Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thơ bích khê từ góc nhìn phân tâm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.71 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

BÙI HOÀNG HÀ

THƠ BÍCH KHÊ
TỪ GĨC NHÌN PHÂN TÂM HỌC

ĐỀ ÁN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Bình Định - Năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

BÙI HOÀNG HÀ

THƠ BÍCH KHÊ
TỪ GĨC NHÌN PHÂN TÂM HỌC

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

Người hướng dẫn: TS. Võ Như Ngọc

Bình Định - Năm 2023

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan cơng trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ cơng
trình nghiên cứu nào.



MỤC LỤC


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bích Khê (1916 - 1946) chàng thi sĩ đa tài, người con ưu tú của quê hương

Quảng Ngãi chỉ sống vỏn vẹn 30 năm cuộc đời nhưng đã để lại cho thơ ca hiện đại
Việt Nam nói chung và phong trào Thơ mới nói riêng những di sản thơ vô cùng
quý báu. Người thi sĩ ấy đã lặng lẽ hiến dâng cuộc đời mình cho thơ rồi lặng lẽ đi
vào tiềm thức của bao nhiêu thế hệ bạn đọc. Bích Khê đã mang lại cho thơ ca “một
làn gió mới” đầy sức sống. Những giá trị mà Bích Khê đóng góp cho thơ khơng thể
phủ nhận nhưng để nhìn nhận, đánh giá về thơ Bích Khê một cách tồn diện, đa
chiều thì có lẽ những chưa xứng đáng với những gì thi sĩ đã để lại.

Trong phong trào Thơ mới, cuộc đời và sự nghiệp thơ Bích Khê xứng đáng
được nhìn nhận, đánh giá ở một vị thế khác chứ khơng phải vật lộn trong những
hồi nghi dai dẳng của người đời. Có lẽ, “nghi án khơng có cơ sở” [34, tr.177] năm
nào đã phần nào che khuất giá trị đích thực của thơ Bích Khê. Chúng tơi với mong
muốn góp tiếng nói của mình để thơ Bích Khê được nhìn nhận, đánh giá ở một diện
mạo khác hơn.

Bích Khê xuất hiện muộn trong phong trào Thơ mới nhưng ông được xem là
“đỉnh núi lạ” và có “những câu thơ hay nhất” hay “bước chuyển mình thứ hai của
phong trào Thơ mới”. Bích Khê cũng là thành viên được bổ sung vào Trường thơ
Loạn gần như sau cùng. Có thể nói rằng, Bích Khê xuất hiện như một ngơi sao ẩn

mình nhưng vì tinh tú ấy lại là vệt sáng cho các tổ chức thơ mà ơng là thành viên.
Có lẽ cũng vì vậy mà người đọc bao thế hệ vẫn nhìn nhận chưa thấu hết những giá
trị thơ ông.

Thơ Bích Khê ảnh hưởng của dòng thơ tượng trưng, siêu thực của phương
Tây. Để cảm nhận được giá trị của thơ Bích Khê, người đọc phải đặt thơ ơng dưới
nhiều góc soi chiếu khác nhau. Phân tâm học là một góc soi chiếu như vậy. Chúng
tơi đã cố gắng để đưa thơ của Bích Khê dưới lăng kính phân tâm học để làm rõ hơn
về giá trị của thơ ơng cũng như góp phần đa dạng hóa trong cách tiếp cận các tác
phẩm văn học. Phân tâm học đang là lí thuyết tiếp nhận và phê bình văn học tương
đối mới mẻ với đời sống văn học hiện đại.

2

Là một giáo viên đang giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thơng, chúng tơi
chưa thấy sự xuất hiện của thơ Bích Khê trong chương trình sách giáo khoa hiện
hành. Đây có lẽ là động lực cho chúng tơi cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu vì sao giá
trị thơ Bích Khê lại chưa tỏa sáng trên thi đàn Việt Nam và ít được quan tâm mặc
dù ai cũng thừa nhận đóng góp của Bích Khê.

Vì những lí do trên, chúng tơi đã chọn vấn đề Thơ Bích Khê - Từ góc nhìn
phân tâm học để làm đề tài nghiên cứu cho đề án tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp thơ Bích Khê trong khoảng gần một
thế kỉ vừa qua thu hút được rất nhiều nhà lí luận phê bình văn học và bạn đọc. Tuy
nhiên, gắn với sự thăng trầm của lịch sử, nghiên cứu, phê bình thơ Bích Khê cũng
biến động theo từng giai đoạn khác nhau. Có những giai đoạn lắng xuống vì nhiều
lí do khác nhau nhưng cũng có những giai đoạn thật sự sơi nổi. Nhìn trong tổng thể
tình hình nghiên cứu thơ Bích Khê, chúng tôi chia làm 3 giai đoạn khác khau:


