Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Đề Cương Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Về Đất Đai ( Full Đáp Án )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.86 KB, 35 trang )

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

1.Từ khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực thì Chính phủ đã ban hành văn bản.

stt KHVB Ngày Trích yếu nội dung

1 181/2004/NĐ- 29/10/200 Về thi hành Luật đất đai
CP 4
Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
2 182/2004/NĐ- 29/10/200 đai
CP 4
Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
3 105/2009/NĐ- 11/11/200 đai
CP 9
Về phương pháp xác định giá đất và khung giá các
4 188/2004/NĐ- 16/11/200 loại đất.
CP 4
Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
5 123/2007/NĐ- 27/07/200 số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính
CP 7 phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá
các loại đất
6 198/2004/NĐ- 03/12/200
CP 4 Về thu tiền sử dụng đất

7 44/2008/NĐ-CP 09/04/200 Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
8 198/2004/NĐ-CPngày 03/12/2004 của Chính phủ
về thu tiền sử dụng đất
8 197/2004/NĐ- 03/12/200
CP 4 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất
9 84/2007/NĐ-CP 25/05/200


7 Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
1 69/2009/NĐ-CP 13/08/200 dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết
0 9 khiếu nại về đất đai

1 142/2008/NĐ- 14/11/200 Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá
1 CP 8 đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1 17/2006/NĐ-CP 27/1/2006 Về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

Về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định

1

2 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số

187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước

thành công ty cổ phần

1 13/2006/NĐ-CP 24/1/2006 Về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào

3 giá trị tài sản của các tổ chức được nhà nước giao

đất không thu tiền sử dụng đất

1 127/2005/NĐ- 10/10/200 Về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số
4 CP 5 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội và
Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày

02/4/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về quy
định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ
thể về nhà đất trong q trình thực hiện các chính
sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN
trước ngày 01/7/1991

1 88/2009/NĐ-CP 19/10/200 Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

5 9 sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1 65/2006/NĐ-CP 23/6/2006 Về tổ chức và hoạt động cuả thanh tra tài nguyên và

6 môi trường

2.Từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thì Bộ TN và MT đã ban hành những văn bản.

stt KHVB Ngày Trích yếu nội dung
01/11/2004
1 30/2004/TT- 01/11/2004 Về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy
BTNMT 01/11/2004 hoạch, kế hoạch sử dụng đất
13/04/2005
2 28/2004/TT- Về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất
BTNMT 18/07/2005 đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

3 29/2004/TT- 22/05/2006 Về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa
BTNMT chính

4 01/2005/TT- Về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
BTNMT định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai

5 04/2005/TT-
BTNMT Về việc hướng dẫn các biện pháp quản lý, sử dụng
đất đai khi sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông,
6 04/2006/TT- lâm trường quốc doanh

Về việc hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự

2

BTNMT 25/09/2006 tốn, xây dựng dự tốn kinh phí thực hiện lập và
30/05/2007 điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
7 09/2006/TT-
BTNMT 15/06/2007 Về hướng dẫn việc chuyển đổi hợp đồng thuê đất và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chuyển
8 05/2007/TT- 02/08/2007 công ty nhà nước thành công ty cổ phần
BTNMT 02/08/2007
01/06/2009 Về việc hướng dẫn các trường hợp được ưu đãi về sử
9 06/2007/TT- 01/10/2009 dụng đất và việc quản lý đất đai đối với các cơ sở
BTNMT 21/10/2009 giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao,
02/11/2009 khoa học - công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia
10 08/2007/TT- 01/02/2010 đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em
BTNMT 15/03/2010
Về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
11 09/2007/TT- định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính
BTNMT phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
12 05/2009/TT- dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định
BTNMT cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại
về đất đai
13 14/2009/TT-

BTNMT Về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất
đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
14 17/2009/TT-
BTNMT Về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa
chính
15 19/2009/TT-
BTNMT Về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm
thu cơng trình, sản phẩm địa chính
16 03/2010/TT-
BTNMT Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất
17 06/2010/TT-
BTNMT Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Quy hoạch chi tiết việc lập, điều chỉnh và quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất

Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng
bảng giá đất

Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

3

Câu 3: Quản lý là gì ? Có mấy yếu tố quản lý ?Yếu tố nào quan trọng nhất cho ví dụ minh
họa.

Khái niệm quản lý:


- Quản lý là sự tác động, chỉ huy điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của
người quản lý

- Quản lý là sự tác động định hướng bất kì lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hố nó và hướng
nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định

Các yếu tố quản lý:

- Trong quản lý nói chung có 5 yếu tố liên quan với nhau: yếu tố xã hội, yếu tố chính trị, yếu tố tổ
chức, yếu tố quyền uy và yếu tố thơng tin

- Trong 5 yếu tố trên thì yếu tố xã hội, chính trị là yếu tố xuất phát, đó là mục đích chính trị của
quản lý. Cịn 3 yếu tố tổ chức, quyền uy, thông tin là yếu tố biện pháp kĩ thuật và nghệ thuật quản


- Quản lý xã hội thực hiện đựơc là nhờ yếu tố quyền uy đó là đặc trưng của mối quan hệ giữa chủ
thể và khách thể quản lý xã hội và cũng chính là bản chất của quản lý xã hội.

