Tải bản đầy đủ (.docx) (296 trang)

Vấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 296 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ QUANG THÀNH

VẤN ĐỀ SỞ HỮU ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ
CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2024

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ QUANG THÀNH

VẤN ĐỀ SỞ HỮU ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ
CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Ngành : Kinh tế chínhtrị
Mã số : 9.31.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Phí VĩnhTường
2. TS. Đinh QuangTy


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi,
cácsố liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học
của luận án chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Nghiên cứu sinh

MỤC LỤC
MỞĐẦU.................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết củađề tài....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu củaluậnán................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu củaluận án..................................................5
4. Phươngphápluận,cáchtiếpcậnvàphươngphápnghiêncứucủaluậnán......................9
5. Đóng góp mới về khoa học củaluậnán...........................................................12
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn củaluậnán..........................................................13
7. Kết cấu củaluậnán.........................................................................................14
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNHNGHIÊN CỨU.......................................17
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứutrong nước.......................................................17
1.1.1. Ảnh hưởng của sở hữu đến hiệu quả kinh tế củadoanhnghiệp..................17
1.1.2. Ảnhhưởngcủacấutrúcsởhữuđếnhiệuquảkinhtếcủadoanhnghiệp...................18
1.1.3. Ảnh hưởng của LLSX đến hiệu quả kinh tế củadoanhnghiệp...................20
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứungồi nước.......................................................21
1.2.1. Ảnh hưởng của sở hữu đến hiệu quả kinh tế củadoanhnghiệp..................21
1.2.2. Ảnhhưởngcủacấutrúcsởhữuđếnhiệuquảkinhtếcủadoanhnghiệp...................26
1.2.3. Ảnh hưởng của LLSX đến hiệu quả kinh tế củadoanhnghiệp...................28
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đếnđềtài.................29
1.4. Nhữngnộidungkếthừavànhữngvấnđềđượcnghiêncứutrongluậnán........................30
Tiểu kếtchương1......................................................................................................32

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ẢNH
HƯỞNG CỦA SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ CỦADOANHNGHIỆP.............................33
2.1. Kháiquátchungvềdoanhnghiệpsảnxuất,sởhữuvàhiệuquả
củadoanhnghiệp.................................................................................................... 33
2.1.1. Khái quát về doanh nghiệpsảnxuất...........................................................33
2.1.2. Khái quát về sở hữu và quan hệsởhữu.....................................................38
2.1.3. Khái quát về tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế củadoanhnghiệp.............39

2.2. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của sở hữu đến hiệu quả của doanh nghiệpsảnxuất.40
2.2.1. Kinh tế chính trị Mác – Lênin về tái sản xuất, tái sản xuấtmởrộng..........40
2.2.2. Một số lý thuyết khác về sở hữu và hiệu quả củadoanhnghiệp.................44

2.3. Vai trò của quan hệ sở hữu đối với hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp
vàc á c t i ê u c h í n h ậ n d i ệ n ả n h h ư ở n g c ủ a q u a n h ệ s ở h ữ u đ ế n h i ệ u q u

kinh tế củadoanhnghiệp.........................................................................................47

2.3.1. Vai trò của quan hệ sở hữu đối với hiệu quả kinh tế của doanh
nghiệpsả nxuấ t................................................................................................... 47
2.3.2. Cáctiêuchínhậndiệnảnhhưởngcủaquanhệsởhữuđếnhiệuquả
kinh tế của doanh nghiệpsảnxuất.......................................................................47
2.4. Khung nghiên cứu về ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của
doanh nghiệpsảnxuất.................................................................................................51
2.4.1. Khung lý thuyết củaluậnán.......................................................................51
2.4.2. Khung phân tích củaluậnán......................................................................52
2.4.3. Khung nghiên cứu của mô hình phân tíchđịnh lượng................................53
2.5. KinhnghiệmTrungQuốcvềgiảiquyếtmốiquanhệgiữasởhữuvà
hiệu quả của doanh nghiệp và bài học kinh nghiệm choViệtNam......................54
2.5.1. Kinh nghiệm củaTrungQuốc....................................................................54
2.5.2. Bài học kinh nghiệm cho việc giải quyết mối quan hệ giữa sở hữuvà

hiệu quả của doanh nghiệp ởViệtNam...............................................................57
Tiểu kếtchương2......................................................................................................60
Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤTVIỆTNAM............................................................................................................. 61
3.1. SựpháttriểncủadoanhnghiệpsảnxuấtViệtNamgiaiđoạn2001-2021........................61
3.1.1. Sự tăng trưởng của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam giai đoạn 2001-2021....61
3.1.2. SựchuyểndịchcơcấusởhữucủadoanhnghiệpsảnxuấtViệtNam
giaiđoạn2001-2021............................................................................................ 68

