Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Kiểm tra, giám sát dự án vùng dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.37 KB, 129 trang )

ỦY BAN DÂN TỘC

BẢN
DỰ THẢO

TÀI LIỆU

CHUYÊN ĐỀ 16

KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO VIỆC TỔ
CHỨC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH

MTQG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

(Lưu hành nội bộ - Nhóm Cán bộ)

Hà Nội 2023

MỤC LỤC

I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ..................1
1. Sự cần thiết phải theo dõi và đánh giá dự án................................................1
1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................1
1.2. Mục đích của việc theo dõi và đánh giá.........................................................6
2. Chủ thể theo dõi và đánh giá dự án...............................................................7
3. Thu thập thông tin đánh giá dự án................................................................8
4. Tổ chức đánh giá dự án.................................................................................10
5. Phương pháp phân tích trong đánh giá dự án (chủ yếu là phương pháp so sánh)

13


II. NỘI DUNG, CÁCH THỨC, QUY TRÌNH THỰC HIỆN THEO DÕI,
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA..........16
1. Văn bản liên quan..........................................................................................16
2. Theo dõi thực hiện chương trình..................................................................16
2.1. Trách nhiệm theo dõi Chương trình mục tiêu quốc gia như sau..................16
2.2. Nội dung theo dõi thực hiện chương trình...................................................17
2.3. Quy trình theo dõi thực hiện Chương trình..................................................19
3. Kiểm tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.................................22
3.1. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra Chương trình mục tiêu quốc gia...............22
3.2. Nội dung kiểm tra.........................................................................................23
3.3. Quy trình kiểm tra chương trình...................................................................24
4. Đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.................................25
4.1. Trách nhiệm thực hiện đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia...............25
4.2. Nội dung đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia....................................25
4.3. Quy trình đánh giá thực hiện chương trình..................................................27

5. Giám sát đầu tư của cộng đồng....................................................................29

5.1. Khái niệm Giám sát đầu tư cộng đồng.........................................................29

5.2. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng.....................................................29

5.3. Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng.........................30

5.4. Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng..........................................................31

5.5. Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng.......................................................32

5.6. Giám sát đầu tư của cộng đồng đối với Chương trình, các dự án đầu tư
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia................................................................33

6. Chi phí thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư...............................................34
6.1. Kinh phí thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư...............................................34

6.2. Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư..................................................34

6.3. Nội dung và mức chi theo dõi, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia...36
6.4. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư.....................................37

III. BỘ CHỈ SỐ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ VÀ HỆ THỐNG CÁC BIỂU
MẪU THU THẬP THÔNG TIN, BÁO CÁO KẾT QUẢ..................................39
1. Thiết lập chỉ số theo dõi, đánh giá thực hiện chương trình.......................39

1.1. Thiết lập chỉ số, biểu mẫu và hệ thống giám sát, đánh giá Chương trình mục
tiêu quốc gia........................................................................................................39
1.2. Thiết lập Hệ thống giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia......39

1.3. Báo cáo về giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia..................40

2. Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá thực hiện chương trình..................................41

2.1. Các chỉ số chủ yếu........................................................................................41
2.2. Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các dự án thành phần..........47

IV. HỆ THỐNG BIỂU MẪU THU THẬP THÔNG TIN, BÁO CÁO THEO
DÕI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH..............................................................47
1. Thu thập thông tin, cập nhật số liệu, báo cáo của đơn vị thực hiện.........47

2. Thu thập, tổng hợp thông tin, báo cáo ở cấp xã.........................................53

3. Tổng hợp thông tin, báo cáo ở cấp huyện...................................................56

4. Tổng hợp thông tin và báo cáo ở cấp tỉnh...................................................74
V. MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ THU THẬP, TỔNG HỢP, XỬ LÝ
THÔNG TIN VÀ VIẾT BÁO CÁO...................................................................81
1. Kỹ năng cơ bản về thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin..........................81
1.1. Thu thập và xử lý thông tin..........................................................................81
1.2. Một số kỹ năng thu thập và xử lý thông tin..................................................84
1.3. Những trở ngại trong quá trình thu thập và xử lý thông tin.......................102
2. Kỹ năng viết báo cáo...................................................................................103
2.1. Ý nghĩa của hoạt động viết báo cáo...........................................................103
2.2. Các loại báo cáo và yêu cầu của báo cáo...................................................105
2.3. Các bước viết báo cáo................................................................................111
2.4. Các lỗi thường gặp trong viết báo cáo........................................................117
2.5. Các kỹ năng cần rèn luyện.........................................................................119
2.6. Xây dựng kế hoạch phát triển kỹ năng viết báo cáo...................................120
VI. TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN VÀ GIẢI ĐÁP............................................121

