Tải bản đầy đủ (.docx) (198 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 198 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

=================

NGUYỄN HOÀNG TIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC
ĐẨY QUẢN LÝ RỪNG TRỒNG BỀN VỮNG QUY MÔ HỘ GIA

ĐÌNH TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI – 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

=================

NGUYỄN HOÀNG TIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC
ĐẨY QUẢN LÝ RỪNG TRỒNG BỀN VỮNG QUY MÔ HỘ GIA

ĐÌNH TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

Ngành đào tạo: Quản lý tài nguyên rừng


Mã ngành: 9.62.02.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: GS.TS Võ Đại Hải
Hướng dẫn 2: TS. Hoàng Liên Sơn

HÀ NỘI – 2024

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tơi, cơng trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS.TS. Võ Đại
Hải và TS. Hoàng Liên Sơn trong thời gian từ năm 2018 đến 2024.

Luận án có sử dụng một số kết quả của nhiệm vụ “Đánh giá hiệu quả
kinh tế rừng trồng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững và đề xuất giải pháp
phát triển nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất
khẩu”, thực hiện năm 2020 do chính nghiên cứu sinh làm chủ nhiệm nhiệm
vụ và được những người tham gia cho phép sử dụng vào luận án. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trình bày trong đề tài luận án là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu và tài liệu
tham khảo đã được trích dẫn nguồn đầy đủ.

Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2024
Người viết cam đoan

Nguyễn Hoàng Tiệp


i

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Danh mục từ viết tắt ………………………………………………………….. v

Danh sách các bảng…………………………………………………………… viii

Danh mục hình ảnh, biểu đồ …………………………………………………. ix

Phần mở đầu………………………………………………………………....... 1
1. Sự cần thiết của đề tài luận án……………………………………………… 1
2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………….. 2

2.1. Về khoa học……………………………………………………………... 2

2.2. Về thực tiễn……………………………………………………………… 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án………………………….. 3
3.1. Ý nghĩa khoa học……………………………………………………….. 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn………………………………………………………… 3

4. Những đóng góp mới của luận án………………………………………….. 3

5. Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu ……………………………… 3

5.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………… 3

5.2. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………….. 4

5.3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………... 4
6. Bố cục đề tài luận án……………………………………………………….. 5

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………………… 6

1.1. Trên thế giới………………..……………………………………………. 6
1.1.1. Nghiên cứu quản lý rừng trồng HGĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến

quản lý bền vững rừng trồng HGĐ………………………………………… 6
1.1.2. Nghiên cứu về QLRBV và CCR…………………............................. 10
1.1.3. Nghiên cứu về chính sách và các giải pháp quản lý bền vững rừng

13
trồng HGĐ………………………………………………………………….
1.2. Ở Việt Nam……………………………………………………………… 16
1.2.1. Nghiên cứu quản lý rừng trồng HGĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến

quản lý bền vững rừng trồng HGĐ………………………………………… 16
1.2.2. Nghiên cứu về QLRBV và CCR…………………………………….. 21
1.2.3. Nghiên cứu chính sách và các giải pháp quản lý bền vững rừng

24
trồng HGĐ………………………………………………………………….
1.3. Nhận xét và đánh giá chung ……………………………………………. 30
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………. 32
2.1. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………. 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………….. 33
2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận…………………………………………. 33
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể …………………………........... 36


ii

Nội dung Trang

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN…………………... 49

3.1. Đánh giá hiện trạng phát triển rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị......... 49

3.1.1. Diện tích rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị………………………. 49

3.1.2. Đặc điểm HGĐ trồng rừng tại tỉnh Quảng Trị……………………… 52

3.1.3. Biện pháp kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng rừng HGĐ ở tỉnh Quảng Trị 55

3.1.4. Chu kỳ kinh doanh, sản phẩm gỗ và hiệu quả kinh tế rừng trồng
59

HGĐ…………………………………………………………………………
3.1.5. Mức độ đáp ứng các tiêu chí và chỉ số QLRBV đối với quản lý rừng
64
trồng HGĐ ở tỉnh Quảng Trị………………………………………………

3.2. Nghiên cứu các mối liên kết trong trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm rừng
69

trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị………………………………………………..
3.2.1. Khái qt q trình hình thành mơ hình CCR theo nhóm hộ ở
69
Quảng Trị…………………………………………………………………
3.2.2. Liên kết ngang giữa các HGĐ trong mơ hình CCR theo nhóm hộ


theo nhóm hộ ở tỉnh Quảng Trị …………………………………………… 71

3.2.3. Liên kết dọc theo chuỗi giá trị giữa các HGĐ và các cơ sở chế biến
76

gỗ trong việc tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng……

3.2.4. Các khoảng trống của mơ hình CCR theo nhóm hộ ở tỉnh Quảng Trị 77

3.3. Các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ ở tỉnh Quảng Trị… 79

3.3.1. Kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ khơng tham gia CCR theo nhóm 79

3.3.2. Kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ tham gia CCR theo nhóm hộ 83

3.4. Phân tích các chính sách phát triển rừng trồng quy mô HGĐ 84

3.4.1. Chính sách phát triển rừng trồng HGĐ và QLRBV, CCR ở Trung
84

ương………………………………………………………………………….

