Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại tổng công ty du lịch sài gòn trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Cao Đức Thịnh

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẠI TỔNG CƠNG TY DU LỊCH SÀI GỊN

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2023

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Cao Đức Thịnh

PHÁT TRIỂN VĂN HĨA DOANH NGHIỆP
TẠI TỔNG CƠNG TY DU LỊCH SÀI GÒN

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: DU LỊCH
Mã số: 8810101

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS HUỲNH QUỐC THẮNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2023

ii

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gòn
trong giai đoạn hiện nay” là luận văn nghiên cứu của tôi.

Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn mang tính xác thực và chưa
được cơng bố.

Tp.HCM, ngày tháng năm 2023
Tác giả

Cao Đức Thịnh

iii

LỜI CẢM ƠN

Đối với một học viên cao học, việc học tập liên tục để nâng cao sự hiểu biết là
vô cùng quan trọng. Việc học tập sẽ giúp học viên xây dựng được nền tảng tri thức,
hỗ trợ vào công việc thực tiễn trong tương lai.

Đầu tiên, em xin gửi lời tri ân đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nguyễn
Tất Thành, lãnh đạo Viện đào tạo sau Đại học và toàn thể giảng viên Khoa Du Lịch
đã cung cấp cho em những kiến thức chuyên môn quý báu, làm nền tảng cho cơ sở

lý luận của đề tài.

Kế đến, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, là người
đã tận tình truyền đạt và định hướng cho em đề tài luận văn này.

Và sau cùng em cũng chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Tổng cơng ty Du lịch
Sài Gịn (Saigontourist Group) đã đồng hành, nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thơng tin
và được tiếp cận thực tế văn hóa doanh nghiệp tại Tổng cơng ty.

Trong q trình thực hiện nghiên cứu đề tài ““Phát triển văn hóa doanh
nghiệp tại Tổng cơng ty Du lịch Sài Gịn trong giai đoạn hiện nay”, do kinh
nghiệm, thời gian và kiến thức của em vẫn còn những hạn chế nhất định. Kính
mong Thầy / Cơ Hội đồng xem xét và đóng góp ý kiến cho luận văn của em được
hồn thiện hơn.

Kính chúc quý Thầy / Cô mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự
nghiệp “trồng người” của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Giải thích
01 ASEAN Association of South East Asian Nations
02 CBNV-NLĐ Cán bộ nhân viên - Người lao động
03 CNVC-LĐ Công nhân viên chức - Lao động
04 COVID-19 Coronavirus disease 2019
05 CP Chính phủ

06 ĐVCĐ Đồn viên Cơng đồn
07 FLC Finance Land Commerce
08 FPT The Corporationfor Financing Promoting Technology
09 NXB Nhà xuất bản
10 OCAI Organization Assessment Instrument
11 QĐ-BYT Quyết định – Bộ y tế
12 QĐ-UB-KT Quyết định - Ủy ban – Kiểm tra
13 QH Quốc hội
14 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
15 TPHCM Thành phố Hồ Chí minh
16 UBNN Ủy ban nhân dân
United Nations Educational Scientific and Cultural
17 UNESCO Organization
Văn hóa doanh nghiệp
18 VHDN Vietnam Posts and Telecommunications Group
19 VNPT

v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng khách quốc tế và doanh thu tại Saigontourist Group so với
Việt Nam và TPHCM giai đoạn 2015-2019.....................................................53
Bảng 2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa doanh nghiệp của
Saigontourist Group .........................................................................................76
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp giá trị trung bình 12 biến quan sát VHDN
Saigontourist Group theo phương pháp DOCS của Denison………………... 81
Bảng 3.1. Bảng điểm đánh giá mơ hình văn hóa doanh nghiệp của
Saigontourist Group theo ý kiến của tồn thể cán bộ cơng nhân
viên…………………………………………………………………………...96