Giai đoạn trước 1946 (Khi nhà thơ cịn sống): Sự nghiệp thơ của Bích Khê
có thể gói gọn trong 3 tập thơ gồm: Mấy dòng thơ cũ, Tinh huyết và Tinh hoa. Với
tựa đề Mấy dòng thơ cũ, các tác giả Chế Lan Viên, Hà Giao, Nguyễn Thanh Mừng
đã sưu tầm biên soạn những bài thơ của Bích Khê sáng tác theo các thể thơ truyền
thống, được Nhà xuất bản Nghĩa Bình in năm 1988. Tinh huyết là tập thơ duy nhất
được xuất bản khi nhà thơ cịn sống. Hồng Trọng Miên là người đứng ra chịu
trách nhiệm xuất bản tập thơ vào năm 1939. Và chính ơng là người viết lời “Bạt”
cho tập thơ. Một người bạn khác của Bích Khê là Hàn Mặc Tử đã viết lời tựa Bích
Khê, thi sĩ thần linh cho tập thơ. Đây đều là những nhìn nhận, đánh giá rất có giá trị
về thơ Bích Khê trong giai đoạn mà nhà thơ còn sống. Sau khi nhà thơ mất, người
chị của thi sĩ là Lê Thị Ngọc Sương đã tập hợp lại những bài thơ mà sinh thời nhà
thơ tâm đắc mà chưa kịp in để cho xuất bản tập Tinh hoa. Tuy nhiên, mãi đến năm
1997, nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày mất của Bích Khê, bà Lê Thị Ngọc Sương
mới chính thức cơng bố rộng rãi tập thơ Tinh hoa.

Ở giai đoạn trước khi nhà thơ qua đời, tình hình nghiên cứu thơ Bích Khê
chưa nhiều và chưa thật rộng rãi. Có thể kể đến các bài viết của Hàn Mặc Tử,
Hồng Trọng Miên, Phan Khơi, Hoài Thanh.

3

Năm 1938, Hàn Mặc Tử đã nhận được bản thảo của 3 bài thơ mà Bích Khê
gửi vào. Ơng đã ngạc nhiên đến sửng sốt: ba bài thơ ấy đã làm cho tôi sửng sốt với
cái khởi điểm của một thiên tài sắp sửa. Cũng trong năm này, Hàn Mặc Tử đã viết
Lời tựa Bích Khê, thi sĩ thần linh cho tập thơ Tinh huyết. Cũng trong tập Tinh huyết,
Hoàng Trọng Miên có lời Bạt đặt ở cuối sách có đánh giá, nhận xét về thơ Bích
Khê. Ơng cho rằng: “Tinh huyết vang dội một nỗi đau khổ tuyệt vọng phủ qua màu
sắc truỵ lạc ồ ạt như muốn chảy tràn vào đường gân, mạch máu của tôi... Nhạc và
lệ, đẹp và dâm, cuồng và ánh sáng, Bích Khê hồ hợp thành một dòng Tinh huyết

tân kỳ”[42]. Cũng trong lời Bạt này, Hồng Trọng Miên cho rằng thi sĩ Bích Khê
có ảnh hưởng lớn của các nhà thơ tượng trưng, siêu thực của Pháp. Đồng thời ơng
cũng lí giải và nhấn mạnh sự ảnh hưởng của thơ Hàn Mặc Tử đối với sáng tác của
Bích Khê: Ở đâu đây, tơi thấy Bích Khê chịu ảnh hưởng của Hàn Mặc Tử, thi sĩ
đau thương, huyền diệu.

Trong giai đoạn trước năm 1946, Hồi Thanh có lẽ là nhà nghiên cứu được
nhắc đến khi nói về thơ Bích Khê. Bài viết Bích Khê trong cuốn Thi nhân Việt Nam,
Hồi Thanh có viết: “Tơi đã gặp trong Tinh huyết những câu thơ hay vào bực nhất
trong thơ Việt Nam”; “Tơi chưa thể nói nhiều về Bích Khê. Tơi đã đọc không biết
mấy chục lần bài Duy tân. Tôi thấy trong đó có những câu thơ thật đẹp. Nhưng tơi
khơng dám chắc bài thơ đã nói hết cùng tơi những nỗi niềm riêng của nó. Hình như
vẫn cịn gì nữa…[38, tr.208]. Điều mà Hồi Thanh chưa thể nói nhiều về Bích Khê
và nhận định vẫn cịn gì nữa đã ám ảnh các nhà nghiên cứu từ đó đến nay. Có lẽ,
đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các cây bút lí luận, phê bình chưa dành nhiều
cơng sức cho việc nghiên cứu về thơ Bích Khê.

Nhìn chung tình hình nghiên cứu, phê bình thơ Bích Khê trước năm 1946
chưa xứng tầm với giá trị mà thơ Bích Khê để lại. Các bài viết đã có những nhận
định đúng bản chất thơ Bích Khê, nhưng cũng có những nhận định mang tính chủ
quan về cuộc đời và sự nghiệp của Bích Khê. Những ý kiến trái chiều khen chê lại
là tiền đề cho nghiên cứu, phê bình thơ Bích Khê trong những năm sau khi nhà thơ
qua đời.

Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1946 - 1986. Từ khi nhà thơ tạ thế, tên tuổi của
Bích Khê cũng dần bị quên lãng. Trong những năm sau 1945, thơ Bích Khê nói

4

riêng và phong trào Thơ mới nói chung đều bị phê phán mạnh mẽ vì cho rằng thơ

thiên về trụy lạc, dâm loạn, khơng mang tính giáo dục, thẩm mĩ.

