Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Trình bày nội dung của quy luật cạnh tranh và áp dụng phân tích tác động tích cực của quy luật cạnh tranh trong nền thương mại điện tử Việt Nam tới nền kinh tế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.32 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN
MƠN : Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Đề bài: Trình bày nội dung của quy luật cạnh tranh và áp dụng phân tích tác
động tích cực của quy luật cạnh tranh trong nền thương mại điện tử Việt Nam
tới nền kinh tế.
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hào
Họ và tên: Trần Tuấn Minh
Mã sinh viên: 11213958
Lớp: Thương mại điện tử 63
Lớp học phần: Kinh tế chính trị Mác – Lênin (122)_12

Hà Nội, tháng 10 năm 2022.
1

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... 3
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 4

I. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................4
II. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................5
I. Nội dung quy luật cạnh tranh......................................................................................5

1. Khái niệm cạnh tranh.............................................................................................5
2. Nội dung quy luật cạnh tranh............................................................................5
II. Áp dụng quy luật và phân tích những tác động tích cực của sự cạnh tranh trên thị


trường Thương mại điện tử Việt Nam tới người tiêu dùng và xã hội.............................8
1. Tổng quan thị trường Thương mại điện tử Việt Nam........................................8
2. Tác động tích cực của sự cạnh tranh tới người tiêu dùng và xã hội.................10
KẾT LUẬN.....................................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................15

2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn cô Nguyễn Thị Hào trường Đại Học
Kinh tế Quốc dân đã tận tình giảng dạy, cơ đã hướng dẫn em trong q trình hồn
thành tiểu luận kết thúc học phần và trong thời gian học tập bộ môn Triết học
Mác - Lênin.

Em xin cam đoan bài tiểu luận này là do bản thân thực hiện cùng với sự hỗ
trợ, tham khảo từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu !

3

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài
Quy luật cạnh tranh là một trong bốn quy luật kinh tế điển hình của nền kinh tế

thị trường. Cạnh tranh là môi trường vận động của cơ chế thị trường và tồn tại như
một quy luật khách quan. Cạnh tranh được coi là động lực của sự phát triển kinh tế,
cạnh tranh cũng có tác động rất lớn đối với mọi nhân tố trong nền kinh tế. Cạnh
tranh thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, đầu tư và nghiên cứu nâng cao công
nghệ, kỹ thuật; cạnh tranh giúp người tiêu dùng nhận được các dịch vụ, sản phẩm

ngày càng đa dạng, phong phú hơn, chất lượng ngày càng được nâng cao hơn; hơn
nữa, cạnh tranh còn là dộng lực để phát triển kinh tế, nâng cao năng suất xã hội.
Hiểu và nắm rõ được quy luật cạnh tranh phần nào giúp chúng ta nắm bắt được
cách hoạt động của cơ chế thị truòng.

Bên cạnh những kiến thức, nội dung ta có thể học hỏi về quy luật cạnh tranh, ta
cũng nên biết áp dụng quy luật vào đời sống nhằm mục đích trao dồi kiến thức
thực tế, hiểu hơn về chuyên ngành mình lựa chọn. Do đó, em lựa chọn đề tài
“Trình bày nội dung của quy luật cạnh tranh và áp dụng phân tích tác động tích cực
của quy luật cạnh tranh trong nền thương mại điện tử Việt Nam tới nền kinh tế”
II. Mục tiêu nghiên cứu

Nắm vững, hiểu rõ nội dung của quy luật cạnh tranh, những tác động cạnh
tranh tới nền kinh tế. Qua đó, áp dụng kiến thức vào đời sống thực tế.

4

PHẦN NỘI DUNG

I. Nội dung quy luật cạnh tranh
1. Khái niệm cạnh tranh
Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một loại

hàng hố nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Đây là một điều tất
yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường, Cạnh tranh phát triển cùng
với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Khái niệm cạnh tranh
được nhiều tác giả trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát
triển khác nhau của nền kinh tế xã hội

Theo Marx “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư

bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá
để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Còn theo cuốn từ điển kinh doanh (xuất bản
1992 ở Anh ), cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua,
sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng
một loại về phía mình”

Như vậy, có thể hiểu cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể
kinh tế nhằm có được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất cũng như tiêu thụ
hàng hóa để từ đó thu được lợi ích tối đa cho mình.

