Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hđđt trong công tác kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHẠM NGUYÊN NHƯ UYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG HĐĐT
TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐỀ ÁN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Bình Định – Năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHẠM NGUYÊN NHƯ UYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG HĐĐT
TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
Người hướng dẫn: TS. ĐÀO NHẬT MINH

Bình Định – Năm 2023

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đề án thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hóa
đơn điện tử trong cơng tác kế tốn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Định” là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Nội dung và kết quả của cuộc
nghiên cứu chưa từng được cơng bố trong bất kì nghiên cứu nào.

Bình Định, ngày tháng năm 2023
Học viên thực hiện

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................. 5
1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài .............................................................. 5

1.1.1. Các nghiên cứu chung về HĐĐT ...............................................................5
1.1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT ........7
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước .............................................................. 8
1.2.1. Các nghiên cứu chung về HĐĐT ...............................................................8
1.2.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT ........9
1.3. Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu ............. 10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................. 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 13
2.1. Tổng quan về HĐĐT.............................................................................................. 13
2.1.1. Khái niệm về HĐĐT ................................................................................13
2.1.2. Sự cần thiết phải sử dụng HĐĐT .............................................................13
2.1.3. Lợi ích của việc sử dụng HĐĐT ..............................................................14

2.1.4. Cơ sở pháp lý của HĐĐT .........................................................................16
2.2. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................ 17
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa........................................................17
2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................................18
2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa.......................................................18
2.3. Các lý thuyết có liên quan ...................................................................................... 19
2.3.1. Lý thuyết hành động hợp lý - TRA (Theory of Reasoned Action) ..........19

2.3.2. Lý thuyết hành vi dự định - TPB (Theory of planned behavior) .............20
2.3.3. Lý thuyết chấp nhận công nghệ - TAM (Technology Acceptance Model)
............................................................................................................................ 22
2.3.4. Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT (Unified
Theory of Acceptance and Use of Technology).................................................23
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT trong cơng tác kế tốn của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................. 24
2.4.1. Hiệu quả mong đợi (Performance Expectation).......................................24
2.4.2. Tính dễ sử dụng (Ease of use) ..................................................................25
2.4.3. Tính bảo mật (Security)............................................................................25
2.4.4. Sự bắt buộc thực hiện của Chính Phủ (Interventions of government) .....26
2.4.5. Khả năng tương thích (Compatibility) .....................................................26
2.4.6. Điều kiện cần có (Facilitating Conditions) ..............................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................. 28
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................... 29
3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 29
3.2. Phương pháp cứu định tính .................................................................................... 30
3.2.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính...........................................................30
3.2.2. Mẫu nghiên cứu định tính ........................................................................31
3.2.3. Thiết kế bảng câu hỏi ...............................................................................31
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ..................................................................... 32
3.3.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng ..............................................................32

3.3.2. Mơ hình nghiên cứu .................................................................................32
3.3.3. Xây dựng thang đo ...................................................................................33
3.3.4. Mẫu nghiên cứu định lượng .....................................................................35
3.3.3. Thiết kế phiếu khảo sát.............................................................................37
3.3.4. Kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu............................................................37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................. 40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................ 41
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................................. 41
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng .............................................................................. 42

4.2.1. Phân tích độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát ....................................42
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..........................................................45
4.2.3. Phân tích hồi quy binary logistic..............................................................49
4.3. Thảo luận................................................................................................................ 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.............................................................................................. 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.............................................. 56
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 56
5.2. Đề xuất kiến nghị ................................................................................................... 56
5.2.1 Kiến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................56
5.2.2. Kiến nghị đối với đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ HĐĐT.................57
5.2.3. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng có liên quan ..................................58
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.............................................................................................. 61
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết Nội dung đầy đủ bằng Nội dung đầy đủ bằng
tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
BTC
Bộ Tài chính
CFA
CNTT Confirmatory Factor Phân tích yếu tố xác nhận
CQT Analysis

DN Công nghệ thông tin
DNNVV
Cơ quan Thuế
DOI
EDL Doanh nghiệp
EFA
GTGT Doanh nghiệp nhỏ và vừa
HĐĐT
HKD Diffusion of Innovations Lý thuyết khuếch tán đổi
IDT Theory mới

QH Electronic Data Link Giao tiếp dữ liệu điện tử

SEM Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
SXKD
Giá trị gia tăng
TAM
TPB Hóa đơn điện tử
TT
Hộ kinh doanh
TRA
Innovation Diffusion Theory Lý thuyết lan tỏa đổi mới

