Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Trình bày nội dung các nguyên tắc thu ngân sách nhà nước và vận dụng vào thực tế ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.4 KB, 18 trang )

Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay

DANHDANH SÁCH NHÓM 02 – LỚP K45 DK4
STT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

1

Vũ Thế Hiệu

01/11/1983

2

Trương Thị Hệ

12/08/1979

3

Vũ Minh Hiến

10/06/1974

4

Nguyễn Lê Hoài



09/11/1989

5

Lê Thị huệ

08/09/1989

6

Ngô Thị huệ

10/02/1987

7

Phạm Thị Hường

20/12/1973

8

Cao Thị Lan

22/04/1993

9

Đoàn Thị Hương

Loan

17/04/1983

Số Báo
Danh

MỤC LỤC
Nhãm 2 - líp: K45 DK4 1

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang

Điểm xếp
loại

Ghi chú


Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU: ………………………………………………………………
PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH
SÁCH NHÀ NƯỚC…………………………
4

3

VÀ THU NGÂN

1. Những vấn đề chung về ngân sách Nhà nước …………………..


4

1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước …………………………………

4

1.2. Đặc điểm của ngân sách Nhà nước …………………………….

4

1.3 Vai trò của ngân sách Nhà nước…………………………………

5

2. Những vấn đề cơ bản về thu ngân sách Nhà nước…………….

5

2.1 Khái niệm: …………………………………………………….

5

2.2 Đặc điểm thu NSNN…………………………………………….

6

2.2 Phân loại thu NSNN……………………………………………..

7


2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN……………………….

7

2.4 Các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN………………..

8

Phần II: THỰC TRẠNG VỀ THU NGÂN SÁCH CỦA VIỆT NAM TỪ
NĂM 2011 ĐẾN 2012 NGUYÊN NHÂN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

9

1.Tình hình kinh tế của Việt Nam năm trong năm 2011 -2012

9

2. Tinh hình thu ngân sách trong năm 2011 – 2012 ……………….

10

2.1 . Thu NSNN năm 2011 ………………………………………….

10

2.2. Thu NSNN năm 2011 ………………………………………….

11


Phần III: CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ……………….

13

3.1 Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến giảm thu…………………..

13

3.2 . Các giải pháp……………………………………………………

14

IV. KẾT LUẬN ……………………………………………………….

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………….

18

Nhãm 2 - líp: K45 DK4 2

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang


Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU
Nghiên cứu về môn học Tài chính – Tiền tệ cho chúng ta biết được : Ngân sách nhà
nước là phương tiện không thể thiếu được của mọi Quốc gia, Ở Việt Nam, luật NSNN từ khi

được ban hành và sửa đổi, bổ sungđã và đang phát huy những mặt tích cực, nâng cao hiệu quả
quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước, góp phần quan trọng vào những thành công
chung của quá trình điều hành ngân sách tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt
Nam thời gian qua.
Tuy nhiên thực trạng về thu, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước còn có một vài
những hạn chế, gây thất thu, làm giảm nguồn thu NSNN. Đề tài “Trình bày nội dung các
nguyên tắc thu ngân sách nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay” là nội
dung nghiên cứu nhằm nêu ra những thực trạng , nguyên nhân và biện pháp nhằm đảm bảo
nguồn thu và quản lý sử dụng NSNN được hiệu quả hơn.
Bài thảo luận chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích khái quát hóa
trên cơ sở phuơng pháp luận duy vật biện chứng, kết hợp với số liệu thực tế đạt được trong
công tác quản lý thu chi ngân sách NN. Nội dung đóng góp của thảo luận gồm 3 phần :
thứ nhất – hệ thống những vấn đề chung về NSNN, thu ngân sách nhà nước
Thứ hai – phân tích tình hình thực trạng thu ngân sách của nước ta trong thời gian từ
năm 2010 đến 2012
Thứ ba – sác định được nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả thu và quản lý
ngân sách nhà nước
Do trình độ và thời gian có hạn cho nên bài viết này khó tránh khỏi những thiếu sót.
Vậy kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn để những bài viết
sau của chúng em đạt được kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thu Trang đã hướng dẫn và giúp đỡ nhóm em
hoàn thành bài thảo luận chuyên đề này.