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Thang đo đánh giá mức độ hài lòng (Likert 5 điểm và 7 điểm)......37
Hình 1.2. Mơ hình đánh giá văn hóa doanh nghiệp (Ocai) Error! Bookmark
not defined.
Hình 1.3. Mơ hình văn hóa doanh nghiệp Denison (1990) ..............................40
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức nhân sự Saigontourist Group.....................................42
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức các đơn vị Saigontourist Group.................................43
Hình 2.1. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2015-2019 ........................................52
Hình 2.2. Doanh thu các lĩnh vực giai đoạn 2015-2019...................................52
Hình 2.3. Tỷ trọng doanh thu các lĩnh vực.......................................................52
Hình 2.4. Tỷ lệ lượng khách quốc tế tai Saigontourist Group ........................53
Hình 2.5.Tỷ lệ doanh thu tại Saigontourist Group ..........................................54
Hình 2.6. Một số chỉ tiêu tài chính Saigontourist Group .................................54
Hình 2.7. Một số chỉ tiêu kinh doanh Saigontourist Group ............................55
Hình 2.8. Lo go, slogan tiếng Việt của Saigontourist Group ...........................60
Hình 2.9. Đồng phục Saigontourist Travel (Saigontourist Group) ..................62
Hình 2.10. Độ tuổi ............................................................................................65
Hình 2.11. Thời gian cơng tác ..........................................................................66
Hình 2.12. Chức vụ ..........................................Error! Bookmark not defined.
Hình 2.13. Mơ hình VHDN hiện tại và mong muốn ......................................67
Hình 2.14. Thơng tin về VHDN .......................................................................69
Hình 2.15. Tác dụng của VHDN ......................Error! Bookmark not defined.
Hình 2.16. Đặc trưng biểu hiện của VHDN của Saigontourist Group.............70
Hình 2.17. Sự cần thiết phải xây dựng VHDN tại Saigontourist Group..........71
Hình 2.18. Việc quan tân đến việc xây dựng VHDN.......................................72
Hình 2.19. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHDN ................................77

vii


Hình 2.20. Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp Saigontourist Group .......... Error!
Bookmark not defined.

Hình 3.1. Biểu đồ kết quả đánh giá mơ hình VHDN hiện tại và mong muốn
của Saigontourist Group theo ý kiến của tồn thể cán bộ cơng nhân viên.......96
Hình 3.2. Chiến lược truyền thông .................................................................122

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.............................................. vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Tổng quan tài liệu ...................................................................................................3

2.1. Tại Việt Nam .................................................................................................3
2.1.1. Nghiên cứu phương diện lý luận về văn hóa doanh nghiệp .......................4
2.1.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu ứng dụng văn hóa doanh nghiệp ....................5
2.1.3. Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập........................6
2.2. Trên thế giới...................................................................................................6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................8
3.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ...........................................................................8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài...........................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................9
4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................9
4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................9
4.2.1. Phạm vi không gian ....................................................................................9
4.2.2. Phạm vi thời gian ........................................................................................9

5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................9

viii

6. Đóng góp của luận văn .........................................................................................11
6.1. Về lý luận.....................................................................................................11
6.2. Về thực tiễn..................................................................................................11

7. Cấu trúc của luận văn............................................................................................12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ...........................................................................13

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển văn hóa doanh nghiệp.............................................13
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản...........................................................................13
1.1.1.1. Khái niệm về văn hóa ............................................................................13
1.1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp du lịch ............................................................14
1.1.1.3. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp ..........................................................16
1.1.1.4. Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp ........................................................17
1.1.1.5. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp.........................................18
1.1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển văn
hóa doanh nghiệp ...............................................................................................22
1.1.2. Vai trị và chức năng của văn hóa doanh nghiệp ......................................25
1.1.3. Các yếu tố tác động từ văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của
doanh nghiệp.......................................................................................................26
1.1.3.1. Tác động đến đội ngũ nhân viên............................................................26
1.1.3.2. Tác động đến tổ chức.............................................................................27
1.1.3.3. Tác động đến khách hàng ......................................................................28
1.1.4. Phát triển văn hóa doanh nghiệp...............................................................29
1.1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp ...................30
1.1.4.2. Nội dung phát triển văn hóa doanh nghiệp ...........................................31

