Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận báo mạng điện tử trình bày nguyên tắc viết cho báo mạng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.58 KB, 26 trang )

Câu 1: Trình bày nguyên tắc viết cho Báo mạng điện tử ( Nêu ví dụ, phân
tích )
1. Cấu trúc trong tin, bài của báo mạng điện tử
- Cấu trúc nhiều cửa.
+ Tít chính
+ Sapô
+ Chính văn
+Tít Phụ
+ Tranh, ảnh
+ Đồ hình (sơ đồ, bản đồ, biểu đồ…)
+ Video ( nếu có)
+ Âm thanh ( nếu có)
+ Các box thông tin, tư liệu
+ Các đường link
*Ví dụ minh họa cho cấu trúc nhiều cửa của báo mạng điện tử
- Ví dụ1:

Hoàn lưu bão gây mưa to, gió mạnh

1


Chiều 22/6, dù chưa đổ bộ song hoàn lưu trước bão Bebinca đã gây mưa
cho miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Vùng ven biển từ Quảng Ninh đến
Nghệ An ghi nhận gió cấp 6 (18 m/s).
>Toàn cảnh bão Bebinca

Hoàn lưu trước bão (đĩa mây trắng) bao phủ khắp các tỉnh Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ. Ảnh vệ tinh của NCHMF.
Trên ảnh mây vệ tinh, từ chiều 22/6, cả khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ nằm trong hoàn lưu trước bão. Mưa to xuất hiện ở nhiều tỉnh. Tại


Hà Nội, từ 15h chiều mây đen kéo đến cùng sấm chớp, ngay sau đó là cơn
mưa dông chừng 20 phút. Sau cơn dông, Hà Nội mưa rả rích kèm gió khoảng
cấp 4.
Tại các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chiều 22/6 đã có
gió mạnh cấp 6, một số nơi cao hơn, như: Cô Tô (Quảng Ninh), đảo Bạch
Long Vĩ (Hải Phòng) gió cấp 7, giật mạnh hơn hai cấp; Văn Lý (Nam Định)
ghi nhận gió giật cấp 7; Hòn Ngư (Nghệ An) gió giật cấp 8.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, đến 19h ngày 22/6,
tâm bão ở phía tây đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển các tỉnh Đông

2


Bắc Bộ khoảng 290 km, mạnh cấp 9. Dự báo vài giờ tới bão giữ hướng Tây
và đi xuống vịnh Bắc Bộ, sau đó quặt lên phía bắc, nhắm tới Đông Bắc Bộ.
Tối mai, tâm bão sẽ vào các tỉnh Đông Bắc Bộ và suy yếu thành áp thấp nhiệt
đới.
Như vậy, so với dự báo buổi sáng 22/6, bão Bebinca đã thay đổi hướng. Thay
vì chếch lên phía bắc, tạt qua đảo Bạch Long Vĩ và hướng vào phía Đông Bắc
Bộ như dự báo, bão đã di chuyển thấp hơn, hơi xuôi về phía nam. Thời gian
bão lưu lại trên đảo Hải Nam cũng lâu hơn.

Nếu dự báo này chính xác, Hà Nội sẽ nằm trên đường di chuyển của bão.
Ảnh: NCHMF.
Các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ đang hoàn tất những công việc chuẩn bị
cuối cùng trước khi bão đổ bộ. Tại Quảng Ninh, TTXVN dẫn lời ông Nguyễn
Văn Thành, Chủ tịch huyện Cô Tô cho biết, hơn 1.000 khách du lịch đang
tham quan trên đảo đã được đưa vào đất liền. Khoảng 500 khách khác tình
nguyện ở lại trên đảo dù được thông tin về bão.
Để đảm bảo an toàn cho số khách này, hệ thống nhà nghỉ, nhà dân có khách

du lịch đã chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm cần thiết. Từ 14h chiều
3


22/6, huyện Cô Tô đã ra lệnh cấm tàu thuyền du lịch ra vào đảo. Ngoài ra,
huyện cũng kêu gọi tàu thuyền đang đánh bắt cá trên vùng biển Cô Tô về nơi
trú ẩn.
Quảng Ninh đã thành lập đoàn công tác xuống thị xã Quảng Yên và TP Hạ
Long để kiểm tra công tác phòng chống bão. Toàn tỉnh có gần 1.000 tàu nhỏ
đang neo đậu tại các khu tránh, trú gió bão của 12 huyện, thị xã, thành phố và
các bến của thành phố Hải Phòng. Riêng tàu du lịch, từ 14h chiều đã ngừng
đưa khách tham quan và không để khách ngủ đêm trên vịnh.
Ngoài ra, tỉnh cũng cũng lên phương án di dời các hộ dân cư đang sinh sống
trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn khi có sự cố
xảy ra. Các hồ có dung tích trên 10 triệu m3 đã tháo nước đề phòng lũ, hiện
mực nước các hồ thấp hơn mực nước dâng bình thường 1-2 m.
Được hình thành từ một áp thấp nhiệt đới ở biển Đông, sáng 21/6 bão
Bebinca mạnh cấp 8, hướng vào Quảng Ninh. Ngày 22/6, bão vượt qua đảo
Hải Nam (Trung Quốc) và hiện tâm bão ở vịnh Bắc Bộ. Đây là cơn bão thứ
hai trên biển Đông trong mùa mưa bão năm nay.
=> Trong ví dụ này, bái báo được viết theo cấu trúc bao gồm: tít - sapô đường dẫn đến toàn cảnh của cơn bão bebinca - chính văn và 2 bản đồ (
bản đồ miêu tả hình ảnh hoàn lưu trước bão và bản đồ dự báo hướng bão di
chuyển)
* Ví dụ 2:

Sữa dê Mỹ chế biến tại... TP.HCM

Mặc dù nhà phân phối quảng cáo sữa dê GmB có xuất xứ từ Mỹ và Hà
Lan, do Công ty TNHH quốc tế Đại Hùng Tinh nhập khẩu, nhưng theo
tìm hiểu của phóng viên, sữa dê GmB được sản xuất, đóng gói tại... quận

9, TP.HCM!
Không những thế, sản phẩm gắn nhãn hiệu sữa dê Mỹ GmB thực chất có giá
nhập khẩu bột sữa nguyên liệu cực rẻ, trong khi giá bán lẻ lại cao chót vót, là
một trong số ít những sản phẩm có giá bán cao trên thị trường sữa bột.

