Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thực tập kỹ thuật bia thủ công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.63 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

BÁO CÁO

THỰC TẬP KỸ THUẬT

TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG
TY TNHH MTV THE PILOT

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Dịu
Lê Đình Hùng
Ngày sinh
Lớp : 26/07/2002
Mã sinh viên : DCCNTP11.10
: 20200803
Khóa
Khoa 20200168
Giảng viên hướng dẫn : 11
Đơn vị thực tập : Công Nghệ Thực Phẩm
: ThS. Trần Minh Khuê
Thời gian thực tập : The Pilot – Trường Đại Học Công Nghệ

Đông Á
: 26/02/2024-26/05/2024

Bắc Ninh, tháng 5 năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á



BÁO CÁO
THỰC TẬP KĨ THUẬT

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Dịu Khóa : 11
Ngành: Công nghệ thực phẩm
Lê Đình Hùng Bằng chữ:

Lớp : DCCNTP11.10

Điểm Tiểu luận Bằng số:

CÁN BỘ CHẤM 1 CÁN BỘ CHẤM 2
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Bắc Ninh, tháng 5 Năm 2024

LỜI MỞ ĐẦU

Là một ngành công nghiệp đang ngày càng phát triển, với mức tăng tỉ lệ tiêu thụ ấn tượng

(15%/năm), những năm gần đây, bia đang trở thành sản phẩm mũi nhọn trong ngành

công nghiệp sản xuất đồ uống có cồn. Trước tình hình đó, việc đảm bảo chất lượng vệ

sinh, an toàn sản phẩm đang trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ của nhà sản xuất

mà cịn cả những người tiêu dùng trong và ngồi nước.

Đứng trước yêu cầu đó, một loạt các hệ thống quản lý và kiểm tra chất lượng đã và đang


được các doanh nghiệp áp dụng nhằm tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng. Là một

trong số các hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, với ưu điểm tạo ra

sản phẩm có độ an toàn tuyệt đối, giúp ngăn chặn và phát hiện các mối nguy trước khi nó

xảy ra, quản lý quy trình một cách nghiêm ngặt, hạn chế tối đa chi phí sản xuất, HACCP

đang ngày càng được nhiều nhà máy lựa chọn để áp dụng cho sản phẩm của mình.

Được sự giúp đỡ của khoa Cơng Nghệ Thực Phẩm giúp có cơ hội đi thực tập, cảm
ơn Công ty TNHH MTV The Pilot đã tạo điều kiện cho em thực tập này, trang bị cho em
vốn kiến thức cơ bản về công nghệ thực phẩm nói chung và cơng nghệ sản xuất bia thủ
cơng nói riêng trong suốt thời gian chúng em thực tập tại nhà máy bia The Pilot. Qua đây
em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là anh
Đinh Công Quế - nhân viên kỹ thuật - người trực tiếp hướng dẫn tại nhà máy và các anh
chị phòng KCS đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ chúng em hồn thành tốt đợt thực tập, giáo
trình mà nhà trường đề ra, qua đó giúp em hiểu được các kiến thức thực tế và củng cố lại
kiến thức của giáo trình như đã được học ở trên lớp. Trong quá trình viết báo cáo, tuy đã
cố gắng rất nhiều nhưng bản báo cáo của em chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những
thiếu sót.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn toàn thể công ty, và chúc công ty ngày càng
phát triển, đạt được nhiều thành công hơn nữa trong sản xuất cũng như trong kinh doanh;
thương hiệu bia thủ công The Pilot sẽ ngày càng nổi tiếng trên thị trường trong nước, và
tiến xa hơn nữa là có mặt trên thị trường quốc tế.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 12/04 Tại Canteen trường Đại học Công nghệ Đông Á đã chính thức vận
hành nhà máy bia thu nhỏ và nấu mẻ bia Pilot đầu tiên. Beer Pilot là một trong
những sản phẩm được phát triển bởi khoa Công Nghệ Thực phẩm, Trường Đại học
Công Nghệ Đông Á.

