Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bình luận về quy định xác định thẩm quyền xét xử của Tòa Án Việt Nam trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.61 KB, 18 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Đề bài:

Bình luận về quy định xác định thẩm quyền xét xử của Tòa Án Việt Nam
trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Nhóm 05
Lớp N03.TL1

Hà nội, 2021

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA

VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: 13/11/2021 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Mơn học: Tư pháp Quốc tế

Nhóm: 05 Lớp: N03.TL1 khóa 44 xin được phép báo cáo:

Tổng số sinh viên trong nhóm: 11

+ Có mặt: 11;

+ Vắng mặt: 0, có lý do: ____; khơng có lý do: ____.



Sau đây là bảng đánh giá mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm số 5 nghiên

cứu về đề bài: Bình luận về quy định xác định thẩm quyền xét xử của Tòa Án Việt Nam trong

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

STT MSSV Họ & Tên Đánh giá SV Đánh giá của GV
của SV ký tên

ABC Điểm(số) Điểm (chữ) GV ký tên

1 441345 Nguyễn Thị Như Quỳnh X Quỳnh
Linh
2 441346 Bùi Thị Khánh Linh X Trang
Linh
3 441347 Tạ Thị Thiên Trang X Trang
Yến
4 441348 Đàm Khánh Linh X An
Phương
5 441349 Hoàng Thị Thu Trang X Duy
Hùng
6 441350 Lê Hải Yến X Trang

7 441351 Nguyễn Khánh An X Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2021

8 441352 Trương Thị Phương X

9 441353 Thân Hoàng Duy X


10 441354 Lò Văn Hùng X

11 441355 Phạm Linh Trang X

Kết quả điểm bài viết: ______ GIÁO VIÊN NHÓM TRƯỞNG
- GV thứ nhất chấm: ______ Tạ Thị Thiên Trang
- GV thứ hai chấm: ______
Kết quả điểm thuyết trình: ______
- GV cho thuyết trình: ______
Điểm kết luận cuối cùng: ______
- GV đánh giá cuối cùng: ______

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật Dân sự
BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ĐƯQT Điều ước quốc tế
HN&GĐ Hơn nhân và Gia đình
NLHVDS Năng lực hành vi dân sự
TAND Tòa án nhân dân
TTDS Tố tụng dân sự
VVDS Vụ việc dân sự

MỤC LỤCC LỤC LỤCC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
I - Khái quát chung về việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt
Nam trong BLTTDS 2015:..................................................................................1
II - Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam đối với các tranh

chấp dân sự có yếu tố nước ngồi:......................................................................1
1.. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp
dân sự có yếu tố nước ngồi (Điều 469 BLTTDS 2015)....................................1
2. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam (Điều 470 BLTTDS 2015)...3
III - Một số vấn đề khác về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với VVDS
có yếu tố nước ngồi.............................................................................................6
1. ...................Trường hợp khơng thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tịa án
................................................................................................................................6
2. Các trường hợp giới hạn thẩm quyền cụ thể theo Điều 472 BLTTDS
2015:......................................................................................................................7
2.1......... Trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết
tranh chấp khác......................................................................................................7
2.2. Khi vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngồi hoặc đã
được Trọng tài, Tịa án nước ngồi thụ lý.............................................................8
2.3. Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc phán
quyết của Trọng tài................................................................................................9
2.4................................................ Khi bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp
..............................................................................................................................10
KẾT LUẬN.........................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................12
PHỤ LỤC 1:.......................................................................................................14

MỞ ĐẦU
Trong Tư pháp quốc tế, khi một VVDS có yếu tố nước ngồi phát sinh, Tịa
án của các nước có liên quan đều có thể có thẩm quyền giải quyết. Chính vì vậy,
việc xác định thẩm quyền của Tịa án quốc gia trong những trường hợp này là rất
quan trọng. Qua việc nghiên cứu và so sánh với pháp luật của một số nước, có thể
thấy một số quy định của BLTTDS 2015 vẫn chưa được rõ ràng cũng như có một
số điểm chưa hợp lý. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, nhóm em xin chọn
đề bài: “Bình luận về quy định xác định thẩm quyền xét xử của Tòa Án Việt

Nam trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.” để tìm hiểu và làm rõ.