3.2. Hiệu quả kinhtếcủadoanh nghiệp sản xuấtViệt Namgiai đoạn 2001-2021.....69

3.2.1. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuấtViệtNam..............................69
3.2.2. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
giaiđoạn2001-2021............................................................................................ 77
Tiểu kếtchương3......................................................................................................86
Chương 4: ẢNH HƯỞNG CỦA QUAN HỆ SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤTVIỆTNAM..........................................................87
4.1. Nguồn dữ liệu và mẫunghiêncứu.......................................................................87
4.1.1. Nguồn dữliệu chính..................................................................................87
4.1.2. Mẫunghiêncứu.........................................................................................87
4.2. Mơ hình ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh
nghiệpsảnxuất........................................................................................................... 88
4.2.1. Dạng mơ hìnhcụthể..................................................................................88
4.2.2. Giả thuyếtnghiêncứu................................................................................90
4.2.3. Chiến lượcướclượng................................................................................93
4.3. Kết quả phân tíchđịnhlượng..............................................................................95
4.3.1. Thống kê mô tả mẫunghiêncứu................................................................95
4.3.2. Ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản
xuất Việt Nam giaiđoạn2001-2021......................................................................95
4.3.3. Ảnh hưởng của quan hệ sở hữu trong mối quan hệ với lực lượng

sảnxuấ tđ ến h i ệ u q uả k i n h t ế c ủ a doa nh ng hi ệ ps ả n x u ấ t V iệ t Na m gia
i
đoạn2001-2021.................................................................................................. 99
4.4. Đánhgiáchungvềảnhhưởngcủaquanhệsởhữuđếnhiệuquảkinh
tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam giaiđoạn2001-2021.............................113
4.4.1. Ảnh hưởng của các dạngsởhữu..............................................................113
4.4.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu củanhànước...............................................123
4.4.3. Ảnh hưởng của can thiệp của nhà nước vàosởhữu.................................125
4.5. Những vấn đề đặt ra cần tập trunggiảiquyết....................................................127
Tiểu kếtchương4....................................................................................................130

Chương 5: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM TRONG
BỐICẢNHMỚI.............................................................................................................. 131

5.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệpViệtNam.................131
5.1.1. Bối cảnhtrongnước.................................................................................131
5.1.2. Bối cảnhthếgiới......................................................................................132

5.2. CơhộivàtháchthứcđốivớisựpháttriểncủadoanhnghiệpViệtNam..........................133
5.2.1. Cơhội.....................................................................................................133
5.2.2. Tháchthức..............................................................................................134

5.3. Quan điểm nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt
Nam trong bốicảnh mới...........................................................................................135

5.3.1. Căn cứ đề xuấtquanđiểm........................................................................135
5.3.2. Quanđiểm...............................................................................................140
5.4. Giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sảnxuất
Việt Nam trong bốicảnh mới...............................................................................141

5.4.1. Căn cứ đề xuấtgiảipháp..........................................................................141
5.4.2. Giảiphápthúcđẩyhiệuquảkinhtếcủadoanhnghiệpsảnxuất
ViệtNam......................................................................................................... 141
Tiểu kếtchương5....................................................................................................146
KẾTLUẬN............................................................................................................ 147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦATÁCGIẢ.....................................149
DANH MỤC TÀI LIỆUTHAMKHẢO.................................................................150
PHỤLỤC.......................................................Pl.1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa
BĐKH Biến đổi khí hậu
CP Chính phủ
CPH Cổ phần hóa
CNH-HĐH Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CTCP Cơng ty cổ phần
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DNĐTNN Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNSX Doanh nghiệp sản xuất
ĐMCN Đổi mới công nghệ
ĐTDN Điều tra doanh nghiệp
GMM Phương pháp ước lượng các khoảnh khắc tổng quát
GTNC Giả thuyết nghiên cứu
HNQT Hội nhập quốc tế
HQĐR Hiệu quả đầu ra
HTTC Hình thức tổ chức