Nhà hàng The Pilot trực thuộc Trường đại học Đông Á với hệ thống sản xuất Bia
thủ công thu nhỏ được đánh giá hiện đại nhất Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại.
Nhà hàng The Pilot được thành lập bởi trường Đại học Công nghệ Đông Á, nơi
quy tụ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm và dây
chuyền sản xuất bia thủ công được đánh giá hiện đại số 1 hiện nay được thiết kế và
xây dựng bởi các kỹ sư tới từ tập đoàn Polyco (đối tác chuyên thiết kế và cây dựng
hệ thống sản xuất bia/nước ngọt cho các cơng ty: Bia Sài gịn, bia Tiger, Bia

Heineken, ...). Hệ thống bia thu nhỏ không chỉ cho ra những thành phẩm Bia chất
lượng cho thực khách yêu bia mà còn là nơi để các sinh viên ngành Công nghệ
Thực phẩm đang theo học tại trường trải nghiệm thực tế sản xuất.

Ngồi bia thủ cơng tạo nên thương hiệu, nhà hàng The Pilot cịn có thực đơn được
nâng tầm, qua nhiều lần thử nghiệm với sự kết hợp tinh xảo của các đầu bếp Âu và
Việt. Đặc biệt, nguyên liệu chế biến các món Á và món Âu tại The Pilot Trịnh Văn
Bô được tuyển chọn những nguyên liệu tốt nhất, tươi mới chỉ sử dụng trong ngày
giúp cho hương vị các món ăn khi kết đơi làm bùng vị Bia thủ công The Pilot.
Không chỉ phục vụ những món ăn cao cấp, chinh phục những khẩu vị khó tính
nhất, The Pilot cịn phục vụ những món ăn phổ thơng có giá phù hợp để phục vụ
những bữa ăn nhanh của cán bộ nhân viên và sinh viên trường Đại học Công nghệ
Đông Á.

Sở hữu không gian sức chứa 150 khách chia thành không gian trong nhà và ngoài
trời bằng phong cách hiện đại, trẻ trung, nhà hàng The Pilot dễ dàng ghi điểm trong

mắt khách hàng.

2. Tầm nhìn và chiến lược

a. Mục tiêu: Trong q trình phát triển, nhà máy ln chú trọng đến những
mục tiêu sau đây:

- Mở rộng sản phẩm ra thị trường các tỉnh phía ngồi, thị trường cả nước và
thị trường quốc tế.

- Mở rộng quan hệ sản xuất.

- Cải tiến công nghệ sản xuất.

- Phát triển tồn diện dịng sản phẩm của cơng ty, nhằm hướng tới lượng tiêu
thụ rộng, lớn.

- Phát triển thêm dòng sản phẩm mới, khác với những dòng sản phẩm đã có
mặt trên thị trường nhằm thỏa mãn thị hiếu của người tiêu dùng, đảm bảo
giá thành hợp lý, tạo điều kiện để tất cả mọi người đều được thưởng thức.

- Xây dựng thương hiệu riêng cho công ty.

- Nâng cao quản lý chất lượng đầu vào và chất lượng sản phẩm.

b. Phát triển của nhà máy:
Hiện nay sản phẩm của nhà máy rất đa dạng. Phân loại theo bao bì thì sản

phẩm bia của nhà máy gồm: Bia đỏ, Bia đen, Bia vàng, Bia smoke, Bia wheat, Bia
Keng và Bia lon, Bia chứa trong Tank đáp ứng nhu cầu không chỉ trong nhà hàng

mà còn cung cấp cho nhiều nhà hàng khác.

Bên cạnh việc phát triển nhà máy về quy mô sản xuất, nâng cao dịng sản
phẩm, cơng ty cịn chú trọng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề
và trình độ của người lao động.

Với chủ trương cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như
năng suất lao động trong tương lai không xa, Bia thủ công The Pilot sẽ khẳng định
được vị thế của mình trên thị trường.

