Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

BÙI ĐỨC PHƯƠNG

QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HỊA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG VŨ HẢI

Hà Nội, 2023

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào được sử dụng hoặc cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ


nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN

Bùi Đức Phương

ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến giảng viên hướng dẫn TS. Hoàng Vũ
Hải đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện luận văn và
hoàn thành luận văn. Để hoàn thành bài luận văn này tôi xin trân trọng cảm
ơn Khoa sau Đại học Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu viết luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới tập thể, cán bộ Kho bạc nhà nước huyện
Tân Lạc, UBND huyện Tân Lạc, Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Lạc,
Chi cục thuế huyện Tân Lạc; các ngân hàng phối hợp thu với Kho bạc nhà
nước huyện Tân Lạc và các cơ quan ban ngành, UBND huyện Tân Lạc, đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tơi được tìm hiểu, thu thập, phân tích số liệu để viết
và hoàn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn tới gia đình và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi hồn thành bài luận văn này.
Tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2023
TÁC GIẢ

Bùi Đức Phương


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ..............................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CẤP XÃ ........................................................................................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã ....................... 5
1.1.1. Ngân sách nhà nước cấp xã.............................................................. 5
1.1.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã ........................................ 16
1.1.3. Nội dung quản lý thu NSNN cấp xã................................................ 19
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu NSNN cấp xã.................. 26

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã.................. 29
1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã của một số
địa phương ................................................................................................ 29
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý thu NSNN cấp xã đối với huyện Tân
Lạc ............................................................................................................ 32

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...32
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Tân Lạc.................................................... 33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................... 33
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................. 35

2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 42
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ........................................... 42
2.2.2. Tổng hợp, xử lý số liệu ................................................................... 43
2.2.3. Phân tích số liệu ............................................................................. 43

iv

2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................... 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................45

3.1. Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn
huyện Tân Lạc.............................................................................................. 45

3.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý NSNN cấp xã của huyện Tân Lạc ........... 45
3.1.2. Lập dự toán thu NSX trên địa bàn huyện Tân Lạc ......................... 48
3.1.3. Chấp hành dự toán thu NSX trên địa bàn huyện Tân Lạc ............. 51
3.1.4. Quyết toán thu NSX trên địa bàn huyện Tân Lạc........................... 60
3.1.5. Thanh tra, kiểm tra thu NSX trên địa bàn huyện Tân Lạc ............. 66
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp
xã trên địa bàn huyện Tân Lạc..................................................................... 68
3.2.1 Các yếu tố chủ quan ........................................................................ 68
3.2.2. Nhóm các yếu tố khách quan .......................................................... 73
3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã trên
địa bàn huyện Tân Lạc ................................................................................. 76
3.3.1. Những ưu điểm ............................................................................... 76
3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 78
3.4. Định hướng và giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu ngân sách nhà
nước cấp xã trên địa bàn huyện Tân Lạc ..................................................... 82
3.4.1. Định hướng hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã trên
địa bàn huyện Tân Lạc ............................................................................. 82

3.4.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp
xã trên địa bàn huyện Tân Lạc ................................................................. 83
3.5. Một số kiến nghị ................................................................................... 99
3.5.1. Kiến nghị với Sở Tài chính và Bộ Tài chính................................... 99
3.5.2. Kiến nghị với Chính phủ............................................................... 100
KẾT LUẬN ...............................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................102
PHỤ LỤC

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Nguyên nghĩa
NSNN : Ngân sách Nhà nước
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
KTTT : Kinh tế thị trường
SXKD : Sản xuất kinh doanh
UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
NSX : Ngân sách xã
NS : Ngân sách
NSĐP : Ngân sách địa phương
KBNN : Kho bạc nhà nước
DN : Doanh nghiệp
GTSX : Giá trị sản xuất
TC –KH : Tài chính kế hoạch
GTGT : Giá trị gia tăng
XDCB : Xây dựng cơ bản


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế (2020 - 2022) .....................................41
Bảng 3.1. Tình hình giao dự tốn thu NSX trên địa bàn huyện Tân Lạc giai đoạn
2020 - 2022 ...................................................................................................................50
Bảng 3.2. Cơ cấu dự toán thu NSX trên địa bàn huyện Tân Lạc giai đoạn 2020 -
2022 ...............................................................................................................................51
Bảng 3.3. Tổng thu ngân sách cấp xã huyện Tân Lạc giai đoạn 2020 - 2022 .....55
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Lạc
giai đoạn 2020 - 2022 ..................................................................................................64
Bảng 3.5. Đánh giá cơ cấu về bộ máy cơ quan quản lý thu ngân sách xã..............69
Bảng 3.6. Đánh giá của cán bộ quản lý thu ngân sách xã về cơ sở vật kỹ thuật....71
Bảng 3.7. Đánh giá của đối tượng điều tra về bộ máy quản lý thu ngân sách xã .72
Bảng 3.8. Đánh giá trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý NS ..................72
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá nhận thức của người dân về nghĩa vụ nộp NSNN.....76

