Tải bản đầy đủ (.doc) (222 trang)

Sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 222 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯƠNG THỊ GIANG

SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH MỚI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2024

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯƠNG THỊ GIANG

SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH MỚI

Ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 9310102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Xuân Sang
2. TS. Nguyễn Đình Hịa

Hà Nội, năm 2024



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận án tiến sĩ “Sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt
Nam trong bối cảnh mới” là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tơi. Các tài
liệu, số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Nghiên cứu sinh

Lương Thị Giang

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI.......................................................................................................................... 15
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................................15

1.1.1. Những nghiên cứu về chính sách sử dụng đất lâm nghiệp....................15
1.1.2. Những nghiên cứu về giao đất lâm nghiệp............................................18
1.1.3. Những nghiên cứu về sử dụng đất lâm nghiệp......................................22
1.1.4. Những nghiên cứu về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp.........................26
1.1.5. Những nghiên cứu về giải quyết, xử lý xung đột lợi ích trong sử dụng
đất lâm nghiệp.................................................................................................31
1.2. Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và
những vấn đề cần tập trung giải quyết................................................................35
1.2.1. Đánh giá chung.....................................................................................35
1.2.2. Khoảng trống và vấn đề luận án cần tập trung giải quyết......................37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................38
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM

NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH MỚI....................................................................39
2.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất lâm nghiệp......................................................39
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò sử dụng đất lâm nghiệp........................39
2.1.2. Quan điểm, cách tiếp cận về sử dụng đất lâm nghiệp............................46
2.1.3. Các tiêu chí đánh giá sử dụng đất lâm nghiệp.......................................52
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp.............................55
2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về sử dụng đất lâm nghiệp và một số bài học cho
Việt Nam................................................................................................................. 61
2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia.........................................................61
2.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam..................................................69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................74

Chương 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA..................................................................................75
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp 75

3.1.1. Điều kiện tự nhiên về địa hình đất đai...................................................75
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội......................................................................77
3.2. Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp trong thời gian vừa qua.....................81
3.2.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp Việt Nam.....................................................81
3.2.2. Thực trạng về chính sách pháp luật đối với sử dụng đất lâm nghiệp.........84
3.2.3. Thực trạng các hình thức sử dụng đất lâm nghiệp.................................94
3.2.4. Mối quan hệ giữa các chủ thể trong sử dụng đất lâm nghiệp..............103
3.2.5. Thực trạng công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp..........................106
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam109
3.3.1. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo trong nghiên cứu....................109
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)...................................................111
3.3.3. Phân tích hồi quy.................................................................................113
3.3.4. Kết luận về các giả thuyết..................................................................115
3.4. Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp.............................................116

3.4.1. Những kết quả đạt được......................................................................116
3.4.2. Những hạn chế....................................................................................122
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.........................................................129
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3......................................................................................133
Chương 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP SỬ
DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH MỚI.................................134
4.1. Bối cảnh liên quan đến sử dụng đất lâm nghiệp.........................................134
4.1.1. Bối cảnh quốc tế..................................................................................134
4.1.2. Bối cảnh trong nước............................................................................136
4.1.3. Yêu cầu của bối cảnh mới trong sử dụng đất lâm nghiệp....................138
4.2. Quan điểm, định hướng sử dụng đất lâm nghiệp trong bối cảnh mới..........139
4.2.1. Quan điểm sử dụng đất lâm nghiệp trong bối cảnh mới......................139
4.2.2. Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp trong bối cảnh mới....................143

4.3. Một số giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp thích ứng với bối cảnh mới.....146
4.3.1. Giải pháp về hoàn thiện thể chế sử dụng đất lâm nghiệp....................146
4.3.2. Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.................................151
4.3.3. Giải pháp về phát triển thị trường quyền sử dụng đất lâm nghiệp.............154
4.3.4. Giải pháp về công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp.......................159
4.3.5 Giải pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đất đai nói chung và
các quy định của pháp luật về sử dụng đất lâm nghiệp.................................163

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4......................................................................................167
KẾT LUẬN..........................................................................................................168
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...............................170
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................171
PHỤ LỤC.............................................................................................................182

