Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Từ ngữ lóng của giới trẻ việt nam trên mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN LÊ NGUYÊN HẠNH

TỪ NGỮ LÓNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM
TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Ngành:Ngôn ngữ học
Mã số: 8229020

Người hướng dẫn: TS. Đặng Thị Thanh Hoa

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết
quả được nêu trong đề án là trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình khoa học nào.

Quy Nhơn, ngày 22 tháng 10 năm 2023

Nguyễn Lê Nguyên Hạnh

LỜI CẢM ƠN

Người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đặng Thị Thanh Hoa và
TS Nguyễn Văn Lập, người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành đề án này.

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đặc biệt là các anh chị em
học viên lớp Ngôn ngữ học K24B trường Đại học Quy Nhơn đã giúp đỡ,
động viên tơi có thêm động lực để hồn thành đề án này.



Xin chân thành cảm ơn.

Nguyễn Lê Nguyên Hạnh

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2

2.1. Tình hình nghiên cứu tiếng lóng của giới trẻ trên thế giới ..................... 2

2.2. Tình hình nghiên cứu tiếng lóng của giới trẻ tại Việt Nam .................... 4

3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................6

4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 6

4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 6

5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................6


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 7

6.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 7

6.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 7

7. Cấu trúc của đề án .......................................................................................... 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................... 9

1.1. Tiếng lóng và các vấn đề liên quan ............................................................. 9

1.1.1. Khái niệm tiếng lóng............................................................................ 9

1.1.2. Đặc điểm của tiếng lóng..................................................................... 11

1.1.2.1. Tiếng lóng nhìn từ đặc điểm cấu tạo........................................... 11

1.1.2.2. Tiếng lóng nhìn từ đặc điểm ngữ nghĩa ....................................... 14

1.1.2.3. Tiếng lóng nhìn từ đặc điểm chức năng ...................................... 16
1.1.3. Tiếng lóng với phương ngữ xã hội..................................................... 17
1.1.4. Tiếng lóng với biệt ngữ ...................................................................... 17
1.1.5. Quá trình phát triển của tiếng lóng trên Internet................................ 18
1.2. Mạng xã hội và giới trẻ .............................................................................20
1.2.1. Khái niệm mạng xã hội ...................................................................... 20
1.2.2. Khái niệm giới trẻ .............................................................................. 22
1.3. Tiểu kết chương 1......................................................................................24
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG THỨC TẠO TỪ NGỮ LÓNG CỦA GIỚI

TRẺ VIỆT NAM TRÊN MẠNG XÃ HỘI...................................................25
2.1. Biến đổi hình thức ngữ âm........................................................................26
2.1.1. Đồng âm ............................................................................................. 26
2.1.2. Nói lái................................................................................................. 29
2.1.3. Tỉnh lược, viết tắt ............................................................................... 30
2.2. Biến đổi ngữ nghĩa ................................................................................ 32
2.3. Tạo từ mới ............................................................................................. 37
2.4. Vay mượn tiếng nước ngoài ......................................................................40
2.4.1. Vay mượn từ ngữ tiếng Anh ............................................................... 40
2.4.2. Vay mượn từ ngữ gốc Hán ................................................................. 43
2.5. Sáng tạo thành ngữ mới ............................................................................48
2.5.1. Cải biên từ thành ngữ truyền thống ................................................... 48
2.5.2. Tạo thành ngữ có cấu trúc đối xứng .................................................. 50

2.5.3. Tạo thành ngữ dựa trên quan hệ ngữ âm ........................................... 50
2.6. Mô phỏng kiểu câu....................................................................................53

2.6.1. Mô phỏng kiểu câu theo sự kiện phổ biến ......................................... 54
2.6.2. Mô phỏng kiểu câu theo tác phẩm phim............................................ 56
2.6.3. Mô phỏng kiểu câu theo lời bài hát.................................................... 58
2.7. Tiểu kết chương 2......................................................................................61
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ LÓNG ĐỐI
VỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM ......................................................................... 62
3.1. Nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam
trên mạng xã hội ............................................................................................... 62
3.1.1. Phương tiện truyền thông................................................................... 62
3.1.2. Bạn bè................................................................................................. 64
3.1.3. Lựa chọn sử dụng vì thói quen........................................................... 65
3.2. Hệ quả của việc sử dụng từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã
hội và giải pháp khắc phục...............................................................................66