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Hệ thống ngân sách nhà nước...................................................................11
Sơ đồ 3.1. Quy trình chấp hành thu NSNN trên địa bàn huyện Tân Lạc ...............53
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện tổng thu ngân sách xã huyện Tân Lạc giai đoạn
2020 - 2022 ...................................................................................................................55
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện thu phí, lệ phí cấp xã huyện Tân Lạc giai đoạn 2020
- 2022.............................................................................................................................57
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện thu cố định tại xã cấp xã huyện Tân Lạc giai đoạn
2020 - 2022 ...................................................................................................................58

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện thu thuế GTGT cấp xã huyện Tân Lạc giai đoạn
2020 -2022 ....................................................................................................................59
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện thu lệ phí trước bạ nhà đất cấp xã huyện Tân Lạc
giai đoạn 2020 - 2022 ..................................................................................................60
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ quyết toán thu NSNN hàng năm huyện Tân Lạc.........................62

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngân sách Nhà nước (NSNN) là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà
nước, là công cụ vật chất quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội.
NSNN là một công cụ quản lý quan trọng trong điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô
của đất nước, đặc biệt thể hiện rất rõ trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của NSNN gắn với hoạt động của nền kinh tế thị
trường, do đó thu NSNN ln ln biến đổi và phụ thuộc vào nhịp độ phát
triển kinh tế và hiệu quả kinh tế.

Ngân sách nhà nước cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống quản lý
NSNN. Ngân sách nhà nước cấp xã bao gồm toàn bộ các khoản thu, nhiệm vụ
chi được quy định trong dự toán một năm do Hội đồng nhân dân (HĐND) xã
quyết định và giao cho Ủy ban nhân dân (UBND) xã thực hiện nhằm đảm bảo
các chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã. Ngân sách nhà nước cấp xã có
vai trị rất quan trọng trong đời sống của người dân, đặc biệt đối với người
dân nông thôn.

Tân Lạc là một trong những huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh
Hịa Bình với 15 xã và thị trấn, diện tích đất tự nhiên là 53.204,75 ha, dân số
88.203 người, trong đó dân tộc Mường chiếm đại đa số 84,5 %, dân tộc Kinh
chiếm 15%, các dân tộc khác 0,5%... Năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế

của huyện là 11,3% với cơ cấu nông, lâm, thủy sản là 43,5%, công nghiệp,
xây dựng 26,4%, dịch vụ 30,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 13,84
triệu đồng/người/năm. Các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản phát triển ổn định;
lựa chọn những cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từ vùng, gắn với
quy hoạch vùng sản xuất và xây dựng NTM như: Quy hoạch vùng rau, củ quả
tại các xã vùng cao; nuôi trồng thủy sản tại xã Suối Hoa; vùng bưởi tại các xã
dọc đường 12 B. Đến nay, 7/15 xã đạt tiêu chí nơng thơn mới. Thu ngân sách
Nhà nước ước đạt 75,8 tỷ đồng, đạt 68,4% so với dự toán tỉnh giao. Trên địa
bàn huyện có trên 20 dự án sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách với tổng mức

2

đầu tư dự kiến trên 4.000 tỷ đồng, tập trung vào địa bàn xã Suối Hoa và các
xã vùng cao. Các lĩnh vực VH-XH có bước phát triển mới. QP-AN, chính trị,
trật tự an toàn xã hội ổn định.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay công tác quản lý thu ngân sách nhà
nước cấp xã trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Thu ngân sách
vẫn chưa bao quát các nguồn thu trên địa bàn, vẫn cịn tình trạng thất thu,
nguồn thu ngân sách cịn hạn chế. Việc lập dự toán xây dựng kế hoạch thu
ngân sách chưa đảm bảo tính chính xác, một số nguồn thu chưa tập trung đầy
đủ vào NSNN, ngược lại, có một số nguồn thu chưa đảm bảo theo quy định
của Luật NSNN. Cơng tác giám sát cịn chưa sâu sắc, việc cơng khai của một
số đơn vị cịn chậm theo thời gian quy định.

