Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỀ + ĐÁP ÁN ĐỀ CHỌN HSG TỈNH HÀ TĨNH MÔN SINH HỌC LỚP 11 (2024)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.63 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11
HÀ TĨNH NĂM HỌC 2023-2024

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN THI: SINH HỌC 11
(Đề thi có 02 trang, gồm 06 câu)
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4,0 điểm)

a) Hình 1 mơ tả các con đường di chuyển của nước
ở rễ cây, hãy cho biết:

- Tên gọi của các cấu trúc tương ứng với các kí hiệu
(1), (2), (3), (4) và hai con đường di chuyển của
nước (I) và (II).

- Khi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp thì
con đường nào trong hai con đường di chuyển
của nước nói trên bị cản trở nhiều hơn? Giải
thích.

b) Bảng 1 thể hiện các số liệu về lượng hấp thu
(microgram) và tỉ lệ vận chuyển hai loại ion
khống K+ và Ca2+ trong cơ thể của một lồi
thực vật. Hãy xác định:

- Khả năng hấp thu ion K+ và ion Ca2+ ở các vị trí khác nhau của rễ.

- Sự vận chuyển các ion khoáng từ rễ lên chồi có chịu ảnh hưởng từ vị trí hấp thu hay khơng?
Giải thích.


- Ngun tố khoảng nào được vận chuyển một phần đến chóp rễ sau khi hấp thu? Giải thích.

Nội dung

- Tên gọi của các cấu trúc tương ứng:

1 – Mạch gỗ (xylem); 2 – Mạch rây (phloem); 3 – Đai caspary; 4 – Biểu

bì A – Con đường tế bào chất; B – Con đường gian bào.

- Con đường di chuyển của nước qua tế bào chất bị cản trở nhiều

hơn. Vì: Độ quánh của chất nguyên sinh tăng.

b)

- Hấp thu K+: Vị trí 1 hấp thu ít hơn ở vị trí 3 và được hấp thu mạnh nhất ở vị trí 2.

- Hấp thu Ca2+: Khả năng hấp thu giảm dần từ 1 đến vị trí 3.

- Vận chuyển khống từ rễ lên chồi có chịu ảnh hưởng bởi vị trí hấp thu: Cả K+ và Ca2+ đều có tỉ lệ

chuyển lên chồi tăng dần từ vị trí 1 đến vị trí 3.

- Một phần ngun tố khống K+ được chuyển xuống chóp rễ (vị trí 2: 19% và vị trí 3: 10%) Vì:

+ K+ có vai trị điều tiết áp suất thẩm thấu ở các tế bào hút nước của rễ.

+ K+ là ngun tố khống có khả năng di động nên có thể được vận chuyển theo mạch rây, tái phân


bố đến các vị trí cần K+.

Câu 2: (4,5 điểm)

Hình 2.1 mơ tả diễn biến
của hai con đường
chuyển hóa vật chất và
hình 2.2 là đồ thị mô tả
sự biến đổi nồng độ các
chất trong pha tối quang
hợp khi giữ nguyên nồng
độ CO2 nhưng thay đổi
về điều kiện chiếu sáng ở
một loại thực vật.

a) Xác định tên gọi của mỗi con đường chuyển hóa A và B.

b) Trong hai loài thực vật, lúa nước (Oryza sativa) và ngơ (Zea may) thì hình 2 biểu diễn cho q
trình chuyển hóa của lồi nào? Giải thích.

c) Trong điều điều kiện nào con đường chuyển hóa B sẽ diễn ra? Điều này có tác động như thế
nào đến cơ thể thực vật có xảy ra q trình đó?

d) Chất 1 và 2 trong biểu đồ hình 2.2 là chất nào? Trong hai con đường chuyển hóa A và B thì
con đường nào tạo ra chất 1 nhiều hơn? Giải thích.

Nội dung
a) Con đường chuyển hóa A là q trình cố định CO2 theo chu trình Calvin Benson; con đường chuyển

hóa B là một phần của q trình hơ hấp sáng.

b) Hình 2 biểu diễn cho quá trình chuyển hóa vật chất của lúa nước.

Vì: lúa nước là một lồi thực vật C3 mà ở thực vật C3 mới xảy ra quá trình hơ hấp sáng.
c)

- Con đường chuyển hóa B sẽ xảy ra khi thực vật C3 chịu tác động của nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh,
thiếu nước dẫn đến khí khổng đóng làm cho hàm lượng khí CO2 trong mơ tế bào giảm xuống thấp, hàm
lượng O2 tăng cao, lúc này enzyme rubisco có hoạt tính oxy hóa.
- Con đường chuyển hóa B có tác động đến cơ thể thực vật:
+ Chuyển hóa năng lượng ánh sáng mạnh bảo vệ các cấu trúc bên trong tế bào.
+ Tạo ra một số một số amino acid cho tế bào.