I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ

1. Sự cần thiết phải theo dõi và đánh giá dự án

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm dự án

Dự án là gì?

Dự án là một tập hợp các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể,
trong một khoảng thời gian nhất định, với những tiêu phí về tài chính và tài
nguyên đã được xác định trước.


Đặc điểm

- Phải có thời điểm khởi điểm và kết thúc rõ ràng: Bất cứ một dự án nào
cũng phải đặt trong khoảng thời gian xác định, vì nó sẽ kéo theo các yếu tố về
lao động, vật tư, tiền vốn, thời vụ, các yếu tố về mơi trường kinh tế, chính trị, xã
hội…

- Phải có kế hoạch cụ thể để đạt được các mục tiêu nhất định: Mỗi dự án
đều phải có kế hoạch riêng, kế hoạch này với một khung thời gian kể từ thời
điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc dự án.

- Dự án thường bị ràng buộc bởi nguồn lực: Nguồn lực gồm: nhân lực,
vật lực, tài lực... Các nguồn lực này đã được xác định từ trước và tổ chức huy
động từ nhiều nguồn khác nhau. Một trong những nhiệm vụ của quản lý dự án là
đảm bảo cho các nguồn lực sử dụng hiệu quả, đây cũng là tiêu chí đánh giá mức
độ thành công của dự án.

- Về phương diện quản lý: Dự án được thực hiện bởi sụ đóng góp cơng sức
và trí tuệ của một nhóm người, bộ máy quản lý chỉ tồn tại trong giai đoạn dự án.

- Dự án nhằm tạo ra sự thay đổi để đáp ứng các nhu cầu đã nêu ra: Xuất
phát ban đầu là một ý tưởng, một nhu cầu thiết thực nào đó, dự án phải có mục
tiêu rõ rệt nhằm tạo ra một sự tiến bộ hơn hoặc một điều gì đang mong đợi chưa
từng có ở hiện tại, nên việc quản lý dự án có những tính chất riêng khác biệt với
các hoạt động thường xuyên.

- Dự án thường được thực hiện trong một bối cảnh không chắc chắn: Tất
cả các dự án đều được triển khai trong một môi trường ln biến động nên có thể

1


có những rủi ro, bất chắc. Nên người quản lý cần phân tích, đánh giá và ước
lượng các rủi ro, dự kiến và lựa chọn các giải pháp cho một tương lai bất định.
Cần theo dõi, giám sát để kịp thời điều chỉnh nhằm đảm bảo cho dự án đi đến
thành công.

- Dự án thường có nhiều thay đổi: Do thường có nhiều rủi ro, bất định nên
dự án thường hay phải thay đổi, đó là thay đổi trong các giai đoạn của chu trình
dự án, thay đổi do yêu cầu của khách hàng, đối tác, khách hàng, của tiến bộ khoa
học kỹ thuật, thay đổi về nhân sự và môi trường làm việc. Đòi hỏi người quản lý
phải năng động và sáng tạo.

1.1.2. Khái niệm theo dõi và đánh giá

Trong bối cảnh một dự án phát triển, khái niệm “Theo dõi” có nghĩa là
kiểm tra tiến độ của một dự án đang tiến hành, trong khi khái niệm “Đánh giá”
là đánh giá kết quả dự án khi dự án đó đã kết thúc. Thuật ngữ “Đánh giá” đơi khi
cũng sử dụng trong suốt giai đoạn lập kế hoạch dự án.