Yếu tố chính trị là quan trọng nhất. Ví dụ sinh viên: ngoài việc học tập để đem bằng về cho bố mẹ,
có việc làm ni sống bản thân và gia đình thì nhiệm vụ chính trị của sinh viên là học tập nâng cao
kiến thức, phục vụ xã hội, Tổ quốc.

Câu 4: Có mấy chức năng trong quản lý nhà nước, chức năng nào là quan trọng nhất. Vì
sao ? Cho ví dụ.

 Các chức năng cơ bản của quản lý nhà nước

* Chức năng dự báo: là sự phán đốn trên cơ sở thơng tin chính xác và kết luận khoa học về khả

năng phát triển, sự thay đổi trong q trình phát triển, thiếu nó khoong thể xác định tạng thái tương
laicủa xã hội và vì thế có ý nghĩa đặc biệt đẻ thực hiện tốt các chức năng khác.

* Chức năng kế hoạch hoá: là xac định mục tiêu nhiệm vụ cụ thể về tỷ lệ, tốc độ, phương hướng và
chỉ tiêu số lượng chất lượng cụ thể

* Chức năng tổ chức: là họat động nhằm tạo lập hệ thống quản lý và bị quản lý. Tổ chức là hoạt
động thành lập, giải thể hợp nhất, phân định chức năng, nhiệm vụ xác định các mối quan hệ qua lại
lựa chọn sắp xếp cán bộ.

* Chức năng điều chỉnh: là chức năng có mục đích thiết lập chế độ cho hoạt động nào đó mà khơng
tác động trực tiếp đến nội dung hoạt động. Nó được thể hịên bằng việc ban hành các văn bản quy
phạm

4

* Chức năng lảnh đạo: là chức năng định hướng cho hoạt động quản lý, xác định cách xử sự của
các đối tượng bị quản lý thơng qua hình thức ban hành các chủ trương đường lối có tính chất chiến
lược.

* Chức năng điều hành: là hoạt động chỉ đạo trực tiếp hành vi của đối tượng bị quản lý thông qua
việc ban hành các quyết định cá biệt-cụ thể có tính chất tác nghiệp. Đây chính là chức năng đặc
trưng của các chủ thể quản lý cấp vi mô

* Chức năng phối hợp: là sự phối hợp các hoạt động riêng rẽ của từng người, cơ quan tổ chức.

* Chức năng kiểm tra: là chức năng quản lý có ý nghĩa xác định xem thực tế hoạt động của đối
tượng bị quản lý phù hợp hay không phù hợp với trạng thái định trước. Nó cho phép phát hiện và
loại bỏ các lệch lạc có thể có của đối tượng bị quản lý hoặcc chỉnh lý lại các quyết định đã ban
hành trước đây cho phù hợp với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ quản lý.


Chức năng quan trọng nhất là điều chỉnh. Ví dụ: Điều chỉnh cơng tác tổ chức – Kiểm tra công
việc dự báo- điều hành- Điều hòa phối hợp hoạt động kế hoạch.

Câu 5: Bản chất của quản lý nhà nước, có mấy đặc trưng, đặc trưng nào là quan trọng nhất.
Vì sao ? Cho ví dụ.

Bản chất của QLNN là thể hiện ở các mặt chấp hành vầ điều hành.

- Điều hành là chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý

- Chấp hành thể hiện ở sự thực hiện trên thực tế các luật và các văn bản mang tính dưới luật của
nhà nước.

Các đặc trưng chủ yếu

- Hoạt động mang tính chất tổ chức là chủ yếu: QLNN là hoạt động tổ chức trực tiếp của NN trên
mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi vấn đề, mọi phạm vi của mọi mặt đời sống NN.

- Hoạt động mang tính chủ động sáng tạo

+ Tính sáng tạo chủ động thể hiện ở hoạt động xây dựng ban hành các văn bản pháp quy hành
chính điều chỉnh các hoạt động quản lý điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh chưa ổn
định và chưa được luật điều chỉnh.

+ Tính chủ động sáng tạo được quy định bởi chính bản thân sự phức tạp phong phú đa dạng của
khách thể quản lý.

- Đảm bảo về phương diện tổ chức bộ máy: đây là hệ thống cơ quan nhiều về số lượng cơ quan
cũng như nhiều về số lượng biên chế, phức tạp về tổ chức, cơ cấu và rất đa dạng về chức năng,

nhiệm vụ cũng như hình thức phương pháp hoạt động.( Lưu ý: Phân định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của từng con người, bộ phậnđể không mâu thuẫn trong công việc).

5

- Hoạt động có cơ sở vật chất to lớn bảo đảm việc thực hiện: đó là hệ thống đối tượng quản lý đơng
đảo, đa dạng có nguồn nhân lực và phương tiện tài chính dồi dào cũng như những tài sản khác như
nhà xưởng, thiết bị, máy móc.

