Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận kinh doanh quốc tế ảnh hưởng của văn hóa ấn độ đến hoạt động kinh doanh của mcdonald’s

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.42 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

=====***=====

TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MCDONALD’S

Nhóm thực hiện: Nhóm 9
Lớp tín chỉ: KDOH307(GĐ2-HK2-2223).1
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lý Nguyên Ngọc

TS. Vũ Kim Dung

Hà Nội, Tháng 6/2023

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

ST MSV Phân công công việc
Họ và tên
2112770005 Mở đầu + kết luận
T 2113770010 Tổng quan
1 Lê Quỳnh Anh 2112770016
2 Bùi Ngọc Huyền 2113770025 Các yếu tố mơi trường văn hóa
3 Nguyễn Thị Thái Hà 2112760045
4 Nguyễn Linh Phương 2112770042 Các giải pháp
5 Khổng Nguyên Trang 2113770003 Thành tựu
6 Thân Thị Thu Phương 2113770030 Bài học
7 Đoàn Lưu Quỳnh Chi Tổng hợp, chỉnh sửa tiểu luận


8 Trần Phương Thảo

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI NHÀ HÀNG MCDONALD’S.................3

1. Giới thiệu chung.................................................................................................3
2. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................3

2.1. McDonald’s thời kỳ anh em nhà McDonald.....................................................3
2.2. McDonald’s thời kỳ Raymond Kroc..................................................................4
2.3. McDonald’s hiện nay..........................................................................................6
3. Các thị trường và thành tựu đạt được của McDonald’s.................................7
CHƯƠNG II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MCDONALD’S............................................10
1. Các yếu tố mơi trường văn hóa.......................................................................10
1.1. Tôn giáo..............................................................................................................10
1.2. Văn hóa tiêu dùng.............................................................................................11
1.3. Văn hóa ẩm thực...............................................................................................12
1.4. Cấu trúc xã hội..................................................................................................14
2. Giải pháp của McDonald’s để thích nghi trước những ảnh hưởng của
mơi trường văn hóa Ấn Độ.....................................................................................15
2.1. Các giải pháp của McDonald’s.........................................................................15
2.2. Thành tựu đạt được của McDonald’s tại Ấn Độ.............................................17
CHƯƠNG III. BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH QUỐC TẾ........................................................................................19
1. Bài học từ McDonald’s....................................................................................19
2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam................................................................20
KẾT LUẬN................................................................................................................. 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................23

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường rộng mở với xu hướng tồn cầu hóa, đa phương
hóa phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì doanh nghiệp ngày càng có nhiều cơ hội
hơn để mở rộng thị trường nước ngoài, thúc đẩy hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, khi
muốn thâm nhập vào một thị trường mới trên thế giới, bất kì doanh nghiệp nào đều
phải tìm hiểu thật kỹ các môi trường kinh doanh quốc tế tại nước sở tại để xây dựng
chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp nhất.

Đề cập đến môi trường kinh doanh quốc tế ta phải nhắc đến bốn mơi trường
chính quyết định đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: Mơi trường
chính trị, môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường văn hóa. Trong đó,
mơi trường văn hóa được coi là yếu tố có tính thách thức nhất và đáng quan tâm
nhất đối với các doanh nghiệp đa quốc gia. Bởi mỗi quốc gia lại có những nét văn
hóa riêng mang tính đặc trưng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của đất
nước, đồng thời cũng tác động đến lối sống và hành vi tiêu dùng của người dân.
Vậy nên, việc nắm bắt và khai thác có hiệu quả yếu tố văn hóa trong hoạt động kinh
doanh quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc và đạt được
thành công trên thị trường đó.

Trên cơ sở đó, nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn
Độ đến hoạt động kinh doanh của McDonald's” để cụ thể hóa ảnh hưởng của một
nền văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Cụ thể, đề tài sẽ chỉ ra những tác
động của các yếu tố văn hóa như tơn giáo, văn hóa tiêu dùng, văn hóa ẩm thực, cấu
trúc xã hội đến một số hoạt động kinh doanh của tập đoàn thức ăn nhanh
McDonald’s như vấn đề lựa chọn sản phẩm, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp,
cơ cấu vận hành tổ chức,… đồng thời đi sâu vào phân tích những giải pháp chiến
lược mà McDonald’s đề ra để ứng phó với những tác động kể trên, từ đó rút ra

những bài học kinh nghiệm quý báu cho chính McDonald’ và các doanh nghiệp nói
chung, đặc biệt là các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Bài tiểu luận được chia thành 3 phần chính:

Chương 1: Tổng quan về chuỗi nhà hàng McDonald’s

1

Chương 2: Ảnh hưởng của mơi trường văn hóa Ấn Độ đến hoạt động kinh
doanh của McDonald’s

Chương 3: Bài học cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế
Tuy nhóm chúng em đã cố gắng đầu tư về thời gian cũng như công sức
nhưng bài tiểu luận khơng tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được
những góp ý, nhận xét của ThS Lý Nguyên Ngọc và TS Vũ Kim Dung để bài tiểu
luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô!

2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI NHÀ HÀNG MCDONALD’S

1. Giới thiệu chung

McDonald’s là một tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh với
khoảng 40031 nhà hàng tại 119 quốc gia (số liệu cập nhật ngày 24/2/2022 trong
Annual report của McDonald’s). Đây là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất trên
thế giới với thực đơn là các món hamburgers và gà rán mang thương hiệu riêng. Ước
tính mỗi ngày chuỗi nhà hàng phục vụ cho gần 70 triệu lượt khách tại hơn 100 quốc

gia.

Công ty được thành lập vào năm 1940 bởi hai anh em Richard và Maurice
(Dick và Mac) McDonald. Nhưng nền tảng cho sự lớn mạnh của ngày nay là do Ray
Kroc mua lại và phát triển thành một trong những dự án kinh doanh thức ăn nhanh
thành công nhất thế giới.