4


Đóng gói tại VN cho... rẻ
Để tìm hiểu thực hư về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm sữa dê GmB, chúng
tôi đã đến trụ sở và chi nhánh của Công ty Đại Hùng Tinh tại đường Nguyễn
Xiển, Q.9, TP.HCM. Qua tìm hiểu cho thấy sữa dê GmB là hàng được đóng
gói tại VN. Công ty Đại Hùng Tinh nhập khẩu bột sữa dê về và thực hiện
đóng hộp tại địa chỉ 967B Nguyễn Xiển, P.Long Bình, Q.9. Công ty này còn
có chi nhánh tại một địa chỉ khác trên đường Nguyễn Xiển. Ở đây luôn cửa
đóng then cài. Một số người dân xung quanh cho biết dùng để chứa hàng.
Trao đổi với chúng tôi chiều 12-3, bà Nguyễn Thị Hồng Gấm, phó giám đốc
Công ty Đại Hùng Tinh, thừa nhận sản phẩm được đóng gói tại VN, không
phải hàng nhập nguyên lon từ Mỹ, Hà Lan. “Công ty nhập khẩu bột sữa dê từ
Hà Lan, sau đó bỏ thêm một số chất dinh dưỡng khác vào theo công thức
chuyển giao công nghệ, nhượng quyền của GmB Food International tại Mỹ và
đóng thành hộp sữa GmB. Công ty đem về VN đóng gói để bớt chi phí. Nếu
đóng gói tại Mỹ chi phí sẽ cao hơn rất nhiều” - bà Gấm nói. Theo tìm hiểu,
trong năm 2012, Công ty Đại Hùng Tinh đã nhập khẩu 15 tấn bột sữa dê từ
Hà Lan về VN. Với lượng bột sữa như vậy, có thể đóng được gần 35.300 hộp
sữa GmB.
Tờ khai hải quan Công ty Đại Hùng Tinh cung cấp cho các đại lý, nhà phân
phối chỉ ghi thông tin Công ty Đại Hùng Tinh nhập khẩu mặt hàng bột sữa dê
nguyên kem từ Hà Lan, quy cách đóng gói 25kg/bao. Tại giấy xác nhận công
bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của Cục An toàn thực phẩm cấp cũng

xác nhận cho sản phẩm “bột sữa” do Công ty Đại Hùng Tinh sản xuất, không
phải sản phẩm sữa dê đóng hộp hiệu GmB nhập khẩu từ Hà Lan, Mỹ theo quy
cách 425g/hộp đang bán trên thị trường. Khi đưa hàng ra thị trường, Công ty
5


Đại Hùng Tinh đã dán nhãn xuất xứ từ Hà Lan và quảng bá là sữa dê Mỹ.
Tại siêu thị Medicare nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng (Q.Bình Thạnh), tất
cả sản phẩm sữa dê nhãn hiệu GmB bày bán trên kệ đều được đóng trong hộp
nhựa trọng lượng 425g. Bao bì sản phẩm được in hoàn toàn bằng tiếng Anh
và được dán thêm một nhãn phụ bằng tiếng Việt, ghi rõ “Xuất xứ Hà Lan”.
Tương tự, sữa dê GmB bán tại một hệ thống siêu thị hàng tiêu dùng có thương
hiệu tại TP.HCM cũng đề thông tin xuất xứ từ Hà Lan trên nhãn phụ bằng
tiếng Việt.

Sữa dê GmB được bày bán tại siêu
thị Medicare
Bà H., giám đốc một hệ thống siêu thị tại TP.HCM, cho biết ngay cả nhà phân
phối cũng không nắm được thông tin. Siêu thị nhận được hồ sơ hàng nhập
khẩu từ Hà Lan, doanh nghiệp có dán nhãn phụ ghi rõ thông tin nhà sản xuất.
“Vì thấy sữa dê đang được nhiều người tiêu dùng chọn mua nên chúng tôi bán
thử nghiệm. Tôi cứ đinh ninh GmB là sữa dê nhập khẩu nguyên lon từ Hà Lan
chứ...” - bà H. nói. Trên thị trường, một số cửa hàng còn bán hàng không có
nhãn phụ tiếng Việt. Thay vào đó, người bán công bố thông tin sản phẩm
nhập khẩu từ Mỹ. Ngay cả Công ty Đại Hùng Tinh cũng để thông tin “sữa dê
6


Mỹ” nên nhiều người tiêu dùng nhầm tưởng đây là sản phẩm nhập khẩu từ
Mỹ.

Mượn nhà máy của công ty khác để minh họa!
Bà Gấm giải thích việc ghi nhãn xuất xứ Hà Lan, quảng cáo là sữa dê Mỹ...
của Công ty Đại Hùng Tinh là vì không biết. Nhưng trước những nghi ngờ
của người tiêu dùng về việc có hay không sự tồn tại của nhà sản xuất sữa
GmB Food và nhà máy tại Hà Lan, bà Gấm cho biết: “Sữa dê GmB là nhãn
hiệu của Công ty Đại Hùng Tinh đã đăng ký độc quyền. Sản phẩm được sản
xuất theo công thức và đóng gói ủy quyền của GmB Food tại Mỹ. Bột sữa
nguyên liệu nhập khẩu từ Hà Lan”. Tuy nhiên, bà Gấm không tiết lộ nhà xuất
khẩu bột sữa nguyên liệu vì lý do cạnh tranh.
Trên website suademy.com, Công ty Đại Hùng Tinh giới thiệu GmB Food tại
Mỹ là công ty thực phẩm sở hữu hơn 80.000 con dê của 40 nông trại và có
nhà máy sản xuất tại Hà Lan. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về việc
GmB Food tại Mỹ có mối liên hệ với nhà xuất khẩu bột sữa dê ở Hà Lan hay
không, bà Gấm cho biết GmB Food và nhà xuất khẩu bột sữa tại Hà Lan là
hai công ty khác nhau.
Liên quan đến tấm ảnh được công bố là nhà máy GmB Food tại Mỹ, gắn logo
GmB đăng trên website suademy.com và website gmbfood.com giống hệt nhà
máy sữa Tatura (Úc), bà Gấm thừa nhận đó không phải là nhà máy của GmB.
“Đây là hình ảnh minh họa. Trang web là công cụ để giới thiệu cho khách
hàng biết đến sản phẩm. Nói nôm na là tiếp thị. Nó chỉ là cái vỏ bên ngoài
thôi. Còn sản phẩm của chúng tôi về VN đều có đầy đủ giấy tờ, kiểm nghiệm
chất lượng của bên y tế, thú y mới được thông quan” - bà Gấm giải thích!

