Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Luận văn báo chí học quản lý thông điệp về chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 trên báo mạng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 103 trang )

QUẢN LÝ THƠNG ĐIỆP VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN BÁO MẠNG

ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH
COVID-19 TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ...............................12
1.1. Một số khái niệm liên quan.....................................................................12
1.2. Vai trị quản lý thơng điệp về chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh dịch
Covid-19 trên báo mạng điện tử.......................................................................23
1.3. Những yêu cầu cơ bản của việc quản lý thơng điệp về chính sách an sinh
xã hội trong bối cảnh Covid-19 trên báo mạng điện tử...................................28
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ CHÍNH SÁCH
AN SINH XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-
19 TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 40
2.1. Tổng quan các báo mạng điện tử được khảo sát và một số chính sách an
sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay............40
2.2. Hoạt động quản lý thông điệp truyền thông về chính sách ASXH trong
bối cảnh đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử.........................................49
2.3. Đánh giá kết quả hoạt động quản lý thơng điệp truyền thơng về chính
sách ASXH trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay................................64
2.4. Nguyên nhân ưu điểm và hạn chế............................................................72
Chương 3. VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ TĂNG
CƯỜNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG VỀ


CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ IIỘI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN
TỬ TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19......................77
3.1. Vấn đề đặt ra trong quản lý thông điệp về chính sách ASXH trong bối
cảnh đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử...............................................77
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý thơng điệp về chính sách ASXH trong bối
cảnh đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử...............................................79
3.3.Kiến nghị...................................................................................................84
KẾT LUẬN....................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................89
PHỤ LỤC.......................................................................................................93
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................97


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASXH : An sinh xã hội

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Giao diện đầu tiên của tở báo vnexpress.........................................46
Hình 2.2. Ảnh chụp màn hình.........................................................................57
Hình 2.3. Ảnh chụp màn hình.........................................................................58
Hình 2.4. Ảnh chụp màn hình.........................................................................59
Hình 2.5: Ảnh chụp màn hình.........................................................................61
Hình 2.6:những phản hồi của độc giả về thơng điệp 12 chính sách hỗ trợ lao
động khó khăn từ gói 26.000 tỷ đồng trên báo Vnexpress..............................63
Hình 2.7. Infographic: nguồn Báo VietNamnet Tin: S. Hải -.........................70

1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Ở nước ta, nền báo chí cách mạng được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của nhà nước và là công cụ để Đảng và Nhà nước phổ biến chủ
trương, chính sách của mình để nhân dân hiểu, tin tưởng và thực hiện. Thơng
qua việc tun truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách đó, báo chí đã góp
phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, tạo diễn đàn cho người dân phản ánh kịp
thời những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống để Đảng, Nhà nước có thêm thơng
tin cho chu trình hoạch định chính sách. Mặt khác, thơng qua báo chí, nhân
dân tìm thấy những “thơng tin phản hồi” để biết Đảng tiếp nhận những kiến
nghị của mình đến đâu và sửa chữa như thế nào, nhờ vậy mà niềm tin của
nhân dân sẽ được củng cố và tăng cường. Cũng qua đó, báo chí đã góp phần
quan trọng vào việc phát huy dân chủ, nâng cao dân trí, tăng cường cơng khai,
minh bạch q trình xây dựng và thực thi đường lối, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước.Trong bối cảnh xã hội hiện nay thì truyền thơng chính
sách ngày càng đóng vai trị quan trọng, cấp thiết và không thể thiếu của các
cơ quan nhà nước.
Xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, xây dựng đất nước Việt Nam Xã
hội Chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước ta luôn coi vấn đề an sinh xã hội (ASXH) là
một trong những nội dung xuyên suốt trong hệ thống chính sách của Đảng và
Nhà nước. Đặc biệt trong những hồn cảnh đặc biệt khó khăn như đại dịch
Covid-19.Để thực hiện ASXH, Đảng và Nhà nước ta xây dựng và tổ chức
thực hiện hàng loạt các chính sách cụ thể về ASXH, coi đây vừa là giải pháp,
vừa là động lực để thực hiện “mục tiêu kép” của chính phủ là vừa chống dịch,
vừa phát triển kinh tế.

