền tải một cách dễ hiểu, cho thấy
sự uyên bác của người viết và giá trị khoa học của tác phẩm.

Theo chia sẻ của ông Vũ Trọng Đại: Tác phẩm này được xuất bản lần
đầu bởi Nhà xuất bản Tri thức vào năm 2007, là một trong những cuốn sách có
giá trị lịch sử, đúc kết nhiều quy luật và kinh nghiệm xuyên suốt sự phát triển
của loài người. Với mục tiêu xây dựng hệ thống tủ sách Văn minh Thế giới,
OMEGA đã quyết định tái bản, bổ sung từ các chỉnh lý theo thời gian của tác
giả Jared Diamond (bản gốc được cập nhật thường xuyên qua các lần tái bản
tại Mỹ).

3

Thời điểm thực hiện cuốn sách rất đặc biệt: khi làn sóng dịch bệnh
COVID-19 đầu tiên bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 2 năm 2020. Đại
dịch đã thay đổi cục diện xã hội, đặc biệt với ngành xuất bản. OMEGA đã có
quyết định nhanh nhạy, kịp thời để lựa chọn các đầu sách phù hợp với nhu cầu
của bạn đọc cũng như bối cảnh thời đại, trong đó có cuốn “Súng, vi trùng và

thép”. Kết quả phát hành cuốn sách này là tín hiệu đáng mừng cho cả văn hóa
đọc của công chúng trong nước và hiệu quả kinh doanh của OMEGA: sách

4

được phát hành và tái bản đến 8000 bộ với 5 phiên bản bìa, trong đó có 2000
bản có dấu triện “Sách đạt giải A Sách quốc gia lần thứ 4, 2021”. Mỗi phiên
bản sách được ấn hành hướng đến một đối tượng độc giả nhất định nên sách
phù hợp với mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp trong xã hội.

Tạo nên thành công cho cuốn sách, ông đặc biệt nhấn mạnh không thể
thiếu đội ngũ dịch giả, biên tập viên, họa sĩ, thiết kế và truyền thông của công
ty Omega. Tất cả đã dốc hết sức mình để tạo nên cuốn sách đạt giải A sách
quốc gia lần thứ 4.

Nhờ những chia sẻ hết sức quý báu và sinh động của ông Vũ Trọng Đại,
em đã hiểu nhiều hơn về quá trình hình thành một cuốn sách, thực hiện mua
bản quyền và cho ra đời một cuốn sách cần những gì, phát hành một ấn phẩm
thành cơng ra sao. Đó là những điều mà chỉ ở buổi báo cáo này em cũng như
các bạn sinh viên khác mới được lắng nghe. Đặc biệt hơn ở lần chia sẻ này,
Ơng đã bật mí hình ảnh của ấn phẩm đặc biệt cho cuốn sách “Súng, vi trùng và
thép”.

Buổi 2: Báo cáo thực tiễn: “Truyền thông và Digital Marketing trong thời
đại số” của giảng viên TS Đào Cư Phú

5

Tiếp nối thành công của buổi 1, ở buổi báo cáo thứ 2 TS. Đào Cư Phú
cùng 100 Sinh viên Khoa Xuất bản trong buổi thực tế chính trị - xã hội trực

tuyến với chủ đề “Truyền thông và Marketing trong thời đại số”.

Ở phần 1 buổi báo cáo, qua chia sẻ nhiệt tình của thầy, em đã tiếp thu
được kiến thức chi tiết về những kỹ năng để viết bài truyền thông trong thời đại
số. Ơng cho biết, một bài truyền thơng báo chí sẽ bao gồm 3 phần: tiêu đề, sapo
và nội dung triển khai. Ở mỗi phần ông đưa ra những cách viết bài hiệu quả để
gây chú ý với độc giả. Đặc biệt để có một bài truyền thơng hiệu quả, ơng đưa
đến sinh viên hai công thức viết bài mà ông thấy nó thực sự hiệu quả trong q
trình làm nghề của mình.

