Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Skkn gvcn mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 22 trang )

SKKN: Nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 5E, trường tiểu học trần phú thông qua việc tổ chức
một số hoạt động giáo dục rèn phẩm chất cho học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy.

I/ PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng”.
Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục phẩm chất trong các nhà trường
như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”. Mục tiêu
giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về phẩm chất, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở. Giáo dục phẩm chất nhân
cách cho học sinh là một trong những hoạt động quan trọng của nhà trường,
nhằm hình thành cho học sinh có lịng nhân ái, mang bản sắc của con người Việt
Nam, biết chăm học, chăm làm, tự tin, tự trọng, trách nhiệm, trung thực, kỷ luật,
đồn kết, u thương... Có ý thức đầy đủ về bổn phận của mình đối với mọi
người, đối với cộng đồng và môi trường cuộc sống, tôn trọng và thực hiện đúng
pháp luật, các quy định của nhà trường…Thực tế hiện nay, một số ít học sinh có
chiều hướng lệch lạc về phẩm chất đạo đức như tinh thần đoàn kết chưa cao; ý
thức kỉ luật chưa nghiêm; chưa tích cực trong học tập và các hoạt động phong
trào. Là một giáo viên đang trực tiếp chủ nhiêm học sinh lớp 5 trường Tiểu học
Trần Phú, tôi muốn đi sâu tìm hiểu và thực hiện những biện pháp giáo dục phẩm
chất cho học sinh lớp chủ nhiệm, với mong muốn giáo dục các em trở thành
những học sinh có phẩm chất tốt, có nền tảng đạo đức, ln vững vàng trước
những khó khăn thử thách của cuộc sống, trở thành những công dân tốt trong
tương lai, xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó có được những đóng góp ý kiến
của đồng nghiệp, rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân nhằm ngày
càng nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy tơi chọn đề tài “ Nâng cao công tác
chủ nhiệm lớp 5E, trường tiểu học trần phú thông qua việc tổ chức một số
hoạt động giáo dục rèn phẩm chất cho học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy”.



2. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

- Nhằm nâng cao giá trị đạo đức cho học sinh trong học tập cũng như trong
cách ứng xử với mọi người xung quanh.

- Hướng cho các em trở thành những người đội viên gương mẫu, những
tuyên truyền viên về phẩm chất đạo đức lối sống trong gia đình cũng như ngồi
xã hội.

- Các em có trách nhiệm với lối sống, việc làm của mình từ đó biết điều
chỉnh bản thân trở thành cơng dân mẫu mực.

Từ các mục tiêu trên, tôi đề ra biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm
thông qua việc tổ chức một số hoạt động giáo dục rèn phẩm chất cho học sinh
theo 5 điều Bác Hồ dạy.

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :

- Nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 5E, trường tiểu học trần phú thông qua
việc tổ chức một số hoạt động giáo dục rèn phẩm chất cho học sinh theo 5 điều
Bác Hồ dạy.

- Học sinh lớp 5E Trường tiểu học Trần Phú

Người thực hiện: Lê Thị 1

Mai

4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM:

- 46 học sinh lớp 5E Trường tiểu học Trần Phú.
- Phạm vi, các hoạt động giáo dục rèn luyện phẩm chất cho học sinh lớp 5.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Nghiên cứu tài liệu về tâm sinh lý, sự
phát triển tư duy, đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học. Đặc biệt là học sinh
lứa tuổi lớp 5.
- Phương pháp quan sát : Quan sát những biểu hiện hằng ngày trong các
hoạt động học tập, vui chơi,... của học sinh, thái độ và những chuyển biến về
phẩm chất của từng em.
- Phương pháp đàm thoại : Trò chuyện với học sinh, với Phụ huynh...
- Phương pháp thống kê.
6. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
- 46 học sinh lớp 5E, trường Tiểu học Trần Phú
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2022 và kết thúc 28/03/2023 .

II. NỘI DUNG

1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trong mọi thời đại, việc phát triển phẩm chất mỗi con người là một trong
những thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con người. các chương trình
giáo dục được áp dụng, tuy có khác nhau về cấu trúc, phương pháp và nội dung
giáo dục... nhưng đều hướng tới mục tiêu nhân cách con người. Trong đó việc
hình thành phẩm chất con người (đạo đức) được quan tâm nhấn mạnh.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất :
- Sự hình thành và phát triển phẩm chất của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng
bởi các yếu tố: gia đình, mơi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân. Trong các
yếu tố kể trên chỉ có hoạt động của cá nhân mới là yếu tố quyết định trực tiếp
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Hiện nay, theo chương trình phổ thơng mới 2018 thì người học có 5 phẩm

chất chủ yếu được hướng tới là: yêu nước; nhân ái; chăm chỉ; trung thực; trách
nhiệm. Địi hỏi người giáo viên dạy chương trình hiện hành cần tiếp cận và
hướng người học tới 5 phẩm chất chủ yếu này.
- Xét về mặt tâm lí : Ở lứa tuổi học sinh lớp 5 tình cảm của các em khơng
bền vững, các em dễ thay đổi, dễ bị kích động bởi những kích thích và tác động
bên ngồi, khó kiềm chế. Hay bắt chước. Thích được khen và được nêu gương
trước mọi người. Các em bắt đầu bước vào giai đoạn đầu của lứa tuổi dậy thì
nên rất muốn khẳng định mình, thích thể hiện bản thân, hồn nhiên, dễ tin và dễ
có hành vi bột phát thiếu suy nghĩ.
- Nắm vững đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5, ta có thể xếp trẻ theo
nhóm để có hướng giáo dục, uốn nắn hiệu quả hơn.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

* Tình hình lớp:
- Lớp 5E, trường Tiểu học Trần Phú có 46 học sinh trong đó 18 học sinh nữ;
98% học sinh đúng độ tuổi.
- 46 học sinh đều trên địa bàn phường Trường Chinh và Duy tân.
a. Thuận lợi:

- Các em chăm ngoan, tự tin mạnh dạn, hợp tác với bạn, sống đoàn kết và
yêu thương.

- Giáo viên nhiệt tình, quan tâm giáo dục học sinh cả về kiến thức, kỹ năng,
phẩm chất và năng lực.