3. Địa điểm xây dựng: Tầng 1, Tầng 2, Tòa nhà The Pilot 2PRP+2Mp, Phố Trịnh
Văn Bô, Phường Phương Canh, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt
Nam

4. Cơ cấu tổ chức

Phịng Hành chính - Nhân sự
- Nhân viên hành chính-nhân sự
 Chức năng
- Thực hiện công tác tuyển dụng, đảm bảo đủ nhân sự hoạt động
- Quản lý hồ sơ, lý lịch của CNV tồn Cơng ty
- Quản lý việc đào tạo của công ty
- Quản lý văn phịng phẩm của cơng ty
- Quản lý và phân phát các biểu mẫu liên quan đến hành chánh nhân sự
- Đề xuất các phương án thưởng lễ, tết, trợ cấp..cho người lao động và tổ chức thực
hiện
- Lập các quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm….theo yêu cầu của Trưởng
phòng và thực hiện các thủ tục liên quan
- Thực hiện theo dõi chấm công, tăng ca
- Quản lý nghỉ việc của CNV

- Tiếp nhận các loại công văn vào sổ công văn đến
- Theo dõi và giải quyết chế độ BHXH, BHYT cho người lao động tồn Cơng ty
- Thực hiện các công việc phát sinh khác được giao phó
 Nhiệm vụ

- Phối hợp với các phịng ban chức năng thực hiện cơng tác tuyển dụng, đào tạo
nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của Công ty;

- Quản lý công tác tuyển dụng công ty theo Thủ tục tuyển dụng

- Chuyển bảng đánh giá ứng viên cho phòng kế tốn tính lương, lập bảng đánh giá
ứng viên khi thử việc

- Quản lý hồ sơ, lý lịch của CNV tồn Cơng ty.

- Quản lý hồ sơ lý lịch của ứng viên không đạt yêu cầu.

- Quản lý hồ sơ CNV nghỉ việc: tất cả CNV nghỉ việc được lưu theo thứ tự thời
gian, CNV nghỉ việc rút lại hồ sơ thì phải photo lưu hồ sơ, lập danh sách CNV nghỉ việc
theo thời gian, danh sách CNV nghỉ việc tương tự như danh sách CNV hiện thời.

- Quản lý việc đào tạo của công ty

- Quản lý văn phòng phẩm của công ty

- Quản lý và phân phát các biểu mẫu liên quan đến hành chánh nhân sự

- Đề xuất các phương án thưởng lễ, tết, trợ cấp..cho người lao động và tổ chức thực
hiện.


- Lập các quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm….theo yêu cầu của Trưởng
phòng và thực hiện các thủ tục liên quan.

- Thực hiện chấm cơng cho nhân viên văn phịng lập bảng tổng kết công, công tăng
ca, chuyển cho CNV ký tên, chuyển TP duyệt, chuyển P.Kế tốn để tính lương cho nhân
viên. Trong q trình chấm cơng, phát hiện nhân viên mới, nhân viên nghỉ việc đề xuất
Trưởng phòng hướng xử lý.

- Quản lý nghỉ phép, nghỉ việc của CNV

- Tiếp nhận các loại công văn vào sổ công văn đến. Phân loại và chuyển công văn,
giấy tờ cho nhân viên giao nhận (hoặc tự chuyển) đến các bộ phận liên quan. Khi chuyển
giao công văn, giấy tờ, phải yêu cầu người nhận ký vào sổ giao công văn.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề

- Theo dõi và giải quyết chế độ BHXH, BHYT cho người lao động tồn Cơng ty

- Lập lịch tiếp khách hàng tuần, theo dõi và tổ chức tiếp khách.

- Lập lịch làm việc của Manager hàng tuần, theo dõi và thơng tin lịch làm việc cho
các cá nhân có nhu cầu. Ghi lịch làm việc Manager lên bảng.

- Lập lịch họp, theo dõi, nhắc nhở thư ký HC tổ chức chuẩn bị cho cuộc họp của
công ty.

a. Phịng Kế tốn
 Chức năng

- Phịng kế tốn có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty về phương

hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính; Thực hiện các kế hoạch tài chính của cơng
ty và điều hành cơng tác kế tốn sao cho hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định, chế độ kế
toán hiện hành.

 Nhiệm vụ

- Ghi chép, tính tốn, phản ánh số hiện có, tình hình ln chuyển và sử dụng tài sản,
vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn
của Công ty.

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài
chính việc thu, nộp, thanh tốn, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền
vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ,
qui định của Công ty.

- Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận liên
quan khi cần thiết.

- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi
kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo
tài chính, kế toán hiện hành.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ban lãnh đạo Cơng ty.

d. Phịng Kinh doanh

 Chức năng

- Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của công

ty theo đúng ngành nghề, đúng pháp luật.

- Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo trong công tác kế hoạch và xây dựng các chiến
lược kinh doanh nhằm khai thác tối đa các dự án mang về cho công ty.

- Tham mưu, đề xuất với Ban lãnh đạo các chiến lược cạnh tranh, chính sách bán
hàng, chế độ thanh toán

- Phân tích thị trường, thơng tin đối thủ cạnh tranh để kịp thời xử lý và tham mưu
trong quá trình hình thành và phát triển các dự án kinh doanh.

- Tổ chức hệ thống xử lý, trao đổi thơng tin kinh tế, tình hình các dự án trong nội bộ
cơng ty.

 Nhiệm vụ

* Bộ phận kinh doanh

- Xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, chính sách kinh doanh:
chính sách giá, chính sách ưu đãi, chính sách sản phẩm…

- Theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh, tổng hợp và phân tích, đánh giá tình hình
kinh doanh.

- Tìm kiếm khách hàng và các dự án có tiềm năng, đối tác tin cậy để báo cáo lãnh
đạo công ty quyết định.

- Tham gia cùng Ban lãnh đạo trong công tác đối ngoại, gặp gỡ giao thương với đối
tác và khách hàng.


- Giới thiệu, tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty, xử lý hoặc chuyển bộ
phận liên quan xử lý những ý kiến phản hồi của hách hàng.

- Đàm phán các điều khoản trong hợp đồng kinh tế đảm bảo lợi ích cho cơng ty để
trình Ban lãnh đạo tiến hành ký kết.

- Đầu mối trong việc theo dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, nhất là phần công
nợ khách hàng.

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá các dự án chuẩn bị triển khai; cập nhật thường
xuyên thông tin dự án và động thái của đối thủ cạnh tranh để đưa ra những đề xuất tham
mưu hợp lý.

- Tìm kiếm khách hàng thực hiện đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết theo kế hoạch
và chiến lược phát triển của công ty.

- Thu thập và quản lý thông tin, hồ sơ khách hàng theo quy định, phục vụ công tác
đánh giá xếp hạng khách hàng, thẩm định và tái thẩm định hồ sơ khách hàng.

- Đầu mối trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ hiện tại nhằm phân
tích, nghiên cứu để tham mưu việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của
công ty.

- Thu thập và phân tích thơng tin lĩnh vực ngành nghề, nhu cầu thị trường nhằm
tham mưu cho lãnh đạo định hướng, định vị thị trường, định vị sản phẩm thỏa mãn nhu
cầu thị trường.

- Phối hợp bộ phận phát triển chương trình thực hiện nghiên cứu và đề xuất phát
triển sản phẩm mới liên quan đến lĩnh vực ngành nghề hoạt động của công ty trên cơ sở
phù hợp với yêu cầu của phần lớn khách hàng.


- Nghiên cứu tình hình mơi trường kinh doanh: các chính sách của nhà nước, hệ
thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty.

- Nghiên cứu phát triển các nghiệp vụ kinh doanh, các hình thức thương mại tiên
tiến, từng bước đổi mới và hiện đại hóa các nghiệp vụ kinh doanh của công ty.

- Thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Ban
lãnh đạo cơng ty.

e. Phịng sản xuất
- Quản lý sản xuất

 Chức năng

- Quản trị mọi hoạt động của kho hàng được giao cũng như có liên quan đến cơng
tác hành chính – nhân sự đáp ứng yêu cầu của Quản lý, Ban Giám đốc (GĐ) Công ty

- Lập kế hoạch nhân sự, điều hành, điều phối, phân công công việc cho các nhân sự
trực tiếp quản lý để bảo đảm nhận/xuất/luân chuyển hàng/kiểm kê/đóng gói đạt KPIs.

- Kiểm soát và xử lý các sự cố liên quan sản xuất

- Phối hợp với các bộ phận, phòng ban liên quan để triển khai công việc chung

- Tương tác trực tiếp với khách hàng trong quá trình làm việc

- Tương tác, điều phối nhân sự nhà cung cấp được phân bổ

- Ứng biến, đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty theo từng giai đoạn


 Nhiệm vụ

- Hiểu rõ về quy trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm, thiết lập các quy trình
về sản xuất , bảo quản hàng hóa .

