Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tổng quan báo cáo chuyên đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412 KB, 18 trang )

BÀI TỔNG QUAN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CỦA RONG BIỂN ĐỎ

Nguồn: {Yang, 2020 #2}Yang, Y. (2020). "ANTI-INFLAMMATORY EFFECT OF
RED SEAWEED EXTRACTS"

DANH MỤC CÁC CHỮ KÍ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

HQL hong qı´ lı´n ca`i
ZGC zhe` gu¯ ca`i
ELB Extractable Lipophilic Bioactives
BLB Bound Lipophilic Bioactives
LPS Lipopolysaccharide
TPC Total Phenolic Content (hàm lượng phenolic tổng số)
TFC Total Flavonoid Content (hàm lượng flavonoid tổng số)
TTC Total Tannin Content (hàm lượng tannin tổng số)
ORAC Oxygen Radical Absorbance Capacity (Khả năng hấp thụ gốc oxy)
NO Nitric Oxide
NEP Non-extractable Polyphenol
GAE Gallic Acid Equivalent
DMSO Dimethyl sulphoxide
HPLC High-performance Liquid Chromatography
MTT (3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl tetrazolium bromide)
BCA Bicinchonimic Acid
RNA Acid Ribonucleic
TE Trolox Equivalent

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Thành phần sắc tố đặc trưng của ngành rong biển.



Bảng 2. Hiệu suất chiết xuất HQL và ZGC (mg/100g bột).

Bảng 3. Hàm lượng phenolic tổng số của dịch chiết EP và NEP của rong biển HQL và
ZGC (mg GAE/100g bột).

Bảng 4: Hàm lượng Flavonoid tổng số trong chiết xuất ELB và BLB của rong biển HQL
và ZGC (mg CE/100g bột).

Bảng 5. Khả năng hấp thụ gốc oxy (μmol TE/mol TE/g bột).

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Rong biển đỏ.

Hình 2. Hàm lượng tổng số Phenolic của chiết xuất ELB và BLB của rong biển HQL và
ZGC.

Hình 3. Hàm lượng Flavonoid tổng số của chiết xuất ELB VÀ BLB của rong biển HQL
và ZGC.

Hình 4. Khả năng hấp thụ gốc oxy (μmol TE/mol TE/g bột).

1. Rong biển đỏ là loài sinh vật quang tự dưỡng, sống ở biển, thuộc ngành Rhodophyta –
được cho là đại diện nhóm rong biển lớn nhất. Hiện tại rong biển đỏ được ứng dụng để
sản xuất agar thương mại và carrageenan trong cơng nghiệp. Tuy nhiên, ngày càng có
nhiều nghiên cứu về lợi ích sức khỏe tiềm tàng điển hình như các hợp chất polyphenol,
làm thúc đẩy quá trình chứng minh vai trò của thành phần rong biển. Hai loại rong biển
đỏ được nghiên cứu là HQL và ZGC nhằm xác định tác dụng chống viêm của các chiết
xuất ELB và BLB từ hai loại rong biển đỏ này trong các đại thực bào RAW 264.7. Khả

năng chiết xuất cũng như thành phần hóa học của ELB và BLB được đặc trưng bởi khả
năng hấp thụ gốc oxy (ORAC), hàm lượng tannin tổng số (TTC), hàm lượng flavonoid
tổng số (TFC), hàm lượng phenolic tổng số (TPC)… Bên cạnh đó còn các xét nghiệm
nitric oxit (xét nghiệm NO) và khả năng sống của tế bào bởi phân tích Western blot, phân
tích HPLC-MS/MS và xử lý thống kê. Thơng qua các nghiên cứu và số liệu thực nghiệm,
ghi nhận được sự hiện diện của sáu hợp chất phenolic trong rong biển ZGC và một loại
được phát hiện trong rong biển HQL. Sở dĩ có sự khác nhau là do rong biển ZGC chiết
xuất ELB và BLB khơng có sự chênh lệch cao. Tất cả các chiết xuất này đều ức chế sản
xuất oxit nitric (NO) trong các đại thực bào RAW 264.7 do LPS gây ra. Ngoài ra, các
phân đoạn ELB có tác dụng kháng viêm mạnh hơn các phân đoạn BLB ở hai loại rong
biển. Bên cạnh đó, rong biển ZGC cho thấy tác dụng mạnh hơn so với rong biển HQL,
minh chứng sự hiện diện của các hợp chất phenolic như rutin, luteolin, acid chlorogen,
acid caffeic và acid ferulic trực tiếp có liên quan đến tác dụng chống viêm. Tổng quan lại,
cả hai chiết xuất ELB và BLB trong rong biển HQL và ZGC đều thể hiện các đặc tính và
hoạt động chống viêm. Tạo tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai sau này về các
thành phần trong rong biển đỏ đối với sức khỏe con người. (400 từ)

2. Môi trường biển được xem là một trong những hệ sinh thái phong phú nhất trên thế
giới, tại đây có thể khai thác được các tài nguyên hoặc các động-thực vật có giá trị cao,
trong đó có rong biển [1]. Rong biển thuộc nhóm sinh vật bậc thấp, sinh sống chủ yếu tại
các vùng nước mặn hay nước lợ ven biển [2]. Đây là nhóm đối tượng được ứng dụng
nhiều trong công nghệ thực phẩm, mỹ phẩm, nuôi cấy tế bào, sinh học phân tử [3]…Rong
biển chứa nhiều hợp chất vitanmin, chất chống oxy hóa, đây được xem là loại thực phẩm
lành mạnh, tốt cho sức khỏe [4]. Rong biển rất đa dạng và phong phú, được chia thành ba
nhóm lớn dựa trên màu sắc của sắc tố quang hợp: rong biển lục (Chlorophyta) [5],[6],
rong biển nâu (Phaeophyta) và rong biển đỏ (Rhodophyta) [7], một số nghiên cứu khác
cho rằng nhóm tảo Lam cũng là một ngành thuộc rong biển [8],[9]. Cơng dụng và vai trị
của rong biển đã được nghiên cứu từ 2000 năm trước và đã được ghi nhận, tiếp tục phát
triển theo lịch sử loài người [10],[11]. Ngồi ra rong biển cịn được sử dụng làm dược
phẩm trong các bài thuốc dân gian [12]. Một số cơng trình nghiên cứu về cơng dụng của