- Nhiều gia đình ln chăm lo giáo dục con em phát triển toàn diện.
b. Khó khăn:

- Một số ít học sinh coi nhẹ việc học tập, chưa chăm học, chưa tự giác hoàn
thành các nhệm vụ giáo viên phân công.


- Một số học sinh thực hiện nội quy lớp học chưa nghiêm túc.
- Còn một vài học sinh thiếu quan tâm đến bạn bè, chưa có ý thức giúp đỡ
bạn khi bạn gặp khó khăn.

c. Nguyên nhân của chất lượng nói trên là do:
- Về phía học sinh:

+ Các em chưa nhận thức được đúng đắn về trách nhiệm của bản thân
(trong học tập, trong lao động; quan hệ bạn bè)

+ Chưa có ý thức phấn đấu rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
- Về phía giáo viên:

+ Cơng tác giáo dục rèn luyện học sinh còn chung chung, đại trà, chưa sâu
sát để nắm bắt tình hình học sinh (về thực hiện nội quy lớp học, nhiệm vụ được
giao.); Việc rèn luyện phẩm chất học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy cịn hình thức.

+ Cụ thể qua khảo sát phẩm chất học sinh đầu năm như sau (Số liệu chỉ
dùng để phục vụ cho SKKN), Phẩm chất của 46 học sinh được thể hiện ở các
biểu hiện:

Các phẩm chất Tốt (T) Biểu hiện phẩm chất Chưa đạt (C)
Đạt (Đ) Số %
Chăm học, chăm Số %
làm Số lượng % lượng
Tự tin, trách nhiệm 0
Trung thực kỉ luật lượng
Đoàn kết, yêu 0
thương 39 84,8 7 15,2 0

0
39 84,8 7 15,2

40 87,0 6 13,0

43 93,5 5 10,9

* Phân tích bảng thang đo: Các biểu hiện về phẩm chất đều nằm trong 5
điều Bác Hồ dạy: Chăm học, chăm làm; Tự tin và trách nhiệm; -(lời Bác dạy:
Học tập tốt, lao động tốt); Trung thực, kỉ luật – Kỉ luật tốt; Khiêm tốn, thật thà,
dũng cảm; Đoàn kết, yêu thương-Yêu tổ quốc, yêu đồng bào;

2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
2. 1. Tìm hiểu nắm chắc tình hình học sinh.
- Buổi đầu gặp học sinh, tôi đã giới thiệu để cơ và trị làm quen, tạo sự
thoải mái, cởi mở và gần gũi với các em; đồng thời tiến hành cho học sinh điền
phiếu điều tra (có minh chứng kèm theo).
Qua phiếu điều tra, tơi đã nắm được chính xác: Họ và tên; ngày, tháng, năm
sinh; nơi sinh, hộ khẩu thường trú, … đúng theo giấy khai sinh; địa chỉ cụ thể
nơi thường trú hoặc tạm trú hay ở trọ; họ tên cha, mẹ hoặc người đỡ đầu và nghề
nghiệp). Nắm bắt hoàn cảnh của từng học sinh (học sinh thuộc diện hộ nghèo,
cận nghèo, có hồn cảnh khó khăn phải sống cùng ông bà, xa cha, xa mẹ, thiếu
sự giáo dục trực tiếp của cha hoặc mẹ,… gia đình có hồn cảnh khó khăn
(Phạm Ngọc Phúc, Phan Bá Trại) - (có sổ chủ nhiệm– phần phụ lục kèm theo.).
- Vào đầu năm học, tiết sinh hoạt lớp đầu tiên, tổ chức cho học sinh học tập
các nhiệm vụ của người học sinh, 5 điều Bác Hồ dạy, học nội quy của nhà
trường, của lớp học, Thảo luận về câu nói của Bác Hồ “Có đức mà khơng có
tài làm việc gì cũng khó. Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng.” Nhằm giúp
học sinh hiểu được, con người khơng chỉ cần có tài mà cịn cần có đức (Phẩm
chất tốt) để trưởng thành, trở thành người có ích.

- Giáo viên lấy ví dụ cụ thể : Người vơ kỷ luật, bất hiếu với cha mẹ,. thì có
giúp ích được cho gia đình và cộng đồng khơng, cuộc sống của họ có bình n,
hạnh phúc khơng ? Vì sao ? Gia đình của họ sẽ thế nào ?....giúp các em xác
định học tập tốt và rèn luyện phẩm chất tốt là những nhiệm vụ quan trọng của
mỗi người học sinh.
- Đối với học sinh lớp 5, là lớp cuối của bậc Tiểu học, cần giúp các em định
hướng mục tiêu rèn luyện về phẩm chất đó là : Chăm học, chăm làm; Tự tin,
trách nhiệm, Trung thực, kỉ luật; Đoàn kết, yêu thương. Bằng câu hỏi, và những
dẫn chứng, ví dụ thảo luận giúp các em hiểu được Thế nào là chăm học, chăm
làm ?.....là trung thực, kỉ luật ? Đoàn kết, yêu thương...? (lấy ví dụ những biểu
hiện trung thực, tự tin, trách nhiệm, đoàn kết, yêu thương, chăm học, chăm làm,
kỉ luật, ....). Vì sao em phải chăm học, chăm làm, phải trung thực, kỉ luật. ?
Nhằm giúp các em hiểu và có được những định hướng đúng đắn phấn đấu rèn
luyện bản thân trở thành những công dân tốt xây dựng và bảo vệ đất nước trong
tương lai.
- Lập và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú, phân theo từng khu vực;
phân loại đối tượng học sinh theo nhóm năng lực, phẩm chất để có kế hoạch
giáo dục.
- Đồng thời tơi nắm bắt tình hình học sinh ngoan, chưa ngoan, ý thức học
tập chưa tiến bộ, nghỉ học khơng có lí do,. Tất cả các thông tin của học sinh tôi
đưa vào sổ chủ nhiệm và sổ theo dõi cá nhân. Sau ba tuần đầu năm học 2022 -
2023, tơi đã rà sốt, lập bảng theo dõi những học sinh có ý thức học tập chưa tốt
và chưa ngoan.

- Lưu số điện thoại của cha, mẹ 46 học sinh trong lớp (có trong số chủ nhiệm).