- Hoạt động kinh tế là chức năng quan trọng nhất của Nhà nước XHCN

- Trong bất kỳ nhà nước nào cũng mang tính chính trị rõ rệt.

- Ngồi ra QLNN cịn có tính chun nghiệp, tính liên tục.

+ Tính chun nghiệp thể hiện ở chỗ địi hỏi tính chun mơn hố cao

+ Tính liên tục thể hiện ở chỗ hoạt động QLNN phải được tiến hành thường xuyên liên tục hàng
ngày hàng giờ không bị gián đoạn

Đặc trưng quan trọng nhất là hoạt động kinh kế .Dân giàu nước mạnh. Muốn tồn tại và phát triển
phải có nền kinh tế vừng vàng. Đặc biệt là thời điểm hiện tại nền kinh tế thị trường mạnh được yếu
thua, vững về kinh tế mới đảm bảo ổn định chính trị xã hội. Vd: Trong lớp muốn hoạt động như
đến trung tâm bảo trợ và hướng nghiệp trẻ em mồ côi Xuân Phú (cô Hà đang làm giám đốc) nhân
dịp Quốc tế thiếu nhi thì lớp phải có kinh phí, hay tổ chức đi chơi Thanh Tân thì phải có tiền mới
tổ chức được.

Câu 6: Trình bày mục tiêu phát triển của ngành địa chính Việt Nam ?

- Đạt trình độ của một ngành địa chính hiện đại ngang bằng với các nước phat triển trong khu vực

đáp ứng yêu cầu của sự CNH, HĐH đất nước, có hệ thống chính sách pháp luật hoàn chỉnh, hệ
thống đo đạc bản đồ cơ bản thống nhất, hệ thống quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trở thành công
cụ quản lý đất đai:giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. Hệ thống đăng kí đất đai hiện đại, hệ thống
đánh giá đất đai và quản lý thị trường bất động sản làm công cụ điều chỉnh quan hệ kinh tế đất đai
trong cơ chế thị trường.

- Để đạt được mục tiêu đó ngành địa chính phải có một đội ngũ cán bộ cơng chức mạnh về số
lượng và chất lượng, nắm vững được nhữnh tri thức tiên tiến, cơng nghệ hiện đại về địa chính của
thế giới, hiểu rõ những yêu cầu đang đặt ra có khả năng vận dụng tổ chức thực hiện giẩi quyết
những nhiệm vụ đó trong thực tiễn.

Câu 7: Cho biết mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ then chốt của ngành địa chính ?

- Trình chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các quy phạm pháp luật khác về tài ngun đất, tài
ngun nước, khống sản, mơi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ.

- Trình chính phủ chiến lược quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm về các lĩnh
vực tài nguyên đất, nước, khống sản, mơi trường, khí tượng tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ các
cơng trình quan trọng khác của ngành.

6

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm các định mức
kinh tế-kĩ thuật trong lĩnh vực tài nguyên đất, nước, khống sản, mơi trường, khí hậu, thuỷ văn, đo
đạc và bản đồ thuộc thẩm quyền

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
sau khi được phê duyệt và các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm, các định mức kinh tế-kĩ thuật của
ngành: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên đất, nước, khống sản,
mơi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ.


- Về tài ngun đất

+ Xây dựng, trình chính phủ để chính phủ xem xét, trình quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai trong cả nước

+ Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của tỉnh, TP trực thuộc TW và quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai vào mục đích quốc phịng, an ninh của Bộ quốc phịng, Bộ cơng an trình
chính phủ xét duyệt.

+ Trình chính phủ quyết định giao đất, thu hồi đất trong các trường hợp thuộc thẩm quyền của
chính phủ.

+ Chỉ đạo việc thực hiện cơng tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ
địa chính; hướng dẫn và tổng hợp số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính.

+ Thống nhất quản lý về việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, đăng kí và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Hướng dẫn UBND Tỉnh,TP trực thuộc TW trong việc thực hiện cấp giấy CNQSD đất theo quy
định của pháp luật.

+ Kiểm tra UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong việc định giá đất theo khung giá và
nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất do Chính Phủ quy định.

-Về đo đạc và bản đồ:

+ Thống nhất quản lý về hoạt động đo đạc và bản đồ, quản lý công tác đo đạc và bản đồ cơ bản,
bản đồ về biên giới Quốc gia và địa giới hành chính, quản lý hệ thống địa danh trên bản đồ, hệ
thống quy chiếu Quốc gia, hệ thống số liệu gốc đo đạc Quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở Quốc
gia, hệ thống ảnh cơ bản và chuyên dùng, cấp và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

theo quy định của pháp luật.

+ Thành lập, hiệu chỉnh xuất bản và phát hành các loại bản đồ cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành
chính, quản lý việc cung cấp thông tin, tư liệu và bảo mật nhà nước về hệ thống thông tin, tư liệu
đo đạc và bản đồ.