rong biển như: người La Mã cổ đại sử dụng chúng để rửa vết thương, trong khi đó người
Ai Cập cổ đại điều trị ung thư vú bằng rong biển [13]. Trong những năm gần đây, nhiều
nghiên cứu về rong biển hơn về tính kháng khuẩn, kháng nấm, giảm đau, chống viêm và

chống oxy hóa ngày càng được báo cáo [14],[15]. Điển hình, chiết xuất thơ methanol của
Gracilaria corticata có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus
aureus, Streptococcus pyogenes…[16]. Ngoài ra, một số polysaccharides từ rong biển đỏ
được nghiên cứu là có hoạt tính kháng khuẩn và virus gây truyền nhiễm ở người [17],
[18]. Các polysaccharides này ngoài việc làm gián đoạn quá trình hấp thụ của virus tế bào
bằng cách tương tác với các thụ thể protein ở bề mặt tế bào để ức chế sự nhân lên của
virus RNA [19],[20] mà nó cịn được xem là chất chông viêm tiềm năng [21]. Đặc biệt
tác dụng ức chế viêm phần lớn là ức chế các enzyme gây viêm như nitric oxidesynthase,
cyclooxygenase và lipoxygenase [22],[23]. Hiện tại, Trung Quốc đang là nước sản xuất
rong biển lớn nhất thế giới trong đó rong biển đỏ là nhóm tảo biển lớn nhất với 607 loài
chiếm 47,5%, chúng được sử dụng để sản xuất agar và carrageenan thương mại [24].
Ngoài ra cịn được ứng dụng nhiều bởi hoạt tính sinh học [25] như Caloglossa leprieurii
để loại kí sinh trùng [26], Eucheuma chứa các hợp chất sinh học như carotenoid và
polyphenol [27]. Hai loại rong biển đỏ được nghiên cứu là hong qi lin cai (HQL,
Eucheuma sp.) và zhe gu cai (ZGC, Caloglossa leprieurii) [28]. (520 từ)

Hình 1: Rong biển đỏ
Nguồn: Encyclopedia, Colombia University Press.

Ngành Chorophylls Sắc tố Phycobilins

Rong Lam a β-carotene, C-phycocyanin (+)
(Cyanophyta)
myxoxanthophyll, C-phycoerthrin (-)
Rong Đỏ
(Rhodophyta) zeaxznthin


a,d β-carotene, lutein, R-phycocyanin (-)

zeaxanthin R-phycoerythrin (+)

Rong Nâu a, c β-carotene,

(Phaeophyta) fucoxanthin,

violaxanthin

Rong Lục a, b β-carotene, lutein,

(Chlorophyta) neoxanthin,

violaxanthin,

zeaxanthin

Bảng 1: Thành phần sắc tố đặc trưng của ngành rong biển.

Nguồn: Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến,
1993, Rong biển Việt Nam (phần phía Bắc). Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.

3. Nguyên vật liệu để tiến hành nghiên cứu này là hai loại rong biển có nguồn gốc từ
Trung Quốc: HQL và ZGC. Rong biển HQL được thu mua tại chợ Quanjafu, còn rong
biển ZGC được thu hoạch tại rừng Baoan. Trước khi tiến hành thí nghiệm, các nguyên
liệu này đều được tiền xử lý bằng cách nghiền thành bột mịn và bảo quản ở -20℃. Các. Các
thí nghiệm lần lượt thực hiện như sau:


a. Thí nghiệm 1: Chiết xuất ELB

Tiến hành trộn 10g bột rong biển với 200ml dung dịch lạnh acetone 80% (1% acid

acetic). Dùng sóng siêu âm chiếu xạ trong 30 phút, sau đó ly tâm hỗn hợp này ở 10℃. Các
trong 5 phút với tốc độ 3000 vòng/phút. Quan sát, thu phần nổi trên bề mặt và lặp lại quá

trình chiết xuất này. Chất nổi được thu tiến hành xử lý ở 40℃. Các để loại bỏ acetone, cuối
cùng hòa tan trong 160ml ethanol. Dung dịch ethanol phải được chiết xuất từ 3-5 lần để

có thể loại bỏ chất béo và các phân tử có tính ưa mỡ. Sau đó phần ethanol cũng được loại

bỏ bằng cách bay hơi ở 40℃. Các. Tiếp theo hỗn hợp này được chiết 2 lần bằng ethyl acetate.
Thu nhận phần nổi phía trên dung dịch bằng methanol và để trong tủ hút ẩm trong 12h.

b. Thí nghiệm 2: Chiết xuất BLB

Tương tự như thí nghiệm 1 nhưng phần cặn được xử lý bằng dung dịch NaOH 2M ở nhiệt
độ phòng trong khoảng 60 phút với điều kiện là khơng có oxy. Phương pháp này dựa theo
nguyên tắc thủy phân kiềm. Lưu ý lắc đều hỗn hợp để thủy phân hoàn toàn. Để đạt độ pH

chuẩn (2.1 - 2.4) phải trung hòa hỗn hợp bằng dung dịch HCl 6M. Sau đó tiến hành chiết
phenolic với ethyl acetate theo tỷ lệ 1:1, rồi ly tâm dung dịch này ở 10℃. Các trong 5 phút.
Các bước còn lại tương tự như thí nghiệm 1, thu phần dung môi hữu cơ và cho bay hơi để
thu nhận phần nổi phía trên, đem đi hút ẩm.