LLSX Lực lượng sản xuất
MNCs Các công ty đa quốc gia
NSLĐ Năng suất lao động
NLCT Năng lực cạnh tranh
QHSX Quan hệ sản xuất
QHSH Quan hệ sở hữu
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTK Tổng cục Thống kê

TFP Năng suất nhân tố tổng hợp
TPKT Thành phần kinh tế
TNH Tư nhân hóa
VCĐ Vốn cố định
VLĐ Vốn lưu động

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các tiêu chí và chỉ báo nhận diện ảnh hưởng của QHSHđếnHQKT........48
Bảng 3.1: DNSX Việt Nam hoạt động theoTPKT,2001-2021..................................63
Bảng 4.1: Tóm tắt ảnh hưởng của hình thức sởhữu,2001-2021..............................114
Bảng4.2:TómtắtảnhhưởngcủaTPKTtrongmốiquanhệvớiLLSX,2001-2021...............117
Bảng 4.3: Tóm tắt ảnh hưởng của HTTC SXKD trong mối quan hệ với LLSX,

2001-2021................................................................................................... 121
Bảng 4.4: Tóm tắt ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu nhà nước trong mối quan hệ với

LLSX,2006-2021........................................................................................124
Bảng 4.5: Tóm tắt ảnh hưởng của can thiệp của nhà nước vào sở hữu trong

mối quan hệ vớiLLSX,2006-2021...............................................................126


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Hình 2.1: LLSX, QHSX và hiệu quả củadoanhnghiệp.............................................43
Hình 2.2: Khung lý thuyết củaluận án......................................................................52
Hình 2.3: Khung phân tích củaluậnán......................................................................53
Hình 3.1: Lao động của DNSX Việt Nam theoTPKT,2001-2021.............................64
Hình 3.2: Tài sản của DNSX Việt Nam theo TPKT (tỷđồng),2001-2023.................65
Hình3.3:VốnchủsởhữucủaDNSXViệtNamtheoTPKT(tỷđồng),2001-2021.................65
Hình 3.4: Cơ cấu TPKT của DNSX Việt Nam(%),2001-2021.................................68
Hình3.5:CơcấuhìnhthứctổchứcSXKDcủaDNSXViệtNam(%),2001-2021.................69
Hình 3.6: Sức sinh lời bình quân của 1 lao động của DNSX Việt Nam theo

TPKT (triệuđồng),2001-2021........................................................................70
Hình 3.7: NSLĐ của DNSX Việt Nam theo TPKT (triệuđồng),2001-2021..............71
Hình 3.8: Hiệu suất tiền lương của DNSX Việt Nam theo TPKT (triệu đồng), 2001-

2021.............................................................................................................. 71
Hình 3.9: Sức sinh lời của 1 đồng VCĐ của DNSX Việt Nam theo TPKT

(triệuđồng),2001-2021................................................................................... 72
Hình 3.10: Sức sinh lời của 1 đồng VLĐ của DNSX Việt Nam theo TPKT

(triệuđồng),2001-2021................................................................................... 72
Hình 3.11: ROA của DNSX Việt Nam theoTPKT,2001-2021.................................73
Hình 3.12: ROE của DNSX Việt Nam theoTPKT,2001-2021..................................74
Hình 3.13: ROS của DNSX Việt Nam theoTPKT,2001-2021..................................74
Hình 3.14: TFP của DNSX Việt Nam theoTPKT,2006-2021...................................75

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đềtài
Phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là