1.1.4.3. Phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.........................32
1.1.4.4. Phát triển văn hóa doanh nghiệp nền tảng phục hồi, phát triển bền
vững kinh tế của đất nước ..................................................................................34
1.1.5. Các mơ hình văn hóa doanh nghiệp đặc trưng .........................................35
1.1.5.1. Mơ hình văn hóa doanh nghiệp gia đình ...............................................36

ix

1.1.5.2. Mơ hình văn hóa doanh nghiệp tháp Eiffel ...........................................36
1.1.5.3. Mơ hình văn hóa doanh nghiệp tên lửa dẫn đường...............................36
1.1.5.4. Mơ hình văn hóa doanh nghiệp lị ấp trứng ..........................................36
1.1.6. Một số công cụ đo lường, đánh giá và khảo sát văn hóa doanh nghiệp ...37
1.1.6.1. Sử dụng thang đo Likert thực hiện khảo sát và đánh giá mức độ hài
lòng (thái độ) của nhân viên đối với văn hóa doanh nghiệp tại doanh nghiệp..37
1.1.6.2. Sử dụng bộ công cụ đo lường OCAI đánh giá VHDN...........................38
1.1.6.3. Khảo sát văn hóa doanh nghiệp bằng mơ hình Denison .......................40
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển văn hóa doanh nghiệp..........................................41
1.2.1. Khái quát về Tổng công ty Du lịch Sài Gòn.............................................41
1.2.1.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự............................................................................42
1.2.1.2. Hệ thống các đơn vị ...............................................................................43
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển văn hóa doanh nghiệp.........................................43
1.2.2.1. Kinh nghiệm trong nước ........................................................................43
1.2.2.2. Kinh nghiệm ngoài nước........................................................................44
1.2.3. Bài học kinh nghiệm .................................................................................45
1.2.4. Bối cảnh hiện nay và những vấn đề đặt ra – thời cơ và thách thức đối với
phát triển văn hóa doanh nghiệp của Tổng cơng ty Du lịch Sài Gòn.................46
1.2.4.1. Thời cơ:..................................................................................................47
1.2.4.2. Thách thức: ............................................................................................48
Tiểu kết chương 1 ...............................................................................................49
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ VĂN

HĨA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CƠNG TY DU LỊCH SÀI GÒN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (GIAI ĐOẠN TRƯỚC VÀ SAU
ĐẠI DỊCH COVID - 19) .....................................................................................50
2.1. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng cơng ty Du lịch Sài Gịn
trong những năm vừa qua .........................................................................................50
2.1.1. Hành trình xây dựng và phát triển ............................................................50
2.1.2. Nguồn nhân lực ...................................................................................50

x

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng cơng ty Du lịch Sài Gịn trong
những năm vừa qua ............................................................................................51
2.2. Nhận diện giá trị văn hóa doanh nghiệp tại Tổng cơng ty Du lịch Sài Gòn ......56
2.2.1. Cấp độ 1 (hữu hình): Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh
nghiệp .................................................................................................................56
2.2.2. Cấp độ 2 (vơ hình): Những giá trị được chấp nhận ..................................64
2.2.3. Cấp độ 3 (vơ hình): Những quan niệm chung ..........................................64
2.3. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tại Tổng cơng ty Du lịch Sài Gịn64
2.3.1. Phân tích mơ hình văn hóa của Tổng cơng ty Du lịch Sài Gòn................65
2.3.2. Thực trạng nhận thức về phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng cơng
ty Du lịch Sài Gịn ..............................................................................................69
2.3.3. Thực trạng truyền thông văn hóa doanh nghiệp tại Tổng cơng ty Du lịch
Sài Gòn ...............................................................................................................73
2.3.4. Thực trạng đưa văn hóa doanh nghiệp vào các hoạt động của Tổng công
ty Du lịch Sài Gịn ..............................................................................................74
2.4. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp của Tổng
cơng ty Du lịch Sài Gịn .....................................................................................76
2.4.1. Từ văn hóa dân tộc....................................................................................77
2.4.2. Từ văn hóa Cơng ty mẹ.............................................................................78
2.4.3. Từ văn hóa lãnh đạo..................................................................................78