Trong phương pháp “Quản lí chu kì dự án”, thuật ngữ “Theo dõi” và
“Đánh giá” được định nghĩa như sau:

Thuật ngữ “Theo dõi”: Một quy trình liên tục được thiết kế để kiểm tra,
kiểm sốt tiến độ của một dự án so với kế hoạch đã định ra và chỉnh sửa dự án
nếu cần. Theo dõi những kết quả đạt được của dự án, tập trung vào “những hoạt
động”, “kết quả” và “mục đích của dự án”, điều chỉnh hay thay đổi “những hoạt
động” hay một số khía cạnh khác nếu cần, sau khi cân nhắc “yếu tố đầu vào” và
“những điều kiện bên ngoài”.

Các khía cạnh cần được xem xét khi theo dõi:


- Các công việc đã và đang thực hiện.

- Các chỉ số chỉ báo cần phải theo dõi giám sát.

- Hệ thống theo dõi, giám sát và báo cáo.

- Các chi phí: Chi phí thực so với chi phí dự trù (tạm ứng và quyết tốn).

- Tính hiệu quả và hiệu năng của từng phần dự án (chi phí- kết quả).

- Sự hợp tác và sự phối hợp của các bên (cơ chế phối hợp và hiệu quả thực

tế).

- Sự tin tưởng lẫn nhau (mâu thuẫn và xung đột).

- Kết quả có khớp với mục tiêu dự trù khơng (mục tiêu và kết quả thực).

- Những thay đổi và điều chỉnh cần thiết (điều chỉnh kế hoạch, thoả thuận,
phương thức quản lý,...).

- Người thực hiện có nhận biết trách nhiệm, quyền hạn khi giải quyết vấn đề
phát sinh?

Thuật ngữ “Đánh giá”: Một quy trình được thiết kế để xách định những
kết quả của một dự án đang tiến hành hay đã hoàn tất quy thành tiêu chuẩn và
đưa ra những kiến nghị về những giai đoạn tiếp của dự án trong tương lai, cũng
như rút ra những bài học kinh nghiệm cho những dự án khác.


Tiêu chuẩn bao gồm:

- Thành quả dự án (tập trung vào sự thay đổi giữa những “yếu tố đầu vào”
và “yếu tố đầu ra”).

- Hiệu quả dự án.

- Ảnh hưởng của dự án.

- Tính bền vững của dự án.

- Sự xác đáng của dự án (tập trung vào vấn đề mục đích của dự án và mục
tiêu tổng thể có giống như mục tiêu tại thời điểm đánh giá hay không?).

Trong phương pháp quản lí chu kì dự án dựa trên đánh giá, thông tin, dữ
liệu được thu thập và phân tích theo các tiêu chuẩn đánh giá trên, mỗi chỉ tiêu sẽ
rút ra được một kết luận. Một đánh giá tổng hợp của một dự án dựa trên các chỉ
tiêu, thay vì chỉ đánh giá đơn lẻ mức độ của những kết quả đạt được trong những
mục của tiêu dự án. Trong chu kì dự án, việc theo dõi diễn ra xuyên suốt quá
trình thực hiện dự án trong khi đánh giá lại tiến hành vào lúc hoàn tất dự án hoặc
nhiều năm sau theo dõi.

Trong một vài trường hợp, mục đích của việc theo dõi và đánh giá nhằm
cải thiện sự vận hành và quản lý một dự án, rút ra những bài học có ích cho
những dự án khác hơn là tìm kiếm những lỗi sai hay chỉ trích dự án. Do đó, điều
quan trọng là bảo đảm kết quả của việc theo dõi và đánh giá đưa những phản hồi
đúng lúc tới quá trình thực hiện dự án.

Ngoài ra theo dõi và đánh giá còn được định nghĩa theo một quan điểm
khác: Theo dõi và đánh giá là một nhóm các hoạt động nhằm xác định, đánh giá


và nâng cao các tác động có lợi của hoạt động đầu tư, lồng ghép những bài học
kinh nghiệm của dự án trước để thực hiện các dự án trong tương lai thơng qua
q trình thu thập, phân tích và quản lý số liệu có liên quan đến các hoạt động dự
án. Theo dõi và đánh giá nói chung gồm ba hoạt động chính. Những hoạt động
này cung cấp cho người quản lý và quy hoạch những thông tin cần thiết để nâng
cao tính hiệu quả và hiệu ích của hoạt động đầu tư phát triển. Ba hoạt động này
là:

- Chuẩn bị các thông tin của năm cơ sở;

- Theo dõi hiệu ích;

- Đánh giá hiệu ích.