c. Thí nghiệm 3: Xác định hàm lượng Phenolic tổng số

Hợp chất acid galic được xem là thước đo tiêu chuẩn cho phương pháp này. Cụ thể các
thí nghiệm nhỏ sẽ được tiến hành song song ở các nồng độ acid galic lần lượt 0, 6.25,

12.5, 25, 50, 100 và 200 μmol TE/g/mL. Phần dịch chiết thu được ở thí nghiệm 1 và 2 được điều
chế bằng methanol 50% ở độ pha loãng 0.2mg/mL. Phần aicd galic và dung dịch chuẩn
được chiết vào đĩa 96 giếng với hàm lượng 20μmol TE/L và lặp lại 3 lần. Kế tiếp, cho 20μmol TE/L nước
khử ion và thuốc thử Folin-Ciocalteu đã pha loãng 10 lần. Cuối cùng chiết 140μmol TE/L natri
carbonat 7% cho vào các đĩa trên, tuy nhiên để xảy ra phản ứng thì phải kị ánh sáng ở
37℃. Các trong vịng 90 phút. Sau đó đo quang phổ ở 760nm bằng thiết bị phổ kế và ghi nhận
kết quả. Kết quả sẽ được tính bằng đơn vị mg aicd galic/100g bột rong biển.

d. Thí nghiệm 4: Xác định hàm lượng Flavonoid tổng số

Hợp chất Catechin được xem là thước đo tiêu chuẩn cho phương pháp này. Các bước tiến
hành tương tự như thí ngiệm 3. Đầu tiên catechin sẽ được điều chế bằng nước khử ion ở
các nồng độ 0, 6.25, 12.5, 50, 100 và 200μmol TE/g/mL. Sau đó cho các hỗn hợp này vào đĩa 96
giếng tương đương với 3 lần lặp lại cho mỗi nồng độ chuẩn. Phần dịch chiết thu được ở
thí nghiệm 1 và 2 được điều chế bằng methanol 50% ở độ pha loãng 0.2mg/mL. Kế tiếp,
cho 100μmol TE/L nước khử ion và 10μmol TE/L natri nitrit 5% vào hỗn hợp để xảy ra phản ứng. Sau 6
phút, thêm 20μmol TE/L nhôm clorua 10% vào từng giếng để tiếp tục phản ứng. Sau 5 phút, tiếp
tục thêm 50 μmol TE/L natri hydroxit 1M. Cuối cùng tiến hành đo ở bước sóng 510nm bằng phổ
kế và ghi nhận kết quả. Kết quả sẽ được tính bằng đơn vị mg catechin/100g bột rong
biển.

e. Thí nghiệm 5: Xác định hàm lượng Tanin tổng số

Catechin cũng được sử dụng là thước đo chuẩn cho phương pháp này. Đầu tiên catechin
được tiền xử lý với nước khử ion ở các nồng độ 0, 6.25, 12.5, 25, 50, 100 và 200μmol TE/g/mL.
Dung dịch vanillin-H2SO4 được điều chế như sau: 4% vanillin trộn với aicd sunfuric ở
nồng độ 30% theo tỷ lệ 1:1. Phần dịch chiết thu được ở thí nghiệm 1 và 2 được điều chế
bằng methanol 50% ở độ pha loãng 0.2mg/mL và thêm vào đĩa 96 giếng cùng với 180μmol TE/L
dung dịch vanillin-H2SO4 ở 37℃. Các trong khoảng 20 phút. Sau đó tiến hành đo ở bước sóng
510nm và ghi nhận kết quả. Kết quả sẽ được tính bằng đơn vị mg catechin/100g bột rong

biển.

f. Thí nghiệm 6: Xác định khả năng hấp thụ gốc oxy

Trolox là hợp chất được sử dụng xem như thước đo tiêu chuẩn của phương pháp này.
Đầu tiên trolox được chuẩn bị bằng cách: trộn hỗn hợp 1mL ethanol và 9mL dung dịch
đệm photphat để đạt các nồng độ 6.25, 12.5, 25, 50 và 100μmol TE/L. Bên cạnh đó, fliorescein
cũng được điều chế bằng đệm phophat ở nồng độ 75 μmol TE/M. Trên đĩa 96 giếng có chứa
20μmol TE/L polyphenol (0.2 mg/mL) hoặc chất chuẩn sẽ được thêm vào 40 μmol TE/L fluorescein 75
μmol TE/M, lắc nhẹ để phản ứng xảy ra. Sau 3 phút, thêm vào mỗi giếng 140 μmol TE/L dung dịch 2-
amidinopropane và đặt ngay đầu đọc. Tiến hành quan sát với cường độ huỳnh quang ở
bước sóng chiết 485nm và bước sóng phát xạ 520nm. Kết quả sẽ được tính dựa trên sự
khác biệt về diện tích dưới đường cong phân rã fluorescein và được tính bằng đơn vị
μmol TE/mol trolox/g bột rong biển.

