HỢP TÁC CÔNG - TƯ
HƯỚNG DẪN ĐẤU THẦU
THÁNG 6/2018
JUNE 2018
NAGSIÂANNHDÀEVNEGLOPHPMÁTENTTRIBỂANNCKHÂU Á
HỢP TÁC CÔNG - TƯ
HƯỚNG DẪN ĐẤU THẦU
THÁNG 6/2018
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á
Giấy phép Các sản phẩm Sáng tạo chung-Phi thương mại-
Không phái sinh 3.0
IGO (CC BY-NC-ND 3.0 IGO)
@2018 Ngân hàng Phát triển Châu Á
Số 6 Đại lộ ADB, Thành phố Mandaluyong, 1550 Metro Manila, Philippines
ĐT +63 2 632 4444; Fax +63 2 636 2444
www.adb.org
Bảo lưu một số quyền. Xuất bản năm 2018.
ISBN 978-92-9262-015-8 (bản in); 978-92-9262-016-5 (bản điện tử)
Số lưu chiểu: TIM189682-3
DOI: />
Quan điểm được trình bày trong tài liệu này thuộc về tác giả và khơng phản ánh quan điểm hay
chính sách của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hoặc Hội đồng Thống đốc ADB hay các
chính phủ mà Hội đồng đại diện.
ADB khơng đảm bảo tính chính xác của số liệu trình bày trong ấn phẩm này và khơng chịu trách
nhiệm về bất kỳ hậu quả nào của việc sử dụng các số liệu đó. Việc đề cập tên cơng ty hay sản
phẩm cụ thể của nhà sản xuất trong tài liệu này không ám chỉ rằng ADB phê duyệt hay khuyến
nghị sử dụng hơn so với các đơn vị hay sản phẩm có cùng tính năng khơng được đề cập.
Việc đề cập hay tham chiếu tới một lãnh thổ hay khu vực địa lý cụ thể cũng như sử dụng thuật
ngữ “quốc gia” không ám chỉ bất kỳ đánh giá nào của ADB về tính pháp lý cũng như tình trạng
khác của bất kỳ lãnh thổ nào.
Tài liệu này được xuất bản theo Giấy phép Các sản phẩm Sáng tạo chung-Phi thương mại-
Không phái sinh 3.0 IGO (CC BY-NC-ND 3.0 IGO) />nd/3.0/igo/. Với việc sử dụng nội dung của tài liệu này, bạn đã đồng ý tuân thủ các điều khoản
của giấy phép nói trên. Về bản quyền và giấy phép, vui lòng đọc các quy định và điều kiện sử
dụng tại />
Giấy phép Các sản phẩm Sáng tạo chung sẽ không được áp dụng với những nội dung không
thuộc bản quyền của ADB trong tài liệu này. Nếu tư liệu này cần phải ghi nhận tác quyền, xin liên
hệ với chủ sở hữu bản quyền hoặc nhà xuất bản của nguồn tư liệu để xin phép sử dụng. ADB sẽ
không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ khiếu nại nào do việc người đọc sử dụng những nguồn
tư liệu nêu trên.
Nếu có nhận xét hoặc câu hỏi khác đối với nội dung tài liệu, hoặc nếu muốn xin phép bản quyền
cho việc sử dụng nằm ngoài những phạm vi nêu trên, hay xin phép sử dụng biểu trưng của ADB,
xin vui lòng liên hệ
Ghi chú:
Trong ấn phẩm này, “$” chỉ đồng Đô la Mỹ.
Xem thêm nội dung hiệu đính của các ấn phẩm do ADB phát hành tại
/>
MỤC LỤC
Danh mục hình iv
Giới thiệu về Tài liệu Hướng dẫn v
Danh mục từ viết tắt viii
Tóm tắt tổng quan ix
I. Giới thiệu chung 1
II. Nguyên tắc đấu thầu 3
III. Những cân nhắc chính trong đấu thầu hợp tác công - tư 5
IV. Các nguồn tham khảo thêm 8
iv
DANH MỤC HÌNH
Chu trình đấu thầu của ADB 6
v
GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
Tháng 4 năm 2017, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phê duyệt khung đấu
thầu mới - Chính sách Mua sắm, Đấu thầu của ADB: Hàng hoá, Xây lắp, Dịch
vụ phi tư vấn và Dịch vụ tư vấn (năm 2017, được sửa đổi theo thời gian) và Quy
chế Mua sắm, Đấu thầu cho Bên vay vốn ADB: Hàng hoá, Xây lắp, Dịch vụ phi tư
vấn và Dịch vụ tư vấn (năm 2017, được sửa đổi theo thời gian). Các tài liệu này
thay thế Hướng dẫn Sử dụng Tư vấn (năm 2013, được sửa đổi theo thời gian)
và Hướng dẫn Đấu thầu (năm 2015, được sửa đổi theo thời gian). Chính sách và
Quy chế Đấu thầu điều chỉnh hoạt động đấu thầu của các cơ quan chủ quản và cơ
quan thực hiện dự án được tài trợ một phần hay toàn bộ bằng khoản vay/viện trợ
khơng hồn lại của ADB và nguồn vốn do ADB quản lý. ADB thiết kế chính sách
đấu thầu năm 2017 nhằm đảm bảo lợi ích và tính linh hoạt đáng kể trong chu trình
đấu thầu dự án cũng như để cải thiện hiệu quả thực hiện dự án bằng cách tập
trung vào các khái niệm chất lượng, giá trị đồng tiền đầu tư và phù hợp với mục
đích.