- Quản lý, điều động nhân lực nhằm giải quyết các công việc phát sinh

- Đơn đốc việc giám sát nhân viên đóng hàng ,nhân viên nấu, sản xuất,…

- Kiểm tra, đôn đốc, giám sát, nhân viên thực hiện các nội quy quy định của công ty,
kho về quản lý sản phẩm hànghóa .

- Điều động, hỗ trợ nhân lực với KCS/QC/Chứng từ… trong cơng tác kiểm kê hàng
hóa.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình trạng nhà xưởng, đảm bảo tình nhà xưởng
ln vệ sinh, an tồn và phù hợp để bảo quản hàng hàng hóa định kỳ, đột xuất theo yêu
cầu của BGĐ .

- Đánh giá nhân viên theo tháng/năm ,chịu trách nhiệm về các hoạt động của nhân
viên thuộc quyền quản lý.

- Kiểm tra lượng hàng lưu trữ trong kho, đảm bảo cho hệ thống dữ liệu về hàng
trong kho trùng khớp với lượng hàng thực tế

- Lập kế hoạch và thiết kế cách bố trí trong nhà kho, kiểm tra các thiết bị , đưa ra
yêu cầu sửa chửa và thay thế nhằm duy trì trình trạng vật lý của nhà kho báo cáo BLĐ.
e. Sản xuất


 Chức năng – nhiệm vụ
- Nhận lệ sản xuất từ quản lí sản xuất

- Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất

- Vệ sinh nhà xưởng thiết bị, trước sản xuất

- Sản xuất theo quy trình nấu bia

- Cập nhập các báo cáo trong quá trình sản xuất

- Ghi chép hồ sơ biểu mẫu

- Thực hiện các công việc phát sinh khác được giao phó

f. Nhân viên kho
 Chức năng
- Kiểm đếm, phân loại, sắp xếp, kiểm kê hàng hóa

- Di chuyển, dán nhãn, xếp dỡ, soạn và đóng gói hàng hóa

- Thực hiện các công việc khác do quản lý sắp xếp

 Nhiệm vụ
- Hiểu rõ về hàng hóa, vị trí sắp xếp, lịch giao nhận liên quan về nhập_ xuất , kiểm
sốt tồn kho, bảo quản hàng hóa .

- Sắp xếp, điều động nhân lực thuộc quyền giải quyết công việc như công nhân xếp
dỡ, soạn hàng, đóng gói..


- Thực hiện nhập, xuất, bảo quản, sắp xếp hàng hóa tối ưu .

- Thực hiện các nội quy ,quy định của công ty , kho về quản lý sản phẩm hàng hóa .

- Phối hợp với KCS/QC/Chứng từ… trong công tác kiểm kê hàng hóa.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình trạng Kho/ bãi, khu vực làm việc, đảm bảo
tình trạng kho/ bãi ln vệ sinh, an tồn và phù hợp để bảo quản hàng hàng hóa định kỳ,
đột xuất theo yêu cầu của BGĐ .

- Thực hiện kiểm tra các thiết bị ,công cụ, dụng cụ đưa ra yêu cầu sửa chữa và thay
thế nhằm duy trì tình trạng hoạt động

g. Nhân viên QC
 Chức năng
- Lập dự thảo chính sách và quy trình kiểm sốt chất lượng

- Diễn giải và thực hiện tiêu chuẩn, quy trình QC

- Đánh giá sự phù hợp của tiêu chuẩn QC.

- Đưa ra quy trình mẫu và các chỉ dẫn cho việc ghi chép và báo cáo chất lượng.

- Đánh giá việc thực hiện và hiệu quả của hệ thống kiểm tra chất lượng.

- Lập kế hoạch, triển khai và theo dõi quá trình thử nghiệm, kiểm tra nguyên vật liệu
và sản phẩm để đảm bảo chất lượng thành phẩm.

- Ghi chép kiểm tra nội bộ và các hoạt động kiểm soát chất lượng khác.


- Phân tích khiếu nại khách hàng và các vấn đề khơng tuân thủ.

- Thu thập và tổng hợp thông tin về chất lượng.