3.2.1. Hệ quả của việc sử dụng từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam trên mạng
xã hội ............................................................................................................ 66
3.2.1.1. Mặt tích cực..................................................................................... 66
3.2.1.2. Mặt tiêu cực..................................................................................... 68
3.2.2. Một số giải pháp khắc phục ............................................................... 72

3.2.2.1. Xây dựng môi trường trực tuyến lành mạnh. .............................. 72
3.2.2.2. Phát huy vai trị của truyền thơng trong việc sử dụng ngôn ngữ. 73
3.2.2.3. Cần sớm quy chuẩn cho các yếu tố ngôn ngữ mới xuất hiện. ..... 73

3.2.2.4. Tích cực nâng cao vai trị của gia đình và trường học trong định
hướng sử dụng ngôn ngữ mạng. ............................................................... 74
3.3. Tiểu kết chương 3......................................................................................75
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................79
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 92
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ, ký hiệu viết tắt Giải thích

1. CTV Cộng tác viên

2. MXH Mạng xã hội

3. PNXH Phương ngữ xã hội

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1. 1. Thống kê từ loại của từ ngữ lóng giới trẻ ...................................... 12
Bảng 1. 2. Thống kê số lượng các dạng ngữ (cụm từ) .................................... 13
Bảng 1. 3: Ý nghĩa từ ngữ lóng giới trẻ .......................................................... 14
Bảng 2. 1. Bảng thống kê các phương thức tạo từ ngữ lóng được giới trẻ sử
dụng ................................................................................................................. 25
Bảng 2. 2. Từ ngữ lóng đồng âm với từ muốn nói.......................................... 26
Bảng 2. 3. Từ ngữ lóng đồng âm với tên riêng ............................................... 27
Bảng 2. 4. Từ ngữ lóng đồng âm với con số ................................................... 28
Bảng 2. 5. Biến đổi hình thức ngữ âm – nói lái .............................................. 29
Bảng 2. 6. Biến đổi hình thức ngữ âm – tỉnh lược, viết tắt............................. 30
Bảng 2. 7. Thống kê tần suất sử dụng ngữ liệu có chứa phương thức biến đổi
hình thức ngữ âm............................................................................................. 31
Bảng 2. 8. Biến đổi ngữ nghĩa......................................................................... 32
Bảng 2. 9. Thống kê tần suất sử dụng ngữ liệu có chứa phương thức biến đổi
ngữ nghĩa ......................................................................................................... 36
Bảng 2. 10. Tạo từ mới.................................................................................... 37
Bảng 2. 11. Thống kê tần suất sử dụng ngữ liệu có chứa phương thức tạo từ
mới................................................................................................................... 39
Bảng 2. 12. Vay mượn từ ngữ tiếng Anh......................................................... 41
Bảng 2. 13. Thống kê tần suất sử dụng ngữ liệu có chứa phương thức
vay mượn từ ngữ tiếng Anh ............................................................................ 42

Bảng 2. 14. Vay mượn từ ngữ gốc Hán........................................................... 43
Bảng 2. 15. Cải biên thành ngữ truyền thống ................................................. 48
Bảng 2. 16. Thống kê tần suất sử dụng ngữ liệu có chứa phương thức
sáng tạo thành ngữ mới ................................................................................... 52
Bảng 2. 17. Thống kê thang đo mức độ sử dụng ngữ liệu có chứa
phương thức sáng tạo thành ngữ mới.............................................................. 52
Bảng 2. 18. Mô phỏng kiểu câu theo sự kiện phổ biến................................... 54
Bảng 2. 19. Mô phỏng kiểu câu theo tác phẩm phim ..................................... 56

Bảng 2. 20. Mô phỏng kiểu câu theo lời bài hát ............................................. 58

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Thống kê tỷ lệ cấu tạo từ ngữ lóng ................................................ 11
Hình 3. 1. Nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng từ ngữ lóng của giới trẻ...... 63
Hình 3. 2. Ảnh hưởng của từ ngữ lóng đối với tiếng Việt .............................. 67

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, Internet đã trở
thành một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện đại.
Đây không chỉ là kho kiến thức khổng lồ, giúp chúng ta dễ dàng tìm kiếm
thông tin, khiến cho việc liên lạc trở nên thuận tiện hơn. Từ đó khoảng cách
dần được thu hẹp lại, mọi người có thể xây dựng và mở rộng mối quan hệ của
mình ở bất cứ đâu và bất kì lúc nào.