Nối tiếp phần truyền thơng báo chí, TS. Đào Cư Phú tiếp tục chia sẻ đến
sinh viên về truyền thông media và các dạng thức của digital marketing trong
truyền thông số. Với kinh nghiệm hơn 10 năm sản xuất chương trình của mình,
ơng đưa đến sinh viên 8 bước để có thể tạo ra một video quảng cáo chất lượng.
Thầy không chỉ giải đáp thắc mắc của chúng em một cách rõ ràng, dễ hiểu mà
còn khẳng định tầm quan trọng của truyền thơng nói chung và pr marketing nói
riêng trong hoạt động tiếp thị sản phẩm xuất bản; đồng thời nêu ra những giải

6

pháp, cách thức cụ thể, gần gũi, định hướng cho quá trình rèn luyện của sinh
viên Khoa Xuất bản.

Từ bài báo cáo của thầy em biết được thêm các công thức viết content
pr, quảng cáo hiệu quả: AIDA (6 bước), SSS (5 bước). Thầy chỉ rõ các bước để
có thể viết được một bài truyền thông hay, hấp dẫn, lôi kéo được khách hàng
biết đến mình, tìm mua sản phẩm của mình. Đây là hạng mục mà em rất cần
thiết để có thể áp dụng vào công việc của tương lai. Đúng thật là những người
làm content là những người sáng tạo, bởi lẽ khơng thể lặp lại các content giống
nhau được, chính công thức của thầy đưa ra sẽ giúp cho em có thêm ý tưởng,

nguồn cảm hứng để sáng tác. Ngồi ra, em còn được biết thêm đến cách viết
content “Quả cầu pha lê” (đây cũng chính là phương pháp của người viết
content giỏi nhất thế giới).

Bên cạnh truyền thơng báo chí thì trong thời đại số ngày nay thì truyền
thơng về Media lại hợp thời hơn, bởi lẽ con người ngày nay ngại đọc, thích xem
hình ảnh và video hơn. Cũng chính vì thế cách truyền thơng này chúng ta chú
ý đến hình ảnh, bố cục, video...

7

Chia sẻ đặc biệt và ấn tượng nhất đối với em là phần này, các hạng mục
truyền thông trong thời đại số. Công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, nhu cầu của
con người cũng vì đó mà phát triển hơn. Có thể nói, sức hấp dẫn của những loại
hình truyền thơng như TVC, video quảng cáo bằng hình ảnh, ca nhạc đang dần
chiếm sóng thị trường. Những hình thức này chúng ta có thể bắt gặp hàng ngày
và liên tục trên những phương tiện di chuyển công cộng, các phương tiện thông
tin đại chúng và những nơi đơng người dưới nhiều hình thức khác nhau như: tờ
rơi, áp phích, phướn, brochure, roadshow,…

Những hình thức truyền thơng đó đều được thu hút bằng những hình ảnh
đẹp, màu phim chất lượng, nội dung gần gũi và tiếp cận tới nhiều đối tượng từ
giới tính, độ tuổi, bố cục ánh sáng hoàn chỉnh,… Điều này được TS. Đào Cư
Phú chia sẻ rất chi tiết và sinh động giúp em có một nền kiến thức mới mẻ và
báo chí, truyền thơng và cũng tích lũy cho mình được nhiều kinh nghiệm, cách
làm việc về truyền thông, và chắc chắn sẽ là vốn kiến thức bổ ích giúp đỡ rất
nhiều cho em trong việc học tập cũng như theo đuổi nghề nghiệp sau này của
mình.

8


Buổi 3: Một số vấn đề về công tác báo chí – xuất bản ở Việt Nam hiện nay
– Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hồng Thái – Tổng biên tập Tạp chí CAND

Kết thúc chuỗi báo cáo thực tế này là một trải nghiệm chia sẻ về nghề vô
cùng thú vị của TS. Nguyễn Hồng Thái, Tổng biên tập Tạp chí Cơng an Nhân
dân, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Công an nhân dân với nội dung: "Một số
vấn đề thực tiễn báo chí - xuất bản hiện nay".