nội dung cốt yếu, then chốt trong đường lối chính trị và con đường đổi mới đi lên chủ
nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam. Hiện thực hóa mơ hình này địi hỏi những điều kiện
gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể, trong đó nhận thức về lý luận và hành
động thực tiễn hợp quy luật là cực kỳ quan trọng.
Hiệu quả kinh tế (bao gồm hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và hiệu quả đầu ra
(HQĐR)) của doanh nghiệp là chủ đề quan trọng trong phát triển kinh tế của các quốc gia,
trong lựa chọn mơ hình kinh tế và chính sách kinh tế. Đây là chủ đề xuyên suốt trong kinh
tế chính trị học về phát triển, cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam,
hiệu quả kinh tế (HQKT) nói riêng, hiệu quả nói chung của doanh nghiệp cũng là chủ đề
cốt lõi của mơ hình KTTT định hướng XHCN, trong đó liên quan đến nhận thức, đánh giá
về vị trí, vai trị của các loại hình doanh nghiệp, mối quan hệ giữa chúng trong chỉnh thể
nền kinh tế, xu hướng vận động và phát triển của chúng trên con đường tiến lên CNXH.
Và, HQKT của doanh nghiệp cũng cịn liên quan đến chủ trương, chính sách phát triển
qua các giai đoạn lịchsử.
Vấn đề sở hữu với tư cách là quan hệ sở hữu (QHSH) đối với HQKT củadoanh
nghiệp(DN)ởViệtNamcũngnhưtrênthếgiới,cảởcác nướcđang phát triểnvà các nướcphát
triển,là chủ đề quantrọng,được đề cậpthường xun, xunsuốttrongcácgiaiđoạn phát triển
của các nền kinh tế.Tuynhiên nhìnchung,cịn nhiềutranhluận xungquanhvấn đềsởhữu đối với
hiệu quả củadoanh nghiệp.Cụthể:

Thứ nhất, phải chăng cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của QHSH đến HQKT
của doanh nghiệp là: (1) QHSH về tư liệu sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
của doanh nghiệp thơng quavai trị là điều kiệncho các yếu tố thuộc về LLSX hoạt
động trong quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, và (2) với tư cách là
môitrường cho sự phát triển của sự sản xuất, QHSH về tư liệu sản xuất thông qua
LLSX mà ảnh hưởng đến hiệu quả kinhtế.

1

Thứ hai, đánh giáHQKTcủadoanhnghiệp nêndựatrêncác chỉsốnào?Từđótrả

lờicho câuhỏi loại hìnhdoanhnghiệp nàocóHQKThơnloại hình doanh nghiệp kia?
Thứ ba, mức độ ảnh hưởng của QHSH đến HQKT của doanh nghiệp sản xuất
(DNSX) như thế nào?
Thứ tư, phảichăng QHSHcó thểđược nghiêncứu dưới haigócđộ: (1)các hình
thứcsởhữu củadoanh nghiệp,và(2) cấutrúcsởhữutrong doanh nghiệpnhấtđịnh?
Tất cả những vấn đề trên nên được đánh giá, luận giải thế nào gắn với điều kiện
lịch sử cụ thể ở Việt Nam? Như vậy, một câu hỏi nghiên cứu then chốt được đặt ra: QHSH
có ảnh hưởng như thế nào đến HQKT của DNSX ViệtNam?
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu trên đây, nghiên cứu sinh cho rằng rất cần
nghiên cứu sâu trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính
trị. Chính vì thế, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề“Vấn đề sở hữu đối với hiệu quả
của doanh nghiệp Việt Nam”để làm luận án tiếnsĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luậnán
Mục tiêu nghiêncứu
Phân tích ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản
xuất Việt Nam; từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả của doanh
nghiệp sản xuất Việt Nam trong bối cảnhmới.
Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu then chốt của luận án: Quan hệ sở hữu có ảnh hưởng như thế
nào đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam?
Câu hỏi nghiên cứu phụ số 1: Quan hệ sở hữuriêng nócó ảnh hưởng như thế nào
đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam?
Câu hỏi nghiên cứu phụ số 2: Quan hệ sở hữutrong mối liên hệvới các yếu tố thuộc
về lực lượng sản xuất (LLSX) như quy mô lao động, quy mơ vốn có ảnh hưởng như thế
nào đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất ViệtNam?
Đối với câu hỏi nghiên cứu phụ số 1 “Quan hệ sở hữutự nócó ảnh hưởng như thế
nào đến HQKT của DNSX Việt Nam?”, có các nhóm giả thuyết nghiên cứu (GTNC) như
sau:

Nhóm giả thuyết nghiên cứu1.1:

