Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
Trang
Lời nói đầu
2
Báo cáo thực tập kỹ thuật
3
Nội dung thực tập
4
Phần I: Công trình xây dựng nút giao thông Cầu Giấy
5
I.Khái quát
5
I.1.Tổ chức mặt bằng công trường 5
I.2. Một số công trình phụ trợ
5
I.3. Nội dung dự án
5
II.Qúa trình thi công
6
II.1.Chuẩn bị 6
II.2.Thi công 6
Phần II: Công trình xây dựng đường đoạn Xuân La – Bưởi
11
I.Khái quát 11
I.1.Tổ chức tại công trường 11
I.2.Tổ chức mặt bằng công trường 11
I.3. Một số công trình phụ trợ 11
I.4. Nội dung dự án 11
II.Qúa trình thi công 12
II.1.Chuẩn bị 12
II.2.Thi công 12
Phần III: Kết luận
17
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 1
1
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trên con đường phát triển nền kinh tế với mục tiêu công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Để làm được điều đó, vai trò của kết hạ tầng xã hội
rất lớn. Kết cấu hạ tầng có hoàn thiện thì mới thúc đẩy kinh tế phát triển và bền vững.
Trong đó giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm
tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Trường đại học Giao thông vận tải là trung tâm giảng dạy, nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực giao thông vận tải của cả nước.
Trường ĐH GTVT đã và đang đào tạo những kĩ sư hàng đầu trong lĩnh vực giao thông
vận tải. Các kỹ sư trưởng thành từ trường đại học giao thông vận tải không chỉ chuyên
cần trau dồi kiến thức, mà còn được nhà trường tạo điều kiện tiếp xúc thực tế, tiếp cận
với các công nghệ mới, từ đó vận dụng được các lý thuyết đã học vào thực tiễn. Một
trong các hình thức tiếp cận đó là kì thực tập kỹ thuật kéo dài 2 tuần dành cho sinh
viên năm thứ 3 khoa công trình.
Trong quá trình thực tập chúng em đã tìm hiểu thêm được các yếu tố cơ sở hạ
tầng của một tuyến đường, được nghe giới thiệu sơ qua về các hạng mục của một
tuyến đường, Quá trình xây dựng một tuyến đường, xây dựng hệ thống cấp, thoát
nước Ngoài ra em còn được trực tiếp tiếp xúc cùng các anh chị công nhân của dự
án. Qua đó em học hỏi được những kinh nghiệm thực tế nhằm phục vụ tốt cho công
việc học tập trước mắt và việc làm sau này.
Được sự phân công và hướng dẫn của khoa và chuyên ngành, lớp CTGTCC
-K52 đã tham gia và hoàn thành tốt kì thực tập kĩ thuật, thu được những kiến thức và
kĩ năng thực tế, phục vụ cho học tập trong nhà trường và công việc trong tương lai.
Trong thời gian thực tập, chúng em đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ tạo điều
kiện từ các thầy cô trong bộ môn Giao Thông Công Chính & Môi Trường.
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo bộ môn đã tạo điều kiện và
hướng dẫn chúng em thực hiện và hoàn thành lần thực tập này!
Hà Nội ngày 10/04/2014
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 2
2
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT
(Chuyên ngành: Công trình giao thông công chính)
Sinh viên: VŨ VĂN TRÌNH
Mã sinh viên: 1112975
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Hà Linh
Bộ môn: Công trình giao thông công chính & Môi trường
Thời gian thực tập: Sáng 8h45’ ngày 02/4/2014 & Sáng 8h45’ ngày 10/4/2014
Địa điểm thực tập: Dự án phát triển giao thông đô thị - hợp phần đường nhật
Tân–Cầu Giấy
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 3
3
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
NỘI DUNG THỰC TẬP
I.Mục đích.
-Làm quen với công việc (kỹ năng, thao tác) của công nhân kỹ thuật ngành xây
dựng công trình nói chung, ngành giao thông nói riêng.
-Tìm hiểu công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo và điều hành công trường
II.Yêu cầu.
-Nắm được trình tự và nội dung thi công công trình hay hạng mục công trình.
-Viết báo cáo thực tập và bảo vệ trước Bộ môn.
III.Nội dung.
-Công tác khảo sát.
