Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bài thực hành nhóm môn kinh tế chính trị mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.5 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QTKD

BÀI THỰC HÀNH NHĨM MƠN KINH TẾ

CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

HKI 2023 – 2024
SÁNG THỨ 6 NMH 31

CHỦ ĐỀ 5
NHÓM 05

STT HỌ TÊN LỚP MSSV SĐT NHIỆM

VỤ

1 Phan Sơn Hà - DH23NH DNH221819 0852789924 Tìm nội

NT dung

2 Nguyễn Thị DH23NH DNH221817 0392155231 Đánh

Cẩm Giang máy

3 Nguyễn Thị Mỹ DH23NH DNH221821 0337021729 Tìm nội

Hạnh dung

4 Nguyễn Võ DH23NH DNH221847 0834651029 Tìm nội
HuỳnAh NMGy IANG, NGÀY 07 , THÁNG 12 , NĂM 2023 dung



5 Trương Thị DH23NH DNH221873 0973667825 Tìm nội

Huỳnh Như dung

6 Nguyễn Phi DH23NH DNH221870 0363840561 Tìm nội

Nhung dung

7 Nguyễn Minh DH23NH DNH221888 0932855963 Tìm nội

Tuấn dung

8 Nguyễn Thị Kim DH23KT DKT222037 0971673907 Tìm nội

1

Ngân dung

9 Néang Ry Sine DH23NH DNH221882 0338229622 Tìm nội

dung

10 Nguyễn Duy DH23NH DNH221834 0329224494 Tìm nội

Khang dung

11 Bùi Thị Phượng DH23KT DKT222054 0923001250 Tìm nội

Quyên dung


2

I. GIỚI THIỆU CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA

1. Cơng nghiệp hóa là gì?

Công nghiệp hóa là q trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết
các hoạt động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ cơng là chính sang
sử dụng một cách phổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển
của ngành cơng nghiệp cơ khí. Ngồi ra, cơng nghiệp hóa cịn được hiểu là
q trình nâng cao tỷ trọng của cơng nghiệp trong tồn bộ các ngành kinh tế
của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá
trị gia tăng, về năng suất lao động,...

Có thể nói q trình cơng nghiệp hóa là quá trình chuyển biến kinh tế
- xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản
nhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp
hóa là một phần của q trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế - xã hội
này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng
lượng và luyện kim quy mơ lớn. Cơng nghiệp hóa cịn gắn liền với thay đổi
các hình thái triết học hoặc sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên.

2. Hiện đại hóa là gì?

Hiện đại hóa được hiểu là việc ứng dụng, trang bị những thành tựu
khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh,
dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội. Từ việc sử dụng sức lao động thủ công
sang sử dụng sức lao động phổ thông ứng dụng những thành tựu công nghệ.
Đây là một thuật ngữ tổng quát nhằm biểu đạt tiến trình cải biến nhanh

chóng khi con người nắm được khoa học kỹ thuật tiên tiến và dựa vào đó để
phát triển xã hội với mộc tốc độ mau chóng chưa từng thấy trong lịch sử.

⇒ Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay được hiểu là quá trình
chuyển đổi căn bản và toàn diện từ các hoạt động kinh tế và kinh tế - xã hội
từ sử dụng sức lao động thủ cơng là chính sang sử dụng lao động phổ thông
cũng như công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại để tạo
ra năng suất lao động xã hội lớn.

Có thể thấy rằng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng mới
khơng cịn bị giới hạn về phạm vi trình độ những lực lượng sản xuất và kỹ
thuật đơn thuần mà chỉ nhằm chuyển lao động thủ công thành lao động cơ
khí giống như các quan niệm trước đây vẫn nghĩ.

II. NỘI DUNG
1. Công nghiệp hố và các giai đoạn cơng nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới

đến nay

3

1.1 Cơng nghiệp hóa là gì?
Cơng nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động
thủ cơng là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy
móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

1.2 Cơng nghiệp hóa ở Việt Nam
Đối với Việt Nam, khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng chủ trương tiến hành cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và từ cuối thế kỷ
XX đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa. Đó là một q trình kinh tế, kỹ thuật - cơng nghệ và kinh tế - xã hội toàn
diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ
nơng nghiệp lạc hậu lên trình độ cơng nghiệp với các trình độ cơng nghệ ngày
càng tiên tiến, hiện đại, văn minh.