g. Thí nghiệm 7: Xét nghiệm Nitric Oxit và khả năng sống của tế bào

Nitric oxit được biết đến là một trong những chất có liên quan đến các bệnh viêm mãn
tính, ung thư, tiểu đường [29]. Ngoài ra trong tế bào, đại thực bào RAW 264.7 đã được
kiểm chứng cho cơ chế chống viêm, là tiền đề cho nghiên cứu, cụ thể là phương pháp này
[30]. Các tế bào RAW 264.7 sau khi được nuôi cấy sẽ tiến hành gieo vào đĩa 96 giếng ở
nhiệt độ phịng. Sau 24 giờ, thu mơi trường và xử lý tế bào trong các môi trường khác
nhau. Cụ thể, 3 μmol TE/L lipopolysaccharide được thêm vào môi trường vừa thu được, trộn đều
và thêm vào đĩa với thể tích 200 μmol TE/L mỗi giếng ( trừ mẫu âm tính của tế bào). Sau đó,
trích phần nổi trên mặt giếng sang đĩa khác tương ứng và trộn với 100 μmol TE/L thuốc thử
Griess trên mỗi giếng, để trong 10 phút và tiến hành quan sát ở nhiệt độ 37℃. Các. Ghi nhận
độ hấp thụ ở bước sóng 540 để xác định tạo ra NO. Các tế bào đã xử lý còn lại trong đĩa
ban đầu sẽ được kiểm tra khả năng sống của tế bào. Ở thí nghiệm này, TTM (3-(4,5-
dimethyl2-thizolyl)-2,5-diphenyl-2H-tetrazolium bromide) sẽ được sử dụng làm chất chỉ
thị khả năng tồn tại của tế bào bằng cách khử formazan, tùy thuộc vào ty thể. Sau thời

gian 24 giờ xử lý mẫu ban đầu, tiến hành loại bỏ phần chất nổi trên bề mặt. Sau đó cho
vào mỗi giếng 100 μmol TE/L dung dịch MTT. Phần dung dịch này được điều chế bằng cách hòa
bột MTT vào môi trường nuôi cấy tế bào ở nồng độ 0.1 μmol TE/g/mL. Tiến hành đặt đĩa trong tủ
ấm ở nhiệt độ phòng để xử lý MTT. Sau 2 giờ, phần nổi phía trên sẽ tiếp tục được loại bỏ
và thêm 100 μmol TE/L DMSO trên mỗi giếng. Sử dụng đầu đọc đĩa để đo độ hấp thụ ở bước
sóng 570nm.

h. Thí nghiệm phân tích Western blot

Tế bào RAW 264.7 được đem đi ni cấy ở nồng độ 2.5℃. Các×105 tế bào/mL và đặt trong tủ
ấm ở nhiệt độ phòng. Sau 24 giờ, phần nổi phía trên sẽ được loại bỏ và các tế bào được
xử lý bằng 1 μmol TE/g/mL LPS. Các tế bào này sau khi được xử lý sẽ tiếp tục trong 24 giờ nữa.
Sau đó, phần nổi phía trên được loại bỏ, ta thu được tế bào sau khi rửa bằng PBS lạnh hai
lần. Các tế bào này tiếp tục được phân giải trong dung dịch đệm RIPA có chứa chất ức
chế proteinase và ức chế phosphatase. Sau 30 phút ly giải, phần huyền phù tế bào sẽ được
xử lý. Tiếp tục thu thập phần chất nổi phía trên, đồng thời xác định nồng độ protein bằng

phương pháp BCA. Sau đó tồn bộ dịch trích ly giải tế bào được đưa về -80℃. Các để phục
vụ các thí nghiệm tiếp theo.

i. Phân tích thống kê

Tất cả dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (SD). Với các thí
nghiệm độc lập và được phân tích phương sai một chiều (ANOVA). Dữ liệu được báo
cáo trung bình ± SD. Sự khác biệt ở p<0.05 được coi là có ý nghĩa thống kê. (1611 từ)

4. Kết quả thí nghiệm:

a. Kết quả thí nghiệm chiết xuất ELB và BLB


Hiệu suất chiết xuất của HQL và ZGC có sự chêch lệch với nhau. Với hàm lượng 70g bột
rong biển HQL sử dụng ta thu được 5163mg ELB (0.74%) và 84.2mg BLB (0.12%). Đối
với 20g bột rong biển ZGC ta thu được 121.41mg ELB (0.61%) và 133.5mg BLB
(0.67%). Ở rong biển HQL có sự chêch lệch giữa ELB và BLB, hàm lượng ELB thu được
cao gấp 6 lần so với hàm lượng BLB. Tuy nhiên đối với rong biển ZGC thì hàm lượng
ELB và BLB ở mức tương đương nhau. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự chêch lệch
này có thể là do mơi trường, nhiệt độ, ánh sáng và chất lượng rong biển…

Hiệu suất, năng xuất chiết ELB (mg/100g bột) BLB (mg/100g bột)

HQL 737.57 120.29

ZGC 607.05 667.50

Bảng 2: Hiệu suất chiết xuất HQL và ZGC (mg/100g bột)

b. Kết quả thí nghiệm xác định hàm lượng Phenolic tổng số

Kết quả thí nghiệm ghi nhận hàm lượng TPC ở rong biển ZGC cao hơn đáng kể so với
rong biển HQL. Cụ thể, hàm lượng chiết xuất ZGC BLB cao nhất 52.02 ± 2.00mg GAE
(Gallic Acid Equivalent). Trong khi hàm lượng chiết xuất của HQL ELB ở mức thấp nhất
là 3.16 ± 0.24mg GAE và hàm lượng chiết xuất của HQL ELB thấp nhất là 3.16 ±
0.24mg GAE. Bên cạnh đó, năng suất của ELB và BLB của rong biển ZGC ở mức tương
tự nhau. Vì vậy có thể thấy rằng, ngoài hợp chất phenolic, các hợp chất khác cũng có
trong dịch chiết thu được.