7

- Thẩm định và kiểm tra: việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực tài nguyên đất, tài ngun
nước, tài ngun khống sản, mơi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của
pháp luật.

- Thực hiện hợp tác quốc tế: trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
mơi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định cuả pháp luật.

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ trong
lĩnh vực tài nguyên đất, tài ngun nước, tài ngun khống sản, mơi trường, khí tượng thuỷ văn,
đo đạc và bản đồ.

- Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các
tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài ngun nước, tài ngun khống sản, mơi
trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật, quản lý và chir đạo hoạt
động với các tổ chức sự nghịêp thuộc Bộ.

-Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước
tại doanh nghiệp có vốn nhà Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài ngun nước, tài ngun
khống sản, mơi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ thuộc Bộ quản lý theo quy định của
pháp luật.

- Quản lý nhà nước đối với các hoạt động cuả hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài

nguyên đất, tài nguyên nước, tài ngun khống sản, mơi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và
bản đồ theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm
pháp luật về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài ngun khống sản, mơi trường, khí tượng thuỷ
văn, đo đạc và bản đồ thuộc thẩm quyền của Bộ.

- Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội
dung chương trình cải cách hành chính Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế: chỉ đạo thể hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách
đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước thuộc phạm vi quản
lý của Bộ. Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức
trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài ngun nước, tài ngun khống sản, mơi trường, khí tượng thuỷ
văn, đo đạc và bản đồ.

- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định
của pháp luật.

Câu 8: : Vẽ sơ đồ hệ thống cơ quan nhà nước chính quyền các cấp trong quản lý đất đai và
cho nhận xét về hiểu biết của mình ?

8

Chính Phủ

Bộ TN & MT Cơ quan ngang Bộ

Sở TN & MT UBND Tỉnh Địa phương


Phòng TN & MT UBND Huyện

Cán bộ đ/c xã UBND Xã

Các cơ quan từ trên xuống dưới trực tiếp rõ ràng, phân công phân bổ, hỗ trợ lẫn nhau. Tạo một
thể thống nhất nhằm đem lại sự quản lý toàn diện về mọi mặt trong quản lý đất đai.

Câu 9: Cho biết nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ chun mơn giúp chính quyền cấp huyện
quản lý đất đai theo thông tư liên tịch 01/2003 ?

- Trình UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp huyện) các văn
bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước về quản lý tài
ngun và mơi trường.

- Trình UBND cấp huyện quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên môi trường và tổ chức thực hiện sau
khi được xét duyệt.

- Giúp UBND cấp huyện lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tổ chức việc kiểm tra thực hiện sau khi được xét duyệt.

- Trình UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy CNQSD đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của
UBND cấp huyện và tổ chức thực hiện.

9

- Quản lý và theo dõi sự biến động về đất đai, cập nhật, chỉnh lý các tài liệu về đất đai và bản đồ
phù hợp với hiện trạng sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở Tài Nguyên và Môi Trường.

- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, đăng kí đất đai, lập và quản lý

hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

- Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên khống sản, tài ngun
nước, bảo vệ mơi trường, phịng chống, khắc phục suy thối, ơ nhiễm, sự cố mơi trường, hậu quả
thiên tai.

- Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai và hiện trạng môi trường theo định kỳ, thu thập, quản lý,
lưu trữ tư liệu về tài nguyên và mơi trường

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và thanh tra việc thi hành
pháp luật, giúp UBND cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên môi
trường theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của
pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài ngun và mơi trường.

- Báo cáo định kì 3 tháng, 6 tháng, 1năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực
công tác được giao cho UBND cấp huyện, Sở Tài Nguyên và Môi Trường.

- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ, đối với cán
bộ địa chính xã, phường, thị trấn. Tham gia với Sở Tài Nguyên và Môi Trường trong việc tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường và
cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn.

Câu 10: Cho biết nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ chun mơn giúp chính quyền cấp xã quản
lý đất đai theo thông tư 01/2003

- Lập văn bản để UBND cấp xã trình UBND cấp huyện về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử

dụng đất hàng năm, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy địng của pháp luật.

- Trình UBND cấp xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được xét duyệt và theo dõi kiểm tra thực hiện.

- Thẩm định, xác nhận hồ sơ để UBND cấp xã cho thuê đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, đăng
ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân
theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện dăng ký, lập quản lý hồ sơ địa chính, theo dõi, quản lý biến động đất đai, chỉnh lý hồ
sơ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai.

10

- Tham gia hoà giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo
quy định của pháp luật. Phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi
trường, kiến nghị với UBND cấp xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý.
- Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường, tổ chức các
hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn.
- Quản dấu móc đo đạc và mốc địa giới, bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho
UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý Nhà nước về tài nguyên
và môi trường.
Câu 11: Đặc điểm của đất đai?
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên
- Đất đai là tặng phẩm của thiên nhiên cho khơng lồi người, con người không làm ra được
- Là yếu tố cấu thành lãnh thổ quốc gia
- đất đai được cố định bởi khơng gian và diện tích nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, từ
mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác.