+ Làm tiêu hao sản phẩm quang hợp, không tạo ra ATP.
d)

- 1: RuBP; 2: PGA. Vì:
+ Khi đủ ánh sáng, RuBP được tạo ra từ một phần của PGA nên nồng độ RuBP thấp hơn PGA.
+ Khi che tối, pha sáng không diễn ra, pha tối không được cung cấp NADPH và ATP để chuyển hóa
PGA thành G3P nên PGA dư thừa, đồng thời khơng có G3P nên khơng tái tạo được chất nhận RuBP
nên RuBP giảm.

- Con đường chuyển hóa A tạo ra RuBP nhiều hơn vì con đường này có tái tạo RuBP cịn con đường
chuyển hóa B lại oxy hóa RuBP thành PGA và glycolic acid.

Câu 3: (1,5 điểm)

Thực hiện thí nghiệm kích thích 3 tế bào A, C, D và đo tín
hiệu được truyền đến cùng với tín hiệu đáp ứng của tế bào
B trên cơ thể của một loài ếch. Số liệu được thể hiện ở
bảng 2.


Bảng 2

Hãy xác định tín hiệu của mỗi tế bào A, C, D được truyền đến tế bào B là tín hiệu có tác dụng
kích thích tăng hưng phấn hay ức chế? Giải thích.

Nội dung

- Tín hiệu từ tế bào A có tác dụng kích thích tăng hưng phấn. Vì:
Ở thí nghiệm 1 và 3: Tín hiệu ở tế bào D và C khơng đổi, tín hiệu từ tế bào A tăng thì tín hiệu ở tế bào
B tăng.
- Tín hiệu từ tế bào C có tác dụng kích thích tăng hưng phấn. Vì:
Ở thí nghiệm 3 và 4: Tín hiệu ở tế bào D và A khơng đổi, tín hiệu từ tế bào C tăng thì tín hiệu ở tế bào
B tăng.
- Tín hiệu từ tế bào D có tác dụng ức chế. Vì:
Ở thí nghiệm 2 và 3: Tín hiệu ở tế bào A và C khơng đổi, tín hiệu từ tế bào D tăng thì tín hiệu ở tế bào
B = 0.

Câu 4: (3,5 điểm)

Khi nghiên cứu sự biến động về nồng độ glucose
máu của một người mắc bệnh đái tháo đường type
1 và một người bình thường có cùng độ tuổi, cùng
khối lượng cơ thể. Người ta xây đựng được biểu
đồ ở hình 3. Các vị trí F, J, H, L, G và K là các
thời điểm: người bị bệnh được tiêm bổ sung
hormone, ăn và tập thể dục cùng với người khỏe
mạnh; biết khẩu phần ăn và chế độ tập thể dục của
hai người này như nhau. Hãy xác định:


a) Người A hay người B bị bệnh đái tháo đường? Giải thích.

b) Tại các thời điểm F, J, H, L, G, K mỗi người đang thực hiện các hoạt động nào trong các hoạt
động nói trên. Giải thích.

Nội dung
a) Người B là người bị bệnh đái tháo đường (người A là người bình thường).
Vì: biến động về nồng độ glucose trong máu của người B xảy ra bất thường hơn nhiều so với người
A
=> cơ thể người B khơng chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen hoặc không tăng cường hấp
thu vào trong tế bào nên nồng độ glucose trong máu cao hơn người bình thường.

b)
- Tại thời điểm F, H: Cả hai người đều dùng bữa dẫn đến sau bữa ăn lượng glucose máu của cả hai
người tăng cao, trong đó lượng glucose máu của người bệnh (B) tăng đột biến.
- Tại thời điểm J, L: người bệnh được tiêm bổ sung insulin, insulin sẽ thúc đẩy sự hấp thụ glucose từ
máu vào gan và tế bào làm cho lượng đường trong máu giảm xuống.
- Tại thời điểm G: Cả hai người đều tiến hành tập thể dục, glucose bị phân giải nhiều để cung cấp
năng lượng cho các cơ hoạt động dẫn đến sau đó hàm lượng glucose máu giảm xuống, trong đó lượng
glucose máu của người bệnh (B) giảm đột biến.
- Tại thời điểm K: người bệnh được tiêm bổ sung glucagon, glucagon làm tăng lượng đường trong
máu bằng cách phân hủy glycogen dự trữ thành glucose và giải phóng chúng vào máu, làm cho lượng
đường trong máu tăng lên.

Câu 5: (4,5 điểm)

Hình 4 mơ tả sự biến thiên của các thông số: vận tốc máu (cm/s), huyết áp (mmHg), tổng diện tích cắt
ngang của hệ mạch (cm2) tương ứng với sự phân bố hệ mạch máu của người theo chiều từ A đến B ở hình
4.1.