1.3 Các giai đoạn cơng nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới đến nay
Cơng nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới (từ năm 1960 đến năm 1986)
Cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, bắt đầu được hình thành từ Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ III (năm 1960), với nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở miền
Bắc nước ta, là cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Chủ trương chính của thời kỳ
này là: “Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp
công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp
và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nơng nghiệp lạc hậu thành
một nước có cơng nghiệp hiện đại và nơng nghiệp hiện đại".
Do đó, trước thời kỳ đổi mới, nước ta có khoảng 25 năm tiến hành cơng nghiệp
hóa, đáng chú ý q trình này được chia ra làm 02 giai đoạn: Từ năm 1960 đến
năm 1975 tiến hành cơng nghiệp hóa ở miền Bắc, và từ năm 1975 đến năm 1985,
tiến hành công nghiệp hóa trên phạm vi cả nước.
Đặc trưng chủ yếu của thời kỳ này là tiến hành cơng nghiệp hóa, trên cơ sở phát
triển công nghiệp nặng, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp với nông
nghiệp; phát triển chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai, nguồn
viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, và Nhà nước cùng doanh nghiệp nhà
nước đóng vai trị chủ lực, trong việc thực hiện cơng nghiệp hóa đất nước.

4

Phương hướng cơ bản của giai đoạn này, chính là phát triển theo mơ hình Chiến
lược CNH thay thế nhập khẩu, mà nhiều trên thế giới đã và đang thực hiện tại
thời điểm đó (Bao gồm cả các nước XHCN và TBCN). Có thể đánh giá, hướng

phát triển của Chiến lược này được duy trì trong suốt 15 năm ở miền Bắc (từ
1960 – 1975) và 10 năm tiếp theo trên phạm vi cả nước (từ 1976 – 1986).
Tuy nhiên, do tiến hành cơng nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn,
những tiền đề cần thiết cho phát triển hạn chế, lại trong điều kiện có chiến tranh
và cùng nhiều nguyên nhân chủ quan khác, nên nền kinh tế Việt Nam đã không
đạt được những mục tiêu đã đặt ra, đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc
hậu, kém phát triển và rơi vào khủng hoảng kinh tế-xã hội.
Kết quả được ghi nhận trong quá trình cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa này, đó
là số lượng các xí nghiệp cơng nghiệp tăng cao, một số khu cơng nghiệp (hay khu
vực cơng nghiệp) lớn được hình thành, và đã xây dựng được nhiều cơ sở công
nghiệp quan trọng, là nền tảng phát triển cho mốt số ngành cơng nghiệp của đất
nước, như: Điện, than, cơ khí, luyện kim, VLXD, hóa chất.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay)
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (Năm 1986): Tại Đại hội VI, sau khi đúc kết
những kinh nghiệm của một số nền kinh tế trên thế giới, chúng ta đã đề ra và
thực hiện từng bước việc đổi mới các chính sách kinh tế trên cơ sở đổi mới tư
duy kinh tế và tổng kết các thử nghiệm trong thực tế. Có thể coi giai đoạn 1986-
1990 là giai đoạn "khởi động" cho một sự phát triển kinh tế mạnh mẽ sau này.
Đại hội đã thông qua đường lối đổi mới toàn diện và xác định: “Mục tiêu tổng
quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình
hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”.
Đặc biệt Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dung chính của cơng nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa trong chặng đường đầu tiên là phải thực hiện 03 chương trình lương thực,
thực phẩm (1); hàng tiêu dùng (2) và hàng xuất khẩu (3) trong những năm còn lại
của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Ba chương trình này liên quan chặt
chẽ với nhau. Phát triển lương thực thực phẩm và hàng tiêu dung là nhằm bảo
đảm nhu cầu thiết yếu cho đời sống nhân dân và góp phần ổn định kinh tế - xã
hội; phát triển hàng xuất khẩu là yếu tố quyết định để khuyến khích sản xuất và


5

đầu tư trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ
sản xuất. Xác định thứ tự ưu tiên đó đã cho phép phát huy sức mạnh nội lực và
tranh thủ sức mạnh từ bên ngoài để phát triển kinh tế-xã hội.
Điểm nổi bật chính của Đại hội VI, chính là sự thay đổi trong lựa chọn mơ hình
chiến lược CNH, chuyển từ mơ hình hướng nội (thay thế nhập khẩu) trước đây
bằng mơ hình hỗn hợp (hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu) đang
được áp dụng phổ biến và khá thành công tại một số quốc gia Châu Á thời điểm
đó.
Riêng với ngành cơng nghiệp, Đại hội đã đưa ra định hướng phát triển công
nghiệp nhẹ, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu
dùng thông thường, về chế biến nông lâm, thuỷ sản, tăng nhanh hàng gia công
xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu khác. Tiếp tục xây dựng một số cơ sở công
nghiệp nặng trước hết là năng lượng, phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm phục
vụ thiết thực các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, và
chuẩn bị tiền đề cho việc đẩy mạnh công nghiệp hố trong chặng đường tiếp
theo.
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VII (năm 1991): Đảng ta tiếp tục có những nhận
thức mới, tồn diện và sâu sắc hơn về cơng nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Đại
hội đề cập đến lĩnh vực Dịch vụ kinh tế - kỹ thuật trong việc đáp ứng yêu cầu sản
xuất, đời sống và hợp tác quốc tế; đưa ra chiến lược phát triển kinh tế vùng phù
hợp với chiến lược chung cả nước. Thực hiện đường lối cơng nghiệp hóa của Đại
hội VII, nền kinh tế đã có những bước phát triển cao hơn, có chất lượng hơn, đi
vào thực chất hơn so với nhiều năm trước.