3.4.2. Chính sách phát triển rừng trồng HGĐ và QLRBV, CCR ở tỉnh
95

Quảng Trị........................................................................................................

3.4.3. Tác động của chính sách và các biện pháp áp dụng đến quản lý bền
99


vững rừng trồng HGĐ..................................................................................

3.5. Ứng dụng hệ thống iTwood để quản lý và truy xuất nguồn gốc gỗ rừng
102

trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị.........................................................................

3.5.1. Ứng dụng hệ thống iTwood để quản lý rừng trồng và nguồn gốc gỗ
102

rừng trồng HGĐ ………………….………………………………………..

3.5.2. Ứng dụng hệ thống iTWood để truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng
108

HGĐ……………………………………………………………………….

3.6. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng HGĐ bền vững tại 112

iii

Nội dung Trang

tỉnh Quảng Trị……………………………………………………………….

3.6.1. SWOT trong phát triển rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị ………. 112
3.6.2. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển rừng trồng HGĐ bền vững

tại tỉnh Quảng Trị…………………………………………………………. 114

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………………. 124
1. Kết luận…………………………………………………………………… 124
2. Tồn tại……………………………………………………………………… 126
3. Kiến nghị…………………………………………………………………… 126
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ

127
CÔNG BỐ……………………………………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 128
PHỤ LỤC…………………………………………………………………….. 144

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Ký hiệu Giải thích
AEV Giá trị tương đương hàng năm
BCR Tỷ lệ thu nhập trên chi phí
BQL Ban quản lý
BVTV Bảo vệ thực vật
C&I Hệ thống tiêu chí và chỉ số
CCR Chứng chỉ rừng
CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất
CoC Chuỗi hành trình sản phẩm
CSCB Cơ sở chế biến
CSXH Chính sách xã hội
ĐKTN Điều kiện tự nhiên
Quy định sản xuất hàng hóa khơng gây mất rừng của liên minh
EUDR
châu Âu
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
FIT Cơ chế hỗ trợ giá năng lượng sạch của Nhật Bản

FLEGT Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản
FM Quản lý rừng
FORMIS Hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp
FSC Hội đồng quản trị rừng Thế giới
GĐGR Giao đất giao rừng
HĐND Hội đồng nhân dân
HGĐ Hộ gia đình
HTX Hợp tác xã
ILO Tổ chức lao động quốc tế
IRR Tỷ suất hoàn vốn nội tại

iv

ITTO Tổ chức Gỗ Nhiệt đới Quốc tế
iTWood Hệ thống Truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp Việt Nam
KHLN Khoa học Lâm nghiệp
KNQG Khuyến nông quốc gia
KT-XH Kinh tế - xã hội
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NPV Giá trị hiện tại ròng
OTC Ô tiêu chuẩn
PEFC Tổ chức chứng nhận chứng chỉ rừng quốc tế
PRA Đánh giá nơng thơn có sự tham gia
QLRBV Quản lý rừng bền vững
QR Quick response code – mã phản hồi nhanh
RĐD Rừng đặc dụng
RPH Rừng phòng hộ
RPH Rừng phòng hộ
RSX Rừng sản xuất
RTN Rừng tự nhiên

SFI Tiêu chuẩn sáng kiến lâm nghiệp bền vững
SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
TCLN Tổng cục Lâm nghiệp
TLAS Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TNMT Tài nguyên Môi trường
TP Thành phố
TW Trung ương
TX Thị xã
UBND Ủy ban nhân dân
VFCS Hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia
VPA Hiệp định đối tác tự nguyện
WWF Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Lựa chọn huyện, xã có HGĐ tham gia CCR để thu thập số liệu..................37
Bảng 2.2. Số lượng HGĐ được lựa chọn phỏng vấn....................................................38
Bảng 2.3. Thông tin thu thập đặc điểm HGĐ ..............................................................39
Bảng 2.4. Hiện trạng tuổi rừng có CCR tại tỉnh Quảng Trị làm cơ sở chọn mẫu đánh
giá về sinh trưởng và năng suất rừng............................................................................41
Bảng 2.5. Số lượng OTC đã lập để đánh giá năng suất và sản lượng rừng ..................42
Bảng 3.1. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ năm 2023 ở tỉnh Quảng Trị .................51

v

Bảng 3.2. Đặc điểm HGĐ trồng rừng tỉnh Quảng Trị ..................................................52
Bảng 3.3. Tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng rừng HGĐ tỉnh
Quảng Trị.....................................................................................................................55

