Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Tiểu luận học phần chủ nghĩa xã hội khoa học đề tài luận giải nguyên nhân gia tăng tình trạng ly hôn và đề xuất các giải pháp thuyết phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.32 KB, 58 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài: Luận giải nguyên nhân gia tăng tình trạng
ly hôn và đề xuất các giải pháp thuyết phục.

Nhóm thực hiện : Nhóm 6
Giảng viên hướng dẫn : Đào Thu Hà
Mã lớp học phần :
232_HCMI0121_12

lOMoARcPSD|9242611

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2024

STT Tên thành viên Nhiệm vụ
1
Hoàng Phương Thảo Nội dung (1.3,1.4) +
2
3 Phản biện
4
5 Trần Thị Phương Thảo Nội dung (2.3)
6
Trương Thị Thanh Thảo Nội dung (2.3)
7


Trần Quang Thạch Nội dung (3.2)
8
Nguyễn Thị Thu PowerPoint
9
Ngô Yến Trang Nội dung (1.3,1.4) +
10
11 Phản biện

12 Nguyễn Thùy Trang Tổng hợp Word + Phản
13
14 biện

15 Phạm Nguyễn Linh Nội dung (2.1) + Đặt
16
Trang câu hỏi
17
Trần Thị Trang Nhóm trưởng + Nội dung

(2.2)

Vũ Thị Quỳnh Trang Nội dung (2.2)

Vũ Hoàng Trung Nội dung (1.1,1.2) + Đặt

câu hỏi

Trần Trọng Tuyển Nội dung (3.1)

Nguyễn Đăng Tú Thuyết trình


Nguyễn Thị Vân Nội dung (1.1,1.2) + Đặt

câu hỏi

Hà Thị Khánh Vi Nội dung (3.2)

Nguyễn Khánh Vũ Nội dung ( 2.1) + Đặt

câu hỏi

Nguyễn Hà Vy Thuyết trình

lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HƠN NHÂN.......................................3
1.1 Các khái niệm cơ bản về hơn nhân gia đình..............................3

1.1.1 Khái niệm về hơn nhân..........................................................3
1.1.2 Khái niệm về gia đình............................................................3
1.1.3 Khái niệm về kết hôn.............................................................3
1.1.4 Khái niệm về ly hơn................................................................4
1.2 Vai trị và chức năng của gia đình...............................................4
1.2.1 Vài trị của gia đình..................................................................4
1.2.2 Chức năng của gia đình...........................................................5
1.3. Quan điểm về chế độ hơn nhân tiến bộ....................................7
1.4. Quan niệm về chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam....11
1.4.1. Quan niệm về chế định ly hôn trong thời kỳ phong kiến

............................................................................................................11
1.4.2. Quan niệm về tình trạng ly hơn trong thời đại hiện nay 12
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ GIA TĂNG
TÌNH TRẠNG LY HƠN TRONG HƠN NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 16
2.1. Thực trạng tình trạng hơn nhân gia đình ở Việt Nam hiện
nay:........................................................................................................16
2.1.1. Thực trạng kết hôn:..............................................................16
2.1.2 Thực trạng ly hơn:..................................................................19
2.2 Ngun nhân dẫn đến sự gia tăng tình trạng ly hôn ở Việt
Nam hiện nay.......................................................................................22
2.2.1 Nguyên nhân chủ quan của các cá nhân..........................22
2.2.2 Nguyên nhân khách quan của các điều kiện kinh tế-xã
hội 25
2.2.3 Một số nguyên nhân tác động khác..................................28
2.3 Tác động của tình trạng ly hơn................................................31
2.3.1 Lợi ích của tình trạng ly hơn...............................................31
2.3.2 Hậu quả của tình trạng ly hơn............................................36
3.1 Định hướng..................................................................................41
3.2 Giải pháp......................................................................................42
3.2.1 Giải pháp của các cấp chính quyền và Nhà nước............42

1

lOMoARcPSD|9242611

3.2.2 Giải pháp và đề xuất khắc phục của cá nhân, sinh viên 45
KẾT LUẬN.............................................................................................50