Trong nhịp sống hối hả của xã hội, từng phút giây trôi qua đều vô cùng
quý giá. Sự tất bật, nhộn nhịp của cuộc sống như hối thúc mỗi chúng ta vận động
liên tục khơng ngừng. Ngơn ngữ cũng khơng thốt khỏi quy luật đó. Những từ
mới xuất hiện, những từ cũ được gán những nét nghĩa mới được cập nhật thường
xuyên. Trước kia, tiếng lóng được xem là thứ ngơn ngữ dành cho những kẻ bất
hảo, chỉ được sử dụng bí mật trong phạm vi nhỏ. Ngày nay, tiếng lóng dần trở
nên phổ biến, mọi người sử dụng tiếng lóng nhiều hơn, đặc biệt là giới trẻ.

Văn hóa đại chúng khơng ngừng phát triển, các từ lóng mang những
đặc trưng của thời đại số bắt đầu xâm nhập và nhanh chóng phổ biến. Giới trẻ

là những công dân sinh sau đẻ muộn nhưng lại là lực lượng đón đầu thời đại,
thích ứng nhanh với chuyển đổi số. Mạng xã hội (MXH) là địa hạt để họ cập
nhật những xu hướng mới, và ngôn ngữ cũng không phải ngoại lệ. Giới trẻ
thường xuyên sử dụng từ ngữ lóng trong giao tiếp để tương tác với bạn bè
trong thế giới ảo cũng như trong cuộc sống thực, bởi theo họ đây là cách dễ
dàng nhất để mối quan hệ trở nên thân mật hơn. Có người cho rằng, sự hiện
diện của từ ngữ lóng làm cho cuộc hội thoại trở nên tự nhiên hơn, giúp họ
thấy tự tin và hòa đồng với mọi người hơn. Nếu ai đó tỏ ra khơng biết hoặc
khơng sử dụng từ ngữ lóng thì sẽ bị xem là “q mùa”.

2

Tuy rằng, phần lớn từ ngữ lóng của giới trẻ thường chỉ được xem là
“gia vị” cho cuộc hội thoại, nhưng khi nhìn xa hơn, ta sẽ thấy, cũng như bao
từ lóng từng xuất hiện trong lịch sử, từ ngữ lóng trên mạng hiện nay ẩn chứa
những khúc mắc của thế hệ trẻ đối với những sự kiện xảy ra trong cuộc sống.
Ở một góc độ nào đó, ngơn ngữ phần nào phản ánh trung thực hình thái xã hội
và văn hóa con người. Tùy vào bối cảnh thời đại, những vấn đề này sẽ được
khoác lên mình những hình thức biểu đạt khác nhau.

Xuất phát từ thực tiễn này, chúng tơi chọn đề tài “Từ ngữ lóng của giới
trẻ Việt Nam trên mạng xã hội” nhằm nghiên cứu thực trạng sử dụng từ ngữ
lóng của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn
khách quan về những hiện tượng biến đổi trong ngơn ngữ giới trẻ, từ đó có
định hướng đúng đắn trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên
khơng gian mạng.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Tình hình nghiên cứu tiếng lóng của giới trẻ trên thế giới


Trong The language of teenage groups – They don’t speak our
language [28], Clem (1976) đã tiến hành nghiên cứu hiện tượng lệch chuẩn
của nhóm thanh thiếu niên đầu trọc Anglo – Mỹ khi sử dụng tiếng Anh – Mỹ.
Thơng qua phân tích cộng đồng giao tiếp và hình thức giao tiếp, tác giả đã lý
giải nguyên nhân dẫn đến sự lệch chuẩn này.

Tác giả Hudson (1983) trong The language of the teenage revolution: the
dictionary defeated đã liệt kê và giải thích những từ lóng phổ biến trong giới trẻ
ở thập niên 50 và 60 tại Anh. Qua nghiên cứu, ơng nhận ra rằng có sự khác biệt
lớn giữa tiếng lóng giới trẻ và tiếng Anh chuẩn. Tác giả cũng cho rằng, thanh
niên, giới trẻ là nhóm xã hội làm nên cuộc cách mạng ngôn ngữ [34].