NỘI DUNG
I - Khái quát chung về việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam
trong BLTTDS 2015:

Xung đột về thẩm quyền là trường hợp cho một VVDS có yếu tố nước ngoài,
cơ quan tài phán của hai hay nhiều nước đều có thể có thẩm quyền giải quyết.1

Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết VVDS có yếu tố nước ngồi là
tổng hợp các quyền mà Tòa án Việt Nam được giải quyết VVDS có yếu tố nước
ngồi và ra quyết định đối với các vấn đề pháp lý của vụ việc theo thủ tục TTDS do
pháp luật Việt Nam quy định.2 Hiện nay, các quy định pháp luật về xác định thẩm
quyền của tòa án Việt Nam trong giải quyết VVDS có yếu tố nước ngồi chủ yếu
được quy định tại BLTTDS 2015.
II - Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp
dân sự có yếu tố nước ngồi:

1. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các tranh
chấp dân sự có yếu tố nước ngồi (Điều 469 BLTTDS 2015)

Những vụ việc thuộc thẩm quyền chung của tòa án là những vụ việc vừa thuộc
thẩm quyền của tòa án Việt Nam và thuộc thẩm quyền của tịa án nước ngồi.
Trong trường hợp tịa án nước ngồi giải quyết những vụ việc này thì có thể sẽ
được tịa án Việt Nam cơng nhận và cho thi hành. Điều 469 BLTTDS 2015 đã quy
định các dấu hiệu xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp
dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể như sau:

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2020, tr. 167
2 Nguyễn Hồng Nam (2016), Luận án tiến sĩ Luật học: “Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc

dân sự có yếu tố nước ngồi”, Khoa Luật - Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

1

 Dấu hiệu quốc tịch, nơi cư trú, nơi có trụ sở:
Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các

đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
Đối với vụ việc ly hơn thì chỉ cần một trong các bên là công dân Việt Nam thì tịa
án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết, ở đây, dấu hiệu quốc tịch là căn cứ xác định
thẩm quyền. Nếu các bên đương sự trong vụ việc li hơn là người nước ngồi thì tịa
án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết với điều kiện họ cư trú, làm ăn sinh sống lâu
dài tại Việt Nam. Lúc này dấu hiệu nơi cư trú là căn cứ xác định thẩm quyền.

Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó
xảy ra ở ngồi lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
Quy định như vậy sẽ thuận lợi hơn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam về mặt
không gian, thời gian và chi phí trong tố tụng. Quy định này là một bước tiến bộ
của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam đối với các
VVDS có yếu tố nước ngồi trong điều kiện Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ
với quốc tế, những quan hệ dân sự xảy ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam diễn ra ngày
càng phổ biến.

 Dấu hiệu lãnh thổ:
Đây là dấu hiệu phổ biến để toà án xác định thẩm quyền vì có mối liên quan

gắn bó giữa vụ việc với lãnh thổ nước có tồ án. Cụ thể, tịa án Việt Nam sẽ có
thẩm quyền nếu:


Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam: Theo quy
định này chỉ cần bị đơn là cá nhân (không nhất thiết phải là cá nhân nước ngoài
như quy định tại điểm b khoản 2 Điều 410 BLTTDS 2004) cư trú, làm ăn sinh sống
lâu dài tại Việt Nam thì tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. Bị đơn có thể là
cá nhân Việt Nam, có thể là cá nhân nước ngoài, nhưng dù là Việt Nam hay nước
ngồi thì điều kiện tiên quyết phải là cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cụm từ “cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam” khơng có sự
giải thích cụ thể cả trong BLTTDS cũng như các văn bản khác của Việt Nam, điều
này có thể gây khó khăn trong q trình áp dụng. Vì vậy, đề xuất cần có quy định
chi tiết về vấn đề này trong các văn bản hướng dẫn.

2

Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ
chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên
quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó
tại Việt Nam. Với quy định này nếu có một vụ việc liên quan giữa một bên là cơng
dân Việt Nam ví dụ người lao động Việt Nam làm thuê cho một chi nhánh cơng ty
nước ngồi tại Việt Nam và phát sinh tranh chấp thì người lao động Việt Nam
khơng thể khởi kiện chi nhánh đó mà phải khởi kiện cơng ty nước ngồi có chi
nhánh đó đặt tại Việt Nam. Việc quy định như vậy tại điểm b khoản 1 Điều 469
BLTTDS 2015 đã không khắc phục được những tồn đọng trước đó tại điểm a
Khoản 2 Điều 410 BLTTDS 2004, gây bất lợi cho nguyên đơn Việt Nam.

Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam: Quy định này là hợp lý bởi vì nó sẽ
tạo sự thuận tiện trong q trình giải quyết tranh chấp của tịa án. Ví dụ như giúp
tịa án dễ xác định được tình trạng tài sản đang tranh chấp, dễ thi hành án…

Ngoài các dấu hiệu về quốc tịch, nơi cư trú, nơi có trụ sở nêu trên thì dấu
hiệu sự kiện pháp lý làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ hoặc dấu hiệu nơi

có tài sản là đối tượng của quan hệ cũng được ghi nhận. Cụ thể nếu có sự kiện
pháp lý xảy ra ở Việt Nam và từ sự kiện đó quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
được xác lập, thay đổi, chấm dứt thì vụ việc về quan hệ đó do tịa án Việt Nam giải
quyết. Trường hợp khác là quan hệ liên quan đến tài sản mà tài sản lại đang tồn tại
trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì
tịa án Việt Nam cũng có thẩm quyền. Ví dụ một người nước ngồi ký kết một hợp
đồng tư vấn pháp luật với một công ty luật của Việt Nam, hợp đồng thỏa thuận
công việc tư vấn pháp luật được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Trong quá trình
thực hiện hợp đồng này, hai bên có những mâu thuẫn và nếu họ khởi kiện ra tịa án
Việt Nam thì tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại điểm đ
khoản 1 Điều 469 BLTTDS năm 2015.

Tuy nhiên, thẩm quyền mà Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 xác định mới
chỉ là thẩm quyền của tòa án Việt Nam, còn cụ thể tòa án nào của Việt Nam, thì
cần tiếp tục căn cứ vào các quy định về xác định thẩm quyền khác của BLTTDS.
Cụ thể, khoản 2 Điều 469 quy định: “Sau khi xác định thẩm quyền của toà án Việt
Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III

3

của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tồ án cụ thể giải quyết vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài”.

2. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam (Điều 470 BLTTDS 2015)
Những vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam là những vụ

việc chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam. Nếu tịa án nước ngồi giải
quyết những vụ việc này thì sẽ khơng được tịa án Việt Nam công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam được quy định tại
Điều 470 BLTTDS 2015, cụ thể:


Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên
lãnh thổ Việt Nam. Đây cũng là nguyên tắc chung được thừa nhận bởi nhiều quốc
gia khi giải quyết tranh chấp dân sự liên quan đến bất động sản tại quốc gia mình.
Đối với Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia, bất động sản là tài sản đặc biệt, luôn
gắn liền với đất đai, lãnh thổ nên chỉ có tịa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải
quyết các vấn đề liên quan đến lãnh thổ Việt Nam là hoàn tồn hợp lí.

Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngồi hoặc người
khơng quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt
Nam. Quy định nêu trên cịn có điểm chưa hợp lý. Quan hệ hôn nhân được xác lập
tư việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì việc chấm
dứt quan hệ hơn nhân có đăng ký đó cũng thuộc thẩm quyền của Việt Nam. Theo
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia thì các quốc gia khác khơng
thể đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam cấp, và cũng khơng thể chấm dứt quan hệ hôn nhân đã được đăng ký tại
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam cũng không thể chấm
dứt quan hệ hôn nhân (thậm chí, dù có một bên là cơng dân Việt Nam) đã được xác
lập theo quy định của pháp luật nước ngồi về điều kiện kết hơn và đăng ký kết hơn
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngồi. Trừ trường hợp, Việt Nam và
quốc gia có liên quan ký kết ĐƯQT, trong đó quy định cơ quan có thẩm quyền
(Tịa án) của quốc gia ký kết có thẩm quyền giải quyết việc chấm dứt quan hệ hôn
nhân đã được xác lập theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký
kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ký kết kia. Từ những phân tích
trên, nhóm em xin kiến nghị quy định tại điểm b khoản 1 Điều 470 BLTTDS năm
2015 cần được bổ sung như sau: “Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công

4

dân nước ngồi hoặc người khơng quốc tịch, nếu việc kết hơn được đăng ký tại cơ

quan có thẩm quyền của Việt Nam và có hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở
Việt Nam”. Hoặc “Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngồi
hoặc người khơng quốc tịch nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn sinh sống ở Việt
Nam và không có tranh chấp về tài sản ở nước ngồi.”

Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải
quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành
viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam. Đây là một quy định mới hoàn
toàn của BLTTDS 2015 so với quy định tại Điều 411 BLTTDS 2004.