UTAUT
Nghị định

Quốc hội

Structural Equation Modeling Mơ hình phương trình cấu
trúc

Sản xuất kinh doanh

Technology Acceptance Mơ hình chấp nhận cơng
Model nghệ

Theory of planned behavior Lý thuyết hành vi dự định

Thông tư

Theory of Reasoned Action Mơ hình lý thuyết hành
động hợp lý

Unified Theory of Lý thuyết thống nhất và
Acceptance and Use of chấp nhận sử dụng công
Technology nghệ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Chỉ tiêu xác định DNNVV theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP ....................... 17
Bảng 2.2: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu............................................................. 27
Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu .................................................................................... 34
Bảng 4.1: Kết quả Cronbach’s Alpha nhân tố Hiệu quả mong đợi (HQ) ..................... 43

Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s Alpha nhân tố Tính dễ sử dụng (SD)........................... 43
Bảng 4.3: Kết quả Cronbach’s Alpha nhân tố Tính bảo mật (BM) .............................. 44
Bảng 4.4: Kết quả Cronbach’s Alpha nhân tố Khả năng tương thích (KN) ................. 44
Bảng 4.5: Kết quả Cronbach’s Alpha nhân tố Điều kiện cần có (DK) ......................... 45
Bảng 4.6: Kết quả EFA của năm nhân tố...................................................................... 46
Bảng 4.7: Tổng phương sai trích................................................................................... 48
Bảng 4.8: Các biến trong phương trình......................................................................... 49
Bảng 4.9: Mức độ giải thích với mơ hình tổng thể ....................................................... 50
Bảng 4.10: Kiểm định Omnibus của mơ hình............................................................... 51
Bảng 4.11: Tổng hợp xác suất xuất hiện của mơ hình .................................................. 51
Bảng 4.12: Các nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến việc áp dụng HĐĐT, xác suất
DN chọn áp dụng HĐĐT tại các DN, HKD trên địa bàn tỉnh Bình Định .................... 52
Bảng 4.13: Các nhân tố ảnh hưởng ngược chiều đến việc áp dụng HĐĐT, xác suất
DN chọn áp dụng HĐĐT tại các DN, HKD trên địa bàn tỉnh Bình Định .................... 53
Bảng 4.14: Tổng kết các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng HĐĐT................................ 54

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Mơ hình TRA ................................................................................................ 20
Hình 2.2: Mơ hình TPB................................................................................................. 21
Hình 2.3: Mơ hình TAM ............................................................................................... 22
Hình 2.4: Mơ hình UTAUT .......................................................................................... 23
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 30
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................... 33

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin.
Cuộc sống trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn khi có sự hỗ trợ của khoa học cơng
nghệ. HĐĐT ra đời đã trở thành một giải pháp quan trọng trong thời đại công nghệ
số, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cơ quan Thuế và các cơ quan chức
năng. Cụ thể, đối với doanh nghiệp thì việc sử dụng HĐĐT giúp doanh nghiệp giảm
chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển,
lưu trữ hóa đơn, khơng gian lưu trữ hóa đơn...). Đối với cơ quan thuế thì việc sử
dụng HĐĐT giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn, góp phần ngăn
chặn kịp thời hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, ngăn chặn tình trạng
gian lận thuế, trốn thuế.

Tại Việt Nam, HĐĐT đã được đưa vào triển khai áp dụng từ năm 2010 khi
Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14-05-2010 đã có quy định
về HĐĐT. Đặc biệt, với Thơng tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 hướng dẫn
về khởi tạo, phát hành và sử dụng HĐĐT bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được ban
hành đã đưa HĐĐT được áp dụng chính thức ở nước ta từ năm 2011. Trong quá
trình triển khai thực hiện HĐĐT, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1209/QĐ-
BTC ngày 23/06/2015 về việc thí điểm sử dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan
thuế khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày
14/12/2016, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2660/QĐ-BTC về việc gia hạn
thời gian thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC. Ngày 12/09/2018, Chính phủ ban
hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về phạm vi,
đối tượng áp dụng HĐĐT, được coi là cơ sở hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy
tiến trình HĐĐT tại Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp bắt buộc sử dụng HĐĐT từ
ngày 01/11/2020 khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu
cầu của Luật Quản lý thuế số 38/2020/QH14 ngày 15/07/2020, cần phải mở rộng
phạm vi áp dụng và cải tiến quy trình quản lý biên lai, chứng từ theo phương thức
điện tử cho phù hợp. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP
thay thế cho Nghị định số 119/2018/NĐ-CP với một số điểm mới phù hợp hơn đã

quy định tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân bắt buộc phải sử dụng HĐĐT từ ngày
01/07/2022. Sau hơn 10 năm kể từ khi HĐĐT được triển khai áp dụng tại Việt
Nam, Chính Phủ mới có thể cơ bản hoàn thành cơ sở pháp lý, cơ sở hạ tầng kỹ