- Kết hợp với giáo viên bộ môn để thu thập thông tin về học sinh của lớp
mình chủ nhiệm, kể cả năng lực và phẩm chất, học lực và năng khiếu cũng như
thành tích tốt nổi bật hoặc chưa tốt của học sinh. Sau khi hồn thành việc tìm
hiểu tình hình học sinh, tôi tiến hành cho các em xây dựng Hội đồng tự quản.


Cụ thể: + Học sinh chăm học, chăm làm: 41 em; 5 em chưa chăm học,
chăm làm (1. Nguyễn Minh Phúc; 2. Nguyễn Tuấn Vĩ; 3. Ngô Minh Khôi; 4. Lê
Bảo Minh; 5. Phan Bá Trại.

+ Chưa manh dạn, tự tin : 1. Nguyễn Thị Như Quỳnh; 2. Nguyễn Minh
Phúc; 3. Phan Bá Trại; 4. Trần Đỗ Hoàng Vân.

+ Ý thức kỉ luật chưa cao như đi học muộn, làm trực nhật trễ; xếp hàng ra
vào lớp không ngay ngắn: Nguyễn Minh Phúc; 2. Nguyễn Tuấn Vĩ; 3. Ngô
Minh Khôi; 4. Lê Bảo Minh; 5. Trịnh Hoàng Thiên Long;....

* Từ tình hình trên, tơi lập kế hoạch công tác chủ nhiệm là trước hết cô
phải là người đi sớm, đến lớp trước 15 phút nhắc nhở, chỉ dạy học sinh vệ sinh
lớp học trước khi vào lớp bằng cách hướng dẫn cụ thể. Động viên, khích lệ học
sinh tự tin, đọc bài, trả lời câu hỏi, giao tiếp rõ ràng để người đối diện nghe, hiểu
và có phản biện. Chỉ dẫn tận tình cho học sinh chậm; giao việc cụ thể cho Ban
cán sự lớp nhắc nhở, giúp đỡ, chia sẻ cùng các bạn thực hiện tốt các nội quy lớp
học.

- Ngoài ra, theo các kế hoạch của nhà trường, của Liên đội, cơ trị lớp 5E tổ
chức các hoạt động mang tính giáo dục như : Qun góp ủng hộ các bạn nghèo
trong lớp, ủng hộ các bạn học sinh nghèo, bị bệnh nghiểm nghèo trong
thành phố, tổ chức giúp bạn gia đình gặp hoạn nạn,...

- Khuyến khích tạo điều kiện cho các em giao lưu, mạnh dạn nói ý
kiến suy nghĩ của bản thân về ưu nhược điểm, hướng phấn đấu rèn luyện
của mình...Từ đó giáo viên giúp các em có được những định hướng rèn
luyện đúng đắn.


2.2. Giáo dục học sinh thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập 5 điều Bác Hồ dạy

Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
- Giới thiệu cho học sinh biết hình ảnh, hoạt động, video về Bác Hồ...
+ Ví dụ: Như hình ảnh Bác Hồ với các cháu nhi đồng ở Trường mầm
non Thị xã Thanh Hóa hay hình ảnh Bác Hồ đọc báo cho các cháu nghe tại
trại nhi đồng ở Việt Bắc, năm 1950. Qua hình ảnh này cho ta thấy Bác Hồ luôn
quan tâm, yêu quý các cháu thiếu niên nhi đồng dù trong bất cứ hồn cảnh nào.
Vì Bác biết, thế hệ măng non là tương lại của đất nước.

Bác Hồ đến thăm và chia kẹo cho các cháu nhi đồng Bác Hồ đọc báo cho các cháu nghe tại trại nhi đồng ở
ở Trường mầm non Thị xã Thanh Hóa Việt Bắc, năm 1950.

- Thông qua chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em, giáo dục học sinh biết Bác
Hồ dành rất nhiều tình yêu thương cho thiếu niên, nhi đồng và rèn luyện phẩm
chất, đạo đức cho các thế hệ trẻ. Năm điều bác Hồ dạy luôn được thiếu nhi cả
nước ghi nhớ, phấn đấu thực hiện để trở thành cháu ngoan Bác Hồ. Trong bài
Tập đọc: Thư gửi các học sinh, thông qua bài học, học sinh hiểu tuy Bác Hồ
bận trăm công, ngàn việc nước nhưng Bác vẫn dành thời gian gửi thư động viên
cho học sinh, khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. (Phụ lục
giáo án kèm theo)

- Tổ chức các hoạt động để phân tích cho học sinh hiểu được nội dung 5
điều Bác Hồ dạy. Từ đó, học sinh hiểu và biết trân quý, yêu thương và chia sẻ.


- Các em biết chia sẻ, giúp đỡ các bạn học sinh vùng khó khăn; bạn nghèo
trong lớp... cụ thể:

+ Ủng hộ HS nghèo nhân dịp tết Trung thu phần quà trị giá 510 000đ
+ Ủng hộ bạn Y Kiều, trường Tiểu học Đặng Trần Côn bị bệnh hiểm nghèo
số tiền trị giá: 520 000 đồng
+ Ủng hộ học sinh nghèo ăn tết: 750 000 đồng
+ Ủng hộ bạn Nguyễn Ngọc Phúc (HS nghèo trong lớp số tiền 450 000đồng

2.2.1. Tổ chức rèn phẩm chất học sinh biết “Yêu tổ quốc, yêu đồng
bào”.

+ Tích hợp trong các hoạt động giáo dục theo chủ điểm tập đọc lớp 5 như:
Việt Nam -Tổ quốc em, Cánh chim hịa bình – thể hiện khát vọng của hịa bình
hay Con người với thiên nhiên – thể hiện tình yêu thiên nhiên.

+ Học sinh thể hiện bằng hành động cụ thể
Ví dụ: Tổ chức cho học sinh đi viếng nghĩa trang liệt sĩ theo chủ điểm: Kỉ
niệm ngày 27/07/2023.