Trong bài viết Youth and Student Slang in British and American

3

English, của Rodriguez (1994) tác giả đã khẳng định vai trò của giới trẻ trong
sự phát triển của ngôn ngữ. Tác giả của bài viết nhận định, giới trẻ thể hiện
năng động xã hội rất lớn và là những người dễ nhất để sử dụng và cập nhật
tiếng lóng một cách độc đáo [31].

Những nghiên cứu gần đây về ngơn ngữ trên Internet có thể kể đến
cơng trình nghiên cứu Language and the Internet của David Crystal (2001).
Trong cuốn sách này, từ góc nhìn xã hội học, tác giả đã đi tìm nguyên nhân và
lý giải sự tác động của Internet đến ngôn ngữ. Khác với những nhận định cho
rằng Internet sẽ phá hoại tương lai của ngơn ngữ, David Crystal lại có cái
nhìn rất lạc quan về vấn đề này khi cho rằng, Internet đang tạo điều kiện cho
sự mở rộng phạm vi và đa dạng ngơn ngữ, đồng thời thúc đẩy tính sáng tạo cá
nhân. Internet đã xuất hiện đủ lâu để chúng ta có cái nhìn đúng đắn về cách

nó đang định hình ngơn ngữ trong bối cảnh hiện nay [30].

The life of slang của Julie Coleman (2012) là cơng trình nghiên cứu về
tiếng lóng tiếng Anh. Tác giả đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tiếng lóng,
từ nguồn gốc, ngun nhân hình thành và cách sử dụng. Bên cạnh đó, tác giả cịn
theo dõi sự phát triển của tiếng lóng tại các quốc gia khác trên thế giới.

Julie Coleman cho rằng, tiếng lóng ngày nay khơng giống như trước.
Trước kia, tiếng lóng được xem là biểu hiện của sự xấu xa, tiêu cực, thì giờ
đây những người sử dụng tiếng lóng được xem là người hài hước, trẻ trung,
thời thượng. Mặc dù, có một số người thuộc thế hệ trước lên án việc giới trẻ
sử dụng tiếng lóng, nhưng cũng có rất nhiều người chấp nhận và sử dụng
tiếng lóng. Họ cho rằng, đây là cách bắt kịp với giới trẻ. [33]

Khi nói về ảnh hưởng của phương tiện truyền thơng đến sự phát triển
tiếng lóng trong thế kỉ 20 – 21, Julie Coleman nhận định: “ Không hẳn ngôn
ngữ đang thay đổi nhanh hơn, nhưng sự phát triển của công nghệ sẽ khiến sự

4

dịch chuyển của các thuật ngữ “lóng” từ nhóm này sang nhóm khác trở nên
dễ dàng hơn [48].

Các cơng trình nghiên cứu tiếng lóng trên thế giới nêu trên sẽ là tiền đề
cho việc tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu tiếng lóng của giới trẻ tại Việt Nam.

2.2. Tình hình nghiên cứu tiếng lóng của giới trẻ tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn
Khang như: Ngôn ngữ học xã hội (2012), Tiếng lóng Việt Nam (2001), Từ

ngoại lai trong tiếng Việt (2007) có ý nghĩa lý luận và gợi mở những vấn đề
liên quan đến nghiên cứu tiếng lóng của giới trẻ. Trong Tiếng lóng Việt Nam,
tác giả cho rằng “tiếng lóng của học sinh, sinh viên dường như lấy yếu tố dí
dỏm, vui đùa trong đó có cả sự thơng minh, bất ngờ làm cơ sở” [14, tr.14].

Tác giả Trịnh Cẩm Lan với bài viết Thái độ ngôn ngữ đối với những
hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng Internet hiện nay đã tiến hành
khảo sát thái độ của giới trẻ với những hiện tượng của ngôn ngữ trên Internet.
Kết quả khảo sát cho thấy, có sự tương quan giữa thái độ ngơn ngữ với các
đặc trưng xã hội (giới tính, tuổi tác, học vấn, tần suất sử dụng Internet...) [17].