LỜI MỞ ĐẦU


Quá trình hội nhập đã thúc đẩy nền kinh tế – chính trị – xã hội
phát triển một cách mạnh mẽ. Mọi mối quan hệ trong xã hội
cũng có sự vận động thay đổi theo xu thế của nó. Gia đình là tế
bào của xã hội nên cũng khơng nằm ngồi những quy luật đó.
Xã hội càng phát triển, đời sống nâng cao cùng với sự du nhập
những tư tưởng, cách sống mới làm cho mỗi người có một trình
độ hiểu biết khác nhau, từ đó cách nhìn nhận, suy nghĩ các vấn
đề khác nhau. Vì thế, phải có suy nghĩ đúng đắn thì mới gìn giữ
được hạnh phúc gia đình. Bác Hồ đã từng dạy: “Quan tâm đến
gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã
hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt
nhân của xã hội là gia đình”.

Trước hết, trong mỗi chúng ta đều phải hiểu được ý nghĩa của
gia đình. Gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân
thương gần gũi với chúng ta, gia đình chính là một cách thức tổ
chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối liên kết
với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Như đã được đề cập, con người ln có trình độ hiểu biết,
cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau, từ đó sinh ra
những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Khơng
phải gia đình nào cũng ấm êm, các cặp vợ chồng cũng có lúc
“cơm khơng lành, canh khơng ngọt”. Khi hơn nhân khơng cịn

2

lOMoARcPSD|9242611

thể duy trì được thì họ chọn phương án cuối cùng là ly hôn. Đây

và vấn đề vô cùng phức tạp và nhạy cảm.

Trước thực trạng đáng lo ngại và những tác hại của ly hơn đối
với xã hội.Với mong muốn tìm rõ hơn về nguyên nhân chủ quan
và khách quan của các vụ ly hơn, từ đó tìm ra giải pháp để hạn
chế, khắc phục tình trạng ly hơn đang diễnbiến căng thẳng.
Chúng em đã cùng nhau nghiên cứu đề tài: “Nguyên nhân của
gia tăng tinh trạng ly hơn” để từ đó đưa ra tình huống và cách
giải quyết vấn đề tối ưu nhất, góp phần xoa dịu vấn đề đang
diễn biến rất căng thẳng này.

3

lOMoARcPSD|9242611

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÔN NHÂN
1.1 Các khái niệm cơ bản về hôn nhân gia đinh

4

lOMoARcPSD|9242611

1.1.1 Khái niệm về hôn nhân

Theo khoản 1 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, hơn nhân là quan hệ
giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Như vậy, hôn nhân là một mối quan hệ giữa một người đàn ông được gọi là
chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự

kiện đánh dấu chính thức cho cuộc hôn nhân bắt đầu. Về mặt pháp luật, đăng ký
kết hơn với cơ quan nhà nước là chính thức bước vào cuộc hơn nhân.
1.1.2 Khái niệm về gia đình

Gia đình là hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì, và
củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi
dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong
gia đình. Vì vậy có thể hiểu gia đình là tế bào của xã hội, gắn bó với nhau thơng
qua hơn nhân khơng cùng huyết thống để tái sản xuất nịi giống hay quan hệ
nuôi dưỡng để cùng làm kinh tế, ni dưỡng con cái, sống có văn hố, trở thành
cơng dân đạo đức, tạo cuộc sống gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc.
1.1.3 Khái niệm về kết hơn

Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, kết hơn là việc nam và
nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật này về điều kiện
kết hôn và đăng ký kết hôn.

Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết
hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn
nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hơn tại cơ quan đăng ký kết hơn
có thẩm quyền thì việc kết hơn đó mới được cơng nhận là hợp pháp và giữa các
bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
1.1.4 Khái niệm về ly hôn

5

lOMoARcPSD|9242611

Theo khoản 14 Điều 3 Luật hơn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc
chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của

Tịa án. Tịa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan
hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hơn của Tịa án thể hiện dưới hai hình
thức: bản án hoặc quyết định.

– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hơn thỏa thuận với nhau giải quyết được
tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hơn thì Tịa án cơng nhận ra
phán quyết dưới hình thức là quyết định.

– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tịa án ra phán quyết dưới dạng
bản án ly hơn.