- Phân tích dữ liệu để xác định lĩnh vực cần cải tiến trong hệ thống kiểm soát chất
lượng.

- Xây dựng, đề xuất và giám sát hành động khắc phục và phòng ngừa.

- Lập báo cáo trình bày kết quả hoạt động kiểm tra chất lượng.

- Điều phối và hỗ trợ kiểm tra tại chỗ do nhà cung cấp bên ngoài tiến hành.

- Đánh giá kết quả kiểm tra và thực hiện hành động khắc phục thích hợp.

- Giám sát các hoạt động quản trị rủi ro.

- Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về chất lượng và quy định của ngành.

 Nhiệm vụ
- Tham mưu hỗ trợ ban lanh đạo, quản lý trong công tác kiểm sốt và duy trì chất
lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VSATTP .
- Giám sát, kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình từ khi nhập kho, bảo quản
đến khi xuất hàng , cập nhật vào phần mềm , sổ theo dõi … in, kýcác phiếu đánh giá chất
lượng với khách hàng .
- Trực tiếp tham gia quản lý điều động nhân viên KCS thực hiện các công việc được
phân công

- Đánh giá phân loại chất lượng sản phẩm, hàng hóa khơng phù hợp, đưa ra đánh giá
về chất lượng, phương án khắc phục ban đầu. Lập báo cáo chung cho sản phẩm hàng hóa

khơng phù hợp: chất lượng, số lượng, nguyên nhân chính….

- Lập và báo cáo việc thực hiện kế hoạch chất lượng định kỳ. Đưa ra đánh giá và
phương án khắc phục cho các lỗi sản phẩm bị mắc thường xuyên.

- Cập nhật chính xác và có báo cáo kịp thời về tình hình chất lượng sản phẩm của
hàng hóa đang được bảo quản tại kho cho ban lãnh đạo , khách hàng …

- Kiểm tra thường xuyên các thiết bị đo, số liệu về nhiệt độ, độ ẩm…cập nhật vào
website Công ty & cung cấp cho khách hàng theo yêu cầu

- Kiểm sốt q trình dao động nhiệt toàn bộ hệ thống kho báo cáo cho ban lãnh đạo
để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời .

- Kết hợp cùng các bộ phận liên quan để kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị đo,
vệ sinh nhà xưởng liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa : Nhằm đảm bảo kết quả
đo kiểm do máy - thiết bị cung cấp là chính xác nhất.

- Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong hệ thống sản xuất, trực tiếp thực hiện duy trì
chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã xây dựng.

- Kết hợp cùng các bộ phận liên quan lập, lưu giữ và cập nhật hồ sơ chất lượng sản
phẩm.

- Tham gia công tác đào tạo, hướng dẫn nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tay
nghề cho người lao động về quy trình vệ sinh An Tồn Thực Phẩm và chất lượng sản
phẩm, hàng hóa.

- Tham gia xây dựng duy trì cập nhật hệ thống quản lý chất lượng Theo quy trình
quản lý chất lượng : GMP , SSOP , HACCP, ISO


- Tham gia đôn đốc nhắc nhở các bộ phận làm việc trong kho về công tác vệ sinh
công nghiệp, vệ sinh khu vực làm việc, an tồn lao động, phịng chống cháy nổ….

- Các công việc khác theo sự phân công của ban lãnh đạo.
h. Nhân viên kỹ thuật
 Chức năng
- Nhân viên làm việc trực tiếp ngoài hiện trường, thực hiện việc đề xuất phương án
lắp đặt mới, vận hành, trực theo dõi tình trạng hoạt động, trực tiếp sửa chữa hoặc giám
sát, nghiệm thu các nhà cung cấp sửa chữa các thiết bị điện, hệ thống máy nén lạnh , dàn
lạnh , Container lạnh ….các cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng khác nhằm đáp ứng yêu cầu
cho chiến lược kinh doanh của Cty.
 Nhiệm vụ
- Quản lý kỹ thuật chung tại xưởng
- Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng các phương tiện kỹ thuật
- Kiểm tra, sửa chữa các phương tiện kỹ thuật
- Quản lý vật tư kỹ thuật sữa chữa và nhiện liệu
- Theo dõi về An tồn lao động, an tồn điện và vệ sinh cơng nghiệp