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Nội dung
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BĐKH Biến đổi khí hậu
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CTLN Chương trình lâm nghiệp
DVMTR Dịch vụ môi trường rừng
ĐDSH Đa dạng sinh học
ĐLN Đất lâm nghiệp
GCN Giấy chứng nhận
KH & CN Khoa học và công nghệ
KHSDĐ Kế hoạch sử dụng đất
KT - XH Kinh tế - xã hội
LN Lâm nghiệp
LĐĐ Luật đất đai
NGTK Niên giám thống kê
NSC Nghiên cứu sinh
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NQ - CP Nghị quyết – chính phủ
NQ/TW Nghị quyết/Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
TN & MT Tài nguyên và môi trường
QSDĐ Quyền sử dụng đất
QĐ - TTg Quyết định – Thủ tướng chính phủ
QLNN Quản lý nhà nước
SXKD Sản xuất kinh doanh
XHCN Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Kích cỡ mẫu nghiên cứu phù hợp.................................................................7
Bảng 2: Xác định giá trị khoảng thang đo.................................................................9

Bảng 3: Phân bổ điều tra khảo sát............................................................................10
Bảng 3.1: Diễn biến diện tích 3 loại đất rừng giai đoạn 2010-2020.........................81
Bảng 3.2. Biến động diện tích đất lâm nghiệp cả nước 2019 -2022.........................82
Bảng 3.3: Chỉ tiêu Quy hoạch đất lâm nghiệp đến năm 2030..................................90
Bảng 3.4: Kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp 5 năm 2021-2025...............................90
Bảng 3.5: Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quy hoạch đất lâm nghiệp. 92
Bảng 3.6: Diện tích các loại đất lâm nghiệp được giao theo các đối tượng sử

dụng năm 2020.............................................................................................95
Bảng 3.7: Diện tích lâm nghiệp theo đối tượng quản lý..........................................96
Bảng 3.8: Kết quả giao, khốn đất lâm nghiệp tại các cơng ty lâm nghiệp nhà

nước tính đến 7/2016..................................................................................102
Bảng 3.9: Số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng và diện tích đất rừng

bị thiệt hại giai đoạn 2006-2020.................................................................107
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá thực trạng công tác quản lý đất lâm nghiệp.............109
Bảng 3.11: Thang đo đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp. 110
Bảng 3.12: Tổng hợp hệ số Cronchbach Alpha của các biến.................................111
Bảng 3.13: KMO and Bartlett's Test......................................................................111
Bảng 3.14: Mức độ giải thích của các biến quan sát Total Variance Explained....112
Bảng 3.15: Ma trận nhân tố xoay Rotated Component Matrixa.............................112
Bảng 3.16. Mơ hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach Alpha và EFA..............113
Bảng 3.17: Kiểm định hệ số hồi quy.....................................................................114
Bảng 3.18: Hệ số tương quan hồi quy...................................................................114
Bảng 3.19: Tổng hợp kết luận về giả thuyết nghiên cứu........................................115
Bảng 3.20: Phân tích ANOVA..............................................................................115
Bảng 3.21: Diện tích rừng phân theo loại chủ quản lý năm 2022.........................117
Bảng 3.22: Những khó khăn mà các chủ thể sản xuất lâm nghiệp gặp phải..........128


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1. Mơ hình nghiên cứu....................................................................................11
Hình 3.1: Bản đồ phân bố rừng Việt Nam...............................................................75
Biểu 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011- 2022.......................................78
Biểu 3.2. Diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020.........................................81
Biểu 3.3: Cơ cấu sử dụng đất của Việt Nam 2022 (ha)............................................83
Biểu 3.4: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo hiện trạng sử dụng tính đến

31/12/2020.................................................................................................... 84
Biểu 3.5: Tỉ lệ diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các đối tượng sử dụng và

các đối tượng quản lý....................................................................................95
Biểu 3.6: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên năm 2020 phân theo đối

tượng sử dụng...............................................................................................98
Biểu 3.7: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên năm 2020 phân theo đối

tượng quản lý................................................................................................98
Biểu 3.8: Diện tích khốn đất lâm nghiệp và rừng giai đoan từ 2006 – 2020........100
Biểu 3.9. Giá trị xuất khẩu lâm sản 2006-2020......................................................119
Biểu 3.10: Tổng thu từ dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011 -2020................121