2

Với vai trị là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng và Nhà nước, báo chí

cách mạng Việt Nam nói chung, báo mạng điện tử nói riêng ln là cầu nối
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; là cơng cụ tun truyền, phổ biến những
chủ trương, chính sách của Đảng, là công cụ đấu tranh hiệu quả với những
thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, bôi nhọ, phản bác những chủ trương,
chính sách,đặc biệt là những chính sách ASXH trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19 đều là những chính sách mới, chưa có tiền lệ. Chính trong hồn
cảnh đó, những thơng điệp truyền thơng chính sách trên báo chí, nhất là báo
mạng điện tử đã mang đến những thơng tin kịp thời, chính xác của những cơ
quan hoạch định chính sách đến với người dân, đến các cơ quan hữu quan
tham gia vào quy trình chính sách, nhằm tạo sự đồng thuận trong nhận thức,
hiểu biết trong đánh giá và hành động của các đối tượng liên quan của chính
sách.

Mặc dù, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, báo mạng điện tử với đặc thù
siêu liên kết, đa phương tiện được tích hợp nhiều cơng cụ truyền thống, đó là:
văn bản, hình ảnh, âm thanh, hình ảnh động và gần đây nhất là các chương
trình tương tác và khơng bị phụ thuộc vào khơng gian và thời gian đã tích cực
góp phần tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, đặc biệt là các chính sách ASXH. Tuy nhiên, trong bối cảnh của đại
dịch, việc quản lý thông điệp về chính sách ASXH của báo chí gặp khơng ít
vấn đề phức tạp, nhất là các thế lực thù địch đã lợi dụng sự hỗn loạn nhất thời
trong dịch bệnh để tuyên truyền, hướng lái, xuyên tạc, đả phá những chính
sách của Đảng và Nhà nước ta, gây hoang mang, hoài nghi trong dư luận, làm
ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch cũng như kế hoạch phát triển kinh
tế, xã hội đất nước.

3

Chính từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó nên tơi đã chọn vấn đề
“Quản lý thơng điệp về chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh

Covid-19 trên báo mạng điện tử” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ
Báo chí học, chun ngành quản lý báo chí truyền thơng của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Trong điều kiện của Việt Nam, báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói
riêng là cơng cụ tuyên truyền của Đảng,nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội.
Báo chí nước ta có nét đặc trưng cơ bản là được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của nhà nước và hoạt động trong khn khổ của pháp luật. Đặc biệt là
trong q trình lãnh đạo, quản lý đất nước Đảng và nhà nước ta ln phát huy
vai trị của báo chí trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, nhất là các
chính sách về ASXH. Chính vì vậy nên đã có khá nhiều cơng trình khoa học
nghiên cứu về quản lý báo chí nói chung và quản lý thơng điệp nói riêng như:
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về báo chí truyền thơng và báo mạng
điện tử
- Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng đã trình bày trong 8 chương
của cuốn sách Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản một cách hệ
thống từ khái niệm, đến đặc điểm và một số lý thuyết truyền thông, thông
điệp truyền thông. Cụ thể, trong chương 5 của cuốn sách tác giả đã tổng
kết và nêu ra một số lý thuyết truyền thông căn bản để giúp cho người học
nắm được bản chất của q trình truyền thơng. Đặc biệt, khi hiểu rõ các lý
thuyết thâm nhập xã hội, lý thuyết xét đốn xã hội sẽ giúp người làm cơng
tác truyền thông biết cách lựa chọn thông điệp, và thời gian truyền thông
cũng như kênh truyền thông phù hợp với yêu cầu truyền thơng của mình.
Trong chương 6 tác giả đã phân tích về các yêu cầu cụ thể khi thiết kế
thơng điệp truyền thơng nhằm vào nhận thức lý trí; nhằm vào tình cảm
cần chú ý những gì. Bên cạch đó tác giả cũng phân chia thơng điệp

4

truyền thông ra thành4 loại thông điệp là thơng điệp đích; thơng điệp cụ

thể; thơng điệp tài liệu; thông điệp ẩn [20].