2.4.4. Từ quá trình hội nhập ...............................................................................79
2.4.5. Từ môi trường kinh doanh…....................................................................79
2.5. Đánh giá chung về phát triển văn hóa doanh nghiệp của Tổng cơng ty Du lịch
Sài Gịn .....................................................................................................................81
2.5.1. Những thành cơng đã đạt được.................................................................86
2.5.2. Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân .............................................88
Tiểu kết chương 2 ...............................................................................................89
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY DU

xi

LỊCH SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (2022 – 2025,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030)............................................................................91
3.1. Định hướng chung .............................................................................................91

3.1.1. Quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp .......................91
3.1.1.1. Quan điểm của Đảng về vai trò của văn hóa đối với phát triển bền
vững đất nước hiện nay ......................................................................................91
3.1.1.2. Quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng
Công ty Du lịch Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay ............................................92
3.1.2. Chiến lược và mục tiêu phát triển Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030.............................................................................94
3.1.2.1. Chiến lược phát triển .............................................................................94
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển.................................................................................95
3.1.2.3. Xác định mơ hình văn hóa doanh nghiệp mới cho Tổng Cơng ty Du lịch
Sài Gịn trong giai đoạn hiện nay.......................................................................96
3.1.3. Dự báo các xu hướng mới ngành du lịch và thiên tai, dịch bệnh ...........100
3.1.3.1. Dự báo các xu hướng mới ngành du lịch ............................................100
3.1.3.2. Dự báo dịch bệnh COVID - 19 ............................................................104

3.2. Mục tiêu phát triển văn hóa doanh nghiệp Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gòn trong
giai đoạn hiện nay ...................................................................................................105
3.2.1. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với phát triển kinh tế ...................105
3.2.2. Phát huy “sức mạnh mềm” từ văn hóa doanh nghiệp để nâng cao năng
lực cạnh tranh của Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn...........................................105
3.2.3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gòn gắn liền
với kiến tạo, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam...............................................106
3.3. Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn
trong giai đoạn hiện nay .........................................................................................107
3.3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kiến thức về văn hóa
doanh nghiệp của cán bộ công nhân viên .........................................................109

xii

3.3.2. Tiếp tục đề cao tinh thần bảo tồn và phát huy bản sắc Việt gắn với phát
triển bản sắc văn hóa của Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn................................110
3.3.3. Tiếp tục đề cao chiến lược coi trọng yếu tố con người, lấy con người làm
gốc ..................................................................................................................... 110
3.3.4. Hoàn thiện và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu trọng tâm của
Tổng Công ty Du lịch Sài Gịn .........................................................................112
3.3.4.1. Hồn thiện và phát triển các biểu tượng trực quan ............................112
3.3.4.2. Hoàn thiện và phát triển các biểu trưng phi trực quan.......................113
3.3.5. Tập trung các giải pháp đẩy mạnh đưa văn hóa doanh nghiệp vào chiều
sâu trong các hoạt động của Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn ...........................114
3.3.6. Tiếp tục đề cao quan niệm hướng tới thị trường và quan niệm khách hàng
là trên hết ..........................................................................................................114
3.3.7. Đổi mới văn hóa lãnh đạo quản lý ..........................................................115
3.3.8. Hướng tới ngày càng đảm bảo vấn đề an sinh xã hội – chính sách trách
nhiệm xã hội (CSR) ..........................................................................................115
3.3.9. Các nhóm giải pháp tập trung đẩy mạnh chiến lược phát triển bền vững