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó
cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và
các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với
loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản
xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp” [3, tr.612]. Trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những thay đổi về các mối quan hệ trong

quản lý và sử dụng đất đai là một trong những vấn đề được quan tâm nhất. Vì
đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi cá nhân, cộng đồng, lợi ích
giữa các cộng đồng; trên phương diện vĩ mơ, đất đai có tác động một cách
trực tiếp và sâu sắc đến phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an
ninh của mỗi quốc gia.
Việt Nam có gần 15,4 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó có trên 13 triệu
ha là đất có rừng. Nguồn tài nguyên đất lâm nghiệp trong những năm qua đã
và đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng, đa dạng sinh
học (ĐDSH) rừng cũng bị suy giảm. Trong tổng số 13 triệu ha đất có rừng,
chỉ có 15% là rừng giàu về trữ lượng; 50% là rừng trung bình; cịn 35% cịn
lại là rừng nghèo kiệt ở những diện tích rừng này các loại gỗ q có giá trị
cao cịn rất hiếm, chỉ có ở các vùng xa xơi, hiểm trở, các loại thảo dược quý
hiếm cũng bị khai thác cạn kiệt, số lượng động vật rừng giảm mạnh. Diện tích
rừng giàu, rừng trung bình chủ yếu phân bố ở các khu rừng đặc dụng, phòng
hộ; những khu rừng quy hoạch rừng sản xuất, khu vực gần khu dân cư,. phần
lớn là rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, rừng phục hồi,... ở những diện tích này
thường xuyên bị tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau làm suy giảm về
diện tích và chất lượng rừng.
Hiến pháp Việt Nam quy định đất và tài nguyên thiên nhiên, bao gồm
cả tài nguyên rừng, là sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện làm chủ quản
lý. Hiện nay quản lý và sử dụng đất rừng và tài nguyên rừng nói chung được

1

điều chỉnh bởi Luật Đất đai; Luật Lâm nghiệp và Luật Bảo vệ và Phát triển
Rừng hiện đang có hiệu lực, trong đó Luật Đất đai quy định việc giao đất
Rừng đặc dụng, Rừng Phòng hộ và Rừng Sản xuất cho các chủ thể sử dụng,
bao gồm cả các chủ thể thuộc Nhà nước như các Ban Quản lý và công ty lâm
nghiệp, các chủ thể không thuộc Nhà nước như các hộ gia đình, cá nhân. Luật
Đất đai cũng quy định việc giao rừng phải gắn với giao đất, với rừng được coi

là tài sản ở trên đất. Luật Bảo vệ phát triển rừng quy định giao rừng, trong đó
nhấn mạnh việc giao rừng phải gắn với giao đất lâm nghiệp. Trong những
năm qua, thực hiện đường lối đổi mới chính sách đất đai của Việt Nam nói
chung và đất lâm nghiệp nói riêng đã có những thay đổi quan trọng, góp phần
tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, thu nhập cho người
lao động, ổn định chính trị, an tồn xã hội trên địa bàn, đặc biệt là vùng đồng
bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Việc giao đất, giao rừng cho
người dân đã nâng cao tỷ lệ che phủ rừng gắn liền với ổn định đời sống của
người dân làm nghề rừng. Trước đây các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng chỉ nhận
được 50.000 đồng/ha/năm, hiện nay là 250.000 đồng/ha/năm, theo lộ trình sắp
tới có thể nâng lên thành 1 triệu đồng/ha/năm mới bảo đảm chất lượng độ che
phủ rừng từng bước được nâng cao. Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng, đất rừng mỗi năm ngành Lâm nghiệp thu được 30.000 tỷ đồng.

Hiện nay, xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu đất lâm nghiệp ở quy mô
lớn là hiện hữu. Đặt ra các yêu cầu cần phải xem xét và sửa đổi quy định hiện
hành để đảm bảo rằng đất rừng và rừng được quản trị tốt hơn; đảm bảo tính
minh bạch, có sự tham gia và cơng bằng lợi ích trong q trình quy hoạch
quản lý và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp; thu hồi, giao, cho thuê rừng và đất
rừng. Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng đất lâm nghiệp đạt hiệu quả chưa cao,
tình trạng lấn chiếm, tranh chấp, vị trí, ranh giới chưa được xác định cụ thể,
quản lý không tốt dẫn đến suy giảm diện tích rừng tự nhiên, đất bị bỏ hoang
khơng sử dụng trong thời gian dài, sử dụng không đúng mục đích; chuyển
nhượng, cho thuê trái phép, gây lãng phí tài nguyên gây nên tình trạng vi

2

phạm chính sách pháp luật đất đai xảy ra ở nhiều lâm trường và tại các địa
phương có đất lâm nghiệp chưa được giải quyết kịp thời và dứt điểm làm nảy
sinh một số vấn đề phức tạp.