7


Theo giải thích của Công ty Đại Hùng Tinh, đóng gói ở VN giúp công ty có
thể bán giá ưu đãi cho khách hàng. Tuy nhiên, giá “ưu đãi” của công ty bán ra
tới 490.000 đồng/hộp 425g lại đứng ở hàng cao chót vót so với mặt bằng giá
sữa bột trên thị trường. Trong khi đó, trên thực tế, giá nhập sữa bột nguyên

liệu lại rất thấp. Đơn giá nhập khẩu mặt hàng này chỉ khoảng 159 euro/bao
25kg, tức khoảng 69.000 đồng/hộp sữa 425g. Cộng thêm khoản thuế nhập
khẩu 3%, thuế giá trị gia tăng 10%, giá nguyên liệu cho một hộp sữa GmB
của Công ty Đại Hùng Tinh chỉ khoảng 78.000 đồng. Tính ra, khoản chênh
lệch so với giá bán lẻ lên đến 412.000 đồng. Ngay cả chi phí đóng lon, vận
chuyển, chiết khấu thương mại cũng không thể đẩy mức chênh lệch lên cao
như trên.
Gây hiểu sai nghiêm trọng cho người tiêu dùng
Một cán bộ Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM khẳng định cơ
quan này chưa từng kiểm tra về sản phẩm sữa dê GmB. Tuy nhiên,
với cách ghi nhãn “xuất xứ: Hà Lan” như hàng bán trong siêu thị,
Công ty Đại Hùng Tinh đã vi phạm quy định ghi nhãn, gây hiểu sai
nghiêm trọng cho người tiêu dùng. Với việc dán nhãn nội dung như
trên, người tiêu dùng đương nhiên hiểu đó là hàng nhập khẩu
nguyên lon từ Hà Lan, chứ không phải hàng đóng gói tại VN.
Doanh nghiệp có quyền ghi thông tin nguyên liệu được nhập khẩu
từ quốc gia nào, nhưng phải đi kèm là nhà máy sản xuất, đóng gói
tại VN.

=> Trong bài báo này, cấu trúc được sử dụng bao gồm: Tít chính - sapô - tít
phụ - chính văn - hình ảnh minh họa - box thông tin.
Ví dụ 3:

Xem cách nợ xấu... bốc hơi
8


Con số nợ xấu bỗng chốc giảm nhanh, giảm mạnh tới 2% chỉ sau một
thời gian ngắn mang đến nhiều bất ngờ và cả những quan ngại.
Cho đến thời điểm hiện nay, khi số liệu của thanh tra Ngân hàng Nhà nước

(NHNN) về tỉ lệ nợ xấu giảm mạnh còn 6% được công bố đúng 10 ngày
(ngày 28.2), cách thức nào khiến con số nợ xấu sụt giảm mạnh chỉ sau một
thời gian ngắn vẫn là một câu hỏi chứa đựng nhiều bất ngờ. Không thể không
bất ngờ khi vào thời điểm quý III/2012, tỉ lệ nợ xấu theo nhiều công bố vẫn
đang loanh quanh trong khoảng 8%. Việc đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro
của các ngân hàng thương mại (NHTM), theo một số phân tích và nhận định,
được cho là lý do chính giúp nợ xấu có xu hướng giảm mạnh trong thời gian
qua. Song mức giảm từ giải pháp này là bao nhiêu, thực tế vẫn chưa có
chuyên gia hay đơn vị nào đưa ra được con số cụ thể.

Phân tích của Phạm Thùy Linh và Trịnh Quang Dũng (chứng khoán
Vietcombank - VCBS) chỉ ra rằng, 2 tháng đầu năm 2013 là thời gian không
dài và thông thường cũng không phải là thời điểm các NHTM tiến hành xử lý
nợ xấu triệt để thông qua dự phòng. Việc xử lý nợ xấu được cho là chủ yếu
thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2012. “Chúng tôi cho rằng mức nợ xấu

9


giảm do 2 lý do, (1) các ngân hàng (NH) đã xử lý các khoản nợ xấu bằng
nguồn dự phòng và (2) các NH đã thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ theo chủ
trương của NHNN trong nửa cuối năm 2012”. Dẫn số liệu mức nợ xấu 8,6%
tương đương với 238.626 tỉ đồng vào thời điểm cuối năm 2011 và quý I/2012,
còn mức 6% tương đương với 184.941 tỉ đồng vào thời điểm cuối 2012, việc
nợ xấu giảm từ 8,6% xuống 6% đồng nghĩa với con số nợ xấu của toàn hệ
thống giảm đi tới 53.684 tỉ đồng.
Căn cứ trên báo cáo tài chính của một số NHTM lớn như VCB, CTG, BIDV,
MBB, ACB, EIB và STB (chiếm khoảng 40% tổng dư nợ toàn hệ thống),
phân tích của VCBS cho rằng, tổng số dự phòng đã sử dụng để xử lý nợ xấu
của 7 NH này vào khoảng 15.502 tỉ đồng. Đặt giả định các NH khác với 60%