Theo khoản 2 Điều 470 BLTTDS 2015, những việc dân sự có yếu tố nước
ngồi sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

Các u cầu khơng có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự
quy định tại khoản 1 Điều này. Theo đó, các việc dân sự có yếu tố nước ngồi liên
quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam, vụ án ly
hơn có yếu tố nước ngoài, … thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án
Việt Nam. Quy định này là phù hợp bởi tính chất của các loại vụ việc như đã phân
tích ở trên. Ví dụ hai vợ chồng một người là Việt Nam, một người là người nước
ngoài đang tạm trú ở Việt Nam nay thuận tình ly hơn, con cái và tài sản các đương
sự tự thỏa thuận thì có thể u cầu Tịa án cơng nhận thuận tình ly hôn.3 Đây cũng
là một điểm mới so với quy định của BLTTDS 2004.

Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; Tuyên
bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích,
đã chết nếu việc tun bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của
họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên có
quy định khác; Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế
NLHVDS, mất NLHVDS nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập
quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam: Những quy định này đều phù hợp

và giúp tạo thuận lợi cho việc xác định sự kiện pháp lý cũng như tuyên bố một sự
kiện.

3 Bản án 18/2018/HNGĐ-ST ngày 10/04/2018 về xin ly hơn có yếu tố nước ngoài, Nguồn:
/>ngoai-68659, truy cập lần cuối lúc 12:40 ngày 10/11/2021.

5

Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vơ chủ hoặc công nhận
quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt
Nam. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc xác định thẩm quyền riêng biệt của
Tịa án nơi có bất động sản, cũng được pháp luật nhiều nước quy định. Quy tắc này
của BLTTDS 2015 đã có sự thay đổi và mở rộng phạm vi hơn so với Bộ luật cũ.
Giờ đây thẩm quyền đó được mở rộng tới các vụ việc liên quan tới công nhận
quyền sở hữu của người quản lý tài sản là động sản. Việc mở rộng như này đã cho
thấy sự tiến bộ và phù hợp hơn với các nguyên tắc của tư pháp quốc tế. Tuy nhiên,
trên thực tế giải quyết của hệ thống TAND cho thấy chưa có việc dân sự nào Tịa
án Việt Nam cơng nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận
quyền sở hữu của người đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên lãnh thổ
Việt Nam.
III - Một số vấn đề khác về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với VVDS có
yếu tố nước ngồi

1. Trường hợp khơng thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tịa án
Nội dung Điều 471 BLTTDS 2015 khơng có quy định về “vụ việc dân sự có

yếu tố nước ngồi thì chỉ có TAND cấp tỉnh mới thụ lý giải quyết”. Nói cách khác,
việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với VVDS có yếu tố nước
ngồi quy định tại Điều 471 BLTTDS 2015 được dẫn chiếu về Chương III
BLTTDS 2015 điều chỉnh về thẩm quyền của cả TAND cấp huyện và TAND cấp

tỉnh. Mặt khác, Điều 471 BLTTDS năm 2015 điều chỉnh những trường hợp tại thời
điểm thụ lý VVDS Tòa án đã thụ lý đúng thẩm quyền nhưng sau đó trong q trình
giải quyết VVDS có phát sinh những sự thay đổi làm cho VVDS đó khơng cịn
thuộc thẩm quyền của Tịa án đã thụ lý nữa, nhưng vì tính ổn định trong xét xử thì
Tịa án đã thụ lý vẫn tiếp tục giải quyết VVDS. Quy định này xuất phát từ lý luận
về thời điểm Tòa án phát sinh thẩm quyền đối với một VVDS4, theo đó tại thời
điểm thụ lý VVDS, nếu Tòa án đã thực hiện đúng quy định pháp luật thì Tịa án
phát sinh thẩm quyền tố tụng đối với VVDS đó và thẩm quyền của Tịa án đã thụ lý
không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ lý do nào. Có thể tham khảo thêm vụ án thực tiễn5

4 Permanent Bureau (2015), Comparative note on time specification, Hague Conference on Private International
Law. Xem nguồn: truy cập lần cuối
lúc 13:28 ngày 10/11/2021.
5 Bản án số 709/2020/DS-PT ngày 28/07/2020 của Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Xem nguồn: https://
thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-7092020dspt-ngay-28072020-ve-yeu-cau-tuyen-bo-van-ban-cong-

6

mà nhóm em hồn tồn đồng ý với cách xử lý của Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc
thẩm về vấn đề không thay đổi thẩm quyền.6

Có thể nói, quy định “khơng thay đổi thẩm quyền” là một trường hợp đặc thù
khi xác định thẩm quyền xét xử vụ việc vó yếu tố nước ngồi của tịa án Việt Nam.
Nó đặc biệt ở chỗ, khi các trường hợp tương ứng xảy ra thì cho dù các căn cứ xác
định thẩm quyền xét xử của tịa án Việt Nam đã khơng cịn thì tịa án Việt Nam vẫn
tiếp tục thụ lý và giải quyết vụ việc.