2

thuật,… để quy định bắt buộc sử dụng HĐĐT. Điều này cho thấy, việc triển khai áp
dụng HĐĐT là một công việc vơ cùng khó khăn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mặc
dù, hiện nay đã có quy định bắt buộc áp dụng hoá đơn điện tử, tuy nhiên nhiều
doanh nghiệp vẫn chưa thực sự đánh giá cao việc áp dụng hố đơn điện tử vì nhiều
vướng mắc. Cụ thể, các doanh nghiệp cần phải trang bị một hạ tầng kỹ thuật tốt bao
gồm hệ thống quy trình từ khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ, sửa đổi và quản lý tự
động trên mơi trường Internet, thay thế cho quy trình tạo, xuất hóa đơn giấy trước
đây. Trong thực tế, khơng nhiều doanh nghiệp có đủ kiến thức về kỹ thuật để kiểm
chứng các tiêu chí về hệ thống, thiết bị, năng lực của nhân sự kỹ thuật, khả năng sao
lưu và khơi phục dữ liệu… Trong q trình sử dụng, khơng ít doanh nghiệp gặp
phải trục trặc như là hệ thống cấp hóa đơn bị lỗi. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chưa
đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn để am hiểu và sử dụng HĐĐT cũng là một
vướng mắc của các doanh nghiệp. Đặc biệt là so với các doanh nghiệp lớn, thì
doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiều hạn chế về mặt nguồn lực như nguồn lực về tài
chính, con người, tri thức. Đây chính là những lý do mà các doanh nghiệp nhỏ và
vừa thường né tránh việc phải triển khai các hệ thống công nghệ thơng tin mới.
Cùng với đó, số doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ 97,3% tổng số
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định [2], do đó DNNVV có vai trị vơ cùng
quan trọng trong tăng trưởng kinh tế cũng như vấn đề tạo công ăn việc làm, đồng
thời giúp ổn định đời sống xã hội cho người lao động của tồn tỉnh. Đến ngày
21/7/2022, có 8.735 DN sử dụng HĐĐT, đạt 100% chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao, có
100% hộ, cá nhân kinh doanh đủ điều kiện nộp thuế theo phương pháp kê khai đã
đăng ký sử dụng HĐĐT. Ngoài ra, nhận thấy việc sử dụng HĐĐT tiện ích, có 970
hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán cũng đã tự nguyện đăng

ký nộp thuế theo phương pháp kê khai để được sử dụng HĐĐT [4]. Do đó, nghiên
cứu về việc áp dụng HĐĐT tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình
Định là sự cần thiết về mặt thực tiễn.

Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT tại các doanh nghiệp đã
được các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới chỉ ra như: Tính dễ sử dụng, tính
hữu ích, khả năng tương thích, tính bảo mật [28]; Chuẩn chủ quan của người dùng,
tính hữu ích và điều kiện cần có và cảm nhận về tính dễ sử dụng [44]; hay Hiệu quả
mong đợi, tính dễ sử dụng, tính bảo mật, niềm tin, khả năng tương thích và điều
kiện cần có [6]…. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước đây chủ yếu
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hướng đến ý định và xu hướng áp dụng HĐĐT trong

3

bối cảnh tự nguyện áp dụng, chưa có quy định bắt buộc sử dụng HĐĐT như hiện
nay. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận thấy tại Bình Định chưa có nghiên cứu nào
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT trong cơng tác kế
tốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định. Do đó, nghiên cứu về việc áp
dụng HĐĐT tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng là sự
cần thiết về mặt lý thuyết.

Xuất phát từ những yếu tố trên, đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng HĐĐT trong cơng tác kế tốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Bình Định” là hết sức cần thiết để xác định các nhân tố ảnh hưởng cũng
như đánh giá và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới việc áp dụng
HĐĐT trong cơng tác kế tốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định từ đó
xem liệu rằng việc áp dụng HĐĐT trong cơng tác kế tốn của các DNNVV trên địa
bàn tỉnh Bình Định là do những lợi ích từ HĐĐT mang lại hay quy định bắt buộc
sử dụng quyết định và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy việc sử dụng HĐĐT một
cách tự nguyện trong công tác kế toán của doanh nghiệp.