thị phần tín dụng còn lại cũng thực hiện việc xử lý nợ xấu bằng nguồn dự
phòng tương tự, sẽ có khoảng 23.253 tỉ đồng nợ xấu nữa được xử lý, đưa tổng
số nợ xấu xử lý bằng dự phòng theo đó vào khoảng 38.755 tỉ đồng. Số nợ xấu
còn lại khoảng 14.930 tỉ đồng, theo VCBS, có thể được các NHTM xử lý
thông qua việc thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ theo công văn 3739/NHNN
về thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng theo chủ trương của Chính phủ tại
Nghị quyết 13/NQ-CP.
Với hai lý do và cách thức nói trên, sự sụt giảm tới 53.684 tỉ đồng nợ xấu là
rất dễ hình dung và có thể là rất chắc chắn. Song phân tích của VCBS cũng
quan ngại rằng, dù việc tái cơ cấu khoản nợ của các NHTM có thể góp phần
làm giảm nợ xấu trong thời điểm hiện tại, nhưng một phần các khoản nợ này
vẫn có khả năng trở thành nợ xấu trong tương lai gần nếu nền kinh tế không
sớm khởi sắc. “Chúng tôi cho rằng, giải pháp bền vững nhất cho việc giảm nợ
xấu là sự phục hồi của doanh nghiệp” – VCBS đưa quan điểm.
Dù NHNN trong suốt thời gian qua liên tục và quyết liệt yêu cầu các nhà băng
10


phải trích lập dự phòng đầy đủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mới đây một lần
nữa vẫn cho rằng, cần phải tiếp tục yêu cầu các NHTM trích lập quỹ dự
phòng rủi ro đầy đủ để tránh trường hợp “lãi giả lỗ thật”, giảm tỉ lệ nợ xấu
một cách bền vững.
(Theo LĐ)
=> Trong bài báo “ Xem cách nợ xấu….. bốc hơi”, cấu trúc được tổ chức bao
gồm: Tít chính - sapô - chính văn và một bản thống kê tình hình nợ xấu từ
cuối năm 2011 đến cuối năm 2012.
Như vậy, việc sáng tạo các bài báo theo cấu trúc nhiều cửa như trên không
chỉ giúp cho phóng viên có thể tổ chức những dữ liệu về bài báo một cách đa
dạng ,phong phú hơn thì cấu trúc nhiều cửa giúp cho độc giả có cách tiếp cận
nhanh và toàn diện về thông tin nêu trong bài báo. Cách tổ chức cấu trúc này

của báo mạng điện tử là một lợi thế so với các báo khác, giúp thu hút được
độc giả.
2: Thông tin phải hấp dẫn và thú vị
- Điều này xuất phát từ đặc điểm đọc, nghe, xem của báo mạng điện tử
+ So sánh cách đọc cùng một văn bản trên bản in và trên máy tính là khác
nhau:


Bản in người đọc cảm thấy dễ đọc và không bị mỏi mắt, toàn bộ thông
tin xuất hiện đồng thời trước mắt họ nên họ chủ động trong việc tiếp
nhận thông tin. Trên báo mạng điện tử, người đọc bị hạn chế bởi độ
rộng màn hình (có những khu vực khuất khiến họ không xác định được



bố cục, độ dài tối đa của bài viết)
Sự phát sáng và độ phân giải của màn hình máy tính dễ gây ra mỏi



mắt, tâm lý mệt mỏi ở người đọc
Trên báo in, người đọc phối hợp các động tác một cách tuần tự gần
như theo quán tính, quá trình đọc không bị làm đứt đoạn còn trên báo
mạng, khi tiếp nhận thông tin họ luôn phải dán mắt vào màn hình và

11


không thể rời xa con chuột. Điều này cũng gây tâm lí mệt mỏi, không



thoải mái
Người đọc báo mạng không thể đánh dấu vào văn bản giống như trong



báo in
Công chúng báo mạng điện tử rất ít thời gian, họ chỉ tranh thủ đọc báo



mạng còn người đọc báo in thì đọc báo khi đã gác hết. mọi công việc
Công chúng báo mạng điện tử có quá nhiều sự lựa chọn nên họ thường
có xu hướng đọc nhứng tin bài nổi bật.
Như vậy, để thu hút được đọc giả thì đòi hỏi người viết cho báo mạng

phải biết cung cấp những thông tin thật hấp dẫn, lôi cuốn. Đặc biệt là phải
chú ý cách rút tít hay cách viết sapô vì người đọc thường lướt nhìn hai phần
này đầu tiên của một bài báo mạng để đưa đến quyết định có đọc tiếp hay
không?
* Ví dụ minh họa
Mua đất được tặng gạch xây nhà, cafe miễn phí cả năm
Để nhanh chóng bán được BĐS, những chủ hàng đang phải tìm đủ mọi
chiêu khuyến mãi độc đáo ít ai nghĩ tới.
Chiêu độc hiếm có
Tại các website mua bán nhà đất hay những trang rao vặt trên các báo tràn
ngập các tin rao bán nhà đất, gần đây thường xuất hiện câu “Kẹt nợ ngân
hàng, cần bán nhà gấp giá rẻ” hay “vỡ nợ, cần bán nhà gấp, bán cắt lỗ”..., mục
đích duy nhất là thu hút người xem và nhanh chóng bán được nhà.
Một chủ nhà ở TP HCM đang rao bán đất với lời quảng cáo đường mật “sang

đất tặng nhà”. Theo đó, khách hàng mua đất sẽ được chủ nhà tặng ngay vật
liệu xây dựng gồm 15.000 viên gạch, 5 tấn xi măng, 1 xe đá móng, xe cát, 1
đồng hồ điện, bản vẽ thiết kế nhà. Giá mỗi mảnh đất chỉ 950 triệu đồng/lô
rộng 90m2.

12


Không chỉ vậy, chủ nhà còn bao phí sang tên, sổ đỏ và làm giấy phép xây
dựng.
Tại Đà Nẵng, do phải bán nhà gấp nên chủ nhà đành chấp nhận bán với giá
3,5 tỷ đồng, còn tặng luôn cho người mua studio áo cưới. Ngôi nhà mặt
đường, hiện đang kinh doanh áo cưới.