2. Nội dung quy luật cạnh tranh
Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan

hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hoá. Quy luật
cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh,
bên cạnh sự hợp tác, luôn phải chấp nhận cạnh tranh.

Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được
những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thơng qua đó thu được lợi ích tối đa.

5

Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên
thường xuyên, quyết liệt hơn. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có thể diễn
ra giữa các chủ thể trong nội bộ ngành, cũng có thể diễn ra giữa các chủ thể thuộc
các ngành khác nhau.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong
cùng một ngành hàng hóa. Đây là một trong những phương thức để thực hiện lợi

ích của doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất.
Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới công
nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị cá biệt của
hàng hóa, làm cho giá trị hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã
hội của hàng hố đó.
Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của
từng loại hàng hố. Cùng một loại hàng hóa được sản xuất ra trong các doanh
nghiệp sản xuất khác nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện trang bị kỹ thuật, trình
độ tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề của người lao động...) khác nhau, cho nên
hàng hố sản xuất ra có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng
hoá được trao đổi theo giá trị mà thị trường chấp nhận.
Cạnh tranh giữa các ngành
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh
giữa các ngành khác nhau. Vì vậy, cạnh tranh giữa các ngành cũng trở thành
phương thức để thực hiện lợi ích của các chủ thể thuộc các ngành sản xuất khác
nhau trong điều kiện kinh tế thị trường.
Cạnh tranh giữa các ngành là phương thức để các chủ thể sản xuất kinh doanh
ở các ngành sản xuất khác nhau tìm kiếm lợi ích của mình. Mục đích của cạnh
tranh giữa các ngành là nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất.

6

Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành là các doanh nghiệp tự do di chuyển
nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh
doanh khác nhau.

Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Những tác động tích cực của cạnh tranh
Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các chủ thể sản

xuất kinh doanh không ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơng nghệ
mới vào sản xuất, từ đó kéo theo sự đổi mới về trình độ tay nghề, tri thức của
người lao động. Kết quả là, cạnh tranh thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát
triển nhanh hơn.
Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường. Trong nền
kinh tế thị trường, mọi hành vi của các chủ thể kinh tế đều hoạt động trong môi
trường cạnh tranh. Hơn nữa, mọi hoạt động của các chủ thể kinh tế hoạt động trong
nền kinh tế thị trường đều nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa, muốn vậy ngoài
việc hợp tác, họ cũng cạnh tranh với nhau để có được những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất và kinh doanh để thu được lợi nhuận cao nhất. Thơng qua đó, nền
kinh tế thị trường khơng ngừng được hồn thiện hơn.
Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt trong việc phân bổ các nguồn
lực. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên
nguyên tắc cạnh tranh để phân bổ vào chủ thể có thể sử dụng hiệu quả hơn cả.
Theo đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh phải thực hiện cạnh tranh để có được cơ
hội sử dụng các nguồn lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Trong nền
kinh tế thị trường, mục đích của các chủ thể kinh tế là lợi nhuận tối đa. Chỉ có
những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng lựa chọn thì mới bán
được và do đó người sản xuất mới có lợi nhuận. Vì vậy, những người sản xuất phải

7

tìm mọi cách tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, dồi dào, phong phú, chất lượng
tốt, giá thành hạ, làm cho nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội được đáp
ứng.

Những tác động tiêu cực của cạnh tranh
Khi thực hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh, cạnh tranh có thể dẫn tới các tác
động tiêu cực như:

