Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận: Phương pháp dự thao tỷ số không đổi của độ cao xung (Constant Fraction – CF) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.77 KB, 18 trang )

z
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa


ĐỀ TÀI
“Phương pháp dự thao tỷ số không đổi của độ
cao xung (Constant Fraction – CF)”
Giáo viên th c hi nự ệ : Ts Nguy n c Hòaễ Đứ
Sinh viên th c hi nự ệ :

Trang 1
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa

Trang 2
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa

Trang 3
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển nhanh trong hiểu biết của nhân loại về cấu trúc của hạt nhân
trong nữa đầu thế kỷ 20 đã chỉ ra cho chúng ta một loạt các lý thuyết về cấu trúc hạt
nhân, phản ứng hạt nhân, song song với đó thì các phương pháp đo và các hệ phổ kế
đo hạt nhân cũng được phát triển rất nhanh chóng. Từ các hệ đo đơn giản đến
những hệ đo phức tạp nhiều đầu dò hiện nay, trong các hệ phổ kế dùng nhiều đầu dò
(Hệ trùng phùng, hệ đối trùng, hệ phổ kế đo thời gian, hệ phổ kế đo tán xạ cộng
hưởng proton…) thì một vấn đề rất quan trọng là xác định được móc thời gian của
các bức xạ tương tác với đầu dò để từ sử dụng tín hiệu này điều khiển các quá trình


thu nhận thông tin của các khối điện tử khác nhau trong chính hệ đo. Mạch điện tử
thực hiện chức năng này gọi là “Bộ khởi phát thời gian đo”.
Bộ khởi phát thời gian có thể được xây dựng trên nhiều phương pháp khác
nhau, xong yêu cầu xung điều khiển lối ra (xung khởi phát) là luôn cố định về mặt
thời gian. Tính chất của các xung điện được biến đổi từ các đầu dò bức xạ là ngẫu
nhiên về mặt biên độ xung hay nói khác đi là biên độ xung thay đổi một cách ngẫu
nhiên ứng với thời gian tăng không đổi. Vì lý do đó các bộ khởi phát phải được xây
dựng sao cho xung khởi phát luôn được “gim” tại một vị trí. Mục đích của tiểu luận
này là trình bày “Phương pháp dự thao tỷ số không đổi của độ cao xung
(Constant Fraction – CF)”

Trang 4
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa
I. Đặt vấn đề
1.1 Vai trò của bộ khởi phát thời gian trong các hệ phổ kế hạt nhân.
Trong các phép đo của vật lý hạt nhân thì các phương pháp đo trùng phùng
đóng một vai trò quan trọng. Tùy theo bài toán thực tế mà cấu trúc đo có thể thay
đổi cùng với khối chức năng khác nhau.
Đối với các phép đo tương quan góc cũng như trong các hệ đo để giảm thiểu
phông Compton luôn đòi hỏi phải đánh dấu thời gian xuất hiện xung cho hệ trùng
phùng, hay nói cách khác thời điểm xung này xuất hiện tương ứng với thời điểm
khởi phát cho hệ thống đo thực hiện phép đo. Mạch chỉ thực hiện chức năng đó gọi
là bộ khởi phát thời gian đo.
Bộ khởi phát thời gian là một bộ đánh dấu thời điểm xuất hiện xung để hình
thành xung logic lối ra (xung khởi phát thời gian) để khởi phát thời gian đo. Do
tính chất của bức xạ mang tính ngẫu nhiên về biên độ, do đó với một nguồn bức xạ
biên độ xung ra từ detector cũng mang tính ngẫu nhiên mặc dù thời gian tăng là như
nhau. Vì vậy nhiệm vụ của bộ khởi phát thời gian là phải đưa ra các xung đánh dấu
không đổi dù các xung có các mặt tăng khác nhau.