Bảng 3.4. Chu kỳ kinh doanh và sản phẩm gỗ rừng trồng HGĐ..................................59
Bảng 3.5. Trữ lượng rừng trồng HGĐ..........................................................................60
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế mơ hình CCR FSC và khơng có CCR thơn Giang Xn
Hải, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh (bán cây đứng).....................................................61
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế mơ hình CCR FSC và khơng có CCR thơn Kinh Môn,
xã Trung Sơn, huyện Gio Linh (bán cây đứng)............................................................63
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí và chỉ số
QLRBV của rừng trồng HGĐ ở tỉnh Quảng Trị...........................................................64
Bảng 3.9. Các cơ sở chế biến, tiêu thụ gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng trị .......80
Bảng 3.10. Công suất và nguyên liệu đầu vào của các nhà máy chế biến dăm
gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị .....................................................................................82
Bảng 3.11. Tác động của chính sách và các biện pháp áp dụng đến Qlbv rừng
trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị......................................................................................99
Bảng 3.12. Phân tích SWOT trong phát triển rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị.....112
Bảng 3.13. Đề xuất định hướng sửa đổi chính sách thúc đẩy quản lý rừng trồng
HGĐ bền vững...........................................................................................................114

vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Khung logic nghiên cứu ...............................................................................35
Hình 2.2. Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài luận án..............................................35
Hình 2.3. Sơ đồ khu vực nghiên cứu ...........................................................................37
Hình 2.4. Sơ đồ các bước phân tích các chính sách .....................................................46

h 3.1. Diện tích rừng trồng năm 2022 tỉnh Quảng Trị theo đơn vị hành chính cấp
huyện............................................................................................................................ 49
Hình 3.2. Cơ cấu các loại rừng trồng tỉnh Quảng Trị năm 2022 ..................................50
Hình 3.3. Diện tích rừng trồng tỉnh Quảng Trị phân theo chủ quản lý năm 2022 ........50

Hình 3.4. Quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức của Hội chủ rừng ..................................70
Hình 3.5. Diễn biến diện tích và số HGĐ tham gia CCR tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2010-2023............................................................................................................74
Hình 3.6. Diễn biến số lượng HGĐ gia nhập và rời nhóm CCR...................................75
Hình 3.7. Kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ khơng tham gia CCR..............................79
Hình 3.8. Kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ tham gia CCR.........................................83
Hình 3.9. Thao tác thực hiện đăng ký chủ thể cho các HGĐ thử nghiệm...................103
Hình 3.10. Thao tác thực hiện các bước đăng ký quyền sử dụng đất..........................104
Hình 3.11: Kết quả đăng ký quyền sử dụng đất trên phần mềm ................................104
Hình 3.12. Thao tác khai báo thơng tin lơ rừng..........................................................105
Hình 3.13. Thao tác lập hồ sơ khai thác gỗ rừng trồng HGĐ ....................................108
Hình 3.14. Các bước khai báo trách nhiệm tuân thủ gỗ rừng trồng HGĐ...................109
Hình 3.15. Thao tác tạo hồ sơ gỗ rừng trồng HGĐ.....................................................109
Hình 3.16. Bảng kê khai sinh lô gỗ và QR code rừng trồng HGĐ..............................110

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài luận án
Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (QLRBV&CCR) là mục tiêu quan

trọng của ngành Lâm nghiệp trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của
Thủ tướng Chính phủ). Theo số liệu cơng bố hiện trạng rừng của Bộ NN&PTNT,
năm 2022 cả nước có 4.655.993 ha rừng trồng, chiếm 31,4% tổng diện tích rừng cả
nước. Chủ rừng là hộ gia đình (HGĐ), cá nhân đang quản lý 1.884.069 ha rừng
trồng, chiếm 40,5% tổng diện tích rừng trồng (Bộ NN&PTNT, 2023). Thu nhập từ
rừng trồng giữ vai trò quan trọng trong sinh kế của 1,5 triệu HGĐ vùng nơng thơn
miền núi. Bên cạnh đó, nguồn gỗ cung cấp từ rừng trồng tập trung (khoảng 19,7

triệu m3 năm 2022) góp phần lớn vào tổng sản lượng gỗ rừng trồng khai thác hàng
năm và là nguồn thu có vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương miền núi, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo,... Luật
lâm nghiệp 2017 đã chỉ rõ HGĐ, cá nhân là chủ rừng (Điều 8) và năng lực QLRBV
của HGĐ, cá nhân là căn cứ để giao rừng, cho thuê rừng (Điều 15).

Rừng trồng sản xuất của HGĐ là mắt xích đầu tiên trong chuỗi giá trị sản
xuất lâm nghiệp, đây cũng là mắt xích gặp rất nhiều khó khăn, dễ bị tổn thương và
chịu nhiều tác động từ các nhân tố bên trong và bên ngoài chuỗi giá trị gỗ rừng
trồng, đặc biệt là các yêu cầu về gỗ có chứng chỉ QLRBV, gỗ hợp pháp và có nguồn
gốc được kiểm sốt, các chính sách thuế,... Ngồi ra, nội tại HGĐ trồng rừng cũng
đối mặt với nhiều thách thức ảnh hưởng đến việc QLRBV như quy mơ diện tích
nhỏ (mỗi hộ quản lý trung bình 1-3 ha), khả năng tiếp cận thị trường, nguồn vốn,
giống cây chất lượng cao kém, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa; thiếu kiến thức
và kỹ năng QLRBV,… Những thách thức này ảnh hưởng đến sự phát triển bền
vững và lợi nhuận lâu dài của các HGĐ. Vì vậy, cần phải có các nghiên cứu đầy đủ
về hiện trạng làm cơ sở đề xuất các giải pháp để giúp HGĐ quản lý rừng trồng bền
vững hơn, góp phần ổn định và nâng cao giá trị chuỗi sản xuất lâm nghiệp. Trong
bối cảnh đó, QLRBV và CCR quy mô HGĐ được xem là một giải pháp quan trọng

2

để khắc phục những tồn tại nêu trên cũng như tạo nguồn cung ổn định gỗ có chứng
chỉ cho ngành cơng nghiệp chế biến gỗ nước ta.