2.2 Mơ tả quy trình cơng nghệ
1. NHẬP LIỆU (Malt)
1.1. Mục đích
Đưa malt về nơi bảo quản trước khi đưa vào sản xuất
1.2. Hồ sơ, biểu mẫu
Hồ sơ nguyên vật liệu, tiêu chuẩn cơ sở về malt : Malt được nhập tại Cơng ty vận
tải Thái Tân
2. Q TRÌNH NẤU
2.1. Chuẩn bị nấu
- Nguyên liệu, phụ gia 1 mẻ nấu tuỳ theo công thức nấu từng loại được cân, xay

- Toàn bộ khu vực nhà nấu và các nồi nấu phải được vệ sinh sạch sẽ. Kiểm tra các
nồi nấu đã vệ sinh sạch theo quy trình CIP nhà nấu, kiểm tra các thùng nước nóng,
nước thường và nước lạnh cùng các bơm tương ứng của các thùng đó.
- Kiểm tra hoạt động của phần mềm điều khiển tự động BRAUMAT Tồn bộ q
trình vận hành nấu sẽ do nhân viên tổ nấu thực hiện, điều khiển, theo dõi tiến độ
và thông số kĩ thuật được cập nhật trong mỗi buổi nấu.
2.2. Xay nghiền
2.2.1. Mục đích
- Nghiền malt thành dạng nhỏ hơn để tạo điều kiện cho các enzyme hoạt động tốt
và trích ly tối đa lượng chất hồ tan có trong malt
2 .2.2. Vận hành
a) Chuẩn bị
- Trước mỗi đợt nấu toàn bộ khu vực xay phải được vệ sinh sạch sẽ. Các thiết bị
được kiểm tra khả năng hoạt động cũng như sự ổn định
- Kiểm tra số lượng malt còn tồn trong kho
b) Vận hành

- Khởi động thiết bị nghiền hai trục và đổ malt để nghiền. Các thao tác tại công
đoạn này được làm thủ công.
- Đánh dấu số mẻ và mã số của từng loại Malt.
2.3. Nấu Malt
2.3.1. Mục đích.
- Tạo điều kiện tối ưu để enzyme chuyển hoá tinh bột và protein có trong malt
thành đường và các acid amin cần thiết cho quá trình lên men.
2 .3.2. Vận hành
- Các nồi và đường ống được tráng rửa bằng nước 80oC trước khi vào nấu mẻ
- Khi hệ nấu đã sẵn sàng, hệ thống tự bật cánh khuấy, mở van lấy nước vào nồi
malt: Mở van nước 80oC => bật bơm để bơm nước vào nồi => mở van nước
25oC=> bật bơm phối trộn với nước 80oC để đạt dung tích 350L. Khi đủ nước,
malt được điền vào nồi nấu qua cửa tại đỉnh, sau khi kết thúc nhiệt độ của dịch nồi

malt đạt 42oC.
- Cho hoá chất: Bổ sung CaSO4 và CaCl2 với khối lượng theo quy định (1kg/tấn 42
nguyên liệu).
- Tiến hành lấy mẫu đo pH
- Nồi malt bắt đầu nâng nhiệt lên 63 – 65oC. Nghỉ 35 – 65 phút tuỳ theo loại malt
và loại Bia.
- Nâng nhiệt lên 75oC. Giữ nhiệt 20 – 35 phút
- Nâng nhiệt lên 78oC. Giữ nhiệt 1 – 5 phút
- Kết thúc nồi malt, tồn bộ tinh bột được đường hố hồn tồn.
2.4. Lọc Lauter
2.4.1. Mục đích
- Lắng lọc để tách bã Malt ra khỏi dịch đường
2.4.2. Vận hành
a) Lấy nước lót đáy nồi để đuổi hết khơng khí dưới mặt lọc
- Mở van nước 80oC. Bật bơm, bơm nước 80oC.
- Lấy 45L nước lót đáy. Khi đủ nước, hệ tự động tắt bơm và khoá các van.

b) Chuyển dịch malt từ nồi nấu sang nồi lọc

- Mở van chuyển dịch từ nồi malt sang nồi lọc. Bật bơm chuyển dịch malt

- Khi chuyển malt xong, tráng nồi malt và chuyển nốt qua nồi lọc, rồi tráng lần
nữa để xả hết ra ngoài.