Chiết xuất Hàm lượng (mg GAE/100g bột)

HQL ELB 14.15 ± 1.32


HQL BLB 3.16 ± 0.24

ZGC ELB 37.62 ± 2.17

ZGC BLB 52.02 ± 2.00

Bảng 3: Hàm lượng phenolic tổng số của dịch chiết EP và NEP của rong biển HQL và

ZGC (mg GAE/100g bột)

Hình 2: Hàm lượng tổng số Phenolic của chiết xuất ELB và BLB của rong biển HQL và
ZGC.

c. Kết quả thí nghiệm xác định hàm lượng Tanin tổng số

Kết quả của thí nghiệm ghi nhận tổng hàm lượng TFC của cả hai rong biển HQL và
ZGC, đặc biêt là ZGC có hàm lượng chiết xuất cao hơn đáng kể so với rong biển HQL.
Đối với rong biển HQL cả BLB và ELB đều có hàm lượng flavonoid tổng số rất thấp
cũng như khơng có sự khác biệt giữa TFC của ELB và TFC của BLB. Bên cạnh đó, kết
quả đối với rong biển ZGC lại khác hồn tồn, điển hình TFC của phần BLB là 57.27 ±
5.36mg CE/100g bột, cao gấp ba lần so với phần ELB là 18.43 ± 0.81mg CE/100g bột.

Chiết xuất Hàm lượng (mg CE/100g bột)

HQL ELB 4.80 ± 1.80

HQL BLB 0.75 ±0.47

ZGC ELB 18.43 ± 0.81


ZGC BLB 57.27 ± 5.36

Bảng 4: Hàm lượng Flavonoid tổng số trong chiết xuất ELB và BLB của rong biển HQL

và ZGC (mg CE/100g bột).

Hình 3: Hàm lượng Flavonoid tổng số của chiết xuất ELB VÀ BLB của rong biển HQL
và ZGC.

d. Kết quả thí nghiệm khả năng hấp thụ gốc oxy (ORAC)

Kết quả ghi nhận chiết xuất ZGC có giá trị ORAC cao hơn đáng kể so với chiết xuất
HQL, với giá trị ORAC là 230.11 ± 2.24 μmol TE/mol TE/g bột cho phần ELB và 267.68 ± 1.3
μmol TE/mol TE (tương đương Trolox)/g bột cho phần BLB. Còn đối với rong biển HQL, các giá
trị ORAC đều thấp, đặc biệt là phần ELB thấp nhất trong tổng số với 43.03 ± 0.18 μmol TE/mol
TE/g bột.

Chiết xuất μmol TE/mol TE/g bột

HQL ELB 195.72 ± 3.99

HQL BLB 43.03 ± 0.18

ZGC ELB 230.11 ± 2.24

ZGC BLB 267.68 ± 1.30

Bảng 5. Khả năng hấp thụ gốc oxy (μmol TE/mol TE/g bột).

Hình 4. Khả năng hấp thụ gốc oxy (μmol TE/mol TE/g bột). Dữ liệu được trình bày dưới dạng

trung bình ± SD (n=3). (594 từ)

5. Rong biển vốn được xem là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe bởi hàm lượng chất xơ
và các nguyên tố đa lượng, vi lượng bên trong nó. Hiện tại rong biển vẫn chủ yếu được
ứng dụng để sản xuất agar thương mại và carageenan trong cơng nghiệp hoặc trích ly
nhằm thu nhận các hợp chất khác, phục vụ cho các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên
ngành chế biến rong biển vẫn chưa thật sự phát triển. Nhằm góp phần đa dạng hóa sản
phẩm trên thị trường tiêu thụ, ở nguyên liệu rong biển đỏ trong bài nghiên cứu này có thể
được chế biến thành các dạng sản phẩm như sau: nước uống đóng chai từ rong biển đỏ có
vị trái cây, sản phẩm jelly bằng carageenan từ rong biển đỏ, kẹo dẻo chế biến trực tiếp từ
rong biển đỏ thay thế cho loại kẹo cứng hay kẹo gelatin hiện nay, cơm nắm rong biển đỏ
hương cá hồi, rong biển đỏ rang muối, rong biển đỏ cháy tỏi, trà túi lọc rong biển đỏ và
sản phẩm snack rong biển đỏ. Snack là các loại thức ăn phục vụ cho việc ăn giữa các bữa
ăn và thường dưới hình thức thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn cũng như mặt hàng làm
từ nguyên liệu tươi được đóng gói ăn liền. Theo thời gian, snack ngày càng được ưa
chuộng hơn và được tiêu thụ trên khắp thế giới dưới dạng các sản phẩm như hamburger,

bánh mì hay các loại khoai tây chiên… Trong thời kỳ 4.0 như hiện nay, mức sống và nhu
cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao, nhất là các nước Châu Âu, snack được yêu cầu không
chỉ là thức ăn nhanh mà cịn cung cấp dinh dưỡng và an tồn cho sức khỏe người tiêu
dùng. Xu hướng này dần trở thành tiêu chuẩn trong những năm gần đây, thông qua các
sản phẩm đã có mặt trên thị trường tiêu thụ như trái cây, rau củ quả, hạt khô…Và trở
thành tiền đề cho sự nghiên cứu sản phẩm snack rong biển đỏ.

Quy trình sản xuất snack rong biển đỏ được thực hiện như sau:

- Bước 1: Nguyên liệu ban đầu là rong biển đỏ và rong sụn.

- Bước 2: Làm sạch nguyên liệu ban đầu dưới dòng nước luân lưu từ 2-3 lần, mục đích
loại bỏ các hợp chất cơ học như đất, cát, bụi và làm giảm phần nào hàm lượng vi sinh vật

bám trên bề mặt.

- Bước 3: Ngâm cả rong đỏ và rong sụn trong nước. Rong đỏ được ngâm trong vòng 1
tiếng. Phần rong sụn được ngâm trong thời gian lâu hơn. Mục đích ngâm cho rong nở ra,
thuận tiện cho các công đoạn tiếp theo.