BĐS còn tồn kho lượng hàng lớn.
(Ảnh: D.A)
Để bán được nhà, chủ mảnh đất hơn 1 tỷ đồng tại Hà Đông còn hứa sẽ tư vấn
cho người mua có thể cầm cố mảnh đất này để vay hơn 500 triệu đồng của
ngân hàng, bởi anh đang là nhân viên tín dụng.
Cũng trong TPHCM, khách hàng mua bất kỳ căn hộ nào tại khu căn hộ nằm
trên đường Thống Nhất nối dài sẽ được tặng 1 năm uống cà phê miễn phí ở
nhà hàng tại khu chung cư này.

13


Thực tế, lượng người có nhu cầu mua nhà trong thời điểm này rất ít. Anh
Hùng, chủ một ngôi nhà đang rao bán chia sẻ, cách đây 2 tháng, mình rao cái
nhà trên báo, khách không thấy đâu, chỉ thấy các trang mạng khác gọi điện
xin đăng lại với giá 200 nghìn, đến khi bán được thì thôi. “Thế mới biết BĐS

khó khăn còn dài, mặc dù hô hấp với cả hồi sức tích cực mãi nhưng chưa ăn
thua”, anh Hùng nói.
Khảo sát tại nhiều sàn giao dịch BĐS, lượng khách hàng tới tìm hiểu cũng chỉ
đếm trên đầu ngón tay. Tại một sàn bất động sản ở Linh Đàm, trong khi có hai
ba khách hàng tới tìm hiểu mua căn hộ đã có tới gần chục các nhân viên môi
giới săn đón ngay từ bãi gửi xe. Tình trạng người bán áp đảo người mua khiến
cho thị trường đầu năm tiếp tục ảm đạm. Theo số liệu thống kê của Sở Xây
dựng Hà Nội, hiện nay có đến trên 50% số sàn trên địa bàn Thành phố đã tạm
dừng hoạt động.
Khó khăn vẫn còn kéo dài
Nhận định về thị trường BĐS năm 2013, nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra nghi ngại.
Bà Nguyễn Hải Minh, đại diện Cushman & Wakefield cho rằng, nhìn chung
thị trường vẫn sẽ ảm đạm về trung hạn. Chỉ có những nhà đầu tư trường vốn,
dám chấp nhận mạo hiểm và có kiến thức tốt về thị trường mới sẵn sàng đầu
tư đáng kể trong năm 2013.
Theo Bộ Xây dựng, báo cáo của 50 địa phương, tồn kho bất động sản còn rất
lớn. Nhà ở đang tồn kho 42.230 căn nhà, gồm 26.444 căn hộ và 15.786 căn
nhà thấp tầng. Văn phòng cho thuê tồn kho 92.800 m2 sàn; Trung tâm thương
mại là 98.407 m2 sàn. Đối với phân khúc đất nền nhà ở đang còn 7.922.485

14


m2. Đất thương mại khác cũng tồn kho 1.951.033 m2 (195,1 ha). Theo ước
tính giá trị tổng vốn tồn kho khoảng 111.963 tỷ đồng.
Riêng TP HCM, theo báo cáo của 121 dự án đã tồn kho 14.816 căn nhà,
58.748 m2 mặt bằng thương mại, 300.071 m2 đất nền, giá trị tồn kho ước tính
30.242 tỷ đồng. Hà Nội theo báo cáo của 13 chủ đầu tư đã tồn kho 5.875 căn
nhà, 5.459 m2 mặt bằng thương mại, văn phòng; giá trị tồn kho 14.070 tỷ
đồng.


Năm 2013, BĐS tiếp tục gặp nhiều
khó khăn. (Ảnh: D.A)
Colliers International dự báo, trong năm tới, TP.HCM có thể chứng kiến
110.000 căn hộ từ khoảng 200 dự án gia nhập thị trường, với 45.200 căn trong
số đó đang trong tình trạng trì hoãn, hoặc đất trống. Hà Nội dự kiến sẽ đón
nhận 34.000 căn hộ từ 50 dự án trong những năm tới. Tuy nhiên, một lượng
lớn nguồn cung tương lai dự kiến sẽ bị trễ, do tình hình thị trường ảm đạm và
khả năng tài chính của chủ đầu tư. Trong khi nguồn cung sơ cấp còn dồi dào,
giao dịch mua bán trì trệ.
15


Đại diện của Colliers International, ông Dale R. Watkins nhận định, mảng căn
hộ chung cư tiếp tục gặp khó khăn trong giai đoạn thị trường chuyển dịch
sang người mua có nhu cầu thực, đồng thời khả năng tiếp cận vốn vẫn chưa
được cải thiện rõ nét.
Theo ông Phạm Đức Toàn, Đại diện EZ Property Vietnam, trong năm 2013,
dự báo sau một số động thái của các cơ quan chức năng quyết tâm cứu thị
trường BĐS thì giá sẽ đi ngang, lương giao dịch sẽ được cải thiện hơn từ quý
II/2013. Một số dự án đã giảm sâu nhưng nếu vị trí tốt, công việc triển khai
tốt sẽ có xu hướng phục hồi giá bán.
Duy Anh
=> Trong bài báo này, phong viên đã cung cấp những thông tin hết sức lôi
cuốn giúp thu hút sự quan tâm của người đọc.
+ Sự hấp dẫn của bài báo này trước hết thể hiện ở tít : phóng viên đã khai
thác vấn đề ở góc độ sử dụng chiêu khuyến mãi độc trong lĩnh vực bất động
sản nhằm thu hút người mua đất
+ Việc khai thác góc độ như thế này tạo sự tò mò cho độc giả và ngay lập tức
độc giả sẽ dừng lại để đọc về thông tin đó.