9

Mở đầu buổi báo cáo này, TS. Nguyễn Hồng Thái đã chia sẻ về cơng
việc của mình và những kỷ niệm đáng nhớ trong suốt hành trình làm nghề của
mình. Ơng kể lại những vất vả mình và đồng đội đã trải qua trên con đường sự
nghiệp, những gì đã rút ra được từ trước tới giờ. Điều đó vơ cùng thú vị và thu
hút em, đặc biệt với phong thái chia sẻ nghiêm túc nhưng cũng không kém phần
gần gũi đã dể lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em.

Trong phần nội dung của buổi báo cáo thứ 3 này, em và các bạn sinh
viên đã được báo cáo viên chia sẻ về những kiến thức hữu ích liên quan đến
vấn đề báo chí, xuất bản hiện nay. Tiến sĩ cũng nhấn mạnh về vai trị to lớn của
báo chí, xuất bản trong bối cảnh dịch bệnh Covid và khẳng định báo chí tuy
cịn những hạn chế cần khắc phục nhưng không thể phủ nhận vai trò của lĩnh
vực này trong đời sống xã hội: “Báo chí, xuất bản là vũ khí sắc bén của Nhà
nước trên lĩnh vực tư tưởng và là diễn đàn của nhân dân". Bên cạnh những kiến
thức bổ ích đó, thầy cũng chia sẻ những trải nghiệm thực tế của mình trong suốt
hơn 40 năm làm nghề, những bài học đầu tiên trong sự nghiệp của mình.

Buổi báo cáo thứ 3 với bài giảng và những chia sẻ của Thiếu tướng, TS.
Nguyễn Hồng Thái khơng chỉ giúp em có thêm những kiến thức bổ ích và kinh

nghiệm từ thực tế trong lĩnh vực báo chí - xuất bản mà cịn tiếp thêm nguồn
động lực to lớn để các bạn sinh viên vững tin và tiếp tục chinh phục đích đến
tương lai mà mình lựa chọn. Buổi báo cáo đã kết thúc thúc tốt đẹp, khép lại
hành trình của mơn học Thực tế chính trị - xã hội và để lại nhiều dư vị khó quên
đối với các bạn sinh viên. Mong rằng các bạn sinh viên khoa Xuất bản nói
chung và các bạn sinh viên K39 nói riêng sẽ có được những trải nghiệm trực
tiếp tại các đơn vị mà các báo cáo viên đang trực tiếp công tác vào một ngày
gần nhất, và tiếp tục được gặp lại các báo cáo viên trong các mơn học tiếp theo
của chương trình giảng dạy.

10

Ngoài ra, cuối buổi báo cáo, Tiến sĩ còn giải đáp một số câu hỏi thắc mắc
của chúng em và đưa ra cho chúng em những câu trả lời ngắn gọn, đầy đủ ý
nhất. Và đặc biệt thầy chia sẻ sẽ đón nhận sinh viên Khoa Xuất bản tới học tập
và làm việc tại Tạp chí CAND, điều đó rất đáng mong đợi và tạo động lực cho
các bạn sinh viên cố gắng trong quá trình học tập của mình.

Thực tế chính trị - xã hội là một mơn học nằm trong chương trình giảng
dạy của Học viện, tạo tiền đề vững chắc cho sinh viên thực hiện kế hoạch kiến
tập, thực tập đạt hiệu quả cao. Đúng mục đích của nó, sau 3 buổi báo cáo online
đã giúp em dễ dàng hình dung, bám sát, xử lý vấn đề và hiểu rõ hơn về công
việc sau này của mình, tiếp thu nhiều kiến thức thực tiễn về hoạt động, tổ chức
chính trị - xã hội cũng như trau dồi về mặt kỹ năng, từ đó có định hướng việc
học tập và nghề nghiệp phù hợp sau này.