- Bước 4: Hỗn hợp nguyên liệu rong sụn và nước sẽ được gia nhiệt gián tiếp ở 85℃. Các trong
thời gian 35 - 37 phút để hịa tan phần carrageenan, sau đó được đem đi ray để thu phần
nhuyễn, loại bỏ phần cặn. Mục đích làm giảm độ nhớt, tăng mức độ hòa tan của rong sụn
trong nước, tăng hiệu suất cho quá trình xay.

- Bước 5: Phần rong đỏ sẽ được trộn chung với hỗn hợp rong sụn rồi đem xay để tạo hệ
huyền phù có độ nhớt cao, mục đích để nghiền nhỏ nguyên liệu, tạo hỗn hợp đồng nhất.

- Bước 6: Sau khi xay tiến hành rót vào khn để cố định kích thước, hình dáng sản
phẩm.

- Bước 7: Tiến hành sấy lần 1 với phương pháp sấy đối lưu.

- Bước 8: Nhằm mục đích tăng giá trị cảm quan, sản phẩm sẽ được tâm ướp thêm một số
gia vị như mè, hương wasabi. Sau đó rong biển sẽ được sấy đến khi bề mặt sản phẩm
được khô, dịch tẩm ướp sẽ được quết lên và để thẩm thấu trong 4 phút. Tiếp theo phết 1
lớp dầu rồi mới sấy lần 2.

- Bước 9: Rong biển được sấy đến khi ráo dầu, khơng bị dính tay, đạt cấu trúc giịn và độ
ẩm theo u cầu. Và cuối cùng hồn thiện sản phẩm, sản phẩm sẽ được định lượng 75g
và đóng gói theo quy chuẩn kỹ thuật.

Bất kỳ một sản phẩm nào định hình trên thị trường tiêu thụ đều được đánh giá SWOT.
SWOT là viết tắt của 4 từ tiếng anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),

Opportunities (cơ hội) và Thearts (nguy cơ). Phân tích SWOT là một kỹ thuật phân

tích rất mạnh trong việc xác định điểm mạnh và điểm yếu để từ đó tìm ra cơ hội và nguy
cơ. Đối với sản phẩm snack rong biển đỏ, có thể tiến hành phân tích như sau:

Strengths (điểm mạnh):

- S1: Ưu điểm của sản phẩm là sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, khơng có chất bảo
quản.

- S2: Đối tượng sử dụng rộng rãi ở mọi lứa tuổi.

- S3: Sản phẩm mới, kích thích sự tị mị của người tiêu dùng.

- S4: Ngun liệu chủ động, dễ tìm, chi phí sản xuất tương đối thấp, cho năng xuất cao,
khơng địi hỏi yêu cầu kĩ thuật hay trình độ kinh nghiệm quá cao.

- S5: Sản phẩm dạng ăn liền, không cần qua chế biến, có lợi thế cạnh tranh với các dòng
sản phẩm từ thiên nhiên khác.

- S6: Cảm quan sản phẩm đạt giá trị ở mức trung bình - cao: cấu trúc giòn, mùi thơm, vị
ngon và cay nhẹ của wasabi nhằm kích thích vị giác khi ăn.

- S7: Chất lượng sản phẩm uy tín, đạt tiêu chuẩn an tồn thực phẩm.

- S8: Chiến lược marketing, quảng bá, truyền thông trên mọi phương tiện.

Weaknesses (điểm yếu):

- W1: Vấn đề tài chính, chưa có nhà đầu tư cố định, chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ, chưa thể

mở rộng trên thị trường.

- W2: Có thể thiếu nguồn nhân lực do khơng đủ chi phí để tuyển dụng.

- W3: Sản phẩm mới nên chưa có chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ, do đó sẽ cạnh tranh
gay gắt với các sản phẩm dạng snacks đã có thương hiệu như: O'Star, Oishi, Lay's…

- W4: Giá thành tương đối cao, vì là sản phẩm mới nên cần lợi nhuận.

- W5: Thời hạn sử dụng khơng q lâu.

- W6: Phát triển độc lâp, chưa có đối tác, cơ cấu doanh nghiệp chưa thống nhất.

- W7: Chỉ cố định 1 dịng sản phẩm, khơng thể đa dạng với các đối thủ cạnh tranh.

Opportunities (cơ hội):

- O1: Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng tăng, làm cho thị trường sản phẩm
ngày càng mở rộng do đó sản phẩm sẽ có cơ hội thâm nhập vào thị trường.

- O2: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển điều kiện cho việc ứng dụng và nâng cao
kỹ thuật vào sản phẩm nhằm tăng cường năng suất đáp ứng nhu cầu thị trường.

- O3: Vẫn cịn ít sản phẩm có ngun liệu từ rong biển, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho
việc khẳng định và phát triển sản phẩm.

- O4: Các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh chỉ dừng lại ở ngun liệu củ quả, cịn sản
phẩm mới này có đặc tính ngun liệu hồn tồn mới, có cơ hội phát triển ở thị trường
trong nước và ở ngoài nước.


- O5: Sản phẩm hoàn toàn mới với nguyên liệu tốt cho sức khỏe, có tác dụng chống viêm.
Khơng chỉ dừng lại ở mức cung cấp năng lượng mà còn ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của
người tiêu dùng.

- O6: Bước đầu doanh nghiệp sản xuất ở quy nhỏ, sẽ có điều kiện tốt hơn.