McDonald’s được xem là biểu tượng của chiến lược tồn cầu hóa. Khởi đầu
chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ nhưng ngày nay McDonald’s đã trở thành một
thương hiệu quốc tế thực thụ với sự thành công tại nhiều quốc gia, châu lục như
Canada, Việt Nam, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ,...

2. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1. McDonald’s thời kỳ anh em nhà McDonald

Theo bố mẹ tha hương đến California vào năm 1930, sau một thời gian sinh
sống tại đây, năm 1937, hai anh em nhà McDonald là Dick và Mac đã mở một quầy
bán hotdog cho ô tô qua lại trên đường đua Santa Anita (quầy bán hotdog, người
mua dừng xe gọi món và người bán đem ra tận xe). Đây chỉ là một cách mở quầy
bình thường khơng có gì mới mẻ, đặc sắc bởi những quầy hàng như này không thiếu
ở California nhưng đây là tiền đề cho sự xuất hiện của McDonald sau này.

Năm 1940, sau ba năm bn bán, họ đã có một phát kiến dẫn trước các đối
thủ cạnh tranh và phát kiến này được coi là sự khởi đầu, là biểu tượng của tập đồn
McDonald’s ngày nay: bán bánh mì kẹp thịt xay rán - hamburger. Dick và Mac đã
vay ngân hàng 5000 USD để mở cửa hàng McDonald’s đầu tiên: McDonald's Bar-
B-Q. Thế nhưng ban đầu, đây chỉ là một cửa hàng điển hình với thực đơn đa dạng

3


hơn 24 món rán và nướng, khách được phục vụ tận bàn. Những món ăn này đều
khơng có gì mới mẻ ở thời điểm đó, thậm chí signature của cửa hàng là các món thịt
nướng chứ khơng phải là hamburger.

Hình thức kinh doanh ấy chỉ kéo dài đến sau thế chiến thứ II, khi anh em nhà
Donald là Dick và Mac Donald nhận ra rằng 80% doanh thu của họ đến từ những
chiếc burger, hai anh em đã cải tiến McDonald's Bar-B-Q thành nhà hàng tự phục
vụ vào năm 1948. Đồ ăn cũng được giảm xuống chỉ cịn vài món như hamburger,
cheeseburger, nước uống có gas, sữa lắc, cà phê, khoai tây chiên và bánh. Món tủ
của họ trong thực đơn là hamburger giá 15 cent.

Thứ tạo nên thành công của McDonald’s không phải từ đồ ăn mà từ hệ thống
dịch vụ của cửa hàng. Dick và Mac nhận ra điều khách hàng thật sự muốn là sự
nhanh và tiện lợi. Họ đã biến nhà bếp thành một dây chuyền lắp ráp cơ giới hóa với
mỗi bước trong q trình nấu ăn đều được rút gọn và hồn thành với hao phí lao
động tối thiểu. Họ đã phục vụ một suất gồm một hamburger, một sữa lắc và một
khoai tây chiên chỉ với thời gian 30 giây (trong khi các cửa hàng khác món nhanh
nhất cũng mất 30 phút chờ từ khi gọi món đến lúc được phục vụ) và giá thấp hơn
xấp xỉ một nửa với các cửa hàng ở thời điểm ấy.

Dick và Mac giàu lên nhanh chóng nhưng họ thỏa mãn với điều ấy và khơng
có ý định phát triển nó lớn mạnh hơn nữa.

Năm 1954, hai anh em nhà McDonald nhượng quyền thương mại cửa hàng
cho Ray Kroc, sự phát triển thần kỳ của McDonald’s bắt đầu từ đây.
2.2. McDonald’s thời kỳ Raymond Kroc

Raymond Albert Kroc (Ray Kroc), một trong những doanh nhân vĩ đại bậc
nhất trong lịch sử kinh doanh của Hoa Kỳ. Ơng cịn được bình chọn là một trong số

“100 người có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong thế kỉ XX” theo bình chọn của
tạp chí Time danh tiếng. Tên tuổi của ông gắn liền với sự phát triển thần kỳ của
McDonald's.

4

Nhiều người lầm tưởng rằng Ray là người dựng lên đế chế McDonald’s
nhưng sự thật khởi điểm của ông chỉ là người giúp Dick và Mac bán bản quyền
“quán ăn nhanh”.

Năm 1954, cơ duyên của Ray Kroc với McDonald’s bắt đầu khi ông nhận
được đơn hàng lớn đặt mua 8 máy pha chế sữa lắc loại pha được 5 cốc một lần từ
một nhà hàng nhỏ ở San Bernardino, California. Ơng tị mị muốn nhìn xem loại nhà
hàng nào mà cần làm đến 40 cốc sữa lắc một lần trong khi tình hình kinh doanh
quán giải khát trong thời gian này vô cùng ế ẩm vì người dân Mỹ chuyển từ thành
thị về ngoại ô. Và ông đã tìm thấy quầy Hamburger của Dick và Mac. McDonald’s
không giống với bất cứ nhà hàng nào Ray từng thấy. Ở đây khách gọi món và tự
phục vụ. Thực đơn giới hạn chỉ 5 món: cheeseburger, hamburger, khoai tây chiên,
đồ uống và sữa lắc. Nhưng điều khiến Ray ngạc nhiên và nhìn ra được sự thành
cơng trong tương lai của McDonald’s nằm ở dây chuyền sản xuất vơ cùng hiệu quả
và nhanh chóng của cửa hàng - từ lúc khách hàng gọi đồ đến khi đồ ăn ra chỉ chưa
đầy 1 phút.

Ơng nhanh chóng nhận ra tiềm năng phát triển của loại hình cửa hàng này và
ngay lập tức bắt tay vào một phi vụ kinh doanh lớn thành cơng nhất đời mình. Ơng
ngỏ ý về việc nhượng quyền kinh doanh với hai anh em nhà McDonald, họ đồng ý
và trao quyền độc quyền bán phương pháp của McDonald’s cho Ray.