+ Kể chuyện về những tấm gương anh hùng; giáo dục truyền thống yêu
nước; đạo đức Bác Hồ, đọc sách cụ thể: Trong tuần: 15 phút đầu giờ thứ ba và
thứ năm học sinh múa hát tập thể ngoài sân trường theo kế hoạch của liên đội.
Thứ hai, tư, sáu: học sinh đọc sách, kể chuyện đạo đức Bác Hồ cho nhau nghe;

Ví dụ: Học sinh kể chuyện Hộp thư mật – tập đọc tuần 24.
Thông qua bài đọc, học sinh hiểu, cảm phục và học tập những hành động
dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo.
- Đạo đức – lớp 5 tuần 23,24: Em yêu tổ quốc Việt Nam, giáo dục hoc sinh

tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất
nước. Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
((giáo án đạo đức bài Em yêu tổ quốc Việt Nam – phụ lục.)

2.2.2. Giúp học sinh phấn đấu học tập tốt, lao động tốt.
a. Học tập tốt:

- Trước hết học sinh biết xác định động cơ học tập, có thái độ đúng đắn
trong học tập, chăm chỉ học tập đều các môn học . Các em khơng chỉ học trong
sách, vở mà cịn phải học tập thêm ngoài cuộc sống hằng ngày. Giúp các em có
phương pháp học tập đúng đắn. Cụ thể là: Việc tham gia học tập tích cực ở lớp.
Đến trường chuẩn bị bài học ở nhà đầy đủ, chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập
chu đáo. Vào lớp cố gắng lắng nghe thầy cô đặt vấn đề gợi mở, tích cực phát
biểu ý kiến nhằm thể hiện khả năng tiếp thu vốn hiểu biết của mình. Để thầy, cô
giúp đỡ và điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình nhằm giúp cho các em
học tập đạt hiệu quả, và có thể bồi dưỡng thêm

- Dạy học sinh biết tự học, tự chủ (hồn thành một cách chủ động, tích cực
việc học ở nhà hiệu quả, chất lượng ví dụ: ....đến lớp làm bài tốt, biết phát huy ...

Biết giao tiếp hợp tác với bạn trong học tập, với mọi người trong cuộc sống
một cách tự tin.

Ví dụ: Trong các tiết học trên lớp, học sinh luôn được tôi tạo điều kiện cho
các em được học tập một cách sáng tạo, chủ động thơng qua thảo luận nhóm,
chia sẻ, giúp đỡ bạn trong nhóm. Hoặc tự học một cách chủ động.

Hình ảnh: Học sinh trong giờ học toán

Sáng tạo giải quyết vấn đề trong học tập: Các em biết xây dựng kế hoạch

trải nghiệm hoặc ngoại khóa cho các ngày lễ như Đêm hội trăng rằm; 20/10;
20/11; 08/03 hay kế hoạch Mừng Đảng-Mừng Xuân.

Hình ảnh: Học sinh tham gia Đêm Hội trăng rằm

Hình ảnh: Ngoại khóa Mừng Đảng – Mừng Xuân Quý Mão!

- Đặc biết qua học tập 5 điều Bác Hồ dạy, cụ thể ý thức học tập của các em
rất tốt nên đã đạt một số thành tích cao trong các cuộc thi, cụ thể:

+ Tài năng Tiếng Anh cấp tỉnh: 1 em Nguyễn Minh Quân.
+ Thi IOE cấp tỉnh, 4 em gồm: Nguyễn Minh Quân; Nguyễn Phạm Quỳnh
Nhi; Lê Đình Nam Khánh; Lê Trọng Nguyên.
+ Cấp tỉnh Thể dục thể thao: môn cờ vua 1 em Nguyễn Minh Quân
+ TNTV cấp trường, 4 em gồm: Lê Đình Nam Khánh; Nguyễn Hà Bảo
Trâm; Nguyễn Phạm Quỳnh Nhi, Nguyễn Phúc Hưng.
+ Tham gia sân chơi VioEdu cấp thành phố 2 em: Lê Đình Nam Khánh;
Nguyễn Hà Bảo Trâm.
b. Lao động tốt:

- Giáo dục học sinh hiểu lao động tốt là biết yêu lao động, quý trọng thành
quả và giá trị của lao động mà bản thân hoặc người khác mang lại . Biết thực
hiện lao động vừa sức, tích cực tham gia lao động cùng tập thể. Việc thể hiện lao
động tốt của các em cụ thể tốt như : Việc trực nhật trường lớp ; Biết giữ gìn vệ
sinh chung trong và ngồi nhà trường. Biết giữ gìn thân thể sạch sẽ, biết giúp đỡ
cha, mẹ những công việc nhẹ nhàng ở nhà như quét nhà, rửa chén bát, cắt cỏ
v.v … Phải phân tích để các em hiểu được, ngồi học tập còn phải biết lao động,
Bác Hồ đã dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, tổ chức cho các
em lao động để phục vụ cho bản thân, gia đình, làm cơng tác xã hội, qua đó các
em biết qúy trọng sức lao động, tiết kiệm tài sản, của cải… .


- Ngoài ra lao động giúp các em thực hiện “Học đi đôi với hành”, lý luận
gắn liền với thực tiễn, hình thành cho các em tính tự giác, kỷ luật cao, trở thành
người lao động có trách nhiệm trong tương lai . Để “Học tập tốt, lao động tốt”,
các em thiếu nhi tích cực tham gia các hoạt động như vận động viên nhỏ tuổi,
nghệ sĩ nhỏ tuổi, nhà sinh học nhỏ tuổi, chăm học.

Sản phẩm của học sinh khi em là nghệ sĩ, họa sĩ nhỏ tuổi trong hoạt động
ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp.

- Giáo viên thường xuyên khen ngợi học sinh có thành tích trong lao động
và học tập để các em có động lực phấn đấu và ý thức trách nhiệm với bản thân
với tập thể.

- Hay tích hợp trong các chủ điểm Con người với thiên nhiên -tập đọc lớp
5, bài Cái gì quý nhất? -tuần 9, học sinh hiểu và khẳng định Người lao động là
quý nhất.

- Kể cho học sinh nghe về các tấm gương anh hùng lao động.
Ví dụ: Anh hùng lao động Hồ Giáo trong “Đàn bê của anh Hồ giáo” qua
câu chuyện, học sinh biết Đàn bê quấn quýt bên anh Hồ Giáo như những đứa trẻ
bởi từ sự yêu thương, chăm sóc của anh với đàn bê. Qua đó ta thấy hiện lên hình
ảnh rất đẹp, đáng kính trọng của anh hùng lao động Hồ Giáo.