Ấn phẩm này là một trong các tài liệu Hướng dẫn chi tiết mà ADB phát hành trong
năm 2018 sau khi phát hành Chính sách đấu thầu và Các Quy chế Đấu thầu năm
2017. Mỗi tài liệu sẽ hướng dẫn cho bên vay (bao gồm cả các đơn vị nhận viện trợ
khơng hồn lại), nhà thầu, và các tổ chức xã hội dân sự về một chủ đề theo khung
quy chế mới (xem danh mục bên dưới). Các Hướng dẫn có sự dẫn chiếu qua lại
và cần được tham khảo đồng bộ. Tất cả tài liệu tham khảo cho “Các Hướng dẫn”
đều là một phần không tách rời của những Hướng dẫn này. Các Hướng dẫn có
thể được cập nhật, thay thế hoặc thu hồi bất kỳ lúc nào.
Danh sách các Hướng dẫn thực hiện Chính sách
đấu thầu và Các Quy chế Đấu thầu của ADB ( 2017)
1. Giá trị Đồng tiền Đầu tư 14. Công nghệ cao
2. Khung Rủi ro Đấu thầu 15. Chất lượng
3. Lập Kế hoạch Đấu thầu Chiến lược 16. Khiếu nại liên quan đến Đấu thầu
4. Giám sát Đấu thầu 17. Không tuân thủ trong Đấu thầu
5. Cơ chế Đấu thầu Thay thế 18. Thời gian Tạm hoãn
6. Đấu thầu Cạnh tranh Rộng rãi 19. Doanh nghiệp có Vốn Nhà nước
7. Điều chỉnh Giá 20. Đấu thầu Điện tử
8. Hồ sơ Dự thầu Giá thấp Bất thường 21. Thoả thuận Khung về Cung cấp Dịch
9. Ưu đãi Nội địa
10. Sơ tuyển vụ Tư vấn
11. Thầu phụ 22. Hợp tác Công - Tư (PPP)
12. Dịch vụ Tư vấn do Bên vay của ADB 23. Quản lý Hợp đồng
24. Các trường hợp dễ bị tổn thương, bị
Quản lý
13. Dịch vụ Phi tư vấn do Bên vay của ADB tác động bởi xung đột và tình huống
khẩn cấp
Quản lý
vi Giới thiệu về Tài liệu Hướng dẫn
Những cải cách về đấu thầu của ADB hướng đến đảm bảo giá trị đồng tiền đầu tư
thơng qua cải thiện tính linh hoạt, chất lượng và hiệu quả trong quá trình đấu thầu
(xem minh hoạ bên dưới và Hướng dẫn về giá trị đồng tiền đầu tư). Giá trị đồng
tiền đầu tư là một phần của cấu trúc đấu thầu thống nhất với ba trụ hỗ trợ chính:
hiệu quả, chất lượng và linh hoạt. Hai nguyên tắc chủ chốt là minh bạch và công
bằng xuyên suốt tất cả các thành phần của cấu trúc.