Tháng 4/1955 tại khu ngoại ô Des Plaines, Illinois, Ray Kroc mở nhà hàng
McDonald’s đầu tiên và lấy đó làm chuẩn mực để giới thiệu mơ hình này đến khắp

nước Mỹ. Tưởng chừng giấc mơ phủ sóng có thể sn sẻ nhưng Dick và Mac đã
chơi Ray một vố khi “quên” nói với ơng một điều: họ đã bán bản quyền sử dụng cái
tên McDonald’s cho công ty kem Freejack. Đang nợ nần chồng chất vì việc xây nhà
hàng, giờ Kroc lại phải bỏ ra 25000 USD để mua lại quyền từ Freejack. Khơng chỉ
vậy, sau này, trong q trình hợp tác, Ray bàng hồng nhận ra tiền kiếm được
khơng đủ để trang trải chi phí thậm chí lỗ vì doanh thu khơng phải lúc nào cũng ổn
định. Ơng tìm kiếm những đường đi khác nhằm hiện thực hóa tương lai ông nhìn
thấy từ tiềm năng của McDonald’s nhưng Dick và Mac sợ hãi trước sự phát triển
quá mức của nó, họ khơng muốn thay đổi, họ chỉ muốn có một nhà hàng duy nhất ở

5

California và hài lòng với hiện tại. Ngày càng nhiều bất đồng xuất hiện trong sự hợp
tác của anh em nhà McDonald với Ray. Quá mệt mỏi với điều đó, năm 1961, Ray
đã mua lại McDonald’s từ người sáng lập với giá 2,7 triệu USD để kiểm soát mọi
thứ. Năm 1963, McDonald’s của Ray bán chiếc bánh hamburger thứ 1 tỷ, hình ảnh
này đã được truyền hình trực tiếp trên tivi vào giờ quảng cáo cao điểm.

Đến năm 1965, Ray khai trương hơn 700 nhà hàng ở 44 tiểu bang. Tháng 4
năm đó, McDonald’s trở thành cơng ty thức ăn nhanh đầu tiên được niêm yết trên
sàn chứng khoán, phát hành với giá 22 USD/cổ phiếu và lên 49 USD chỉ trong vài
tuần. Đến cuối thập niên, trên tồn thế giới có gần 1.500 nhà hàng McDonald's.

Ray Kroc luôn tâm huyết với sự nghiệp của mình, ơng ln quan sát và nhìn
ra những điểm đột phá, những bước đi tiên phong đáp ứng nhu cầu của thời đại.
Đây là điều giúp cho McDonald’s thành cơng đến thế. Điển hình cho điều này có
thể nhớ đến chiếc sandwich File - O - Fish (sandwich nhân cá) được làm bởi Lou
Groen, chủ cửa hàng chi nhánh ở Cincinati (tập trung phần lớn người theo đạo
Thiên chúa) khi nhận ra cơng việc kinh doanh của mình hoạt động không tốt vào
thứ sáu - ngày mà người theo đạo Thiên Chúa Giáo không ăn thịt (theo Thiên chúa

giáo, cá không phải là thịt). Chiếc bánh này được bán lần đầu vào năm 1963 và
nhanh chóng trở thành một món ăn được ưa thích trong thực đơn của McDonald’s
trên khắp thế giới. Hay như bánh Big Mac được bán năm 1968, nó đã thay đổi thói
quen ăn sáng của hàng triệu người Mỹ, thậm chí từ năm 1986 đến nay nó cịn trở
thành một chỉ số đo lường. Đột phá lớn nhất của McDonald’s phải kể đến việc khai
trương nhà hàng ở Sierra Vista năm 1975. Thời điểm này ở Vista, căn cứ qn đội
gần đó khơng cho phép quân nhân xuống xe khi mặc quân phục, McDonald’s ngay
lập tức nghĩ ra ý tưởng thay đổi hình thức nhà hàng từ kiểu truyền thống sang kiểu
mà khách mua hàng khơng cần phải rời khỏi xe, họ gọi món và thưởng thức món ăn
ngay trên chiếc khay chuyên dụng gắn vào cửa kính xe hoặc mua mang về tại ơ cửa
nhỏ ngang tầm với của xe. Ngày nay, loại hình cửa hàng này chiếm hơn một nửa
công việc kinh doanh của McDonald’s. Hình ảnh những chiếc xe ơ tơ xếp hàng dài
mua Hamburger và khoai tây chiên ngay trên đường khi đang ngồi trên xe vô cùng
phổ biến ở Mỹ.

6

Vào những năm 1970, McDonald's là công ty cung cấp thực phẩm lớn nhất ở
Mỹ. Khi ông qua đời ngày 14/1/1984, trung bình cứ 17 giờ một nhà hàng
McDonald's mới lại mọc lên. 10 tháng sau đó, McDonald's bán chiếc burger thứ 50
tỷ của mình.
2.3. McDonald’s hiện nay

Hơn 80 năm hình thành và phát triển, ngày nay McDonald’s đã trở thành một
cái tên huyền thoại trong lĩnh vực thức ăn nhanh của thế giới. Nó có mặt ở khắp các
châu lục với hơn 40000 nhà hàng, 1,7 triệu nhân viên, phục vụ trung bình trên 70
triệu người tiêu dùng mỗi ngày, doanh thu trên 20 tỷ USD mỗi năm.