2. Hiện đại hóa và cơng nghiệp 4.0:
2.1 Hiện đại hóa là gì?

Hiện đại hố là q trình chuyển đổi xã hội truyền thống trở nên tiến

bộ văn minh hơn với việc áp dụng thành tựu công nghệ khoa học, tư tưởng
mới trong các lĩnh vực để quản lý và tăng trưởng. Các giá trị quy tắc cũ
được biến đổi hay thay thế bằng các giá trị mới trở nên phù hợp thời đại.

2.2 Ứng dụng công nghệ:

6

Thứ nhất, trí tuệ nhân tạo hay “trí thơng minh nhân tạo”(Artificial
Intelligence) gọi tắt là AI là trí tuệ máy móc được tạo ra bởi con người. AI
có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi,… tương tự như con người, nhưng xử lý dữ
liệu ở mức độ rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống, khoa học và nhanh hơn
so với con người. Nổi bật nhất là lĩnh vực ngân hàng, với việc ứng dụng AI,
các ngân hàng đang ngày càng đổi mới mô hình kinh doanh và nâng cao trải
nghiệm khách hàng. Các ngân hàng đang sử dụng trợ lý AI như chatbot để
đưa ra lời khun tài chính được cá nhân hóa và xử lý ngôn ngữ tự nhiên
nhằm cung cấp dịch vụ khách hàng tự phục vụ. Ngoài ra, ngân hàng cũng sử
dụng định danh điện tử (eKYC) để xác thực, hay sử dụng máy học (machine
learning) để xây dựng các mơ hình dự báo chính xác hơn, nhanh chóng hơn.
Khơng chỉ trong lĩnh vực ngân hàng, giai đoạn Covid-19 vừa qua, các trợ lý
AI (voice bot) đã thực hiện hàng triệu cuộc gọi, hỗ trợ ngành y kiểm soát,
sàng lọc và truy vết các ca nhiễm. Trong giáo dục, thương mại, AI được ứng
dụng để đa dạng hóa cách truyền tải nội dung, cá nhân hóa trải nghiệm mua
sắm...Trong lĩnh vực y tế, VinBigData đã sử dụng AI (VinDr) để trợ giúp
các bác sĩ chẩn đoán bệnh tốt hơn. Trong lĩnh vực ngân hàng, nhiều ngân
hàng đã ứng dụng AI đã giúp xác thực thông tin, nhận diện khách hàng
thông qua hệ thống eKYC của FPT. Hay Techcombank đã ứng dụng AI
phân tích dữ liệu mùa cao điểm rút tiền từ ATM để tăng cường dịng tiền và
phân tích thơng tin phịng chống gian lận. Trong lĩnh vực cơng, nhiều tỉnh
thành đã sử dụng cơng nghệ nhận dạng hình ảnh để định danh khách hàng và

tự động hóa dịch vụ công.

Thứ hai, Internet kết nối vạn vật hoặc Mạng lưới vạn vật kết nối internet
(Internet of Things - IoT) là một mạng lưới kết nối mọi người, dữ liệu, quy
trình và vật chất với nhau. Ví dụ trị chơi Pokemon Go được phát triển
khơng lâu trước đây thể hiện thế giới trong game là thế giới ảo nhưng đã có
sự tương tác với con người. IoT có những đặc điểm sau đây: (i) Luồng dữ
liệu liên tục mà IoT thu thập được đang tạo ra nhiều mơ hình kinh doanh
mới cho các nhà sản xuất, (ii) Sản xuất các sản phẩm thông minh và (iii)
Triển khai sản xuất thơng minh hơn. IoT cũng có thể giúp thúc đẩy sử dụng
cảm biến để kết hợp các thiết bị khác nhau, và tự động đưa dữ liệu vào các

7

ứng dụng để quản lý nhà máy, doanh nghiệp nhất là năng lượng nhằm điều
chỉnh nhiệt độ và hao tốn năng lượng ở những khu vực khác nhau trong nhà
máy, doanh nghiệp. Qua đó, giúp các nhà sản xuất giảm chi phí về năng
lượng và giảm mức độ ảnh hưởng đến môi trường. Đây cũng là một sự tác
động đến nhiều vị trí việc làm trong các nhà máy, doanh nghiệp, theo hướng
tiết kiệm hơn.

2.3 Ảnh hưởng công nghiệp 4.0:
Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến kinh tế - xã hội

Hiện nay, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang phát
triển với tốc độ cấp số nhân, phạm vi và tính phức tạp vơ cùng lớn, địi hỏi
các quốc gia phải chủ động hơn nữa trước bối cảnh biến đổi mạnh mẽ của kỷ
nguyên công nghiệp thông minh và công nghệ hiện đại. CMCN 4.0 đã tạo ra
nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thơng
minh nhân tạo, chế tạo rô-bốt, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D,

công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng
lượng và tin học. Theo đó, các cơng nghệ mới ra đời sẽ hình thành các
ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề có sự liên quan đến tương tác
giữa con người với máy móc.