nh ba
Giá trị đồng tiền đầu tư
Là việc sử dụng có hiệu quả, hiệu lực và kinh tế các nguồn lực, việc
này đòi hỏi phải thực hiện đánh giá các chi phí và lợi ích có liên quan
đồng thời đánh giá các rủi ro, các yếu tố phi giá cả và/hoặc tổng chi
phí đầu tư một cách phù hợp
Hiệu quả Chất lượng Linh hoạt
• Giảm chi phí giao dịch • Hỗ trợ quản lý hợp • Đấu thầu cạnh tranh
• Cải thiện kỹ năng đồng rộng rãi
• Tăng cường hàm
• Giải quyết kịp thời các • Đấu thầu phi tập trung
lượng công nghệ cao khiếu nại • Thực hiện theo cơ chế
• Cải thiện việc lập kế
• Cải thiện quy trình đấu đấu thầu thay thế
hoạch đấu thầu thầu của các nước • Quyết định dựa trên
• Hỗ trợ và khuyến thành viên đang phát
triển nguyên tắc
khích áp dụng các hệ • Cải thiện việc lập kế
thống đấu thầu điện tử • Cải thiện việc lập kế
hoạch đấu thầu hoạch đấu thầu
• Phân cấp trong đấu
• Quản trị tốt hơn
• Hợp đồng có tiêu chí thầu
• Đấu thầu với các tiêu
thực hiện rõ ràng
• Hạn chế tối đa khiếu chí đánh giá theo
trọng số
nại
• Quy trình cải tiến của
ADB
ng bă
Thời gian
Thời gian là một yếu tố quan trọng quyết định giá trị đồng tiền đầu tư. Khi một dự án hay
quy trình được hồn thành nhanh chóng, thời gian được rút ngắn đó sẽ tạo ra giá trị lớn
hơn cho tất cả các bên liên quan. Ví dụ, một dự án làm đường hoàn thành sớm sẽ mang
lại lợi ích kinh tế, an ninh, hay những giá trị khác cho cộng đồng mà nó phục vụ. Điều này
cũng làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư cho cơ quan thực hiện và đẩy nhanh tiến độ
dự án cũng như thanh toán cho nhà thầu được lựa chọn. Tương tự như vậy, một dự án
chậm tiến độ sẽ làm giảm giá trị đáng kể cho các bên liên quan.
Khi xem xét giá trị đồng tiền đầu tư trong bối cảnh đấu thầu, cần lưu ý đến tất cả các yếu
tố có thể (i) rút ngắn thời gian chu trình đấu thầu hoặc (ii) đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự
án phát triển.
Giới thiệu về Tài liệu Hướng dẫn vii
Mục đích
Tài liệu hướng dẫn này nhằm mục đích hỗ trợ người sử dụng thơng qua việc diễn giải cụ
thể và chi tiết các chính sách và Quy chế Đấu thầu ban hành năm 2017 của ADB cho bên
vay (bao gồm cả các đơn vị nhận viện trợ khơng hồn lại).
Hướng dẫn này đưa ra các thơng tin bổ sung để người sử dụng xem xét khi áp dụng chính
sách và Quy chế Đấu thầu của ADB trong từng trường hợp cụ thể.
Tài liệu sẽ tiếp tục được cập nhật, sửa đổi
Tài liệu hướng dẫn này sẽ tiếp tục được sửa đổi và cập nhật nếu cần thiết.
Vui lòng kiểm tra trang web của ADB, phần Business Center để có phiên bản cập nhật mới
nhất, />
Người sử dụng tài liệu
Trong nhiều trường hợp, người đọc nên sử dụng hướng dẫn này tùy theo nhu cầu cụ thể.
Để đảm bảo tính nhất qn trong tồn bộ Tài liệu hướng dẫn, những giả định sau đây sẽ
được áp dụng về đối tượng sử dụng:
Người sử dụng là chuyên gia tham gia vào các dự án được tài trợ một phần hay toàn bộ
bằng khoản vay/viện trợ khơng hồn lại của ADB và nguồn vốn do ADB quản lý.
Câu hỏi thường gặp
Các câu hỏi thường gặp, đề nghị giải thích làm rõ, ví dụ, thơng tin bổ sung, liên kết đến
trang đào tạo và các tài nguyên hữu ích khác sẽ được cung cấp trên trang web của ADB.
Hãy nhớ kiểm tra trang web của ADB, phần Business Center để tìm hiểu thêm thơng tin,
/>
Giá trị Pháp lý và Thứ tự Ưu tiên
Bản hướng dẫn này giải thích và cụ thể hóa các điều khoản của Quy chế Đấu thầu cho bên
vay vốn ADB: Hàng hoá, Xây lắp, Dịch vụ phi tư vấn và Dịch vụ tư vấn (năm 2017 và được
sửa đổi theo từng thời điểm) áp dụng cho các cơ quan điều hành (và thực hiện) dự án tài
trợ cấp Chính phủ (và cấp địa phương) được nhận một phần hay toàn bộ vốn đầu tư của
ADB (nghĩa là ngoại trừ các khoản vay dựa trên kết quả đầu ra hoặc cho vay chính sách
của ADB), các khoản viện trợ khơng hồn lại (khơng bao gồm các dự án hỗ trợ kỹ thuật và
tư vấn chuyên gia do ADB quản lý), hoặc nguồn vốn do ADB quản lý.
