Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Các khía cạnh lí luận văn học có thể dẫn chạm cho bài văn thêm sâu sắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.45 KB, 3 trang )

Các khía cạnh Lí luận văn học có thể dẫn chạm cho bài văn thêm sâu sắc -
Khoá học Văn Chuyên sâu Tổng ôn và Luyện đề đặc biệt năm 2023 dành cho
2k5

𝟏. Chức năng giáo dục của văn học

Vũ Quỳnh đã từng nói: “Văn chương có khả năng khuyến điều thiện, răn điều ác,
bỏ giả, theo thật”. Còn Macxim Gorki trong bài viết “Tôi đã học tập như thế
nào” lại tâm sự: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi
tách khỏi con thú để lên tới gần Con Người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt
đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”. Và, văn học là một trong những loại
sách, như quan niệm của M.Gorki, giúp người đọc “tới gần Con Người, tới gần
quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất”. Văn học không phải là đạo đức học nhưng
văn học, bằng những hình tượng thẩm mỹ được xây dựng nên bởi một thứ chất
liệu đặc biệt- ngôn ngữ nghệ thuật, lại có khả năng làm cho con người ta tốt hơn
hoặc là hoàn thiện hơn về nhân cách, nếu đó là thứ văn học chân chính.

(Chức năng giáo dục của văn học đối với người đọc, Ths. Lê Thị Xuân).

𝟐. Thấu hiểu những nỗi khổ đau

Tinh thần trải nghiệm khổ đau trong hành trình vươn tới Chân - Thiện - Mỹ của
mỗi nhân vật đều là một chất sống dẫn dắt họ bước đến ánh sáng của khao khát,
ước mơ, hành động mạnh mẽ, quyết liệt để thoát khỏi cái buồng giam chật hẹp
tù túng trong cuộc đời. Khi nếm trải, đi qua khổ đau, khó khăn, thử thách, mỗi
nhân vật càng được nung nấu trong mình một ngọn lửa tiềm tàng mãnh liệt của
sức sống, nó bùng cháy rộng lớn giữa đêm đen và thiêu rụi tất cả đau khổ, hoá
đau khổ đã có thành tro tàn. Giống như Dostoevsky từng nói: “Có thể những
chuyện cổ ấy nói nhiều đến nỗi đau khổ con người, nhưng chính hiểu rõ những
đau khổ ấy mà ở trong ta nảy nở ra sự sáng suốt đạo đức, lịng cao thượng, tính
người”.



=> Ví dụ khi nhân vật Mị nhìn thấy dịng nước mắt của A Phủ - một “dịng nham
thạch nung chảy tâm hồn đã đóng băng của Mị”, vừa thương mình, vừa nhìn lại,
hiểu rõ và căm phẫn sự tàn ác của thế lực chúa đất phong kiến - thống lí Pá Tra,
vừa thương người - thương những bất công mà người vô tội phải gánh chịu. Từ
những thấu hiểu đó, Mị dứt khốt can đảm hành động và giải thốt cho người,
cho mình giữa đêm đen. Và chính người đọc cũng rút ra được bài học về khát
vọng, về sức sống, sức phản kháng để vươn tới hạnh phúc, tự do của con người.
Hay khi hiểu về cảnh ngộ của các nhân vật trong “Vợ nhặt” trong nạn đói, ở
trong ta cũng “nảy nở ra sự sáng suốt đạo đức, lịng cao thượng, tính người”. Đó
là một trong những giá trị thiêng liêng mà văn học đã mang tới.

𝟑. “Tiếng nói” của văn chương

Nhà thơ Tagore từng nói vào năm 1916: “Tơi biết tiếng nói của mình q yếu ớt
chẳng thể dâng cao vượt khỏi tiếng ồn ào rền vang mọi nẻo trong thời đại hối
hả, vội vàng, và tôi biết bất kỳ em bé nào lang thang, thất thểu ngồi phố cũng
có thể dùng cụm từ 'khơng thực tế' gán cho tôi.” Giữa một định kiến "không
thực tế" nào đó ở ngồi kia, những trang văn vẫn góp sức vào hành trình hồn
thiện và hạnh phúc của con người giữa bao “tiếng ồn ào rền vang mọi nẻo trong
thời đại hối hả, vội vàng”. Văn chương không khiến ta thôi bất lực trước gánh
nặng mưu sinh hay chiếc bánh mì ăn vội chóng đói giữa ngày tàn, nhưng khi
tâm hồn và ý chí bền bỉ, khát vọng sống và vươn lên nơi sâu thẳm trong ta vẫn
được nuôi lớn bằng những lời thúc giục đầy chữa lành ấy, ta có thể tin rằng “Con
người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại” (Ernest Hemingway).

=> “Tiếng nói” của nhà văn trong mỗi tác phẩm các em được học khơng chỉ là
tiếng nói về vẻ đẹp hay số phận của nhân vật, mà còn là lời gọi thúc giục chúng
ta phải sống, phải biết hy vọng và vươn lên; phải tỉnh táo và hành động quyết
liệt cho tương lai của mình.


“Phải hy vọng dẫu bên bờ tuyệt vọng
Ni gan bền, mặc đá nát vàng phai“.
(“Nói với con“, Nguyễn Huy Hoàng)

𝟒. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn

“Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho
tâm hồn con người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con
người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn nhiều hơn, tai mắt biết nhìn,
biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn“ (Nguyễn Đình Thi).

=> Hiện thực trong văn học là hiện thực thứ hai, được nhìn dưới lăng kính nghệ
thuật của nhà văn. Từ hiện thực được tái hiện trong tác phẩm, nhà văn gửi gắm
những tư tưởng, tình cảm của mình. Những tư tưởng đó tác động vào tâm hồn
người đọc, làm tâm hồn con người sống dậy những tình cảm đẹp đẽ, tạo ra
những rung động thẩm mĩ, làm cho tâm hồn phong phú hơn.

𝟓, “Cái đẹp là thứ duy nhất mà thời gian không thể làm tổn hại” (Oscar Wilde)
và “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở
của cái đẹp” (Paustovsky).

=> Cái đẹp của đời sống; cái đẹp của những tư tưởng, tình cảm; cái đẹp trong sự
biến chuyển của cảm xúc, nhận thức nơi thế giới nội tâm con người là “cái cao

thượng, cái tốt đẹp, cái thuỷ chung” (Nguyễn Khải) mà mỗi người nghệ sĩ đã
vươn tới.



×