Nhãm 2 - líp: K45 DK4 3

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang


Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay


PHẦN I: NHỮNGLÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH
VÀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Những vấn đề chung về ngân sách Nhà nước
1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh gắn
liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà
nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1.2. Đặc điểm của ngân sách Nhà nước
- Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế chính trị của
Nhà nước, liên quan đến việc thực hiện các chức năng của Nhà nước và được Nhà nước tiến
hành trên cơ sở pháp lý nhất định.
- Các hoạt động thu chi của NSNN gắn chặt với sở hữu Nhà nước, chứa đựng nội dung
kinh tế - xã hội nhất định, chứa đựng những quan hệ lợi ích nhất định và được biểu hiện khi
Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia. Trong các quan hê lợi ích đó, thì
lợi ích quốc gia, lợi ích tổng thể luôn được đặt lên hàng đầu và chi phối các mặt lợi ích khác.
- Quỹ tiền tệ thuộc NSNN cũng có những đặc trưng chung như các quỹ tiền tệ khác, đó
là được tạo lập trên cơ sở các quan hệ tài chính. Song đặc trưng riêng biệt của NSNN với tư
cách một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước là nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng
riêng rồi mới được chi dùng cho những mục đích đã xác định trước.
- Hoạt động thu chi của NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp
là chủ yếu.
1.3 Vai trò của ngân sách Nhà nước
- Ngân sách Nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi
tiêu và thực hiện sự cân đối thu chi tài chính của Nhà nước.
Nhãm 2 - líp: K45 DK4 4

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang



Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay

- NSNN là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
+ Là công cụ để định hướng sản xuất kinh doanh xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý của nền
kinh tế quốc dân
+ Là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiểm soát lạm phát.
+ Là công cụ để điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư
nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
- NSNN là công cụ kiểm tra giám sát các hoạy động KT-XH
2. Những vấn đề cơ bản về thu ngân sách Nhà nước
2.1 Khái niệm:
Thu NSNN là việc Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để huy động, tập trung một
phần nguồn lực tài chính quốc gia để hình thành quỹ tiền tệ cần thiết nhằm đáp ứng các nhu
cầu chi tiêu của Nhà nước.
Ở Việt Nam Chúng ta , Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền
Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản
chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong
quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của
Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những
khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả
trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao
gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;
- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
- Các khoản viện trợ;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Nhãm 2 - líp: K45 DK4 5

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang



Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay

Cần lưu ý là không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và
viện trợ có hoàn lại. Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN (Nghị định 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài
chính) chỉ tính vào thu NSNN các khoản viện trợ không hoàn lại; còn các khoản viện trợ có
hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thu NSNN. [1] kết luận:thu
ngân sách nhà nước là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với chủ thể trong
xã hội dựa trên quyền lực nhà nước,nham giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế,xuất phát từ
yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nn cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm
vụ kinh tế xã hội của nhà nước
2.2Đặc điểmthu NSNN
- Thu NSNN là một hình thức phân phối nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với
cá chủ thể trong XH dựa trên quyền lực của Nhà nước nhằm giải quyết hài hòa các mối quan
hệ về lợi ích kinh tế.
- Thu NSNN gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị
khác như giá cả, lãi suất, thu nhập,…
- Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là
chủ yếu
2.2 Phân loại thu NSNN
2.2.1 Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản thu
+ Thu thuế
+ Thu phí, lệ phí
+ Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước: thu từ lợi tức từ hoạt động góp vốn liên
doanh, cổ phần của Nhà nước, thu hồi tiền cho vay (cả gốc và lãi) của Nhà nước, thu hồi vốn
đầu tư của Nhà nước tại cơ sở kinh tế - bán hoặc đấu giá doanh nghiệp nhà nước.