Trong trường hợp có mâu thuẫn hay khác biệt giữa tài liệu hướng dẫn này và các Quy chế
Đấu thầu, Quy chế Đấu thầu sẽ được ưu tiên áp dụng. Hiệp định tài trợ sẽ điều chỉnh mối
quan hệ pháp lý giữa Bên vay và ADB. Quyền và nghĩa vụ giữa Bên vay và nhà cung cấp
hàng hóa, xây lắp, hoặc dịch vụ sẽ tuân theo tài liệu mua sắm cụ thể do Bên vay phát hành
và hợp đồng đã ký giữa Bên vay và nhà cung cấp chứ không phải theo Hướng dẫn này.
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB — Ngân hàng Phát triển Châu Á
PPP
— Hợp tác Công - Tư
x
TÓM TẮT TỔNG QUAN
Hướng dẫn này chỉ áp dụng cho việc lựa chọn các cơ quan thực hiện dự án theo
hình thức hợp tác công - tư (PPP) trong các dự án cho vay được chính phủ bảo
lãnh. Hướng dẫn này khơng áp dụng cho các dự án khơng được chính phủ bên
vay bảo lãnh; cơng tác đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ để thực
hiện hợp đồng của doanh nghiệp tư nhân; dịch vụ tư vấn dự án do ADB cung
cấp; hoặc các chương trình chuẩn bị dự án trong khu vực, các chương trình phát
triển dự án cụ thể cho từng quốc gia và các chương trình chuẩn bị dự án liên
quan đến hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và cho vay chính phủ của ADB.
Sáu nguyên tắc đấu thầu cốt lõi được nêu trong chính sách đấu thầu của
ADB - kinh tế, hiệu quả, công bằng, minh bạch, chất lượng và giá trị đồng tiền
đầu tư - tất cả đều áp dụng cho đấu thầu PPP. Mặc dù tính chất của đấu thầu
PPP khác với đấu thầu hàng hóa, xây lắp và dịch vụ thơng thường, quy trình này
vẫn được thiết kế và thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.
PPP đề cập đến một thỏa thuận hợp đồng dài hạn giữa khu vực công (quốc gia,
tiểu bang, tỉnh, hoặc địa phương) và các công ty tư nhân thơng qua đó các kỹ
năng, tài sản và/hoặc tài chính của từng khu vực cơng và tư góp phần bổ trợ lẫn
nhau - bằng cách chia sẻ rủi ro và lợi ích, để cung cấp dịch vụ tối ưu và mang lại
giá trị cho người dân.
Các dự án PPP có thể được mơ tả như sau:
• Thời gian dài,
• Cơ cấu tài chính phức tạp,
• Trách nhiệm vòng đời do đối tác khu vực tư nhân quản lý,
• Lợi nhuận dựa trên hiệu quả thực hiện và
• Kết quả đầu ra xác định.
Giá trị đồng tiền đầu tư trong các dự án PPP có thể đạt được thơng qua việc tận
dụng hiệu quả, hiệu suất và tính kinh tế của khu vực tư nhân cũng như thông qua
cơ chế phân bổ rủi ro thích hợp.
Mặc dù tính chất của đấu thầu PPP khác với đấu thầu hàng hóa, xây lắp và dịch
vụ thơng thường, thiết kế quy trình đấu thầu cũng bao gồm các bước tương tự,
bao gồm lập kế hoạch, đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, trao hợp đồng và thực
hiện hợp đồng. Các phương pháp được sử dụng trong mỗi bước này khác biệt
so với đấu thầu thơng thường vì bản chất của các dự án PPP là khung thời gian
dài và chú trọng vào kết quả.
Rất nhiều tài liệu hướng dẫn về đấu thầu PPP được ADB, Ngân hàng Thế giới,
các ngân hàng phát triển đa phương khác, APM Group International và các ngân
hàng khác công bố rộng rãi.
I. Giới thiệu chung
A. Mục đích
1.1 Mục đích của hướng dẫn này là mô tả các nguyên tắc đấu thầu áp dụng
trong dự án hợp tác công - tư (PPP), nhằm nêu bật những cân nhắc cụ thể trong
đấu thầu PPP và cung cấp tài liệu tham khảo cho rất nhiều quy định, chính sách
về việc xây dựng, đấu thầu và quản lý dự án PPP.