Trong hệ phổ kế hạt nhân, đặc biệt là các hệ phổ kế sử dụng nhiều đầu dò ghi
nhận trong các cấu hình đo trùng phùng, đối trùng, đo phổ thời gian, phép đo tương
quan góc…luôn đòi hỏi phải đánh dấu thời điểm xuất hiện tín hiệu (xung) của khối
điện tử chức năng và sử dụng tín hiệu này để điều khiển quá trình đọc ghi dữ liệu
của ADC (khối biến đổi tín hiệu sang số) hay nói cách khác đây cũng chính là điều
khiển quá trình đọc ghi của hệ phổ kế hạt nhân.
Bức xạ hạt nhân tương tác với đầu dò ghi nhận sẽ tạo nên tín hiệu (xung), tín
hiệu này được đưa qua mạch vi phân (RC) để hình thành xung lưỡng cực. Bộ khởi
phát thời gian sử dụng xung lưỡng cực, phát hiện điểm không để hình thành một tín
hiệu và tín hiệu này sẽ được sử dụng để điều khiển quá trình ghi đọc cho các khối
điện tử chức năng khác.
Quá trình điều khiển ghi đọc không đúng sẽ làm cho kết quả thu nhận sai,
chẳng hạn đối vớihệ phổ kế trùng phùng thì sẽ dẫn đến quá trình đọc sai kết quả đó
hoặc hệ phổ kế sẽ đọc cả bức xạ không phải của quá trình trùng phùng (trùng phùng

Trang 5
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa
phông hay còn gọi là trùng phùng ngẫu nhiên) hoặc hệ phổ kế sẽ ghi đọc bị thiếu dữ
liệu.
1.2. Các phương pháp khởi phát thời gian.
Biến đổi thời gian thành biên độ là biến đổi tuyến tính khoảng thời gian giữa
hai sự kiện hạt nhân thành một xung biên độ ở lối ra.
Giả sử khoảng thòi gian được xác định bởi hai sự kiện hạt nhân. Bộ biến đổi khoảng
thời gian thành biên độ (Time to Amplitude Covertor – TAC) là một mạch điện tử
dùng để biến đổi khoảng thời gian giữa hai sự kiện thành một xung biên độ tương
ứng, biên độ tương ứng này được chuyển đổi thành dạng số nhờ vào bộ biến đổi
tương tự thành số.
Bộ biến đổi khoảng thời gian thành biên độ là bước đầu tiên để hình thành
việc số hóa thời gian, việc này được sử dụng trong khoảng thời gian xác định với

biên độ nhỏ, còn độ phân giải được đòi hỏi rất cao, đòi hỏi này không thể đáp ứng
được đối với các bộ biến đổi khoảng thời gian thành biên độ trực tiếp thông thường
vì cần phải có một đồng hồ có tần số rất lớn. Hơn nữa, bộ biến đổi khoảng thời gian
thành biên độ còn có thể sử dụng được cả trong các trường hợp mà hệ số hóa biến
đổi được mở rộng, vì thế việc hệ số hóa biên độ giữa các khoảng thời gian là các
biên độ tín hiệu được sử dụng trực tiếp việc số hóa thời gian.
Trong phép đo khoảng thời gian có nguyên tắc: Xung đến sớm hơn được xác
định là tín hiệu START, còn xung đến trể hơn là tín hệu STOP. Bộ biến đổi khoảng
thời gian thành biên độ tuân theo quy tắc này. Máy phát xung (RAMP) tuyến tính
bắt đầu ngay từ khi nhận tín iệu START. Xung tuyến tính dừng ngay khi nhận tín
hiệu STOP và các giá trị được trải rộng ra để đủ thời gian để biến đổi tương tự
thành số.
Nguyên tắc hoạt động của bộ biến đổi khoảng thời gian thành biên độ được
mô tả ở giản đồ thời gian như hình 1.1.