Một là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến môi trường kinh doanh.
Khi các chủ thể thực hiện các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí
các thủ đoạn xấu để tìm kiếm lợi thế sẽ làm xói mịn mơi trường kinh doanh, thậm
chí xói mịn giá trị đạo đức xã hội. Do đó, các biện pháp, thủ đoạn cạnh tranh thiếu
lành mạnh cần được loại trừ.
Hai là, cạnh tranh khơng lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Để giành ưu thế trong cạnh tranh, có thể có chủ thể chiếm giữ các nguồn lực
mà khơng phát huy vai trị của các nguồn lực đó trong sản xuất kinh doanh, không
đưa vào sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội. Trong những trường hợp
như vậy, cạnh tranh đã làm cho nguồn lực xã hội bị lãng phí.
Ba là, cạnh tranh không lành mạnh sẽ làm tổn hại phúc lợi của xã hội.
Khi các nguồn lực bị lãng phí, cạnh tranh khơng lành mạnh đã khiến cho phúc
lợi xã hội bị tổn thất. Thay vì nếu sử dụng hiệu quả, xã hội sẽ có nhiều cơ hội lựa
chọn hơn để thỏa mãn nhu cầu. Cho nên, khi các chủ thể sử dụng các biện pháp
cạnh tranh thiếu lành mạnh, phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng.
II. Áp dụng quy luật và phân tích những tác động tích cực của sự cạnh tranh trên
thị trường Thương mại điện tử Việt Nam tới người tiêu dùng và xã hội.
1. Tổng quan thị trường Thương mại điện tử Việt Nam
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung đang
ngày càng phát triển. Nhiều doanh nghiệp đã dần chuyển hướng từ kinh doanh
truyền thống sang kinh doanh thương mại điện tử, hoặc kết hợp cả hai hình thức

8

thành kinh doanh đa kênh. Theo như báo cáo của Hiệp hội thương mại điện tử Việt
Nam, doanh thu kinh doanh trực tuyến dự báo sẽ tăng trung bình 29% trong giai
đoạn 2021-2025.

Theo nghiên cứu thị trường thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 của Công ty
nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 trong

khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia.

So với thực trạng thương mại điện tử thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng
khá mạnh. Theo Statista, tốc độ phát triển thương mại điện tử tồn cầu có tốc độ
phát triển là 16,24% vào năm 2021 và dự báo bứt phá lên 24.5% vào năm 2025.
Còn tại Việt Nam, con số này năm 2021 là hơn 20%, với quy mô 16 tỷ USD. Đến
năm 2025, tốc độ phát triển của thương mại điện tử ở nước ta có thể lên đến 29%,
đạt 39 tỷ USD.

Về thị phần
Shopee, Lazada, Tiki và Sendo là 4 sàn thương mại điện tử có thị phần lớn nhất
tại Việt Nam. Cụ thể:

- Shopee đang là sàn TMĐT chiếm thị phần lớn nhất thị trường, với doanh số
lên tới 43,12 tỷ đồng, chiếm 72% thị phần trong 6 tháng, từ tháng 11/2021.

- Đứng thứ 2 là Lazada với thị phần 20,9%, tương đương lượng doanh số lên
đến 12,54 tỷ đồng.

- Còn Tiki và Sendo bị bỏ khá xa so với hai đối thủ phía trên.

Thông qua bức tranh tổng quan về thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam,
ta có thể thấy được đây là một thị trường đang có tiềm năng phát triển rất lớn với
tốc độ tăng trưởng ổn định 16%/năm. Sự cạnh tranh trên thị trường này có thể coi
là một “cuộc đua đốt tiền” giữa 3 ơng lớn đó chính là Shopee, Lazada và Tiki với

9

ưu thế đang nghiêng về phía Shopee. Vậy hãy xem “cuộc đua đốt tiền” ấy đã tác
động như thế nào tới người tiêu dùng và xã hội.


2. Tác động tích cực của sự cạnh tranh tới người tiêu dùng và xã hội
a. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
Lazada chú trọng việc ứng dụng cơng nghệ, trí tuệ nhân tạo, điện tốn đám

mây, Big Data, số hóa trong hoạt động. Năm 2021, Lazada được vinh danh “Nền
tảng thương mại điện tử tốt nhất” tại Tech Awards. Đây là cột mốc quan trọng, ghi
nhận những cống hiến cả về giải pháp công nghệ lẫn tối ưu trải nghiệm mua sắm
người dùng Việt cũng như sự vượt bậc trong chuyển đổi số của Lazada.

Bên cạnh đó, từ năm 2020, Lazada đã hồn thiện quy trình giao hàng khơng
tiếp xúc bao gồm triển khai khử khuẩn hàng hóa, nhân sự giao hàng, duy trì
khoảng cách tối thiểu 2m và dịch vụ nhận hàng tự động qua tủ khóa thơng minh
iLogic Smartbox. Với hình thức này, khách hàng chỉ cần quét mã QR (được gửi tới
địa chỉ email đã đăng ký), hoặc nhập mã OTP (được gửi tới số điện thoại đã đăng
ký) để nhận hàng tự động. Tính đến nay, có 20 tủ khóa thơng minh iLogic
SmartBox được đưa vào hoạt động tại các trung tâm thương mại, các khu chung cư
và trường đại học ở Hà Nội và TP HCM.