Trong thời gian qua đã có nhiều chính sách được ban hành nhằm thúc đẩy
QLRBV, đặc biệt là đối với HGĐ nhưng hiệu quả chưa cao. Tính đến tháng
10/2023, cả nước mới có 100.655 ha rừng của 37 nhóm hộ được cấp CCR, chỉ
chiếm khoảng 23,5% tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ và 5,3% diện tích
rừng trồng do các HGĐ quản lý. Điều này cho thấy còn rất nhiều khoảng trống và

thách thức trong quản lý rừng trồng bền vững của các HGĐ ở nước ta. Tỉnh Quảng
Trị có 345 nghìn ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 61 nghìn ha rừng trồng sản
xuất với diện tích rừng trồng được quản lý bởi HGĐ là 32 nghìn ha. Đây là một
trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc xây dựng các mơ hình quản
QLRBV&CCR cho cả công ty lâm nghiệp và HGĐ. CCR cho nhóm hộ lần đầu tiên
được cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cho nhóm 118 HGĐ với 316 ha rừng (Hồng
Liên Sơn, Vũ Duy Hưng, 2017). Mơ hình CCR theo nhóm hộ này bước đầu đã tạo
ra nhiều lợi thế trong QLRBV như tạo được sự liên kết trong nội bộ nhóm (liên kết
ngang) để phát triển rừng và trong tiêu thụ sản phẩm (liên kết dọc giữa doanh
nghiệp chế biến gỗ và nhóm hộ).

Có thể thấy việc phát triển mơ hình QLRBV&CCR ở tỉnh Quảng Trị là một
thực tiễn sinh động, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá tồn diện và cụ
thể để đưa ra các giải pháp thúc đẩy mơ hình phát triển bền vững cũng như rút ra
những bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
đó, đề tài luận án: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản
lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng Trị” đặt ra là hết sức cần
thiết, có ý nghĩa khoa học và thực, đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Về khoa học
- Đánh giá được hiện trạng quản lý rừng trồng bền vững của các HGĐ trong

chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Quảng Trị.

3

- Phân tích và đánh giá được các chính sách có liên quan đến QLRBV và
CCR hộ gia đình, xác định được các khoảng trống trong chính sách hiện hành.


2.2. Về thực tiễn
- Đánh giá được tác động của các chính sách và các biện pháp đã áp dụng

đến phát triển rừng trồng HGĐ và QLRBV.
- Đề xuất được các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô

HGĐ tại tỉnh Quảng Trị.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án

3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài luận án bổ sung thêm các luận cứ khoa học cho đề xuất các giải pháp

phát triển rừng trồng bền vững quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, đề tài luận án đã rút ra được các điểm

mạnh, điểm yếu trong quản lý rừng trồng quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị, đánh giá
được các tác động của chính sách và biện pháp đã áp dụng đến phát triển rừng trồng
HGĐ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý bền vững rừng trồng HGĐ trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị, bao gồm: i) Giải pháp kỹ thuật; ii) giải pháp chính sách; iii)
Giải pháp nâng cao năng lực HGĐ trong thực hiện quản lý bền vững rừng trồng.
4. Những đóng góp mới của luận án

Đề tài luận án có những đóng góp mới sau đây:
- Đề tài luận án đã bổ sung những luận cứ khoa học nhằm thúc đẩy quản lý
rừng trồng bền vững quy mô HGĐ trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế và chuỗi
giá trị sản xuất lâm nghiệp tại Quảng Trị.
- Phát hiện được khoảng trống về chính sách có liên quan làm cơ sở đề xuất
bổ sung sửa đổi chính sách phù hợp với xu hướng quản lý rừng trồng bền vững quy
mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị;

- Đã đề xuất được một số giải pháp góp phần thúc đẩy quản lý và phát triển
rừng trồng bền vững quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị.
5. Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu

4

5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là:
- HGĐ trồng rừng tại tỉnh Quảng Trị
- Hoạt động quản lý rừng trồng của HGĐ tại tỉnh Quảng Trị, từ khâu trồng

rừng, chăm sóc, khai thác và tiêu thụ gỗ rừng trồng. Đề tài luận án tập trung nghiên
cứu quản lý rừng trồng cho 2 lồi cây trồng rừng chính tại tỉnh Quảng Trị là: Keo
lai và Keo tai tượng, bao gồm rừng đã được cấp chứng chỉ và chưa được cấp chứng
chỉ.

