Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề cương ôn tập môn phương pháp nghiên cứu trong du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.34 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG DU LỊCH
1) Đề tài nghiên cứu là gì? Trình bày những yêu cầu đặt tên đề tài nghiên
cứu.
2) Trình bày khái niệm đề tài nghiên cứu. Làm sao để lựa chọn được đề tài
nghiên cứu phù hợp?
3) Trình bày những lưu ý khi xây dựng bảng hỏi và những lưu ý khi viết câu
hỏi trong bảng hỏi.
4) Trình bày vai trị của tổng quan tài liệu và những lưu ý viết tổng quan tài
liệu.
5) Thế nào là câu hỏi mở trong phương pháp điều tra phỏng vấn? Các ưu
điểm và nhược điểm của câu hỏi mở trong việc thu thập dữ liệu bằng
phương pháp điều tra phỏng vấn.
6) Trình bày hiểu biết của anh chị về phương pháp nghiên cứu định tính.
7) Trình bày hiểu biết của anh chị về phương pháp nghiên cứu định lượng
8) Hãy trình bày một đề tài nghiên cứu với các nội dung sau đây

- Tên đề tài

- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp nghiên cứu của đề tài.

Bài Soạn:

Câu 1:

Đề tài nghiên cứu là: (research project) là một cơng trình NCKH do một người
hoặc một nhóm người thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc


ứng dụng vào thực tế.

Những yêu cầu đặt tên đề tài nghiên cứu: Mỗi đề tài nghiên cứu có tên đề tài
(research title), là phát biểu ngắn gọn và khái quát về các mục tiêu nghiên cứu của
đề tài.

Câu 2:

Đề tài nghiên cứu là: (research project) là một cơng trình NCKH do một người
hoặc một nhóm người thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc
ứng dụng vào thực tế. Mỗi đề tài nghiên cứu có tên đề tài (research title), là phát
biểu ngắn gọn và khái quát về các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Cách để lựa chọn được đề tài nghiên cứu phù hợp:

 Sở trường/sở thích cá nhân
 Phù hơp với định hướng nghề nghiệp
 Phù hợp với khả năng, kiến thức
 Khả thi
 Phạm vi phù hợp
 Phù hợp với sở trường nghiên cứu của người hướng dẫn

Câu 3:
Những lưu ý khi xây dựng bảng hỏi

- Cần có phần giới thiệu, phần kết thúc, phần bảo đảm giữ bí mật thơng tin
- Hình thức bảng hỏi cần rõ ràng, trình bày đẹp, có tính logic cao, gọn gàng
- Có biện pháp giúp đạt hiệu quả thu về cao (vd: gởi quà tặng cho những

người trả lời sớm)

- Có thời hạn trả lời hợp lý
- Xây dựng các câu hỏi định tính và định lượng trong cùng bảng hỏi

Những lưu ý khi viết câu hỏi trong bảng hỏi.

- Cần chính xác về ngữ pháp, cách dùng từ, không viết tắt
- Hướng dẫn rõ cách trả lời, nếu cần cho ví dụ mẫu
- Dành đủ các khoảng trống để viết, nếu cần thì gạch sẳn các đường dịng
- Bố trí các câu hỏi cùng tính chất gần nhau
- Mỗi câu hỏi chỉ nên nêu ra một nội dung

Câu 4:

Vai trò của tổng quan tài liệu:

- Nguồn ý tưởng nghiên cứu
- Nguồn thông tin và cơ sở lý luận cho nghiên cứu
- Định hướng nghiên cứu
- Chỉ ra những vấn đề thiếu hụt, chưa được nghiên cứu
- Cơ sở xây dựng thiết kế nghiên cứu (research design) và khung lý luận của

nghiên cứu (conceptual framework)
- Cơ sở xây dựng thang đo cho bảng hỏi điều tra
- Cơ sở so sánh với các nghiên cứu khác, tránh trùng lặp

Những lưu ý viết tổng quan tài liệu:

- Tìm kiếm tài liệu phù hợp
- Các điểm chung: phương pháp nghiên cứu đã vận dụng, các phát hiện (lý


thuyết và thực tiễn)
- Các điểm riêng biệt
- Các khuyến nghị nghiên cứu tiếp theo
- Các tài liệu nghiên cứu nên cập nhật, tránh các tài liệu «out-of-date»

Câu 5: Thế nào là câu hỏi mở trong phương pháp điều tra phỏng vấn? Các ưu
điểm và nhược điểm của câu hỏi mở trong việc thu thập dữ liệu bằng phương
pháp điều tra phỏng vấn.

Câu hỏi mở là: loại câu hỏi khơng có đáp án trả lời sẵn mà người trả lời phải tự
điền ý kiến của mình vào đó.

Ưu và nhược điểm của câu hỏi mở trong việc thu thập dữ liệu bằng pp điều
tra phỏng vấn:
Ưu: Khai thác được hết ý kiến của người trả lời.

Câu 6: Trình bày hiểu biết của anh chị về phương pháp nghiên cứu định tính.

Phương pháp nghiên cứu định tính:

Khác với nghiên cứu định lượng, dữ liệu trong nghiên cứu định tính phần lớn ở
dưới dạng thơng tin mơ tả, liệt kê các đặc tính, tính chất, hình thức và những nhận
định, có độ phân tán khá lớn, và các dữ liệu dạng số thường ít xuất hiện hơn.

Kích thước mẫu: Không đặt nặng số lượng mà tuỳ vào khả năng khai thác thông tin
của người nghiên cứu và khả năng cung cấp thông tin của đối tượng khảo sát
Chọn mẫu: Chọn có mục đích
Đối tượng nghiên cứu: Tính đa dạng của cá thể
Loại thông tin công bố: Dưới dạng chữ
Giả định nghiên cứu: Các hiện tượng xã hội bắt nguồn từ cá nhân và các quan niệm

chung
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu các hiện tượng xã hội thơng qua các đặc trưng của
người trong cuộc
Phương pháp nghiên cứu: Tiếp tục phát triển trong q trình nghiên cứu
Vai trị của người nghiên cứu: Thừa nhận và quan tâm đến sự tác động
Vai trò của bối cảnh nghiên cứu: Thừa nhận và quan tâm đến sự tác động

Câu 7: Trình bày hiểu biết của anh chị về phương pháp nghiên cứu định
lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Kích thước mẫu: Đủ lớn và đáp ứng yêu cầu thống kê

Chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên

Đối tượng nghiên cứu: Sự liên hệ, tương quan giữa các biến số

Loại thông tin công bố: Dưới dạng số

Giả định nghiên cứu: Các sự kiện xã hội không phụ thuộc vào các đặc trưng về
cảm xúc và niềm tin của từng cá nhân

Mục đích nghiên cứu: Thiết lập các mối quan hệ và giải thích nguyên nhân của các
biến đổi của số liệu

Phương pháp nghiên cứu: Xác định rõ ngay từ đầu

Vai trị của người nghiên cứu: Độc lập và khơng được tác động đến kết quả nghiên
cứu


Vai trò của bối cảnh nghiên cứu: Hạn chế tối đa sự tác động


×