2. Các trường hợp giới hạn thẩm quyền cụ thể theo Điều 472 BLTTDS
2015


2.1. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh
chấp khác
Thứ nhất, thỏa thuận lựa chọn Tòa án nước ngoài.
Đối với trường hợp các bên lựa chọn Tịa án nước ngồi, lúc này Tịa án Việt

Nam sẽ khơng có thẩm quyền dù thuộc một trong các trường hợp tại Điều 469
BLTTDS 2015. Đây là quy định hợp lý, thể hiện sự tôn trọng ý chí của các bên
trong việc lựa chọn Tịa án giải quyết tranh chấp. Quy phạm này dựa trên sự tham
khảo từ “Công ước về thỏa thuận lựa chọn Tòa án 2005” của Hội nghị Lahay về
Tư pháp quốc tế. Theo đó, khi các bên trong quan hệ lựa chọn Tịa án nào để giải
quyết thì Tịa án nước đó sẽ có thẩm quyền riêng biệt, các quốc gia thành viên khác
khơng được lựa chọn sẽ khơng có thẩm quyền giải quyết và phải trả lại đơn khởi
kiện hoặc đình chỉ vụ việc.7 Việt Nam mặc dù chưa là thành viên của Công ước này
nhưng Việt Nam đã là thành viên của Hội nghị Lahay. Do đó, Cơng ước này cũng
được tham khảo khi xây dựng BLTTDS.8 Tất nhiên, đối với trường hợp vụ việc
thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam thì chúng ta vẫn sẽ có thẩm
quyền giải quyết. Bởi lẽ, thỏa thuận lựa chọn Tòa án chỉ đơn thuần lựa chọn nơi
giải quyết tranh chấp, còn về phương thức vẫn là một cơ chế tài phán cơng, do đó
thẩm quyền riêng biệt vẫn sẽ tác động đến các chủ thể trong trường hợp này.

chung-vo-hieu-158555?fbclid=IwAR12b9EHfJewubUR-
eLoTPhTkUAPrHGIC15AKtq2QSlsqgT7PVId8TjM6fk, truy cập lần cuối lúc 13:30 ngày 10/11/2021.
6 Xem Phụ lục 1.
7 Article 5, article 6 Haye Convention on choice of Court agreements 2005, Dẫn theo nguồn:
/>nuoc-ngoai, truy cập lần cuối 13:32p.m ngày 10/11/2021.
8 Bản thuyết minh về Dự án BLTTDS sửa đổi của Tòa án nhân dân tối cao ngày 10/4/2015, tr.24.

7

Tuy nhiên, thỏa thuận lựa chọn Tòa án vẫn là một chế định mới, chưa được

quy định cụ thể tại Việt Nam nên việc xác định điều kiện, hình thức hay các trường
hợp vơ hiệu, không thể thực hiện được vẫn chưa rõ ràng. BLTTDS 2015 vẫn đang
mượn các quy định của thỏa thuận Trọng tài để sử dụng cho thỏa thuận lựa chọn
Tòa án mà khơng có sự phân biệt nào cả.