Một trong những nhiệm vụ chiến lược của tỉnh Hịa Bình là cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn. Thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội do Nhà nước và Nhân dân đề ra, vấn
đề quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Tân Lạc càng
trở nên vô cùng quan trọng trong điều kiện hiện nay. Để thực hiện chiến lược

phát triển của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 thì cơng tác quản lý thu
ngân sách nhà nước cấp xã cần phải nghiên cứu hoàn thiện.

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý thu
ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình”
làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà
nước cấp xã trên địa bàn huyện Tân Lạc, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm
hồn thiện cơng tác này trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu ngân
sách nhà nước cấp xã;

3

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã
trên địa bàn huyện Tân Lạc;

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu ngân sách nhà
nước cấp xã trên địa bàn huyện Tân Lạc;

- Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu ngân sách nhà nước
cấp xã trên địa bàn huyện Tân Lạc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà
nước cấp xã trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn về công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Lạc, Tỉnh
Hịa Bình.

+ Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi huyện
Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.

+ Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản lý
thu ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Tân Lạc trong giai đoạn
2020 - 2022, khảo sát tháng 3/2023. Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn
2023 - 2025.
4. Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã;
- Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã trên địa
bàn huyện Tân Lạc;
- Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước
cấp xã trên địa bàn huyện Tân Lạc;
- Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã
trên địa bàn huyện Tân Lạc.

4

5. Ý nghĩa của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung, hồn thiện, và hệ thống hóa các


vấn đề lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn Huyện
Tân Lạc, Tỉnh Hịa Bình.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài có giá trị tham khảo cho huyện Tân
Lạc và các nhà quản lý nói chung. Ngồi ra có giá trị tham khảo cho các nhà
quản lý, các đơn vị, cá nhân khác quan tâm đến công tác quản lý thu ngân
sách xã tại huyện Tân Lạc.

5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC CẤP XÃ

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã
1.1.1 Ngân sách nhà nước cấp xã
1.1.1.1. Khái niệm và vai trò của ngân sách nhà nước

* Khái niệm ngân sách nhà nước
Từ “ngân sách” được lấy từ thuật ngữ “budjet” một từ tiếng Anh thời
Trung cổ, dùng để mô tả chiếc túi của nhà vua trong đó có chứa những khoản
tiền cần thiết cho những khoản chi tiêu công cộng. Dưới chế độ phong kiến, chi
tiêu của nhà vua cho những mục đích cơng cộng như: đắp đê phòng chống lũ lụt,
xây dựng đường xá và chi tiêu cho bản thân hồng gia khơng có sự tách biệt
nhau. Khi giai cấp tư sản lớn mạnh từng bước khống chế nghị viện và đòi hỏi
tách bạch hai khoản chi tiêu này, từ đó nảy sinh khái niệm ngân sách Nhà nước.
Trong thực tiễn, khái niệm ngân sách thường để chỉ tổng số thu và chi
của một đơn vị trong một thời gian nhất định. Một bảng tính tốn các chi phí
để thực hiện một kế hoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất

định của một chủ thể nào đó. Nếu chủ thể đó là Nhà nước thì được gọi là ngân
sách Nhà nước.
Ở Việt Nam, theo Điều 1 Luật NSNN 2015 (số 83/2015/QH13 do Quốc
hội thông qua ngày 25/06/2015), đã xác định: “NSNN là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thấm quyền quyết định
và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước”. NSNN có thể hiểu là một kế hoạch tài chính quốc gia bao
gồm chủ yếu các khoản thu và chi của Nhà nước được mơ tả dưới hình thức
cân đối bằng giá trị tiền tệ. Phần thu thể hiện các nguồn tài chính được huy
động vào NSNN; phần chi thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính
đã huy động được để thực hiện mục tiêu KT-XH. NSNN được lập và thực

6

hiện cho một thời gian nhất định, thường là một năm và được Quốc hội phê
chuẩn thông qua.

NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Quỹ này thể hiện lượng
tiền huy động từ thu nhập quốc dân đế đáp ứng cho các khoản chi tiêu của
Nhà nước, có hai mặt đó là: mặt tĩnh và mặt động. Mặt tĩnh thể hiện các
nguồn tài chính được tập trung vào NSNN mà chúng ta có thể xác định được
vào bất kỳ thời điểm nào. Mặt động thể hiện các quan hệ phân phối dưới hình
thức giá trị gắn liền với quỹ tiền tệ tập trung vào NSNN và từ NSNN phân bố
các nguồn tài chính cho các ngành, các lĩnh vực, các địa phương của nền kinh
tế quốc dân.