Thông tin năm cơ sở đề cập đến các điều kiện trước khi có đầu tư. Chúng
được xác định thông qua các chỉ tiêu, thông thường (nhưng không phải bao giờ
cũng vậy) chúng được thể hiện dưới hình thức các con số hoặc phần trăm để đo
tiến độ hoặc sự thay đổi của dự án. Theo dõi hiệu ích có nghĩa là cung cấp các
thơng tin nhằm hỗ trợ điều chỉnh những thiếu sót và khuyến khích những người
có liên quan trong giai đoạn thực hiện dự án. Đánh giá hiệu ích cung cấp các
thơng tin cần thiết cho việc nâng cao thiết kế và thực hiện dự án trong tương lai.
Việc đánh giá tiếp dự án sẽ được thực hiện khi kết thúc dự án nhằm đánh giá các
tác động ngắn hạn của dự án và việc đánh giá sau khi có dự án được thực hiện
một vài năm sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện dự án để đánh giá các tác
động trung và dài hạn.

Theo điều 3, Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021
của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc
gia và giám sát, đánh giá đầu tư, thuật ngữ theo dõi, giám sát, đánh giá như

sau:

- “Giám sát đầu tư” là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu
tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.

- “Theo dõi chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động thường xuyên và
định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, dự
án; tổng hợp, phân tích, đánh giá thơng tin, đề xuất các phương án phục vụ việc
ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án đầu tư thực
hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các
nguồn lực đã được xác định.

- “Kiểm tra chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế
hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý chương
trình, dự án của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Phát hiện kịp thời
những sai sót, yếu kém về quản lý chương trình, dự án theo quy định của pháp
luật. Kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh, việc
làm sai quy định về quản lý chương trình, dự án. Giám sát việc xử lý và chấp
hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.

- “Đánh giá chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế
hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ
thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại
một thời điểm nhất định. Đánh giá chương trình, dự án đầu tư bao gồm:

+ “Đánh giá ban đầu” là đánh giá được thực hiện ngay sau khi bắt đầu
thực hiện đầu tư chương trình, dự án nhằm xem xét tình hình thực tế của chương
trình, dự án so với thời điểm phê duyệt để có biện pháp xử lý phù hợp.

+ “Đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn" là đánh giá được thực hiện vào

thời điểm giữa kỳ theo tiến độ thực hiện đầu tư chương trình, dự án được phê
duyệt hoặc sau khi kết thúc từng giai đoạn (đối với chương trình, dự án được
thực hiện theo nhiều giai đoạn), nhằm xem xét quá trình thực hiện đầu tư chương
trình, dự án từ khi bắt đầu triển khai, đề xuất các điều chỉnh cần thiết.

+ “Đánh giá kết thúc” là đánh giá được tiến hành ngay sau khi kết thúc
thực hiện đầu tư chương trình, dự án nhằm xem xét các kết quả đạt được, rút ra
các bài học kinh nghiệm.

+ “Đánh giá tác động” là đánh giá được thực hiện vào thời điểm thích
hợp sau năm thứ 3 kể từ khi đưa chương trình, dự án vào vận hành, nhằm làm rõ
hiệu quả, tính bền vững và tác động kinh tế - xã hội so với mục tiêu đặt ra ban
đầu.

+ “Đánh giá đột xuất” là đánh giá được thực hiện trong những trường
hợp có những vướng mắc, khó khăn, tác động phát sinh ngồi dự kiến trong quá
trình thực hiện đầu tư chương trình, dự án.

- “Giám sát tổng thể đầu tư” là việc theo dõi thường xuyên, kiểm tra
định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất quá trình thực hiện đầu tư của các cấp, các
ngành và địa phương; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, thiếu sót
để đảm

bảo đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu và đảm bảo hiệu quả.