AHLĐ Hồ Giáo lúc 80 tuổi khi cịn chăm sóc đàn trâu Mura - Ảnh: M.T

Hoặc: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa -tập đọc lớp 4, qua bài tập đọc
các em thêm cảm phục anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa nghe theo tiếng gọi
thiêng liêng của tổ quốc, dám từ bỏ cuộc sống giàu sang ở bên Pháp để trở về
phục vụ tổ quốc quê hương.


* Qua hoạt động này, giáo dục học sinh hiểu lao động biết yêu lao động,
quý trọng thành quả và giá trị của lao động mà bản thân hoặc người khác mang
lại. Các em hiểu được, ngoài học tập còn phải biết lao động, Bác Hồ đã dạy
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, tổ chức cho các em lao động để
phục vụ cho bản thân, gia đình, làm cơng tác xã hội, qua đó các em biết qúy
trọng sức lao động, tiết kiệm tài sản, của cải… .

2.2.3. Giáo dục học sinh biết đoàn kết tốt, kỉ luật tốt

- Xây dựng nội quy lớp học vì thơng qua nội quy lớp học, học sinh thể hiện
việc chấp hành nội quy, quy định của trường lớp . Những quy định chung ở
những nơi cộng cộng v.v… Những hành vi này của các em được thể hiện như :
Đi học đúng giờ ; nghỉ học có xin phép, chấp hành tốt lời dặn của giáo viên làm
bài, học bài ở nhà, vào lớp không làm việc riêng . Nên thể hiện giờ nào việc ấy
khơng nói chuyện riêng trong giờ học gây ảnh hưởng đến việc học tập của các
bạn … Biết tôn trọng các quy định ở những nơi trang nghiêm, nơi thờ tự … khi
đến những nơi này thì các em phải đi nhẹ, nói khẽ tránh dùm giỡn gây ồn ào
những nơi trang nghiêm v.v…. Với nội dung “Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt”, giáo
viên kết hợp Tổng phụ trách Đội và nhà trường để tạo nhiều điều kiện để các em
tham gia các phong trào, giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức chấp hành pháp luật
qua các hội thi nghi thức Đội, hữu nghị quốc tế, hội thi an tồn giao thơng.

-Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trò chơi nhằm giúp các em
tinh thần hợp tác, kỉ luật chơi, luật chơi...). Tổ chức các hoạt động trải nghiệm
mang tính kết nối cộng động cao trong học sinh...

Hình ảnh: Học sinh nghiêm trang khi tới Hình ảnh: Học sinh tham gia ngoại khóa
viếng Nghĩa trang liệt sĩ Mừng Đảng-Mừng xuân -Liên khối


* Từ việc giáo dục tinh thần đoàn kết và kỉ luật, giáo viên giúp học sinh
điều chỉnh được cá tính của bản thân khi biết nhường nhịn bạn, yêu thương em
nhỏ,...có ý thức tập thể khơng vì cá nhân, rèn tính kiên trì, ý thức kỉ luật cao.
Đặc biệt học sinh hiểu đoàn kết là sức mạnh, ý thức kỉ luật cao là thành công.

2.2.4. Giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Việc giữ vệ sinh ở trường, giữ vệ sinh ở nhà và ở những nơi cơng cộng
cũng như việc giữ gìn vệ sinh cá nhân của các em. Các việc giữ vệ sinh có thể là
những biểu hiện như : “ Ở trường ” thì khơng vứt rát bừa bãi, bỏ rát, đổ rát đúng
nơi trường quy định . Thực hiện việc đi vệ sinh đúng theo quy định của trường,
dọn dẹp, quét lớp, lau chùi lớp học; vệ sinh cầu thang, sân trường,....; …. “ Ở
nhà ” biết làm vệ sinh xung quanh nhà, thu gom rát thải sinh hoạt xử lý để tránh
gây ơ nhiễm mơi trường xung quanh. Qua đó giúp các em biết xử lý rát thải
trong cuộc sống hằng ngày, phát hoang những nơi rậm rạp nhằm không cho các
cơn trùng có hại gây bệnh cho con người … “ Ở nơi công cộng ” cần thể hiện
nếp sống văn minh, chấp hành các quy định chung nơi đó . Không vẽ bẩn lên
tường, lên tranh ảnh nhằm gây mất vẻ mĩ quan nơi công cộng v.v… “ Về bản
thân ” phải biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thực hiện ăn chín uống chín. Ăn
bán trú-rửa tay trước khi ăn, dọn dẹp ghế, giữ im lặng khi ngủ trưa, nói lời cảm
ơn cơ nấu bếp,...; hoặc “ đầu tóc phải được cắt chải gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ,
giữ gìn vệ sinh chân, tay và răng miệng …” (vệ sinh bản thân; trường lớp sạch
đẹp;

Hình ảnh: Học sinh tham gia lao động “Làm nghìn việc tốt”

2.2.5. Khiêm tốn thật thà dũng cảm
- Đối với điều này cần giúp cho các em hiểu và biết :

a. “ Khiêm tốn ” là biết tự trọng bản thân, không tự kêu tự mãn, biết lễ
phép với ông bà, thầy cô và cha mẹ . Biết tôn trọng người lớn tuổi, biết nói năng

nhẹ nhàng, biết dạ, thưa khi được người lớn tuổi hỏi …“ Thật thà ” là phải biết
trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập . Phải có lối sống
trung thực với mọi người, với thầy cô, với bạn bè và đặt biệt là với ông bà, cha
mẹ .

- Thật thà: Dùng các câu thành ngữ, tục ngữ nói về tính thật thà, học sinh
phải tim và nêu đồng thời giúp các em rèn nói Tiếng Việt bằng hình thức trị
chơi Truyền điện. Bạn nêu đúng sẽ được quyền gọi bạn tiếp theo cứ thế đến hết
thời gian.