Tình hình nghiên cứu thơ Bích Khê ở miền Bắc trong giai đoạn này rất hạn
chế. Hầu như khơng có cơng trình nghiên cứu nào lớn có liên quan đến thơ Bích
Khê. Cá biệt, trong cuốn Phong trào Thơ mới (1932 - 1945), xuất bản 1966, tác giả
Phan Cự Đệ có nhắc đến Bích Khê. Tuy nhiên, tác giả nhắc đến Bích Khê như một
người tiêu biểu cho lối thơ suy đồi, trụy lạc, kín mít, ca tụng xác thịt tầm thường…

Còn ở miền Nam, do điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội nên Thơ mới nói
chung và thơ Bích Khê nói riêng được đơng đảo độc giả và các nhà nghiên cứu, phê
bình tiếp nhận rộng rãi, cởi mở hơn.

Mở đầu cho những nghiên cứu về thơ Bích Khê ở miền Nam phải kể đến tác
giả Đinh Cường với bài viết Cuộc đời và thi nghiệp Bích Khê, đăng trên Tạp chí
Văn hóa Á Châu, số 22, năm 1960. Sau đó 6 năm, Đinh Cường có bài viết Nhạc và
họa trong thơ Bích Khê (Văn, Sài Gòn, 15/8/1966, Tr.66-73). Trong bài viết này,
tác giả tập trung vào phân tích những ảnh hưởng của thơ trượng trưng Pháp, tác giả
viết: Thơ Bích Khê có thể đứng vào dịng thơ tượng trưng, trong đó gồm đủ những
chất huyền diệu và trụy lạc.

Năm 1966, trên Báo Văn - một tập san về văn học nghệ thuật đã cho in 8 bài
viết đặc sắc về Bích Khê, trong đó đáng chú ý là các bài viết: Đơi nét về cuộc đời
Bích Khê (Quách Tấn), Người em Bích Khê (Lê Thị Ngọc Sương) … Đến năm
1967, Tam Ích có bài viết Bích Khê và thơ tượng trưng. Điểm chung của các bài
viết này đều thể hiện rõ những nhìn nhận đánh giá thơ Bích Khê dưới góc nhìn sắc
thái tượng trưng.

Giai đoạn này còn có bài viết ngắn Tiếng thơ Bích Khê của Đinh Hùng đã
đánh giá nhận xét rất rõ về giá trị của tập Tinh huyết và Tinh hoa trong dòng chảy
Thơ mới. Năm 1968, Nguyễn Tấn Long trong bài viết Bích Khê, tác giả viết: Ở địa

hạt tượng trưng, Bích Khê đã đạt được một thành cơng đáng kể hay Nói đến thơ
Bích Khê là nói đến thành cơng lớn lao trong lãnh vực thơ tượng trưng.

Năm 1974, với chuyên đề về Bích Khê, Tạp chí Văn học số 194 đã cho in rất
nhiều bài nghiên cứu, phê bình về thơ Bích Khê. Trong số đó phải kể đến bài viết
Tinh huyết của thơ Bích Khê, Lê Huy Oanh cho rằng: 1.Thơ Bích Khê đầy hương vị

5

thơ tượng trưng; 2.Thi vị hóa và thanh khiết hóa nhục dục cũng như cái đẹp nhục
thể; 3.Vươn tới những cõi siêu thiêng huyền diệu. Hầu hết thơ Bích Khê đều mang
tâm tư và sắc thái của thời đại. Nhìn chung đây là những bài viết có những nhận
định, đánh giá rất sâu sắc về thơ Bích Khê. Các nhà nghiên cứu đã đặt thơ Bích
Khê dưới nhiều góc độ khác nhau để soi rọi những giá trị ẩn mình trong thơ ông.

Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: Đây là giai đoạn mà các cơng trình nghiên
cứu về cuộc đời và sự nghiệp thơ Bích Khê được đạt được nhiều thành cơng nhất
định. Với các cơng trình nghiên cứu này, thơ Bích Khê đã được nhìn nhận và trả về
đúng giá trị của nó. Sau năm 1986, đất đước bước vào thời kì đổi mới và hội nhập,
văn học nghệ thuật được “cởi trói” và có điều kiện để nhìn nhận lại những thành
tựu đã đạt được. Chính vì thế, thơ Bích Khê cũng được soi chiếu ở nhiều góc độ
khác nhau để làm rõ các giá trị mà Bích Khê đã để lại.

Cơng trình có quy mơ lớn phải kể đến Tuyển tập Thơ Bích Khê, do Sở Văn
hóa thơng tin Nghĩa Bình ấn hành năm 1988. Trong đó, lời tựa Thơ Bích Khê do
Chế Lan Viên viết. Bài viết này được xem là cơng trình nghiên cứu cơng phu, bài
bản về thơ Bích Khê trong tiến trình thơ ca hiện đại.

Từ sau tuyển tập đó ra đời, một loạt các cơng trình nghiên cứu được cơng bố
có tính chất và quy mơ bài bản và chất lượng. Năm 1988, tại Pháp, Phạm Đán Bình