Các robot đang được sử dụng nhiều hơn ở tất cả các lĩnh vực từ nơng
nghiệp chính xác cho đến chăm sóc người bệnh. Sự phát triển nhanh của
cơng nghệ robot làm cho sự hợp tác giữa người và máy móc sớm trở thành
hiện thực. Hơn nữa, tự động hóa đi đơi với trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ phát triển
mạnh hơn, thậm chí với những kỹ năng trước đây chỉ có con người sở hữu,
nay máy móc có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ.

Cuộc CMCN 4.0 cũng mang lại cả cơ hội lẫn thách thức đối với sự phát
triển ở mỗi quốc gia. Những ứng dụng của CMCN 4.0 là các công cụ giúp
cho việc mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất, quản lý. Con người
có thể tiếp cận thơng tin một cách nhanh chóng và đầy đủ nhờ sự hỗ trợ của
internet, dữ liệu lớn, sự phát triển của hệ thống thông tin trực tuyến, mạng xã
hội... Dữ liệu lớn giúp cho việc thu thập và phân tách dữ liệu dễ dàng hơn,
thơng qua đó có thể hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn.

8

Các lĩnh vực nghề thủ công cũng sẽ biến mất, thay vào đó là sự xuất
hiện ngành, nghề mới đòi hỏi kỹ năng tay nghề cao. Khi tự động hóa thay
thế người lao động bằng máy móc, nó có thể làm trầm trọng thêm sự chênh
lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt
khác, tri thức sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương lai và làm
phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng "kỹ
năng thấp/lương thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó dễ dẫn đến sự
phân tầng xã hội ngày càng trầm trọng thêm.


Trong bối cảnh CMCN 4.0 phát triển mạnh mẽ, yêu cầu đặt ra đối với
các quốc gia hiện nay là phải có tầm nhìn chiến lược và hành động quyết liệt
để nắm bắt cơ hội và giải quyết thách thức. Khi xem xét tác động của cuộc
CMVN 4.0, các quốc gia cần lưu ý đến tác động nhiều mặt, khơng chỉ về
kinh tế, cơng nghệ sản xuất, mơ hình quản lý mà còn cả các tác động về xã
hội. Cuộc CMCN 4.0 sẽ giúp các quốc gia có cơ hội phát triển thịnh vượng
hơn, kết nối và hội nhập nhanh chóng, đồng thời cũng phải đối diện với
những thách thức về thất nghiệp, việc làm, bất bình đẳng, sự gia tăng tính dễ
bị tổn thương cho các nhóm đối tượng trong xã hội.

Cuộc CMCN 4.0 cũng đang đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà quản
lý, nhà làm chính sách tại Việt Nam, bao gồm việc tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi, bảo đảm hài hịa lợi ích đối với các mơ hình kinh doanh
dịch vụ truyền thống; kiểm soát việc minh bạch về thơng tin; quản lý giao
dịch điện tử, thanh tốn quốc tế về thương mại bằng thẻ; quản lý chất lượng
dịch vụ, sản phẩm; chống thất thoát thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp và
thuế thu nhập cá nhân) và một số vấn đề xã hội khác nảy sinh như lao động,
việc làm và an sinh xã hội.

Bên cạnh các thách thức, cuộc CMCN 4.0 có thể tác động lớn đến thị
trường lao động, khi mà Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng
cao, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng ở một số ngành, ảnh hưởng lớn đến phát triển
kinh tế xã hội. Thực tế này đòi hỏi, Nhà nước cần phải có tầm nhìn về mặt
chính sách để giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh từ cuộc CMCN 4.0.

Hàm ý chính sách cho Việt Nam

9


CMCN 4.0 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội,
nhất là việc làm, đời sống của người lao động Việt Nam. Trong thời gian tới,
Nhà nước cần có chủ trương, chính sách mang tính tổng thể, mạnh mẽ và tạo
đột phá hơn nữa để có thể nắm bắt được cơ hội, vượt qua thách thức, chủ
động tham gia có hiệu quả vào cuộc cách mạng này. Chính vì vậy, việc xây
dựng chính sách, chương trình đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ, kỹ
năng tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho nhóm lao động dễ bị tổn thương
là một yêu cầu thiết yếu. Theo đó, Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp
sau:

Thứ nhất, hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực thi chính sách hướng tới
chiến lược đổi mới giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nâng cao trình
độ cơng nghệ thông tin và tiếng Anh ở các bậc học theo hướng hội nhập
quốc tế, phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao, ngày càng làm chủ
được khoa học - cơng nghệ, có kỹ năng lao động, tác phong làm việc công
nghiệp, ý thức kỷ luật lao động theo xu hướng công nghiệp hiện đại.