B. Phạm vi
1.2 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ các thỏa thuận PPP theo
nhiều cách khác nhau:
(i) Hỗ trợ kỹ thuật, nhằm tạo điều kiện xây dựng các dự án PPP thông
qua cải cách quy định, chính sách, nâng cao năng lực và nghiên cứu
chuẩn bị dự án;
(ii) Cung cấp dịch vụ tư vấn giao dịch dự án cho (a) các tổ chức chính
phủ tham gia vào việc thiết kế, chuẩn bị và đấu thầu dự án PPP; và
(b) khu vực kinh tế tư nhân;
(iii) Cung cấp các khoản vay có bảo lãnh cho Chính phủ để tài trợ cho
phần tham gia của Chính phủ trong các dự án PPP;
(iv) Cung cấp các khoản vay không bảo lãnh trực tiếp cho nhà đầu tư
khu vực kinh tế tư nhân hoặc gián tiếp cho các trung gian tài chính
mà sẽ tài trợ cho các nhà đầu tư khu vực tư nhân;
(v) Đầu tư cổ phần trong các doanh nghiệp tư nhân, dù là đầu tư vào
công ty con hay cơng ty mẹ, qua đó sở hữu cổ phần của một Công
ty dự án (SPV), hoặc đầu tư trực tiếp vào một SPV; và
(vi) Cung cấp bảo lãnh rủi ro chính trị hoặc cả rủi ro chính trị và tín dụng.
1.3 Hướng dẫn này áp dụng cho việc lựa chọn nhà đầu tư tham gia PPP,
trong đó dự án được ADB đồng tài trợ thơng qua khoản vay có bảo lãnh của
chính phủ bên vay.
1.4 Hướng dẫn này không áp dụng cho
(i) các hoạt động không có bảo lãnh của chính phủ;
(ii) đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ của doanh nghiệp
tư nhân được lựa chọn để thực hiện hợp đồng PPP;
(iii) các dịch vụ tư vấn giao dịch do ADB cung cấp cho bên vay, các tổ
2 PPP
chức khu vực công và các doanh nghiệp tư nhân; và
(iv) các chương trình, hoạt động chuẩn bị dự án vùng, các chương trình,
hoạt động phát triển dự án cho từng quốc gia cụ thể và các chương
trình, hoạt động chuẩn bị dự án bắt nguồn từ các hỗ trợ kỹ thuật và
các khoản vay có bảo lãnh chính phủ của ADB.
II. Nguyên tắc đấu thầu
A. Khái niệm về Hợp tác Công - Tư
2.1 PPP đề cập đến một thỏa thuận hợp đồng dài hạn giữa các tổ chức
công (quốc gia, tiểu bang, tỉnh, hoặc địa phương) và các doanh nghiệp tư nhân
qua đó kỹ năng chun mơn, tài sản và/hoặc tài chính của khu vực công và tư bổ
trợ cho nhau - thông qua cơ chế chia sẻ rủi ro và lợi nhuận, nhằm mang lại dịch
vụ và giá trị tối ưu cho người dân.
2.2 PPP có thể được mơ tả theo bốn đặc trưng sau:
(i) Thời gian. Hợp đồng giữa các đối tác khu vực công và tư nhân
thường là trung hạn và dài hạn, thường bao gồm cả vòng đời của tài
sản được tạo ra theo hợp đồng PPP.
(ii) Tài chính, trách nhiệm và quyền sở hữu. Cho vay đầu tư tài sản
của khu vực công và/hoặc tư nhân thường phức tạp và có thể liên
quan đến doanh thu có được từ việc vận hành tài sản trong một
khoảng thời gian nhất định. Trách nhiệm xây dựng, vận hành và
duy tu bảo dưỡng tài sản thường có thể được bao gồm trong trách
nhiệm của đối tác khu vực tư nhân. Quyền sở hữu tài sản sẽ tùy
thuộc vào thỏa thuận PPP. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp
tư nhân sở hữu tài sản và chuyển quyền sở hữu cho đối tác thuộc
khu vực công sau một khoảng thời gian quy định. Trong các trường
hợp khác, đối tác khu vực công chia sẻ hoặc có thể giữ lại quyền sở
hữu trong suốt vòng đời của tài sản.
(iii) Lợi nhuận dựa trên hiệu quả hoạt động. PPP phát triển tài sản
hoặc dự án với mục đích cung cấp dịch vụ liên tục cho người dân
chứ không phải tài sản là sản phẩm cuối cùng của dự án, và việc
thanh toán sẽ phụ thuộc vào việc đáp ứng các tiêu chuẩn về hiệu
quả thực hiện của đơn vị vận hành. Đối tác khu vực công thường
chịu trách nhiệm giám sát hiệu quả hoạt động trong suốt thời hạn
hợp đồng.
(iv) Đầu ra và quy cách chất lượng. Đối tác khu vực tư nhân tham gia
vào các giai đoạn của dự án do khu vực công xác định (ví dụ: thiết
kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và tài trợ). Đối tác khu vực cơng xác
định các kết quả đạt được về lợi ích cơng, chất lượng dịch vụ được
cung cấp và chính sách giá.
