Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu tác động của mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến thành quả tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.74 MB, 113 trang )

DAIHOCDANANG
TRUONG DAI HOC KINH TE

NGUYEN THI KHANH HUYEN

NGHIEN CUU TAC DONG CUA MUC DO CONG BO
THONG TIN TRACH NHIEM XA HOI DEN

THÀNH QUÁ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NIEM YET TREN SO GIAO DICH CHUNG KHOAN

THANH PHO HO CHi MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2023

DAIHQCDANANG

TRUONG DAI HOC KINH TE

NGUYEN THI KHANH HUYEN

NGHIÊN CUU TAC DONG CUA MUC DO CONG BO
THONG TIN TRACH NHIEM XA HOI DEN

THÀNH QUÁ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YÉT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

THÀNH PHÓ HỊ CHÍ MINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ KÉ TOÁN
Mã số: 8 34 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Phước Vũ

Đà Nẵng - Năm 2023

LOI CAM DOAN

Tôi cam đoan đây là luận văn với đề tài “Nghiên cứu tác động của mức
độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến thành quả tài chính tại các
doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực vả chưa từng được
ai cơng bồ trong bất kỳ cơng trình nào khác.

aieTác giả luận văn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyén Thi Khanh Huyén

MUC LUC

MUI 2109/GE E2 4........................................

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTT..........................-22-222222+2E2EE1151221221111112221111222X2eE

DANH MỤC HÌNH ẢNH ................22.22.222.22.22.21....E.2.-22222222c2e


DANH MỤC BẢNG BIỀU ............................22222222222222222+222211111212222211111112122EcEaE

ý 66.00... ...... . .. 1

1. Ly do chon dé tai e.ceecccccccecccscssssessssssseesssuesssessresssesssesssesssissesessstessseessseesseeeseeeeee: 1

2. Muc tidu mghién Cru... eeeeecececcsescsssesescscscscecscscscscecvevecaceceesesssasasacatacavacstsseesevevees 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiÊn CỨU.........2.525.2 5.+ S.1.33..EE.EE.EEE.EEE.EE.EEE.EEE-EE-EEe-xceg 4

4... Phương pháp nghiên CỨU.......5.2.x.E.3E.EEE.SE E.3 151.581.515.1555.5 1.2555.55 1.5155.111-5 - 4

5... Đóng góp của nghiên CỨU........:- .sc.kSx.SE.S3.SE.11.131.115.151.3 1.5155.15.151.515.155.E n.e.n-ng 5

6... Cấu trúc bài luận văn..............................----222222+2+22++++ttrEEE..2111221111111111111111Xe1 6

7. Tổng quan đề tài Hiễ HƯỚIG[URHHuuseoseskuiitu43i64s6mkeegzesiuxtorizutseriertzetxrorotbtntbetttGir8cts-rt8icGtt0srr3np8sed 6

CHUONG 112 CO SO LY THUYET VE CONG BO THONG TIN TRACH
NHIỆM XÃ HỘI VÀ THÀNH QUẢ TÀI CHÍNH...............2s.S.E..n..i..ê.n... 12

1.1. Trách nhiệm xã hội .........-- 2.+ t.t .ES2.8 E 2.5882.38 .988.958 .551.551.551.151.1 5 ..1.a .- 12
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội ..........2.+ S.s s.a .Sa.S28.E9.5 .91.551.15.111..1E.n.en.n-en 12
1.1.2. Các khía cạnh cơng bồ thơng tin trách nhiệm xã hội............................... l6

1.2. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội........2.2. .©2.222.22.S22.255.2.221.11.11.551..nn.xn 17

1.2.1. Bản chất công bố thông tin trách nhiệm xã hội.................2 ..s+.s.s+.s.+£.+-2s-2 17
1.2.2. Đo lường công bố thông tin trách nhiệm xã hội..................25.s..ss..2s..c-2 -s+z 18

1.3. Thành quả tải chính ........-.- ¿+.<5.S.11..S SE.1.111.111.115.1511.1 15.111.511.151.11 .n.a 23
1.3.1. Khái niệm thành quả tài chính.........¿.+ .+.x.+x+.k+.ES.EE.EEE.EE.EE.EEE.2E.25.252.55-5e5 2
1.3.2. Cac chi tiéu do lwong thanh qua tai Chinh wo... cee eecceceecsceseseseseeeeeceeseees 25

1.4. Tác động của mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến thành qua tai

chính của doanh nghiỆp ........--- .252.525.2E.SE S.E 1.11 .E1.11.1121.1111.11.111.111.11.515.E.E re 26

1.5. Cac thuyét 1i@n quan o....cceceeccsccesessscsssessesseessessesseessvesseseesstsscsetsseesesevseeseeesven 28
CHUONG 2 PHUONG PHAP NGHIEN CUU ooceececcecceccscesseseesessestesessesseseeseseeseeees 32