Hãng vừa công bố báo cáo lợi nhuận quý 4/2022 tăng vọt sau khi kết quả
doanh thu ở hầu hết các thị trường đều tăng. "Gã khổng lồ" này đã ghi nhận mức

tăng trưởng doanh thu tương đương 12,6% trên toàn cầu trong quý kết thúc vào
ngày 31/12 vừa qua. Trừ Trung Quốc, nơi mà các biện pháp hạn chế đại dịch
COVID-19 tiếp tục làm giảm doanh số bán hàng, các thị trường lớn bao gồm Mỹ,
Nhật Bản và Đức đều có mức tăng trưởng vững chắc. Doanh số bán hàng kỹ thuật
số tại 6 thị trường hàng đầu đạt tổng cộng 7 tỷ đô la trong quý, chiếm hơn 35% tổng
doanh thu. Tại Mỹ, doanh số bán hàng tại cửa hàng đã tăng 10,3% trong quý trước,
so với mức 7,5% trong cùng kỳ năm 2021.

Bắt đầu từ một hiện tượng của Mỹ, giờ đây McDonald’s đã trở thành một
logo tồn cầu, ln đứng vững trong top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới,
ln là hình ảnh quen thuộc với dân chúng toàn cầu, đặc biệt là giới trẻ. Dù ở bất kì
thị trường nào, dù khó nhằn đến đâu, McDonald’s cũng thích ứng được và thành
cơng.
3. Các thị trường và thành tựu đạt được của McDonald’s

Với con số khổng lồ hơn 40000 cửa hàng tại 119/204 quốc gia của thế giới,
McDonald’s gần như đã đặt chân đến mọi ngóc ngách của thị trường tồn cầu. Dù
có những sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng đất nhưng chỉ sau một thời gian
ngắn tìm hiểu và khắc phục, McDonald’s lại tạo nên một thành công mới.

7

Đầu tiên là tại thị trường Bắc Mỹ. Chỉ tính riêng Hoa Kỳ - nơi khai sinh của
McDonald’s đã có 14267 cửa hàng, chiếm hơn 30% doanh thu hàng năm của
McDonald’s. Về cơ bản những điểm nổi bật trong hệ thống dịch vụ, thực đơn đều
được sinh ra tại Hoa Kỳ. McDonald's bước vào thị trường quốc tế lần đầu tiên vào
năm 1967 bằng cách mở rộng sang Canada và Puerto Rico. Tại Canada, tính đến
năm 2018, McDonald’s đặt tại đây hơn 1400 cửa hàng và tự hào là những nhà hàng
lớn nhất trong những nhà hàng của người Canada.


Thị trường Nam Mỹ lớn nhất cho McDonald's được tìm thấy ở Braxin, nơi
có hơn 800 địa điểm.

Tiếp theo là tại thị trường Châu Âu, McDonald’s tự hào là nhà hàng thức ăn
nhanh có nhiều cửa hàng nhất với 7920 cửa hàng. Châu Âu thích McDonald's. Tuy
nhiên khơng phải ngay từ ban đầu Châu Âu đã thích McDonald’s. Ví dụ như tại
Pháp: lần đầu tiên đặt chân vào Pháp, McDonald’s gặp rất nhiều trở ngại, bởi Pháp
là quốc gia nổi tiếng với phong cách ăn quý tộc, trái ngược hoàn toàn với phong
cách “ăn nhanh” của McDonald’s. Nhưng McDonald’s vẫn trụ vững được, đem lại
doanh thu hàng chục tỷ USD hàng năm với hơn 1200 cửa hàng trên khắp nước
Pháp.

Thị trường Châu Úc được coi là một thị trường “thịnh vượng” của
McDonald’s với hơn 1020 cửa hàng bởi văn hóa Úc khá giống với văn hóa Mỹ,
McDonald’s rất được chào đón tại nơi đây.

Thị trường Châu Phi, đây là nơi McDonald’s xuất hiện ít nhất nhưng so sánh
với nhiều thương hiệu khác thì nó vẫn là một con số mơ ước với hơn 200 cửa hàng,
10000 nhân viên, phục vụ hơn 8 triệu lượt khách mỗi tháng.

Khi độ bão hòa của McDonald’s tại Mỹ và các nước châu Âu quá cao,
McDonald’s cần tìm thêm thị trường mới và châu Á là một miếng mồi ngon, một thị
trường đầy tiềm năng. Là một tập đoàn kinh doanh đồ ăn nhanh phương Tây, thách
thức quan trọng đầu tiên mà McDonald’s phải vượt qua trong quá trình chinh phục
thị trường phương Đơng chính là sự khác biệt văn hóa. Khi họ đặt chân đến Trung
Quốc (1990) và Ấn Độ (1996), hai thị trường rộng lớn chiếm ¼ dân số thế giới, khái
niệm “fastfood” lúc đó vẫn còn khá xa lạ với đa số người dân bản địa. Điều này dẫn

8


đến sự thiếu hụt trầm trọng các nhà cung cấp nguyên liệu có kinh nghiệm tại địa
phương và đã khiến cho McDonald’s phải xây dựng chuỗi cung ứng đúng chuẩn từ
con số “0”. Không những vậy, những sự khác biệt trong ẩm thực, văn hóa bàn
ăn,...khiến McDonald’s phải biến đổi rất nhiều điều từ nguyên liệu đến cách bài trí
cửa hàng. Tại Trung Quốc, McDonald’s sử dụng thịt đùi gà nhiều hơn, vì họ biết
rằng thực khách nước này khơng chuộng phần thịt ức. Ở Ấn Độ, thịt lợn và thịt bị
được loại bỏ hồn tồn ra khỏi thực đơn và hai nhà hàng McDonald’s dành riêng
cho người ăn chay cũng được đưa vào hoạt động. Đặc biệt, McDonald’s Ấn Độ cịn
nghiên cứu những món chay nhân cà-ri rau quả độc đáo nhằm mở rộng sự lựa chọn
cho giới thực khách kỹ tính nước này. Hay như văn hóa thích sự sum vầy, tụ họp
người thân, bạn bè của người phương Đông, những bữa ăn đối với họ là một dịp để
tụ tập, trò chuyện nên thời gian cho một bữa ăn của họ là rất dài. Vì vậy thay vì bàn
đơn, hay hình thức drive - thru được ưa chuộng ở phương Tây, McDonald’s phải
thay thành mơ hình cửa hàng diện tích rộng rãi có số lượng lớn bàn đôi, bàn bốn với
những khu vực được ngăn cách để tạo sự riêng tư, khơng gian thống mát, dễ chịu
để thu hút khách hàng phương Đông. Dù gặp nhiều rào cản nhưng McDonald’s vẫn
tạo nên những dấu ấn tại châu Á với gần 8000 cửa hàng tại 38 quốc gia, đem về
nguồn thu không nhỏ. Báo cáo doanh thu năm 2021 cho thấy khu vực Châu Á Thái
Bình Dương đóng góp 10% cho McDonald’s.