11

Phần 2: Những vấn đề chính trị - xã hội nổi bật của địa phương nơi em
sinh sống (những vấn đề thực tiễn đang tồn tại, nguyên nhân, giải pháp,…)


Bảo hiểm nông nghiệp – Cái tên xa lạ đối với người nông dân Hải Dương

Để bảo hiểm Nông nghiệp đi vào cuộc sống, ngồi chính sách của Nhà nước,
sự hỗ trợ của DN thì mỗi người sản xuất cần nhận thức đầu đủ về tầm quan
trọng, lợi ích của việc tham gia loại hình bảo hiểm này.
Thực trạng chung:

Theo ý kiến của Bộ Cơng thương- đơn vị xây dựng đề án thì việc thí
điểm bảo hiểm ưu tiên trước hết hướng vào hàng lương thực, bởi bảo hiểm là
giúp một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam cung cấp ổn định cho thị trường
thế giới. Ngoài ra, sẽ bảo hiểm một số mặt hàng có thế mạnh như cà phê, hạt
tiêu…

Đề án này hiện mới ở giai đoạn phác thảo một số hướng lớn, đáp ứng sự
mong đợi của nhiều địa phương nhưng cũng còn khơng ít băn khoăn như: Đề
án vẫn cịn có những điểm chưa phù hợp với sản xuất nông nghiệp ở miền núi.
Ơng Nguyễn Bá Ngãi, Giám đốc Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Bắc Cạn cho rằng: “Đề án phải thể hiện đặc thù của bà con nông dân miền núi.
Đó là diện tích manh mún, phân tán, sản xuất ở quy mô nhỏ so với vùng đồng
bằng, chuyên canh. Thêm nữa, do miền núi ở vùng sâu, vùng xa nên các doanh
nghiệp đầu tư vào sản xuất, phối hợp liên doanh liên kết với bà con rất hạn chế.
Khó khăn thứ 3 là bà con nơng dân chưa hiểu rõ về bảo hiểm Nơng nghiệp.
Chính về thế, chúng tôi đề nghị: Đề án này thực hiện là hết sức cần thiết để đảm
bảo tránh rủi ro cho bà con nông dân, để bà con yên tâm đầu tư sản xuất. Tuy
nhiên, khi thực hiện đối với cộng đồng làng bản miền núi thì Đề án cần có
những quy định đặc thù”.

Chính việc thường xuyên phải hứng chịu những rủi ro thiên nhiên khiến
nông nghiệp Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho hoạt động bảo hiểm.

Bảo hiểm Nông nghiệp là “bà đỡ” giúp người nông dân đứng vững trước thiên

12

tai, thảm hoạ. Tuy nhiên, để phát triển được loại hình này, các doanh nghiệp
bảo hiểm phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Do những nhược điểm của một nền
nơng nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, lâu nay đa số nông dân đã quen với
tâm lý bao cấp, làm cái gì, sản xuất ra sao, thu hoạch thế nào cho đến cả thiệt
hại đều trông chờ vào Nhà nước. Do vậy, việc chuyển tải các dịch vụ bảo hiểm
nông nghiệp nói riêng và tài chính ngân hàng nói chung đến bà con là điều
không dễ dàng.

Trên thực tế, hai đơn vị là Groupama Việt Nam từng triển khai bảo hiểm
đối với vật nuôi ở Tây Nam bộ và Bảo Việt triển khai bảo hiểm một số vật nuôi,
cây trồng song đều thất bại. Theo Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai
đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2010” sẽ có 4 đơn vị là Bảo Việt, Bảo
Minh, Groupama Việt Nam và Công ty Bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp tham
gia. Theo ơng Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng Giám đốc Cơng ty Bảo hiểm ngân
hàng Nơng nghiệp thì đề án bước đầu tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị triển
khai ở một số địa phương. “Chính phủ sẽ có chính sách ban đầu hỗ trợ người
nông dân khi tham gia bảo hiểm này. Người nông dân thấy được hưởng lợi, sẽ
tích cực tham gia và nâng cao nhận thức về bảo hiểm Nơng nghiệp. Nơng
nghiệp là lĩnh vực có rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro thiên tai bất khả kháng.
Thuận lợi thứ hai là chúng tôi gắn với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và
được sự hỗ trợ của Ngân hàng Nông nghiệp nên chúng tôi là người có khả năng
để chuyển tải sản phẩm này xuống khu vực nông nghiệp, nông thôn”.