Tình hình biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng,
giảm lượng tăng trưởng của rừng, dẫn đến nguy cơ mất rừng, chuyển đổi mục
đích sử dụng đất lâm nghiệp, các hệ sinh thái sẽ bị suy thoái, đặc biệt là hệ
sinh thái ven biển và hệ sinh thái núi. Các q trình hoang mạc hóa làm suy
giảm nghiêm trọng chất lượng đất lâm nghiệp, chỉ số ẩm ướt giảm đi gây ra
suy giảm sinh khối trên hầu hết các loại rừng, đặc biệt là rừng sản xuất.

Việt Nam, với lợi thế độ che phủ rừng khoảng 42%, đây là bể hấp thụ
carbon vơ cùng tiềm năng. Tuy nhiên, trước tình hình chặt phá rừng, chuyển
đổi đất rừng trái phép và hệ thống canh tác độc canh, chất lượng rừng nhiều
khu vực đang ở mức đáng báo động. Việc khuyến khích các dự án tín chỉ
carbon nhằm bảo vệ và tăng trữ lượng rừng là vơ cùng cấp bách, khơng chỉ
đóng vai trị quan trọng trong việc giúp thích ứng và giảm thiểu với biến đổi
khí hậu mà cịn đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước,
đặc biệt là khi hơn 25 triệu dân Việt Nam đang sống phụ thuộc vào rừng thì
việc phát triển, hình thành thị trường carbon rừng trên tồn quốc có tiềm năng
rất lớn, được nhiều nhà đầu tư trên thế giới chờ đợi. Ngày 20/10/2020, Việt
Nam chính thức ký kết hợp tác về tín chỉ các bon từ rừng, nhờ đó đã bán được
10 triệu m3 CO2, mỗi 1m3 CO2 là 5 USD [6].

Vấn đề chuyển đổi số và số hóa để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Hơn nữa trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và ngành lâm
nghiệp nói riêng nhằm chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ chiều rộng sang
chiều sâu như hiện nay, vấn đề sử dụng tài nguyên đất lâm nghiệp cần phải có
chiến lược, quy hoạch cụ thể, thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất lâm
nghiệp phát triển, giải quyết những mâu thuẫn, xung đột về mặt xã hội cũng
như lợi ích của các chủ thể, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo


3

vệ môi trường là những nội dung quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững
trong quá trình thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta.

Trước những bất cập, hạn chế và bối cảnh của biến đổi khí hậu, tái cơ
cấu kinh tế, việc đi tìm các biện pháp để thúc đẩy sử dụng đất lâm nghiệp
trong bối cảnh mới có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Do đó,
NCS chọn chủ đề “Sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh
mới” làm đề tài luận án, nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học cho q trình
hoạch định chính sách sử dụng đất lâm nghiệp mang lại hiệu quả cao.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Đề xuất các quan điểm và một số giải pháp nhằm sử dụng đất lâm
nghiệp thích ứng với bối cảnh mới.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về sử dụng đất lâm
nghiệp
+ Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp, xác định và phân
tích nguyên nhân, các vấn đề đặt ra ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất lâm
nghiệp tại Việt Nam
+ Đề xuất các giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp thích ứng với bối cảnh
mới
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, khảo luận tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án, làm rõ cơ sở lý luận về sử dụng đất lâm nghiệp
Hai là, khảo cứu thực tiễn sử dụng đất lâm nghiệp một số quốc gia trên
thế giới và rút ra bản học kinh nghiệm cho Việt Nam

Ba là, phân tích thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2013 - 2023, đánh giá thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân, những vấn đề
đặt ra đối với sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam

4

Bốn là, phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước và yêu cầu của bối cảnh
mới đối với sử dụng đất lâm nghiệp.