- Nguyễn Thị Trường Giang khi đề cập đến báo mạng điện tử trong
cuốn sách giảng dạy về báo mạng điện tử đã làm rõ các khái niệm về báo
mạng điện tử; vai trò của báo điện tử trong cuộc cách mạng thông tin hiện
nay; những đặc điểm cơ bản của báo mạng điện tử như tính đa phương tiện,
tính cập nhật, tính liên kết…Ngồi ra tác giả cũng cho thấy báo mạng điện tử
là kết quả của sự tích hợp giữa cơng nghệ và truyền thơng, giữa internet và
các loại hình báo chí truyền thống, đã đem lại những giá trị to lớn cho xã hội.
Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập đến vấn đề quản lý báo chí một cách có
hệ thống từ quản lý tịa soạn, quản lý quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đến
quản lý thơng điệp báo chí truyền thơng. [21]

- Nguyễn Quang Hòa khi đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn
về cơng tác biên tập báo chí đã đặc biệt nhấn mạnh về quy trình quản lý nội
dung thơng điệp trong các tác phẩm báo chí của các biên tập viên. [29].

- Hoàng Quốc Bảo trong cuốn sách Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo
chí ở Việt Nam hiện nay, sách đã làm rõ các quan điểm của Đảng về lãnh đạo
và quản lý báo chí.Trên cơ sở nghiên cứu trên thực tiễn hoạt động quản lý nhà
nước về báo chí cuốn sách đã cung cấp những kiến thức cơ bản về công tác
lãnh đạo của Đảng quản lý của nhà nước về báo chí trong sự nghiệp đổi mới
đất nước [4].

- Trong bài báo Cách mạng công nghiệp 4.0: Vấn đề đặt ra và giải
pháp đối với công tác quản lý truyền thông ở Việt Nam hiện nay, của tác giả
Đỗ Thị Thu Hằng được đăng tải trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền
thơng, số 6/2018 đã đề xuất 4 giải pháp về quản lý báo chí trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0, như: đổi mới tổ chức quy trình sản xuất; đổi mới
nội dung và phương pháp quản lý nội dung ở các cơ quan báo chí và đề xuất

các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý báo chí trong điều kiện hiện

5

nay như: Đầu tư cơ sở vật chất , đổi mới kỹ thuật, công nghệ, quy trình tổ
chức sản xuất sản phẩm báo chí, xây dựng mơ hình tịa soạn hội tụ, đề xuất
các giải pháp trong quản trị kinh doanh, phát hành, công tác xã hội trong cơ
quan báo chí [27. Tr 17-19].

2.2. Các cơng trình nghiên cứu quản lý thơng điệp và chính sách an
sinh xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử

- Lương Ngọc Vĩnh khi đề cập đến vấn đề truyền thơng chính sách
trong cuốn giáo trình “Lý thuyết và kỹ năng truyền thơng chính sách” đã nêu
lên các khái niệm và bản chất của truyền thơng chính sách; Ngun tắc truyền
thơng chính sách cũng như thơng điệp truyền thơng chính sách. Từ những nội
dung của cuốn sách, người học tiếp cận được những kiến thức cơ bản về
truyền thơng chính sách, những kỹ năng trong truyền thơng chính sách. Nhất
là những kiến thức quan trọng về thiết kế thông điệp, quản lý thông điệp,
đánh giá thơng điệp trong chu trình truyền thơng chính sách. [43].

- Đỗ Phú Hải, trong cuốn giáo trình “Chu trình chính sách công – vấn
đề lý luận và thực tiễn” đã bàn về những giải pháp đảm bảo cho sự thành
công của chính sách cơng, trong đó nhấn mạnh đến vai trị tuyên truyền, phổ
biến chính sách của báo chí và vấn đề thực tiễn trong việc quản lý thông điệp
truyền thông chính sách, trên cơ sở đó tác giả đưa ra những giải pháp giúp
cho chu trình chính sách ngày một được hoàn thiện hơn

- Nguyễn Bá Nam, luận văn thạc sĩ báo chí học - chun ngành quản lý
báo chí truyền thơng, với đề tài Quản lý thơng điệp truyền thơng chính sách

Bảo hiểm xã hội trên báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo sát trên 3 báo mạng
điện tử: nhandan.org.vn, laodong.vn, baobaohiemxahoi.vn từ 7/2018 đến
tháng 10/2019) Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý thông điệp
truyền thông chính sách BHXH trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay,
luận văn đánh giá đúng thực trạng, đề xuất giải pháp khả thi nhằm tăng cường