Nhãm 2 - líp: K45 DK4 6


GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang


Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay

+ Thu từ hoạt động sự nghiệp: thu từ bán SP SX thử nghiệm của đơn vị, bán sách do
trường in ấn,..
+ Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước
+ Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại
+ Thu khác: phạt, tịch thu, tịch biên TS,…
2.2.2 Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản thu
+ Thu thường xuyên
+ Thu không thường xuyên
2.2.3 Căn cứ vào tính chất cân đối NSNN
+ Thu trong cân đối ngân sách nhà nước
+ Thu ngoài cân đối ngân sách nhà nước (thu bù đắp thiếu hụt NSNN)
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN
- Thu nhập GDP bình quân đầu người.
- Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế : đây là chi tiêu phản ánh hiểu quả của đầu tư phát triển
kinh tế,tỉ suất này càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn ,do đó thu NSNN phụ thuộc vào mức
độ trang trải các khoản chi phí của NN;
- Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ và khoáng sản) : đây là yếu tố làm tăng
thu nsnn,ảnh hưởng đến việc năng cao tỉ suất thu nsnn
- Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước
- Tổ chức bộ máy thu nộp: nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu
- Các nhân tố khác…
2.4 Các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN
Nhãm 2 - líp: K45 DK4 7


GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang


Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay

- Các nguyên tắc định hướng: gồm 2 nguyên tắc


Nguyên thu thuế theo lợi ích;



Nguyên tắc thu theo khả năng.

- Các nguyên tắc thực hiện thực tế :gồm 5 nguyên tắc


Nguyên tắc ổn định và lâu dài;



Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng;



Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn;



Nguyên tắc đơn giản.




Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế

II.THỰC TRẠNG VỀ THU NGÂN SÁCH CỦA VIỆT NAM
TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2012 NGUYÊN NHÂN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT.
1.Tình hình kinh tế của Việt Nam năm trong năm 2011-2012.
Việt Nam bước vào năm 2011 với những kết quả khả quan về kinh tê của năm
2010.Tuy nhiên những biến động của kinh tế trong và ngoài nước đã không diễn ra như dự
Nhãm 2 - líp: K45 DK4 8

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang


Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay

kiến. Cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội ở Bắc Phi và Trung Đông đã tác động mạnh tới giá
dầu mỏ thế giới làm ảnh hưởng lớn đến giá cả nhiều loại sản phẩm dịch vụ như giá điện, giá
địch vụ vận tải .v ..v .. Các gói kích cầu trên toàn thế giới đã bộc lộ mặt trái khiến nhiều Quốc
gia phải đối mặt với việc lạm phát tăng cao. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đặc biệt ở
Hilap, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.
Trong nội địa nên kinh tế
nước ta cũng gặp không ít những khó
khăn như: hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư thấp, lạm phát tăng cao, năng suất
lao động kém, thâm hụt thương mại
ngày càng cao … Ngay từ đầu năm
2011 chỉ số giá tiêu dùng theo tháng liên
tục tăng vượt mức 1,5 %/ tháng và đạt

đỉnh điểm vào tháng 4/2011 với mức
tăng nên đến 3,32% . Trước những bất
ổn của nền kinh tế và nguy cơ lạm

Hình 1 : Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng
trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm

phát tăng cao, Chính Phủ đã ban hành nghị quyết và sử dụng hàng loạt các biện pháp về
NSNN như tăng thu, giảm chi, thực hiện tiết kiệm 10% các khoản chi thường xuên, cắt giảm
và điều chỉnh các khoản chi đầu tư. Khuyến khích xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu trong năm
2011 ở mức 16% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Thị trường tiền tệ và tỷ giá năm 2011 cũng có những điểm đáng chú ý là lãi suất huy
động và cho vay đồng VN trong những tháng đầu năm liên tục tăng ở mức cao ( có mức nên
đến 18 – 20%/ năm) tuy nhiên đến tháng 9 năm 2011 lãi suất có su hướng hạ dần, chỉ số CPI
đã tăng chậm lại sau hàng loạt các biện pháp mạnh của ngân hàng nhà nước.
Bước vào năm 2012 kinh tế thế giới nói chung đang trên đà phục hồi nhưng còn diễn
biến khó lường; thị trường thế giới khó khăn, giá lương thực, thực phẩm và nguyên vật liệu cơ
bản biến động phức tạp. Trong nước, kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro,
thị trường trong nước thu hẹp, sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất còn cao; số
Nhãm 2 - líp: K45 DK4 9