1.2 Vai trị và chức năng của gia đình
1.2.1 Vài trị của gia đình

Gia đình là chiếc nơi để hình thành, giáo dục, ni dưỡng nhân cách. Gia đình
là tổ ấm của mỗi người, là nơi chúng ta được u thương và chia sẻ tình u
thương, có vai trị quan trọng, từ định hướng, ni dưỡng nhân cách cũng như
giáo dục con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, trở thành những cơng
dân có ích đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của xã hội.

Gia đình là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên, gia
đình là nơi chúng ta tìm kiếm sự an ủi, chở che từ người lớn mỗi khi chúng ta
gặp khó khăn trong cuộc sống, từ những tình cảm từ gia đình giúp chúng ta có
thể vững tin hơn và cố gắng cho những ước mơ, hồi bão của mình.

Gia đình là tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Nếu khơng
có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội khơng tồn tại và phát triển được. Vì
vậy, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.

6


lOMoARcPSD|9242611

Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra
trong gia đình, khơng thể có con người sinh ra từ bên ngồi gia đình. Gia đình là
mơi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển
tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học
được cách cư xử với người xung quanh và xã hội.

Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hồ trong đời sống
của mỗi thành viên, mỗi cơng dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện
được mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái.
Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, chốn về bình n sau
những vất vả gian lao, nơi ln rộng mở khoan dung sau những sai lầm vấp ngã.
1.2.2 Chức năng của gia đình
 Chức năng tái sinh sản, tái sản xuất con người

Đây là chức năng quan trọng nhất của gia đình; việc thực hiện chức năng
sinh sản vừa là quy luật sinh tồn tự nhiên đồng thời là quy luật xã hội, đáp ứng
được nhu cầu về tâm sinh lí, tình cảm của chính bản thân con người. Tái sản
xuất con người góp phần cung cấp sức lao động - nguồn nhân lực cho xã hội.
Chức năng này sẽ góp phần thay thế những lớp người lao động cũ đã đến tuổi
nghỉ hưu, đã hết khả năng lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo và còn tác
động đến sự ổn định, phát triển bền vững của quốc gia.
 Chức năng kinh tế

7

lOMoARcPSD|9242611


Chức năng kinh tế là một trong những chức năng cơ bản của gia đình nhằm
tạo ra của cải, vật chất, là chức năng đảm bảo sự sống cịn của gia đình, đảm bảo
cho gia đình được ấm no, giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng nói: “dân có giàu thì nước mới mạnh”. Chức năng này bao
quát về nhu cầu ăn, ở, tiện nghi, là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong
gia đình, thể hiện trên hai khía cạnh: sản xuất và tiêu dùng, cả hai khía cạnh này
đều nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của các thành viên trong gia đình.

 Chức năng giáo dục
Chức năng giáo dục là chức năng rất quan trọng của gia đình, quyết định nhân

cách con người, dạy dỗ con hiếu thảo, trở thành cơng dân có ích cho xã hội vì
gia đình là ngơi trường đầu tiên và ở đó cha mẹ là người thầy đầu tiên trong
cuộc đời mỗi người: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền yêu thương, chăm sóc, ni
dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con cái; tơn trọng ý kiến
của bạn; chăm lo học tập, giáo dục để trẻ phát triển lành mạnh về thể chất, trí
tuệ, đạo đức, trở thành con hiếu thảo của gia đình và cơng dân có ích cho xã
hội”.

Gia đình là mơi trường xã hội hóa đầu tiên của con người. Gia đình trang bị
cho trẻ những ý tưởng đầu tiên để giải thích thế giới của sự vật, hiện tượng, khái
niệm thiện và ác, dạy trẻ hiểu cuộc sống và con người, đưa trẻ vào thế giới của
những giá trị mà gia đình nhận ra và thực hiện trong cuộc sống của nó.

Việt Nam là đất nước thấm đẫm vẻ đẹp truyền thống về đạo đức và lối sống
tốt đẹp, vì vậy nội dung giáo dục của gia đình cũng phải quan tâm đến giáo dục
tồn diện về phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm, lối sống, ý thức, tác phong trong
cuộc sống và giáo dục về tri thức…

8


lOMoARcPSD|9242611

Để chức năng giáo dục được thực hiện hiệu quả, gia đình phải có phương
pháp giáo dục và răn đe phù hợp. Ai sai thì nhận sai và sửa chữa nó, chứ đừng vì
cái tơi, cái sĩ diện và tính bảo thủ của mình mà cố chấp khơng thay đổi. Có rất
nhiều gia đình dạy con cái của họ bằng địn, roi, tát, mắng,,. Những biện pháp
này không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến trẻ em trở nên cứng
rắn, tiêu cực và đánh mất cảm xúc gần gũi, tin tưởng vào những người sống
cùng một mái nhà.