-Công tác thi công công trình hay hạng mục công trình.
-Các công việc khác.
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 4
4
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
PHẦN I: CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NÚT
GIAO THÔNG CẦU GIẤY
I. Khái quát
I.1.Tổ chức mặt bằng công trường.
− Văn phòng ban điều hành dự án
− Ban chỉ huy công trường
− Khu vực lán trại công nhân
− Bãi tập kết vật liệu
− Khu vực tập kết, bảo dưỡng, sửa chửa xe máy thi công.
I.2.Một số công trình phụ trợ.
− Cấp nước: nước sinh hoạt và nước thi công được lấy từ hệ thống nước của địa
phương và được dẫn về qua đường ống.
− Cấp điện: điện được dẫn về từ hệ thống điện của địa phương.
− Ngoài ra để đảm bảo thông tin và liên lạc tại công trường.
I.3.Nội dung dự án
-Thi công nút giao thông Cầu Giấy (từ KM 5+ 700 đến KM 6 + 537.13 )
-Thuộc dự án phát triển giao thông đô thị- hợp phần đường (Nhật Tân – Cầu
Giấy), gói thầu 02/HP2-XL(RCCP02) xây dựng nút giao thông Cầu Giấy (từ KM 5+
700 đến KM 6 + 537.13 ).
-Chủ đầu tư : Sở Giao Thông Vận Tải Hà Nội.
-Đơn vị thi công: Liên danh Tổng công ty xây dựng Thăng Long – Công ty CP
Đầu tư và phát triển xây dựng Thăng Long
-Tư vẫn thiết kế của Nhật, giám sát của Hàn Quốc.
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 5
5
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
-Khởi công: Ngày 06, tháng 06, năm 2013, thời gian thi công 18 tháng, vốn đầu
tư 242,9 tỷ đồng.
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 6
6
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
II.Quá trình thi công
II.1.Chuẩn bị
a.Chuẩn bị
- Dựa vào vào mốc đường truyền, xác định vị trí tim cầu và vị trí các mố, trụ
cầu.
- Dọn mặt bằng chuẩn bị thi công.
b.Các hạng mục thi công
- Thi công nền
- Thi công tường chắn đất
- Thi công cầu và các hạng mục của cầu như: đường dẫn đầu cầu, cọc khoan
nhồi, bệ, trụ, mố cầu và dầm cầu.
- Các hạng mục khác như: trồng cây xanh, đèn chiếu sáng, quét sơn, biển báo, các
công trình công cộng
II.2.Thi công
a.Thi công nền
- Dự án sử dụng cát để đắp nền (do gần sồng Hồng, cát có trữ lượng lớn giá rẻ).
Nền được thi công theo từng lớp, mỗi lớp dày không quá 30cm. Mỗi lớp sau thi công
cần được nghiệm thu thì mới tiếp tục thi công đến lớp tiếp theo.
- Lớp dưới cùng là lớp thoát nước, có đặt một ống thoát nước D150 ngay cạnh
tường chắn đất, trên ống có các lỗ để thoát nước dọc theo tuyến.
- Khi đắp đất thường dải vải địa kĩ thuật xuống dưới để ngăn cách lớp cát và lớp
đá dăm do cát có kích thước nhỏ thường chui vào lớp đá dăm, nếu lớp cát là đất tốt
hoặc đá răm thì có thể không cần dùng vải địa kĩ thuật.
- Loại máy thi công nền là máy lu rung bánh thép (máy vừa lu được cát vừa lu
được đá răm)và máy ủi, đảm bảo nguyên tắc chọn máy (hạn chế số lượng máy và
chủng loại máy).
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 7
7
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
Máy lu rung bánh thép
b.Thi công tường chắn bê tông cốt thép
- Tường chắn có cốt được thi công theo công nghệ mới, được đúc sẵn thành từng
tấm, tấm to có kích thước 1.5x1.4m tấm nhỏ có kích thước 1.5x0.75m, có chiều dày
18cm, khoảng cách giữa hai hàng thép neo là 75cm. các tấm bê tông có kích thước
khác nhau để tạo so le thuận lợi cho thi công, đôi khi còn để tạo thẩm mĩ cho công
trình.