- O7: Đầu tư về mặt chiến thuật kinh doanh với ý tưởng GenZ, quảng bá truyền thông
trên các sàn điện tử như TikTok, Facebook…

Thearts (nguy cơ):

- T1: Khi sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường, thì nguy cơ các đối thủ cạnh tranh sẽ
sao chép và cải tiến sản phẩm hiện có.

- T2: Nhu cầu thị trường, người tiêu dùng có thể thay đổi bất chợt, không cố định, làm
sản phẩm bị đào thải.

- T3: Xuất hiện những sản phẩm mới với công nghệ mới, tân tiến hơn.

- T4: Nguy cơ về tài chính, nguồn đầu tư khan hiếm.

- T5: Truyền thông bẩn, làm hạ uy tín và giá trị của sản phẩm.

- T6: Nguồn cung ứng ngun liệu chưa ổn định, khơng có nguồn cung ứng dự phịng.

Chiến lược SO: có thể kết hợp S3 + O5 để khai thác triệt để cơ hội để sản phẩm được
lưu thông trên thị trường tiêu thụ.

Chiến lược WO: kết hợp W1 + O4 để vượt qua các khó khăn của cơng ty bằng cách kêu
gọi Startup vốn đầu tư trong và ngoài nước.


Chiến lược ST: sử dụng điểm mạnh để hạn chế các nguy cơ, kết hợp S4 + T6 để đầu tư
nguồn nguyên liệu chắc chắn, cố định với giá thành hợp lý.

Chiến lược WT: là chiến lược khắc phục điểm yếu để hạn chế rủi ro, kết hợp W7 + T3
nhằm đa dạng hóa sản phẩm bằng cách áp dụng các khoa học kỹ thuật làm sản phẩm hạn
chế nguy cơ bị đào thải đến mức tối thiểu. (1611 từ)

6. Nghiên cứu này thực hiện ở hai loại rong biển đỏ khác nhau về mơi trường sống và
dinh dưỡng nên trong q trình thí nghiệm để chiết xuất ELB và BLB của hai loại rong
biển sẽ bị các yếu tố ảnh hưởng như môi trường, nhiệt độ, ánh sáng, chất lượng rong

biển… Ngồi ra trong q trình xác định hàm lượng phenolic tổng số của hai chiết xuất
trên, các hợp chất không mong muốn cũng được chiết và thu, điều này có thể làm ảnh
hưởng ít nhiều đến kết quả thí nghiệm hoặc các sai số không mong muốn. Mặt khác,
dung mơi và phương pháp chiết có lẽ là ngun nhân chính làm cho các hiệu suất thu
được các hợp chất phenolic thấp. Trong nghiên cứu xét nghiệm khả năng hấp thụ gốc oxy
(ORAC), dù người ta có tương quan rằng khả năng chống oxy hóa tương đương với hàm
lượng phenolic, tuy nhiên ở quy mơ thí nghiêm này khơng thể đảm bảo tất cả các hợp
chất có hoạt tính sinh học trong dịch chiết đều là phenolic. Đây là lý do cho việc sử dụng
thêm phương pháp phân tích HPLC-MS/MS. Bằng việc sử dụng phương pháp này và kết
hợp với kết quả của hai xét nghiệm TPC và ORAC ở trên chứng minh cho việc có thể có
các hợp chất sinh học khác ngồi polyphenol cũng có tác dụng chống oxy hóa trong chiết
xuất của hai loại rong biển. Mặc dù nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xác định tiềm năng
của chiết xuất rong biển với polyphenol nhưng vô tình lại phát hiện các hợp chất có hoạt
tính sinh học khác ngồi polyphenol. Mặt khác, khơng thể kết luận rằng NEP có cấu
thành một polyphenol hay khơng, thí nghiệm này chỉ dừng lại việc xem xét NEP trong
rong biển, cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa để thỏa đáng vấn đề này. Rutin,
luteolin, aicd chlorogen, acid caffeic và aicd ferulic được xác định trong chiết xuất rong
biển ZGC có liên quan đến hoạt động chống viêm của đại thực bào RAW 264.7, tuy

nhiên trong quá trình tổng hợp các hợp chất trên, các hoạt chất khác như steroid, acid béo
hoặc peptide vẫn tồn động, không bị loại trừ do tính phân cực của các hợp chất này. Ở
nghiên cứu với quy mơ phịng thí nghiệm, thủy phân bằng kiềm được sử dụng để chiết
xuất NEP vì nó ít thất thoát hơn. Tuy nhiên, ở hướng nghiên cứu tiếp theo chúng ta có thể
áp dụng các kỹ thuật khác như thủy phân bằng enzyme, thủy phân có sự hỗ trợ của vi
sóng và điện trường xung để mang lại hiệu quả cao hơn, thu được phenolic tốt hơn. Tạo
tiền đề cho các nghiên cứu về những hợp chất ngoài polyphenol để nâng cao kiến thức về
rong biển cũng như khai thác tối đa ứng dụng của nó với nhu cầu của con người. (513 từ)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Faulkner, D. J. Marine natural products. Nat Prod Rep. 2002, 19, 1–48.

[2]. Hurd C., Harrison P., Bischof K., Lo ban C., 2014, Seaweed Ecology and
Physiology, University of Cambridge (Second edi.) United Kingdom: Cambridge
University Press. Retrieved from www.cambridge.org/9780521145954.

[3]. Segawa, S., 1962. The Seaweeds of Japan. Hoikusha. Osaka, 175 pages.

[4]. Guiry, M.D. and Guiry, G.M., 2019. AlgaeBase. World-wide electronic publication,
National University of Ireland, Galway, accessed on 27 February 2019. Available from
.

[5]. Kim S. K., 2011, Handbook of Marine Macroalgae: Biotechnology and Applied
Phycology. />
[6]. McHugh D. J., 2003, A guide to the seaweed industry, Food And Agriculture
Organization Of The United Nations. Rome: FAO Fisheries Technical Paper.