Dù có sự khác biệt giữa các nền văn hóa, dù gặp bao trở ngại khi đặt chân
vào các thị trường mới, McDonald’s vẫn có thể khắc phục và tạo nên dấu ấn, trở
thành đế chế fastfood lớn mạnh nhất thế giới, trải rộng khắp các châu lục, khắp các
quốc gia.

9

CHƯƠNG II. ẢNH HƯỞNG CỦA MƠI TRƯỜNG VĂN HĨA ẤN
ĐỘ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MCDONALD’S


1. Các yếu tố mơi trường văn hóa

1.1. Tơn giáo

Ấn Độ được biết đến là một
trong những quốc gia đông dân nhất
nhất thế giới và có nền văn hóa lâu đời
vơ cùng đặc sắc. Theo điều tra dân số
năm 2011, dân số Ấn Độ có 81% theo
đạo Hindu, Hồi giáo chiếm 12,9%, và
cịn nhiều tơn giáo khác chiếm phần
nhỏ. Để tránh những vấn đề rắc rối xảy
ra, thậm chí là bị người dân tẩy chay thì
McDonald's nhất định phải chú ý đến vấn đề tôn giáo tại đất nước này. Đối với
người theo đạo Hindu, bò là con vật linh vật và người Ấn tơn sùng bị như một vị
thần - “Thần Bị”. Nó chiếm vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của
những người theo đạo Hindu. Không khó khi đến với Ấn Độ, chúng ta sẽ bắt gặp
những ngơi đền thờ Thần Bị để người dân đến cúng bái và cầu nguyện. Họ còn tin
rằng nước tiểu bị có thể chữa được bách bệnh, ngay cả bệnh ung thư. Chính vì thế
mà khi đại dịch Covid 19 đang diễn biến căng thẳng và phức tạp trên toàn thế giới,
nhiều tín đồ Hindu thay vì đến bệnh viện để chữa trị bằng thuốc men lại tập trung ở
những trung tâm trị liệu bằng phân và nước tiểu với niềm tin rằng các chất thải bị
khiến cho họ có cảm giác được thần linh che chở giúp con người tăng cường sức đề
kháng, có thể khỏe mạnh vượt qua dịch bệnh. Tuy nhiên, việc này khơng có cơ sở
khoa học và việc tập trung đông người đã khiến cho tình hình dịch bệnh phức tạp
hơn nhiều tại xứ tỷ dân. Vì tầm quan trọng của Thần Bị đã ăn sâu vào tiềm thức của
người Ấn nên đạo Hindu đã cấm kỵ các món ăn chế phẩm từ thịt bị hay làm các
hành động ngược đãi, gây tổn hại đến lồi bị. Bên cạnh đó, người theo đạo Hồi
kiêng thịt lợn vì chúng bị coi là loại thực phẩm khơng sạch cho cơ thể, dễ gây nhiều


10

bệnh cho con người mà trong quyển Kinh Qur'an đã viết rất rõ những loại thực
phẩm không được sử dụng, trong đó có thịt lợn.

Trái lại, McDonald’s là nơi tiêu thụ thịt bị nhiều nhất thế giới và Big Mac
chính là món ăn đặc trưng làm nên tên tuổi trên toàn thế giới của hãng đồ ăn nhanh
này. Đây sẽ là một thách thức vô cùng cam go đối với hãng đồ ăn nhanh hàng đầu
thế giới khi gia nhập thị trường tiêu thụ khổng lồ này mà không được phép sử dụng
đến thịt bị hay thịt lợn. Nếu như khơng giải quyết được tình huống văn hóa tiến
thối lưỡng nan này thì có lẽ McDonald’s sẽ khơng bao giờ tồn tại và tiếp cận được
với người tiêu dùng Ấn Độ, càng không thể trông mong vào việc kinh doanh thu lợi
nhuận từ thị trường béo bở này. Tuy nhiên, McDonald’s đã rất khôn khéo trong vấn
đề “Nhập gia tùy tục” khi cho ra đời món “Chicken Maharaja Mac” – một loại bánh
mì kẹp thịt trơng giống như Big Mac nhưng khơng có thịt bị dành riêng cho thị
trường Ấn Độ. Đồng thời, hơn một nửa món trong thực đơn đã được thay đổi để
phù hợp với thị trường này.

1.2. Văn hóa tiêu dùng

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Ấn Độ đang ngày càng phát triển kéo
theo sức mua đầu người ngày càng gia tăng. Chi tiêu của người Ấn Độ có thể chia
thành 2 loại: chi tiêu thiết yếu và chi tiêu tùy ý. Các chi tiêu thiết yếu của người tiêu
dùng Ấn Độ mang lại lợi nhuận lớn cho lĩnh vực chủ yếu là thực phẩm. Họ có thể
chi trả một số tiền tương đối cho đồ ăn nhưng cũng yêu cầu chất lượng tương xứng.
Đây cũng chính là cơ hội cũng như thách thức về cạnh tranh cho các chuỗi cửa hàng
thức ăn nhanh nói chung và McDonald’s nói riêng. Để có thể tồn tại và phát triển ở
thị trường này, McDonald’s đã phải nghiên cứu, nắm bắt chính xác về văn hoá tiêu
dùng của người dân Ấn Độ.