- “Giám sát đầu tư của cộng đồng” là hoạt động tự nguyện của dân cư
sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là địa bàn cấp xã)
nhằm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ
quan, đơn vị liên quan trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đầu tư (trừ các chương trình,

dự án bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật).

1.2. Mục đích của việc theo dõi và đánh giá

Mục đích của việc theo dõi và đánh giá có thể chỉ ra được ở 3 điểm sau:

- Cải thiện chất lượng của dự án hiện tại: Cải thiện chất lượng của một dự
án đang được tiến hành thông qua việc vận hành và quản lý một cách thích hợp.

- Cải thiện chất lượng từ kinh nghiệm thu được của dự án khác: Dùng
những kinh nghiệm thu được hay những bài học rút ra từ một dự án rồi áp dụng
vào việc cải thiện chất lượng cho dự án mới hoặc những dự án đang thực hiện.

- Cải thiện tính minh bạch: Minh bạch việc sử dụng nguồn tài chính với
bên hỗ trợ nguồn vốn và bên cấp vốn. Những nguồn tài chính cơng, những
nguồn tài chính tư (thành viên của của các tổ chức tài trợ và đóng góp).

Quá trình theo dõi, giám sát, đánh giá giúp cho việc tổ chức các hoạt động
diễn ra theo đúng tiến độ và kế hoạch, phát hiện kịp thời các nguy cơ và khó
khăn trong q trình triển khai thực hiện từ đó đưa ra các giải pháp để điều chỉnh
hoạt động sao cho có hiệu quả.

“Theo dõi” và “Đánh giá” là 2 công cụ quản lý và điều hành hiệu quả
nhất. Theo dõi chặt chẽ một dự án, tạo ra khả năng để theo dõi sát tiến độ của dự
án và xác định được những vấn đề tiềm ẩn, từ đó cho phép việc hiệu chỉnh lại dự
án được tiến hành ngay lập tức nếu cần. Mặt khác, việc đánh giá cung cấp lượng
thơng tin có thể thiết lập cơ sở để quyết định loại bỏ hay tiếp tục dự án. Kinh
nghiệm thu được trong một dự án có thể có ích chỉ khi dự án được nghiên cứu từ
nhiều quan điểm, kinh nghiệm thu được, được cung cấp rộng rãi như những bài
học ứng dụng dựa trên thực tế và thơng tin được chia sẻ và phân tích dưới dạng

dễ xem xét. Những người thực hiện có quyền yêu cầu những người được hỗ trợ

và những người đóng góp cung cấp thơng tin về tiến độ và kết quả của dự án.
Việc yêu cầu thơng tin làm rõ ra những gì liên quan đang diễn ra trong dự án
phát triển.

Thông qua công tác theo dõi, giám sát, đánh giá đã giúp cung cấp
thông tin kịp thời về tình hình triển khai và kết quả thực hiện các chương trình,
dự án, giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm được diễn biến cụ thể của q trình
đầu tư và có các quyết định xử lý kịp thời, phù hợp nhằm tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc, đảm bảo thực hiện chương trình dự án đúng tiến độ, đúng yêu
cầu chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư với các chương trình dự án
triển khai trên địa bàn.

2. Chủ thể theo dõi và đánh giá dự án

Việc theo dõi liên quan đến việc kiểm tra tiến độ một dự án và sửa đổi kế
hoạch nếu cần, theo nguyên tắc phải được thực hiện bởi những người liên quan
đến việc thực hiện dự án. Trong khi thuật ngữ “Người thực hiện dự án” bao gồm
rất nhiều loại người từ nhân viên văn phòng tại địa điểm thực hiện dự án tới
những nhân sự có chức trách. Tốt nhất những người trực tiếp tham gia vào hoạt
động dự án làm nhiệm vụ theo dõi dự án. Việc này tạo khả năng sử dụng ngay
lập tức những kết quả của việc theo dõi trong việc quản lý, điều chỉnh và thay
đổi kế hoạch hay hoạt động.