Tường chắn có cốt
- Các tấm tường chắn đúc sẵn được máy cẩu di chuyển vảo vị trí đã xác định
trước, khi lắp ghép cần đảm bảo các tấm bê tông cốt thép được đặt ở vị trí chính xác,
kiểm tra kĩ lại bằng dụng cụ kiểm tra.
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 8
8
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
Thi công tường chắn có cốt
c.Thi công các hạng mục của cầu
Cọc khoan nhồi
- Sau khi khảo sát chuẩn bị mặt bằng ,ta định vị cọc khoan, tiến hành lắp đặt
máy khoan và khoan tạo lỗ, lắp đặt ống vách. Sau đó, tiến hành làm sạch lỗ khoan, hạ
lồng cốt thép và đổ bê tông. Cần kiểm ta chất lượng bê tông bằng cách đúc lấy mẫu và
kiểm tra. Sau khi đổ bê tông tiến hành rút ống vách thép bằng cẩu và búa rung.
Thi công bệ cọc, mố và các trụ
- Bệ cọc, mố và các trụ được thi công theo trình tự thi công như sau:
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 9
Công tác thi công mố trụ
Giai đoạn 1
Cọc khoan nhồi
Thi công cọc vòng vây, cọc
ván thép và khung chống
Đập đầu cọc
9
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
Giai đoạn 1: Nhà thầu đã hoàn thành công thi công.
Giai đoạn 2: Nhà thầu đệ trình biện pháp thi công và được chấp thuận bởi TVGS.
Thi công dầm cầu
- Dầm cầu này là loại dầm bản rỗng, đổ tại chỗ, sử dụng cốt thép DƯL loại 9
sợi.
- quá trình thi công được tóm tắt như sau:
+ Lắp dựng đà giáo và thép hình
Lắp dựng đà giáo và thép hình
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 10
Giai đoạn 2
Bê tông tạo phẳng móng
Bệ mố trụ
Thân trụ
10
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
+ Tiến hành thử tải kiểm tra đất nền và đà giáo có đủ chịu lực không đồng
thời khử biến dạng dư khi lắp dựng. Tải trọng tính toán bao gồm tĩnh tải của cầu, của
người, phương tiện giao thông , hệ số vượt tải lấy là 1.25. Tải trọng là các khối bê
tông kích thước 1x2m, được chất theo từng đợt, đợt 1 khoảng 50%, đợt 2 là 100%.
Quan trắc độ lún bằng máy thủy bình đến khi độ lún < 1mm/1ngày thì dừng.
+ Lắp dựng ván khuôn và cốt thép đổ bê tông, bê tông được đúc thành các
mẫu hình trụ để kiểm tra. Nhịp dài nhất dài 35.5m khoảng 300m
3
bê tông, bê tông
được đổ trong 6h đông hồ, chia thanh hai lần bơm. Độ sụt bê tông yêu cầu là 18±2cm,
nếu sau 28 ngày bê tông không đạt được cường độ yêu cầu thì phải bỏ nên phải rất
chú ý trong giai đoạn này. Đến khi bê tông đạt 80% cường độ thì kéo cáp, cáp được
kéo từ trong đều ra hai bên.
+ Dưới đây là một số hình ảnh:
Các ông thép được đặt vĩnh viễn tạo độ rỗng chô dầm nhằm giảm tĩnh tải
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 11
11
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
Thi công kéo dự ứng lực
Ván khuôn
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 12
12
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
PHẦN II: CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG
ĐOẠN XUÂN LA – BƯỞI
I.Khái quát
I.1.Tổ chức tại công trường.
- Để thuận lợi cho việc điều hành và quản lý, củng như đảm bảo thông tin liên lạc
giữa nhà thầu, tư vấn giám sát, chủ đầu tư…và các bên có liên quan thì Ban quản lý
dự án được đạt ngay tại công trường xây dựng.
I.2.Tổ chức mặt bằng công trường.
− Văn phòng ban điều hành dự án
− Ban chỉ huy công trường
− Khu vực lán trại công nhân
− Bãi tập kết vật liệu
− Khu vực tập kết, bảo dưỡng, sửa chửa xe máy thi công.
I.3.Một số công trình phụ trợ.
− Cấp nước: nước sinh hoạt và nước thi công được lấy từ hệ thống nước của địa
phương và được dẫn về qua đường ống.