[7]. Yang, Y. I.; Shin, H. C.; Kim, S. H.; Park, W. Y.; Lee, K. T.; Choi, J. H. 6,6’-
Bieckol, isolated from marine alga Ecklonia cava, suppressed LPS-induced nitric oxide

and PGE production and inflammatory cytokine expression in macrophages: the
inhibition of NFκB. Int B. Int Immunopharmacol. 2012, 12, 510-517.

[8]. Hoek C., van den H. C., G M D., Mann D., Jahns H. M., Mann D. J., Jahns M., 1995,
Algae: An Introduction to Phycology. Cambridge University Press. Retrieved from http://
book.goggle.com/books?id=s1P855ZWc0kC.

[9]. Dawson E.Y, 1954, Marine plants in the vicinity of the Institute Ocenographique de
Nha Trang, Viet Nam, Pacific Science, 8(4), 373-481.

[10]. Mitali Priyadarsini Patia et al. Uses of seaweed and its application to human
welfare: a review. Int J Pharm Pharm Sci, 2016, Vol 8, Issue 10, 12-20.

[11]. Tseng CK. The past, present and future of phycology in China. Hydrobiologia
2004;512:11–20.

[12]. Lincoln RA, Strupinski K, Walker JM. Bioactive compounds from algae. Life
Chem Rep 1991;8:97–183.

[13]. Mitali Priyadarsini Patia et al. Uses of seaweed and its application to human
welfare: a review. Int J Pharm Pharm Sci, 2016, Vol 8, Issue 10, 12-20.

[14]. Albertus J. Smit. Medicinal and pharmaceutical uses of seaweed natural products: A
review. Journal of Applied Phycology 16: 245–262, 2004.

[15]. Mohammed AA. In vitro antibacterial, antifungal, antibiofilm and antioxidant
potentials of isopimpinellin recovered from Citrullus colocynthis. Int J Pharm Pharm Sci
2016;8:117-2.

[16]. Kolanjinathan K, Stella D. Pharmacological effect of Gracilaria corticata solvent

extracts against human pathogenic bacteria and fungi. Int J Pharm Biol Arch
2011;2:1722-8.

[17]. Witvrouw M, Este JA, Mateu MQ, Reymen D, Andrei G, Snoeck R, Ikeda S,
Pauwels R, Bianchini NV, Desmyter J, de Clercq E (1994) Activity of a sulfated
polysaccharide extracted from the red seaweed Aghardhiella tenera against human
immunodeficiency virus and other enveloped viruses. Antiviral Chem. Chemotheraphy 5:
297–303.

[18]. Kolender A A,Matulewicz M C,Cerezo A S (1995). Structural analysis of antiviral
sulfated α-D -( 1 3)-linked mannans. Carbohyd. Res. 273: 179–185.

[19]. De Clercq E. Chemotheraphy of human immunodeficiency virus (HIV) infection:
anti HIV agents targeted at early stages in the virus replicative cycle. Biomed.
Pharmacother. (1996) 50: 207– 215.

[20]. De Clercq E. Current lead natural products for the Chemotheraphy of human
immunodeficiency virus (HIV) infection. Med. Res. Rev. (2000) 20: 323–349.

[21]. Yang, Y. I.; Shin, H. C.; Kim, S. H.; Park, W. Y.; Lee, K. T.; Choi, J. H. 6,6’-
Bieckol, isolated from marine alga Ecklonia cava, suppressed LPS-induced nitric oxide
and PGE production and inflammatory cytokine expression in macrophages: the
inhibition of NFκB. Int B. Int Immunopharmacol. 2012, 12, 510-517.

[22]. Moen E, Horn S, Østgaard K (1997) Biological degradation of Ascophyllum
nodosum. J Appl Phycol 9:347–357.

[23]. Yoon JH, Baek SJ. Molecular targets of dietary polyphenols with anti-inflammatory
properties. Yonsei Med J 2005;46:585- 96.


[24]. Z. Xulei Wang et al. Economically important red algae resources along the Chinese
coast: History, status, and prospects for their utilization. Algal Research 46 (2020)
101817.

[25]. M.C. Búfalo, I. Ferreira, G. Costa, V. Francisco, J. Liberal, M.T. Cruz, M.C. Lopes,
M.T. Batista, J.M. Sforcin, Propolis and its constituent caffeic acid suppress

LPSstimulated pro-inflammatory response by blocking NF-κB. Int B and MAPK activation in
macrophages, J. Ethnopharmacol. 149 (1) (2013) 84–92.

[26]. Xu Xiao Hua et al. Studies on the Chemical Constituent of the Alga Caloglossa
Leprieurii. CHEMICAL RESEARCH IN CHINESE UNIVERSITY (1998).

[27]. R. G. Abirami and S. Kowsalya. Nutrient and Nutraceutical Potentials of Seaweed
Biomass Ulva lactuca and Kappaphycus alvarezii. Journal of Agricultural Science and
Technology (2011): 109-115.

[28]. James David Adams, Jr. and Eric J. Lien. Traditional Chinese Medicine: Scientific
Basis for Its Use. The Royal Society of Chemistry 2013.

[29]. Reuter S, Gupta SC, Chaturvedi MM, Aggarwal BB. 2010. Oxidative stress,
inflammation, and cancer: how are they linked? Free Radic Biol Med 49:1603–16.

[30]. Anwei Cheng, Caijing Han, Xixiu Fang et al. Extractable and non-extractable
polyphenols from blueberries modulate LPS-induced expression of iNOS and COX-2 in
RAW264.7 macrophages via the NF-kB signalling pathway. J Sci FoodAgric 2016; 96:
3393–3400.



×