mơ hình văn hóa doanh nghiệp Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn trong giai đoạn
hiện nay.............................................................................................................116
3.3.9.1. Nhóm giải pháp thị trường, sản phẩm, dịch vụ ...................................116
3.3.9.2. Nhóm giải pháp nguồn nhân lực .........................................................118
3.3.9.3. Nhóm giải pháp cơng nghệ ..................................................................119
3.3.9.4. Nhóm giải pháp quản trị......................................................................120
3.3.9.5. Nhóm giải pháp thương hiệu - tiếp thị - truyền thông.........................122
3.3.9.6. Nhóm giải pháp phát triển mơ hình văn hóa doanh nghiệp ................124
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................125
KẾT LUẬN .........................................................................................................126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................128
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC................................................................................134

xiii

xiv

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, con người đã ý thức rất rõ về vai trò quan trọng của văn hóa đối
với cuộc sống. Văn hóa ra đời gắn liền với sự xuất hiện của nhân loại, vừa là mục
tiêu vừa là động lực vào sự phát triển xã hội. Văn hóa ngày càng thấm sâu vào mọi
mặt cuộc sống, là kim chỉ nam cho hoạt động sáng tạo của con người, tạo nên sức
mạnh, thương hiệu quốc gia và nâng cao năng lực canh tranh quốc gia trong chuỗi
giá trị toàn cầu. Và trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và
đang quan tâm đến việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp (VHDN), thậm chí
có những doanh nghiệp khơng hề tiếc tiền mời các cơng ty nước ngồi đến hoạch
định văn hóa doanh nghiệp cho cơng ty mình. Văn hóa trong doanh nghiệp chính là
linh hồn, là bộ gen, là yếu tố khác biệt của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp được ví

như một xã hội thu nhỏ trong một xã hội rộng lớn. Trên hành trình đặt nền móng để
phát triển kinh doanh và khẳng định thương hiệu thì bản sắc văn hóa trong doanh
nghiệp chính là một trong những tiêu chí đánh giá rất quan trọng, góp phần quyết
định sự thành công hay thất bại, giúp doanh nghiệp đủ mạnh để tự tin hòa nhập,
phát triển và đứng vững trên thị trường.
Có rất nhiều cơng ty, tập đồn trên thế giới như: Zappos, Southwest Airlines,
Twitter, Toyota, Apple, Toyota, Sony, Sam sung, Ford …đã rất thành cơng trong
q trình xây dựng và phát triển VHDN ngay cả khi gặp khó khăn, khủng hoảng…
họ vẫn có thể đứng vững và tiếp tục đi lên. Đó chính là họ sở hữu một nền tảng văn
hóa doanh nghiệp vững chắc, thương hiệu đã trở thành biểu tượng của một quốc gia.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, Việt Nam đã
hội nhập và cũng có những thương hiệu gắn liền với văn hóa trong doanh nghiệp
được xây dựng dựa trên những cam kết về giá trị và các nguyên tắc phát triển bền
vững như: Vinamilk, FPT, Viettel, VNPT, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam,
Hãng hàng khơng Vietjet … Nền tảng văn hóa vững mạnh giúp các doanh nghiệp

1

này có tầm nhìn dài hạn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi cao đẹp, cân bằng lợi ích của
doanh nghiệp và người tiêu dùng, giữa doanh thu, lợi nhuận có được từ kinh doanh
và lợi ích của cộng đồng, giữa các mục tiêu ngắn hạn với phương châm xây dựng và
phát triển bền vững văn hóa trong doanh nghiệp. Đó chính là xây dựng và phát triển
lợi thế cạnh tranh, lợi thế thương hiệu và thể hiện được bản sắc văn hóa Việt Nam
trên sân chơi của nền kinh tế tồn cầu hóa.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay giữa các doanh nghiệp tại
Việt Nam, đề có thể tồn tại và phát triển thì bản sắc văn hóa, đổi mới công nghệ và
ứng dụng công nghệ cao là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh nghiệp
để có thể tồn tại một cách bền vững. Bên cạnh sự phát triển cơng nghệ, vấn đề bản
sắc văn hóa có vai trị rất quan trọng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát

triển của doanh nghiệp.