NSNN là một phạm trù kinh tế tài chính, được coi là một hệ thống quan
hệ kinh tế tồn tại khách quan. Hệ thống các quan hệ kinh tế này được đặc
trung bởi quan hệ tiền tệ phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài
chính và bằng các quan hệ kinh tế đó mà quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước

được tạo lập và sử dụng. Hệ thống các quan hệ kinh tế này bao gồm:

- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với khu vực doanh nghiệp;
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư;
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài chính.
Như vậy, đằng sau hình thức biểu hiện bên ngồi của NSNN là một loại
quỹ tiền tệ của Nhà nước với các khoản thu và các khoản chi của nó thì
NSNN lại phản ảnh các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối, thể hiện
các quan hệ phân phối và các quan hệ lợi ích kinh tế gắn với một chủ thế đặc
biệt, đó là Nhà nước nhằm tạo lập và sử dụng nguồn tài chính quốc gia đế giải
quyết các nhiệm vụ về KT - XH.
Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách có quan hệ hữu cơ với
nhau trong quá trình tổ chức huy động, quản lý các nguồn thu và thực hiện
nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách.

7

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, hệ thống NSNN được tổ chức phù
hợp với hệ thống tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Ở nước ta bộ
máy quản lý hành chính Nhà nước được tổ chức 04 cấp: trung ương; tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và
xã, phường, thị trấn. Mỗi cấp chính quyền đều phải có ngân sách để thực hiện
các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và phù hợp với khả năng
quản lý của cấp chính quyền đó.

* Bản chất của NSNN
Ngân sách nhà nước là hệ thống (tổng thể) các quan hệ kinh tế, gắn liền
với quá trình phân phổi các nguồn lực tài chính của xã hội để hình thành quỹ
tiền tệ tập trung nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ kinh tế - xã hội

của Nhà nước trong từng thời kỳ nhẩt định.
Các quan hệ kinh tế thuộc phạm trù ngân sách nói trên bao gồm:
- Thứ nhất, quan hệ giữa NS (Nhà nước) với các tổ chức kinh tế (các
doanh nghiệp). Thông qua việc phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh dưới hình thức động viên thuế, phí để hình thành nguồn lực tài chính
của Nhà nước. Ngược lại, NSNN thực hiện việc đầu tư và tài trợ hoạt động
của các doanh nghiệp như:
-Thứ hai, quan hệ giữa ngân sách (Nhà nước) với các cơ quan chức
năng của Nhà nước (các cơ quan quản lý Hành chính sự nghiệp hay các lĩnh
vực khơng sản xuất vật chất). Các cơ quan này tuy không trực tiếp sản xuất và
tạo ra nguồn lực tài chính trong gián tiếp cũng góp phần phát triển kinh tế
thơng qua các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội và an ninh -
quốc phòng. Quan hệ ngân sách và các cơ quan chức năng của Nhà nước
thơng qua việc cấp phát kinh phí của ngân sách cho các đơn vị dự toán từ
trung ương đến địa phương thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước, sự nghiệp văn
hóa, giáo dục, y tế, xã hội... Các hoạt động này sẽ tạo ra các nguồn lực tài
chính tiềm ẩn và tạo ra những tiềm năng cho phát triển kinh tế và khai thác
gián tiếp các nguồn lực tài chính.

8

-Thứ ba, quan hệ giữa ngân sách với các tầng lớp dân cư thông qua
nghĩa vụ nộp thuế, phí đối với các thể nhân; các hình thức tín dụng nhà nước
(trái phiếu, tín phiếu,...) và các nguồn đóng góp tự nguyện của người dân
(Nhà nước và Nhân dân cùng làm, xổ số kiết thiết, đóng góp tự nguyện tiền,
tài sản). Về phía Nhà nước quan hệ này được hồn trả gián tiếp bằng các cơng
trình phúc lợi cơng cộng về kinh tế - văn hóa - xã hội. Ngồi ra, Nhà nước cịn
thực hiện các khoản trợ cấp xã hội từ ngân sách như: chính sách thương binh
xã hội, học bổng, cứu tế xã hội, trợ cấp cho những người khơng nơi nương tựa
và các chương trình phúc lợi an sinh như: nước sạch, vệ sinh môi trường,

trường học, bệnh viện, trạm xá và các công tác xã hội nhân đạo khác. Tất cả
những mặt trên suy cho cùng cũng là quan hệ kinh tế, vì mục đích kinh tế và
hướng tới an sinh cho mọi tầng lớp dân cư.