Thay vì đánh địn, cha mẹ nên dạy dỗ, hướng dẫn con cái một cách nhẹ
nhàng, phân tích đúng sai để chúng hiểu. Hơn nữa, cha mẹ và ông bà nên là tấm
gương cho thế hệ trẻ noi theo. Các thành viên trong gia đình sống hịa thuận, vui
vẻ, cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống.

 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tâm lý, tình cảm.

Chức năng thoả mãn nhu cầu tinh thần, tâm lý, tình cảm là chức năng có ý
nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên
của gia đình, đặc biệt là tình u hạnh phúc lứa đơi. Tổ ấm gia đình vừa là điểm
xuất phát cho con người trưởng thành, vững tin bước vào cuộc sống xã hội, đồng
thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng gió
cuộc đời. Càng về cuối đời, con người càng trở nên thấm thía và khao khát tìm
về sự bình ổn, thoả mãn nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự
chăm sóc, đùm bọc của gia đình; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho việc chăm
sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
1.3. Quan điểm về chế độ hơn nhân tiến bộ.

Chế độ hôn nhân tiến bộ là một trong những nguyên tắc đầu tiên và cơ bản

nhất được ghi nhận tại Luật hơn nhân và gia đình cũng như Hiến pháp của nước
ta.

9

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn,
ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳng tôn trọng lẫn nhau.”

Với mỗi văn bản luật hơn nhân và gia đình ra đời sau đều được ghi nhận là
phát triển hơn, hoàn thiện hơn, phù hợp hơn so với luật trước đó. Những sự thay
đổi này phù hợp với hoàn cảnh thực tế cũng như xu hướng phát triển hiện đại,
đẩy lùi cái lạc hậu và tiếp thu cái tiến bộ, đây chính là biểu hiện của sự tiến bộ.
Việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ là rất quan trọng, phù hợp
với nguyện vọng của người dân. Đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án xử
lý những trường hợp vi phạm xảy ra trên thực tế.
a) Hôn nhân tự nguyện

Hôn nhân tiến bộ là hơn nhân xuất phát từ tình u giữa nam và nữ. Tình yêu
là khát vọng của con người trong mọi thời đại.

Hôn nhân xuất phát từ tình u chân chính tất yếu dẫn đến hơn nhân tự
nguyện. Đây là bước phát triển tất yếu của tình yêu nam nữ, như Ph.Ăngghen
nhân mạnh: “ .. nếu nghĩa vụ của vợ chồng là phải yêu thương thì nghĩa vụ của
những kẻ yêu nhau há chẳng phải là kết hôn với nhau và không được kết hôn với
người khác sao?”. Hôn nhân tự nguyện đảm bảo cho nam, nữ có quyền tự do

trong việc lựa chọn người kết hơn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ. Tất
nhiên, hôn nhân tự nguyện không bác bỏ việc cha mẹ quan tâm, hướng dẫn giúp
đỡ con cái có nhận thức đúng, có trách nhiệm trong việc kết hơn.

Hơn nhân tiến bộ cịn bao hàm cả quyền tự do ly hơn khi tình u giữa nam
và nữ khơng cịn nữa. Ph.Ăngghen đã viết: “ Nếu chỉ riêng hơn nhân dựa trên cơ
sở tình yêu mới hợp đạo đức thì cũng chỉ riêng hơn nhân trong đó tình u được
duy trì, mới là hợp đạo đức mà thơi…và nếu tình u đã hồn tồn phai nhạt
hoặc bị một tình u say đắm mới át đi, thì ly hơn sẽ là điều hay cho cả đôi bên
cũng như cho xã hội ”. Tuy nhiên, hôn nhân tiến bộ không khuyến khích việc ly