Ngôn ngữ của giới trẻ dùng trên các trang cá nhân (Blogs) của Đặng
Đức Chính nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ giới trẻ, phân
biệt với tiếng Việt chuẩn thông qua các bài viết trên các trang cá nhân của
thanh, thiếu niên. Tác giả nhận định: “Nó chỉ là một trào lưu mang tính nhất
thời giống như hiện tượng tiếng lóng mà mỗi thời kì lịch sử lại chứng kiến sự
ra đời một kiểu tiếng lóng khác nhau. Tiếng lóng ln chỉ là tiếng lóng, khơng
thể ảnh hưởng đến ngơn ngữ chuẩn mực” [4, tr.6].

Võ Tú Phương trong bài viết Ngôn ngữ hội thoại trên mạng xã hội, vấn
đề giáo dục ngôn ngữ cho học sinh đã tổng hợp những biến dị ngôn ngữ đang
xuất hiện trên MXH, đồng thời tác giả nêu lên tầm quan trọng của việc giáo

5

dục ngôn ngữ cho học sinh và đề xuất một số giải pháp. Tác giả cho rằng, sử
dụng tiếng Việt lệch chuẩn về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa sẽ gây nguy hại đối
với văn hóa ứng xử của giới trẻ sau này [50].

Tiếp cận theo hướng đối chiếu, có thể kể đến Nghiên cứu đối chiếu tiếng

lóng của giới trẻ Pháp và Việt Nam trên các phương tiện thơng tin đại chúng của
nhóm tác giả Lê Viết Dũng, Lê Thị Ngọc Hà. Thông qua thu thập từ lóng của
giới trẻ trên các tạp chí dành cho thanh thiếu niên, nhóm tác giả đã tiến hành đối
chiếu các từ lóng của giới trẻ Pháp và Việt Nam, từ đó rút ra được một số đặc
điểm của chúng trên bình diện ngơn ngữ và văn hóa xã hội [7].

Đáng chú ý nhất phải kể đến cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” của tác
giả Nguyễn Thành Phong được ra mắt vào năm 2011. Đây là cuốn sách tập hợp
120 câu nói thơng dụng của giới trẻ như: Tào lao bí đao; Chuyện nhỏ như con
thỏ; Đói như con chó sói;... Đặc điểm chung của những câu nói này là dễ nói, có
vần điệu, mang tính hài hước, giải trí. Ngay từ khi xuất bản, cuốn sách đã tạo
một làn sóng phản ứng dữ dội từ dư luận. Một số ý kiến bày tỏ thái độ thích thú,
đón nhận với những câu nói trong cuốn sách này, tuy nhiên phần lớn đều cho
rằng, tác giả đang cổ súy việc sử dụng “ngôn ngữ cải biên” của giới trẻ, làm mất
đi sự trong sáng của tiếng Việt. Sau đó, cuốn sách đã bị thu hồi và được tái xuất
bản vào năm 2013 với cái tên mới là “Phê như con tê tê”.

Qua những nghiên cứu, bài viết trên, có thể thấy tiếng lóng giới trẻ là
hiện tượng ngôn ngữ được rất nhiều học giả quan tâm. Những nghiên cứu này
đã phần nào miêu tả, lý giải hiện tượng “lệch chuẩn” trong ngôn ngữ giới trẻ
và nêu lên tác động của Ineternet đối với ngôn ngữ. Những kết quả nghiên
cứu trên là cơ sở lý luận, gợi mở những vấn đề liên quan đến tiếng lóng của
giới trẻ để chúng tôi thực hiện đề tài: “Từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam trên
mạng xã hội”.

6

3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu cách tạo từ lóng của giới trẻ trên MXH.
Đánh giá mức độ sử dụng từ ngữ lóng của giới trẻ hiện nay.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề án này là từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Các từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam trên
MXH, cụ thể là MXH Facebook.

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2009 đến nay. Lý do chọn mốc thời gian
từ năm 2009 bởi vì đây là năm Internet bùng nổ tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp thu thập ngữ liệu: Các ngữ liệu được chúng tôi thu thập
qua các bài viết, bình luận trên Facebook. Sau khi thu thập, chúng tơi đã
thống kê được 300 từ ngữ lóng được giới trẻ Việt Nam sử dụng trên MXH.
Phương pháp phân loại: Để xác định các phương thức tạo từ ngữ lóng,
tác giả đã căn cứ vào đặc điểm về nguồn gốc, cấu tạo, ngữ âm, ngữ nghĩa,…
để tiến hành phân loại từ ngữ lóng theo chuyên mục.
Phương pháp điều tra, khảo sát: Để kiểm tra thực trạng sử dụng từ ngữ
lóng của giới trẻ, chúng tôi đã xây dựng phiếu điều tra trực tuyến trên
Microsoft Form. Bảng câu hỏi gồm 40 câu liên quan đến từ ngữ lóng và việc
tiếp nhận từ ngữ lóng trong giao tiếp của giới trẻ Việt Nam.
Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm xác định số lượng của