Việc theo dõi với mục tiêu tập trung vào những hoạt động và kết quả dự
án, những thành phần của một ma trận thiết kế dự án, thường xuyên cần một
người thông thạo mọi chi tiết về dự án. Mặt khác, việc thu thâp thơng tin và điều
chỉnh chính xác dựa trên cơ sở của nó sẽ rất khó khăn. Việc đánh giá, một mặt
tập trung chính vào “những ảnh hưởng mà dự án mang lại” hơn là “dự án được

thực hiện như thế nào”.

Việc đánh giá nhằm mục đích xác định ảnh hưởng và những kết quả đạt
được, đưa ra kiến nghị về những giai đọan trong tương lai của dự án, những bài
học rút ra từ dự án và đòi hỏi mục tiêu ở viễn cảnh xa hơn. Vì lí do này, việc
đánh giá thường được thực hiện bởi bên thứ 3, độc lập với cả những người lập kế
hoạch và thực hiện dự án. Hơn nữa, mục đích hồn thành của việc đánh giá đòi
hỏi sự cộng tác của rất nhiều ý kiến của các nhà chun mơn. Do đó, một đội
ngũ đánh giá nên bao gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Đội
ngũ đánh giá

thường được chọn từ cả đơn vị tài trợ và nhận tài trợ. Dựa trên mục đích của việc
đánh giá, ý kiến trực tiếp của những người được hưởng lợi cần thiết để phản hồi,
và như trong trường hợp này những người được hưởng lợi bản thân họ hay
những người có liên quan đến q trình đánh giá nên được xem xét cân nhắc.

Theo điều 3, Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021
của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc
gia và giám sát, đánh giá đầu tư, thuật ngữ liên quan đến chủ thể theo dõi, giám
sát, đánh giá như sau:

- Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần là cơ quan, tổ chức
được giao chủ trì quản lý một hoặc một số dự án, tiểu dự án, nội dung thành
phần thuộc Chương trình; bao gồm chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung
thành phần ở cấp Trung ương được nêu tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14
tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và chủ dự án, chủ
tiểu dự án, chủ nội dung thành phần ở cấp tỉnh, cấp huyện theo phạm vi và địa
bàn quản lý.


- “Chủ dự án thành phần” là cơ quan, tổ chức được giao chủ trì quản lý dự
án thành phần thuộc chương trình đầu tư công.

- “Đơn vị thực hiện” là tổ chức, cá nhân được chủ đầu tư giao nhiệm vụ
hoặc ký hợp đồng để triển khai thực hiện dự án, hoạt động cụ thể thuộc Chương
trình.

- “Chủ sử dụng” là cơ quan, tổ chức được giao quản lý khai thác, vận hành

dự án.

Ngoài ra, để thực hiện giám sát cộng động, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng

do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì thành lập cho từng chương
trình, dự án để thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng.

3. Thu thập thông tin đánh giá dự án

Bao gồm: Chọn điểm đánh giá dự án, thu thập tài liệu có sẵn, thu thập số
liệu mới.

* Chọn điểm đánh giá:

- Chọn bao nhiêu mẫu;

- Chọn ở đâu;

- Đối tượng nào cần chọn.


Việc chọn điểm điều tra phụ thuộc vào quy mô dự án, đặc điểm kinh tế - xã
hội của vùng dự án và nguồn lực dành cho đánh giá dự án.

Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá trong thực hiện dự án

Đầu vào Quá trình Đầu ra

Điều chỉnh

Kế hoạch So sánh Theo dõi

Các thông tin cần thu thập để giám sát, đánh gia dự án

Thông tin từ ban quản lý dự án;
Thông tin từ bộ phận tài chính - kế tốn;
Thơng tin từ nhóm hưởng lợi của dự án;
Số liệu thống kê, tài liệu của các dự án khác.
* Phương pháp thu thập thông tin:
- Thiết lập kênh thông tin: báo cáo định kỳ, báo cáo của các đoàn kiểm tra.
- Quan sát thực tế.
- Điều tra.

- Phỏng vấn.
Biểu mẫu dựng để thu thập thông tin về tình hình thực hiện dự án:

Chỉ số Thu thập như thế nào Ai thu thập Thu thập khi nào

- Số vốn cho vay

- Số vốn được trả

đúng hạn

-….