Hơn hai năm qua “Cơn bão đại dịch COVID-19” tác động đến đời sống kinh
tế - văn hóa - xã hội nói chung và ngành Du lịch nói riêng. Đại dịch COVID-19 như
“cơn sóng thần” hung tợn càn quét, làm tê liệt hoạt động du lịch toàn cầu. Trong
lịch sử hơn 60 năm tại Việt Nam, ngành du lịch đã trải qua nhiều đợt khủng hoảng
do dịch bệnh, thiên tai, suy thoái kinh tế, nhưng chưa bao giờ chịu thiệt hại nặng nề
và tàn khốc như cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID -19 đã và đang gây ra. Mỗi
cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh và tất cả mọi nơi trên thế giới, mỗi tổ chức, doanh
nghiệp và tất cả chúng ta đều cần phải hiểu hiện trạng và nội lực của chính mình để
có thể linh hoạt thay đổi các giá trị hay chuẩn mực để giúp doanh nghiệp và tất cả
mỗi người chúng ta vượt qua thách thức mang tính sống cịn thời Covid.

Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontoust Group) là một trong những
thương hiệu hàng đầu về du lịch tại Việt Nam và khu vực. Trải qua hơn 47 năm
hình thành và phát triển Saigontoust Group ln gắn với các giá trị văn hóa bản địa
với mọi hoạt động kinh doanh để tạo ra chuỗi giá trị mang thương hiệu
Saigontourist Group với sự nỗ lực vượt qua khó khăn, phải đối mặt với những thách
thức từ áp lực cạnh tranh, xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế và phải ứng phó với
đại dịch Covid 19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trên toàn thế

2

giới, Việt Nam nói chung và ngành dịch vụ, du lịch nói riêng như hiện nay trong đó
có Saigontoust Group. Việc duy trì và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp là một
yếu tố tất yếu khách quan, mang tính chiến lược, thể hiện đẳng cấp, sự chuyên
nghiệp giúp Saigontourist Group đứng vững. sẵn sàng tiến lên, khẳng định thương
hiệu và chuẩn bị tâm thế vươn ra thị trường du lịch thế giới.

Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong doanh nghiệp trong hành

trình lan tỏa bản sắc Việt, giúp người Việt hiểu hơn về vẻ đẹp quê hương đất nước
cũng như người nước ngoài hiểu thêm thiên nhiên, thắng cảnh và tấm lòng hiếu khách
của người Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, để có thể thích ứng an tồn với đại
dịch Covid-19 đã và đang diễn biến rất phức tạp…Các doanh nghiệp buộc phải
chuyển đổi, thích ứng linh hoạt để tiếp tục tồn tại và phát triển. Một trong những bài
học được rút ra là phải tạo dựng lại và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp sau
hơn 2 năm chịu sự tàn phá của đại dịch Covid-19, điển hình là việc xây dựng môi
trường làm việc hiệu quả, chăm lo sức khỏe, tâm lý, an sinh cho người lao động,
cũng như tăng sự gắn kết giữa doanh nghiệp và người lao động. nhằm giúp cho
doanh nghiệp có thể tồn tại và trụ vững qua đại dịch. Từ những phân tích trên, tác
giả đã quyết định chọn đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng cơng ty Du
lịch Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay” để thực hiện luận văn của mình.