2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng HĐĐT trong cơng tác kế tốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, đề tài lần lượt thực hiện những mục
tiêu cụ thể đó là:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT trong cơng tác kế
tốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Xác định chiều hướng tác động và mức độ tác động của từng nhân tố này tới
việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình
Định.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các
DNNVV.

- Phạm vi nghiên cứu: Các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2022-
2023.

4. Phương pháp nghiên cứu

4

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tiếp cận theo phương pháp hỗn
hợp. Cụ thể, nghiên cứu được tiến hành thực hiện dựa vào các cơ sở lý thuyết nền
tảng phổ biến đã được các nghiên cứu trước đây về chủ đề áp dụng HĐĐT kết hợp
với việc tham khảo những nghiên cứu trước xoay quanh về việc xác định các nhân

tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT, tác giả đã xây dựng được mơ hình nghiên
cứu và các giả thuyết nghiên cứu đối với các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
HĐĐT trong cơng tác kế tốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tiếp
theo, tác giả thu thập 440 bảng trả lời khảo sát, đối tượng tham gia khảo sát là các
chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các trưởng phịng kế tốn của các DNNVV
trên địa bàn Tỉnh Bình Định (phương pháp lấy mẫu theo sự thuận tiện) để kiểm định
độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích tương quan
và hồi quy đa biển. Quá trình xử lý dữ liệu được thực hiện bằng phần mềm SPSS
22.0.

5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ý nghĩa lý thuyết: Nghiên cứu đã hệ thống hóa những cơ sở lý thuyết, các lý
thuyết nền và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT trong cơng tác kế
tốn trong những nghiên cứu trước đây. Kết quả của nghiên cứu sẽ bổ sung thêm
một tài liệu có ích vào cơ sở lý thuyết về việc áp dụng HĐĐT trong cơng tác kế
tốn tại các DNNVV để các bên liên quan có tài liệu tham khảo khi thực hiện.

Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu điều tra, phân tích, đánh giá các nhân tố tác
động tới việc áp dụng HĐĐT trong cơng tác kế tốn của các DNNVV tại Bình
Định, từ đó đề xuất giải pháp để xây dựng định hướng, chính sách thúc đẩy việc áp
dụng HĐĐT tại các DNNVV.

6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương:

Chương 1. Tổng quan nghiên cứu

Chương 2. Cơ sở lý thuyết

Chương 3. Thiết kế nghiên cứu


Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 5: Kết luận và đề xuất kiến nghị

5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài

1.1.1. Các nghiên cứu chung về HĐĐT
Alexandros, Pelagia Boutsi và Despina Polemi [12] đã bày tỏ quan điểm rằng

hệ thống HĐĐT đóng một vai trị quan trọng trong tất cả các giai đoạn xử lý thuế
giá trị gia tăng GTGT của các quốc gia thành viên trong Liên Minh Châu Âu.
Thông qua việc triển khai HĐĐT, các cơ quan quản lý thuế của các quốc gia thành
viên có thể tiến hành các công việc và thủ tục để thực hiện các biện pháp kiểm soát
thay thế một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thành công của việc áp
dụng HĐĐT ở Châu Âu, quan trọng phải tuân thủ các quy định chung của Liên
Minh Châu Âu, đặc biệt là những yêu cầu liên quan đến tính bảo mật. Với mục tiêu
tăng cường tính bảo mật của hệ thống HĐĐT, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và
phát triển một hệ thống HĐĐT mới có tên gọi là eInvoke. Hệ thống eInvoke dựa
trên XML, mã hóa XML và dịch vụ web để giải quyết các vấn đề liên quan đến yêu
cầu bảo mật của hệ thống HĐĐT, thay thế cho hệ thống trước đây dựa trên EDI.
eInvoke là một công cụ mã nguồn mở, tuân theo các tiêu chuẩn tiên tiến và được
chấp nhận rộng rãi. Nó cung cấp dịch vụ an tồn và tương tác thuận tiện, đáp ứng
tất cả các yêu cầu liên quan đến trao đổi và quản lý hóa đơn. Do đó, eInvoke được
coi là một giải pháp thực tế, giúp giảm chi phí và đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật của
Liên Minh Châu Âu.