6

quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên báo mạng điện tử Việt
Nam hiện nay hiện nay cụ thể với 3 trang báo mạng điện tử nhandan.org.vn,
laodong.vn, baobaohiemxahoi.vn

- Lê Xuân Trường, với đề tài luận văn thạc sĩ báo chí học Quản lý
thơng điệp truyền thơng đối ngoại về du lịch ở các tờ báo địa phương miền
Bắc Việt Nam hiện nay đã bổ sung những vấn đề lý luận về quản lý thông
điệp truyền thông đối ngoại về du lịch trên hệ thống báo chí địa phương và
dựa trên kết quả khảo sát tác giả đã đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao
chất lượng quản lý thơng điệp truyền thơng nói chung và quả quản lý thông
điệp truyền thông đối ngoại về du lịch nói chung.

- Nguyễn Hồng Sáng với đề tài luận văn Quản lý thơng điệp truyền
thơng về đấu tranh phịng, chống các quan điểm sai trái, thù địch trên Báo
Quân đội nhân dân, cho thấy: để quản lý tốt thông điệp truyền thông nói
chung cần phải xác định rõ các yếu tố cấu thành nên hoạt động quản lý thông
điệp như: Chủ thể quản lý; đối tượng quản lý; nội dung quản lý cũng như
phương thức quản lý. Có như vậy hoạt động quản lý thông điệp truyền thông
mới đảm bảo đúng mục tiêu và có hiệu quả.

- Lương Thị Phương Diệp,với đề tài luận văn Thơng điệp quảng cáo
trên báo in từ góc nhìn của Tâm lý học báo chí truyền thơng, đã nghiên cứu

về xu hướng tiếp cận nội dung thông đỉệp của quảng cáo trên báo in với góc
nhìn của tâm lý học báo chí truyền thơng. Trên cơ sở đó tác giả đã làm rõ các
quy luật tâm lý tiếp nhận thông điệp của công chúng để làm rõ các quy luật
tâm lý tiếp nhận của công chúng và mối liên hệ giữa tâm lý tiếp nhận sản
phẩm báo chí và tâm lý tiếp nhận thơng điệp quảng cáo. Từ đó, đưa ra những
giải pháp, kiến nghị để việc áp dụng tâm lý học báo chí trong sáng tạo thơng
điệp quảng cáo trên báo in được thực hiện hiệu quả hơn nữa, tăng cơ hội được
công chúng tiếp nhận, đem lại lợi ích cho cả tờ báo và doanh nghiệp. [15]

7

- Trong cuốn Thông tin chuyên đề số 4/2017 An sinh xã hội và chính
sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay của Học viện Báo chí và Tun
truyền đã tuyển chọn, tổng hợp những cơng trình nghiên cứu đã cơng bố trên
các tạp chí chun ngành của các nhà khoa học về lĩnh vực an sinh xã hội và
chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn. Thông qua
các bài viết trong cuốn chuyên đề, người đọc nắm được các khái niệm cơ bản
về an sinh xã hội; quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề an
sinh xã hội như: bài viết An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn của tác giả Nguyễn Mai Phương;hay Cơ sở lý luận và thực tiễn để
xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách an sinh xã hội trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của tác giả Lê
Văn Lợi. Bên cạnh đó cịn nhiều bài viết có giá trị như:Thực hiện tốt chính
sách an sinh xã hội – động lực phát triển bền vững đất nước của Đỗ Phú Hải;
Chính sách an sinh xã hội của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
của Lê Ngọc Hùng.

Nói chung, thơng qua cuốn chuyên đề người đọc thấy được vấn đề xây
dựng hệ thống an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội là chủ trương nhất
quán của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước

và chính sách đó đã đạt được những thành quả quan trọng, được cộng đồng
trong nước và quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được,
các bài viết cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong thực hiện chính sách
an sinh xã hội và đề xuất những giải pháp để chính sách an sinh xã hội ở nước
ta ngày càng hoàn thiện, đi vào thực chất,để hoàn thành mục tiêu gắn tăng
trưởng kinh tế với công bằng xã hội, dân chủ, văn minh của Đảng và Nhà
nước ta.