Năm là, đề xuất các quan điểm có tính định hướng, các giải pháp sử
dụng đất lâm nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh mới và tầm nhìn đến 2050

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng đất lâm nghiệp của Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng đất lâm nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn và có tính phức tạp
trong nghiên cứu cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn, do đó, luận án chỉ đi sâu
vào nghiên cứu trong phạm vi:
- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng đất lâm
nghiệp của Việt Nam trên các khía cạnh: chính sách; quy hoạch; giao, khoán,
cho thuê; mối quan hệ giữa các chủ thể trong sử dụng đất lâm nghiệp
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu sử dụng đất lâm nghiệp tại
Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2013 -2023, tầm nhìn 2050, trong khoảng
thời gian sau khi Luật Đất đai 2013 đi vào thực tiễn và Luật Lâm nghiệp ra đời,
có nhiều vấn đề nảy sinh trong sử dụng đất lâm nghiệp, hơn nữa chuỗi thời gian
nghiên cứu 10 năm liên tục mới bảo đảm tính khoa học đối với các nhận định.
Do đó, NCS lựa chọn phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 2013 -2023.
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận của luận án

Sử dụng đất lâm nghiệp trong bối cảnh mới bao hàm rộng trên nhiều
lĩnh vực như kinh tế, xã hội, pháp luật ... Chính vì thế, để nghiên cứu phổ
quát, đề tài tiếp cận nội dung từ nhiều môn khoa học, cụ thể như sau:

- Tiếp cận hệ thống
Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống nhằm phân tích cấu trúc bên
trong và bên ngoài, các yếu tố ảnh hưởng, các chủ thể tham gia và các mối

5

quan hệ cấu trúc, ràng buộc và quy định lẫn nhau trong sử dụng đất lâm
nghiệp. Trên cơ sở đó xây dựng khung phân tích của luận án Sử dụng đất lâm
nghiệp phải gắn với cách thức tổ chức tiến hành sản xuất lâm nghiệp, chiến
lược phát triển chung của ngành lâm nghiệp, quy hoạch tổng thế đất đai của
quốc gia, cơ chế, chính sách pháp luật về đất đai ... mới có thể sử dụng hết
hiệu quả của đất lâm nghiệp.

- Tiếp cận liên ngành khoa học
Quá trình sử dụng đất lâm nghiệp ln ln gắn với sự phát triển của
kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành để
nghiên cứu về sử dụng đất lâm nghiệp. Luận án nghiên cứu dưới góc độ
chun ngành kinh tế chính trị và xem xét vấn đề từ các chuyên ngành khoa
học khác như: kinh tế, pháp luật, quản lý kinh tế...
- Tiếp cận bền vững: Luận án sử dụng cách tiếp cận phát triển bền vững
để phân tích việc sử dụng đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng phải
chú trọng phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện các chính sách xã hội và
bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học thì mới đạt được yêu
cầu phát triển bền vững.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp luận chung

Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, trừu tượng hóa khoa học của kinh tế chính trị là phương pháp được
sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án, đồng thời tiếp thu, kế thừa các phương
pháp luận nghiên cứu kinh tế học trong nghiên cứu từng vấn đề cụ thể.

4.1.2. Các phương pháp cụ thể
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng hệ thống các phương
pháp nghiên cứu cụ thể sau:
i) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ: Các kết quả nghiên cứu gần đây có
liên quan được tiến hành bởi các trung tâm, cơ quan, tổ chức nghiên cứu (các

6

báo cáo, kỷ yếu, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, đề án, dự án).

Các báo cáo, niên giám thống kê, kế hoạch, nghị quyết, các chính sách. Các

tài liệu, số liệu thống kê kinh tế, một số biểu bảng phân tích có liên quan, các

tài liệu sẵn có tại các cơ quan Trung ương và tại địa phương; qua internet, báo

đài, tạp chí… để làm cơ sở phân tích hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt

Nam trong thời gian qua.

ii) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp


Để thu được dữ liệu sơ cấp tác giả xác định đối tượng và phạm vi sẽ

khảo sát, phỏng vấn là các hộ nông dân sử dụng đất lâm nghiệp; cán bộ quản

lý nhà nước các cấp về đất đai, Ban quán lý rừng, chi cục Kiểm lâm các tỉnh

và các nhà khoa học nghiên cứu đất lâm nghiệp.

(1) Phương pháp chọn mẫu

Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện là phương

pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu chọn những phần

tử nào mà họ có thể tiếp cận được.