Suwisuthikasem và TangsriPairoj [37] đã đưa ra nhận định rằng hệ thống
HĐĐT dựa trên dịch vụ Web đã đóng vai trị quan trọng trong việc cải thiện hiệu
suất công việc của cán bộ thuế và tối ưu hóa các quy trình liên quan đến hóa đơn
thuế, đồng thời củng cố tính minh bạch của quản lý thuế tại Thái Lan. Hệ thống này
có khả năng giải quyết các thách thức trong quá trình quản lý hóa đơn thuế hiện
hữu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến kiểm soát, ngăn chặn và phát hiện gian lận,
cũng như quy trình phát hành hóa đơn và tạo các báo cáo khai thuế. Hơn nữa, hệ
thống này cung cấp các dịch vụ tiện lợi và nhanh chóng cho doanh nghiệp, giúp họ
thu thập dữ liệu hóa đơn thuế ngay khi giao dịch bán hàng diễn ra và dữ liệu được
liên tục cập nhật đến Cơ quan thuế. Các báo cáo này hỗ trợ các cán bộ thuế trong
việc kiểm tra thuế của các doanh nghiệp, đồng thời cho phép họ sử dụng dữ liệu hóa
đơn thuế đã tích luỹ để dự báo thuế GTGT trong tương lai.

6

Cũng liên quan đến yêu cầu về tính bảo mật của hệ thống HĐĐT, nghiên cứu
của Michael Netter và Pernul [33] đã đặt ra rằng sự gia tăng đáng kể của sự tự động
hóa trong các quy trình kinh doanh là một trong những ưu điểm quan trọng của sự
phát triển liên quan đến khoa học và công nghệ hiện đang diễn ra. Đối với hệ thống
HĐĐT, nhiều nghiên cứu đã nêu rõ tiềm năng tiết kiệm chi phí, tuy nhiên, việc tự
động hóa quy trình trong hệ thống HĐĐT vẫn chưa được tối ưu hóa hồn tồn.
Trong bài báo này, tác giả đã xác định những rào cản quan trọng, bao gồm các khía
cạnh về pháp lý, kỹ thuật, và tính bảo mật, tạo nên tính phức tạp trong việc xử lý
HĐĐT. Trước tình hình này, giải pháp mà họ đã nghiên cứu và đề xuất bao gồm
nhiều giai đoạn với mục tiêu chính là xử lý các khía cạnh liên quan đến tính bảo mật
dữ liệu, đảm bảo tính mục tiêu của việc cập nhật và bảo vệ thơng tin một cách an
tồn.

Thích nghi với xu hướng phát triển toàn cầu của nền kinh tế, nền Thương mại

Điện tử tại Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, mang theo những thách thức
mới đối với hệ thống thuế của chính phủ nước này. Hongyang Chu và cộng sự [27]
đã chỉ ra rằng việc triển khai HĐĐT trong quá trình kê khai thuế đã mang lại nhiều
lợi ích so với việc sử dụng hóa đơn giấy truyền thống. Cụ thể là HĐĐT được tạo lập
và truyền tải điện tử tự động, giúp giảm nguy cơ sai sót và làm giả so với hóa đơn
giấy truyền thống. Bên cạnh đó, cơ quan thuế có thể thu thập dữ liệu chi tiết về các
giao dịch từ dữ liệu HĐĐT được lưu trữ, cập nhật tức thời trên hệ thống, thay vì
phải liên hệ với người nộp thuế như trước đây để xác minh thông tin liên quan đến
giao dịch, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời nâng cao hiệu suất quản lý
thuế. Ngoài ra, họ đề xuất một khung phát triển cho HĐĐT nhằm tăng cường hiệu
suất quản lý thuế, bao gồm việc triển khai hệ thống phát hành HĐĐT an toàn để tự
động tạo và quản lý thông tin về HĐĐT.

Dựa trên tình hình ở Slovenia, khi Chính phủ nước này đưa ra yêu cầu bắt
buộc các DN tại Slovenia áp dụng HĐĐT vào tháng 01 năm 2015, tác giả Alex
Groznik [14] đã tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của việc sử dụng
HĐĐT đối với quy trình sản xuất và kinh doanh của các DN trong nước. Nghiên
cứu đã kết luận rằng để thực hiện việc phát hành HĐĐT cho khách hàng một cách
hiệu quả, các DN cần phải tổ chức công việc liên quan đến quá trình gửi và nhận
HĐĐT một cách có kế hoạch. Nghiên cứu cũng đã đề cập đến những lợi ích của
việc sử dụng HĐĐT đối với các DN, cung cấp cơ hội cho họ trong việc thực hiện
chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, đa số DN ở Slovenia áp dụng HĐĐT chủ yếu do

7

yêu cầu của Chính phủ và cũng phụ thuộc vào sự quan điểm riêng của từng DN.
Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều DN chưa thực sự quan tâm đến việc tự động hóa hoặc
sử dụng Cơng nghệ thơng tin trong các giao dịch thanh toán, cũng như chưa tập
trung vào việc cải thiện các giải pháp quản lý tài chính cho doanh nghiệp.