Nhờ sự giao lưu văn hố tồn cầu thơng qua các phương tiện truyền thông và
du lịch, người Ấn Độ tiếp xúc nhiều hơn với ẩm thực quốc tế, từ đó tư tưởng cũng
trở nên phóng khống và thói quen ăn uống cũng trở nên phong phú hơn, họ có xu
hướng thích những đồ ăn nhanh kiểu Mỹ. Theo kết quả nghiên cứu của AC Nielsen,
có hơn 70% người Ấn Độ tiêu thụ đồ ăn nhanh ít nhất 1 lần/tháng. Con số này thể
hiện đây là thị trường rất hấp dẫn cho các doanh nghiệp thức ăn nhanh. Xu hướng

11

trên cũng đã tạo cơ hội cho McDonald’s phát triển ở quốc gia tôn giáo này với
menu đa dạng và thường xuyên cập nhật từ Hamburger truyền thống tới món chay
McAloo Tikki từ đậu Hà Lan và khoai tây hay McNuggets nổi tiếng cũng được
chuỗi nhà hàng đem tới quốc gia này. Văn hoá này đã giúp McDonald’s thu hút
được đông đảo các thực khách Ấn Độ, nhất là ở những thành phố lớn như Mumbai
hay New Delhi.

1.3. Văn hóa ẩm thực

Ấn Độ là một quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tơn giáo, bởi vậy văn hóa
ẩm thực Ấn Độ cũng phần nào phảng phất những hương vị của cuộc sống mn màu,
mn vẻ. Có thể nói mỗi một món ăn của người dân Ấn Độ không chỉ đơn giản để
“lấp đầy cái bụng” mà còn khiến người ta phải dừng lại thưởng thức để rồi ngỡ
ngàng, ngạc nhiên với những giá trị, hương vị cũng như cách bài trí mà mỗi món ăn
mang lại.

Văn hóa ẩm thực Ấn Độ đa dạng theo từng khu vực, vì là một quốc gia rộng
lớn sở hữu những dạng địa hình đặc biệt cho nền ẩm thực nơi đây cũng đa dạng như
chính địa hình vây. Càng khám phá, càng tìm hiểu sẽ càng nhận ra sự phân hóa khác
biệt giữa hai miền Nam Ấn và Bắc Ấn. Đa phần các nguyên liệu để chế biến món ăn
đều thể hiện màu sắc dân tộc, đặc biệt là những kiêng kị nhất định trong tôn giáo.


Thứ nhất, đặc trưng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ là đa dạng các loại gia vị.
Mỗi năm, Ấn Độ sản xuất khoảng 2,5 triệu tấn gia vị và xuất khẩu 200 ngàn tấn mỗi
năm. Quốc gia này được cả thế giới ca tụng là thiên đường của các loại gia vị. Sự
pha trộn, hòa quyện giữa các loại gia vị được coi là bí quyết tạo nên sự riêng biệt

cho từng món ăn bởi vì chỉ cần nếm
thử thì người ta có thể ngay lập tức
đọc được các loại gia vị ẩn chứa
trong đó như: ớt, mù tạt, thì là,
garam masala, lá quế, định hương, lá
nguyệt quế,... Và đặc biệt hơn cả đó
chính là cà ri - một màu sắc đặc
trưng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ.

12

Hơn thế nữa, người Ấn không chỉ đơn giản sử dụng những gia vị độc lập mà có thói
quen kết hợp chúng lại thành một dạng hỗn hợp đặc biệt nhằm tạo nên sự bùng nổ
vị giác cho người thưởng thức.

Thứ hai, Ấn Độ là đất nước tôn giáo - đây là yếu tố quan trọng tác động đến
văn hoá ẩm thực nơi đây. Ở Ấn Độ có 3 tơn giáo lớn là đạo Hindu, đạo Phật và đạo
Hồi. Đối với người theo đạo Phật, họ ăn chay là chủ yếu và hạn chế thực phẩm từ
động vật. Người Ấn thường chỉ ăn ngũ cốc, gạo, bột mì và khơng ăn các loại thịt cá,
thậm chí họ khơng ăn các loại củ vì họ cho rằng khi các loại rau củ nhổ lên, các sinh
vật sống nhờ vào nó sẽ chết vì khơng cịn mơi trường để sống. Đối với đạo Hindu
thì bò được coi là linh vật, họ rất coi trọng và tơn sùng bị. Thế nên người Ấn cho
rằng ăn thịt bò là đắc tội với các vị
thần. Còn theo lý luận của những tu

sĩ đạo Hồi, lợn ăn tạp và môi trường
sống không sạch sẽ nên thịt của
chúng bị cho là chứa nhiều vi khuẩn
có thể gây truyền nhiễm các loại
bệnh cho con người. Bởi lẽ đó nên
trong nền ẩm thực Ấn Độ sẽ không
bao giờ bắt gặp các món ăn làm từ
thịt bị hay thịt lợn.

Thứ ba, đặc trưng ẩm thực của từng vùng là vô cùng rõ ràng. Điều đó phụ
thuộc vào văn hóa từng địa phương, vị trí địa lý chẳng hạn như gần biển, sa mạc
hoặc đồi núi và điều kiện kinh tế cũng như tuỳ theo mùa thu hoạch trái cây chín và
các loại rau củ. Những bang miền Đơng Ấn thường có mưa rào nên có nhiều cánh
đồng lúa, vì thế gạo là thực phẩm chính của họ. Những bang miền Đơng Bengal có
nhiều cá trong khi nơi xa hơn thì thịt heo và bị nội địa là thực phẩm chính. Thực
phẩm của bang miền Bắc là món nước sốt có hương vị đậm đà. Dân cư tại đây thích
ăn tương ớt, nghệ tây, yaourt, phơ mai, đồ ngọt, phơ mai ít béo và quả hạch. Những
bữa ăn của họ thường có nhiều món và rất giàu dinh dưỡng. Bánh lên men, thịt nai,
động vật hoang dã và ớt là món ăn của người miền Nam, nơi có nhiều băng trơi. Từ
vùng Chettinad đến Malabari, người ta thường ăn món Dakshin. Một phần lớn bang

13

Tây Ấn có thói quen ăn uống theo phong cách châu âu, tuy một số món vẫn cịn
mang âm hưởng truyền thống. Chẳng hạn như, vùng Gujarat có món ăn nhẹ farsan
và món chay dhokla, vùng Maharashtra có món ăn nhẹ bhelpuri và bánh mì thịt
vada pay, vùng Goa nổi tiếng với món cà ri thịt heo cay nồng vindaloo và sorpatel.