hồn thành luận án Thơ Bích Khê nhằm kiến tạo một nghệ thuật tổng hợp kiến trúc
- vũ - hoạ - nhạc. Năm 1992, Đỗ Lai Thúy có bài viết Bích Khê - lời truyền sóng.
Năm 1988, Lê Đình Kỵ với cơng trình nghiên cứu Thơ mới những bước thăng trầm,
trong đó có thơ Bích Khê là một cơng trình nghiên cứu bài bản, quy mô. Nhân kỉ
niệm 50 năm ngày mất của Bích Khê, tháng 1/1996, Nhà văn hóa Thanh niên thành
phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hội nghiên cứu, giảng dạy văn học thành phố Hồ
Chí Minh tổ chức Đêm Bích Khê. Tới năm 2005, các bài viết trong Đêm Bích Khê
được tập hợp lại in thành sách: 70 năm đọc thơ Bích Khê. Tập sách gồm 59 bài thơ
của Bích Khê và 16 bài viết của các tác giả như một cách thức để lưu truyền và
phát huy di sản thơ Bích Khê. Tháng 2/2006, tại Quảng Ngãi, Hội thảo về thơ Bích
Khê được tổ chức nhân dịp 60 năm ngày mất của thi sĩ. Hội thảo đã thu hút 300 đại
biểu tham dự và hơn 40 tham luận, bài viết về cuộc đời thơ Bích Khê. Đây là Hội
thảo có quy mơ lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức về thơ Bích Khê.

6

Cũng trong thời gian này, nhiều bài viết, tiểu luận, luận văn lấy thơ Bích
Khê làm đề tài nghiên cứu. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến Trần Thị Thu Hà với
Bích Khê: Từ Tinh huyết thần dị đến Tinh hoa thần linh (2007); Phạm Thị Thúy với
Thế giới tượng trưng trong thơ Bích Khê (2008); Trần Đăng Nghĩa với Những tìm
tịi về hình thức nghệ thuật trong thơ Bích Khê (2009)…

Ngày 7/12/2016, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ
thuật Quảng Ngãi tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm nhà thơ Bích Khê (1916 - 2016). Sau
đó, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi đã cho xuất bản tập sách Bích Khê -
Một trăm năm. Tập sách gần 1000 trang, bao gồm các tác phẩm của Bích Khê, các
bài nghiên cứu, phê bình về thơ Bích Khê từ trước đến nay. Đây là một trong
những cơng trình có tính chất tập hợp nhiều bài phân tích, đánh giá về cuộc đời và
sự nghiệp thơ Bích Khê.


Những bài viết, những công trình nghiên cứu về thơ Bích Khê ngày xuất
hiện nhiều. Điều đó chứng tỏ giá trị của thơ Bích Khê ngày càng được bạn đọc và
cơng chúng đón nhận một cách cởi mở, rộng rãi hơn. Hơn nữa, vị thế của Bích Khê
trong đời sống văn học đương đại được khẳng định với những giá trị “cần được
trân trọng và bảo tồn”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài Thơ Bích Khê - Từ góc nhìn phân tâm học
là các tập thơ của Bích Khê đã được xuất bản, chủ yếu tập trung vào tập thơ Tinh
huyết (Do Hoàng Trọng Miên xuất bản lần đầu năm 1939) và tập Tinh hoa (Nhà
xuất bản Hội Nhà văn năm 1997).
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề án này chủ yếu tập trung dùng lí thuyết tiếp nhận
và phê bình phân tâm học để soi chiếu làm rõ thơ Bích Khê. Thơng qua đó, chúng
tôi sẽ làm rõ những nội dung và nghệ thuật của thơ Bích Khê trong tư duy đa chiều.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề án này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như sau:

7

Phương pháp phân tích: Từ những đặc điểm lí thuyết của học thuyết phân
tâm học, chúng tơi đã phân tích các đặc điểm thơ Bích Khê. Nhìn nhận thơ Bích
Khê qua góc nhìn phân tâm học.

Phương pháp so sánh: Chúng tôi tiến hành so sánh thơ của Bích Khê với
các nhà thơ cùng thời trong phong trào Thơ mới, cũng như so sánh thơ của chính

tác giả Bích Khê theo các giai đoạn khác nhau. Từ đó, chúng tơi có nhìn nhận, đánh
giá cơng bằng hơn đối với thơ Bích Khê.

Phương pháp thống kê, tổng hợp, khái qt: Chúng tơi cố gắng thống kê
các hình ảnh mang tính chất biểu tượng được lặp lại nhiều lần trong thơ Bích Khê
để khái quát chung về nội dung và nghệ thuật thơ Bích Khê.
5. Đóng góp của đề án

Với đề án này, chúng tơi mong muốn có những đóng góp như sau:
Thứ nhất, tìm hiểu một cách bài bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ Bích Khê.
Thứ hai, chúng tơi mong muốn góp tiếng nói của mình để thơ Bích Khê trở
với đúng với giá trị vốn có lâu nay của thơ Bích Khê.
Thứ ba, phân tâm học trong lí thuyết nghiên cứu, phê bình văn học hiện đại
đang được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để soi chiếu, lí giải những góc khuất
trong thơ Bích Khê.
6. Cấu trúc của đề án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, chúng tôi triển khai nội
dung của đề án này thành 3 chương như sau:
Chương 1. Vô thức trong sáng tạo của nhà thơ Bích Khê.
Chương 2. Phân tâm học trong thơ Bích Khê - nhìn từ sự phóng chiếu các
phức cảm.
Chương 3. Phân tâm học trong thơ Bích Khê - nhìn từ phương thức biểu
hiện.

8

Chương 1

VÔ THỨC TRONG SÁNG TẠO CỦA NHÀ THƠ BÍCH KHÊ


1.1. Vơ thức trong sáng tạo nghệ thuật
1.1.1. Nghệ sĩ và tư duy nghệ thuật

Vô thức là một hiện tượng phức tạp của tâm lí con người. Các nhà phân tâm
học như S. Freud hay C. Jung đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu bản chất
của vô thức. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các nhà phân tâm học này vẫn còn
nhiều hạn chế. Muốn hiểu rõ được bản chất của vô thức, chúng ta phải đứng trên
quan điểm của triết học duy vật biện chứng.