− Cấp điện: điện được dẫn về từ hệ thống điện của địa phương.
− Ngoài ra để đảm bảo thông tin và liên lạc tại công trường.
I.4.Nội dung dự án
-Thuộc dự án phát triển giao thông đô thị- hợp phần đường ( Nhật Tân – Cầu
Giấy), gói thầu 1B/HP2-XL(RCCP1B) Xây dựng đường đoạn Xuân La – Bưởi (từ
km2+200mkm3+780m).
-Chủ đầu tư: Sở Giao thông Vận tải.
-Đơn vị thi công: Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn – Công ty
CP xây dựng số 1 Hà Nội –Công ty CP xây dựng và thương mại Ngọc Minh
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 13
13
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
-Tư vẫn thiết kế của Nhật, giám sát Hàn Quốc.
-Khởi công: tháng 11/2012, thời gian thi công 16 tháng, vốn đầu tư 216 tỷ đồng.
II.Quá trình thi công
II.1.Chuẩn bị:
a.Chuẩn bị:
- Dựa vào mốc đường truyền ta xác định tim tuyến đường theo như thiết kế.
- Dựa vào mặt cắt ngang thiết kế ta cắm cọc xác định phạm vi tuyến đường, nếu
khu vực thi công có nhiều cây cần phải phát quang dọn mặt bằng.
b.Các hạng mục thi công chính:
- Từ phạm vi tuyến đường đã xác định tiến hành đào bóc lớp đất mùn phía trên.
- Thi công các hạng mục công trình ngầm như đường ống dẫn nước mưa, dẫn
nước thải, hào kĩ thuật . . .
- Tiến hành gia cố nền đường bằng các lớp vật liệu.
- Thi công bó vỉa tạo khuôn cho tuyến đường.
- Đổ bê tông nhựa.
- Hoàn thiện các hạng mục khác như chiếu sáng, cây xanh, lắp đặt biển báo…
II.2.Thi công:
a.Bóc lớp đất mặt
-Bóc lớp đất mặt đến độ sâu khoảng 1,2m, tại những nơi có ao, đầm bóc đến độ
sâu 2 đến 2,5m.
b.Thi công các hạng mục ngầm
-Các hạng mục ngầm của dự án :
+Cống thoát nước mưa
+Cống thoát nước thải sinh hoạt
+Giếng thăm, giếng thu
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 14
14
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
+Mương dẫn nước thải
+Hào kĩ thuật.
-Cống thoát nước mưa: đặt ở hai bên, đường kính ống có các loại D1250,
D2000. Đào đến độ sâu khoảng 2m gia cố nền đất bằng cọc tre dài 2,5m đường
kính từ 7 đến 10cm sau đó đổ 10cm đá dăm đổ bê tông xi măng rồi đặt đế cống
nối các đốt cống đã được đúc sắn với nhau bằng vữa xi măng.
Cống thoát nước
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 15
15
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
-Cống thoát nước thải: được lắp đặt ở hai bên tuyến, bên ngoài cống thoát nước
mưa, có đường kính D400, tại công trường hiện nay chưa được lắp đặt. Hệ thống thoát
nước thải và thoát nước mưa được tách riêng biệt.
-Giếng thăm: để xác định mực nước, rác thải trong cống để có các biện pháp xử
lí, giếng thăm có dạng hình vuông với kích thước 1,5×1,5×2m. trước tiên gia cố nền
đất bằng cọc tre với mật độ 25 cọc / đổ đá dăm đổ lớp bê tông xi măng đặt
giếng thăm đã đúc sẵn vào vị trí thiết kế. cao độ mặt giếng bằng cao độ mặt đường.
Giếng thăm
-Giếng thu: để thu nước mưa từ mặt đường, được thiết kế kiểu hỗn hợp, được
đặt sát vào vỉa hè, có lưới chắn rác ở sát mặt đường, cửa thu ở sâu trong vỉa hè. Mỗi
giếng có một hố ga để lắng lượng bùn, rác truowcds khi đổ vào hệ thống cống chính.
Tiến hành thi công: ta xác định cao độ mặt đường đặt các giếng thu cốngcao độ
bằng cao độ mép đường, đặt ống dẫn từ của thu vào hố ga và đường ống từ hố ga vào
hệ thống cốn g chính.