GTNC 1.1.1: DN thuộc KTNN có tương quan thuận với HQKT. GTNC
1.1.2: DN thuộc KTTN có tương quan thuận với HQKT. GTNC 1.1.3:
DN thuộc KTĐTNN có tương quan thuận với HQKT.Nhóm giả thuyết
nghiên cứu1.2:
GTNC 1.2.1: DN là DNNN có tương quan thuận với HQKT. GTNC
1.2.2: DN là DNTN có tương quan thuận với HQKT. GTNC 1.2.3:
DN là KTĐTNN có tương quan thuận với HQKT.Nhóm giả thuyết
nghiên cứu1.3:
GTNC 1.3.1: Về TPKT, DN thuộc KTNN tỏ ra kém HQKT hơn DN thuộc KTTN. GTNC
1.3.2: Về TPKT, DN thuộc KTĐTNN tỏ ra HQKT hơn DN thuộc KTNN[94][94][94].
GTNC 1.3.3: Về TPKT, DN thuộc KTĐNN tỏ ra HQKT hơn DN thuộc KTTN[94][94]
[94] [94] [94] [94].
GTNC 1.3.4: Về loại hình tổ chức SXKD, DNNN tỏ ra kém HQKT hơn DNTN.
GTNC 1.3.5: Về loại hình tổ chức SXKD, DNĐTNN tỏ ra HQKT hơn DNNN. GTNC
1.3.6: Về loại hình tổ chức SXKD, DNĐTNN tỏ ra HQKT hơn DNTN.Nhóm giả
thuyết nghiên cứu 1.4:
GTNC 1.4.1:Tỷlệ vốn nhà nước có quan hệ thuận chiều với HQKT của DNSX
ViệtNam.
GTNC 1.4.2: Can thiệp của nhà nước vào cấu trúc sở hữu có quan hệ thuận chiều với
HQKT của DNSX Việt Nam.

Đối với câu hỏi nghiên cứu phụ số 2 “Quan hệ sở hữu trong mối liên hệ với những
yếu tố của LLSX có ảnh hưởng như thế nào đến HQKT của DNSX Việt Nam?”, có các
nhóm GTNC như sau:

Nhóm giả thuyết nghiên cứu 2.1:
GTNC 2.1.1: Xét theo TPKT, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mơ lao động và
HQKT của doanh nghiệp thuộc KTNN.
GTNC2.1.2:Xét theoTPKT,cómốiquan hệthuậnchiều giữaquy môvốn và HQKTcủa doanh
nghiệpthuộcKTNN.


GTNC 2.1.3: Xét theo TPKT, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô lao động và
HQKT của doanh nghiệp thuộc KTTN.
GTNC 2.1.4: Xét theo TPKT, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô vốn và HQKT của
doanh nghiệp thuộc KTTN.
GTNC 2.1.5: Xét theo TPKT, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô lao động và
HQKT của doanh nghiệp thuộc KTĐNN.
GTNC 2.1.6: Xét theo TPKT, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô vốn và HQKT của
doanh nghiệp thuộc KTĐTNN.

Nhóm giả thuyết nghiên cứu 2.2:
GTNC 2.2.1: Xét theo hình thức tổ chức SXKD, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô
lao động và HQKT của DNNN.
GTNC 2.2.2: Xét theo hình thức tổ chức SXKD, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô
vốn và HQKT của DNNN.
GTNC 2.2.3: Xét theo hình thức tổ chức SXKD, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô
lao động và HQKT của DNTN.
GTNC 2.2.4: Xét theo hình thức tổ chức SXKD, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô
vốn và HQKT của DNTN.
GTNC 2.2.5: Xét theo hình thức tổ chức SXKD, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô
lao động và HQKT của DNĐNN.
GTNC 2.2.6: Xét theo hình thức tổ chức SXKD, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mơ
vốn và HQKT của DNĐTNN.