Từ đó, có thể thấy rằng thị trường đồ ăn nhanh như McDonald’s đã gặp phải
trở ngại lớn như thế nào khi thâm nhập vào thị trường Ấn Độ, Với một đất nước với

nhiều tơn giáo, đặc biệt là các tín đồ theo đạo Hindu nói “khơng” với thịt bị, trong
khi đó McDonald’s là nơi tiêu thụ thịt bị nhiều nhất thế giới đòi hỏi McDonald’s
phải thay đổi chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp và làm hài lòng phần lớn
người dân Ấn để tồn tại được ở thị trường khó tính này.

1.4. Cấu trúc xã hội

Theo mơ hình văn hóa của Hofstede, Ấn Độ là một quốc gia có khoảng cách
quyền lực rất cao với 77 điểm. Thật vậy, ở Ấn Độ, địa vị - tầng lớp xã hội thường được
đánh giá bằng nguồn gốc gia đình, nghề nghiệp và thu nhập. Đặc biệt là những tín đồ
Hindu giáo chiếm phần đa của quốc gia này và đóng vai trị then chốt định hình nên
cấu trúc xã hội Ấn Độ từ ngàn năm trước; nó chi phối, tác động sâu sắc và đem đến
nhiều hệ lụy lâu dài trong xã hội đến ngày nay. Trong việc phân định xã hội thời kỳ
Veda (Vệ Đà) có bốn đẳng cấp trong hệ thống Varna là: Brahmins (bao gồm Tăng lữ -
quý tộc, hay cịn gọi đẳng cấp Bà La Mơn có nhiệm vụ nghiên cứu - giảng dạy kinh
Veda và lo việc cúng tế thần linh), Kshatriyas (là đẳng cấp của những vương cơng q
tộc, chiến binh, có thể làm vua, quan
lại), Vaishyas (thợ thủ công, thương
nhân, nông dân phải nộp thuế cho nhà
nước và cung phụng đẳng cấp
Brahmins và Kshatriyas) và Shudras
(đẳng cấp nô lệ, những người làm
công việc nặng nhọc phải đi làm thuê
mướn). Và còn một đẳng cấp thứ năm
trong hệ thống Varna nhưng khơng
được cơng nhận chính thức trong kinh

14

sách là đẳng cấp Dalit (tiện dân). Những người này luôn luôn bị khinh thường, kỳ thị,

bị coi là “nằm ngồi xã hội” và phải làm những cơng việc vơ cùng thấp kém. Chính sự
phân chia tầng lớp xã hội này đã khơi dậy nhiều bất công trong xã hội Ấn Độ cổ đại khi
mà những người ở đẳng cấp trên thường có cơ hội sống tốt hơn so với những người
sống ở phía đáy của hệ thống phân tầng. Họ có cơ hội giáo dục, chăm sóc sức khỏe,
mức sống và việc làm tốt hơn. Đó là lý do cho thấy mức độ chênh lệch giàu nghèo ở
Ấn Độ ngày càng nghiêm trọng: người giàu thì giàu thêm, người nghèo phải sống lay
lắt qua ngày; những khu ổ chuột ngay bên cạnh những khu đơ thị giàu có, xa hoa.

Bên cạnh đó, cũng theo nghiên cứu của Hofstede, Ấn Độ là một quốc gia
Nam tính (56 điểm) - coi trọng tính cạnh tranh, quyền lực, sự giàu có và tồn tại sự
phân biệt đối xử giới tính. Trong bối cảnh gia đình và xã hội Ấn Độ vẫn tồn tại xu
hướng “trọng nam khinh nữ” và họ cho rằng đàn ông nên có vai trị nổi bật hơn phụ
nữ. Đàn ơng có trách nhiệm ra ngồi kiếm tiền, và có lợi thế hơn so với phụ nữ khi
kiếm việc làm. Còn phụ nữ sẽ có trách nhiệm ở nhà chăm sóc gia đình và con cái, ít
có tiếng nói trong xã hội. Tuy nhiên phần lớn người dân Ấn Độ vẫn đồng ý đây là
những trách nhiệm của cả nam giới và nữ giới và tình trạng bất bình đẳng giới đang
được cải thiện hằng ngày. Đặc biệt Ấn Độ là một trong những quốc gia đầu tiên trên
thế giới bầu một người phụ nữ làm thủ tướng.

2. Giải pháp của McDonald’s để thích nghi trước những ảnh hưởng
của mơi trường văn hóa Ấn Độ
2.1. Các giải pháp của McDonald’s

15

Đầu tiên, chuỗi nhà hàng này quyết định “Ấn Độ hóa” các sản phẩm của
mình, bắt đầu từ sản phẩm Big Mac. Được quảng cáo là có chứa “hai miếng thịt bị
xay làm từ 100% thịt bị”, đây là món ăn làm nên tên tuổi McDonald’s. Nhưng, thị
trường Ấn Độ trên thực tế rất tiêu cực với việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ các
sản phẩm làm từ thịt bị. Tính đến tháng 9 năm 2021, trong số 1,4 tỷ người Ấn Độ,

996 triệu người là tín đồ của Ấn Độ giáo. Đối với họ, bên cạnh việc bị giúp ích cho
con người (cung cấp sữa, làm thuốc, giúp việc đồng áng,…), bị là một lồi vật
thiêng cần được tơn trọng. Rõ ràng, xung đột là điều tất yếu xảy ra nếu McDonald’s
bất chấp mang Big Mac truyền thống vào thị trường này. Thịt lợn cũng bị loại khỏi
danh sách các loại thịt thay thế, bởi Ấn Độ có tới 172 triệu người theo đạo Hồi.
Kinh Qur'an chia thực phẩm ra làm hai loại, “halal” (có thể ăn) và “haram” (khơng
thể ăn). Thịt lợn nằm trong số các thực phẩm bị coi là “haram”.