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 16
16
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
Giếng thu
-Hào kĩ thuật: Là phần trên vỉa hè, được ghép lại bởi những hào chữ U có sắt
chìa ra để ghép nối các hào:
1 đốt hào kĩ thuật trước khi thi công
+Trước khi đặt các đốt hào nền đất sẽ được gia cố bằng đá dăm dày 10cm để
chống lún
-Các đốt được đặt vào vị trí xây dựng hào
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 17
17
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
Hào kỹ thuật
Hào kĩ thuật sau khi các đốt đã được nối với nhau
+Khi tiến hành nối các đốt sẽ đồng thời lắp đặt các thanh móc để đỡ đường
giây cáp, giây điện sau này.
+Sau khi hoàn thiện thì hào kỹ thuật sẽ được đậy lắp, tạo thành vỉa hè
-Mương dẫn nước thải: được sử dụng để dẫn nước phục vụ cho tươis tiêu, và
thoát nước thải của các khu dân cư, được nạo vét hết lớp bùn cũ, đào đất tạo ta luy, gia
cố ta luy bằng đá hộc, móng ta luy được gia cố bằng cọc tre ( 25coc/m
2
, kích thước
móng ta luy : 1x 0,6m
-Cống dẫn dòng: được sử dụng để dẫn hướng dòng chảy, có kích thước 2.5x3m
gồm 2 cống, trước tiên là gia cố nền đất bằng cọc tre với mật độ 25coc/m
2
, có lớp đá
dăm 10cm đăt cốt thép, đổ bê tông đáy thi công cống.
c.Gia cố nền đường:
-Nền đường nạo vét hết lớp đất yếu gia cố bằng lớp cát, đá dăm với :50cm
cát đen k95, 30cm cát đen k98, 30cm cấp phối loại 2, 40 cm cấp phối loại 1, giữa lớp
cát và lớp cấp phối có lớp vải địa kĩ thuật để thoát nước ngang, ngăn không cho các
vật liệu không trộn lẫn với nhau. Sau khi rải mỗi lớp tiến hành đầm chặt bằng lu
rung người kĩ sư kiểm tra độ chặt từng lớp bằng các thí nghiệm hiện trường. nếu
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 18
18
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế thì thi công các hạng mục tiếp theo, nếu không đảm
bảo tiến hành đầm lại.
d.Thi công nền đường:
-Sau khi gia cố nền đường tiến hành thi công bó vỉa. Bó vỉa được làm bằng vật
liệu bê tông xi măng có kích thước 10x50.100cm, có chức năng phân làn đường, định
hình tuyến đường, các công trình khác như vỉa hè, dải phân cách.
-Tiếp theo là công tác làm áo đường: trước tiên rải nhũ tương bi tum, sau 6
tiếng để khô nhũ tương làm sạch mặt đường bằng máy thổi hơi, rải lớp asphalt nền
chống thấm rải lớp asphalt mặt đường tiến hành các hạng mục phụ.
e.Các hạng mục phụ
-Hạng mục phụ gồm có cây xanh, chiếu sáng, kẻ vạch sơn, biển báo, các công
trình công cộng…
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 19
19
Báo cáo thực tập kỹ thuật Bộ môn GTCC & MT
PHẦN III: KẾT LUẬN
Đợt thực tập bổ ích thời gian qua đã giúp em và các bạn sinh viên lớp
CTGTCC-K52 đúc rút ra rất nhiều kinh nghiệm thực tế ngoài công trường,được tiếp
xúc với các cán bộ kỹ thuật,đội ngũ kỹ sư,công nhân làm việc trực tiếp tại công
trường.Giúp chúng en nhận thức rõ ràng về nghề nghiệp sau này của mình, thấy rõ
những khó khăn, vất vả của nghề xây dựng cầu và trách nhiệm của người kĩ sư cần
đảm nhận. Qua đây em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn CTGTCC &
MT và Nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em có buổi thực tập vừa rồi.Em rất
mong sẽ có thêm nhiều buổi thực tế tương tự như vậy để chúng em tích lũy thêm kinh
nghiệm trước khi bước vào nghề.
Vũ Văn Trình_CTGTCC_K52 Page 20
20