Để bảo hiểm Nông nghiệp đi vào cuộc sống và trở thành “bà đỡ” cho
nơng dân, ngồi chính sách của Nhà nước, sự hỗ trợ của doanh nghiệp, đã đến
lúc mỗi người sản xuất cần nhận thức đầu đủ về tầm quan trọng, lợi ích của

việc tham gia loại hình bảo hiểm này. Một ví dụ: khi tham gia bảo hiểm Nơng
nghiệp, sẽ khơng cịn tình trạng người nuôi tôm trắng tay, phá sản do dịch bệnh
- thiện tai như đã từng xảy ra ở nhiều nơi thời gian qua.

Tại Hải Dương, loại bảo hiểm này vẫn còn tương đối xa lạ đối với nông
dân dù thường xuyên hứng chịu thiệt hại do các yếu tố khách quan, nhưng nông

13

dân vẫn chưa biết nhiều tới bảo hiểm nông nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm
cũng chưa mặn mà với lĩnh vực kinh doanh này.

Nguyên nhân:
Người bán, người mua chưa quan tâm sát sao, nhu cầu còn hạn chế nhiều.

Làm trang trại chuyên cung cấp lợn giống, anh Nguyễn Học ở xã Vĩnh Hòa
(Ninh Giang) cũng bỏ rất nhiều tiền của và công sức đầu tư xây dựng. Chăn
nuôi thuận lợi, mỗi tháng trang trại của anh có thể xuất bán từ 200-300 con lợn
giống, với nguồn thu nhập ổn định. Nhưng trong 5 năm chăn nuôi, anh Học đã
hai lần phải đối mặt với dịch tả lợn Châu Phi. Ước tính đợt dịch gần đây nhất gia
đình anh bị thiệt hại từ 2-3 tỷ đồng. Khi được hỏi có biết tới Bảo hiểm nơng
nghiệp (BHNN), anh Học ngạc nhiên vì chưa nghe tới sản phẩm này.
“Tơi chưa nghe tới hình thức bảo hiểm này bao giờ. Trải qua những thiệt hại
do dịch bệnh gây ra tôi thấy BHNN thật sự rất cần thiết, nếu có sản phẩm phù
hợp tơi nhất định sẽ tham gia”, anh Học nói.

Mặc dù được triển khai từ lâu nhưng BHNN ở Việt Nam nói chung và
Hải Dương nói riêng vẫn cịn khá xa lạ. Ngay chính các cơng ty bảo hiểm phi

14


nhân thọ cũng chưa thật sự chú tâm tới mảng kinh doanh này. Qua tìm hiểu,
nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ có danh tiếng như Bảo Việt, Bảo Minh,
PIJCO… đều có sản phẩm BHNN như bảo hiểm cây trồng (cây lúa), bảo hiểm
vật ni (trâu, bị, lợn), bảo hiểm nuôi trồng thủy sản (tôm)… Nhưng các doanh
nghiệp này mới chỉ cung cấp BHNN cho nông dân tại 20 tỉnh, thành phố nằm
trong chương trình hỗ trợ chính sách BHNN của Chính phủ. Các doanh
nghiệp cũng chưa có bảo hiểm cho vật nuôi như gia cầm, cá… nên lượng khách
hàng tham gia hạn chế.

Công ty Bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp (ABIC) tại Hải Dương hiện
đang cung cấp sản phẩm bảo hiểm trâu bị. Khi vật ni đủ điều kiện tham gia
bảo hiểm nếu không chết do thiên tai hoặc các bệnh đã ký kết sẽ được ABIC
bồi thường theo hợp đồng. Số tiền bảo hiểm được quy định cụ thể với từng vật
ni như bị sữa là 40 triệu đồng/con; bị thịt, bị giống, trâu thịt, trâu giống 15
triệu đồng/con. Theo ơng Đặng Quang Hùng, Giám đốc Bảo hiểm ABIC, mặc
dù có nhiều chính sách ưu đãi nhưng đơn vị cũng chưa khai thác được khách
hàng nào trên địa bàn tỉnh tham gia sản phẩm BHNN này.