Lazada ứng dụng tự động hóa vào dây chuyền phân loại giúp tiết kiệm chi phí
nhân sự, xử lí đơn hàng nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn.

Đối với Shopee, nền tảng này chú trọng phát triển UI/UX (giao diện người
dùng và trải nghiệm người dùng). Về giao diện của trang thương mại điện tử thì
Shopee được đánh giá cao nhất với giao diện thân thiện với người dùng, bố cục
được trình bày hợp lý, rõ ràng, hình ảnh, màu sắc bắt mắt, trẻ trung, gây ấn tượng
mạnh đối với khách hàng. Đây là thành quả sau nhiều năm không ngừng phát triển
và đổi mới của đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ thiết kế đến từ Shopee. Shopee tuyên bố
sẽ không ngừng đầu tư vào khâu thiết kế nhằm giữ chắc vị trí số 1 của mình trên
nền tảng giao diện người dùng.


10

Trong năm 2021 Tiki đã tiên phong trở thành đơn vị TMĐT đầu tiên tại Việt
Nam ứng dụng Robot tự động vào quy trình kho vận, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa.
Trong khi đó, con người có thể đảm nhiệm các cơng việc khác có giá trị hơn, điều
này cũng giúp cho việc xử lý các đơn hàng nhanh hơn và tốc độ lấy hàng tăng gấp
2 lần so với thông thường (con số này đã được ghi nhận tại kho Nhà Bè) với tỷ lệ
sai sót của các đơn hàng gần như bằng 0.

 Trong suốt những năm hình thành, phát triển và cạnh tranh cả 3 doanh
nghiệp trên đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và ứng dụng các
thành tựu khoa học – kỹ thuật hàng đầu thế giới hiện nay như: Bigdata, trí
tuệ nhân tạo AI, tự động hóa,… vào q trình sản xuất và phục vụ nhu cầu
người tiêu dùng. Thơng qua đó, những nhân viên, những người nằm trong
lực lượng sản xuất cũng khơng ngừng được trao dồi, học hỏi, tích lũy thêm
kinh nghiệm và rồi ngày qua ngày trình độ tay nghề, tri thức của họ được
nâng cao và cải thiện. Bên cạnh việc nâng cao trình độ lực lượng sản xuất,
các doanh nghiệp trên còn đào tạo, tạo ra việc làm cho rất nhiều nhân lực,
đặc biệt là sinh viên mới ra trường. Những cơng việc tại đó bao gồm rất
nhiều công việc mới mẻ, có rất nhiều tiềm năng trong tương lai đối với thị
trường Việt Nam như: thiết kế giao diện, thiết kế đồ họa, trí tuệ nhân tạo,
điện tốn đám mây, phân tích dữ liệu, Big data,…

b. Thúc đẩy sự phát triền của nền kinh tế Việt Nam
Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) năm 2022 do Hiệp hội Thương mại

điện tử Việt Nam (VECOM) công bố mới đây cho thấy, tốc độ tăng trưởng
của thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2022 có thể ở mức cao nhất từ
trước tới nay.


Theo báo cáo EBI, trong khó khăn chung của nền kinh tế trong hơn 2 năm qua
do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tác động đến hoạt động thương mại toàn cầu
cũng như tại Việt Nam, nhưng lĩnh vực TMĐT tiếp tục duy trì được đà phát triển

11

nhanh và ổn định. Ước tính năm 2021, lĩnh vực này đạt tốc độ tăng trưởng trên
20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD.

Theo báo cáo toàn cảnh kinh doanh sàn thương mại điện tử nửa đầu năm 2022
được trích xuất từ nền tảng số liệu của Metric.vn, trong bối cảnh thương mại điện
tử Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19 đang trên đà phát triển vượt bậc thì Việt Nam
đang trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau
Indonesia. Và hiện nay ngành hàng làm đẹp, thời trang nữ, gia dụng-đời sống là
những sản phẩm được quan tâm, mua sắm nhiều nhất trên 4 sàn Shopee, Lazada,
Tiki và Sendo.