-Thứ tư, quan hệ giữa Nhà nước với các định chế tài chính quốc tế với
các Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ.

Những quan hệ nói trên thể hiện rõ nội dung kinh tế - xã hội của
NSNN, nhìn trên góc độ NSNN là phạm trù kinh tế vừa là công cụ kinh tế
trọng yếu của Nhà nước.

* Vai trò của NSNN
Nói đến ngân sách Nhà nước là gắn liền với việc thực hiện các chức năng
của Nhà nước. Vì vậy, ngân sách nhà nước có vai trị hết sức quan trọng trong
các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của nhà nước.
Trong mỗi giai đoạn phát triển, ngân sách nhà nước thể hiện vai trò
nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đóng vai trị quản
lý vĩ mơ đối với tồn bộ nền kinh tế. Có thể khái qt vai trò ngân sách nhà
nước theo một số nội dung như sau:
Thứ nhất, NSNN có vai trị huy động các nguồn lực tài chính và đảm
bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước
Huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà
nước là một trong vai trị quan trọng có tính chất truyền thống của Ngân sách

9

nhà nước. Vai trò đó bắt nguồn từ nhu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy
quản lý Nhà nước. Để tồn tại và phát triển bộ máy Nhà nước, điều hiển nhiên
là Nhà nước phải tập trung được một nguồn lực tài chính nhất định. Ngân
sách nhà nước chính là một trong những cơng cụ thực hiện u cầu đó.


Thứ hai, NSNN có vai trị là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Xuất phát từ điều kiện cụ thể, trong giai đoạn hiện nay, ngân sách Nhà
nước có vai trị là cơng cụ điều chỉnh vĩ mơ nền kinh tế xã hội của Nhà nước.
Vai trị này rất quan trọng. Bởi, trong cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam,
cần phải có sự điều chỉnh vĩ mơ từ phía Nhà nước. Song, Nhà nước cũng chỉ
có thể thực hiện điều chỉnh thành cơng khi có nguồn tài chính đảm bảo, khi sử
dụng triệt để và có hiệu quả cơng cụ ngân sách Nhà nước, để thực hiện quản
lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội theo ba nội dung cơ bản sau:
Thứ ba, vai trò của NSNN trong hệ thống tài chính
Trong các khâu của hệ thống tài chính, tài chính nhà nước được xem là
khâu quan trọng của hệ thống tài chính gắn liền với quỹ tiền tệ tập trung hoạt
động của nó liên quan đến việc thực hiện các chức năng của Nhà nước về
kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và phúc lợi xã hội.
Tài chính nhà nước bao gồm: ngân sách nhà nước, dự trữ nhà nước, tín
dụng nhà nước, ngân hàng nhà nước, tài chính các cơ quan hành chính nhà
nước, tài chính các đơn vị sự nghiệp nhà nước, tài chính doanh nghiệp nhà
nước, các quỹ nhà nước, trong đó NSNN là hạt nhân là thành phần chủ yếu.
Ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo và tổ chức các hoạt động của hệ
thống tài chính. Điều này được chứng tỏ bằng sự chi phối, tác động và phối
hợp hoạt động của nó với các khâu khác của hệ thống tài chính.
1.1.1.2. Hệ thống ngân sách nhà nước
Hệ thống ngân sách nhà nước được hiểu là tổng thể các cấp ngân sách
có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của
mỗi cấp ngân sách. Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền

10

nhà nước. Tuỳ theo mô hình tổ chức hành chính của mỗi nước mà tồn tại hình
thức tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước, chẳng hạn: ở các nước có mơ hình tổ

chức hành chính liên bang (như Đức, Mỹ, Malaysia, Canada,...) hệ thống ngân
sách nhà nước được tổ chức thành ba cấp: ngân sách liên bang, ngân sách bang,
ngân sách địa phương; ở các nước có tổ chức hành chính theo thể chế nhà nước
thống nhất hay phi liên bang (như Pháp, Anh, Ý, Nhật,...) tổ chức hệ thống ngân
sách gồm hai cấp: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Ở Việt Nam, không phải trong giai đoạn nào mỗi cấp chính quyền cũng
đều tổ chức một cấp ngân sách. Giai đoạn 1945 - 1967 nước ta chỉ có một cấp
ngân sách (Ngân sách nhà nước); từ 1967 - 1978 có hai cấp ngân sách (ngân
sách Trung ương và ngân sách cấp tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương); từ
1978 - 1983 thì ngân sách địa phương được chia thành 2 cấp: Ngân sách cấp
tỉnh và ngân sách cấp huyện. Từ năm 1983, hệ thống ngân sách Nhà nước
được quy định gồm có 4 cấp: Trung ương - tỉnh - huyện - xã tương ứng với 4
cấp chính quyền.