Nhóm giả thuyết nghiên cứu 2.3:
GTNC 2.3.1: Tỷ lệ vốn nhà nước trong mối quan hệ với quy mô lao động có ảnh hưởng
thuận chiều đến HQKT của DNSX Việt Nam.
GTNC 2.3.2: Tỷ lệ vốn nhà nước trong mối quan hệ với quy mơ vốn có ảnh hưởng thuận
chiều đến HQKT của DNSX Việt Nam.
GTNC 2.3.3: Can thiệp của nhà nước vào cấu trúc sở hữu trong mối quan hệ với quy

mơ lao động có ảnh hưởng thuận chiều đến HQKT của DNSX ViệtNam.
GTNC 2.3.4: Can thiệp của nhà nước vào cấu trúc sở hữu trong mối quan hệ với quy
mơ vốn có ảnh hưởng thuận chiều đến HQKT của DNSX ViệtNam.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu, lý thuyết và thực tiễn từ đó chỉ rõ cơ sở
lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của QHSH đến HQKT của DNSX

Thứ hai,phân tích HQKT của DNSX Việt Nam
Thứ ba, phân tích ảnh hưởng của QHSH đến HQKT của DNSX Việt Nam
Thứ tư,chỉ rõ bối cảnh trong nước và quốc tế, cơ hội và thách thức đối với vấn đề
sở hữu và hiệu quả của DNSX Việt Nam
Thứ năm, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả của DNSX Việt
Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận
án Đối tượng nghiêncứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của QHSH đến HQKT của doanh
nghiệp.
Phạm vi nghiên
cứuPhạm vi về nội
dungSở hữu
Sở hữu được nghiên cứu trong luận án là QHSH về tư liệu sản xuất hoặc về vốn,
biểu hiện cụ thể dưới dạng: (1) các hình thức sở hữu của doanh nghiệp, và (2) cấu trúc sở
hữu trong doanh nghiệp nhất định. Trong đó, các hình thức sở hữu được tiếp cận dưới góc
độ thành phần kinh tế và hình thức tổ chức (HTTC) sản xuất kinh doanh (SXKD) (hình
thức pháp lý) của doanh nghiệp. Cấu trúc sở hữu được đề cập dưới góc độ là tỷ lệ vốn nhà
nước trong một loại hình doanh nghiệp nhất định. Ngồi ra, luận án cũng nghiên cứu ảnh
hưởng của can thiệp của nhà nước vào cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp thể hiện ở cổ
phần chi phối mà nhà nước nắm giữ tại một loại hình doanh nghiệp nhấtđịnh.
Cụthể, trongluậnánnày,thànhphần kinhtếđượcnghiêncứu baogồm(Phụ lục1):

(1) Kinh tế nhà nước (KTNN) (gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, DNNN
(DNNN) đã khoán, cho thuê (sở hữu vẫn thuộc nhà nước); liên doanh mà các bên
tham gia đều là DNNN; liên doanh mà nhà nước chiếm cổ phần lớn và người đầutư

nước ngoài chiếm phần rất nhỏ); (2) Kinh tế tư nhân (KTTN) (gồm: Các doanh nghiệp
đăng ký theo Luật Doanh nghiệp (DNTN, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty
cổ phần (CTCP) khơng có vốn nhà nước), liên doanh với TPKT tập thể và tiểu chủ trong
đó TPKT tư bản tư nhân chiếm nguồn vốn lớn nhất; các liên doanh giữa KTNN và tư bản
tư nhân trong nước, trong đó tư nhân trong nước chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất và liên
doanh với tư bản tư nhân nước ngoài trong đó KTTN trong nước chiếm tỷ trọng lớn nhất);
và (3) Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi (KTĐTNN) (gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài và các liên doanh với các doanh nghiệp trong nước mà nước ngoài chiếm tỷ trọng
vốn lớnnhất).

Các hình thức tổ chức SXKD được nghiên cứu bao gồm: (1) DNNN, bao gồm DN
100% vốn nhà nước, DN nhà nước khác (DN tư nhân, DN cổ phần có vốn nhà nước lớn
hơn 50% hoặc nhà nước có chi phối); (2) DN tư nhân; (3) DN cổ phần; (4) Doanh nghiệp
liên doanh với nước ngoài (DN 100% vốn nước ngồi, DN liên doanh với nước ngồi có
vốn nhà nước, DN liên doanh với nước ngoàikhác).

Trong luận án này, cấu trúc sở hữu dưới góc độ là tỷ lệ phần trăm vốn nhà nước
trong các hình thức doanh nghiệp sau: (1) CTCP, cơng ty TNHH có vốn nhà nước (VNN)
trên 50%; (2) CTCP có VNN <50% nhưng Nhà nước có cổ phần chi phối; (3) Cơng ty
TNHH có VNN dưới 50%; và (4) CTCP có VNN dưới 50%.