- Các chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến QLRBV.
- Mơ hình chứng chỉ rừng theo nhóm hộ tại tỉnh Quảng Trị.
5.2. Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Quảng Trị, tập trung vào 04 huyện có
diện tích rừng trồng sản xuất của HGĐ lớn và đã được cấp CCR ở tỉnh Quảng Trị
là: Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh, Triệu Phong.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Chỉ nghiên cứu tại 4 huyện: Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh
và Triệu Phong tỉnh Quảng Trị.
- Về nội dung:
+ Về đánh giá hiện trạng phát triển rừng trồng quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng
Trị: đề tài luận án giới hạn trong đánh giá hiện trạng về diện tích, đặc điểm HGĐ
trồng rừng, các biện pháp kỹ thuật đã và đang áp dụng, chu kỳ kinh doanh và kênh
tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ.

- Về nghiên cứu mối liên kết trong trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm rừng
trồng HGĐ: Đề tài luận án giới hạn trong nghiên cứu mối liên kết ngang (liên kết
giữa các HGĐ) và mối liên kết dọc (liên kết giữa các HGĐ và cơ sở chế biến gỗ)
của các HGĐ chưa có CCR và nhóm hộ đã có CCR.
- Về nghiên cứu các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị: Đề
tài luận án giới hạn trong phân tích các kênh tiêu thụ gỗ của HGĐ khơng có CCR và

5

HGĐ đã có CCR, trong đó phân chia thành các các kênh tiêu thụ gỗ nhỏ (dăm, giấy)
và gỗ lớn (gỗ xẻ).

- Về phân tích các chính sách có liên quan đến quản lý bền vững rừng trồng
HGĐ: Đề tài luận án giới hạn trong phân tích các chính sách hiện hành ban hành
bởi các cơ quan ở cấp Trung ương và tỉnh Quảng Trị đang còn hiệu lực;

- Về đánh giá tác động của các chính sách và biện pháp đã áp dụng tới quản
lý rừng trồng bền vững HGĐ tại tỉnh Quảng Trị, đề tài luận án tập trung vào đánh
giá:

i) Sự thay đổi diện tích rừng trồng HGĐ và diện tích rừng được cấp chứng
chỉ theo các mốc thời gian;

ii) Mức độ đáp ứng các tiêu chí, chỉ số QLRBV.
iii) Sự thay đổi về các biện pháp kỹ thuật áp dụng và quản lý rừng.
6. Bố cục đề tài luận án
Đề tài luận án dài 143 trang, ngoài các phần lời cam đoan, cảm ơn, mục lục,
danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, hình ảnh và các phụ lục, được kết
cấu thành các phần chính sau đây:
- Phần mở đầu.

- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (26 trang)
- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (17 trang).
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (75 trang).
- Kết luận, tồn tại và kiến nghị (3 trang).
- Tài liệu tham khảo (16 trang).

6

Chương 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu quản lý rừng trồng HGĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý bền vững rừng trồng HGĐ
- Nghiên cứu quản lý rừng trồng HGĐ
Theo Pokorny và cộng sự (2010) chủ rừng nhỏ (hay HGĐ) được hiểu là chủ
rừng sống ở vùng nông thôn nhiệt đới, sở hữu hoặc quản lý diện tích đất rừng nhỏ
để phục vụ mục đích sinh hoạt hoặc thương mại và chủ yếu dựa vào lao động trong
gia đình. Theo Barr và Sayer (2012) trồng rừng quy mô HGĐ đã được người dân
vùng nông thôn vùng nhiệt đới thực hiện và được đặc biệt chú ý trong bốn thập kỷ
qua. Chính phủ các nước trên thế giới đã trao quyền sở hữu cho cộng đồng và người
dân địa phương để tham gia vào các chương trình trồng rừng nhằm giảm áp lực phá
rừng tự nhiên và xóa đói giảm nghèo. Theo FAO (2020) tại 115 quốc gia được
thống kê có 887,7 triệu ha rừng được quản lý bởi khu vực tư nhân, chiếm 22% tổng
diện tích rừng thế giới. Trong khu vực tư nhân, HGĐ và cá nhân quản lý 51%; các
công ty, tổ chức quản lý 20% và cộng đồng quản lý 29%. Châu Âu có tỷ lệ rừng
quản lý bởi HGĐ, cá nhân cao nhất với 78%, tiếp đến là châu Á với 56%, Trung và
Bắc Mỹ 55%.
Midgley và cộng sự (2017) cho biết HGĐ và các chủ rừng nhỏ đóng vai trị
đặc biệt quan trọng đối với lâm nghiệp ở các nước châu Á. Gỗ rừng trồng HGĐ đã
cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ, xây

dựng, gỗ lạng và MDF, gỗ xuất khẩu, viên nén và bột giấy. Ngoài ra, nguồn nguyên
liệu gỗ từ HGĐ còn được sử dụng phần lớn cho công nghiệp chế biến trong nước,
sản xuất than và xây dựng nông thôn. Rohadi et al. (2015) chỉ ra rằng mặc dù khơng
phải là nguồn thu nhập chính của HGĐ ở Indonesia nhưng thu nhập từ rừng trồng
đóng góp khoảng 15% thu nhập của HGĐ. Theo Maryudi và cộng sự (2015) ban
đầu rừng trồng HGĐ hướng đến sử dụng đa mục đích và chưa quan tâm nhiều đến
mục đích kinh tế. Trong thời gian gần đây, khi gỗ rừng trồng HGĐ tham gia vào thị