7

các đối tượng trong phạm vi khảo sát. Công cụ được sử dụng để thống kê số

liệu là chương trình Microsoft Excel. Các số liệu sau khi được tính tốn sẽ
được thể hiện dưới dạng bảng hoặc biểu đồ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học

Góp phần hiểu rõ hơn về những biến thể trong ngôn ngữ giới trẻ, cung cấp
dữ liệu phục vụ cho các nghiên cứu liên quan đến tiếng lóng trong tương lai.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu về từ ngữ lóng của giới trẻ trên MXH đem lại nhiều giá trị
thực tiễn:

Thông qua phân tích những hình thức lóng tiêu biểu, có thể thấy việc
sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay là một hiện tượng bình
thường trong ngôn ngữ. Sự xuất hiện của những từ mới phần nào phản ánh sự
thay đổi trong lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Đối với những người
nước ngoài đang học tiếng Việt, hiểu được những từ ngữ lóng thơng dụng trên
mạng khơng chỉ có tác dụng nâng cao năng lực giao tiếp mà cịn hiểu thêm về
văn hóa Việt Nam.

Kết quả khảo sát sẽ đưa ra những đánh giá về mức độ sử dụng từ ngữ
lóng của giới trẻ. Từ đó đưa ra định hướng điều tiết ngôn ngữ phù hợp, đồng
thời đây cũng là một hướng nghiên cứu giúp cho ngơn ngữ giới trẻ trở nên
hồn thiện và hiện đại hơn nhưng vẫn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng
Việt.

7. Cấu trúc của đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề án được

triển khai thành 3 chương:


8

Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Các phương thức tạo từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam trên
MXH.
Chương 3: Tác động của việc sử dụng từ ngữ lóng đối với giới trẻ Việt
Nam.

9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tiếng lóng và các vấn đề liên quan
1.1.1. Khái niệm tiếng lóng

Thuật ngữ “slang” có nguồn gốc khá thú vị. Ban đầu đây là một từ địa
phương tại miền Nam nước Anh dùng để chỉ phần lãnh thổ hoặc lớp đất phủ
đầy cỏ. Theo thời gian, từ này được dùng để chỉ những người làm nghề bán
rong tại một địa điểm nhất định. Sau đó, “slang” trở thành từ dùng để chỉ
cách nói chuyện suồng sã, thơ tục của những con buôn [56].

Những ghi chép sớm nhất về “slang” được phát hiện trong một tờ ấn
phẩm vào năm 1800 mà hầu hết các từ trong đó là biệt ngữ của nhóm tội
phạm ở London [42]. Tiếng lóng ban đầu được định hình là thứ ngơn ngữ
dành cho nhóm người thuộc thành phần bất hảo trong xã hội. Người ta coi đây
là cách “mã hóa” thơng tin mà chỉ những đối tượng cùng nhóm xã hội mới
hiểu được.

Theo Từ điển Cambridge, “slang” là những từ ngữ được sử dụng giữa

những người thuộc cùng một nhóm xã hội nhất định. Tiếng lóng là ngơn ngữ
thân mật được sử dụng nhiều trong văn nói. Tiếng lóng khơng chỉ bao gồm
các từ có ý nghĩa cụ thể mà cịn có cả thành ngữ, tục ngữ, ngữ cố định.

Theo Đại từ điển tiếng Việt (1999) giải thích, tiếng lóng là cách nói một
ngơn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó, cốt chỉ để
cho nội bộ hiểu với nhau mà thôi [27].

D.W.Maurer (2021) cho rằng, tiếng lóng (slang) là những từ, cụm từ
được sử dụng khác với quy tắc thông thường, dùng để diễn đạt một hiện
tượng mới, hoặc giải thích sự việc theo cách mới. Cách diễn đạt của tiếng
lóng (slang) rất suồng sã, thoải mái, thậm chí là tục tĩu. Đặc trưng của nó


×