S.Freud là một bác sĩ hằng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân tâm
thần mang hội chứng hoang tưởng. Ơng đã dùng biện pháp phân tích tâm lí để chữa
bệnh cho những người này, và hình thành nên một nền tảng khoa học mới, đó là
phân tâm học. S. Freud coi những hiện tượng dồn nén, mặc cảm, rối nhiễu mà con
người gặp phải là vô thức. Qua vơ thức, S.Freud muốn xây dựng lí thuyết tính dục.
Ơng muốn con người đoạn tuyệt với lí trí, về với những bản năng nguyên thủy để
mỗi người điều khiển được chính mình [41, tr. 39]. Trong q trình chữa bệnh,
S.Freud đã dùng lí thuyết này để chữa cho những người mắc chứng bệnh tâm thần
phân liệt. Tuy nhiên, lí thuyết về vô thức của S.Freud về lâu dài cũng tỏ ra có nhiều
hạn chế.

Kế thừa lí thuyết vơ thức của S. Freud là người học trị C. Jung, một bác sĩ
tâm lí người Thụy Sĩ. C. Jung đã kế thừa nền tảng phân tâm học của Freud và phát
triển hệ thống lí thuyết về vơ thức. Ơng gọi vơ thức của Freud là vô thức cá nhân để
phân biệt với vô thức tập thể mà ông nghiên cứu. Với hai khái niệm cổ mẫu và vô
thức tập thể, C. Jung chỉ ra rằng: xã hội loài người tồn tại từ cổ đại đến cận - hiện
đại với những hình ảnh, tâm thức đã được “cài đặt” từ nguyên thủy, được “di
truyền” từ thế hệ này sang thế hệ khác để con người được đảm bảo nhu cầu sinh
tồn, phát triển [41, tr.39]. C.Jung cho rằng, những đối tượng mà các nhà triết học
hướng đến như Chúa, những thế lực siêu nhiên như đất, nước, lửa …là những hình
thức biểu hiện của cổ mẫu, nguyên mẫu, siêu mẫu, tức là vô thức. Cũng như người

thầy của mình, lí thuyết về vơ thức của C. Jung cũng có những điểm hạn chế nhất
định.

9

Đứng trên lập trường, quan điểm của triết học duy vật biện chứng, người ta
cho rằng: vô thức là khái niệm dùng để chỉ các hiện tượng tâm lý, hành vi, cảm xúc
tồn tại ở một cá nhân mà cá nhân đó không nhận thức được, không diễn đạt được
bằng ngôn ngữ để mình và người khác hiểu, đó là những hoạt động thần kinh
khơng được kiểm sốt bởi hữu thức của con người [41, tr.40]. Như vậy, vô thức là
một dạng thức tồn tại của ý thức. Ý thức gồm có hữu thức và vơ thức. Trong tâm lí
con người, phần vơ thức chiếm phần lớn cịn hữu thức chiếm tỉ lệ ít. Có thể kết luận
rằng, vơ thức là nơi chất chứa tồn bộ đời sống tâm lý sâu kín của con người, đó là
những tình cảm, những ham muốn,... bị “dồn nén” vào bên trong [41, tr. 42]. Hành
vi vô thức là hành vi xuất hiện khi con người khơng hồn tồn tỉnh táo, khơng có sự
kiểm sốt của tư duy, đó là những hành vi khơng có mục đích rõ ràng.

Theo từ điển văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi thì
nghệ sĩ là người sáng tạo hay biểu diễn nghệ thuật… Tài năng nghệ thuật, phương
thức hoạt động đặc thù là điều kiện quan trọng nhất để trở thành nghệ sĩ [14,
tr.199]. Như vậy, người nghệ sĩ được gọi là một thi sĩ phải có hoạt động nghệ thuật
trong lĩnh vực thơ ca và rõ ràng phải thể hiện được tài năng đặc biệt của mình. Điều
quan trọng nhất của một nghệ sĩ nói chung và thi sĩ nói riêng là việc hình thành
được tư duy nghệ thuật. Tư duy nghệ thuật là khái niệm chỉ một dạng trí tuệ của
con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật… Tư duy nghệ
thuật dự trên một nền tảng tâm sinh lí khác hẳn với tư duy lí luận. Bản chất của nó
do phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình
tượng quy định. Sự chun mơn hóa lối tư duy này tạo nên đặc trưng nghệ thuật và
tiềm năng nhận thức của nó[14, tr.381].


Trong mọi lĩnh vực nghệ thuật, tư duy nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ sáng
tác phải có cái nhìn nhạy bén, biết chiếm lĩnh thế giới bằng những sáng tạo mới mẻ,
mang tính tự chủ, độc lập. Tính chất kiến tạo của tư duy nghệ thuật gắn bó mật
thiết với việc biết nhìn thế giới một cách chỉnh thể, biết nắm bắt nó một cách đồng
thời, biết khám phá những liên hệ mới, chưa ai từng thấy [16, tr.1888].