7

trường gỗ toàn cầu, các kênh thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ ngày càng phát
triển, giá gỗ ngày càng tăng các HGĐ trồng rừng đã chú trọng mục tiêu kinh tế của
rừng. Theo Arvola và cộng sự (2020), Nambiar (2021) chủ rừng nhỏ đang ngày
càng trở nên quan trọng xét trên khía cạnh tiềm năng đóng góp vào nguồn gỗ
thương mại tồn cầu, tạo ra việc làm, hỗ trợ phát triển sinh kế và cung cấp các dịch
vụ hệ sinh thái. Nurrochmat và cộng sự ( 2014) cho rằng các thủ tục đơn giản để
đưa gỗ từ rừng trồng HGĐ ra thị trường là một trong những chất xúc tác chính cho
việc trồng rừng của các HGĐ.

Các loài cây được HGĐ lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu về tốc độ sinh trưởng
và chất lượng gỗ theo yêu cầu thị trường. Sự phát triển mạnh của rừng trồng Bạch
đàn và Keo gần đây chủ yếu do sự tăng lên của nhu cầu giấy và bột giấy. Ở Thái
Lan, lồi cây trồng rừng chính là Bạch đàn và Tếch, phần lớn được trồng bởi HGĐ
với diện tích khoảng 1,5 triệu ha. Theo ước tính của Boulay và cộng sự (2012) phần
lớn diện tích rừng trồng quản lý bởi HGĐ. Theo Grossman (2012), ở Paraguay mặc
dù cán bộ khuyến nơng đã có những hướng dẫn cụ thể về xử lý thực bì, tỉa cành
Bạch đàn nhưng việc áp dụng còn rất hạn chế nên năng suất rừng chưa cao.

Về kế hoạch quản lý rừng trồng, theo Midgley và cộng sự (2012) chỉ ra rằng
các HGĐ quản lý rừng của họ theo kế hoạch riêng và hiếm khi được thực hiện bài

bản theo kế hoạch ban đầu và bị ảnh hưởng bởi giá gỗ thị trường. Việc khai thác
rừng của các HGĐ cũng rất linh hoạt và không thể dự báo trước, đặc biệt là đối với
các HGĐ trồng rừng nhỏ lẻ với diện tích 0,1-5 ha, rừng sẽ đượ khai thác khi HGĐ
cần tiền mặt cho sinh hoạt, chữa bệnh, giáo dục hoặc các chi phí cần thiết khác.
Nhân tố khác quyết định đến thời điểm bán rừng của HGĐ chính là giá gỗ trên thị
trường. Tuy nhiên, khơng phải mơ hình rừng trồng HGĐ ở đâu cũng thành cơng và
có sự khác biệt ở từng quốc gia (Hoan & Muilia, 2018), có nhiều nơi thất bại hoặc
có hiệu suất thấp (Kroger, 2012). Ở Lào (Barney 2008) và tại Indonesia (Obidzinski
và Dermawan 2010, Perdana et al. 2012) HGĐ phải đối mặt với nhiều thách thức
trong việc trồng và trồng xen cây gỗ vào hệ thống sử dụng đất của họ vì liên quan
đến điều kiện lập địa, quyền sử dụng đất, chất lượng giống, tài chính hỗ trợ để đầu

8

tư dài hạn và khả năng tiếp cận thị trường (Nawir et al. 2007, Nambiar và Harwood,
2014). Rohadi và cộng sự (2015) cho biết đa số các HGĐ trồng rừng ở Indonesia
không tuân theo các định hướng thị trường nên thường mất cơ hội để nâng cao thu
nhập từ việc bán gỗ. Giá bán gỗ thay đổi rất lớn giữa thị trường cấp thôn và cấp
huyện nhưng thường HGĐ chỉ bán được giá thấp nhất với nhiều lý do như: chất
lượng gỗ thấp; HGĐ yếu kém trong việc mặc cả bán gỗ và chi phí giao dịch cao do
ảnh hưởng từ các quy định thị trường gỗ.

Thực hiện theo các yêu cầu gỗ hợp pháp cũng là thách thức với HGĐ trồng
rừng. Indonesia là nước đầu tiên được cấp chứng chỉ FLEGT với việc triển khai
thực hiện hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Indonesia. Khi triển khai yêu cầu về
bằng chứng quyền sử dụng đất là rào cản rất lớn khi rất nhiều HGĐ trồng rừng, đặc
biệt ở vùng Gunungkidul HGĐ khơng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các
quyền thừa kế đất đai được thừa nhận khơng chính thức. Về lâu dài đây là rào cản
đối với các HGĐ vì họ phải bỏ ra các chi phí cho việc xác minh gỗ hợp pháp.


- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bền vững rừng trồng
HGĐ

McEwan và cộng sự (2020) đã chỉ ra 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến QLRBV
rừng trồng HGĐ là: i) Nhu cầu về gỗ và bột giấy sẽ tiếp tục gia tăng, sự thay đổi
này sẽ dẫn đến sự thay đổi về lồi cây, phương thức trồng, kích thước gỗ, chất
lượng gỗ; ii) Nhu cầu nhiên liệu sinh học từ gỗ được mong đợi sẽ tăng lên như là
một giải pháp thân thiện với khí hậu và năng lượng tái tạo; và iii) Các diện tích rừng
được quản lý để được cấp chứng chỉ QLRBV (FSC, PEFC) sẽ tăng lên trong những
năm tới.

Maryudi và cộng sự (2015) chỉ ra rằng ở Indonesia, trong những hoàn cảnh
nhất định đối với rừng trồng HGĐ, chính sách đơi khi lại mang đến các hạn chế và
rào cản như việc quản lý quá chặt chẽ dẫn đến khơng có động lực cho HGĐ trồng
rừng. Ngồi ra, khung chính sách xây dựng cho rừng trồng HGĐ thường dựa trên
các quy định quản lý rừng quy mơ lớn và vì vậy thường khơng phù hợp. Những rào
cản này dẫn đến tăng chi phí sản xuất và giảm khả năng cạnh tranh của HGĐ.

9

Ở Thụy Điển một nửa diện tích RSX thuộc sở hữu của chủ rừng nhỏ, theo
Luật lâm nghiệp năm 1994, các quyết định quản lý rừng phần lớn thuộc về chủ
rừng. Eggers và cộng sự (2014) cho biết các yếu tố mềm (thu nhập từ rừng, tham
gia hội chủ rừng, CCR, kiến thức) có tác động mạnh đến việc lựa chọn chiến lược
quản lý hơn các yếu tố cứng (giới tính, khoảng cách đến rừng). Quy mơ diện tích
rừng là yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn chiến lược quản lý rừng. Chủ
rừng có diện tích rừng lớn (trên 50ha) thường quan tâm đến năng suất và áp dụng
thâm canh vì thu nhập từ rừng rất quan trọng với họ. Chủ rừng có diện tích nhỏ (<
20 ha) ít quan tâm đến các hoạt động quản lý và thu nhập từ rừng. 30% chủ rừng
nhỏ ở miền Bắc Thụy Điển được cấp CCR và hầu hết các chủ rừng có CCR hoặc

tham gia hội chủ rừng.

Savari và cộng sự (2020) khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham
gia của người dân vào QLRBV ở Iran đã chỉ ra rằng trình độ học vấn là yếu tố duy
nhất có ảnh hưởng đáng kể đến QLRBV. Trong các yếu tố văn hóa - xã hội, sự tham
gia của cộng đồng địa phương, mở rộng các phương pháp bảo tồn rừng và thái độ
của cộng đồng đối với QLRBV có mối liên hệ tích cực đáng kể với QLRBV. Tác
giả có phát hiện khá thú vị là việc giảm phụ thuộc sinh kế vào rừng, tăng thu nhập
ngoài rừng và sử dụng gián tiếp lợi ích từ rừng có liên quan tích cực đến QLRBV.
Cụ thể, ở những cộng đồng mà sinh kế hoàn toàn phụ thuộc vào tài ngun rừng, có
rất ít động lực để áp dụng QLRBV vì rừng là phương tiện kiếm sống duy nhất và họ
khơng có lựa chọn nào khác ngoài việc khai thác tài nguyên rừng (Gregor, 2011).
Theo Mizaras và cộng sự (2020), chủ rừng nhỏ chiếm 40,3% tổng diện tích rừng ở
Litva, trung bình mỗi chủ rừng sở hữu 3,4 ha rừng. Các tác giả đã tiến hành phân
tích tương quan giữa QLRBV của chủ rừng nhỏ với 23 nhân tố trên 385 chủ rừng
nhỏ được lựa chọn. Kết quả cho thấy có sự tương quan ở mức vừa và chặt: quan
điểm của chủ rừng nhỏ về tầm quan trọng kinh tế rừng (R=0,86), thu nhập bình
quân/ha (R=0,84), tầm quan trọng của lâm nghiệp (R=0,53), tỷ lệ % các lâm phần
trưởng thành của chủ rừng nhỏ (R=0,48), sự đa dạng của các hoạt động trong các
khu rừng (R=0,36).

10

Boakye-Danquah và Reed (2019) cho biết chủ rừng nhỏ khó tiếp cận với
CCR do chi phí đầu tư cao, yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt và khó đáp ứng các yêu
cầu của bộ tiêu chuẩn QLRBV. Chi phí thực hiện CCR lớn và lợi nhuận thu được
chưa tương xứng cũng là thách thức với các HGĐ. Maryudi và cộng sự (2015) cho
biết hầu hết các HGĐ ở vùng Gunungkidul (Indonesia) khơng có khả năng chi trả
cho việc thực hiện chứng nhận mà chủ yếu được tài trợ bởi các cơng ty gỗ. Tác giả
ước tính chi phí đầu tư cho CCR HGĐ ở đây cao hơn gấp 2 lần so với chi phí thực

hiện đảm bảo gỗ hợp pháp theo FLEGT. Ngoài ra, chứng nhận phải đánh giá lại
theo chu kỳ 5 năm và đánh giá giám sát hàng năm cũng là những rào cản lớn về mặt
tài chính đối với các chủ rừng nhỏ. Theo Perdana và cộng sự (2012) năng suất và
hiệu quả kinh tế là nhân tố có ảnh hưởng đến QLRBV của HGĐ. Do quy mô sản
xuất nhỏ lẻ, kỹ thuật thấp, chi phí trồng và khai thác cao, khả năng tiếp cận với thị
trường hạn chế nên hiệu quả kinh tế rừng trồng HGĐ thường thấp hơn so với rừng
trồng của công ty.