2.1. Giả thuyét nghién COU... ccccssceseessesseessesssessvsssesseesecssesesseseseessesseesecseeseess 32

2.2. M6 hinh nghién CWU a... ee eececeseceseceseeeseeseeeseesecseesseeeeesseessecsseeseeeseeesaeesseens 33

2.3. Do lường biến ........................- -- St St E211211211211211211 2111111111111 1111 11 EEeerrre. 35
2.3.1. Biến phụ thuỘc.....2-5.2 k.e x.vEE.2EE2.E12.E17.112.171.121.111E.111.1 1.11.111.1.--errrre. 35
2.3.2. Biến độc lập......¿.s2..++E.112.211.211.211.211.211.21.112.111.211.211.211.121-1 2-1-11-6 37
2.3.3. Biến kiểm soát......+.2.++2.x22.E1.221.12.112.112.11.111.21.112.111.1 .11.0.11---ree 42

2.4. Thu thập dữ liệu............................- - ---- - < E2 1162111111111 83111 1111 E9 vn kg kt 45

CHUONG 3 KET QUA NGHIEN CUU, KET LUAN VA HAM Ý CHÍNH SÁCH

7=... 47

3.1. Thống kê mô tả........................- 2: ¿+Ss+SEt9EEx2E1E221121112711211122111111111121111112x1e1 47

3.1.1. Thống kê mô tả công bồ thông tin trách nhiệm xã hội giữa các ngành ...47


3.1.2. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu.........................--.----- 52

3.2. Phân tích tác động của mức độ cơng bồ thông thông tin trách nhiệm xã hội
đôi với thành quả tài chính của doanh nghiỆp ............5.2.222.22.22.*.22.*£.2ss.£+-zc-zz-s>s 33

EU ii 0i v0 án. :-:t:...... 54

3.2.2. Kết quả nghiên cứu......22.-2.2+.z£2E.+£E.EE£E.EE2.EE2E.57E.127.1121.1 7.2122-122-. -ecrxe. 60

3.3. Kết luận và hàm ý chính sách.......+..s+2.E++.E+E.E£.EEt.EEE.EEE.EEE.EES.EE.EEE-rEk-rkr-rre-rxee 74

3.4. Han ché ctia dé tai. cecceccccccccccsessessesssssecssessssssessvessessssssessessessesssessessesseseesseeane 79

KET LUAN coeeccesscssssesssesssseesssessvsssecssecssecssesssesssecsssessssesssesssesssecssvecssesssecssesssesseceseeen 81

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 0... coceccesscssessessessesseesessecsessesstesesseseaessseseass 83

DANH MUC CAC TU VIET TAT

TTXH Trách nhiệm xã hội

TQTC Thanh qua tai chinh

PTBV Phát triển bền vững

BCTN Báo cáo thường niên

BCTC Báo cáo tài chính

TTCK Thị trường chứng khốn


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1,1: Thấp trách nhiệm, xã hội của CHEE:::eesansessrorasriiieerdrenasineeneroea 14
Hình 3.1: Tỷ trọng các ngành nghề trong mẫu nghiên cứu .....................-.-.---.- 47
Hình 3.2: Giá trị trung bình các chỉ mục cơng bố thơng tin TNXH................... 49

DANH MỤC BẢNG BIÊU

Bảng 2.1: Bảng danh mục công bố thông tin TNXHH......................¿2-5-2-5-+¿+s-52 38

Bảng 2.2: Mô tả biến nghiên cứu..........25.+ .+++.+t+.x+E.v+.xer.xex-er-ker-rxe-rke-rk:erk-rred 44

Bảng 3.1: Bảng mô tả về tổng chỉ mục công bố thông tin TNXH..................... 48
Bảng 3.2: Bảng mô tả các chỉ mục công bố thông tin TNXH..........................- 50
Bảng 3.3: Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu .....................----¿-525+5+s++xss2 52

Bảng 3.4: Bảng trình bày các kiểm định mơ hình hồi quy dữ liệu bảng............ 54
Bang 3.5: Bang két quả phân tích tương quann............. .--.5.55.5.<.s*.+.+<.s+.++.s.ss.s+ 55
Bảng 3.6: Bảng tính hệ số phóng đại phương sai VIF................2..25.2.2.2-5- 60

Bảng 3.7: Bảng phân tích kết quả mơ hình hồi quy POLS...................----5-: 60

Bảng 3.8: Bảng trình bày giả thuyết kiểm định các khuyết tật mơ hình POLS.. 63
Bảng 3.9: Bảng kết quả kiểm định các khuyết tật trong mơ hình POLS............ 63
Bảng 3.10: Bảng kết quả của các kiểm định lựa chọn mơ hình phù hợp với dữ
TEU NQHIEN CULL... ............ 64
Bang 3.11: Bang két quả các kiểm định đo lường các khuyết tật của mơ hình.. 66
Bảng 3.12: Bảng kết quả nghiên cứu mơ hình hồi quy FGLS....................------ 67