Ví dụ những câu thành ngữ, tục ngữ sau:
1. Thẳng như ruột ngựa.
2. Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.
3. Cây vay hay ghét mực tàu.
4. Mất lòng trước, được lòng sau. .....

b.“ Dũng cảm ” giáo viên cần giúp cho các em biết đây là một đức tính tốt
. Một đức tính cao quý của con người, người dũng cảm là người biết nhìn nhận
những khuyết điểm, thiếu sót của mình . Người dũng cảm ln được mọi người
q mến . Giáo dục các em ra sức học tập đức tính “Cần, kiệm, liêm, chính”,
giản dị của Bác, tạo cho các em sân chơi lý thú để học tập về tấm gương đạo đức
của Bác Hồ, học tập rèn luyện như: khiêm tốn học hỏi, biết bảo vệ của cơng,
thực hành tiết kiệm, sống giản dị, hồ đồng với mọi người, giữ gìn vệ sinh, có ý
thức bảo vệ mơi trường …. Từ đó giúp các em có điều kiện thực hiện tốt 5 điều
Bác Hồ dạy.

- Dũng cảm (dũng cảm trong công việc; trong thơng qua tích hợp trong mơn
đạo đức, tập đọc: Hộp thư mật...học sinh viết được cảm nhận của mình thơng
qua hình ảnh anh Hai Long.


- Noi gương hành động dũng cảm của các anh hùng chi đội mang tên: Võ
Thị Sáu; Liên độ mang tên Trần Phú.. . .hoặc anh Kim Đồng.

- Giáo dục các em dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi, hay giúp bạn....
- Theo kế hoạch của Liên Đội phát động, chi đội lớp 5E tham gia làm nghìn
việc tốt như :
+ Hỗ trợ các bạn học sinh có hồn cảnh khó khăn sách, vở đồ dùng học tập:
60 quyển sách và vở viết; 100 cây bút.
+ Ủng hộ HS nghèo nhân dịp tết Trung thu phần quà trị giá 510 000đ
+ Ủng hộ bạn Y Kiều, trường Tiểu học Đặng Trần Côn bị bệnh hiểm nghèo
số tiền trị giá: 520 000 đồng
+ Ủng hộ học sinh nghèo ăn tết: 750 000 đồng
+ Ủng hộ bạn Nguyễn Ngọc Phúc (HS nghèo trong lớp số tiền 450 000đồng
+ Tham gia vẽ tranh Làm nghìn việc tốt.
+ Vệ sinh môi trường lớp, trường, khu bán trú luôn sạch đẹp.

* Tóm lại, người khiêm tốn, thật thà là những người biết giữ gìn phẩm giá,
đề cao giá trị bản thân và luôn muốn được mọi người tôn trọng bằng chính hành
động của mình. Dũng cảm trước mọi khó khăn dù nhỏ nhất.

2.3. Giáo viên phải là tấm gương sáng về phẩm chất, lối sống; lắng
nghe, yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu, động viên khích lệ và sẵn sàng giúp
đỡ học sinh :

- Đối với học sinh tiểu học, cô giáo là người mà các em xem như thần
tượng để học tập, bắt chước, làm theo. Bởi vậy, giáo viên cần phải :

- Rèn luyện cho mình phẩm chất tốt, nhân hậu, chuẩn mực trong mọi hành
vi, lời nói, thái độ đối với mọi đối tượng, đặc biệt thân thiện, ân cần, yêu thương,
bao dung và công bằng đối với tất cả học sinh. Quan tâm lo lắng, giúp đỡ học

sinh có hồn cảnh khó khăn, lúc các em bị mệt, bị ốm,...bằng tấm lòng của
người mẹ.

- Là tấm gương tận tụy, có trách nhiệm trong công việc, trung thực, đặc
biệt cần giữ và thực hiện lời hứa đối với học sinh...

- Trò chuyện hàng ngày, quan sát, lắng nghe để hiểu được những suy nghĩ,
tâm tư tình cảm, sở thích, tính cách và nội tâm của mỗi em, kịp thời giúp đỡ các
em gặp khó khăn, khuyến khích khen ngợi khi các em tiến bộ, có việc làm tốt và

đặc biệt là quan tâm nhắc nhở, uốn nắn ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc về
suy nghĩ, hành động, ứng xử, lời nói chưa đúng chuẩn mực ở mỗi học sinh...

Dưới đây là một vài hình ảnh cơ, trị thể hiện tinh thần quyết tâm trong mọi
hoạt động của lớp.

Hình ảnh: Cơ và trị cũng thể hiện tinh thần quyết tâm!

- Quan tâm giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh nhưng không làm các
em sợ sệt, mất đi sự hồn nhiên tinh nghịch của lứa tuổi, khơng bắt các em phải
thực hiện một cách gị ép áp đặt phải thế này, phải thế kia....mà tạo hứng thú,
tính tự giác, tạo mơi trường học tập trong lớp học vui vẻ nhẹ nhàng, thân thiện,
cơ và trị cùng hịa mình vào các hoạt động học tập, vệ sinh lớp học, trong
các hoạt động đó, các em sẽ có thêm những trải nghiệm, kiến thức, hiểu biết,
những lời khuyên bảo của cơ, được khích lệ sẽ tự tin mạnh dạn hơn, cảm nhận
được sự thân thiện yêu thương đoàn kết với các bạn, cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau
để cùng nhau tiến bộ.

- Rèn luyện kỹ năng xử lý khi học sinh mắc lỗi :
Trong quá trình giáo dục học sinh, khi các em mắc lỗi, nếu quát mắng,

trách phạt bằng các hình thức như yêu cầu các em đứng lên bảng, phạt. sẽ
khiến các em xấu hổ, gây tính trơ lỳ, bất cần, nói dối, đối phó, mà giáo viên cần
kiềm chế, kiên nhẫn, bình tĩnh, hỏi, tìm hiểu đúng sự việc, ngun nhân, để
chính học sinh phạm lỗi nói ý kiến, suy nghĩ của mình, giáo viên cần phân tích
để các em thấy rõ được đúng sai, để các em thấy được những tác hại về thái độ
và việc làm chưa đúng, biết nhận lỗi và tìm cách sửa lỗi. Giáo viên cần thể hiện
rõ sự khơng đồng tình bằng thái độ, ánh mắt, cử chỉ,. và đánh dấu số lần phạm
lỗi của học sinh vào sổ theo dõi riêng, giao nhiệm vụ, yêu cầu học sinh cần phải
sửa chữa không được tái phạm.