Nigussie và cộng sự (2017) khi nghiên cứu về mơ hình trồng Keo Acacia
decurrens của HGĐ ở Ethiopia đã cho biết động lực quan trọng cho việc trồng Keo
là nâng cao thu nhập, quản lý độ phì của đất và giữ nước. Khó khăn tài chính của
các HGĐ là nhân tố tác động đến QLRBV. Theo Maryudi và cộng sự (2015) ở
Indonesia các HGĐ tham gia CCR theo nhóm khi gặp khó khăn về tài chính sẽ bán
gỗ khơng theo phương án quản lý rừng của nhóm cho các thương lái địa phương,
phá vỡ chuỗi cung ứng gỗ có chứng chỉ mà nhóm đã ký kết với các doanh nghiệp
trước đó. Midgley và cộng sự (2017) cho biết để thành công trong trồng rừng, các
chủ rừng nhỏ cần thỏa mãn 4 điều kiện: i) Có quyền sở hữu rõ ràng đối với cây
trồng; ii) có thị trường đáng tin cậy; iii) có khuôn khổ pháp lý và quy định phù hợp;
và iv) có các kỹ thuật tốt. Sự tin cậy của chuỗi giá trị, giảm thiểu rủi ro từ 4 điều
kiện này đều có ảnh hưởng đến sinh kế và tính bền vững về tài chính của mơ hình
rừng trồng HGĐ.

1.1.2. Nghiên cứu về QLRBV và CCR

11

Vấn đề QLRBV lần đầu tiên được ghi nhận ở cấp độ quốc tế tại Hội nghị
thượng đỉnh Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro, Brazil năm 1992, theo đó
việc cần thiết phải duy trì, gìn giữ nguồn tài nguyên cho thế hệ sau được quan tâm
và ghi nhận. Để đánh giá và xác nhận QLRBV, bộ cơng cụ đánh giá bao gồm các

Tiêu chí (Criteria) và các Chỉ số (Indicators) được sử dụng. Hiện nay, trên thế giới
có 10 sáng kiến về bộ tiêu chí và chỉ số QLRBV (C&I) ở cả cấp độ khu vực và quốc
tế với sự tham gia của 150 quốc gia. Nổi bật là bộ C&I của Tổ chức Gỗ Nhiệt đới
Quốc tế (ITTO), Tiến trình Hensinki, Tiến trình Montreal,… Mặc dù các bộ C&I có
cách trình bày và sắp xếp khác nhau song đều tập trung vào 7 vấn đề chính của
QLRBV đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận là: (1) Sự phát triển của tài nguyên
rừng; (2) Đa dạng sinh học; (3) Sức khỏe và sức sống của rừng; (4) Chức năng sản
xuất và tài nguyên rừng; (5) Chức năng bảo vệ của tài nguyên rừng; (6) Chức năng
kinh tế - xã hội; (7) Khuôn khổ pháp lý, chính sách và thể chế (Perera & Vlosky,
2006).

Để chứng nhận một khu rừng đã được quản lý bền vững theo C&I, chứng chỉ
QLRBV (gọi tắt là CCR) được sử dụng. CCR có 2 mục tiêu chính là: i) thúc đẩy
QLRBV và ii) đảm bảo việc tiếp cận thị trường cho các sản phẩm được chứng nhận.
Để được cấp CCR, quá trình quản lý rừng phải thỏa mãn các yêu cầu của QLRBV.
Trên thế giới có nhiều hệ thống CCR khác nhau, song phổ biến và được thừa nhận
rộng rãi nhất là hệ thống FSC và PEFC. Hội đồng quản trị rừng Thế giới (Forest
Stewardship Council, gọi tắt là FSC) được thành lập năm 1993 là sáng kiến của các
nhóm mơi trường, lâm nghiệp và các công ty gỗ. Tổ chức công nhận CCR quốc tế
(Programme for the Endorsement of Forest Certification - PEFC) ra đời năm 1999
tại Châu Âu với mục tiêu hướng đến các chủ rừng nhỏ (Perera & Vlosky, 2006) và
đã mở rộng ra hơn 56 quốc gia ở 5 châu lục, trong đó có 49 hệ thống CCR quốc gia
được PEFC chứng thực. Cả 2 hệ thống này đều ủy quyền cho bên thứ 3 là tổ chức
chứng nhận đánh giá và cấp CCR. Tính đến tháng 6/2023, có 291 triệu ha rừng
được cấp chứng chỉ QLRBV theo hệ thống PEFC tại 43 quốc gia; đối với chứng chỉ
FSC, tính đến tháng 10/2023 có 161 triệu ha rừng tại 89 quốc gia được cấp chứng


×