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang


Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay

doanh nghiệp bị giải thể, đình đốn sản xuất tăng cao riêng 6 tháng đầu năm có đến 30% doanh
nghiệp tuyên bố phá sản , ngưng hoạt động
Tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm 2012 chỉ đạt 4%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ
năm 2011 (5,57%) và năm 2010 (5,84%). Trong đó công nghiệp, xây dựng chỉ tăng 2,94%.

Cùng với việc thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, chính sách tiền tệ chặt chẽ đã góp
phần kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nhưng cũng để lại hệ quả là làm cho doanh nghiệp gặp
khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lãi suất vay còn cao, nhiều doanh
nghiệp khó tiếp cận và hấp thụ vốn
Tình hình kinh tế và tài chính, cùng với các chính sách thắt chặt về tiền tệ có tác động
tiêu cực tới tình hình sản xuất kinh doanh năm 2011. Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến
việc thực hiện thu ngân sách của Nhà nước
2. Tinh hình thu ngân sách trong năm 2011 – 2012
2.1 .Thu NSNN năm 2011
Theo ước tính của bộ tài chính tổng thu NSNN năm 2011 ước đạt 674.500 tỷ đổng đạt
113.4% dự toán, tang 21% so với năm 2010 trong đó bao gồm các nguồn thu từ:
+ Thu nội địa ước đạt 390.000 tỷ đồng đạt 102% dự toán tang 16.6% so với năm 2010 trong
đó thu từ kinh tế quốc doanh đạt 89,1%. Thu từ công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc
doanh đạt 98.7%, thuế thu nhập cá nhân đạt 119.7%. thu từ nhà đất đạt 135.9% …
+ Thu từ dầu thô ước đạt 100.000 tỷ đồng đạt 144.3% dự toán tang 35.9% so với cùng kỳ

Nhãm 2 - líp: K45 DK4 10

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang


Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay

+ Thu từ nhập khẩu ước đạt 186.833 tỷ đồng đạt 99% dự toán tăng 19.3% so với năm 2010.
Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng do nhiều nguyên nhân trong đo có tác động từ kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, thay đổi tỷ giá đồng VN và các giải pháp chống thất thu thuế
của bộ tải chính
Tổng thu NSNN năm 2011
DỰ TOÁN


tăng so với năm 2010 đây là con số

QUYẾT TOÁN

cao trong năn năm gần đây ( tính từ
2007 đến 2011) tuy nhiên so với tỉ
lệ lạm phát cao của năm 2011 thì
kết quả này không thật sự nổi trội
so với các năm gần đây.
Hình 2 : Biểu đồ so sánh dự toán và quyết toán thu NSNN

2.2 . Thu NSNN năm 2012

Dự toán thu NSNN năm 2012

TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

740.500

I

Thu nội địa

494.600

1

Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước

155.378


2

Thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

3

Thu từ khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh

4

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

5

Thuế thu nhập cá nhân

46.333

6

Lệ phí trước bạ

15.969

7

Thuế bảo vệ môi trường

13.200


8

Các loại phí, lệ phí

Nhãm 2 - líp: K45 DK4 11

97.748
111.161
36

8.967

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang


Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay
9

Các khoản thu về nhà, đất

42.422

a

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1.323

b


Thu tiền thuê đất

3.482

c

Thu tiền sử dụng đất

d

Thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

10

Thu khác ngân sách

11

Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã

II

Thu từ dầu thô

III

Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu

153.900


1

Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu

223.900

37.000
617
2.571
815
87.000

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (tổng số thu)
2

Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

IV

Thu viện trợ

80.500
143.400
-70.000
5.000

Bước sang năm 2012 thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu sáng sủa đang tác
động rất lớn đến hoạt động thu ngân sách trên lĩnh vực này. Hết quý I, trong khi các khoản thu