3. Ngôn ngữ trong báo mạng điên tử
- Ngôn ngữ đa phương tiện
+ Ngôn ngữ đa phương tiện của báo mạng là ngôn ngữ kết hợp cả chữ viết,
hình ảnh và âm thanh tức là có sự kết hợp ngôn ngữ của cả ba loại hình báo
chí là báo in, phát thanh và truyền hình.
+ Ngôn ngữ đa phương tiện của báo mạng điện tử tạo ra hiệu quả vượt bậc
khiến công chúng vừa thâu nhận được lượng thông tin phong phú, hấp dẫn
vừa chủ động trong việc tiếp nhận theo cách riêng( có thể đọc chữ viết, nhìn
hình ảnh hoặc nghe âm thanh)
16


- Ngôn ngữ có sự kết hợp nhiều phong cách trong nhiều lớp thông tin
+ Văn bản trên báo mạng điện tử là văn bản đặc biệt tức là từ văn bản này
công chúng có thể liên kết với các văn bản khác hay những tệp dữ liệu âm
thanh và hình ảnh. Công chúng có thể tự do trong việc lựa chọn nhiều lớp
thông tin khác nhau. Mỗi lớp thông tin lại mang trong mình một phong cách
ngôn ngữ đan xen, hòa quyện vào nhau.
- Ngôn ngữ báo mạng điện tử phải mang bản sắc dân tộc và có tính quốc
tế.
+ Ngôn ngữ báo mạng là ngôn ngữ toàn dân, biểu hiện ý thức dân tộc thống
nhất
+ Phạm vi phục vụ của loại hình báo chí này là toàn cầu nên ngôn ngữ phải
phù hợp, giành cho nhiều đối tượng độc giả khác nhau
4. Cách viết cho báo mạng điện tử
- Viết ngắn gọn , đúng trọng tâm
+ Nên viết ngắn gọn súc tích nhằm thẳng đối tượng, chủ đề của bài báo. Viết
dễ hiểu, cụ thể, rõ ràng. Tránh lối diễn đạt gián tiếp, lòng vòng, phức tạp.
Người đọc phải nhận được thông tin cô đọng, đúng trọng tâm trong khoảng
thời gian nhanh nhất.

- Nên sử dụng nhiều bài ngắn, đoạn ngắn, câu đơn giản
+ Thay vì viết một bài báo dài, trong báo mạng điện tử nên viết nhiều bài báo
nhỏ có độ dài chỉ khoảng một đến hai trang màn hình, mỗi bài báo nhỏ viết
sâu về một vấn đề.
+ Khi viết cho báo mạng điện tử cần cắt thông tin làm nhiều khối hoặc đoạn
ngắn và thêm tít con trong bài. Mỗi đoạn không nên quá dài (chỉ khoảng 4-5
dòng) diễn đạt được một ý trọn vẹn và nằm gọn trên mộ trang màn hình
+ Giưã các đoạn nên có một khoảng trắng nhất định vừa để phân biệt các
đoạn vừa tạo điểm dừng của mắt
+ Nên sử dụng các tít phụ trong báo mạng điện tử đặc biệt là với những bài
dài để phân chia ý một cách mạch lạc, lôgic
17


+ Không nên dùng kiểu câu phức tạp, dài dòng. Nên sử dụng câu ngắn, đơn
giản và chọn động từ thay cho cụm danh từ.
* Ví dụ:
Ở cái tuổi 60, bà Mỹ (Trung Văn - Từ Liêm - Hà Nội) có phần trẻ hơn tuổi và
còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tháo vát. 60 năm tuổi đời và 30 năm gắn bó với
nghề, tưởng chừng bà ăn ở với đống đồ cũ nhiều hơn với chồng, với con.
Hai lần đò lận đận, bà sinh ra 9 người con, đủ nếp đủ tẻ, rồi cũng một thân
một mình nuôi chúng ăn học nên người, trải qua bao sóng gió gian nan.
Không được đi học, không có nghề nghiệp, bà bám lấy đống đồ cũ mà nuôi
con, nuôi thân. Hỏi sao bà lại chọn cái nghề này để mưu sinh, bà chỉ cười.
Bà đến với nghề kinh doanh đồ cũ từ suy nghĩ rất thường tình. Bà nói rằng, xã
hội này đâu chỉ có những người giàu có, thừa thãi, có những người nghèo
khó, khổ cực cả đời như bà, chưa một lần biết đến manh áo mới, làm sao có
đủ tiền đi mua này sắm nọ.
- Không bao giờ quên viết sapô
+ Sa pô là phần bắt buộc của tác phẩm báo mạng điện tử: Do đặc điểm đọc

trực tuyến, công chúng luôn có nhu cầu biết nhanh nhất những thông tin quan
trọng, hấp dẫn, thú vị. Đọc xong sa pô chính là lúc độc giả quyết định có nên
đọc tiếp bài báo hay không
+ Sa pô có nhiệm vụ tóm tắt cho biết những thông tin quan trọng cần thiết và
hấp dẫn của sự kiện hoặc vấn đề. Sa pô dẫn dắt người đọc đến với toàn bộ sự
kiện
*Ví dụ:
- Theo cảnh báo của các chuyên gia, phần lớn mèo TQ là mèo bẩn, nếu ăn
vào có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Sau mặt hàng gà lậu, lực
lượng chức năng ở Quảng Ninh lần đầu tiên đã bắt được một vụ vận
chuyển mèo lậu với số lượng lớn lên tới 4.000kg từ Trung Quốc (TQ) để

18


đưa vào tiêu thụ trong nước (kể cả là đường thủy). ( sa pô bài “Mang
bệnh dại vì thịt mèo Trung Quốc” )
- Hiện có hàng trăm loại nước giải khát được bày bán từ siêu thị, đến
quán cóc vỉa hè, xe đẩy hàng rong… Thực tế, chất lượng của các loại
nước giải khát này rất khó kiểm soát. ( sapô bài “Nước lã pha hương liệu
thành giải khát tự nhiên” )
- Chỉ sau một tuần, chai mật ong rừng từ Lào biến thành một chai dung
dịch lạ với ba lớp rõ rệt: dưới đáy chai là đường đóng mảng, ở giữa là
chất lỏng màu vàng nhạt, có bột nghệ trôi nổi lơ lửng, trên cùng là nước
lã trong veo bốc mùi hôi thối (sapô bài “Công nghệ làm mật ong rừng
rởm”)
- Tăng cường tạo lập các lớp thông tin qua siêu liên kết
+ Ngoài những thông tin chính, nên tạo các lớp thông tin liên quan bổ sung
bằng cả chữ viết, hình ảnh, âm thanh… giúp người đọc có cái nhìn khách
quan và đầy đủ về sự kiện, vấn đề

+ Những thông tin này được xây dựng như các tập hồ sơ, mỗi tập hồ sơ chứa
đựng nhiều thông tin về một chủ đề nhất định.
+ Bên cạnh những thông tin được cập nhật hàng ngày là những thông tin xung
quanh vấn đề đó ở nhiều tờ báo và trang web khác để mở ra cho người đọc
một thế giới tin phong phú, đa dạng.
* Ví dụ 1:


Hồ Quỳnh Hương lọt đề cử “Ngôi sao ăn chay hấp dẫn thế giới"



Hồ Quỳnh Hương thay Thu Minh làm HLV The Voice?