Chính vì các lý do này, hơn một nửa số sản phẩm trên menu của McDonald’s
bị thay đổi để phù hợp với khẩu vị, tín ngưỡng và tơn giáo của người Ấn Độ. Sự ra
đời của Maharaja Mac là câu trả lời cho vấn đề khơng thể dùng thịt bị và thịt lợn đã
được nêu ra phía trên. Bề ngồi của Maharaja Mac trông gần giống Big Mac truyền
thống, nhưng khơng chứa thịt bị, mà sử dụng thịt gà để thay thế. Nó bao gồm hai
miếng chả gà thơm ngon, với nước sốt habanero đậm đà, ớt jalapenos bốc lửa, cà
chua mọng nước và hành tây cắt nhỏ giòn, đặt trên pho mát cheddar và một lớp rau
diếp. Sau sự thành cơng của Maharaja Mac, các món ăn khác của McDonald’s đậm
đà màu sắc và hương vị Ấn Độ cũng ra đời, tiêu biểu như McAloo Tikki Burger và
Chatpata Naan.

Bên cạnh đó, McDonald's đã nỗ lực phục vụ các gia đình và trẻ em, cung cấp
sân chơi và khu vui chơi trong các nhà hàng của mình, đồng thời tăng cường quảng
bá các suất ăn Happy Meal cũng như combo kết hợp burger, gà rán và nhiều món ăn
cho gia đình. Một mặt, điều này đã phá vỡ rào cản văn hoá, bởi vì khi McDonald’s
lần đầu đặt chân tới Ấn Độ, burger là một khái niệm còn xa lạ. Nhưng mọi người
dân Ấn Độ đều biết tới bánh aloo tikki (bánh khoai tây chiên) hoặc bánh naan (một
loại bánh mì). Việc kết hợp giữa ẩm thực Ấn Độ và ẩm thực Mỹ và quảng bá mạnh
mẽ chúng giúp thương hiệu đồ ăn nhanh này thâm nhập sâu vào thị trường nội địa.
Mặt khác, màu sắc sáng sủa và sự sạch sẽ của các cửa hàng, các phần quà, sách tặng

16


cho trẻ em trong các suất Happy Meal, cũng như có phịng để tổ chức tiệc sinh nhật
đã thu hút rất nhiều gia đình đến với McDonald’s.

Cuối cùng, McDonald’s cung cấp cho khách hàng Ấn Độ khả năng lựa chọn
các sản phẩm chay. Năm 2012 là năm McDonald's mở nhà hàng đầu tiên chỉ dành
cho người ăn chay tại quốc gia này, với món chủ đạo là McVeggie. Miếng thịt bị
của Big Mac lại một lần nữa được biến tấu, trở thành một hỗn hợp rau củ bao gồm
khoai tây, đậu Hà Lan, ngô, cà rốt và hành tây. Các nghiên cứu cũng cho thấy số
lượng người ăn chay (vegetarian) và thuần chay (vegan) tại Ấn Độ ngày càng tăng
lên. Khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew vào năm 2021 cho thấy cứ 10 người
Ấn Độ trưởng thành thì có khoảng 4 người ăn chay. Và nhiều người khác hạn chế
thịt trong chế độ ăn uống của họ: hoặc kiêng ăn một số loại thịt, hoặc kiêng ăn thịt
vào những ngày nhất định, hoặc cả hai. Nhìn chung, khoảng 8 trên 10 người Ấn Độ
trưởng thành hạn chế tiêu thụ thịt theo một cách nào đó. Vậy nên, McDonald’s đã
bổ sung vào thực đơn của mình Chaat Twist McAloo Tikki burger, đồng thời, lập ra
chuỗi cửa hàng chỉ bán đồ chay, tách biệt với các cửa hàng truyền thống.

2.2. Thành tựu đạt được của McDonald’s tại Ấn Độ

McDonald's đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể tại Ấn Độ kể từ khi họ bắt
đầu thành lập chuỗi nhà hàng vào cuối thập kỷ 1990. Mặc dù Ấn Độ là một quốc gia
nghèo nàn, nhưng sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, ước khoảng 200 triệu người,
đã thu hút sự quan tâm của McDonald's. Trong suốt 7 thập kỷ phát triển, McDonald's
vẫn được coi là sự khởi nguồn cho cuộc cách mạng ẩm thực nhanh trên toàn cầu. Cho
đến tháng 3 năm 2021, tổng doanh thu của hoạt động bán hàng của McDonald's là
hơn 21 tỷ USD, với lợi nhuận ròng lên tới 4,946 tỷ USD, số liệu mà bất kỳ doanh
nghiệp bán đồ ăn nhanh nào cũng phải ghen tị.Thành công của McDonald's khơng chỉ
dừng lại ở đó. Chuỗi cửa hàng bán thức ăn nhanh này đã phát triển thành 32.737 cửa
hàng tại 119 quốc gia, trong đó có khoảng 400 cửa hàng trên 65 thành phố ở Ấn Độ,

phục vụ khách hàng tại các thành phố lớn như Mumbai, Delhi, Bangalore và
Chennai.

McDonald's đã xây dựng thành công mạng lưới rộng khắp tại Ấn Độ, với
hơn 300 chi nhánh trên toàn quốc, cho phép họ tiếp cận đến nhiều khách hàng và

17


×