Gặp riêng học sinh vào cuối giờ học để lắng nghe các em trình bày những
suy nghĩ của mình, kết hợp uốn nắn, giúp đỡ, giao nhiệm vụ và yêu cầu khắc
phục...

VD : - Với học sinh đánh bạn : Giáo viên cần tìm hiểu đúng sự việc bằng
việc hỏi các học sinh chứng kiến, tìm nguyên nhân, gặp riêng và hỏi học sinh vi
phạm : - Vì sao con đánh bạn ? Nếu con bị người khác đánh, con cảm thấy thế
nào ? Con thấy mình đánh bạn như vậy là đúng hay sai ? Sai thì con phải làm gì
? Con có thực hiện được khơng ? Cô tin là con làm được, cô sẽ theo dõi đấy...

* Với biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh gần gũi, tin u cơ giáo và các
em cịn ln coi cơ là người người bạn lớn, rất thích tâm sự với cơ khi vui, khi
buồn. Các em thích xây dựng kế hoạch trải nghiệm các hoạt động ngoại khóa
chào đón cơ. Biết nhận lỗi và sửa lỗi, có sự tiến bộ rõ rệt về phẩm chất dẫn đến
học tập cũng tiến bộ.

2.4. Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt
động ngoại khóa.

- Phẩm chất học sinh được hình thành qua việc tiếp xúc, giao tiếp, trải

nghiệm trong các hoạt động. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, phẩm chất các em
được bộc lộ rõ nét trong các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể như
thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, dã ngoại, ... Trong các hoạt động này, giáo
viên linh hoạt tổ chức hoạt động thi đua theo nhóm, hoạt động cá nhân, luôn
quan sát những biểu hiện ở học sinh, kịp thời khuyến khích uốn nắn, khuyên bảo
để các em tiến bộ. Rèn tính kỷ luật, trung thực, đồn kết, có trách nhiệm, tự tin,
tương trợ giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ,...

- Ngoài ra, theo các kế hoạch của nhà trường, của Liên đội, cơ trị lớp 5E tổ
chức các hoạt động mang tính giáo dục như : giao lưu văn nghệ Đêm hội trăng
rằm để các em biết sự tích chú Cuội cung trăng,...hay tham gia văn nghệ chào
mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Sau mỗi hoạt động, giáo viên nhận xét,
đánh giá cụ thể, biểu dương các em. Học sinh hiểu được ý nghĩa của hoạt động,
tích cực hào hứng tham gia, qua đó giáo dục các em lòng nhân ái, yêu thương,
sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Hình ảnh: Học sinh trong giờ học tốn. Hình ảnh: Ngoại khóa Mừng Đảng –
Mừng Xuân Quý Mão!

Trên đây là một số ít hình ảnh học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa.
* Thông qua các hoạt động ngoại khóa của từng chủ điểm của từng tháng
mà Liên đội đề ra, giáo viên đã tổ chức cho học sinh trong lớp tham gia các
phong trào xen kẽ với việc học tập giúp các em vừa được học vừa được chơi. Từ
đó, giúp các em có thêm hứng thú trong q trình học tập, đồng thời được ơn
luyện các truyền thống tốt đẹp của dân tộc .

2.5. Thường xuyên phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục phẩm
chất cho học sinh :

- Ngay từ đầu năm học, giáo viên có kế hoạch và đến thăm gia đình học

sinh để tìm hiểu hồn cảnh, gặp gỡ trị chuyện với phụ huynh, thường xuyên liên
lạc qua điện thoại trao đổi về những biểu hiện của học sinh ở gia đình, ở lớp đặc
biệt là những học sinh chưa ngoan, hoặc có biểu hiện bất thường. Qua đó giáo
viên nắm được rõ hơn về hoàn cảnh - những thuận lợi khó khăn, đặc điểm, phẩm
chất, cách giáo dục trong gia đình của từng em, biết được nguyên nhân để tác
động và phối hợp giáo dục học sinh.

VD : - Trò chuyện, thuyết phục, phân tích hậu quả của việc nng chiều
đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi của các em. Cần hướng dẫn và khuyến khích các
em làm việc nhà vừa sức phù hợp với lứa tuổi; quản lý chặt việc sử dụng máy
tính và internet, xem chương trình trên ti vi hợp với lứa tuổi, theo dõi khuyên
bảo con chọn bạn để chơi. Không cho con tiền để tự ý mua đồ ăn hoặc thưởng
bằng tiền, vật chất gây tính tham lam, coi trọng tiền của vật chất ở học sinh.
Hướng dẫn tự học ở nhà...

- Phân tích tác hại của việc đánh mắng con gây tâm lí trơ lì, hay nói dối,
chối cãi mỗi khi mắc lỗi…Cần gần gũi, động viên, hiểu những suy nghĩ tình cảm
của con.

- Tìm cách sắp xếp công việc để quan tâm hơn đến con, hướng dẫn làm
việc nhà vừa sức như quét nhà, nhặt rau, gấp quần áo, ...., quản lí khơng để em
tự ý đi chơi xa, quan tâm xem em chơi với những ai ở nhà để kịp thời khuyên
bảo. Bố mẹ và những người trong gia đình cần gương mẫu trong cách nói

năng…Động viên những tiến bộ ở em, khen ngợi nhiều hơn gây hứng thú chăm
chỉ làm việc và học tập...

- Tôn trọng những sở trường, năng khiếu ở các em, không quá gây áp lực
về học tập, về thành tích mà coi nhẹ giáo dục phẩm chất đạo đức, những đức
tính căn bản của một con người lương thiện, có ích, biết u thương chia sẻ...


- Nếu các em nghỉ học vơ lí do, đến lớp chậm giờ, hay có những biểu hiện
bất thường như mệt mỏi, thờ ơ trong giờ học, buồn bã, hung dữ với bạn
bè....giáo viên liên lạc ngay với phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện
pháp khắc phục....(VD : Học sinh đi học nhưng khơng đến lớp mà đi chơi trị
chơi điện tử, học sinh thức quá khuya để xem phim,...)