- đất đai ở mỗi vùng địa lý, mỗi quốc gia có đặc trưng khác nhau (đồng bằng, rừng núi, ven biển)
-tính chất của đất khác nhau cịn do cơ chế chính trị, trình độ hiểu biết của mỗi người, mỗi quốc gia
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia
- bất cứ quốc gia, nhà nước nào cũng cần có đất và phải có đất để tồn tại và phát triển
- đối với đất nước ta nhân dân trải qua hàng ngàn đời đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giành giữ
vốn đất như ngày hôm nay.
-là tài nguyên quý giá của quốc gia nên phải biết quý trọng và bảo vệ cải tạo giữ gìn để phục vụ
cho sự phát triển của đất nước
- đất đai là sản phẩm tự nhiên nhưng nó có chứa đựng những yếu tố lao động sống hoặc lao động
vật hóa của con người.

Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của mơi trường sống
- có đất thì mới có sinh vật mới có sự sống đất là thành phần quan trọng của mơi trường sống
-có đất có sinh vật, thực vật mới có con người và con người mới tồn tại và phát triển được

11

- trong đới sống xã hội đất đai là công cụ chung là điều kiện cần thiết để thực hiện các q trính
sản xuất đưa đất vào sản xuất thì đất trở thành tư liệu sản xuất thực sự nhưng vai trị của đất trong
các lỉnh vực khơng giống nhau.

- đất đai gắn bó mật thiết với mơi trường sống và ngược lại môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp
tới đất đai.

Đất đai là đại bàn phân bố dân cư là chỗ đứng của khu công nghiệp, an ninh quốc phịng

- con người hay sinh vật cũng cần có đất để trú ngụ

-thông qua lao động con người trồng trọt chăn nuôi trên đất, từ đất cho con người sản phẩm để ni
sống mình


-trong cơng nghiệp khai thác đất đai khơng chỉ là nền tảng khơng gian mà cịn là kho tàng nguyên
liệu

-đất đai là nền tảng là chỗ đứng cho mọi khu công nghiệp

-đất đai là nơi xây dựng khu văn hoá, du lịch

-đất đai là đại bàn phân bố dân cư

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối Nông Lâm nghiệp

-tư liệu sản xuất là đất đai gắn chặt với sự cố định địa điểm (tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển
được nhưng vị trí khơng gian khơng của thửa đất là cố định tuyệt đối không di chuyển được)

-trong Nông lâm nghiệp đất đai hạn chế về diện tích và khơng gì thay thế được đất. Các tư liệu sản
xuất khác theo mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể thay đổi về số lượng những cái
chưa được hoặc kém hồn thiện có thể thay thế bằng những cái hồn thiện hơn.

-đất đai không thể thay thế như các tư liệu sx khác.

Câu 12: Chứng minh quyền sử dụng đất là loại hàng hoá đặt biệt ?

“ Quyền sử dụng đất” = chủ sử dụng

Thế nào là hàng hoá? Hàng hoá là sp của LĐ, thoả mãn nhu cầu người mua thông qua trao đổi mua
bán trên thị trường. Phân loại:

- Hàng hố thơng thường- đặc biệt.
- Hàng hố vật chất- phi vật chất.

Có 2 thuộc tính: - Giá trị sử dụng

- Giá trị

Trước khi trở thành hàng hố đặc biệt thì từ hàng triệu năm qua đất đai đã là tài nguyên đặc biệt,
trước hết bởi đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là tặng vật tự nhiên dành cho con người, cho loài

12

người, đất đai có trước so với con người; tiếp đến mới là thành quả do tác động khai phá của con
người. Cái tính chất vơ cùng đặc biệt của đất đai là ở chỗ tính chất tự nhiên và tính chất xã hội đan
quyện vào nhau; nếu khơng có nguồn gốc tự nhiên, thì con người dù có tài giỏi đến đâu cũng
khơng tự mình (dù là sức cá nhân hay tập thể) tạo ra đất đai được. Con người có thể làm ra nhà
máy, lâu đài, cơng thự và sản xuất, chế tạo ra mn nghìn thứ hàng hố, sản phẩm, nhưng khơng ai
có thể sáng tạo ra đất đai.

Trong nền kinh tế thị trường, người ta coi đất đai là hàng hố đặc biệt. Câu nói "tấc đất, tấc vàng"
nói lên sự quý giá ở mức cao nhất của đất đai thực ra cũng không đủ. Ấy là chưa nói dưới góc độ
giá trị lịch sử - xã hội: "Mỗi tấc đất đều nhuốm máu cha ông"; đất đai là "giang sơn gấm vóc" thì
sự thiêng liêng, quý giá ấy khó lấy thước đo nào định giá được.

-Quỹ đất không đổi, không tuân theo quy luật cung cầu, cầu càng ngày càng cao song lượng cung
không đổi.

- Tính độc quyền cao, chỉ có Nhà nước có, tính cạnh tranh khơng hồn hảo, giá cả biến động thất
thường.

- Cố định về vị trí của thửa đất, khơng có thửa đất thứ 2 và khơng có sự giống nhau hồn tồn.