- Phạm Hương Trà, đã trình bày trong để tài khoa học Nâng cao chất
lượng hoạt động thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đàng và

8

Nhà nước trên báo chí đã nêu lên thực trạng cơng tác truyền thơng chính sách
của Đảng và Nhà nước trên bảo chí và đưa ra những giải pháp nâng cao chất
lượng truyền thơng chính sách trong giai đoạn hiện nay.

- Nguyễn Hà Chi trong đề tài khoa học Thông điệp về quản lý thông tin
- truyền thông trên mạng xã hội ở Việt Nam trên báo mạng điện tử hiện nay
đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thông điệp truyền thông,
phương thức truyền tải thông điệp về quản lý thông tin - truyền thông trên
mạng xã hội ở Việt Nam, trên báo mạng điện tử hiện nay. Trên cơ sở đó tác
giả đề xuất các kiến nghị và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
thông điệp quản lý thông tin truyền thông trên mạng xã hội ở Việt Nam trong
thời gian tới [10].

Ngồi ra cịn rất nhiều các bài báo, các cơng trình nghiên cứu khoa học
đề cập đến vấn đề quản lý thơng điệp truyền thơng nói chung và truyền thơng
chính sách nói riêng như: Vai trị của truyền thơng chính sách trong bối cảnh
mới trên tạp chí Kinh tế và dự báo; Thực hiện an sinh xã hội là trọng trách của

hệ thống chính trị và tồn xã hội trên Tạp chí Tun giáo; Truyền thơng chính
sách phải đi trước một bước tạo nhận thức, đồng thuận trong xã hội; Truyền
thơng về chính sách trợ giúp xã hội tại cộng đồng trên cổng Thông tin điện tử
Quảng Ninh.

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến các khía
cạnh, mức độ khác nhau về thơng điệp truyền thơng nói chung cũng như hoạt
động quản lý thông điệp truyền thông nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn
chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu vềquản lý thơng điệp về chính
sách an sinh xã hội. Đặc biệt là quản lý thơng điệp về chính sách an sinh xã
hội trong bối cảnh Covid-19 trên báo mạng điện tử.Chính vì vậy, đây là một
vấn đề mới cần nghiên cứu nhằm đóng góp thêm về mặt lý luận vào vấn đề
quản lý thơng điệp truyền thơng chính sách và đưa ra những giải pháp nâng

9

cao hiệu quả quản lý thông điệp về chính sách an sinh xã hội trên báo mạng
điện tử, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý thơng điệp
về chính sách an sinh xã hội trên báo chí, luận văn khảo sát thực trạng và đề xuất
giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động quản lý thơng điệp về chính
sách, nhất là chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên
báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Trình bày các khái niệm có liên quan đến đề tài, hệ thống hóa một số
vấn đề lý luận về truyền thơng chính sách, quản lý thơng điệp truyền thơng

chính sách nhất là chính sách an sinh xã hội trên báo mạng điện tử.
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thông điệp
truyền thông chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
trên báo mạng điện tử ở nước ta từ năm 2020 đến nay.
- Khái quát những vấn đề cần đặt ra về quản lý thơng điệp truyền thơng
chính sách an sinh xã hội và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng
cường quản lý thơng điệp truyền thơng chính sách về an sinh xã hội ở Việt
Nam hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý thơng điệp truyền
thơng chính sách an sinh xã hội trên báo điện tử trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19 ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu về quản lý thơng điệp truyền thơng chính sách an
sinh xã hội trên báo mạng điện tử vnexpress.net,dantri.com.vn và