Trang 6
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa
Hình 1.1: Giản đồ thời gian
Với nhiệm vụ đưa ra các xung đánh dấu không đổi dù biên độ xung vào không đổi.
Trên nguyên tắc đó, người ta xây dựng các bộ khởi phát thời gian đo theo nhiều
cách khác nhau:
- Phương pháp phân biệt biên độ dựa vào sườn trước của xung để thu
nhận tín hiệu đánh dấu.
- Phương pháp cắt không (zero – crossing): sử dụng điểm cắt xung của
xung lưỡng cực để tạo tín hiệu đánh dấu.
- Phương pháp dự thao tỷ số không đổi của độ cao xung (constant –
fraction)
- Phương pháp ngưỡng suy biến.
Bộ khởi phát thời gian có thể xây dựng trên nhiều phương pháp khác nhau, xong

yêu cầu xung điều khiển lối ra (xung khởi phát) là luôn cố định về mặt thời gian.
Tính chất của các xung điện được biến đổi từ các đầu dò bức xạ là ngẫu nhiên vầ
mặt biên độ xung hay nói cách khác là biên độ xung thay đổi một cách ngẫu nhiên
ứng với thời gian tăng không đổi. Vì lý do đó, các bộ khởi phát phải được xây dựng
sao cho xung khởi phát luôn được “gim” tại một vị trí. Mục đích của tiểu luận này
là trình bày về “tỷ số không đổi của độ cao xung (constant – fraction)”.

Trang 7
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa
II. Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi của độ cao
xung (constant – fraction).
2.1Sơ đồ khối:
Bộ phân biệt cắt không là bộ phân biệt thời gian, chọn thời điểm tương ứng
với điểm cắt không của xung lưỡng cực để đánh dấu vị trí thời gian của xung. Do
một điểm cắt không của xung lưỡng cực nên bộ phân biệt cắt không đã khắc phục
được các nhược điểm cơ bản của bộ phân biệt theo mặt tăng là thời gian đánh dấu
của bộ cắt không phụ thuộc vào biên độ xung vào.
Mặc dù bộ phân biệt khác không được sử dụng khá rộng rãi, song nó cũng có
nhược điểm là: Nếu dạng xung detector biến đổi, như trong trường hợp dùng
detector nhấp nháy với những xung có dải biên độ hẹp thì tính thống kê của dạng
xung từ detector cũng như sự sai lệch điểm cắt không sẽ cho sự biến động thời gian
trong mạch phân biệt theo thời gian tăng.
Vấn đề đặt ra là đối với detector nhấp nháy, thì thời điểm đánh dấu ở sườn
trước theo yêu cầu nào là tối ưu nhất.
Bộ phân biệt CF được xây dựng dựa trên phương pháp đánh dấu thời gian theo tỷ số
không đổi của biên độ xung sẽ giải quyết được vấn đề trên.
Nguyên lý chung của phương pháp này như sau: Với những xung có cùng mặt tăng
nhưng biên độ khác nhau có thời điểm ứng cùng với một tỉ số f tính theo biên độ thì
thời điểm đánh dấu xung sẽ trùng nhau. Tỷ số f được chọn sao cho độ phân giải thời

gian đạt thời gian đạt được là tốt nhất.
Sau đây là sơ đồ của một bộ phân biệt CF điển hình:

Trang 8
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa
Hình 2.1: Sơ đồ chức năng của bộ phân biệt CF.
Nguyên lý hoạt động chung của sơ đồ này như sau:
Tín hiệu sau tiền khuyếch đại được đưa tới hai lối vào của mạch tổng. Một lối vào
của mạch tổng nhận tín hiệu vào qua mạch đảo pha tín hiệu và làm suy giảm biên
độ với hệ số f, lối vào còn lại của nó lấy tín hiệu qua mạch làm trễ. xung lưỡng cực
được tạo thành và điểm cắt không xuất hiện, sườn tăng của xung này được sử dụng
để kích bộ trigger tạo ra xung logic. Việc sử dụng bộ phân biệt ở sườn trước cung
cấp khả năng chọn lựa mức ănng lượng và chống lại sự nhạy cảm đối với tạp âm
của bộ phận cắt không từ sự khởi phát trên mức cơ bản của CF. Việc sử dụng bộ
phân biệt ở sườn trước cung cấp khả năng chọn lựa mức năng lượng và chống lại sự
nhạy cảm đối với tạp âm của bộ phận cắt không từ sự khởi phát trên mức cơ bản
của CF.