Kích thước mẫu

Hiện có nhiều quan điểm về lựa chọn kích cỡ mẫu phù hợp cho các

nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố và theo hai hướng tiếp cận khác

nhau. Cách tiếp cận thứ nhất là căn cứ vào hệ số tải (Factor Loading).

Mối liên hệ giữa kích cỡ mẫu, mức ý nghĩa thống kê và hệ số tải được

cho trong bảng 1 dưới đây:

Bảng 1. Kích cỡ mẫu nghiên cứu phù hợp


Hệ số tải Kích cỡ mẫu (α=5%)α=5%))
0.30 350
0.35 250
0.40 200
0.45 150
0.50 120
0.55 100
0.60 85
0.65 70
0.70 60
50
0.75
Nguồn: Janssens và cộng sự,
(2008)

7

Cách tiếp cận thứ hai cho việc ra quyết định về kích cỡ mẫu nghiên cứu
là căn cứ vào số lượng các biến tiềm ẩn, hay số lượng câu hỏi được sử dụng
trong bảng câu hỏi. Để phân tích hồi quy tốt nhất thì kích thước mẫu phải đảm
bảo theo cơng thức: n>= 8m +50 (trong đó n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập
trong mơ hình) (Tabachnick & Fidell 1996).

Cỡ mẫu phải đảm bảo: n ≥ 104 + m (với m là số lượng biến độc lập
và phụ thuộc) hoặc n ≥ 50 + m nếu m<5 (Harris 1985).

Trong trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, theo Harr
và cộng sự (2010) thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100
và tỷ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là mỗi biến đo lường cần tối

thiểu 5 quan sát.

Trong nghiên cứu này, tổng số câu hỏi được sử dụng là 20 câu hỏi,
tương ứng với 20 biến đo lường, tác giả đã gửi 280 phiếu khảo sát. Kết
quả thu về được 256 phiếu khảo sát, sau khi kiểm tra thì có 240 phiếu
đạt u cầu. Kích thước mẫu là 240 thỏa mãn điều kiện để áp dụng
phương pháp phân tích nhân tố

(2) Xác định quy mô mẫu phiếu
- Mục tiêu điều tra chọn mẫu: Việc sử dụng phiếu điều tra khảo sát sẽ

giúp tác giả thu thập được dữ liệu định lượng, những đánh giá và nhận
định của đại diện các hộ nông dân sử dụng đất lâm nghiệp và các nhà quản lý
về những nội dung cần thiết để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.

- Phương pháp thực hiện
Thứ nhất, thiết kế mẫu phiếu điều tra khảo sát
Việc thiết kế phiếu điều tra được thực hiện qua các bước: Tác giả sử
dụng phương pháp chuyên gia thông qua việc hỏi ý kiến của giảng viên
hướng dẫn, tham khảo ý kiến; tư vấn của các chuyên gia nghiên cứu liên
quan đến đề tài để xác định những thông tin cần thu thập, xây dựng mẫu phiếu
điều tra về nội dung và các thang đo nhằm nhận xét, đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng và tình hình sử dụng đất lâm nghiệp.

8

Tác giả thiết kế 2 mẫu phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát đối với các hộ

nông dân sử dụng đất lâm nghiệp và phiếu khảo sát đối với cán bộ quản lý,


các nhà nghiên cứu. Bảng câu hỏi được chia làm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn

Phần 2: Đánh giá của những đối tượng được phỏng vấn khảo sát về tình

hình sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam, mức độ quan trọng và mức độ đạt

được thực tế của các nội dung tác giả đang nghiên cứu.

Chi tiết bảng hỏi: Phụ lục 1

Thứ hai, Chọn mẫu và thu thập số liệu

Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, tác giả dự định lựa chọn quy mô

mẫu là 240 đảm bảo phù hợp tương đối với các phân tích thống kê.

Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm

2023 bằng phương pháp khảo sát trực tiếp như: đến hộ gia đình, thơng qua

các hội thảo; hoặc gửi thư qua email và một số phương thức khác.