Sự can thiệp của nhà nước vào cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp thể hiện ở cổ phần
chi phối mà nhà nước nắm giữ tại các loại hình doanh nghiệp sau: (1) CTCP có vốn nhà
nước <=50% nhưng Nhà nước có chi phối; và (2) CTCP có vốn nhà nước <= 50% và Nhà
nước khơng chiphối.


Hiệu quả
Hiệu quả của doanh nghiệp được xem xét trong luận án là hiệu quả hoạt động kinh
tế (gọi tắt, hiệu quả kinh tế), bao gồm hiệu quả đầu ra và hiệu quả sử dụng đầu vào như
sau: (1) Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng lao động (sức sinh lời bình quân của một
lao động, năng suất lao động (NSLĐ), hiệu suất tiền lương), hiệu quả sử dụng vốn cố định
(sức sinh lời của 1 đồng vốn cố định), hiệu
quảsửdụngvốnlưuđộng(sứcsinhlờicủa1đồngvốnlưuđộng);(2)Nhómchỉsố

đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, bao gồm: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA),tỷsuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE); và (3) Chỉ số đánh giá hiệu quả đầu vào tổng hợp: Năng suất yếu tố tổng
hợp(TFP).

LLSX
LLSX trong luận án được nghiên cứu dưới hai hình thức: (1) quy mơ vốn,v à

(2) quy mô lao động của doanhnghiệp.
Giới hạn nghiên cứu
Trong luận án này, trước hết, doanh nghiệp được giả định có mục tiêu tối thượng,
lâu dài và nhất quán là tối đa hóa lợi nhuận.Thứ hai, doanh nghiệp sở hữu những nguồn
lực nhất định và giới hạn được huy động và phân bổ thông qua QHSH về tư liệu sản
xuất.Thứ ba, doanh nghiệp, ứng với QHSH về tư liệu sản xuất, có một quan hệ tổ chức và
quản lý sản xuất nhất định, vàthứ tư, ứng với hai quan hệ nêu trên, doanh nghiệp duy trì
một quan hệ phân phối sản phẩm lao động tương ứng. Trong ngữ cảnh này, một cách vắn
tắt, luận án nghiên cứu ảnh hưởng của QHSH (dưới hai nội dung: (1) các hình thức sở hữu
của doanh nghiệp, và (2) cấu trúc của sở hữu trong doanh nghiệp nhất định) đến HQKT
(bao gồm hiệu quả sử dụng đầu vào và hiệu quả đầu ra) của DNSX ViệtNam.
Luận án khơng đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sở hữu, các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ
tương tác - nhận thức giữa sở hữu và hiệu quả của doanh nghiệp.

Luận án không nghiên cứu 19 tập đồn, tổng cơng ty thuộc quyền quản lý của Ủy
ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (được thành lập theo Nghị quyết số 09/NQ-
CP của Chính phủ, ngày 3/2/2018) bởi các đơn vị kinh tế này có quy mơ cực lớn so với
phần đơng các doanh nghiệp Việt Nam còn lại. Đây là những quan sát ngoại lệ (outlier)
trong nghiên cứu thống kê, cần được nghiên cứu riêng. Bên cạnh đó, trong thời gian qua,
các đơn vị kinh tế này hoạt động với những mục tiêu và phục vụ nhiệm vụ chính trị rõ rệt
cần được nghiên cứu trong những chủ đề riêngsâu.