15

Chính quyền địa phương cần hỗ trợ những rủi ro trong ngành nông
nghiệp là khá rõ và quản lý được thông qua các sản phẩm BHNN. Ở nhiều quốc
gia khác, BHNN rất phát triển bởi tính ưu việt mang lại cho ngành nơng nghiệp.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, BHNN chỉ được biết tới khi có sự hỗ trợ của Nhà
nước. BHNN chưa được biết tới do nhiều nguyên nhân, trước hết là nhận thức
của người dân về việc chuyển rủi ro cho các cơng ty bảo hiểm cịn hạn chế; thu
nhập thấp và không ổn định khiến người dân ngại tham gia.
Mặt khác, chính các doanh nghiệp bảo hiểm cũng chưa quan tâm các sản phẩm
BHNN. Theo đại diện của nhiều hãng bảo hiểm, BHNN chưa thể đáp ứng được

nguyên tắc số đông trong ngành bảo hiểm, trong khi đó xác suất rủi ro là rất lớn
sẽ kéo theo phí bảo hiểm cao, khách hàng khó tiếp cận…

Khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, nông dân chỉ biết trông chờ vào
sự hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương, nhưng sự hỗ trợ ấy khơng
thấm tháp gì so với tổng thiệt hại họ gánh chịu. Và đặc biệt là người dân sẽ đối
mặt với khó khăn do khơng cịn vốn để tái đầu tư sản xuất.

16

Giải pháp:

Để BHNN có thể phát huy được tính ưu việt, ngồi tăng cường tun
truyền thay đổi nhận thức cho nơng dân, chính quyền địa phương cần vào cuộc,
có chính sách hỗ trợ một phần phí BHNN cho họ. Bản thân các doanh nghiệp
bảo hiểm cũng nên đánh giá lại tiềm năng từ lĩnh vực này, quan tâm xây dựng
các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng, có mức chi phí phù hợp. Ngồi ra,
được giảm một phần phí bảo hiểm thì người dân sẽ quan tâm đến ưu đãi dành
cho mình và cũng tạo hiệu ứng giúp nông dân tiếp cận tới bảo hiểm nông nghiệp
nhiều hơn.

Đánh giá:

Nhìn chung, tình hình nơng nghiệp của Hải Dương đã và đang phát triển
rất ổn định và sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới về nhiều loại mơ hình và
sản phẩm khác nhau. Điều này cũng thể hiện sự tăng trưởng kinh tế của người
dân. Bên cạnh đó, đi đơi với sự phát triển xu hướng người dân quan tâm đến
lợi nhuận, mức độ rủi ro trong kinh doanh cũng được chú trọng hơn và bảo
hiểm nông nghiệp sẽ trở thành mối quan tâm của đa phần người dân. Trong thời


17

gian tới em hi vọng chính quyền địa phương mỗi huyện, xã,.. sẽ tuyên truyền,
vận động nhân dân nhiều hơn và quan tâm đến bảo hiểm nông nghiệp này.
KẾT LUẬN

Sau thời gian học tập, theo dõi ba buổi báo cáo, bản thân em đã học được
rất nhiều điều thú vị và bổ ích. Đó là những kiến thức chuyên ngành sâu rộng
mà ngồi trên ghế nhà trường em cũng như các bạn sinh viên không được học.
Qua những chia sẻ tâm huyết và nhiệt tình của ba diễn giả có kinh nghiệm trong
nghề em đã đúc rút được rất nhiều kiến thức cho mình, hiểu và vận dụng nó
trong cuộc sống, cơng việc, nghề nghiệp của mình hiện tại và tương lai sau này.
Em cảm ơn các thầy cô trong Khoa đã tạo điều kiện cho chúng em có những
buổi báo cáo thực tế thật ý nghĩa và thú vị, đây chính là những hành trang quý
báu sẽ đi theo chúng em trong cơng việc sắp tới của mình.

18


×