 Đại dịch Covid-19 đã đi qua nhưng đã để lại những hậu quả cực kì to lớn đối
với các doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam cũng như đối với nền kinh tế
tồn cầu. Thời kì hậu Covid – thời kì phục hồi và phát triển, ngành thương
mại điện tử Việt Nam đã không ngừng phát triển và đóng góp rất lớn đối với
nền kinh tế thị trường.

c. Kích thích sản xuất và tiêu dùng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội
Để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, 3 sàn thương mại điện tử trên

không ngừng đưa ra những chiến lược Marketing nhằm quảng bá, tiếp thị tới người
mua hàng. Thêm vào đó là vơ số các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm thúc
đẩy cũng như tri ân khách hàng. Cụ thể:


TVC bắt Trend cực nhanh và chính xác
Shopee nổi tiếng với cực nhiều TVC bắt trend cực nhanh và chính xác. Đây
được xác định là một trong các chiến dịch Marketing lâu dài của công ty. Thông
qua việc tận dụng làn sóng Viral của một trend bất kỳ, Shopee thành công thu hút
một lượng lớn thảo luận cũng như đề cập trên mạng xã hội.
Điều này giúp Shopee có một tỉ lệ chuyển đổi cao và đột phá ở một số thời
điểm. Một vài TVC điển hình cho chiến lược này bao gồm: Baby Shark với sự xuất
hiện của Bảo Anh và Bùi Tiến Dũng. Hay bản remake DDU-DU DDU-DU kết hợp

12

với Blackpink. Đây điều là những TVC triệu view, góp phần quan trọng mang đến
thành công cho Shopee.

Tận dụng Influencers
Influencer Marketing là một ví dụ điển hình khác cho chiến lược Marketing
của Shopee tại Việt Nam. Shopee rất khôn khéo trong việc lựa chọn người đại diện
nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu. Sơn Tùng MTP, Ronaldo hay Blackpink đều
sở hữu lượng fan khủng và trung thành.
Tận dụng ưu thế về hình ảnh thương hiệu, Shopee đã kết hợp với rất nhiều
celebs hay Influencers và tạo ra nhiều chiến dịch Sale thành cơng.
Chương trình giảm giá
Đối với Lazada, hàng tháng sàn thương mại điện tử này vẫn ln có các
chương trình giảm giá sản phẩm như: siêu sale 9.9, đại hạ giá 11.11. Trong suốt
thời gian diễn ra chương trình, các mặt hàng xuất hiện trên sàn được giảm giá rất
nhiều với các khung 30%, 40% thậm chí một số mặt hàng còn được giảm giá lên
tới 70%. Bên cạnh đó, người dùng cịn có thể thu thập các mã giảm giá cho tổng
đơn hàng, các mã freeship áp dụng trong toàn quốc.
 Sự cạnh tranh giữa các sàn thương mại, các chiến lược Marketing tiếp thị,


quảng bá cùng với đó là các sự kiện, chương trình khuyến mãi đã thúc đẩy
nhu cầu của người tiêu dùng. Qua đó, thúc đẩy q trình sản xuất, tạo ra
hàng hóa của nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ tại Việt Nam.

13

KẾT LUẬN

Hiểu và nắm bắt được các quy luật kinh tế chủ yếu giúp ta biết được các nhân
tố cũng như cách thức vận hành của nền kinh tế thị trường, và quy luật cạnh tranh
là một trong các quy luật kinh tế đó. Quy luật cạnh tranh giúp cho ta có được kiến
thức về động lực phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, là tiền đề để chúng ta hiểu
và học được các quy luật kinh tế khác.

Bên cạnh đó, việc áp dụng quy luật vào đời sống thực tế cịn giúp ta có thêm
kinh nghiệm, hiểu biết thực tế và xa hơn nữa là giúp ta chuẩn bị hành trang kiến
thức trên con đường xây dựng và đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế - xã
hội

14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
2. Nền tảng số liệu thương mại điện tử Việt Nam – Metric, metric.vn
3. Báo cáo của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), vecom.vn
4. Trang web thống kê dữ liệu kinh tế - Statista, statista.com
5. Các bài báo, tin tức cập nhật về thương mại điện tử, cafef.vn


Cảm ơn các cô đã đọc bài tập lớn của em!
‘’

15


×