- Khơng có gì có thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp, mặt bằng về công nghiệp.


- Cơ sở hạ tầng bắt buộc phải xây dựng trên đất, cả hạ tầng kỹ thuật.

- Hình thức trao đổi phong phú, trên quyền Nhà nước cho: 9 quyền.

- Hàng hoá này không trưng bày trực tiếp,mà ở giấy tờ sổ sách, bản đồ.

- Thơng tin khó thu thập, độ tin cậy kém, giá thành giao dịch cao. Ngoài mua bán cịn thủ tục về
hành chính.

- Hiệu quả,đầu tư trên đất cao, rủi ro nhiều.

Câu 13: Chính sách đất đai có những nội dung nào?Nêu rõ về thời kỳ công nghiệp hố hiện
đại hố.

- Đất đai thuộc sở hữu tồn dân do nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch các
tổ chức và hộ gia đình cá nhân được nhà nước giao quyền sử dụng đất hoặc nhà nước cho th.

- Nhà nước chó chính sách ưu tiên đối với việc sử dụng đất Nông Lâm nghiệp bảo đảm an tồn
lương thực và bảo vệ mơi trường

- Nhà nước có chính sách hợp lý để bảo đảm nhà ở cho mọi người

- Nhà nước đảm bảo cho người sử dụng đất có các quyền chung sau đây:

+ Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

13

+ Hưởng thành quả lao động , kết quả đầu tư trên đất


+ Hưởng các lợi ích do cơng trình của nhà nước về bảo vệ cải tạo đất Nông nghiệp

+ Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo bồi bổ đất Nông nghiệp

+ Khiếu nại tố cáo về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành
vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

- Hộ gia đình cá nhân được nhà nước giao đất Nông lâm nghiệp, đất ở để sử dụng ổn định và lâu
dài người sử dụng đất được hưởng 9 quyền : chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại
thừa kế, tặng cho QSD đất, thế chấp, bảo lảnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, được bồi thường
khi nhà nước thu hồi.

- Nhà nước quản lý đất đai bằng bản đồ địa chính có toạ độ và Hồ sơ đăng ký đất đai, chủ sử dụng
đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chỉ được thực hiện khi đã được thực
hiện khi đã có quy hoạch sử dụng đất được duyệt.

- Tuỳ theo mục đíc, loại đất, đối tượng sử dụng đất mà nhà nước quy định hạn mức, thời hạn sử
dụng

- Nhà nước định giá đất để tính thuế, chuyển quyền sử dụng thu tiền khi giao đất, cho thuê, tính giá
tài sản khi giao đất và bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi.

- Nhà nước khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích sử dụng đất, sử dụng bãi bồi, đất trống đồi
núi trọc.

- Sử dụng phải đi đôi với cải tạo bồi bổ đất.


*Thời kỳ cơng nghiệp hố hiện đại hố:

-Gắn liền với hiệu quả khai thác tài nguyên đất chiều rộng và chiều sâu

-Xây dựng ruộng đồng thuận lợi về thuỷ lợi, cơ giới hố

-Duy trì đảm bảo an ninh lương thực cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho công nghệp chế biến gắn
với bảo vệ môi trường

-Nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao

-Ổn định diện tích đất nơng nghiệp nhất là đất trồng lúa, xây dựng chun mơn hố trong thâm
canh cao bảo hộ mơ hình sản xuất trang trại

-Đảm bảo diện tích rừng phịng hộ

-Nâng cao chất lượng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tăng cường quản lý, chủ động phát triển thị
trường bất động sản (ưu tiên cho người sử dụng đất)

14

Chính sách tài chính, các khoản thu, phát triển hài hồ các khu đơ thị.
Câu 14: Trình bày chu trình và trình tự trong quản lý đất đai?
* Mỗi khâu quản lý nói chung bao gồm các bước :
- Xác định mục tiêu cần quản lý
- Bổ sung, lựa chọn mục tiêu phù hợp với từng nội dung và yêu cầu cụ thể
- Sau khi lựa chọn được mục tiêu thì đến bước ra quyết định để thu thập thơng tin tìm ra phương án
tối ưu của khâu quản lý.
- Tổ chức hội nghị lấy ý kíên tham gia quyết định chọn phương án.
- Tổng kết rút kinh nghiệm.

* Chu trình quản lý đất đai
- Đo đạt lập bản đồ địa chính
- Điếu tra nơng hố thổ nhưởng
- Đánh giá đất phân hạng đất
- Đăng ký thống kê ban đầu. lập sổ địa chính
Làm tốt những nội dung trên là phản ánh đúng tình trạng thực tế đất đai ban đầu lúc điều tra ở mỗi
đơn vị hành chính hoặc đơn vị sử dụng đất
Căn cứ vào nội dung trên và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội để lập ra quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất cho các ngành các thành phần kinh tế xã hội.
Trong quá trình tiến hành quy hoạch và kế hoạch phân bố đất đai là phá vở hiện trạng ban đầu làm
cho biến động đất đai vì vậy mà phải có những khâu tiếp theo là:
- Ban hành văn bản pháp luật, thể lệ về quản lý sử dụng đất đai
- Thanh tra kiểm tra việc chấp hành chính sách đất đai
- Giao đất thu hồi đất
- Giải quyết vi phạm tranh chấp đất đai
- Đăng ký và thống kê biến đông đất đai.