- Tắt cánh khuấy, dừng 10 phút để lớp bã lọc ổn định. Tiến hành chạy tiếp mẻ để
gối mẻ.

c) Tuần hoàn

- Mở van đáy, bật bơm. Tốc độ bơm ổn định 500 L/h.


- Tuần hồn 8 phút, nếu dịch cịn đục thì tiến hành tuần hồn tiếp, khi thấy dịch đã
trong thì chuyển hèm về nồi trung gian. Bắt đầu quá trình rút hèm đầu.

d) Rút hèm đầu

- Bơm được đặt với tốc độ ổn định 300 L/h để thu dịch cốt. Dịch cốt thu với dung
tích khoảng 60 - 65% tổng lượng dịch điền vào

e) Rửa bã lần 1
- Mở van cấp nước 78oC, cánh khuấy bật. Bơm nước rửa bã vào nồi với dung tích
80 – 100l. Ổn định màng 2 phút và tuần hoàn 8 phút với tốc độ ổn định 500 L/h
đến khi dịch trong thì tiến hành thu dịch hèm

- Tốc độ bơm hút dịch hèm đạt ổn định 300 L/h

f) Rửa bã lần 2 và 3
Mở van cấp nước 78oC, cánh khuấy bật. Bơm nước rửa bã vào nồi với dung tích
80 – 100l. Tuần hồn 8 phút, tốc độ bơm ổn định 500 L/h đến khi dịch trong thì
tiến hành thu dịch hèm

- Tốc độ bơm hút dịch hèm đạt ổn định 300 L/h.

g) Cào bã

Sau khi dịch hèm được thu hết, bã được cào ra thông qua cửa. Sau khi nồi về trạng
thái sẵn sàng dịch nấu của mẻ 2 được đẩy sang và tiến hành tương tự.

Một mẻ nấu, dịch lọc thu được đạt khoảng 600L


2.5. Cơ hoa/ Sơi hoa

2 .5.1. Mục đích

- Ổn định thành phần các chất trong dịch hèm: Độ đường, độ đắng, độ màu,pH,…

2 .5.2. Vận hành

- Dịch hèm được bơm từ nồi trung gian lên nồi cô hoa. Sau khi hoàn thành, van
cấp nhiệt được mở để gia nhiệt khối dịch.

- Bơm được bật để tuần hoàn mục đích là sơi đều dịch hèm và tránh hiện tượng bị
trào ra ngồi khi sơi.

- Nhiệt độ sơi hoa đạt 100,5oC Houblon được bổ sung vào dịch sôi dưới dạng hoa
viên. Tuỳ theo công thức của từng loại Bia, hoa được bổ sung từ 1 – 3 lần, thời
gian cho hoa cũng sẽ khác nhau. Đối với trích ly đắng hoa bổ sung phải lớn hơn 60
phút và trích ly thơm là dưới 5 phút. Tổng thời gian sôi hoa đạt 80 phút. Bổ sung
kẽm vào lần cho hoa thứ 2 dưới dạng muối ZnCl2 0.5g/mẻ. Mục đích thúc đẩy sự
sinh trưởng và phát triển của nấm men.

- Mẫu được lấy trước sôi và sau khi sôi xong để kiểm soát sự bay hơi của dịch
hèm.

2 .6. Lắng xoáy

2.6.1. Mục đích

- Tách cặn hoa, malt và các kết tủa ra khỏi dịch hèm


2.6.2. Vận hành

- Sau khi xác nhận nồi lắng xoáy sẵn sàng nhận dịch. Khối dịch nha được chuyển
sang nồi lắng xốy thơng qua bơm và đường ống được thiết kế sao cho dịch đi
theo phương tiếp tuyến và tạo dịng xốy khi vào nồi.

- Dừng xốy lốc 25 phút

- Bắt đầu truyền dịch hèm.

- Các ống và nồi của hệ nấu được tráng rửa bằng nước 80oC.

2.7. Truyền hèm và truyền men giống

2.7.1. Mục đích: Làm lạnh và chuyển dịch hèm trộn cùng men giống vào thiết bị
lên men

2.7.2. Vận hành

a) Truyền hèm


×