Trang 9
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa
Hình 2.2: Sự tạo thành tín hiệu lưỡng cực ở bộ phận CFD
a, Trường hợp CF thực (TCF); b, Trường hợp ARC.
Thừa số suy giảm là tỷ số tính theo độ cao của xung, thời điểm tương ứng
với tỷ số đó chính là thời điểm đánh dấu xung.
Với kỹ thuật đánh dấu thời gian theo phương pháp tỷ số không đổi từ sự phụ thuộc
của tín hiệu đánh dấu vào biện độ (walk time) cho đến thời gian tăng và sự biến đổi
biên độ của tín hiệu vào được giảm đến mức tối thiểu bằng cách lựa chọn thích hợp
thời gian trể t

d
sự biến động thời gian (time jitter) cũng được giảm bằng cách lựa
chọn thích hợp thừa số suy giảm f cho mỗi detector.
Với bộ phân biệt CF người ta đưa ra hai trường hợp: đó là trường hợp CF
thực (TCF) và trường hợp bù biên độ và thời gian tăng (ARC). Trong trường hợp
này thời điểm cắt không xuất hiện trong khi tín hiệu vào đã bị suy giảm đến mức
thấp nhất.
Điều kiện này cho phép tín hiệu đánh dấu thời gian được xuất hiện ở cùng
một tỷ số f tính theo độ cao của xung vào (không phụ thuộc vào biên độ).

Trang 10
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa
Hình 2.3: Sự phụ thuộc của thời điểm cắt không vào thời điểm gia tăng.
Ở hình 2.3a minh họa sự không phụ thuộc của biên độ và thời điểm cắt
không bởi hai tín hiệu vào A và B có cùng thời gian tăng t
r1
nhưng biên độ khác
nhau. Từ hai tín hiệu B và C ta thấy cắt không trong trường hợp này không phụ
thuộc vào thời gian tăng của tínhiệu vào.
Phương pháp đánh dấu thời gian trong trường hợp TCF có hiệu quả cao nhất
nếu sử dụng với tín hiệu vào có dải biên độ rộng nhưng thời gian tăng nhỏ và độ
rộng xung hẹp. Những giới hạn đối với xung vào đã làm thuận lợi cho việc sử dụng
TCF với detector nhấp nháy.
Với phương pháp đánh dấu thời gian trong trường hợp ARC, thời điểm cắt
không xuất hiện trước khi tín hiệu vào bị suy giảm đến mức thấp nhất. Điều kiện
này đã loại trừ được sự phụ thuộc của thời gian tăng vào thời điểm cắt không như
hạn chế khi áp dụng kỹ thuật TCF vừa xét ở phấn trên. Hình 2.2b minh họa sự hình
thành tín hiệu vào tuyến tính. Thời gian tăng không phụ thuộc vào thời điểm cắt
không của ARC được mô tả bởi các tín hiệu vào B và C cùng biên độ V

b
nhưng thời
gian tăng khác nhau.
Bộ phận CF ở trường hợp ARC có hiệu quả cao nhất khi sử dụng với các tín
hiệu vào có dải biên độ rộng, thời gian tăng lớn, độ rộng xung bất kì. giới hạn này
rất thích hợp cho việc sử dụng những detector Ge có thể tích lớn cho xung có thời
gian tăng hay thay đổi gây nên sự phụ thuộc của tín hiệu đánh dấu vào biên độ. Bộ