Thứ hai, thỏa thuận lựa chọn Trọng tài.
Khi quy định về quyền thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh
chấp, điểm a khoản 1 Điều 472 có đưa ra căn cứ để xác định quyền là pháp luật của
nước áp dụng cho quan hệ dân sự đó. Tuy nhiên, khi đề cập đến trường hợp thỏa
thuận trọng tài và thỏa thuận lựa chọn Tịa án vơ hiệu, khơng thể thực hiện được thì
lại chưa đưa ra được là dựa trên hệ thống pháp luật nước nào. Điều này dễ dẫn đến
Tịa án sẽ áp dụng chính pháp luật Việt Nam để xác định việc vô hiệu hay không
thể thực hiện được. Trong khi đó, một cách hợp lý thì khi quyền lựa chọn được xác
định dựa trên pháp luật nước nào thì pháp luật nước đó sẽ được sử dụng để xác
định việc lựa chọn có phù hợp hay không. Điều này được thể hiện tại điểm b khoản
1 Điều 459, theo đó thỏa thuận trọng tài khơng có giá trị pháp lý theo pháp luật của
nước mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi phán quyết
đã được tuyên, nếu các bên khơng chọn pháp luật áp dụng cho thỏa thuận đó.
Như vậy, có thể thấy rằng, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 472 cho thấy sự
tiến bộ khi đề cập đến trường hợp thỏa thuận lựa chọn Tịa án. Nhưng ngược lại,
chính sự quy định chung của cả hai vấn đề khác nhau về bản chất là thỏa thuận lựa
chọn Tòa án và thỏa thuận lựa chọn Trọng tài đã làm cho trường hợp này chưa thật
sự hợp lý.
Vì vậy, nhóm em xin kiến nghị sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 472 đó là cần
phải tách thỏa thuận lựa chọn trọng tài và lựa chọn Tòa án thành hai trường hợp
khác nhau. Đối với lựa chọn Trọng tài, dù VVDS có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm
quyền riêng biệt thì Tịa án Việt Nam vẫn phải từ chối thụ lý. Đối với trường hợp
thỏa thuận lựa chọn Tịa án nước ngồi, việc giới hạn thẩm quyền chỉ áp dụng cho
thẩm quyền chung mà thôi. Đồng thời, bổ sung việc xác định thỏa thuận trọng tài
và thỏa thuận lựa chọn Tịa án vơ hiệu hoặc khơng thể thực hiện được theo pháp

luật của nước điều chỉnh cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.

8

2.2. Khi vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tịa án nước ngồi hoặc đã được
Trọng tài, Tịa án nước ngồi thụ lý
Thứ nhất, khi vụ việc khơng thuộc thẩm quyền riêng biệt của tịa án Việt

Nam, nhưng lại là loại vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của tịa án nước ngồi,
nếu đương sự u cầu, tịa án Việt Nam có thể giải quyết vụ việc, nhưng rõ ràng vụ
việc này cho dù có được giải quyết ở tịa án Việt Nam đi nữa thì bản án do tịa án
Việt Nam tun ra chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia của Việt Nam mà sẽ
không thể được công nhận và cho thi hành tại nước ngồi liên quan. Do đó, việc
giải quyết của tịa án Việt Nam vừa không thực sự giúp giải quyết vấn đề, vừa có
phần thiếu tơn trọng tịa án nước ngoài nên pháp luật Việt Nam quy định với trường
hợp đó thì tịa án Việt Nam trả lại đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu hoặc đình chỉ vụ
việc là cần thiết và phù hợp.

Thứ hai, theo điểm c khoản 1 Điều 472 BLTTDS 2015 thì nếu một vụ việc đã
được Tịa án nước ngồi hoặc Trọng tài nước ngồi thụ lý thì Tịa án Việt Nam sẽ
khơng có thẩm quyền. Quy định nhằm giảm tình trạng một vụ việc nhưng đồng thời
được giải quyết tại nhiều quốc gia hay cơ quan khác nhau. Điều này có lẽ hợp lý
nếu Tịa án nước ngồi đã thụ lý vụ việc này trước Tòa án Việt Nam. Tuy nhiên,
quy định tại điểm c lại không đưa ra điều kiện về thời điểm Tịa án nước ngồi thụ
lý. Điều này dẫn đến các bên hoặc một trong các bên có thể dễ dàng trong việc loại
trừ thẩm quyền của Tịa án Việt Nam. Ngồi ra, quy định tại điểm c khoản 1 Điều
472 BLTTDS 2015 chỉ đề cập đến việc Tòa án hoặc Trọng tài đã thụ lý mà không
dựa vào kết quả của việc giải quyết đó. Trong trường hợp vụ việc này bị đình chỉ ở
Tịa án nước ngồi, tức khơng có một phán quyết về nội dung vụ việc thì quyền lợi
của các bên sẽ được bảo vệ như thế nào?9

2.3. Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc phán

quyết của Trọng tài
Nhìn chung, đây là một trường hợp khá hợp lý. Cơ sở cho trường hợp hạn chế
thẩm quyền tại điểm d khoản 1 Điều 472 là nguyên tắc một vụ việc không được xét
xử hai lần. Do đó, nếu vụ việc đã được Tịa án hoặc Trọng tài nước ngồi ra bản án,
quyết định hoặc phán quyết thì Tịa án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện hoặc

9 ThS.Võ Hưng Đạt (2020), Bài viết: Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, />nam-doi-voi-vu-viec-dan-su-co-yeu-to-nuoc-ngoai-3033, truy cập lần cuối lúc 21:17 ngày 9/11/2021.