10

VietNamNet. trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Thời gian nghiên cứu là từ
đầu năm 2020 đến nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài:
5.1. Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của luận văn là các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước về chính sách an sinh xã hội; các lý thuyết về báo
chí truyền thơng và quản lý thơng điệp về truyền thơng chính sách trên báo
mạng điện tử ở Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn gồm:
- Nghiên cứu tài liệu: Giúp học viên khái quát, tập hợp tài liệu và kế
thừa kết quả những cơng trình khoa học đã được cơng bố để làm cơ sở lý luận
cho luận văn.
- Phương pháp phân tích nội dung những thơng điệp truyền thơng về
chính sách an sinh xã hội trên báo mạng điện tử nhằm điều tra, đánh giá thực
trạng nội dung, hình thức và tần xuất của các thơng điệp đó.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: nhằm thu thập những ý kiến, đánh giá
của các chuyên gia, những người làm cơng tác quản lý báo chí về thơng
điệp truyền thơng về chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19để làm căn cứ khoa học cho đề tài nghiên cứu.
- Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, tác giả luận văn còn sử dụng
một số phương pháp khác như quan sát, thống kê, tổng hợp để giải quyết các
vấn đề đặt ra của đề tài.

6. Đóng góp mới của đề tài
- Nghiên cứu của đề tài sau khi hồn thành sẽ góp phần làm sáng tỏ
thêm một số vấn đề lý luận về quản lý thơng điệp truyền thơng về chính sách
an sinh xã hội trên báo chí nói chung và trên báo mạng điện tử trong bối cảnh
dịch bệnh Covid-19 nói riêng.

11

- Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng thơng điệp truyền thơng về
chính sách an sinh xã hội tử trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 giúp cho các
nhà hoạch định chính sách có được thơng tin phản hồi để phục vụ cho chu
trình hoạch định chính sách được hiệu quả hơn.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về quản lý thơng
điệp truyền thơng về chính sách an sinh xã hội trên báo chí nói chung và báo
mạng điện tử nói riêng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sau khi được bảo vệ thành cơng có thể
được dùng làm tài liệu tham khảo cho cơng tác giảng dạy về báo chí truyền
thơng, cho đội ngũ cán bộ quản lý báo chí truyền thơng, đặc biệt là quản lý
hoạt động truyền thơng chính sách.
8. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được kết cấu 3 chương, 9 tiết.

12

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THƠNG ĐIỆP VỀ CHÍNH
SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH COVID-19 TRÊN BÁO

MẠNG ĐIỆN TỬ

1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Chính sách an sinh xã hội
“Chính sách” là khái niệm đã được sử dụng phổ biến trong các tài liệu
của nhà nước cũng như trên các phương tiện truyền thông và trong đời sống
xã hội. Tuy nhiên, do phạm vi sử dụng khá rộng nên khái niệm này cũng được
hiểu theo nhiều cách khác nhau như:
Theo Từ điền Bách khoa“chính sách" là một đường lối hành động
được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị. chính
khách...” [44., Tr.45]. Nếu hiểu theo sự giải thích này, chính sách không đơn
thuần chỉ là một quyết định để giải quyết một vụ việc, mà nó là một đường lối

chính trị hay phương hướng hành động của một tổ chức, một nhà nước hay
một đảng phái.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tấc cụ
thể để thực hiện đường lối. nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thế nào đó” [44].Hiểu theo nghĩa
này thì chính sách là những quy định cụ thể về những nội dung, đối tượng, thời
điểm, lĩnh vực cần điều chỉnh trong quá trình thực hiện đường lối, nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội.
Chính sách ASXH là khái niệm được sử dụng rộng khắp trên toàn thế
giới, có nội dung và đối tượng áp dụng rộng rãi và ngày càng được hoàn thiện
và mở rộng về phạm vi cũng như chức năng.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế thì: An sinh xã hội là những chính sách
được tạo ra trong xã hội để bảo vệ cho các thành viên của mình thơng qua một

13

số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, những
biến đổi lớn về kinh tế, chính trị và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm
trọng nguồn thu nhập của những đối tượng được chính sách ASXH bảo vệ
như: ốm đau, thai sản, thương tật do lao động hoặc tử vong.