Abraham Matus và cộng sự [13] đã tiến hành một nghiên cứu chi tiết về việc
áp dụng HĐĐT trong phạm vi các DNNVV. Tác giả đã khẳng định rằng HĐĐT
không chỉ là một cơ chế kiểm sốt có hiệu lực về mặt pháp lý, mà còn liên quan đến
các vấn đề thuế quan trọng. Tuy nhiên, sự bắt buộc áp dụng HĐĐT trong các hoạt
động kinh tế này đã tạo ra một rào cản công nghệ đối với các DN nhỏ và vừa, vấn
đề này cần phải được giải quyết. Với mục tiêu phát triển giải pháp lập HĐĐT, cho
phép tích hợp hệ thống HĐĐT của các DNNVV với nền tảng chính phủ điện tử do
Nhà nước cung cấp, và tận dụng các lợi ích của tích hợp điện tốn đám mây. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng giải pháp này đáp ứng được các yêu cầu của các
DNNVV, đồng thời có khả năng giúp cải thiện q trình thu thuế của chính phủ và
kiểm soát chúng một cách hiệu quả hơn.

1.1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT
Tác giả Hernandez-Ortega, Balanca [28], đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về

các nhân tố tác động tới ý định chấp nhận và tiếp tục sử dụng HĐĐT của các công
ty tại Tây Ban Nha. Bằng việc vận dụng mơ hình Lý thuyết hành vi dự định (TPB),
mơ hình lý thuyết lan tỏa đổi mới (IDT), mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM).
Dựa vào bảng khảo sát với 1.193 mẫu hợp lệ được thu thập từ những nhà quản lý,
giám đốc điều hành của các công ty, tác giả đã kết luận rằng những yếu tố như:
Tính dễ sử dụng, tính hữu ích, khả năng tương thích, tính bảo mật có ảnh hưởng
quan trọng tới ý định chấp nhận và tiếp tục sử dụng HĐĐT tại các công ty tại Tây
Ban Nha.

Tác giả Steffi Haag và cộng sự [38] đã tiến hành một cuộc nghiên cứu tìm hiểu
các ngun nhân dẫn tới việc khơng chấp nhận trong việc sử dụng HĐĐT của các
DNNVV tại Đức. Bằng cách vận dụng lý thuyết hành vi dự định (TPB), lý thuyết
khuếch tán đổi mới (DOI) cùng với việc thu thập số liệu dựa trên khảo sát ý kiến
của 416 cơng ty tại nước này, tác giả đã tìm ra các nhân tố tác động tới việc chậm
triển khai sử dụng HĐĐT của các DNNVV tại Đức gồm các nhân tố: Trình độ của

người sử dụng, tính pháp định, khả năng tương thích, tính bảo mật, yếu tố xã hội.
Đặc biệt, ở các doanh nghiệp siêu nhỏ, việc thiếu kiến thức về các quy định và thủ

8

tục lập HĐĐT là yếu tố có tính ảnh hưởng quan trọng nhất. Đồng thời, tác giả cũng
đã phân tích xem những nhân tố đó khác biệt như thế nào với quy mô tổ chức.

Tác giả Jiunn-Woei Lian [30] đã thực hiện cuộc nghiên cứu tìm hiểu về các
yếu tố chính liên quan tới ý định hành vi áp dụng HĐĐT tại Đài Loan. Thông qua
việc vận dụng mơ hình lý thuyết thống nhất và chấp nhận sử dụng công nghệ
(UTAUT) kết hợp với việc gửi bảng khảo sát trực tuyến với cách lấy mẫu theo sự
thuận tiện bằng bảng câu hỏi được đăng trên một cộng đồng trực tuyến liên quan
đến những người tiêu dùng để mỗi người dùng tham gia một cách tự nguyện.
Những người có hiểu biết về HĐĐT là những người trả lời đủ tiêu chuẩn. Cuộc
nghiên cứu đã nhận về được tổng số 251 bảng phản hồi đạt chất lượng. Tác giả kết
luận những yếu tố liên quan tới ý định hành vi áp dụng HĐĐT tại Đài Loan đó là nỗ
lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, niềm tin và rủi ro cảm nhận là những yếu tố có tác
động tích cực đến việc áp dụng HĐĐT của các doanh nghiệp tại Đài Loan. Đồng
thời, tác giả cũng đã chỉ ra sự tác động của tuổi tác cũng như giới tính của người
dùng cũng có mối quan hệ điều chỉnh tới ý định hành vi áp dụng HĐĐT tại nước
này.