* Tổ chức nguồn lực thu thập thông tin
- Hình thành nhóm thu thập thơng tin
+ Cán bộ thực hiện dự án.
+ Đại diện nhóm người hưởng lợi.
+ Đại diện nhóm bị ảnh hưởng.
+ Cơ quan phối hợp.
- Lập kế hoạch tài chính cho từng hoạt động

Việc gì Địa điểm Thời gian Người thực hiện Kinh phí

Tập huấn, hướng dẫn

Điều tra hiện trường

Xử lý số liệu

4. Tổ chức đánh giá dự án

* Tổ chức nhân sự:

- Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong ban quản lý dự án các
cấp.

- Phân công theo dõi điều hành và kiểm tra từng hoạt động đánh giá của dự
án.


- Tổ chức hệ thống thông tin và chế độ giám sát, đánh giá.
- Phân công thẩm quyền của các thành viên trong bộ máy giám sát, đánh
giá bảo đảm kiểm tra khi cần thiết.
- Thực hiện đánh giá giám sát, đánh giá theo kế hoạch.
* Điều chỉnh và thực hiện các biện pháp điều chỉnh
Điều chỉnh nhằm mục đích gì?
- Đảm bảo các hoạt động dự án đi đúng hướng.
- Sửa chữa kịp thời những hạn chế, điểm yếu.
- Giải quyết những khó khăn, những vấn đề mới xuất hiện, phự hợp với hoàn
cảnh mới.
Nội dung điều chỉnh?
- Lập lại kế hoạch, tìm phương án mới bổ sung hay thay thế.
- Thay đổi mức đầu tư.
- Tổ chức lại các hoạt động.
- Phân công lại nhiệm vụ.
- Mở rộng hay thu hẹp phạm vi từng hoạt động.
- Điều chỉnh lại mục tiêu hoạt động nếu cần thiết.
- Xây dựng lại tiêu chuẩn giám sát cho các điều chỉnh đó.
Ai điều chỉnh?
- Chủ dự án.
- Đơn vị thực hiện dự án.
- Tổ chức và cá nhân liên quan.
Các biện pháp điều chỉnh?
- Phân công, phân định trách nhiệm.

- Hình thành tiêu chuẩn kiểm tra giám sát cho các hoạt động tiếp theo.

* Đánh giá sau khi kết thúc dự án
Mục đích
- Dự án đó đạt được những mục tiêu đề ra?

- Kinh nghiệm cho việc thiết kế các dự án, kế hoạch cho tương lai?
- Có nên phát triển các dự án tiếp theo?
Nội dung đánh giá
- Đánh giá mức độ và các kết quả đó làm được so với mục tiêu dự án về
đầu ra, đặc biệt là những ảnh hưởng của dự án đến đối tượng hưởng lợi.
- Dự án đó cải thiện được cuộc sống của họ.
- Dự án đó góp phần nâng cao nhận thức năng lực của những người tham
gia.

- Dự án đó làm tăng tính tự lập, sự phát triển bền vững của cộng đồng.
- Mức độ thoả mãn của những người liên quan đến dự án.
- Xác định những yếu tố đóng góp cũng như hạn chế tới kết quả của dự án.
Những bài học kinh nghiệm. Cơ hội cho dự án mới.
* Nội dung đánh giá ảnh hưởng của dự án tương đối khó vỡ:
- Khơng dễ dàng trong việc lượng hố các ảnh hưởng của dự án.
- Có những ảnh hưởng mà khơng chỉ do dự án đem lại mà do việc thực
hiện tổng hợp các chương trình khác.
* Các công việc cần thực hiện khi Tổ chức đánh giá dự án
- Xác định mục đích đánh giá.
- Xác định nội dung đánh giá.
- Phạm vi đánh giá, mẫu đánh giá.
- Lựa chọn phương pháp đánh giá.
- Hình thành nhóm đánh giá, gồm những người:
+ Nắm vững mục đích, phương pháp có kinh nghiệm đánh giá.
+ Am hiểu dự án.