Phạm vi về thời gian
Luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2001-2021 và với tầm nhìn đến năm
2045. Năm 2001 là năm đầu tiên Tổng cục Thống kê chính thức cơng bố dữ liệu Điều tra
doanh nghiệp (ĐTDN), năm 2021 là năm gần nhất mà luận án có thể tiếp cận với Điều tra
doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố. Các giải pháp đề xuất đến năm
2030 và với tầm nhìn đến năm2045.
Phần phân tích thực trạng trong Chương 3 tập trung vào khai thác dữ liệu trong giai
đoạn 2001-2021. Trong Chương 4, việc phân tích định lượng về ảnh hưởng của các hình
thức sở hữu đến HQĐR được thực hiện với dữ liệu trong giai đoạn 2001-2021; phân tích
định lượng về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến HQĐR được thực hiện với dữ liệu trong
giai đoạn 2006-2021 (do thông tin về tỷ lệ sở hữu của nhà nước có thể khai thác trong giai
đoạn 2006-2021); phân tích định lượng về ảnh hưởng của can thiệp của nhà nước vào sở
hữu đến HQĐR được thực hiện với dữ liệu trong giai đoạn 2006-2021 do thông tin can
thiệp của nhà nước vào sở hữu chỉ tồn tại trong kết quả ĐTDN từ năm 2006; phân tích
định lượng về ảnh hưởng của QHSH đến hiệu quả đầu vào (TFP) được thực hiện với dữ
liệu trong giai đoạn 2006-2021 do khả năng kết nối dữ liệu hàng năm thành bộ dữ liệu
bảng chỉ có thể thực hiện được với giai đoạn này, ngồi ra u cầu về ước lượng tính tốn
TFP cũng địi hỏi phải được thực hiện trên dữ liệu bảng.
Phạm vi về không gian
- Luậnántậptrungnghiêncứungànhchếbiếnvàchếtạo,gọitắtlàngànhsảnxuất.Cácdoan
hnghiệptrongngànhsảnxuấtđượcgọitắtlàcácdoanhnghiệpsảnxuất.
Luận án nghiên cứu ngành sản xuất, bao gồm 24 ngành ở cấp độ 2 chữ số như sau

(với mã ngành tương ứng): (1) thực phẩm (mã 10), (2) đồ uống (mã 11), (3) thuốc lá (mã
12), (4) dệt (mã 13), (5) may mặc (mã 14), (6) da và các sản phẩm liên quan (mã 15), (7)
gỗ và các sản phẩm từ gỗ (mã 16), (8) giấy và sản phẩm giấy (mã 17), (9) in và sao chép
các loại bản ghi (mã 18), (10) than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế (mã 19), (11) hóa chất
và sản phẩm hóa chất (mã 20), (12) dược phẩm, hóa dược (mã 21), (13) sản phẩm cao su
và nhựa (mã 22), (14) các sản phẩm khoángsản

phi kim loại khác (mã 23), (15) kim loại cơ bản (mã 24), (16) sản phẩm kim loại chế tạo
(mã 25), (17) sản phẩm máy tính, điện tử và quang học (mã 26), (18) thiết bị điện (mã 27),
(19) máy móc và thiết bị khác chưa được phân loại (mã 28), (20) xe cơ giới, rơ moóc và
sơ mi rơ moóc (mã 29), (21) Sản xuất phương tiện vận tải khác (mã 30), (22) nội thất (mã
31), (23) sửa chữa và lắp đặt máy móc, thiết bị (mã 33), và (24) các ngành sản xuất khác
(mã34).

- Luận án nghiên cứu các DNSX hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hoạt
động trong lãnh thổ ViệtNam.
- ChủthểnghiêncứucủaluậnánlàchủsởhữucủacácloạihìnhDNSX.

4. Phươngphápluận,cáchtiếpcậnvàphươngphápnghiêncứucủaluậnán
4.1. Phương pháp luận và cách tiếpcận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng trong các phân tích, khảo
sát, lập luận và kết luận.
Luận án tiếp cận dựa trên lý luận Kinh tế chính trị Mác – Lênin về QHSX và LLSX
trong sản xuất và tái sản xuất mở rộng, vận dụng công cụ phân tích hồi quy để kiểm định
các giả thuyết nghiên cứu, kết hợp với kiến thức của kinh tế học phát triển, kinh tế học
thểchế.
4.2. Phương pháp nghiêncứu
Luận án sử dụng cả phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích
định lượng. Cụ thể như sau:
Phương pháp phân tích định tính

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong nghiên cứu là bỏ qua, đặt
sang một bên những cái ngẫu nhiên, tạm thời, không phổ biến ra khỏi quá trình kinh tế
đang được tập trung nghiên cứu, hoặc là tạm thời không nghiên cứu một số yếu tố nào đó
nhằm tách bạch ra những cái điển hình, ổn định, phổ biến trong quá trình kinh tế đang
được nghiên cứu, nhờ vậy mà nắm được bản chất của quá trình kinh tế đó. Phương pháp
trừu tượng hóa khoa học được dùng trong tất cả các phần của luận án, là phương pháp bao
trùm của luận án.


×