Câu 15: Nguyên tắc quản lý đất đai gồm những nội dung nào? Nguyên tắc nào là quan trọng
nhất? Vì sao? Lấy ví dụ minh hoạ.

15

-Quản lý tồn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia không được quản lý lẻ tẻ từng vùng

-Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng

-Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại,hạng phục vụ cho mục đích sử
dụng của loại đó.

-Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống trong cả nước và trong ngành địa chính. Những quy

định, biểu mẫu được thống nhất trong cả nước, trong ngành địa chính.

-Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống nhất so sánh trong cả nước

-Tài liệu trong QLĐĐ phải đơn giản phổ thông trong cả nước, phải đảm bảo tính pháp luật phải
đầy đủ đúng thực tế. Những điều kiện riêng lẻ phải được tổng hợp ở phần phụ lục để nhà nước đầu
tư cái chung cái riêng của mỗi vùng

-Quản lý đất đai phải khách quan, chính xác, đúng những kết quả số liệu thu thập được từ thực tế.

-Quản lý Nhà nước về đất đai phải dựa trên cơ sở pháp luật, luật đất đai và các văn bản ,biểu mẫu
quy định, hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến cơ sở là nguyên
tắc quan trọng nhất. Ví dụ : việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất…, ở nhiều điạ phương vẫn thể
hiện sự tùy tiện, không tuân thủ các tiêu chí từ việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng, đến việc điều
chỉnh lại quy hoạch, làm cho tình trạng quy hoạch “treo” diễn ra phổ biến. Theo thống kê của Bộ
Tài nguyên và Môi trường năm 2006, tổng số quy hoạch “treo”, dự án “treo”, giải tỏa “treo” trong
cả nước lên tới 4.239 trường hợp, tập trung chủ yếu tại các khu đô thị lớn ở thành phố Hồ Chí
Minh, Cần Thơ, Long An, Đà Nẵng, Hà Tây, Hà Nội. Việc không chấp hành tốt ở địa phương này
hay địa phương khác không theo hướng dẫn quy định của Nhà nước sẽ ảnh hưởng đến quản lý
chung.

-Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Câu 16: Trình bày cách phân hạng đất theo nghị định 73 và thơng tư liên bộ. cho ví dụ một
loại đất cụ thể?

1. Đối với đất trồng cây hàng năm thì phân hạng đất tính thuế theo đất trồng lúa; dựa vào tiêu
chuẩn của 5 yếu tố qui định tại Điều 1 của Nghị định này có tham khảo năng suất bình qn đạt
được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm (1986-1990).


Đối với đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản nằm trong vùng đất trồng cây hàng năm, thì thực
hiện phân hạng đất tính thuế như đất trồng cây hàng năm.

Đối với đất có mặt nước mặn, lợ chuyên dùng vào nuôi trồng thuỷ sản phải căn cứ vào chất
đất, khí hậu thời tiết, vị trí, địa hình và điều kiện cấp thốt nước, có tham khảo năng suất bình quân
đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của năm (1986-1990) hoặc của các năm gần nhất.

2. Đối với đất trồng cỏ dùng vào chăn ni thì phân hạng đất theo đất trồng cây hàng năm.
3. Đối với đất trồng cây lâu năm (trừ đất trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần như gỗ,
tre, nứa, song, mây...) thì dựa vào tiêu chuẩn của các yếu tố để phân hạng đất tính thuế.

16

Riêng đối với đất trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì khơng phân hạng đất, khi có thu
hoạch sẽ thực hiện việc thu thuế 4% giá trị sản lượng khai thác.
Câu 17: Trình bày những nội dung chính trong quản lý đất đai ở điều 6 mục 2 luật đất đai
2003:
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:

a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các
văn bản đó;

b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;

c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;


e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất;

g) Thống kê, kiểm kê đất đai;

h) Quản lý tài chính về đất đai;

i) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;

k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp
luật về đất đai;

m) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và
sử dụng đất đai;

n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

Câu 18: Làm thế nào để dưa luật đất đai vào thực tiễn cuộc sống :
- Có hệ thống pháp luật tốt mà thực thi không tốt thì luật khơng thể đi vào đời sống xã hội
khơng có ý nghĩa thực tiễn nên cần phải thực hiện.

17

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nhất là các biện pháp tài
chính như luật thuế (thu nhập,chuyển quyền ,pp xác định giá khung giá,tiền sử dụng đất).

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai .Làm cho người dân hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ

(sử dụng phương tiện ,chương trình thời điểm trun thơng đại chúng như: báo đài sách tài liệu
tờ rơi , hội nghị hội thảo)

- Kiện toàn tổ chức bộ máy đào tạo cán bộ và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất (cán
bộ phải đủ tâm, đủ tài, xứng tâm với nhiệm vụ ) bộ máy cơ quan QLNN về đất đai tổ chức chưa
thống nhất ở các cấp.