Ở Việt Nam, khái niệm ASXH cũng cịn có nhiều ý kiến khác nhau.
Theo Mai Ngọc Cường trong bài viết Xây dựng và hồn thiện hệ
thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, cho rằng, theo nghĩa rộng,
"An sinh xã hội là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con người được an
bình, đảm bảo an ninh, an tồn trong xã hội". Cịn khi hiểu ASXH theo
nghĩa hẹp thì đó "là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu
khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những
người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người

bị thiên tai địch họa" có như vậy chúng ta mới có thể thấy hết được bản
chất của ASXH.
Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học của Hoàng Quốc Bảo với đề tài
KX02.02/06-10: "an sinh xã hội là sự an toàn của cuộc sống con người, từ
cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực phát triển con người và xã
hội”. theo đó ASXH là những là những chính sách của nhà nước, các tổ
chức chính trị xã hội nhằm điều chỉnh mọi hoạt động của xã hội nhằm bảo
đảm cho mọi thành viên trong xã hội tồn tại và phát triển các mặt mang
tính bản chất của con người trên cả phương diện thể chất và tinh thần.
Trong xây dựng chiến lược ASXH giai đoạn 2011 - 2020 do Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội chủ trì thì: "ASXH là sự bảo đảm mà xã hội
cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thông qua việc thực thi hệ thống các

14

cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn
đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế".

Tóm lại, ASXH là những can thiệp của Nhà nước và xã hội bằng các
biện pháp kinh tế để hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho các thành
viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập bởi các nguyên nhân chủ
quan và khách quan.

Từ những khái niệm về chính sách như trên thì chính sách an sinh xã
hội trước hết, là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước, của chính
phủ, của các tổ chức chính trị xã hội, là một bộ phận thuộc chính sách
cơng. Thứ hai, chính sách an sinh xã hội là tập hợp của hệ thống các
chương trình của Nhà nước và của các tổ chức xã hội nhằm thực hiện chức
năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro hoặc biến cố xã hội để đảm
bảo mức sống tối thiểu và nâng cao đời sống cho các thành viên trong xã

hội.

1.1.2. Dịch bệnh Covid-19
Có thể nói dịch bệnh Covid-19 là đại dịch toàn cầu, bởi theo tổ chức Y
tế Thế giới - WHO định nghĩa về đại dịch như sau: “Một đại dịch là sự lây lan
trên toàn thế giới của một căn bệnh mới”. Như vậy, dịch bệnh Covid-19 mang
đầy đủ cả hai yếu tố đó là một căn bệnh mới và lây lan rộng trên toàn thế giới.
Diễn biến của dịch Covid-19 là một căn bệnh do vi-rút có tên SARS-
CoV-2 gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung
Quốc. Nó là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp
cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Nó hủy hoại phổi,
gây ra các vấn đề tim mạch, tổn thương gan,...khi khởi phát, nCOV có thể
diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở
những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

15

Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào
ngày 9 tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên
ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn
ông ở Nhật Bản đã cảnh báo sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được
xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày
23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa thành phố
Vũ Hán, tồn bộ hệ thống giao thơng cơng cộng và hoạt động xuất - nhập
khẩu đều bị tạm ngưng.

Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố
gọi "Covid-19" là đại dịch toàn cầu.

Tính đến thời điểm (30/04/2022) theo thống kê từ Bộ Y tế, tổng số ca

nhiễm trên toàn thế giới là hơn 510 triệu ca, trong có trong đó có hơn 6 triệu
ca tử vong và hơn 463 triệu ca đã khỏi bệnh. Tại Việt Nam theo thống kê của
Bộ y tế có hơn 10,6 triệu ca nhiễm, có 3hơn 9 triệu ca đã bình phục, và có
43.041ca tử vong. Dịch bện không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và gây thiệt hại
về sinh mạng con người với tỷ lệ rất cao so với dân số thế giới, đại dịch
COVID-19 còn trực tiếp gây ra những sự bất ổn nghiêm trọng về kinh tế
chính trị đối với những quốc gia có dịch bệnh bùng phát và gián tiếp ảnh
hưởng tới cả những quốc gia khác, đồng thời ảnh hưởng gián tiếp tới nhiều
lĩnh vực khác trong cuộc sống của tất cả mọi người.

Cho đến nay chúng ta đã trải qua 2 năm đối phó với đại dịch COVID-
19. Năm 2022, cũng là năm thứ ba ứng phó với COVID-19 với nhiều thách
thức. WHO đã cảnh báo về sự lây nhiễm với tốc độ lớn của biến thể Omicron
đồng thời kêu gọi các nước tăng cường chủ động ứng phó với làn sóng dịch
bệnh tiếp theo do biến thể mới. Dù tỷ lệ tiêm phòng ở nước ta đạt mức độ


×