Hồ Quỳnh Hương “tái xuất” tại Giọng hát Việt
=> Đây là những liên kết từ bài báo “Hồ Quỳnh Hương là “nghệ sĩ ăn chay
hấp dẫn nhất châu Á”
* Ví dụ 2

19


» Bão Bebinca cách đất liền 290km, gió giật cấp 11-12
» Bão Bebinca đổ bộ, mưa lớn ‘đe dọa’ toàn miền Bắc
»

Bão Bebinca cách Quảng Ninh - Hải Phòng 410 km


=> Đây là liên kết từ bài “Hải Phòng huy động hàng chục ngàn người ứng
phó bão”
- Tăng cường kết hợp đa phương tiện trong chuyển tải thông tin
+ Đa phương tiện là đặc trưng của báo mạng điện tử vì vậy nhà báo phải luôn
nghĩ đến việc thể hiện tác phẩm bằng chữ, bằng tiếng và bằng hình ảnh hay
đồ hình
+ Việc sử dụng phải được kết hợp logic, hài hòa để chúng có thể hỗ trợ cho
nhau
- Hạn chế sử dụng từ địa phương
+ Ở một hoàn cảnh và mức độ nhất định, từ ngữ địa phương có khả năng diễn
đạt và tăng sức biểu cảm cho văn bản nhưng nếu lạm dụng sẽ gây sự khó khăn
trong tiếp nhận cho đông đảo công chúng vì phạm vi sử dụng của từ địa
phương chỉ gắn với địa phương hoặc một ngành, lĩnh vực nào đó.
- Hạn chế sử dụng dạng bị động và thời quá khứ
+ Dạng bị động có một hạn chế là dài dòng khó hiểu, nếu sử dụng nhiều câu
dạng bị động sẽ làm cho bài viết trở nên dài dòng phức tạp mà nguyên tắc viết
của báo mạng là phải ngắn gọn súc tích.
+ Những trạng từ ở thời quá khứ sẽ tạo cho người đọc cảm giác thông tin đã
cũ vì đặc trưng của báo mạng là thông tin luôn cập nhật từng giờ, từng phút.
Câu 2: Chọn các tin, bài cùng một đề tài (liên quan tới một sự kiện, vụ việc,
vấn đề…) so sánh cách khai thác góc độ (chủ đề), cách rút tít và cách thể hiện
đề tài đó trên một tờ báo in và một trang báo mạng để thấy được sự khác nhau
trong cách viết cho báo in và báo mạng

Sửng sốt phát hiện xưởng chế súng ở Hải Phòng

20


- Sau hơn 2 năm phát hiện “lò” sản xuất súng bút do Võ Tiến Đạt (SN

1986 ở phường Đông Khê, quận Ngô Quyền) làm chủ, mới đây lực lượng
Công an thành phố Hải Phòng phá chuyên án 613S bắt một số đối tượng
chuyên sản xuất súng bút có qui mô lớn và cực kỳ tinh vi…
XEM HÌNH ẢNH XƯỞNG CHẾ SÚNG TẠI ĐÂY
Tối 18/6, hàng chục trinh sát CA Thành phố Hải Phòng kết hợp Công an quận
Lê Chân và huyện An Dương bất ngờ tập kích ngôi nhà nhỏ, nằm sát bờ sông
(thuộc tổ 29, phường Nghĩa Xá, quận Lê Chân) bắt gọn vợ chồng Dương
Minh Nhất (38 tuổi) và Trần Thị Hồng Vân (42 tuổi) - chủ “cơ sở” chế tạo
súng cùng toàn bộ máy móc khoan, cắt, cưa, phay, mài... và thiết bị chuyên
dụng để chế tạo súng.
Khám xét “cơ sở” này, lực lượng công an thu được 5 khẩu súng bút, 2 khẩu
súng tự chế, 1 quả lựu đạn và rất nhiều phôi, chi tiết, súng đang được hoàn
thiệt cùng nhiều viên đạn.

Tang vật thu được tại xưởng sản xuất súng

21


Theo Thượng tá Lê Hồng Thắng, Phó Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội
phạm về TTXH, đây là những đối tượng liều lĩnh, manh động, chống đối
quyết liệt và trong nhà thì lại có rất nhiều súng, dao kiếm...
Vì vậy, nếu không khống chế được chúng trong ngay phút đầu thì dễ sẽ xảy ra
hậu quả khôn lường bởi lò sản xuất súng của chúng nằm ngay trong khu dân
cư đông đúc…
Theo đó, khi lực lượng CA ập vào vợ chồng Nhất vẫn đang miệt mài chế tạo
các chi tiết súng mà không hay biết gì.
Các trinh sát đã nhanh chóng áp sát khống chế đối tượng không để chúng kịp
trở tay.
Kết quả từ cơ quan giám định cho biết loại súng bút mà vợ chồng Nhất chế

tạo có tính năng như súng quân dụng.
Được biết, Nhất đã từng có hai tiền án. Năm 2000, Nhất bị tòa án phạt 36
tháng tù treo về hành vi xâm phạm an ninh quốc qua.
Năm 2002, Nhất lại tiếp tục bị tòa án tuyên phạt 14 năm 6 tháng tù giam cũng
về tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Tại cơ quan Công an, Dương Minh Nhất khai nhận, năm 2008, được tạm hoãn
thi hành án tù giam và được về nhà vì nhiễm HIV giai đoạn cuối.
Nhất thấy giới giang hồ đang ưa chuộng loại súng bút vừa nhỏ gọn, dễ cất
giấu lại có khả năng bắn gần và giá cả phải chăng.
Sẵn khéo tay, Nhất nhận thấy đây là cơ hội làm ăn lớn đối với hắn nên đã cặp
với Vân để cùng nhau lên kế hoạch mở lò chế tạo súng đem bán cho các đối
tượng giang hồ.
Cơ sở sản xuất súng bút của vợ chồng Nhất đầu tư khá bài bản và nhiều tiền
để mua các máy móc, thiết bị chuyên dụng hiện đại như máy hàn, cắt, cưa,
bào, phay, khoan...