- Thủ tục hành chính cón nặng nề.Nhất là khu vực có giá trị cao khu quy hoạch phát triển . Văn
phòng đăng ký QSĐ nhiều nơi chưa thành lập.Cần có chương trình tổng thể về cán bộ lồng
ghép chương trình tin học hóa.

- Hồn thiện hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp, tổ chức thực hiện và kiểm tra
việc thực hiện.

- Xây dựng hệ thống tài chính đất đai và tổ chức thực hiện.

- Hoàn chỉnh hồ sơ địa chính,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cho tất cả các thửa
đất.

- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật đất đai.

Câu 19 : Theo luật đất đai 2003 đất đai được chia thành mấy nhóm , kể tên các loại thuộc
nhóm đất nơng nghiệp và nhóm đất phi nơng nghiệp?

* Nhóm đất Nơng nghiệp bao gồm:

- Đất trồng cây hàng năm (gồm đất lúa, đất đồng cỏ dung vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng
năm khác)

- Đất trồng cây lâu năm


- Đất rừng sản xuất

- Đất rừng phòng hộ

- Đất rừng đặc dụng

- Đất nuôi trồng thủy sản

- Đất làm muối

- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ

* Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm:

18

- Đất ở: đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng cơng trình sự nghiệp

- Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh

stt Tiêu Định nghĩa Hạn mức Căn cứ Đối Nguyên Thời Thẩm
giao giao tượng tắc giao gian quyền
chí giao giao
giao
Loại đất - UBND
- Trên cơ 50 cấp huyện
1 Đất rừng Là đất sử Không - Quỹ đất - Hộ gia sở hiện năm quyết định

sản xuất- dụng vào quá 30ha. của địa đình cá trạng giao đất
RSX mục đích phương. nhân. thúc đẩy đối với hộ
lâm nghiệp sản xuất gia đình,
theo quy - Thực - Tổ phát cá nhân,
định của trạng quản chức triển, ổn cộng đồng
pháp luật lý và bảo kinh tế. định dân cư.
về bảo vệ vệ. nông
và phát - Tổ thôn. - UBND
triển rừng - Nhu cầu chức cá tỉnh quyết
bao gồm: sử dụng nhân - Đúng định giao
đất có rừng đất. người đối đất đối với
tự nhiên Việt tượng có tổ chức cá
sản xuất, -Quy Nam nhu cầu, nhân
đất khoan hoạch- kế định cư đảm bảo người Việt
nuôi phục hoạch. ở nước công Nam định
hồi rừng ngoài. bằng, cư ở nước
trồng sản -Ý thức tránh ngoài, tổ
xuất, đất chấp hành - Tổ manh chức, cá
trồng rừng PL đất đai. chức cá mún nhân nước
sản xuất. nhân ruộng ngoài.
nước đất.
ngoài.

2 Đất làm Là đất được Các tỉnh - Quỹ đất - Hộ gia - Trên cơ 20 - UBND
muối- sử dụng thành phố cấp huyện
LMU vào sản trực thuộc của địa đình cá sở hiện năm quyết định
xuất muối. trung giao đất
ương phương. nhân. trạng đối với hộ
thuộc khu gia đình,
vực Đông - Quyết - Cộng thúc đẩy cá nhân,

định của đồng dân sản xuất
cơ quan có cư. phát
triển, ổn

19

Nam Bộ thẩm - Tổ định cộng đồng
và khu quyền. chức nông dân cư.
vực đồng kinh tế. thôn.
bằng sông - Quy - UBND
Cửu Long hoạch và - Tổ - Đúng tỉnh quyết
không quá kế hoạch chức cá đối định giao
3ha. sử dụng nhân tượng, đất đối với
đất. người đảm bảo tổ chức cá
Việt công nhân
- Căn cứ ý Nam bằng người Việt
thức chấp định cư XH, Nam định
hành PL ở nước cư ở nước
đất đai. ngoài. - Tránh ngoài, tổ
manh chức, cá
- Tổ mún nhân nước
chức cá ruộng ngoài.
nhân đất.
nước
ngoài.

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng
xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật
liệu xây dựng, làm đồ gốm


- Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng: đất giao thơng, thuỷ lợi; đất xây dựng các cơng trình
văn hố, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích cơng cộng; đất có di tích lịch
sử văn hố, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các cơng trình cơng cộng khác theo quy định
của Chính phủ

- Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng

- Đất có cơng trình là đình đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

- Đất sơng ngịi, kênh rạch, suối và mặt nước chun dùng

- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ

* Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm: các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Câu 20: Hãy lập bản làm rõ về 2 loại đất cụ thể của 2 nhóm: Các tiêu chí: Định nghĩa, đối
tượng được giao, thời hạn giao, nguyên tắc giao, căn cứ giao, hạn mức giao, thẩm quyền giao.

Đất nông nghiệp

20


×