4 PPP
B. Áp dụng các nguyên tắc đấu thầu cốt lõi
2.3 Sáu nguyên tắc đấu thầu cốt lõi được nêu trong Chính sách Đấu thầu,
Mua sắm của ADB: Hàng hóa, Xây lắp, Dịch vụ phi tư vấn và Dịch vụ tư vấn
(2017, được sửa đổi theo từng thời điểm) - tính kinh tế, hiệu quả, cơng bằng,
minh bạch, chất lượng, và giá trị đồng tiền đầu tư —tất cả đều áp dụng cho đấu
thầu PPP. Mặc dù tính chất của đấu thầu PPP khác với đấu thầu thơng thường
cho mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ, quy trình đấu thầu PPP phải được
thiết kế và thực hiện tuân theo các nguyên tắc này.
2.4 Giá trị đồng tiền đầu tư trong các dự án PPP có thể đạt được thơng qua
việc tận dụng hiệu quả, hiệu suất và tính kinh tế của khu vực tư nhân cũng như
thông qua cơ chế phân bổ rủi ro thích hợp.
2.5 Các yếu tố để xác định một dự án mang lại giá trị đồng tiền đầu tư sẽ
thay đổi tùy theo loại dự án, theo ngành và theo từng quốc gia. Nhìn chung, PPP
có thể làm cho giá trị đồng tiền đầu tư được tăng lên đối với cơ quan đấu thầu
theo nhiều cách, bao gồm
(i) giảm tổng chi phí sở hữu (tồn bộ chi phí vịng đời),
(ii) phân bổ rủi ro tốt hơn,
(iii) triển khai dự án hợp lý và hiệu quả,
(iv) cải thiện chất lượng dịch vụ và
(v) tiềm năng khai thác các luồng doanh thu bổ sung.
2.6 Để biết thêm thông tin về giá trị đồng tiền đầu tư trong các dự án PPP,
vui lòng tham khảo Kế hoạch Hoạt động Quan hệ Đối tác Công - tư của ADB giai
đoạn 2012–2020.1
1 ADB. 2012. Kế hoạch Hoạt động Quan hệ Đối tác Công - Tư 2012–2020. Manila. https://www.
adb.org/documents/public-private-partnership-operational-plan-2012-2020.
III. Hợp tác công - tư (PPP)
Những cân nhắc chính trong đấu thầu
3.1 Các dự án đối tác công - tư (PPP) khác biệt so với các dự án truyền
thống xét về một số khía cạnh quan trọng, điều này ảnh hưởng đến cách tiếp cận
và phương thức đấu thầu. Những phương diện này bao gồm:
(i) Các hợp đồng PPP thường là dài hạn và môi trường hoạt động trong
suốt vòng đời của quan hệ đối tác có thể thay đổi theo những cách
không lường trước được. Điều này có thể địi hỏi phải lựa chọn các
tiêu chí được sử dụng để đánh giá hồ sơ dự thầu khác với quy trình
đấu thầu thông thường, trong đó các yêu cầu trong suốt thời hạn của
hợp đồng sẽ được quy định rõ ràng hơn.
(ii) Các hợp đồng PPP thường liên quan đến đối tác khu vực tư nhân
tạo ra tài sản và sau đó vận hành, duy trì tài sản đó. Đối tác khu
vực công thường nêu rõ các u cầu về thơng số đầu ra, ví dụ: sản
lượng điện tính theo megawatt của một nhà máy điện, thay vì cách
tiếp cận đấu thầu thông thường là quy định thông số đầu vào, chẳng
hạn như thơng số kỹ thuật của loại hình và quy mô nhà máy.
(iii) Doanh nghiệp tư nhân nói chung sẽ có cổ phần trong cơng ty dự
án, công ty này sẽ mua tài sản và nhận hoặc chia sẻ doanh thu do
tài sản tạo ra, thay vì cách tiếp cận đấu thầu thơng thường là được
thanh tốn để cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ hay tạo ra tài sản.
Điều này làm thay đổi phân bổ rủi ro trong mối quan hệ và tính chất
của nhiệm vụ quản lý hợp đồng trong suốt thời gian thực hiện.
3.2 Mặc dù có những khác biệt đáng kể, quy trình được áp dụng để đạt
được thỏa thuận PPP cũng bao gồm các bước tương tự với các bước trong đấu
thầu thông thường. Các bước trong đấu thầu PPP bao gồm các bước được mơ
tả trong chu trình đấu thầu của ADB (xem Hình), bao gồm lập kế hoạch đấu thầu,
đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, trao hợp đồng, thực hiện và quản lý hợp đồng.
A. Lập kế hoạch đấu thầu
3.3 Phần 7 trong Sổ tay Hợp tác Công - Tư của ADB nhấn mạnh rằng hình
thức đấu thầu sẽ phụ thuộc vào ngân sách, năng lực, ưu tiên yếu tố đổi mới sáng
tạo, yêu cầu đầu vào cao cấp, nguy cơ tham nhũng và mục tiêu của dự án PPP.2
Thường có ba hình thức đấu thầu chính (i) các đề xuất tự nguyện (không theo
thư mời thầu) hoặc đàm phán trực tiếp (chỉ định thầu), (ii) đàm phán cạnh tranh
và (iii) đấu thầu cạnh tranh.