khác đều có xu hướng tăng thì thu nội địa (phần cân đối ngân sách) chỉ tương đương với năm
2011. Cụ thể, tổng thu nội địa (phần cân đối ngân sách) thực hiện 3 tháng đạt trên 390.160 tỷ
đồng, đạt 25% dự toán năm, bằng 100% so cùng kỳ, trong đó, thu ngân sách địa phương ước
thực hiện đạt trên 280.078 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ. Riêng số thu từ các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh giảm 3% so với cùng kỳ 2011.Với các giải pháp quản lý đã thực hiện
nêu trên, hoạt động thu chi NSNN vẫn đạt một số kết quả: (1) tổng thu NSNN ước đạt 76,2%
dự toán; (2) tổng chi NSNN ước đạt 78,8% dự toán, vốn đầu tư từ NSNN giải ngân đạt khoảng
76,2% dự toán, vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân đạt khoảng 75,3% kế hoạch Thủ tướng
Chính phủ giao; qua công tác giám sát và kiểm soát chi, cơ quan Kho bạc Nhà nước đã phát
hiện trên 46.300 khoản chi của 21.200 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy
Nhãm 2 - líp: K45 DK4 12

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang


Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay

định; xử lý tạm dừng chưa thanh toán trên 606 tỷ đồng; (3) cân đối ngân sách trung ương
(NSTW)và ngân sách địa phương được đảm bảo; NSTW đã tăng tiến độ hỗ trợ cho một số địa
phương có khó khăn (Hải Dương, Quảng Nam, Bình Phước, Vĩnh Long) để đảm bảo nguồn
đáp ứng các nhu cầu chi. Tuy nhiên, so với kế hoạch, tình hình thu NSNN vẫn hết sức khó
khăn. Để hoàn thành kế hoạch thu NSNN năm 2012, 2 tháng còn lại của năm 2012, ngành tài
chính còn phải thu 23,8% kế hoạch, tức là 11,9% kế hoạch mỗi tháng, trong khi thu bình quân
10 tháng chỉ là 7,6% kế hoạch. Do đó, trong 2 tháng cuối năm, nhiệm vụ thu ngân sách vẫn là
nhiệm vụ quan trọng số 1 đối với toàn ngành tài chính
Hình 3
III .CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

3.1 .Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến giảm thu.
Có 3 nguyên nhân khiến thu ngân sách chưa đạt như kỳ vọng. Đầu tiên, việc thực hiện

nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng, gồm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội so với GDP, chỉ tiêu tạo việc làm... đã không đạt so với nghị quyết về
kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã đề ra.
Nguyên nhân thứ hai là việc Chính phủ áp dụng chính sách miễn, giảm, giãn thuế trên
diện rộng, với nhiều đối tượng trong một thời gian tương đối dài. Gói giải pháp này mặc dù có
tác dụng khuyến khích đối với DN, cá nhân, nhưng đã làm giảm thu NSNN, nhất là trong bối
cảnh khai thác nguồn thu gặp nhiều khó khăn. Tính đến hết tháng 10/2012, đã xử lý miễn,
Nhãm 2 - líp: K45 DK4 13