9

đình chỉ vụ việc. Tuy nhiên, nếu đặt trong ngữ cảnh của tồn bộ Điều 472 thì có thế
thấy rằng quy định này có phần khơng cần thiết. Bởi để giải quyết được một vụ
việc thì bắt buộc Tịa án hay Trọng tài phải thụ lý vụ việc đó. Và đương nhiên, theo
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 472 nêu trên thì Tịa án Việt Nam đã phải từ chối
thẩm quyền của mình chứ chưa cần đến lúc cơ quan có thẩm quyền nước ngồi ra
phán quyết về vấn đề này. Vì ở đoạn 2 của điểm d khoản 1 Điều 472 là một quy
định quan trọng để bổ sung vào khoảng trống thẩm quyền ở những trường hợp nêu
trên.10

Từ những phân tích điểm c, d khoản 1 Điều 472, nhóm em xin kiến nghị sửa
đổi đó là nên kết hợp điểm c và điểm d thành một trường hợp và quy định điều kiện
để từ chối thẩm quyền là Tòa án, Trọng tài thụ lý vụ việc trước Tòa án Việt Nam.
Đồng thời, bổ sung thêm Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền xét xử khi cơ quan có
thẩm quyền nước ngồi khơng thể đưa ra phán quyết giải quyết vụ việc.
2.4. Khi bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp

Đây là một trường hợp hạn chế thẩm quyền kinh điển Tư pháp quốc tế. Các

quốc gia thông thường sẽ xây dựng một đạo luật riêng về quyền miễn trừ đối với
Nhà nước nước ngồi và các cơ quan của Nhà nước đó. Chẳng hạn đạo luật
“Foreign Sovereign Immunities Act (FSIA) 1976” của Hoa Kỳ, “Foreign States
Immunities Act 1985” của Úc, “State Immunity Act 1978” của Anh… Dựa trên các
đạo luật này, Tòa án sẽ quyết định từ chối thẩm quyền của mình nếu vụ việc có bị
đơn là Nhà nước nước ngồi và thuộc các trường hợp được miễn trừ.11 Nhưng đối
với Việt Nam, mặc dù có được đề cập đến ở một số văn bản12, chúng ta vẫn chưa có
một đạo luật quy định cụ thể về quyền miễn trừ của quốc gia, do đó, quy định tại
điểm đ khoản 1 Điều 472 có thể rất hợp lý nhưng lại khó phát huy hết tác dụng.
Không những vậy, các quy định nói trên lại đang thiên về học thuyết miễn trừ tuyệt
đối. Theo đó, Nhà nước nước ngồi chỉ chịu trách nhiệm pháp lý về dân sự khi họ

10 ThS.Võ Hưng Đạt (2020), Bài viết: Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, />nam-doi-voi-vu-viec-dan-su-co-yeu-to-nuoc-ngoai-3033, truy cập lần cuối lúc lúc 21:17 ngày 9/11/2021.
11 Các quốc gia hiện nay phần lớn theo thuyết miễn trừ tương đối, do đó các đạo luật này sẽ đưa ra một số trường
hợp mà Nhà nước nước ngồi khơng được quyền xét xử. Chẳng hạn như vụ việc liên quan đến hành vi thương
mại, hợp đồng lao động, tài trợ khủng bố (Đạo luật “Justice Against Sponsors of Terrorism Act” JASTA năm
2016 của Hoa kỳ sửa đối FISA 1976)….
12 Như khoản 4 Điều 2 BLTTDS 2015; Điều 100 BLDS 2015; Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam 1993.

10

từ bỏ quyền miễn trừ mà thôi. Điều này dẫn đến việc bảo vệ quyền lợi của các chủ
thể trong nước trong quan hệ với quốc gia nước ngồi khơng được bảo đảm.

KẾT LUẬN
Việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án là một nội dung quan trọng của
quá trình giải quyết xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế. Chính vì vậy, việc
tiếp tục nghiên cứu, hồn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm

quyền xét xử của Tịa án đối với các VVDS có yếu tố nước ngồi là u cầu cần
thiết trong q trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tư pháp quốc tế nói riêng và
tồn bộ hệ thống pháp luật nói chung./.