+ Có thể có những chun mơn khác nhau (nhóm tổng hợp).
* Lập kế hoạch cụ thể cho hoạt động đánh giá

Hoạt Thời Địa Phương pháp Các điều kiện Người tham Ghi chú


động gian điểm cần thiết gia

* Tổ chức thực hiện đánh giá
* Viết báo cáo
* Sử dụng kết quả đánh giá
Kết quả đánh giá cần được phản hồi, chia sẻ cho những người liên quan:
- Người hưởng lợi;
- Cán bộ thực hiện dự án, cán bộ quản lý dự án;
- Nhà tài trợ;
- Lãnh đạo chính quyền, các ngành có liên quan tại địa phương, quốc gia;
- Các nhà hoạch định chính sách;
- Các chương trình, dự án khác.
5. Phương pháp phân tích trong đánh giá dự án (chủ yếu là phương pháp
so sánh)
* Các hình thức so sánh
- Đánh giá tình hình hiện tại so với mục tiêu, kết quả có trong kế hoạch.
- Đánh giá so sánh theo tiến trình thời gian (Quá khứ - hiện tại - tương lai).
- Đánh giá so sánh theo không gian: Nơi này với nơi khác trong cùng
khoảng thời gian và điều kiện tương tự (Phươngpháp đối chứng).
- So sánh theo công việc, hoạt động ở các thời điểm khác nhau hoặc ở các
nơi khác nhau, hoặc do các cơ quan, các nhân khác nhau tiến hành...

Thực tế - Mục tiêu

Chi phí - Lợi ích

So sánh Nơi có-Nơi khơng
dự áncó dự án


Trước khi-Sau khi

có dự án có dự án

* So sánh thực tế thực hiện với tiêu chuẩn giám sát dự án
Tại sao phải so sánh?
- Dự án đang được tiến hành như thế nào?
- Có gì sai lệch với kế hoạch? Mức độ là bao nhiêu?
- Sự sai lệch đó là tốt hay khơng tốt?
- Nếu có thì ngun nhân của tình hình đó là gì?
- Toàn bộ dự án đang ở đâu so với mục tiêu, tiến độ, chi phí và chất lượng
cần đạt được?
- Hoạt động này của dự án đang ở đâu so với mục tiêu, tiến độ, chi phí và
chất lượng cần đạt được?
- Điều gì đúng, điều gì sai đang diễn ra?
- Vấn đề khó khăn gì đó, đang và sẽ có thể xuất hiện?
- Có những cơ hội nào xuất hiện?
- Nếu tiếp tục, liệu dự án hay hoạt động này có đạt được mục tiêu đề ra?
- Có việc gì lẽ ra cần làm nhưng thực tế lại không thực hiện?
- Những người có liên quan đến dự án có hài lịng với kết quả đạt được của dự
án?

- Liệu các hoạt động của dự án đang được quản lý, thực hiện trong bối
cảnh đồng bộ hay cục bộ?

- Liệu đơn vị thực hiện dự án được tổ chức có hiệu quả?

- Liệu dự án đó phát huy tối đa sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là đối
tượng hưởng lợi?


Những kết quả từ việc so sánh thực tế thực hiện với tiêu chuẩn cần được
phản hồi kịp thời giúp cho việc điều chỉnh. Kết quả phản hồi cần chuyển đến
những người tham gia dự án (không chỉ cán bộ quản lý dự án).

Kết quả phản hồi thường thực hiện ở các dạng báo cáo, hội nghị,...

* So sánh giữa lợi ích và chi phí của dự án

- Xác định đúng lợi ích của dự án

+ Lợi ích trực tiếp.

+ Lợi ích gián tiếp.

+ Lợi ích cá nhân và cộng đồng.

+ Lợi ích cục bộ và tồn bộ.

- Xác định đúng chi phí

+ Chi phí vật chất.

+ Chi phí nhân lực.

+ Chi phí xã hội.

+ Chi phí mơi trường.

- Áp dụng như thế nào


+ Dựa vào hệ thống ghi chộp của dự án.

+ Có cán bộ chun mơn để lượng hố lợi ích và chi phí chính xác.

+ Lợi ích và chi phí phải được so sánh trong cùng một thời gian, cho từng
vùng dự án.

* So sánh trước và sau dự án

Để thấy được tác động của dự án, ta dùng phương pháp so sánh trước dự án


×