2 ADB. 2008. Sổ tay Hợp tác Công - Tư. Phần 7: Triển khai hợp đồng PPP, Tiểu mục 7.3: Xác
định quy trình đấu thầu. Manila. /> handbook.
6 PPP
Hình: Chu trình Đấu thầu của ADB
Chiến lược
Đối tác Quốc gia
Đánh giá rủi ro đấu thầu
của quốc gia và ngành/cơ quan
Phản hồi và đánh giá Xây dựng ý tưởng dự án
Hỗ trợ Kỹ thuật Thực hiện Dự án
Báo cáo hoàn thành dự án
Thanh lý hợp đồng Phân loại Rủi ro Đấu thầu
Bài học kinh nghiệm
Thực hiện và u CHU TRÌNH h b Lập kế hoạch đấu thầu
quản lý hợp đồng ĐẤU THẦU
Lập kế hoạch đấu thầu
Kế hoạch quản lý hợp đồng Đánh giá rủi ro đấu thầu dự án
Sổ tay quản trị dự án
Trao hợp đồng Mời thầu
Hồ sơ mời thầu
Đánh giá hồ sơ dự thầu
Báo cáo
Đánh giá hồ sơ dự thầu
Nguồn: Ngân hàng Phát triển Châu Á.
3.4 Đối với các đề xuất nộp tự nguyện không theo một hồ sơ mời thầu cụ
thể, có thể cần phải đưa ra quyết định về cách tiếp cận đấu thầu thay thế (hoặc là
một phần của) giai đoạn lập kế hoạch đấu thầu trong chu trình đấu thầu của ADB.
3.5 Hướng dẫn Tham khảo về Hợp tác Công - Tư, được xây dựng trên cơ
sở hợp tác giữa các ngân hàng phát triển đa phương, cũng như cung cấp thông
tin về các yếu tố cần xem xét khi quyết định chiến lược đấu thầu, bao gồm (i) có
nên áp dụng giai đoạn sơ tuyển; (ii) nên sử dụng quy trình đấu thầu một giai đoạn
hay nhiều giai đoạn; (iii) mức độ đàm phán và thảo luận sẽ diễn ra với một hoặc
nhiều nhà thầu; và (iv) các đề xuất sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí liên
quan đến tài chính hoặc giá trị, hay kết hợp cả hai tiêu chí.3
3 Ngân hàng Thế giới và các cơ quan khác. 2017. Hướng dẫn Tham khảo Hợp tác Công - Tư,
Phiên bản 3. Washington, DC. /> reference-guide.
Những cân nhắc chính trong đấu thầu hợp tác công - tư 7
3.6 Hướng dẫn tham khảo về PPP (trong Bảng 3.3) cũng lưu ý tầm quan
trọng của việc xem xét các yêu cầu và hạn chế của PPP và luật đấu thầu của
quốc gia về các lựa chọn chiến lược đấu thầu và phương thức đấu thầu có sẵn
cho các đối tác khu vực cơng để thực hiện đấu thầu PPP (chú thích 3).
B. Quy trình đấu thầu và quản lý hợp đồng
3.7 Sổ tay PPP của ADB cung cấp hướng dẫn về quy trình đấu thầu áp
dụng cho các dự án PPP (chú thích 2), bao gồm
(i) quy trình đấu thầu cạnh tranh điển hình;
(ii) quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu (bao gồm các tiêu chí đánh giá đề
xuất kỹ thuật và tài chính theo trọng số, tiêu chí kỹ thuật đạt/không
đạt và sử dụng trọng số tiêu chí);
(iii) nội dung của gói thầu;
(iv) nội dung của hợp đồng PPP;
(v) đàm phán hợp đồng; và
(vi) thực hiện và quản lý hợp đồng.
3.8 Hướng dẫn về PPP cũng cung cấp thơng tin về quy trình đấu thầu PPP,
bao gồm soạn thảo hợp đồng PPP, quản lý giao dịch PPP (quy trình đấu thầu) và
quản lý hợp đồng PPP (chú thích 3).
3.9 Ngồi ra, Hướng dẫn Chứng nhận Hợp tác Cơng-Tư (The Public-Private
Partnership Certification Guide) của tập đồn APM Group International cung cấp
thông tin và hướng dẫn chi tiết về các cân nhắc trong quy trình đấu thầu PPP, bao
gồm “Chương 5, Cấu trúc và soạn thảo hồ sơ mời thầu và hợp đồng”; “Chương
6, Đấu thầu và trao hợp đồng”; và “Chương 7, Quản lý hợp đồng.”