2. Tổng quan tài liệu
Đầu tiên, trước khi đi vào nghiên cứu VHDN Saigontoust Group, tác giả luận
văn tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về VHDN và VHDN
Saigontoust Group, với mục đích xác định những “khoảng trống” về lý luận và
thực tiễn để thúc đẩy quá trình nghiên cứu VHDN Saigontoust Group trong giai
đoạn hiện nay. Trên cái nhìn tổng thể và toàn diện về VHDN, tác giả căn cứ vào
những tài liệu đã có để tổng quan tình hình nghiên cứu về VHDN Saigontoust
Group qua các nội dung sau:
2.1. Tại Việt Nam
Nghiên cứu về VHDN ở Việt Nam bắt đầu khá muộn, gắn với những nghiên
cứu bước đầu về văn hóa tổ chức từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX. Cho đến

3

ngày nay, số lượng các nhà khoa học, nhà văn hóa, các buổi hội thảo chun sâu,
các cơng trình nghiên cứu, sách xuất bản đã được công bố về VHDN tại Việt Nam
ngày càng nhiều lên, tác giả xin giới thiệu một số cơng trình tiêu biểu:


2.1.1. Nghiên cứu phương diện lý luận về văn hóa doanh nghiệp
Một cơng trình nghiên cứu về VHDN ra đời từ sớm của tác giả Đỗ Minh
Cương (2001), Văn Hóa Kinh Doanh Và Triết Lý Kinh Doanh, nhà xuất bản Chính
Trị, là một trong số ít các nhà nghiên cứu các vấn đề về văn hóa kinh doanh và triết
lý kinh doanh. Ông đã nghiên cứu về vai trò, sự tác động và những biểu hiện của
văn hóa trong kinh doanh và các đề xuất xây dựng triết lý kinh doanh dựa trên cơ sở
lý luận và thực tiễn áp dụng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bùi Xuân Phong (2006), “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp”,
NXB Thơng tin và Truyền thông, lại khai thác về đạo đức kinh doanh và văn hóa
doanh nghiệp, cũng như trình bày một số yếu tố văn hóa trong các hoạt động kinh
doanh... Vấn đề này cũng được phân tích khá kỹ lưỡng và chi tiết hơn bởi tác giả
Nguyễn Mạnh Quân (2007), trong giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa
doanh nghiệp”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
Đỗ Thị Phi Hồi (2009), “Văn hóa doanh nghiệp”, NXB Tài chính. Tác giả đề
cập đến các vấn đề, khía cạnh liên quan đến VHDN, bao gồm các khái niệm, các
nhân tố tác động và ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển VHDN.
Nguyễn Mạnh Quân (2012), là người đã viết giáo trình “Đạo đức kinh doanh
và văn hóa cơng ty”, NXB Đại học kinh tế Quốc dân. Nội dung giáo trình xoay
quanh những vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh, các nghĩa vụ và trách nhiệm
xã hội trong công tác quản lý và các triết lý đạo đức trong kinh doanh với mục đích
là tạo lập bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.
Có một tài liệu được đánh giá là khá đầy đủ và bao quát về VHDN tác giả
Dương Thị Liễu (chủ biên 2012), “Giáo trình Văn hóa kinh doanh”, NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân. Được xây dựng trên nền tảng đạo đức kinh doanh, văn hóa trong
doanh nghiệp, chiến lược trong kinh doanh… Tác giả đã cung cấp cho người học
những kiến thức nền tảng về văn hóa kinh doanh, đồng thời, có thể ứng dụng và

4


phát triển các kiến thức trên, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn
thiện VHDN.