Theo Hiến pháp ở nước ta, qui định mỗi cấp chính quyền có một cấp
ngân sách riêng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình tại địa
phương. Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền Nhà
nước. Để có một cấp ngân sách thì phải có một cấp chính quyền với những
nhiệm vụ tồn diện, đồng thời phải có khả năng nhất định về nguồn thu tại địa
phương do cấp chính quyền đó quản lý. Phù hợp với mơ hình hệ thống chính
quyền Nhà nước của nước ta hiện nay, Luật NSNN qui định: hệ thống Ngân
sách nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính
quyền địa phương (NSĐP), ngân sách địa phương bao gồm:

- Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ngân
sách tỉnh);

- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là
ngân sách huyện);


- Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã).

11

Hệ thống ngân sách nhà
nước

Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương

Ngân sách tỉnh
(Thành phố thuộc trung

ương)

Ngân sách TP thuộc tỉnh
Ngân sách thị xã Ngân sách

huyện

Ngân sách xã, phường, thị
trấn

Sơ đồ 1.1. Hệ thống ngân sách nhà nước
Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam được tổ chức và quản lý
thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tính thống nhất thể hiện các
khâu trong hệ thống ngân sách phải hợp thành một thể thống nhất, biểu hiện
các cấp ngân sách có cùng nguồn thu, cùng định mức chi tiêu và cùng thực
hiện một quá trình ngân sách.
Tính tập trung thể hiện ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập

trung các nguồn thu lớn và các nhiệm vụ chi quan trọng. Ngân sách cấp dưới
chịu sự chi phối của ngân sách cấp trên và được trợ cấp từ ngân sách cấp trên
nhằm đảm bảo tính cân đối của ngân sách cấp mình. Tính dân chủ thể hiện dự
tốn và quyết toán ngân sách phải được tổng hợp từ ngân sách cấp dưới, đồng
thời mỗi cấp chính quyền có một ngân sách và có quyền chi phối ngân sách
cấp mình.
1.1.1.3. Ngân sách nhà nước cấp xã
a. Khái niệm, mục tiêu và đặc điểm ngân sách nhà nước cấp xã
* Khái niệm

12

Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách nhà
nước. Với vai trò là cấp ngân sách cuối cùng trong hệ thống NSNN, ngân
sách xã trực tiếp gắn với người dân, trực tiếp giải quyết tồn bộ mối quan hệ
về lợi ích giữa chính quyền với người dân.

Về nguồn gốc xuất hiện Ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách xã
nói riêng, các nhà nghiên cứu đều cho rằng: sự xuất hiện và tồn tại của nhà
nước và nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ đã tạo ra những điều kiện cần và đủ cho
ngân sách nhà nước ra đời và tồn tại.

Từ những lập luận trên, chúng ta có thể thấy ngân sách xã vừa là tiền
đề, đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước.

Có thể hiểu một cách khái quát nhất về ngân sách xã như sau: Ngân
sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân
phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền nhà nước cấp xã nhằm phục vụ
cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cấp cơ sở
trong khn khổ phân công, phân cấp quản lý.


Về hình thức biểu hiện thì ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu, chi
trong dự toán đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định và thực hiện trong
một năm nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền nhà nước cấp xã
trong q trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên
địa bàn. Còn xét về bản chất bên trong thì ngân sách xã là hệ thống các quan
hệ kinh tế giữa chính quyền nhà nước cấp xã với các chủ thể khác phát sinh
trong quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách xã
đáp ứng các nhu cầu chi gắn với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính
quyền nhà nước cấp xã.

Với chức năng huy động nguồn lực, phân bổ nguồn lực thì Ngân sách
xã đóng vai trị là cơng cụ của chính quyền nhà nước cấp xã để thực hiện chức
năng quản lý kinh tế - tài chính ở xã. Ngân sách xã được quản lý thống nhất
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cơng khai minh bạch, có sự phân cơng cụ
thể, gắn quyền hạn với trách nhiệm.


×