Tại Indonesia, tác giả Maulana Yusup và cộng sự [44] đã thực hiện cuộc
nghiên cứu với mục đích phân tích xem các nhân tố nào ảnh hưởng đến xu hướng
chấp nhận sử dụng HĐĐT ở nước này. Dựa trên mơ hình hành vi dự định TPB của
Ajzen [10], thông qua phương pháp hỗn hợp, bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên đơn
giản với 269 người tham gia từ 17 công ty thuộc ngành dệt may, cuối cùng là sử
dụng mơ hình phương trình cấu trúc SEM để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu
đã chỉ ra các nhân tố có tác động đáng kể đối với thái độ cũng như ý định áp dụng

HĐĐT như: Chuẩn chủ quan của người dùng, tính hữu ích và điều kiện cần có và
cảm nhận về tính dễ sử dụng.

1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước

1.2.1. Các nghiên cứu chung về HĐĐT
Nghiên cứu liên quan đến quản lý HĐĐT và hành vi gian lận trong việc phát

hành hóa đơn có thể tham khảo tới cơng trình của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Nhung
[33], thực hiện tại Chi cục Thuế Biên Hòa - Vĩnh Cửu. Nghiên cứu này đã tiến hành
đánh giá tình hình triển khai HĐĐT của các Doanh nghiệp tại khu vực, đồng thời
phân tích các ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng HĐĐT so với việc sử dụng hóa
đơn giấy truyền thống trong việc ngăn ngừa hành vi gian lận trong hoạt động SXKD

9

của các Doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã áp dụng các lý thuyết về sự chấp nhận
cơng nghệ từ phía người tiêu dùng, lý thuyết mơ hình ngăn chặn kinh tế, và lý
thuyết về hành vi gian lận. Bằng cách kết hợp phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp,
nghiên cứu đã đưa ra những đề xuất có thể áp dụng cho các cơ quan chính phủ, Cơ
quan thuế, và các bên liên quan nhằm tối ưu hóa ưu điểm và giảm bớt nhược điểm
trong việc sử dụng HĐĐT trong tình hình hiện tại.

1.2.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT
Tác giả Phạm Hữu Trị [8] nghiên cứu về xu hướng sử dụng HĐĐT của các

doanh nghiệp ở Quận Bình Thủy thuộc Cần Thơ. Bằng việc vận dụng mơ hình hành
vi dự định (TPB), mơ hình lý thuyết thống nhất và chấp nhận sử dụng công nghệ
(UTAUT) kết hợp sử dụng phương pháp hỗn hợp, lấy mẫu theo sự thuận tiện kết
hợp chọn mẫu phân tầng, nghiên cứu thu thập được 116 câu trả lời đạt yêu cầu, sau

đó tiến hành kiểm định Cronbach's Alpha, tiếp theo là phân tích EFA cùng phân tích
hồi quy. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 6 nhân tố tác động tới xu hướng sử dụng
HĐĐT của các doanh nghiệp đó là: Tính dễ sử dụng, nhận thức niềm tin, chuẩn chủ
quan của người dùng, hiệu quả mong đợi, nhận thức được rủi ro, nhận thức về kiểm
soát hành vi.

Tác giả Nguyễn Hữu Anh và cộng sự [16] đã tiến hành cuộc nghiên cứu tìm
hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng HĐĐT tại Việt Nam. Dựa trên mơ
hình lý thuyết lan tỏa đổi mới (IDT), mơ hình TAM, mơ hình hành vi dự định
(TPB), với các cách tiếp cận thống kê được vận dụng để xử lý các vấn đề nghiên
cứu gồm: Kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích (EFA), phân tích yếu tố xác nhận
(CFA). Thơng qua số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi gửi cho 318 người tham
gia là quản lý, kế toán của các doanh nghiệp ở Việt Nam, trong giai đoạn từ tháng
06 đến tháng 09 năm 2019. Sau đó, vận dụng mơ hình phương trình cấu trúc (SEM)
để đánh giá các giả thuyết được tác giả đề xuất. Kết quả nghiên cứu nêu ra các nhân
tố trực tiếp có tác động đáng kể đến ý định sử dụng HĐĐT gồm: Chuẩn chủ quan,
nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ. Tác giả đã đưa ra một vài đề xuất khả thi
nhằm thúc đẩy số lượng doanh nghiệp Việt Nam tự nguyện áp dụng HĐĐT cũng
như nhằm cải thiện sự thành cơng của tiến trình áp dụng HĐĐT của các doanh
nghiệp tại Việt Nam.