Cơ sở của tư duy nghệ thuật là tình cảm, hay là tư duy hình tượng - cảm tính.
Nó cho phép tư duy nghệ thuật hư cấu, tưởng tượng để xây dựng hình tượng có tầm
khái quát cao, tác động mãnh liệt đến người tiếp nhận [10, tr.54]. Và hơn thế nữa,

10

tư duy nghệ thuật coi trọng trực giác, trực cảm của người nghệ sĩ. Trong tư duy
nghệ thuật, trực giác đóng vai trị quan trọng trong việc nhận thức thẩm mĩ. Trực
giác góp phần kích thích ý đồ sáng tạo và trợ lực cho cảm hứng, nhiều khí nó trở
thành một trong những nội dụng trực tiếp của tác phẩm [10, tr.54].

Trong lí thuyết của mình, Freud cho rằng vơ thức trong sáng tạo văn học đó
là trạng thái thăng hoa (sublimation) hay là những sự dồn nén tính dục (mặc cảm
Oedipe) do khơng đáp ứng được nhu cầu nên tìm các vật thay thế để thỏa mãn.

Những ám ảnh của đời sống thực tại khách quan đã tác động vào tâm trí của
người sáng tác. Những ám ảnh đó sẽ bị lãng quên vào tiềm thức của nhà văn và khi
có điều kiện thì nó lại bùng lên, trỗi dậy và biểu hiện bằng những biểu trưng cụ thể.
Khảo cứu thơ Bích Khê, chúng tơi thấy rõ điều đó. Những ám ảnh của bệnh tật,
chết chóc, khổ đau, thất bại, tình dun khơng thành tạo nên những mảng màu u tối
trong kí ức của nhà thơ. Để rồi, trong cơn cuồng say chất men cuộc sống trần thế,
từ trong sâu thẳm vô thức, nhà thơ bật ra những câu chữ thống thiết, bi ai.

Trong tác phẩm văn học, nội dung và hình thức khơng thể tách rời, cả hai

phải xuất phát từ một tư duy nghệ thuật nhất quán thì mới mang lại cho tác phẩm
những giá trị đích thực. Bởi thế cho nên, tư tưởng quan niệm của tác phẩm được
xây dựng trên cơ sở tư duy nghệ thuật, việc lựa chọn các phương tiện biểu hiện
cũng dựa trên cơ sở tư duy nghệ thuật [16, tr.1889].

Tóm lại, người nghệ sĩ là người sáng tạo nghệ thuật và phải dựa trên cơ sở
tư duy nghệ thuật. Điều quan trọng của một người sáng tạo văn chương là tư duy
hình tượng. Bởi thiếu tư duy hình tượng đồng nghĩa với việc chẳng có sáng tạo văn
chương nào cả.
1.1.2. Sự vận động nội tại của các tác phẩm nghệ thuật

Vận động là quy luật tất yếu của các tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác
phẩm văn học nói riêng. Nếu một tác phẩm ra đời, khơng có sự vận động có nghĩa
là tác phẩm đó khơng tồn tại. Sự tồn tại của các tác phẩm văn học là do nhiều yếu
tố tác động vào, trong đó yếu tố nội sinh trong mỗi tác phẩm đóng vai trị quan
trọng và quyết định. Từ khi ra đời, tác phẩm đó đã phải chịu sự chi phối của các
yếu tố tác động từ bên ngoài và bên trong. Sự vận động nội tại của các tác phẩm mà
nhà văn tạo ra chắc chắn sẽ có ảnh hưởng từ các hiện tượng văn học. Sự vận động

11

của một tác phẩm văn học không diễn ra một cách độc lập mà luôn được đặt trong
mối quan hệ phổ biến của các hình thái ý thức xã hội khác.

Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn. Khi tạo ra các tác phẩm
văn học, nhà văn bị chi phối, tác động của thời đại văn học. Phong trào Thơ mới
chịu sự ảnh hưởng hác động của trào lưu văn học lãng mạn Pháp thế kỉ XIX. Nhà
thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng và siêu
thực của văn học Pháp. Bích Khê đã tơn Baudelaire là Vua thi sĩ và gọi tên ơng với
sự ngưỡng vọng, tơn kính sâu sắc:


Baudelaire! Người là Vua Thi Sĩ!
Cho xin trụm bao nhiêu mùi thi vị,
Phà hơi lên, truyền nhiễm thấu trần ai…

(Ăn mày)
Sự ảnh hưởng của Baudelaire đối với tư duy nghệ thuật của nhà thơ Bích
Khê đã được kiểm chứng rõ nét trong tồn bộ sáng tác của ơng. Các tác phẩm của
Bích Khê ln vận động với tư duy nghệ thuật được tiếp nhận, ảnh hưởng của chủ
nghĩa tượng trưng Pháp nói chung và cá nhân Baudelaire nói riêng. Vấn đề này
chúng tơi sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau.
Sự vận động nội tại của các tác phẩm văn học chịu sự tác động của quy luật
tiếp nhận và tiếp biến. Sự tồn tại, phát triển của tác phẩm văn học chịu sự tác động
của quy luật kế thừa và sáng tạo. Tư duy sáng tạo của nhà văn bao giờ cũng là kết
quả của q trình tích lũy, kế thừa từ tuổi ấu thơ trong mơi trường gia đình, mơi
trường nhà trường, xã hội tạo nên vô thức, tiềm thức và ý thức sống dậy trong hoạt
động sáng tạo nghệ thuật của mình. Sự kế thừa và cách tân trong thơ Hàn Mặc Tử,
Bích Khê diễn ra rất mạnh mẽ và táo bạo. Tuy nhiên, họ không hề đoạn tuyệt với
những giá trị thơ ca trong quá khứ. Những dòng chảy thi ca của cả phương Đơng và
Phương Tây hịa quyện trong trái tim và tư duy nghệ thuật của Hàn Mặc Tử, Bích
Khê tạo nên sự tương hợp tự nhiên, kì diệu giữa thơ ca truyền thống Việt Nam và
thơ tượng trưng Pháp.
Một tác phẩm nghệ thuật ra đời trong môi trường xã hội nếu như khơng có
giá trị nghệ thuật hay nói cách khác sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ chưa
xứng tầm thì sẽ tác phẩm đó sẽ không tồn tại. Sự sáng tạo trong mỗi tác phẩm văn