3.10 Hướng dẫn Chứng nhận PPP của APM Group International nhấn mạnh
tầm quan trọng của quản lý hợp đồng (bao gồm quản trị, quản lý hợp đồng, quản
lý quan hệ và quản lý kết quả thực hiện), và rằng mặc dù đối tác tư nhân có trách
nhiệm thực hiện hợp đồng, điều quan trọng là đối tác khu vực công đặt ra một
quy trình quản lý để đảm bảo hồn thành kịp thời và thực hiện đúng theo yêu
cầu.4 Cũng giống như trong đấu thầu thông thường, giá trị mang lại có thể bị giảm
đáng kể do quản lý kém.
4 ADB và các cơ quan khác. 2016. Hướng dẫn chứng nhận hợp tác công-tư. Chương 7: Chiến
lược, Triển khai và Vận hành, Mục 3 và 4. Buckinghamshire: APM Group International. https://
ppp-certification.com/pppguide/download.
IV. Các nguồn tham khảo thêm
4.1 Để có thêm lời khuyên và hướng dẫn về PPP, bên cạnh các nguồn khác,
bạn có thể tham khảo
(i) ADB. 2017. Public–Private Partnership Monitor. Manila.
/>
(ii) ADB và các cơ quan khác. 2016. Public–Private Partnership
Certification Guide. Buckinghamshire: APM Group International.
/>
(iii) ADB. 2012. Public–Private Partnership Operational Plan 2012–2020.
Manila.
/> operational-plan-2012-2020.
(iv) ADB. 2008. Public–Private Partnership Handbook. Manila.
/> handbook.
(v) Nhóm Đánh giá Độc lập. 2015. World Bank Group Support to Public–
Private Partnerships: Lessons from Experience in Client Countries,
FY02–12. Washington, DC: World Bank Group.
/>
(vi) Văn phòng Đánh giá và Giám sát. 2017. Evaluation of Public–Private
Partnerships in Infrastructure. Washington, DC: Inter-American
Development Bank.
/> of-Public-Private-Partnerships-in-Infrastructure.pdf?sequence=9.
(vii) Hợp tác công tư về Trung tâm Tài nguyên Cơ sở hạ tầng. 2017.
Benchmarking PPP Procurement 2017. Washington, DC: World
Bank Group.
/> benchmarking-ppp-procurement-2017.
(viii) Hợp tác công tư về Trung tâm Tài nguyên Cơ sở hạ tầng. 2017.
Toolkits for Public–Private Partnerships. Washington, DC: World
Bank Group.
/> practical-tools/toolkits.
(ix) Nhóm Ngân hàng Thế giới và các cơ quan khác. 2017. Public–
Private Partnerships Reference Guide, Version 3. Washington, DC.
/> reference-guide.
4.2 Ngoài ra, sổ tay PPP của ADB cũng liệt kê nhiều nguồn tham khảo trong
phần 10, Nguồn và Công cụ, bao gồm các trang web và ấn phẩm.
Hợp tác Công - Tư
Hướng dẫn đấu thầu
Hướng dẫn này đề cập việc lựa chọn các doanh nghiệp tham gia dự án PPP cho vay
được chính phủ bên vay đảm bảo. Hướng dẫn mô tả các nguyên tắc đấu thầu áp
dụng trong các dự án PPP, nêu bật những cân nhắc cụ thể trong đấu thầu PPP và
cung cấp tài liệu tham khảo từ nhiều tài liệu hiện có về việc xây dựng, đấu thầu và
quản lý dự án PPP.
Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Châu Á
Tầm nhìn của ADB là phát triển khu vực Châu Á và Thái Bình Dương khơng có đói
nghèo. Nhiệm vụ của Ngân hàng là hỗ trợ các quốc gia thành viên đang phát triển
giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Mặc dù đạt được
nhiều thành công, khu vực này vẫn là nơi cư trú của tỷ lệ lớn người dân nghèo của
thế giới. ADB cam kết giảm nghèo thơng qua phát triển kinh tế tồn diện, tăng trưởng
bền vững về mơi trường và hội nhập khu vực.
ADB có trụ sở đặt tại Manila với 67 quốc gia thành viên, bao gồm 48 quốc gia trong
khu vực. Công cụ chính để Ngân hàng hỗ trợ các quốc gia thành viên đang phát triển
là đối thoại chính sách, cho vay vốn, đầu tư cổ phần, bảo lãnh, viện trợ không hoàn
lại và hỗ trợ kỹ thuật.
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á
Số 6 đại lộ ADB, thành phố Mandaluyong
1550 Metro Manila, Philippines
www.adb.org