Hình 4

a) Mỗi biểu đồ ở hình 4.2, 4.3, 4.4 biểu thị cho sự biến thiên của thông số nào trong các thơng số
trên?

b) Tại vị trí có tổng tiết diện hệ mạch tương đương nhau thì ở động mạch hay tĩnh mạch có huyết
áp cao hơn? Giải thích.

c) So với lúc trưởng thành thì khi về già đường cong biểu thị thơng số huyết áp của mỗi người sẽ
có xu hướng dịch chuyển về hướng nào (lên hay xuống hay về trái hay về phải)? Giải thích.

d) Tại sao những người làm việc trong các hầm than, nếu trang thiết bị khơng đảm bảo có thể
dẫn đến hiện tượng bị ngạt thở và để cấp cứu người bị ngất do ngạt thở thì người ta lại dùng khí
carbogen (5% CO2 và 95% O2) mà không phải là oxygen nguyên chất?

Nội dung
a)
- Biểu đồ 4.2: Huyết áp.
- Biểu đồ 4.3: Tổng diện tích cắt ngang của hệ mạch.
- Biểu đồ 4.4: Vận tốc máu.

b) Tại vị trí có tổng tiết diện hệ mạch tương đương thì động mạch có huyết áp cao hơn ở tĩnh mạch.
Vì: động mạch gần tim hơn chịu áp lực của lực co bóp của tim cao, áp lực máu tác động lên thành
mạch cao hơn.

c) So với lúc trưởng thành thì khi về già đường cong biểu thị thông số huyết áp của mỗi người có xu
hướng dịch lên phía trên.

Vì: người già thường hệ mạch máu bị lão hóa, độ xơ vữa mạch máu tăng, tính đàn hồi giảm, nhịp tim
tăng nên huyết áp tăng.


d) Công nhân làm việc trong các hầm than, nếu trang thiết bị không đảm bảo có thể dẫn đến hiện
tượng bị ngạt thở là do:

+ Trong hầm than, hàm lượng O2 thấp, hàm lượng CO, CO2 cao.
+ Hb + CO2 => HbCO2 là một hợp chất rất bền khó phân tách làm cho máu thiếu Hb tự do để
vận chuyển O2 vì thế cơ thể thiếu O2 nên có thể dẫn đến ngạt thở.

- Để cấp cứu người bị ngất do ngạt thở thì người ta dùng khí carbogen (5%CO2 và 95%O2) mà
khơng phải là oxygen ngun chất, vì: Có một ít CO2 là nhân tố kích thích trung khu hơ hấp, nhờ cơ
quan thụ
cảm CO2 ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ làm tăng phản xạ hô hấp => thở nhanh.
Nên nếu dùng oxygen ngun chất thì khơng kích thích được trung khu hơ hấp.

Câu 6: (2,5 điểm)

Hình 5 mơ tả khái qt đáp ứng miễn
dịch đặc hiệu của cơ thể khi có kháng
nguyên xâm nhập. Hãy xác định:

a) Tên gọi của các tế bào được kí hiệu
X, Y, Z, M, N, P.

b) Điểm khác biệt cơ bản về cơ chế đáp
ứng miễn dịch nguyên phát và thứ phát.

c) Tại sao hiệu quả đáp ứng miễn dịch
thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng
miễn dịch nguyên phát?


Nội dung

a) X – Tế bào B; Y – Tế bào T hỗ trợ; Z – Tế bào T độc;
M – Tương bào; N – Tế bào B nhớ; P – Tế bào T độc nhớ.

b) Điểm khác nhau cơ bản giữa đáp ứng miễn dịch nguyên phát và thứ phát:
- Đáp ứng miễn dịch nguyên phát:
+ Hệ miễn dịch tiếp xúc lần đầu với kháng nguyên.
+ Kháng nguyên bị tế bào trình diện kháng nguyên đại thực bào, kích thích tế bào B, tế bào T hỗ trợ
và tế bào T độc.

- Đáp ứng miễn dịch thứ phát:
+ Hệ miễn dịch tiếp xúc lại với kháng nguyên.
+ Kháng nguyên kích thích các tế bào T hỗ trợ nhớ, tế bào B nhớ và tế bào T độc nhớ.
c) Hiệu quả đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn đáp ứng miễn dịch nguyên phát vì:
Nhờ các tế bào nhớ (T hỗ trợ nhớ, B nhớ và T độc nhớ) nhận diện ra kháng nguyên nên đáp ứng
miễn dịch
thứ phát diễn ra nhanh hơn, số lượng tế bào miễn dịch tham gia và kháng thể nhiều hơn, duy trì ở
mức cao và lâu hơn.

…………………………. Hết ………………………..


×