12

học là yếu tố không bao giờ lặp lại của các nhà văn. Cho nên Nam cao đã từng nói
trong tác phẩm Đời thừa: Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm

theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào
sâu, biết tìm tịi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có.

Các tác phẩm Thơ mới nói chung và tác phẩm thơ Bích Khê nói riêng từ khi
ra đời đã bị một bộ phận cơng chúng cơng kích và cho rằng đó là loại thơ dâm loạn,
trụy lạc. Tuy nhiên, theo thời gian, những giá trị nghệ thuật vĩnh hằng của Thơ mới
đã làm thay đổi nhận thức của cơng chúng bạn đọc. Dù có khơng thích Thơ mới thì
một bộ phận người đọc cũng phải thừa nhận những giá trị nghệ thuật như những
hạt bụi vàng lấp lánh, như những hạt châu trong trong đời sống văn học nước ta.

Các tác phẩm thơ của Bích Khê từ Tinh huyết đến Tinh hoa đều vận động,
phát triển theo mạch nguồn tư duy ln có ý thức “duy tân” của thi sĩ. Khi viết một
số bài thơ gửi cho Hàn Mặc Tử, Bích Khê đã nhận lại sự cơng kích và mỉa mai (có
ý đồ) của Hàn Mặc Tử. Thế là Bích Khê giận run người và thề rằng trong 6 tháng
sẽ trở nên một thi sĩ phi thường, bằng không sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến làm thi sĩ
nữa. Và kết quả là Tinh huyết ra đời như một sự khẳng định chàng đã viết một tập
thơ, viết bằng máu huyết tinh tủy và châu lệ, và tất cả say sưa, đắm đuối của một
hồn thi sĩ [42]. Đến khi viết Tinh hoa, nhà thơ đã trở về với lối thơ mang phong vị
Á Đông. Tất cả sự vận động này, rõ ràng đã xuất hiện trong tiềm thức, vô thức của
Bích Khê. Nó là kết quả của q trình đổi mới tư duy nghệ thuật thơ của nhà thơ
Bích Khê.
1.2. Vơ thức trong hành trình thơ Bích Khê
1.2.1. Từ “Tinh huyết” thần dị…

Khi bước chân vào địa hạt của thơ, Bích Khê đã bén duyên với thơ cũ. Từ
năm 13 tuổi, Bích Khê đã có những bài thơ Đường luật khá ấn tượng và được đăng
trên báo Tiếng dân, Phụ nữ tân văn, Đơng tây…Từ năm 1936, Bích Khê đã giã từ
con sông dù sao cũng êm ả của thơ cũ để nhảy vào vịng xốy của Thơ mới. Dường
như, người đọc khơng cịn thấy dấu tích của thơ cũ trong tập thơ Tinh huyết khi ơng
đã mở lối cho mình một con đường riêng với khát vọng “duy tân” mãnh liệt. Tinh

huyết là hành trình đi tìm cái mới ngay trong lòng cái mới [11, tr.22].

13

Tập thơ Tinh huyết ra đời năm 1939. Với một bài đề tựa do chính người bạn
thơ nổi tiếng Hàn Mặc Tử viết và một bài “bạt” cũng do một người bạn khác là
Hoàng Trọng Miên chắp bút. Toàn bộ tập thơ có 37 bài được chia làm 4 phần:
Nhạc và Lệ, Đẹp và Dâm, Cuồng và Ánh sáng, Châu. Mỗi phần như vậy đều cho
thấy vẻ “thần dị” của các đối tượng hướng đến trong cách cảm nhận đặc biệt của
Bích Khê.

Trong phần Nhạc và Lệ, Bích Khê đã đắm mình trong suối của lịng ơng [11,
tr.22]. Trong Mộng cầm ca, nhà thơ đã trình diễn một thứ âm nhạc lấy cảm hứng từ
cuộc đời nàng Ngọc Kiều xinh đẹp, trong trắng nhưng tình duyên bất thành:

Không gian tơ - khơng gian tơ gợn sóng
Âm thanh gì sắp sửa … Ngọc Kiều ơi!
Hay hơi thở của hoa hồng mơ mộng?
Hay đêm buồn rào rạt, - ứ muôn nơi?
Không gian tơ - Khơng gian tơ gợn sóng;
Ngọc Kiều ơi! - Hồn đến bến xa khơi!…