22


Nhất rất khéo tay nên dù sản xuất thủ công nhưng súng của Nhất chế tạo còn
đẹp, tinh xảo, kĩ thuật chính xác hơn nhiều súng cùng loại được sản xuất ở
nước ngoài nên bán rất chạy.
Hai loại súng chủ yếu mà vợ chồng Nhất sản xuất để bán là súng bút và súng
Colt.
Trong đó, súng bút được bán với giá 2 đến 3 triệu đồng/ khẩu và súng Colt giá
từ 8 đến 10 triệu đồng/ khẩu.
Theo Nhất khai nhận, sau khi mua nguyên liệu về thì chỉ trong vòng hai ngày
là vợ chồng Nhất chế tạo hoàn thiện xong một khẩu súng bút.
Tuy nhiên bao nhiều tiền kiếm được, vợ chồng Nhất ném hết vào ma tuý “đá”.
Căn cứ vào lời khai của vợ chồng Nhất, sáng ngày 19/6, lực lượng công an

tiếp tục khám xét khẩn cấp cơ sở bán vũ khí do Vũ Thị Loan (SN 1960, ở 146
Quang Trung, Hồng Bàng) làm chủ.
Tại nhà Loan, cơ quan điều tra phát hiện, thu giữ: 22 khẩu súng các loại; 241
viên đạn các loại; 51 viên đạn các loại; 21 báng súng bằng sắt; 17 báng súng
hơi bằng gỗ; 16 phụ tùng phụ kiện các loại; 24 nòng súng; 181 chiếc lò xo; 01
ê tô kẹp; 01 máy khoan điện, 01 máy mài điện; 03 hộp linh phụ kiện để sửa
súng, 01 sổ ghi chép việc mua bán súng…
Hiện, cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ đường dây tiêu thụ súng do lò của Nhất
chế tạo.
Q.Minh
* SO SÁNH
- Cách khai thác góc độ: Cả hai bài báo này đều nói đến một sự kiện nóng
đang được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây đó là sự xuất hiện xưởng
chế tạo súng ở Hải Phòng. Thế nhưng cách khai thác góc độ của hai bài báo
có sự khác nhau cho thấy sự khác nhau trong cách viết cho báo in và báo
mạng

23


+ Ở báo mạng, cách khai thác góc độ chỉ dừng lại ở việc phát hiện vụ án còn
báo in còn thêm cả góc độ “ cuộc đời nhân vật”
- Cách rút tít:
+ Cách rút tít của trang báo mạng điện tử ngắn gọn hơn so với cách rút tít của
tờ báo in. Đặc biệt trong tít của báo mạng, phóng viên sử dụng tính từ mạnh là
“sửng sốt” gây tò mò cho độc giả
=> Cách rút tít như vậy cho thấy sự khác nhau giữa báo in và báo mạng: Báo
mạng cách viết thường ngắn gọn, cách rút tít mang tính giật gân hơn, tăng
mức độ của sự kiện và tạo nên sự tò mò của công chúng
- Cách thể hiện đề tài:

+ Bài báo trên báo in vì chọn góc độ gồm 2 nội dung nên việc thể hiện để tài
cũng sâu sắc và cụ thể hơn so với báo mạng. Bên cạnh việc thông tin về quá
trình phá vụ án của xưởng sản xuất súng thì phóng viên còn thuật lại câu
chuyện về cuộc đời nhân vật trong vụ án nhằm giúp đọc giả hiểu rõ nét hơn
về mục đích, động cơ phạm tội của nhân vật

CÂU 3: Viết bài cho báo mạng điện tử
Họp chợ trên đường tàu
Người mua người bán nhốn nháo, đi lại và đùa nghịch trên đường tàu là
những cảnh tượng thường nhật trên đoạn đường ray chay qua chợ Cổ Nhuế xã Cổ Nhuế - Huyện Từ Liêm - Hà Nội.
Bán hàng ngay cạnh đường ray
Đoạn đường ray chạy qua địa bàn xã Cổ Nhuế - huyện Từ Liêm- thành phố
Hà Nội hàng ngày là nơi họp chợ, mua bán của người dân trong khu vực này.
Chợ được họp ngay cạnh đường ray và người bán hàng thậm chí còn ngồi lên
đường ray để bán.

24


Ông Hoàng Bá Hiệp ( người dân sống gần khu vực này) cho biết “ Ngày nào
chợ cũng họp, thường là họp vào buổi sáng từ 6h đến 10h, vào thời điểm này
chợ rất đông người mua bán, chuyện những người bán hàng ngồi lên đường
tàu là chuyện quen thuộc ở đây. Dù ngay cạnh đó là chợ Cổ Nhuế nhưng mọi
người vẫn thích ra đây mua bán vì nó thông thoáng, vào chợ bé mà đông
người mua nên chật chội. Việc họp chợ ngay cạnh đường tàu như này cũng
diễn ra khá lâu….”

Chợ họp cạnh đường tàu ( Cổ Nhuế - Tứ Liêm - Hà Nội)
Đi lại, để đồ đạc ngay trên đường ray
Không chỉ bày bán hàng hóa ngay cạnh đường tàu, người bán hàng còn để đồ

đạc của mình và người dân thì tự do đi lại, chơi đùa trên mặt đường tàu.
Chị Thoa - một người bán hàng cho biết “ Vì chỗ bán hàng cũng chật hẹp nên
thỉnh thoảng cũng để đồ lên đường tàu và chỉ dám để đồ nhẹ chứ không dám
để đồ to và cồng kềnh”
Bạn Hà - sinh viên học viện Tài Chính (người thường xuyên mua hàng ở đây)
cho biết “ Vì mình thấy tàu chưa chạy qua, chưa có chuông báo động nên mới
dám đi lại trên đường tàu như vậy”

25


×