11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I – Điều ước quốc tế:

1. Công ước về thỏa thuận lựa chọn Tòa án 2005.
II – Văn bản pháp luật:

1. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004;
2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
III – Bản án:
1. Bản án 18/2018/HNGĐ-ST ngày 10/04/2018 về xin ly hơn có yếu tố nước

ngoài;
2. Bản án số 709/2020/DS-PT ngày 28/07/2020 của Tòa án nhân dân thành phố

Hồ Chí Minh về yêu cầu tuyên bố văn bản cơng chứng vơ hiệu;
IV – Giáo trình:

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội, 2019.

V – Sách, tạp chí:
1. Bành Quốc Tuấn, Từ một quy định về thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngồi của Tịa án, Nghiên cứu Lập pháp, Số 24 (161),
12/2009;

2. Vũ Thị Hương, Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngồi dưới góc nhìn so sánh, Tạp chí pháp luật và
thực tiễn, Số 40, 2019;
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích từ ngữ Luật học, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 1999.

VI – Luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học:
1. Nguyễn Hồng Nam (2016), Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật -
Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
2. Vũ Thị Phương Lan (2017), Quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở, Hà Nội.

VII - Tài liệu nước ngoài:
1. Article 5, article 6 Haye Convention on choice of Court agreements 2005

12

2. Article 19. Bulgaria PIL Code (Amended, SG No. 59/2007);
3. Permanent Bureau (2015), Comparative note on time specification, Hague

Conference on Private International Law. Xem nguồn:
,
truy cập lần cuối lúc 13:28 ngày 10/11/2021.
VIII – Internet:
1. Đặng Thanh Hoa & Trần Thị Thu Hằng (2021), Bài viết: Bàn về quy định
“Không thay đổi thẩm quyền của Toà án” trong Tố tụng dân sự, Tạp chí Tịa
án nhân dân điện tử, /> kien/ban-ve-quy-dinh-%E2%80%9Ckhong-thay-doi-tham-quyen-cua-toa-an
%E2%80%9D-trong-to-tung-dan-su, truy cập lần cuối lúc 14:30 ngày

10/11/2021;
2. Bài viết: Xác định rõ thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
(2017), Người bảo vệ quyền lợi,
/> MaTT=301020175424344871&MaMT=5, truy cập lần cuối lúc 14:30 ngày
10/11/2021;
3. ThS.Võ Hưng Đạt (2020), Bài viết: Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối
với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử,
/> doi-voi-vu-viec-dan-su-co-yeu-to-nuoc-ngoai , truy cập lần cuối lúc 21:17
ngày 9/11/2021.

13

PHỤ LỤC 1:
Theo Bản án số 709/2020/DS-PT ngày 28/07/2020 của Tòa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh, nguyên đơn nộp đơn khởi kiện tại 01 Tòa án cấp huyện,
sau khi Tịa án nhân dân cấp huyện thụ lý thì ngun đơn chết. Tòa án cấp huyện
đưa những người thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn có địa chỉ tại
Paris (Pháp) vào tham gia vụ án dân sự. Tòa án cấp huyện vẫn tiếp tục xét xử và
đưa ra bản án sơ thẩm. Người thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn
kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm, trong đó có nội dung cho rằng vụ án này khơng
thuộc thẩm quyền của Tịa án cấp huyện. Quan điểm của Tòa án cấp phúc thẩm là
tại thời điểm thụ lý vụ án Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý đúng thẩm quyền nên Tòa
án cấp huyện vẫn có thẩm quyền giải quyết vụ án căn cứ Điều 471 BLTTDS năm
2015 và khoản 5 Điều 7 Nghị quyết 03/2012/HĐTP-TANDTC.
Do đó, sau khi đã xác định Tịa án cấp huyện có thẩm quyền đối với vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài và trường hợp áp dụng quy định khơng thay đổi thẩm
quyền Tịa án thì hồn tồn có cơ sở để cho rằng quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị
quyết 03/2012/HĐTP-TANDTC tới thời điểm hiện tại vẫn phù hợp với Điều 471
BLTTDS năm 2015.


Nguồn: />dinh-%E2%80%9Ckhong-thay-doi-tham-quyen-cua-toa-an%E2%80%9D-trong-to-
tung-dan-su.

14


×