Trang 11
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa
phân biệt này cung cấp một sự hiệu chỉnh theo thứ tự cho cả biên độ và thời gian
tăng phụ thuộc vào time walk.
Tóm lại, ở một mức độ nào đó, bộ phân biệt CFD có cả những ưu điểm của
cả hai bộ phân biệt theo mặt tăng và cắt không.
Bộ phân biệt này sử dụng bộ so sánh để so sánh tín hiệu vào bị đảo và bị làm trể
một thời gian t
d
với tín hiệu vào đã bị suy giảm đi một thừa số f. Tín hiệu đánh dấu
thời gian không phụ thuộc vào biên độ sẽ nhận được khi bộ so sánh chuyển mạch ở
thời điểm mà cả tín hiệu có biên độ như nhau.
Sơ đồ khối của bộ phân biệt này được trình bày ở hình vẽ 2.4. Thừa số suy giảm f
thường được chọn cỡ f ~0.3, thời gian trễ t
d
< t (mặt tăng của tín hiệu detector).
Bằng thực tiễn, người ta đã đưa ra một số điều kiện sau đây để bộ phân biệt CFD
này hoạt động tối ưu.
- Thời gian trễ t
d


0.5t để bù sự thăng giáng sườn trước tín hiệu detector.
- Cần thiết sử dụng bộ phân biệt thời gian theo mặt tăng (hệ thống logic) để
loại trừ những xung được tạo thành từ những tín hiệu có mặt tăng quá dài.

Trang 12
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa
Hình 2.4: Sơ đồ nguyên lý bộ tạo dạng với phương pháp CF.
Bộ phân biệt thời gian theo mặt tăng có thể sử dụng bằng trigger D như là hệ thống
khóa để đảm bảo sự truyền tín hiệu đánh dấu thời gian chính xác.
2.2. Sơ đồ chi tiết và lựa chọn linh kiện.
Trên hình 2.4 chỉ ra sơ đồ khối của bộ khởi phát thời gian dùng phương pháp cắt
không – tỷ số không đổi. trong đó, tín hiệu lối vào được đưa đến mạch tổng qua một
mạch trễ với thời gian trễ từ 20ns đến 40ns. Lối vào còn lại của mạch tổng sẽ là tín
hiệu sau khi đã làm đảo tín hiệu vào và làm suy giảm với hệ số khoảng 0<f<1.

Trang 13
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa
Hình: 2.5 Giản đồ xung KPTG cắt không – tỷ số không đổi.
Tín hiệu sau mạch cộng được đưa tới lối vào CLK của FF-D, lối vào D của FF-D
được nối với mạch ngưỡng đóng vai trò mạch tạo điện áp logic “1”.

Trang 14
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa
R 2 1
-
+
U 1

L M 3 1 1
2
3
7
5
6
4
1
8
+ 5 V
C 4
C 6
R 3
I N P U T
- 5 V
R 5
C 2
P 2
L 1
6 0 u s
+ 5 V
R 1
C 3
-
+
U 4
L M 7 4 1
3
2
6

7
1
4
5
C 5
-
+
U 2
L F 3 5 6
3
2
6
7
1
4
5
R 6
C 7
R 2 3
C 1
R 2 2
R 4
+ 5 V
R 2
R 1 4
D 1
D I O D E Z E N E R
C 9
- 5 V
P 1

C 1 0
U 3 A
7 4 7 4
2
3
5
6
41
D
C L K
Q
Q
P RC L
+ 5 V
C 8
C A P
O U T P U T
Hình 2.5: Sơ đồ chi tiết.

Trang 15
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa
 Giải thích nguyên lý hoạt động:
Theo cách mắc như trên thì U1 (LM311) sẽ làm chức năng so sánh
(comparator), chiết áp P1 xác định điện áp tham chiếu (reference) hay là điện áp
ngưỡng vào lối đảo 3 ,
3
3
3
a