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang


Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay

giảm, gia hạn gần 17.375 tỷ đồng tiền thuế và thu NSNN cho các doanh nghiệp, trong đó: thực
hiện gia hạn khoảng 11.125 tỷ đồng tiền thuế GTGT các tháng 4, 5 và 6/2012 cho khoảng
190.000 doanh nghiệp; giải quyết gia hạn 3.327 tỷ đồng nợ thuế TNDN cho khoảng 77.300
doanh nghiệp; gia hạn gần 2.470 tỷ đồng tiền sử dụng đất cho trên 340 doanh nghiệp; giải
quyết giảm 50% tiền thuê đất năm 2012 cho khoảng 3.610 doanh nghiệp, với số tiền giảm là
445 tỷ đồng; giải quyết miễn và hoàn thuế môn bài năm 2012 cho 33.510 hộ đánh bắt hải sản
và hộ làm muối, với số tiền khoảng 10 tỷ đồng .
Nguyên nhân cuối cùng là do thị trường bất động sản, tài chính hoạt động trầm lắng,
dẫn đến thu hẹp không gian khai thác, làm giảm nguồn thu cho NSNN trong lĩnh vực này.
Trong khi đó, tình trạng đầu tư dàn trải, thi công kéo dài, gây lãng phí nguồn lực vẫn xảy ra,
gây thất thoát NSNN
3.2 .Các giải pháp.
Tiếp tục thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thực hiện Nghị quyết
số 67/NQ-CP ngày 05/10/2012 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2012, Bộ Tài
chính đã ban hành Thông tư số 175/2012/TT-BTC ngày 22/10/2012 hướng dẫn tiếp tục gia hạn
thêm 03 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phải nộp của tháng 6/2012 đã được gia hạn của

doanh nghiệp là đối tượng được quy định tại Nghị quyết số 13/NQ-CP.
Bộ Tài chính đã rà soát, nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh các chính sách về thuế, phí và
chế độ thu nhằm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu và phù hợp
với cam kết hội nhập./.Trước những khó khăn của quý I cho thấy tình hình kinh tế - xã hội
những tháng tiếp theo sẽ còn diễn biến phức tạp. Do đó việc tập trung chỉ đạo, điều hành linh
hoạt và phù hợp với thực tế tình hình, tạo sự chuyển biến tích cực và toàn diện trên các lĩnh
vực của tỉnh là rất cần thiết. Một số giải pháp của tỉnh đặt ra trong quý II này nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước là: Tháo gỡ kịp thời khó khăn, rào cản ảnh hưởng
đến sản xuất kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí cho
doanh nghiệp, tạo điều kiện đối với các hoạt động dự án có hiệu quả. Bên cạnh đó là việc theo
dõi, nắm chắc diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, kịp thời có giải pháp ứng phó với những

Nhãm 2 - líp: K45 DK4 14

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang


Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay

diễn biến bất lợi, tranh thủ cơ hội vì mục tiêu tăng trưởng cao, bảo đảm an sinh xã hội và sự
phát triển bền vững.
Trước những khó khăn của thu ngân sách Nhà nước năm 2012, theo đề xuất của Sở Tài
chính, để điều hành hiệu quả thu - chi, cần tập trung đôn đốc thực hiện nghĩa vụ thuế như: thuế
môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp sau quyết toán; kiên quyết thu hồi các khoản nợ đọng
dây dưa, nhất là tiền sử dụng đất thuộc các dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất. Thực hiện
các chế tài cần thiết theo quy định của Luật thuế (cưỡng chế nộp, phạt nộp chậm v.v.. nếu cần).
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính không chỉ đảm bảo thực hiện thu đúng, thu
đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước mà còn chấn chỉnh kịp thời công tác quản lý tài chính,
ngân sách ở đơn vị, địa phương. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ
doanh nghiệp để duy trì ổn định phát triển sản xuất, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và

nhỏ.Thực hiện đúng và kịp thời chính sách tài chính của Trung ương hỗ trợ các doanh nghiệp
như giãn nợ, giảm thuế. Các ngành chuyên môn cần tăng cường công tác tổng hợp đánh giá
tình hình, dự báo khả năng thu ngân sách hàng tháng, hàng quý để tham mưu kịp thời cho tỉnh
trong việc điều hành ngân sách linh hoạt, hiệu quả đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối các
nguồn thu. Trong 6 tháng cuối năm yêu cầu Kho bạc nhà nước làm tốt công tác kiểm soát chi;
chủ yếu tập trung giải quyết nhu cầu cấp thiết cho con người, hoạt động nghiệp vụ quan trọng
của đơn vị, hạn chế giải quyết mua sắm. Trường hợp dự báo khả năng thu ngân sách có những
biến động bất thường phải tham mưu kịp thời cho UBND các cấp để có giải pháp điều hành
ngân sách kịp thời, đồng thời báo cáo HĐND cùng cấp điều chỉnh dự toán khi cần thiết...
Tóm lại
Trong thực tế điều hành đất nước, bất cứ chính phủ của quốc gia nào cũng muốn nền
kinh tế nước mình có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nguồn NSNN dồi dào Tuy nhiên, thực
tếtrong bối cảnh chung của thế giới cũng như của Việt Nam do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế. các doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn như hiện nay, nhằm tạo nguồn thu cho
ngân sách, ngành thuế xác định phải phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trên địa bàn
tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc
trong sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế, giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh
Nhãm 2 - líp: K45 DK4 15