Được sự tin cậy và ủng hộ của phụ huynh học sinh, hầu hết các gia đình đã
có sự chuyển biến trong cách giáo dục con em, các em đã có sự tiến bộ tích cực,
vui vẻ tự tin hơn, dám nhận lỗi và tích cực sửa lỗi, không chối cãi, chia sẻ nhiều
điều với bạn bè và cơ giáo, tự giác giúp đỡ bạn...khơng cịn hiện tượng học sinh
trốn tránh các công việc, tự giác chăm học hơn, khơng cịn hiện tượng ham chơi
điện tử mà thờ ơ các hoạt động khác. (có sổ chủ nhiệm- biên bản họp phụ huynh
kèm theo – phần phụ lục.).

2.6. Giáo dục phẩm chất đạo đức thông qua tất cả các môn học :

- Tất cả các mơn học ở trường Tiểu học đều có những nội dung mang tính
giáo dục sâu sắc, từ những nội dung đó, giáo viên linh hoạt ứng dụng vào bài
học định hướng những chuẩn mực đạo đức cho các em.

VD: Bài “ Một vụ đắm tàu” ( Tập đọc lớp 5) : Sau phần củng cố nội dung
bài, giáo viên khuyến khích học sinh nêu những cảm nhận, suy nghĩ của mình về
2 nhân vật trong bài đọc và hướng học sinh liên hệ bản thân :

- Là con trai, em cần rèn luyện cho mình những đức tính gì ? Em cần học
tập bạn nam trong bài những phẩm chất tốt gì ? Là con gái, em cần rèn luyện
cho mình những đức tính gì ? Em cần học tập bạn nữ trong bài những phẩm chất
tốt gì ?


Môn lịch sử : Sau mỗi bài học, giáo viên cần khơi dậy lòng tự hào dân tộc,
lòng yêu nước, yêu độc lập tự do và trách nhiệm của người học sinh, liên hệ
thực tế việc học tập và rèn luyện của học sinh trong lớp...

Môn Địa lý, Khoa học : Thông qua những bài học định hướng cho học sinh
có ý thức tiết kiệm tài nguyên, yêu quý và bảo vệ môi trường xung quanh....

VD : Học bài “Có trách nhiệm về việc mình làm”. – Đạo đức lớp 5
- Giáo viên giúp học sinh hiểu rõ được : Có trách nhiệm về việc mình làm
là như thế nào ? Những biểu hiện của người có trách nhiệm ? Vì sao cần phải có
trách nhiệm về việc mình làm ?
- Phần thực hành : Giáo viên nêu một số tình huống thường xảy ra với học
sinh trong lớp để các em xử lý tình huống : Em làm gì khi vô ý làm giây mực
vào vở bạn. Em chạy vội làm bạn ngã. Em vơ ý làm vỡ bình hoa ở nhà Kết
thúc giờ học, giáo viên nhận xét khen ngợi, khuyến khích và nhắc nhở học sinh
trong lớp đã có những biểu hiện có trách nhiệm hoặc chưa có trách nhiệm về
việc làm của mình và bày tỏ niềm tin các em sẽ ngày càng tiến bộ, có ý thức
trách nhiệm hơn, ....

3. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Trên đây là những biện pháp mà tơi đã thực hiện có hiệu quả thông qua một

số hoạt động rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh. Những biện pháp mà

tôi thực hiện thấy hầu hết học sinh trong lớp tiến bộ một cách rõ rệt, cụ thể phẩm

chất học sinh đến giữa học kì 2 năm học 2022- 2023 như sau:

1.Về phẩm chất (theo dõi, đánh giá đến giữa học kì 2).


Biểu hiện phẩm chất

Các phẩm chất Tốt (T) Đạt (Đ) Chưa đạt (C)
Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Chăm học, chăm làm 44 95,7 2 4,3 0

Tự tin, trách nhiệm 44 95,7 2 4,3 0

Trung thực kỉ luật 45 97,8 1 2,2 0

Đoàn kết, yêu thương 46 100,0 0 0 0

III/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/ KẾT LUẬN:
- Giáo dục học sinh thực hiện 5 điều BH dạy là nhiệm vụ đúng đắn về
nhiệm vụ chính trị của người giáo viên. Đòi hỏi người giáo viên phải tự học, tự
rèn luyện và có cách thức tổ chức học sinh các hoạt động phẩm chất theo 5 điều
BH dạy.
- Giáo viên phải tận tâm, tận lực phấn đấu trở thành người giáo viên giỏi.
- Cơ giáo như mẹ hiền, ln hết lịng vì học sinh, coi học sinh là người thân
là con cháu của mình trong mọi hồn cảnh để chỉ dạy các em trở thành con
ngoan trò giỏi.
- Mẫu mực từ lời nói, hành vi, lối sống lành mạnh và trong sáng, gần gũi,
quan tâm, yêu thương học sinh với tấm lòng của người mẹ.
- Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, đặc điểm riêng tính cách từng
em, kiên trì, linh hoạt kết hợp nhiều biện pháp, đặc biệt cần tơn trọng nhân cách
học sinh, nhẹ nhàng dùng tình cảm, gần gũi, thân thiện, tạo niềm tin đối với các
em, thường xuyên phối hợp với gia đình giáo dục học sinh.

- Lấy những tấm gương người thực việc thực gần gũi..., theo dõi, động viên
khích lệ học sinh trong q trình học tập và rèn luyện. Việc làm này phải được
tiến hành liên tục, thường xuyên trong quá trình giáo dục và cùng với việc phát
triển năng lực và học tập kiến thức kỹ năng để giáo dục các em trở thành những
chủ nhân tương lai của đất nước biết sống yêu thương, tự chủ và có trách nhiệm.
- Học sinh là đối tượng chủ thể trong mỗi hoạt động giáo dục phẩm chất,
nhằm giúp các em thêm yêu quê hương đất nước, chăm học, tự tin trong giao
tiếp...
2/ KIẾN NGHỊ:

Trên đây chỉ là một số biện pháp của cá nhân đã được tơi áp dụng trong q
trình giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 5E trường Tiểu học Trần Phú năm
học 2022-2023. Với kinh nghiệm và cách trình bày cịn hạn chế, tơi rất mong
được sự góp ý, trao đổi của các đồng nghiệp để có được những biện pháp giáo

dục phẩm chất cho học sinh có hiệu quả nhắm giáo dục các em trở thành những
công dân tốt của đất nước trong tương lai.

Kon Tum, ngày 25 tháng 3 năm 2023
NGƯỜI VIẾT

Lê Thị Mai


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×