Thứ hai, bổ sung, sửa đổi, xây dựng chính sách đào tạo và đào tạo lại
lao động; tạo điều kiện cho họ tự học tập nâng cao trình độ; điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề gắn với các ngành, các
vùng kinh tế trọng điểm; Thực hiện đổi mới giáo dục, đào tạo dạy nghề
trong hệ thống các trường đào tạo nghề theo hướng phát triển nguồn nhân
lực, chuyển đổi nghề nghiệp có kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu làm chủ
và khai thác vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của cuộc CMCN
4.0. Đồng thời, có cơ chế phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế dành kinh phí và thời gian thích đáng cho đào tạo,
đào tạo lại lao động.

Thứ ba, xây dựng phương án, đề xuất các chính sách mới phù hợp với

việc thay đổi trong cơ cấu lao động, giảm thiểu tác động, ảnh hưởng của
cuộc CMCN 4.0 đến các ngành, lĩnh vực có khả năng lao động bị thay thế
cao, phù hợp với điều kiện, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của
Việt Nam.

10

Thứ tư, từng bước hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chính sách tiền lương bảo đảm
đời sống cho người lao động. Chú trọng chăm lo xây dựng đời sống văn
hóa - tinh thần, nhất là quan tâm tới các dịch vụ văn hóa, thể thao, chăm
sóc sức khỏe cho người lao động nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho người lao động.

Thứ năm, đổi mới cơ chế và chính sách để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp, chú trọng cơ chế về tài
chính, thuế nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực đổi mới
công nghệ, nhất là đối với công nghệ thông tin và công nghệ tiên tiến
khác. Tận dụng tiềm năng tri thức, kinh nghiệm chuyển giao công nghệ
mới của lực lượng Việt kiều ở nước ngoài để tăng khả năng về mặt công
nghệ cho Việt Nam, đồng thời giúp người lao động có thể tiếp cận được
các cơng nghệ tiên tiến nhờ q trình chuyển giao cơng nghệ.

Thứ sáu, học tập kinh nghiệm ứng phó của các nước khác, đặc biệt là
các nước đi trước trong CMCN 4.0, có thể giúp Việt Nam tránh được
những vấn đề mà các nước đó gặp phải trong việc quản lý, ban hành chính
sách đáp ứng các yêu cầu đặt ra đối với cuộc CMCN 4.0.
3. Ý nghĩa lý luận cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một q trình kinh tế, kỹ thuật - công

nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản
xuất và xã hội từ trình độ nơng nghiệp lạc hậu lên trình độ cơng nghiệp
với các trình độ cơng nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh. Cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa là một nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam xác
định và đề ra đường lối phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Theo lý luận
kinh tế chính trị Mác - Lênin, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa có ý nghĩa
quan trọng như:
- Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ sở để phát triển năng lực sản xuất
xã hội, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Là điều kiện
cần thiết để tạo ra nhiều giá trị thặng dư, đảm bảo nguồn lực cho sự

11

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
nhân dân.
- Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là cách thức để thực hiện sự phân công
lao động xã hội theo hướng hiện đại, tạo ra các ngành kinh tế mới, đa
dạng hóa cơ cấu kinh tế, tăng cường sự liên kết và hội nhập kinh tế quốc
tế.
- Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là động lực để thúc đẩy tiến bộ khoa
học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo, phát huy trí tuệ và sáng tạo của con người.
- Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là tiền đề để cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân, nâng cao chất lượng dân số, phát triển văn
hóa, xã hội, bảo vệ mơi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Xây dựng nền kinh tế khỏe mạnh. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là
mục tiêu quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam. Việc
phát triển các ngành công nghiệp đem lại nhiều lợi ích như tạo ra cơng
việc, tăng thu nhập cho dân cư, đảm bảo an sinh xã hội và phục vụ việc

phát triển kinh tế đất nước.
- Nâng cao địa vị và vai trị quốc gia. Cơng nghiệp hóa là một trong
những yếu tố quan trọng để nâng cao địa vị và vai trò quốc gia của Việt
Nam trong khu vực và trên thế giới. Việc gia cố cơ sở hạ tầng công
nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp trong nước sẽ giúp Việt Nam
tăng cường khả năng cạnh tranh và trở thành một đối tác kinh tế quan
trọng.
- Đẩy mạnh cơng nghiệp hố nơng thơn, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
cũng góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh cơng nghiệp hố nơng
thơn. Sự hiện đại hóa và cơng nghiệp hóa khu vực nơng thơn mang lại
nhiều cơ hội cho dân cư nông thôn như cung cấp việc làm, tăng thu nhập
và giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, làm giảm độ nghèo và tạo đều đặn
thu nhập cho dân cư nông thôn.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững. Đầu tư vào
công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một yếu tố quan trọng trong việc cải
thiện chất lượng cuộc sống của người dân và đảm bảo phát triển bền

12

vững cho đất nước. Qua việc tạo ra công việc, tăng thu nhập và nâng cao

chất lượng cuộc sống, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu phát triển bền

vững và tăng cường sự vững mạnh cho đất nước.