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang


Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay

phát triển ổn định, vững chắc. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, tăng năng lực sản
xuất mới, ổn định thị trường. Tổ chức giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn của DN
liên quan việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Định kỳ hằng quý, các cục thuế tổ chức đối thoại với
DN trên địa bàn để kịp thời nắm bắt và giải quyết hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải
quyết những khó khăn, vướng mắc của DN trong sản xuất, kinh doanh, trong việc thực hiện
nghĩa vụ thuế... Hy vọng với cách điều hành chính sách kinh tế vĩ mô một cách thông minh,

linh hoạt Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm bền vững
cho các năm tiếp theo.

IΙΙ. KẾT LUẬN
Nhãm 2 - líp: K45 DK4 16

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang


Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay

Như vậy, theo phân tích ở trên mặc dù kinh tế năm 2011-2012 có nhiều bất ổn song bức
tranh ngân sách tổng quan có thể coi là thành công ( Thu ngân sách năm 2011 tăng ước đạt
20% dự toán) chi ngân sách từng bước được thắt chặt dù nhu cầu chi tiêu phục vụ phát triển
kinh tế xã hội vẫn lớn, đâ là cố gắng rất lớn của chính phủ trong việc thực hiện chính sách tài
khóa trong các năm 2011-2012. Thu chi, quản lý ngân sách nhà nước có tác động rất lớn đến
mỗi quốc gia cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước đó,Chính vì thế,chúng ta
cần nắm vững nguyên nhân thất thu, bội chi vàtác động của NSNN ở tầm vi mô và vĩ mô để
có các biện pháp linh hoạt nhằm đảm bảo nguồn ngân sách tránh tình trạng tham nhũng, lãng
phí gây ảnh hưởng đến nền kinh tế
Trong thời gian tới, nền kinh tế của nước ta cũng đang có những thách thức, khó khăn
cần phải vượt qua, và vấn đề về Kinh tế - Xã hội vẫn còn tiếp tục diễn biến hết sức phức
tạp,cần phải nghiên cứu và có những biện pháp phù hợp để giữ vững tăng trưởng kinh tế,góp
phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Hy vọng những nội dung trên đây sẽ góp phần đem lại hiệu quả tích cực cho việc quản
lý NSNN góp phần phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế nước ta. Song trong quá trình
nghiên cứu, với khả năng có hạn, đề tài chỉ dừng ở mức nội dung cơ bản , không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nhãm 2 - líp: K45 DK4 17

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang


Nội dung các nguyên tắc thu ngân sách Nhà nước và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay
1.
2.
3.
4.

Bộ tài chính – Báo cáo tình hình thu chi ngân sách 2011
Bộ tài chính – Báo cáo tình hình thu chi ngân sách 2012
Bộ tài chính – Dự toán thu chi NSNN

Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2010 – 2011, Việt Nam và thế giới

5. TS. Nguyễn Hữu Tài, 2002, Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nhà xuất bản
thống kê
6. N.Gregrory Mankiw, 2000, Kinh tế học Vĩ Mô, Nhà xuất bản Thống Kê
Các trang web:
www.kinhtehoc.com
www.vietnamnet.vn
www.dantri.com.vn

Nhãm 2 - líp: K45 DK4 18

GVHD: TrÇn ThÞ Thu Trang




×