(Mộng cầm ca)
Đó là thứ âm nhạc với sự kết hợp của khơng gian tơ gợn sóng, của hơi thở
của hoa hồng mơ mộng, của đêm buồn rào rạt, của hồn thơ đi lạc trong mơ … Đọc
khúc Mộng cầm ca, người đọc ngỡ như được đắm chìm trong khơng gian của âm
nhạc và hương thơm. Trong Tỳ bà, Bích Khê lại trình diễn một thứ âm nhạc khác.
Đó là thứ âm nhạc vang lên từ tiếng tỳ bà vừa nền nã, sang trọng, vừa réo rắt buồn
thương. Toàn bộ bài thơ Bích Khê chỉ sử dụng thanh ngang và thanh huyền, điều
đó đã làm cho bài thơ như một gian điệu tình yêu của một mối tình trong cõi sâu

tâm hồn với những cung bậc khác nhau:

Cây đàn yêu đương làm bằng thơ
Dây đàn yêu đương rung trong mơ

(Tỳ bà)
Nhạc cất lên từ bóng tiên nương, hay của người con gái tình tứ lãng mạn,
quyến rũ. Trong bài Nhạc, Bích Khê viết:

Nàng ơi đừng động… có nhạc trong giây,
Nhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trong mây;

14

Nhạc lên cung hường, nhạc vô đào động,
Ô nàng tiên nương! - Hớp nhạc đầy hương.

(Nhạc)
Và rồi âm nhạc xuất hiện ngay cả trong cái hé mơi kín đáo, quyến rũ của
người con gái:

Nường hé môi ra. Bay điệu nhạc
Mát như xuân mà ngọt tợ hương.

(Hiện hình)
Đến phần Đẹp và Dâm, Bích Khê đã đưa người đọc lạc vào thế giới của
nhan sắc và dục vọng. Nhưng rõ ràng cái dục vọng trong thơ Bích Khê khơng phải
cái dục vọng tầm thường mà là cái dục vọng cao khiết. Cả phần gồm 8 bài thơ thì
cả 8 bài đều thể hiện soi chiếu của nhà thơ về hình ảnh của những thiếu nữ xinh đẹp.
Trong số đó có bài Tranh lõa thể và Mộng tác giả có nhắc đến nàng Ngọc Kiều,

người yêu của thi sĩ. Phải chăng, trong vô thức thi sĩ đã xem người con gái, nàng
tiên nương là hình ảnh “mặc định” trong đời thực. Trong bài Tranh lõa thể, Bích
Khê viết:

Dáng tầm xuân uốn trong tranh tố nữ,
Ô tiên nương! Nàng lại ngự nơi nầy?
Nàng ở mô? Xiêm áo bỏ đâu đây?
Đến triển lãm cả tấm thân kiều diễm.
Nàng là tuyết hay da nàng điểm tuyết?
Nàng là hương hay nhan sắc lên hương?

(Tranh lõa thể)
Đối với Bích Khê, ơng lấy đôi vú của người nữ, nàng tiên, nàng thơ là mạch
nguồn của thơ. Khi nhìn vào bức tranh lõa thể, thi sĩ dường như bị cuốn hút bởi
“hai vú nàng”:

Hai vú nàng! Hai vú nàng! Chao ôi!
Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng

(Tranh lõa thể)
Hay là hình ảnh “người em lãng mạn” trong một bức ảnh:

Anh tính ơm chầm lấy mắt mơ

15

Lấy môi lấy má… lấy ngây thơ
Để anh nút ớn mùi hương ấm
Của một tình yêu giận hững hờ!


(Ảnh ấy)
Đọc phần này, người đọc như lạc vào thế giới của sắc phàm trần đầy khoái
cảm nhục dục nhưng chợt nhận ra sự thanh cao, tinh khiết của hồn thi sĩ. Trong cơn
mê hoặc của nhục dục, Bích Khê đã kịp kìm hãm lại:

Ôi lồ lộ một tòa hoa nghiêm động
Tôi run run hãm lại cánh hồn si…

(Tranh lõa thể)
Hay:

Nàng! hở nàng! hãy cắn vào hồn ta
Hồn nguyệt bạch ran lên chiều háo hức
Tôi uống trọn cặp môi hường thơm phức.

(Bàn chân)
Trong Cuồng và Ánh sáng, Bích Khê đã thể hiện những trạng thái cảm xúc
bị dồn nén đến tận cùng, tột độ, đó là cảm giác cuồng (khơng phải cuồng loạn) mà
ông muốn bộc bạch. Điều mà nhà thơ muốn hướng đến là hình ảnh của ánh sáng,
của sự tươi mới. Ánh sáng đó có thể là hồn, có thể là miệng yêu kiều, có thể là trinh
tiết…
Trong bài thơ Sọ người, Bích Khê viết:

Ôi khối mộng của hồn thơ chếnh choáng!
Ôi buồng xuân hơ hớ cánh đào sương!
Ơi bình vàng! Ơi chén ngọc đầy hương!
Ôi hồ nguyệt đọng nhiều trăng lấp loáng!
Ơi thần tình! Người chứa một trời thương.

(Sọ người)

Những ý nghĩ táo bạo Bích Khê thật khó đốn định. Tâm trạng của thi nhân
dường như có cái gì đó quay cuồng, se sắt, chếnh chống khi mường tượng về hình
bóng tiên nương đã khuất. Đọc bài thơ, người đọc khơng thấy sọ người, chỉ thấy
trăng lấp lống, ánh sáng chớp no say, ánh sáng chớp mau mau và chấp chóa ánh


×