- Xây dựng nền tảng cho sự phát triển khoa học và cơng nghệ. Việc cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa cũng mang lại nền tảng cho sự phát triển khoa học và công
nghệ trong đất nước. Việc đầu tư vào các ngành cơng nghiệp có kỹ thuật cao đem
lại những lợi ích về mặt cơng nghệ tăng cường sức cạnh tranh và phát triển sáng
tạo trong nền kinh tế Việt Nam.


- Tóm lại, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đóng vai trị quan trọng
trong việc xây dựng nền kinh tế vững mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng
cao thu nhập dân cư và vai trị quốc gia; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa nơng thơn,
cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo phát triển bền vững. Bên cạnh đó
cơng nghệ hóa, hiện đại hóa cịn góp phần cung cấp khả năng sản xuất hàng hóa
và dịch vụ với chất lượng cao, tăng cường cạnh tranh quốc tế.

4. Ý nghĩa đời sống thực tiễn của CNH, HDH VN

- Tăng cường năng suất lao động: Công nghiệp hóa giúp tăng cường năng suất
lao động thơng qua sự tự động hóa và sự hiện đại hóa quy trình sản xuất. Điều
này có thể dẫn đến tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao
động.

- Tạo việc làm: Cơng nghiệp hóa thường đi kèm với sự mở rộng của các doanh
nghiệp và nhà máy, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Điều này giúp
giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện thu nhập cho nhiều gia đình.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng: Để hỗ trợ q trình cơng nghiệp hóa, nhiều nước
thường đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường bộ, cảng biển và điện lực.
Điều này khơng chỉ hỗ trợ sản xuất mà cịn nâng cao chất lượng cuộc sống thông
qua việc cải thiện giao thông và tiện ích cơng cộng.

- Cải thiện giáo dục và y tế: Do có nguồn thu nhập tăng lên và cơ sở hạ tầng cải
thiện, nước có thể dễ dàng đầu tư vào giáo dục và y tế. Điều này giúp cải thiện tri
thức và sức khỏe của cộng đồng.

5. Cơ hội và thách thức


5.1 Cơ hội

-Bối cảnh thế giới:

+ Bước chuyển sang kinh tế tri thức: sự xuất hiện lợi thế mới là trí tuệ con người
và sự thay đổi nhanh của công nghệ tạo điều kiện “đi tắt cơ cấu, đón đầu cơng
nghệ” là thời cơ phát triển "nhảy vọt" cho các nền kinh tế đi sau như Việt Nam.

+ Hệ thống phân công lao động quốc tế mới và khả năng đột phá phát triển trong
"mạng sản xuất toàn cầu" với 4 đặc trưng các thị trường mới; các công cụ mới;
các nhân vật mới và những quy tắc mới đã phát huy tác dụng trong điều kiện thời
gian “rút ngắn lại”, “không gian thu hẹp lại” và “các đường biên giới quốc gia hạ
thấp xuống” (UNDP, 1999).

+ Sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ mở ra cơ hội thị trường xuất khẩu; tạo sự

13

chuyển dịch dịng vốn FDI tồn cầu với hiệu ứng dịng đầu tư “Trung Quốc + 1”
và tình thế phát triển mới ở Đơng Á là q trình di chuyển cơ cấu cơng nghiệp
theo kiểu làn song với đội hình đàn sếu sẽ có tốc độ phát triển cao hơn, đồng thời
phân công lao động theo “chuỗi giá trị gia tăng” tạo lực kéo phát triển giữa các
nước trong khu vực, đặc biệt với những nước kém phát triển hơn.

-Lực lượng lao động:

+ Trình độ học vấn và trình độ chun mơn, nghề nghiệp, chính trị của người lao
động ngày càng được cải thiện.

+ Số lao động có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến tăng lên


+ Lao động trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngồi nhà
nước và có vốn đầu tư nước ngồi được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến,
làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao
động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến.

+ Lớp lao động trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có
trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là
lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất cơng nghiệp, giá
trị sảnphẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong
tương lai.

5.2 Thách thức

Cuộc CMCN4 cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam, cụ thể là:

- Thách thức trong việc phải có nhận thức đầy đủ về bản chất, tác động của cuộc
CMCN4 và khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố công nghệ,
phi công nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc.

- Để gia nhập vào xu thế CMCN4 địi hỏi phải có sự phát triển dựa trên tích lũy
nền tảng lâu dài của nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản định hướng trong lĩnh vực
KH&CN đặc biệt là vật lý, sinh học, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, các
lĩnh vực cơng nghệ mới, nghiên cứu các cơng nghệ mang tính đột phá.

- Nghiên cứu và phát triển trở thành chìa khóa quan trọng quyết định sự phát
triển kinh tế - xã hội;cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa nghiên cứu khoa học và sản
xuất.

- Gia tăng bức xúc xã hội do sự thâm nhập của các công nghệ kỹ thuật số và các

động lực của việc chia sẻ thông tin tiêu biểu của truyền thông xã hội.

- Đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức
xã hội, rủi ro cơng nghệ.

-Thêm vào đó, cuộc CMCN4 diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh chắc chắn sẽ đặt
Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu hơn nữa trong phát triển so với thế giới và rơi
vào thế bị động trong đối phó với những mặt trái của cuộc cách mạng này.

6. Phân tích xu hướng và chiến lược tương lai để đảm bảo sự đa dạng hóa và
đổi mới trong ngành cơng nghiệp.

Thứ nhất, hồn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo.

Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để nâng cao năng suất, chất lượng
và hiệu quả. Đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên

14

cứu và triển khai. Cái thiện khung pháp lý cho đồi mới sáng tạo. Tăng nguồn vốn
con người cho đổi mới sáng tạo. Đầy mạnh đổi mới sáng tạo trong khu vực
doanh nghiệp. Thúc đẩy liên kết đổi mới sáng tạo. Phát huy vai trò của các
trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu có chất lượng cao ở trong nước, đồng
thời kết nối với mạng lưới tri thức toàn cầu.

Thứ hai, nằm bắt và dây mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0.

Huy động ở mức cao nhất các nguồn lực của Nhà nước, của toàn dân và nguồn
lực quốc tổ phục vụ cho nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu của cách

mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và đời sống.

Để thích ứng với cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 và nâng cao sức cạnh tranh
của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tối ưu hố mơ hình kinh doanh,
với việc xây dựng dây truyền sản xuất hưởng tới tự động hoá ngày càng cao, tin
học hoa quản lý, triển khai những kỹ năng mới cho tổ chức và cá nhân, xây dựng
chuỗi cung ứng thơng mình, đảm bảo an ninh mạng.

Thứ ba, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực
của

cách mạng công nghiệp 4.0.

- Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông.

+ Cần huy động các nguồn lực khác nhau bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp,
người dân và nước ngoài để phát triển nhanh chóng hạ tầng cơng nghệ thơng tin
và truyền thông.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các lĩnh
vực của nền kinh tế. Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
công nghệ thông tin. Coi phát hiển và ứng dụng công nghệ thông tin là khâu đột
phá trong cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.

+ Tập trung phát triển tạo sự bút phá về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ
thông tin, truyền thông. Phát triển hạ tầng kết nổi số và đảm bảo an tồn, an ninh
mạng, tạo điều kiện bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận thông
tin và nội dung số.


Việt Nam cần triển khai các giải pháp để phát triển ngành cơng nghệ thơng tin
thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 như: cảm biển - bộ cảm biển, hệ thống
điều khiển các ứng dụng kinh doanh và chăm sóc khách hàng, thu thập thơng tin,
dữ liệu để hình thành hệ thống dư liệu lớn làm cơ sở cho việc phân tích và xử lý
dữ liệu để đưa ra những quyết định đúng đắn, có hiệu quả nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế.

- Phát triển ngành công nghiệp.

+ Trước hết cần ưu tiên phát triển ngành công nghiệp cơ khi, chế tạo phục vụ cho
nông nghiệp, công nghiệp chế biến và công nghiệp hàng tiêu dùng.

+ Phát triển cơng nghiệp năng lượng, cơng nghiệp hố chất, điện tử, công nghiệp
vật liệu, công nghiệp hàng tiêu dùng.

15

+ Phát triển có chọn lọc một số ngành, lĩnh vực cơng nghiệp hiện đại và có khả
năng tạo tác động lan tỏa trong nền kinh tế.

+ Tập trung vào những ngành cơng nghiệp có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và
có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững,

- Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

+ Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất
nông

nghiệp, để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.


+ Phải ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, thực hiện cơ giới hố, điện khí
hố, thuỷ lợi hồ, phát triển công, thương nghiệp và dịch vụ phục vụ cho nông
nghiệp, nông thôn, từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cho
phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh
tế, xã hội tạo điều kiện để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
+ Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để đầu tư, hình thành hệ thống
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ với một số cơng trình hiện đại.

+ Ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực hạ tầng như: giao thông kết nối, điện, thủy lợi
và hạ tầng đô thị hiện đại, đồng bộ, từng bước đáp ứng chuẩn mực đô thị xanh
của một nước công nghiệp.

- Phát huy những lợi thế trong nước để phát triển du lịch, dịch vụ.

+ Khai thác những tiềm năng và lợi thể trong nước để phát triển du lịch, đặc biệt
là du lịch sinh thái, du lịch xanh.

+ Phát triển các dịch vụ hàng khơng, hàng hải, bưu chính - viễn thơng, tài chính,
ngân hàng, kiêm tốn, pháp lý, bảo hiểm và các dịch vụ phục vụ, nâng cao đời
sống người dân. Tùng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch, thương mại,
dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực.

- Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ.

+ Xây dựng và chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ phù hợp với tiềm năng và lợi
thế vùng, từng bước tham gia vào phân cơng lao động, hợp tác trong và ngồi
nước.