(3) Thang đo của bảng hỏi

Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thực hiện nghiên cứu

nội dung của luận án theo mức độ đánh giá tăng dần từ 1 đến 5 (từ không


đồng ý đến rất đồng ý, từ không quan trọng đến rất quan trọng, từ rất kém đến

rất tốt khi xem xét đến mức độ quan trọng hoặc mức độ ảnh hưởng)

Bảng 2: Xác định giá trị khoảng thang đo

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

5 4,21 - 5,0 Rất tốt

4 3,41 - 4,20 Tốt

3 2,61 - 3,40 Trung bình

2 1,81 - 2,60 Kém

1 1,00 - 1,80 Rất kém

- Địa bàn điều tra khảo sát: Tác giả tập trung vào 4 tỉnh điển hình của

Việt Nam để điều tra khảo sát là Lạng Sơn, Nghệ An, Gia Lai và Đồng Nai.

Bởi vì: đây là 4 địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất của Việt

9

Nam, là những địa phương dẫn đầu về diện tích đất rừng, tỷ lệ che phủ

rừng, dịch vụ môi trường rừng, sản xuất chế biến các sản phẩm lâm nghiệp ....


Phiếu điều tra khảo sát được gửi đến 160 hộ nông dân đang quản lý, sử

dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn Lạng Sơn, Nghệ An, Gia Lai, Đồng Nai. Đồng

thời tác giả gửi phiếu điều tra khảo sát đến 80 cán bộ quản lý nhà nước các cấp

và các nhà nghiên cứu của các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Bảng 3: Phân bổ điều tra khảo sát

Tổng số Lạng Địa phương Đồng
1. Điều tra Hộ nông dân M1 Nghệ An Gia Lai
Nai
sơn 35

160 50 45 30

2. Điều tra cán bộ quản lý các cấp 80

M2

Cán bộ quản lý cấp Bộ, Ngành 10

Cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện, xã 24 6 6 6 6

Ban quản lý rừng 12 3 3 3 3

Chi cục Kiểm Lâm 16 4 4 4 4

Các nhà nghiên cứu 18


Tổng số 240

iii) Phương pháp phân tích - tổng hợp

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến. Tổng hợp các nội dung lý

luận để xây dựng cơ sở khoa học cho việc phân tích thực trạng một cách bài

bản, có căn cứ. Mặt khác, việc phân tích, đánh giá dưới thực tiễn kinh nghiệm,

thực trạng vấn đề, giúp cho việc tổng hợp khái quát thành các luận đề khoa

học.

iv) Phương pháp thống kê và phương pháp so sánh

Sử dụng các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm

nghiệp qua các mốc thời gian nghiên cứu. So sánh cơ cấu, quy mô sử dụng

đất lâm nghiệp giữa các thành phần kinh tế để đưa ra các đánh giá, kết luận.

v) Phương pháp phân tích chính sách

Phương pháp này được sử dụng để phân tích, đánh giá các chủ trương,

chính sách liên quan đến sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam. Việc phân tích

tập trung vào các vấn đề về tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thực tiễn. Trên

10

cơ sở đó luận án đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp về sử dụng
đất lâm nghiệp ở Việt Nam.

vi) Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Phương pháp này được dùng để thu thập thêm các ý kiến của các chuyên
gia trong lĩnh vực đất lâm nghiệp nhằm rút tỉa những luận cứ khoa học phục
vụ cho việc nhận định, đánh giá về thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp, căn cứ
để bổ sung thêm vào các giải pháp thực hiện
4.1.3. Mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến sử dụng
đất lâm nghiệp và các giả thuyết nghiên cứu
i) Mơ hình nghiên cứu

Yếu tố kinh tế Yếu tố xã hội

Sử dụng đất
lâm nghiệp

Yếu tố chính Yếu tố ĐKTN,
sách, pháp luật CSHT

Hình 1. Mơ hình nghiên cứu

Dạng của mô hình được đề xuất là mơ hình tuyến tính đa biến với biến
số độc lập và biến phụ thuộc như sau:

Biến phụ thuộc là Sử dụng đất lâm nghiệp (ký hiệu SDD): biến này tổng
hợp kết quả ảnh hưởng của các nhân tố đến sử dụng đất lâm nghiệp:


Các biến độc lập phản ánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sử
dụng đất lâm nghiệp theo 4 nội dung:

+ Chính sách, pháp luật (CS): phản ánh các yếu tố về văn bản pháp luật,
các chính sách của Nhà nước đối với sử dụng đất lâm nghiệp.

+ Điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng (TN): phản ánh điều kiện tự nhiên và
cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp.

11


×