10

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

hơn, vì ly hơn để lại hậu quả nhất định cho xã hội, cho cả vợ, chồng và đặc biệt
là con cái. Vì vậy, cần ngăn chặn những trường hợp nông nổi khi ly hôn, ngăn
chặn hiện tượng lợi dụng quyền ly hôn và những lý do ích kỷ hoặc vì mục đích
vụ lợi.
 Theo quy định của pháp luật có 2 trường hợp ly hơn là ly hơn thuận
tình và ly hơn đơn phương:
- Ly hơn thuận tình:

Ly hơn đồng thuận hay thường được gọi là thủ tục thuận tình ly hôn được
quy định chi tiết tại Điều 55 Luật HNGD 2014

+ Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật
sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trơng nom, ni

dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ
và con thì Tịa án cơng nhận thuận tình ly hơn; nếu khơng thỏa thuận được hoặc
có thỏa thuận nhưng khơng bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tịa
án giải quyết việc ly hơn.

+ Nếu khơng thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng khơng bảo đảm
quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tịa án giải quyết việc ly hơn. Do khơng
có tranh chấp về con cái hay tài sản nên vụ việc thuận tình ly hơn ln được giải
quyết nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên.
- Ly hôn đơn phương:

Một người khi đơn phương yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn được áp
dụng theo quy định tại Điều 56 Luật HNGD 2014 "Ly hôn theo yêu cầu của một
bên"

+ Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hơn mà hịa giải tại Tịa án khơng thành thì
Tịa án giải quyết cho ly hơn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực
gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn

11

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích
của hôn nhân không đạt được.

+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tun bố mất tích
u cầu ly hơn thì Tịa án giải quyết cho ly hôn.


+ Trong trường hợp có u cầu ly hơn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của
Luật này thì Tịa án giải quyết cho ly hơn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có
hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe,
tinh thần của người kia.
b) Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được, nên hôn nhânmột vợ một
chồng là kết quả tất yếu của hôn nhân xuất phát từ tìnhu. Thực hiện hơn nhân
một vợ một chồng là điều kiện đảm bảohạnh phúc gia đình, đồng thời cũng phù
hợp với quy luật tự nhiên,phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con người.

Hơn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử xã hội lồi
người, khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối vói chếđộ cơng hữu ngun
thủy. Tuy nhiên, trong các xã hội trưóc, hơn nhân một vợ một chồng thực chất
chỉ đối với người phụ nữ. “Chế độ môt vợ một chồng sinh ra từ sự tập trung
nhiều của cải vào tay một người, - vào tay người đàn ông - và từ nguyện vọng
chuyển của cải ấy lại cho con cái của người đàn ông ấy, chứ không phải của
người nào khác. Vì thế, cần phải có chế độ một vợ một chồng về phía người vợ,
chứ khơng phải về phía người chồng”. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đơì
với phụ nữ,thực hiện sự bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng.Trong
đó, vợ và chồng đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi vấn đề của
cuộc sống gia đình. Vợ và chồng được tự do lựa chọn những vấn đề riêng, chính
đáng như nghê' nghiệp, cóng tácxã hội, học tập và một số nhu cầu khác, v.v..;

12

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

đồng thời cũng có sự thơng nhất trong việc giải quyết những vấn đề chung của
gia đìnhnhư ăn, ở, ni dạy con cái... nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc.

Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trongquan hệ giữa cha
mẹ với con cái và quan hệ giữa anh chị em với nhau. Nếu như cha mẹ có nghĩa
vụ yêu thương con cải, ngược lại,con cái cũng có nghĩa vụ biết ơn, kính trọng,
nghe lời dạy bảo của cha mẹ. Tuy nhiên, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa
anh chị em sẽ có những mâu thuẫn không thể tránh khỏi do sự chênh lệch tuổi
tác, nhu cầu, sở thích riêng của mỗi người. Do vậy, giải quyết mâu thuẫn trong
gia đình là vấn đề cần được mọi người quan tâm, chia sẻ.
c) Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý

Quan hệ hôn nhân, gia đình thực chất khơng phải là vấn đề riêng tư của mỗi
gia đình mà là quan hệ xã hội. Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của
mỗi người, xã hội không can thiệp, nhưng khi hai người đã thỏa thuận để đi
đến kêt hôn, tức là đã đưaquan hệ riêng bước vào quan hệ xã hội, thì phải có sự
thừa nhận của xã hội. điều đó được biển hiện bằng thủ tục pháp lý trong hôn
nhân. Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân là thể hiện sự tôn trọng trong
tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ. trách nhiệm của cá nhân vói gia đình và
xã hội và ngược lại. Đây cũng là biện pháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng
quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn để thỏa mãn những nhu cầu khơng chính
đáng, để bảo vệ hạnh phúc của cá nhân và gia đình. Thực hiện thủ tục pháp lý
trong hônnhân không ngăn cản quyển tự do kết hơn và tự do ly hơn chínhđáng,
mù ngược lại, là cơ sở để thực hiện những quyên đó một cách đầy đủ nhất.
1.4. Quan niệm về chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam
1.4.1. Quan niệm về chế định ly hôn trong thời kỳ phong kiến

Xã hội phong kiến ở Việt Nam trải dài hàng ngàn năm. Trong các quan hệ

xã hội, đặc biệt đối với các quan hệ HN&GĐ, tư tưởng nho giáo thống trị với
những lễ giáo được thể chế trở thành pháp luật. Theo đó, bên cạnh những

13

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

phong tục, tập quán, những quy định của pháp luật mang tính truyền thống tốt
đẹp của dân tộc mà ngày nay vẫn được gìn giữ và phát huy (sự yêu thương, cưu
mang đùm bọc lẫn nhau giữa những người thân thuộc trong gia đình; tình nghĩa
thủy chung của vợ chồng; nghĩa vụ kính trọng, phụng dưỡng của con, cháu đối
với cha mẹ, ơng bà...); thì những tập tục, những quy định thể hiện sự phân biệt
đối xử giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình... cũng
được duy trì như bản chất của xã hội phong kiến “trọng nam, khinh nữ”. Pháp
luật bảo đảm thực hiện quyền yêu cầu ly hôn và căn cứ ly hôn thường chỉ thuộc
về người chồng!

Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật thời Nhà Lê) và Bộ luật Gia Long
(thời nhà Nguyễn) là hai đạo luật của xã hội phong kiến ở Việt Nam (được khảo
cứu còn nguyên vẹn cho đến ngày nay), khi quy định về căn cứ ly hôn đã dựa
trên cơ sở lỗi của vợ, chồng; đặc biệt là “tội”, “lỗi” của người vợ. Theo quy định
về “thất xuất” của Bộ luật Hồng Đức, người chồng buộc phải bỏ (ly hơn) vợ khi
người vợ bị vơ tử (khơng có con), đa ngôn (lắm lời), ghen tuông, gian dâm với
kẻ khác (ngoại tình, khơng chung thủy), có hành vi trộm cắp, bất kính với cha,
mẹ chồng, bị ác tật; trường hợp vợ cả, vợ lẽ phạm vào điều nghĩa tuyệt (thất
xuất) mà người chồng giấu diếm, khơng bỏ (ly hơn) thì bị xử tội biếm, tùy theo
việc nặng nhẹ mà xử.


Quy định về nội dung căn cứ ly hôn của Bộ luật Hồng Đức phản ánh xã hội
và quan điểm lập pháp của nhà nước phong kiến ở Việt Nam thời kỳ này: Phân
biệt đối xử giữa vợ và chồng sâu sắc; thường chỉ có người chồng mới thực hiện
được quyền ly hơn vợ, cịn người vợ thường khơng thực hiện được quyền ly hơn
của mình. Nội dung của căn cứ ly hơn thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và
chồng.

Ở thời kỳ này ly hơn là một việc khó khăn và bất cơng, thường chỉ có người
chồng mới có quyền yêu cầu ly hơn. Người vợ chỉ có thể ly hơn khi bị chồng
đánh bị thương hoặc khi chồng có lỗi nghiêm trọng như ngoại tình, bỏ nhà đi,

14

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

khơng ni dưỡng gia đình...Ly hơn phải có sự chứng nhận của người thân hai
bên và có thể có sự bồi thường hoặc trả lại lễ vật.
1.4.2. Quan niệm về tình trạng ly hơn trong thời đại hiện nay

Trong những thập niên gần đây, tình trạng ly hơn ngày càng gia tăng ở cả các
nước phương Đông và phương Tây. Ly hôn trở nên phổ biến nhất ở các nước
như Mỹ, Anh, Canada và Australia. Một số nước và vùng lãnh thổ có nền kinh tế
phát triển ở Châu Á cũng có tỷ lệ ly hôn khá cao như Hồng Kông, Singapore,
Nhật Bản. Lý thuyết về ly hôn lý giải sự gia tăng của ly hôn là do một số yếu tố
bao gồm: sức hấp dẫn đối với người bạn đời trở nên thấp hơn so với những hy
sinh của cá nhân cho cuộc hơn nhân đó; những rào cản đối với việc ly hơn trở
nên suy yếu (ví dụ như những giá trị đạo đức và tôn giáo, sự kỳ thị xã hội đối
với ly hơn) và con người có những lựa chọn khác thay vì hơn nhân .