+ Thúc đẩy liên kết, hỗ trợ các vùng trong nước để phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội. Xây dựng và phát triển một số vùng kinh tế trọng điểm, làm động lực cho sự
phát triển của các vùng khác. Tạo cơ chế đặc thù để phát triển một số vùng lãnh
thổ nhằm khai thác thế mạnh của vùng lãnh thổ, đồng thời phù hợp với lợi ích
chung của quốc gia. Đảm bảo cho người dân được hưởng những thành quả của
sự phát triển vùng lãnh thổ.

- Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. + Đổi
mới mạnh mẽ và đồng bộ lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng chất
lượng, hiệu quả và coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

+ Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gần với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực.

+ Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, mà trực tiếp nhất là đầu tư

16

cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, coi giáo dục là nền tảng và là phương thức tạo ra
nguồn lực phát triển.

+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo phải thay đổi cơ bản phương thức
hoạt động, nâng cao cơ sở, trang thiết bị nghiên cứu, gắn kết giữa nghiên cứu,
đào tạo với doanh

nghiệp theo cơ chế hợp tác cùng có lợi, đưa nhanh các tiến bộ khoa học vào sản
xuất và kinh doanh.

+ Coi trọng chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài. - Tích cực, chủ động hội
nhập quốc tế.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài vào phát triển
kinh tế trong nước, đặc biệt là nguồn vốn, công nghệ và quản lý. Phát huy lợi thể
so sánh ở trong nước để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, từng bước tham gia
vào phân công lao động quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu.
+ Mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, du lịch, văn hoá.
Thực hiện đầy đủ các quy định và cam kết với các tổ chức kinh tế khu vực và
toàn cầu như ASEAN, APEC, ASEM, WTO, CPTTP... Đẩy mạnh quan hệ hợp
tác song phương, đa phương trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tơn trọng độc lập
chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam là một q trình kinh tế, kỹ thuật - cơng
nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội
Việt Nam từ trình độ nơng nghiệp lạc hậu lên trình độ cơng nghiệp với các trình độ
cơng nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh. Đây là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời
sống văn hóa - xã hội của đất nước lên trình độ mới.

Để tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam cần thực hiện các
yêu cầu như:

 Phát triển kinh tế và cơng nghệ phải vừa có những bước tuần tự, vừa có bước

nhảy vọt;

 Phát huy những lợi thế của đất nước, gắn cơng nghiệp hóa với hiện đại hóa,

từng bước phát triển kinh tế tri thức;

 Phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt coi

trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền


tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

7. Kết luận
Nội dung cốt lõi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm
2030 là thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo,
nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tạo nên sự
bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành,
lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, hiệu
quả, thực chất; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, từng bước làm
chủ được thiết kế công nghệ, công nghệ lõi, công nghệ nền của một số
ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên; cơ cấu lại các ngành dịch
vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển các loại
dịch vụ mới có tính liên ngành và giá trị gia tăng cao.
Dự báo ngành cơng nghiệp trong tương lại sẽ có những xu hướng
chính sau:

17

 Ngành công nghiệp sẽ trở nên thông minh hơn, sử dụng các giải pháp kỹ
thuật số để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý, vận hành và bảo trì.
Ngành cơng nghiệp sẽ áp dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu, dự
báo nhu cầu, điều chỉnh nguồn cung và cầu, tăng cường chất lượng và an
toàn sản phẩm, giảm lãng phí và tiết kiệm năng lượng. Ngành cơng
nghiệp sẽ kết nối các thiết bị, máy móc, nhân viên và khách hàng thông
qua internet vạn vật, tạo ra một mạng lưới liên kết và hợp tác.

 Ngành công nghiệp sẽ trở nên linh hoạt hơn, có khả năng thích nghi với
những biến đổi của thị trường, môi trường và xã hội. Ngành công nghiệp
sẽ sử dụng các cơng nghệ như robot hóa, tự động hóa, in 3D, máy học để

tăng cường năng suất, chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ và mơ hình kinh
doanh. Ngành công nghiệp sẽ tạo ra các sản phẩm và dịch vụ theo yêu
cầu và tùy biến của khách hàng, đáp ứng nhu cầu đa dạng và cá nhân
hóa.

 Ngành công nghiệp sẽ trở nên bền vững hơn, góp phần bảo vệ mơi
trường và giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Ngành
công nghiệp sẽ chuyển dịch từ các nguồn năng lượng hóa thạch sang các
nguồn năng lượng tái tạo, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ơ
nhiễm khơng khí. Ngành cơng nghiệp sẽ áp dụng các nguyên tắc của nền
kinh tế tuần hoàn, tái chế và tái sử dụng các nguyên liệu và tài nguyên,
giảm lượng rác thải và chất thải sinh học. Ngành công nghiệp sẽ nâng cao
trách nhiệm xã hội, tôn trọng quyền lợi của người lao động, khách hàng
và cộng đồng.

Hình ảnh cơng nghiệp hố của VN

18

19

20


×