2.1.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu ứng dụng văn hóa doanh nghiệp
Ở hướng tiếp cận này, tại Việt Nam có một tài liệu được biên soạn khá công
phu về VHDN là “Xây dựng và thay đổi VHDN”, (2006) của Ngô Quang Thuật. Tác
giả đã đối chiếu, so sánh, nhận dạng VHDN theo những hướng tiếp cận khác nhau.
Tài liệu cũng cung cấp những hướng dẫn cho người đọc về các biện pháp triển khai
VHDN từ khâu hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược cho đến khâu đánh giá,
thực hiện và duy trì VHDN. Tuy nhiên, các nội dung VHDN của Ngô Quang Thuật
nhấn mạnh đến các yếu tố ứng dụng, thực hành mà ít quan tâm, bàn đến nhân tố mơi
trường tác động, đến ảnh hưởng văn hóa dân tộc, đặc biệt là trong giai đoạn hiện
nay các doanh nghiệp phải thích ứng với “trạng thái bình thường mới” sau 2 năm
khủng hoảng đại dịch Covid 19.
Một số luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công về các đề tài liên quan như: “Văn
hóa doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của tác giả Nguyễn
Viết Lộc (2012), Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. Tác giả của luận án đã
nghiên cứu hệ giá trị doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tạo nền
tảng đưa ra cơ sở để nhận diện văn hóa doanh nhân Việt Nam và các thước đo,
chuẩn mực các giá trị giúp tạo nên cộng đồng doanh nhân Việt Nam đủ sức, đủ tầm
vươn ra khu vực và thế giới. Tác giả Nguyễn Ngọc Dung, trong luận án tiến sĩ văn
hóa học với đề tài “Văn hóa doanh nghiệp trong khách sạn 5 sao tại Hà Nội”
(2017) cũng đã sử dụng mơ hình cấu trúc 3 cấp độ VHDN của Schein, gồm: tầng bề
mặt là các biểu hiện trực quan; tầng giữa các giá trị được chia sẻ và cuối cùng tầng
sâu là các ngầm định cơ bản để nghiên cứu, đánh giá thực trạng VHDN của 4 khách
sạn 5 sao tại Hà Nội là: Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi, Nikkon Hanoi,
JW Marriott Hanoi và Crowne Plaza West Hanoi. Ở mức độ nghiên cứu này, các tác
giả thường vận dụng các cơ sở lý thuyết về VHDN, áp dụng các công cụ lý thuyết
để đánh giá thực trạng VHDN tại một hoặc một số doanh nghiệp cụ thể nhằm đề
xuất các mơ hình phát triển VHDN phù hợp.


5

2.1.3. Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Theo Đinh Công Tuấn viện nghiên cứu Châu âu (2012). VHDN ở Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập, tạp chí Cộng sản, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh, các doanh
nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước phải trở thành đơn vị sản xuất, kinh
doanh tự chủ.
Con người ra đời cùng văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai
cũng nhờ văn hóa. Do đó, văn hóa có chức năng góp phần bồi dưỡng nhân cách và
tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam: lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ
nghĩa, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức xây dựng thuần phong mỹ tục,
xây dựng gia đình có văn hóa. Kể từ khi Đảng ta cơng bố “Bản đề cương văn hóa
Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và được thông qua trong Hội
nghị Ban Thường vụ Trung ương họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) vào tháng
2-1943 đến nay, Đảng ta ln khẳng định, văn hóa là nhu cầu thiết yếu trong đời
sống tinh thần xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước và một
thời đại.
2.2. Trên thế giới
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau về VHDN, tác giả xin viện
dẫn một số tác giả điển hình như sau:
Hai tác giả Terrence E. Deal và Allan A. Kenedy xuất bản tác phẩm “Văn hóa
tổ chức” năm 1988. Nội dung tác phẩm bao gồm những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng
để có thể chẩn đốn tình trạng VHDN của tổ chức. Tác giả cho rằng VHDN chính
là chìa khóa dẫn đến thành cơng trong q trình hình thành và phát triển của doanh
nghiệp, là yếu tố then chốt làm nên sự thịnh vượng lâu dài và thành công.
Trong cuốn “Sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp”, của tác giả Chris Dryer,
xuất bản năm 2020, nhà xuất bản Dân trí. Chris Dryer là nhà sáng lập, giám đốc
điều hành của một công ty hàng đầu chuyên về kiểm tra lý lịch ứng viên tại Mỹ, với

nhiều năm kinh nghiệm về lãnh đạo, thay đổi trong tổ chức và VHDN, Chris Dyer
sẽ cung cấp một cấu trúc tuyệt vời gồm ba yếu tố cơ bản, bảy trụ cột thành công và

6


×