Với những thống kê, nghiên cứu về ly hồn trong và ngoài nước cho ta thấy
cuộc sống văn minh ngày nay ly hơn cũng là chuyện “bình thường”. Hơn thế
nữa Luật hơn nhân gia đình năṃ 2014 ( điều 55 và 56) đã quy định căn cứ ly
hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Luật hơn nhân và gia đình trước
nay không quy định những căn cự… ly hôn riêng biêt mà quy định căn cứ ly hôn
chung nhất, dựa vào bản chất củạ quan hê hôn nhân đã tan vỡ.

Nhưng với luật hôn nhân và gia đình 2014 đã có sự̣ lồng ghép, bổ sung quy
định về căn cứ ly hôn vào quy định về thuận tình ly hơṇ cũng như ly hơn theo
u cầu của một bên.̣

Vì một lý do, hồn cảnh nào đó mà hơn nhân ràng buộc làm cho vợ chồng
luôn sống trong cảnh đau khổ, bất hạnh kéo dài thì họ chọn cách ly hơn để giải
thốt và bắt đầu một cuộc sống mới là đúng. Bởi xu hướng sống hiện đại ngày
càng đề cao tính “cá nhân” hơn nhân, gia đình khơng cịn là nơi để hy sinh, chấp
nhận, nhẫn nhục mà phải là nơi đem lại cho mỗi cá nhân một cuộc sống tốt đẹp,
an toàn và có quyền tự do cá nhân.

15

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Suy cho cùng thì hơn nhân chỉ là phương tiện, một cách giúp cho mọi người
mưu cầu hạnh phúc, chứ hôn nhân không đồng nghĩa với hạnh phúc. Thực tế, có
nhiều người sống độc thân khơng lập gia đình họ cũng có cuộc sống tốt đẹp. Có
người ly hơn xong thành mẹ đơn thân hay bố đơn thân một cách vui vẻ, tự do
thoải mái hơn nhiều hoặc có những người lại tìm được hạnh phúc của cuộc đời

mình sau khi trải qua hôn nhân đổ vỡ.

Như vậy, trong quá trình xây dựng gia đình xuất hiện mâu thuẫn tư nhiều lý
do khác nhau, làm cho mục đích hơn nhân khơng đạt được thì ly hơn là một giải
pháp tích cực nhằm việc giải thoát cho vợ và chồng để mỗi bên tự đi tìm và xây
dựng cho mìnḥ hạnh phúc mới.

Có thể nói, ly hơn là sự lựa chọn của hai người cả vợ và chồng hoặc đơn
phương từ một phía chồng hoặc vợ nhưng tình trạng hơn nhân gia tăng và ngày
càng trẻ hóa, việc hôn nhân tan vỡ không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của
gia đình, người thân mà cịn gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Bởi gia đình là tế bào
của xã hội, khi tế bào khơng “khỏe” thì xã hội bị ảnh hưởng nhiều mặt. Sau
những cuộc ly hôn, nhiều trẻ em sống trong cảnh thiếu tình thương và sự chăm
sóc, ni dưỡng của cha hoặc mẹ; nhiều trường hợp cha, mẹ đều không thực
hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, lớn lên nhờ sự cưu mang của người thân; có trường
hợp bị bỏ rơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển nhân cách và lối sống của
trẻ, dẫn tới phát sinh những hành vi vi phạm pháp luật, nảy sinh nhiều vấn đề xã
hội.... Đây cũng là một trong những lý do vì sao mà trong những năm gần đây
tình trạng tội phạm tuổi vị thành niên có xu hướng gia tăng.