Áp dụng HĐĐT cũng là một trong các biện pháp chính mà Chính phủ đã áp
dụng để thúc đẩy q trình xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Trong bối

10

cảnh đó, nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự [29], dựa trên việc xem xét
những yếu tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ Chính phủ điện tử, thơng qua một
nghiên cứu thực nghiệm về việc đăng ký kinh doanh tại các vùng Đông Nam Việt
Nam. Tác giả đã sử dụng lý thuyết UTAUT để phát triển một mô hình nghiên cứu.

Họ đã tiến hành việc phân tích dữ liệu sử dụng mơ hình logit đa thức, kết hợp với
các phân tích thống kê mơ tả, dựa trên dữ liệu thu thập từ 433 cuộc khảo sát được
tiến hành tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của các DNNVV tại ba tỉnh vùng Đông Nam
Bộ, cụ thể là Đồng Nai, Bình Dương, và Hồ Chí Minh. Kết quả của nghiên cứu đã
chỉ ra rằng có ba yếu tố chính có tác động đáng kể đối với việc áp dụng dịch vụ
Chính phủ điện tử trong q trình đăng ký kinh doanh. Những yếu tố này bao gồm
đặc điểm dân số, lợi ích từ việc sử dụng dịch vụ, và nhận thức về việc sử dụng dịch
vụ. Đồng thời, nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất quan trọng liên quan đến cách
Chính phủ Việt Nam có thể tăng cường và khuyến khích DNNVV áp dụng các dịch
vụ của Chính phủ.

Tác giả Bùi Thị Tin [6] đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Bình Định. Bằng việc vận dụng mơ hình lý thuyết hành động hợp lý
(TRA), mơ hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), mơ hình chấp nhận cơng nghệ
(TAM), mơ hình lý thuyết thống nhất và chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT)
kết hợp sử dụng phương pháp hỗn hợp, tác giả đã thu thập được 198 bảng trả lời
khảo sát với 175 bảng trả lời hợp lệ, sau đó tiến hành phân tích nhân tố khám phá
(EFA) cùng phân tích tương quan và hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có
6 nhân tố gồm: hiệu quả mong đợi, tính dễ sử dụng, tính bảo mật, niềm tin, khả
năng tương thích và điều kiện cần có đều có tác động cùng chiều tới việc áp dụng
HĐĐT của các DNNVV tại Bình Định.

1.3. Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu

* Nhận xét về các nghiên cứu trước

Sau khi tổng hợp các cơng trình nghiên cứu, có thể thấy rằng đối với các
nghiên cứu tại nước ngoài, đặc biệt là những nghiên cứu về HĐĐT trên phạm vi
toàn cầu, HĐĐT là một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm sớm từ phía các

nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Do đó, đã có một lượng đáng kể nghiên cứu
được tiến hành trong lĩnh vực này. Phần lớn trong số những nghiên cứu này thường
áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập thông

11

qua việc thực hiện khảo sát ý kiến từ những người quản lý và những chuyên gia làm
công việc trong lĩnh vực kế tốn và HĐĐT. Cịn ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu
về HĐĐT vẫn còn tương đối mới mẻ và hạn chế. Chỉ trong thời gian gần đây, các
tác giả mới bắt đầu quan tâm và tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực này. Tổng thể,
các cơng trình nghiên cứu đã đánh dấu tầm quan trọng của việc khám phá những
yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng HĐĐT tại Việt Nam khi chưa có quy định bắt
buộc sử dụng HĐĐT như hiện nay.

* Khe hổng nghiên cứu

Dựa trên những nhận xét chung đối với các nghiên cứu đã thực hiện trong và
ngoài nước, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hướng đến ý định và xu hướng áp dụng HĐĐT trong bối cảnh tự
nguyện áp dụng, chưa có quy định bắt buộc sử dụng HĐĐT như hiện nay. Bên cạnh
đó, tác giả cũng nhận thấy tại Bình Định chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT trong cơng tác kế tốn của các DNNVV
trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Hướng nghiên cứu của đề tài:

Trên quan điểm kế thừa các kết quả từ những cơng trình nghiên cứu trước,
hướng nghiên cứu của đề tài như sau:

Nhận diện và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc

áp dụng HĐĐT trong cơng tác kế tốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình
Đinh.

Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy việc sử dụng HĐĐT một cách tự nguyện và
hiệu quả trong cơng tác kế tốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Đinh.


×