ref Z
p
R R
V V V
R R
+
= =
+
, xung dương đưa vào lối vào 2
dẫn đến V2 tăng lên, cho đến khi vượt ngưỡng quy định của P1. Nếu V2 > V3
thì lối ra 7 sẽ cho một xung ( ) đưa vào lối 2 (lối vào D) của 7474. Thời điểm
để 7474 chuyển mạch là thời điểm có xung ( ) đưa vào CLK từ U2(LF356).
Xét U2, tín hiệu vào được làm chậm và đưa vào lối vào không đảo 3. Do
không có trở phản hồi nên hệ số khuyếch đại là k và trể đi một lượng do thiết lập
ở dây trể (trong mạch này thì lượng trể là 60ns). Xung vào lối 2 của U2 không
trể, hệ số khuyếch đại so với lối vào ở ngoài là:
6
4 6
R
k
R R
=
+
Vậy tín hiệu ra sẽ là tổ hợp của tín hiệu dương k lần của tín hiệu vào và bị trể
đi một lượng với tín hiệu âm không bị trể có biên độ 0.3k. Do hệ số k lớn (khi
không có trở phản hồi) nên khi tín hiệu vừa vượt mức thấp là nhảy lên mức cao
ngay. Như vậy với cách mắc của U2 trong sơ đồ sẽ làm 4 chức năng: Khuếch
đại đảo, khuếch đại không đảo, cộng và khuếch đại lần cuối. Biến trở P2 làm
nhiệm vụ xác định điểm 0 cho lối ra của U2 (biến trở P2 làm nhiệm vụ offset
mức nền ban đầu so với điểm 0 khi lối vào không có tín hiệu hay là nối đất).

Khuếch đại thuật toán U4 (LM741) làm nhiệm vụ thiết lập trạng thái cho
7474. Khi có xung mức logic cao ( ) ở lối ra
Q
, thì lối ra
Q
cho ra xung mức
logic thấp, xung này qua điện trở R
22
đưa vào lối vào (+) của khuếch đại thuật
toán. Lối ra 6 của khuếch đại thuật toán U4 sẽ cho mức logic thấp. Trigger 7474
sẽ xác lập lại trạng thái khi có xung ở mức logic thấp đưa vào lối vào 1 (CLK),
điện trở R
21
, tụ C
8
xác định độ rộng xung cho lối ra 5 của trigger 7474, thông
thường thì tích
821
CR=
τ
là độ rộng xung ở lối ra 5 của trigger 7474.

Trang 16
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa
KẾT LUẬN
Các bộ khởi phát thời gian đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ phổ kế
hạt nhân, đặc biệt là các hệ phổ kế sử dụng nhiều đầu dò bức xạ. Các bộ khởi phát
sẽ đóng vai trò điều khển quá trình ghi nhận của cả hệ phổ kế.
Bộ khởi phát thời gian theo tỷ số không đổi có cả những ưu điểm của cả hai

bộ phân biệt theo mặt tăng và cắt không.
Sự ứng dụng phương pháp đánh dấu thời gian theo tỷ số không đổi cho
những tín hiệu nhanh đã gặp phải một số khó khăn sau:
Khi t
d
~1ns, khoảng thời gian giữa điểm khởi đầu xung và điểm cắt không ở
đầu ra của bộ so sánh bằng thời gian chuyển mạch của bộ so sánh, do đó về nguyên
tắc, phương pháp này không thực hiện được.
Trong trường hợp ứng dụng trigger D, đôi lúc sự trùng khớp về mặt thời gian
của tín hiệu lưỡng cực ở đầu vào C với tín hiệu vào D chưa đủ để đồng bộ trigger D
(đặc biệt đối với những tín hiệu gần mức ngưỡng).
Với bộ phân biệt này, cần lưu ý đến hai hiệu ứng ảnh hưởng đến mạch: do
giá trị hệ số khuyếch đại và ngưỡng cho qua của bộ so sánh là hữu hạn nên có sự
phụ thuộc của tín hiệu đánh dấu thời gian vào biên độ của tín hiệu vào (time walk).
Ngoài ra do tạp âm của bộ so sánh làm xuất hiện sự thăng giáng của thời gian ở tín
hiệu ra (time jitter).

Trang 17
Bộ khởi phát thời gian bằng phương pháp tỷ số không đổi GVHD: TS. Nguyễn Đức
Hòa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Hòa, “Giáo trình Điện tử hạt nhân”, 2005.
2. Trần Đình Vinh, “Nghiên cứu chế tạo các bộ khởi phát thời gian”, luận án
Thạc sĩ Vật lý, 2004.
3. Modular Electronic Instruments, ORTEC.
4. Phan Văn Chuân, tiểu luận bộ khởi phát thời gian.

Trang 18

×