Tóm lại, chúng ta có thể thấy được rằng pháp Luật hơn nhân gia đình nóị
chung và pháp Luật về các căn cứ ly hơn nói riêng, từ những năm 1945 đến hiệṇ
nay, các căn cứ ly hôn đã được sửa đổi, cải biên, bổ sung để trở nên hoàn thiêṇ
hơn, phù hợp với từ thời kỳ lịch sử của đất nước. Căn cứ ly hôn được quy định
trong Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 là tiến bợ nhất, bởi vì các quy định vệ̀
căn cứ ly hôn đã được quy định chi tiết rõ ràng hơn đối với từng trường hợp.

16

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ GIA TĂNG
TÌNH TRẠNG LY HÔN TRONG HÔN NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng tình trạng hơn nhân gia đình ở Việt
Nam hiện nay:
2.1.1. Thực trạng kết hôn:
 Xu hướng chung:

Tuổi kết hơn trung bình ngày càng tăng: Theo Tổng điều tra
dân số và nhà ở năm 2019, tuổi kết hơn trung bình của nam giới
là 27,6 tuổi và nữ giới là 25,6 tuổi. So với năm 2024, tuổi kết
hơn trung bình là 30,1 tuổi ở nam và 27,8 tuổi ở nữ.

Nguyên nhân:
+ Tập trung học tập, phát triển sự nghiệp
+ Nâng cao nhận thức về hơn nhân và gia đình
+ Mong muốn có nền tảng kinh tế vững chắc

Tỷ lệ kết hôn giảm: Tỷ lệ dân số kết hôn giảm từ 7,7% năm
2019 đến 7,1% năm 2024.

Nguyên nhân:
+ Ảnh hưởng của dịch Covid-19
+ Thay đổi quan niệm về hôn nhân
+ Tăng chi phí sinh hoạt
+ Xu hướng sống độc thân

Số lượng gia đình một thế hệ tăng: Theo Tổng điều tra dân số

và nhà ở, tỷ lệ gia đình một thế hệ tăng từ 5,2% năm 2019 lên
8,2% năm 2024.
 Một số vấn đề:

- Tình trạng tảo hơn: Vẫn cịn tình trạng tảo hôn, đặc biệt là ở
một số vùng sâu vùng xa, miền núi. Theo báo cáo của UNICEF

17

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

năm 2020, tỷ lệ tảo hôn ở Việt Nam là 11,2% ở nữ giới và 2,4%
ở nam giới.

- Bạo lực gia đình: Bạo lực gia đình vẫn là một vấn đề nhức
nhối. Theo số liệu của Bộ Y tế, năm 2020, có 31,5% phụ nữ từ
15-64 tuổi từng bị bạo lực gia đình ít nhất một lần trong đời.

- Bất bình đẳng giới: Nhiều gia đình vẫn cịn suy nghĩ trọng
nam khinh nữ, tìm mọi cách sinh con trai, coi thường phụ nữ
dẫn đến xung đột trong gia đình.

- Mâu thuẫn thế hệ: trong hôn nhân là vấn đề khá phổ biến ở
Việt Nam hiện nay. Nó xuất phát từ sự khác biệt về quan điểm,
lối sống, giá trị văn hóa giữa các thế hệ, đặc biệt là giữa thế hệ
cha mẹ và thế hệ con cái.

- Hiện tường độc thân: Trong vấn đề Thực trạng hôn nhân ở

Việt Nam hiện nay. Cùng với việc vi phạm điều kiện kết hôn,
hiện tượng không muốn lập gia đình cũng là một hiện tượng hơn
nhân đáng bàn luận. Khơng muốn lập gia đình có thể hiểu là
nam, nữ không muốn tham gia vào mối quan hệ vợ chồng.
Không muốn xác lập quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng. Hiện
tượng trên khởi đầu trong những nước có mức sống cao ở Bắc
Âu, lan sang Bắc Mỹ, ở Châu Á Nhật Bản là quốc gia điển hình.
Ở Việt Nam, hiện nay chưa có con số thống kê về tỉ lệ người
theo xu hướng sống độc thân. Trên thực tế, Trong một thời gian
dài, hiện tượng này trở thành một trào lưu và được nhiều bạn
trẻ hưởng ứng. Nhiều người trở nên tơn sùng “chủ nghĩa độc
thân”.
 Tình trạng thường gặp trong kết hôn:

18

Downloaded by tran quang ()


×