MO DAU
1. Ly do chon dé tai

Tính đến thời điểm hiện tại, việc thực hiện công bố thông tin TNXH

của doanh nghiệp vẫn còn tổn tại nhiều quan điểm trái chiều. Quan điểm thứ
nhất cho rằng doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào việc kinh doanh mà không
can dé tam đến các vẫn đề khác. Đối với những người ủng hộ quan điểm này,
họ cho rằng khi doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh và mang lại
kết quả kinh doanh tốt thì đã giúp cho xã hội cũng như quốc gia ngày càng
vững mạnh. Vì vậy, TNXH và việc duy trì mơi trường kinh doanh phát triển
bên vững sẽ do Nhà nước thực hiện. Trái với quan điểm trên, một số khác cho
rằng doanh nghiệp cần phải thực hiện TNXH song song với hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp như doanh nghiệp phải có trách nhiệm với mơi
trường, với người lao động hay với cộng đồng. Bởi vì doanh nghiệp khơng
thể tự hoạt động nếu khơng có đội ngũ lao động, tài nguyên từ thiên nhiên
cũng như sự ủng hộ từ cộng đồng. Bên cạnh đó, việc thực hiện TNXH và đạo
đức kinh doanh luôn nhận được nhiều sự quan tâm đối với công chúng và đặc
biệt trong bối cảnh biến đồi khí hậu hiện nay. Doanh nghiệp khơng thé tồn tại
khi khơng có sự hỗ trợ của người lao động, yếu tố môi trường và cộng đồng
địa phương nên nếu doanh nghiệp nào đó thực hiện các hoạt động TNXH hiệu
quả như một khía cạnh của đạo đức kinh doanh thì điều này có thể giúp doanh
nghiệp nhận được nhiêu sự quan tâm và sự ủng hộ từ cộng đông.

Tại Việt Nam, khái niệm TNXH của doanh nghiệp còn khá mới nên
nhiều doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình tìm hiểu về khái niệm này. Cách

tiếp cận gần gũi nhất khi nói đến TNXH đó chính là làm từ thiện và thực hiện

các hoạt động nhân đạo mang tính chất tự nguyện; tuy nhiên, đây mới là một

trong ba khía cạnh của TNXH. Theo Gray (1995), công bố thông tin TNXH

của doanh nghiệp có nghĩa là doanh nghiệp cung cấp thông tin về các hoạt
động của công ty ảnh hưởng đến môi trường và xã hội, các tác động của các
hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến người lao động. xã hội và môi trường
như thế nào. Doanh nghiệp thực hiện TNXH thông qua các hoạt động cụ thể
như kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, bảo tn tai ngun thién nhién, tiét kiém
năng lượng, an toàn lao động, đặc biệt là hỗ trợ và phát triển cộng đồng. Công
bố thông tin TNXH của doanh nghiệp là điều cần thiết, đây là cơ hội quảng bá
hình ảnh của doanh nghiệp và tạo ấn tượng tốt với các bên liên quan. Bởi vì
TNXH ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và
các chủ doanh nghiệp trên toàn thế giới nên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng
việc cơng bố thơng tin TNXH có tác động đến TỌQTC của doanh nghiệp. Vì
vậy, khi doanh nghiệp thực hiện TNXH cũng đồng nghĩa với việc giúp TQTC
của doanh nghiệp có chuyền biến tốt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt
Nam thực hiện công bố thông tin TNXH vẫn chưa tập trung nhiều và chưa
nhận diện được tầm quan trọng của việc thực hiện cơng bó thong tin TNXH.
Việc thực hiện công bố thong tin TNXH chi moi ding lại ở các tập đồn lớn
và các cơng ty niêm yết (chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trên tổng số doanh
nghiệp tại Việt Nam). Và hầu hết các doanh nghiệp thực hiện công bố thông
tin TNXH đều chỉ tập trung công bố các thơng tin bắt buộc được trình bày
trong mục 6 của Phụ lục Báo cáo thường niên trong thông tư 96/2020/TT-
BTC ngày 16/11/2020; trong khi đó, các chỉ tiêu về các hoạt động liên quan
đến người lao động, cộng đồng - xã hội lại khơng được chị tiết hóa các chỉ
tiêu cụ thể. Trong bài nghiên này, tác giả sẽ bổ sung thêm nhiều chỉ tiêu công
bố thông tin tự nguyện (những chỉ tiêu này đã được tác giả kế thừa từ nhiều
nghiên cứu trước và các chỉ tiêu này được đánh giá là phù hợp với bối cảnh

tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại) để đánh giá mức độ công bố thông tin


TNXH theo các chỉ tiêu công bố thông tin tự nguyện và công bồ thông tin bắt

buộc. Bên cạnh đó, cơng bố thơng tin TNXH được coi là một cơng cụ hữu ích
để đánh giá hiệu quả hoạt động xã hội của doanh nghiệp và giúp tăng tính
minh bạch thể hiện qua trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp đối với xã
hội. Cơng bó thơng tin TNXH của doanh nghiệp được coi là một trong những

nhân tố có sự tác động đối với TQTC của doanh nghiệp. Nhiều nhà nghiên

cứu đã tiến hành nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực để đánh giá tác động của
việc thực hiện TNXH doanh nghiệp đối với thành quả tài chính của doanh
nghiệp; tuy nhiên, mỗi nghiên cứu đều có một phương pháp tiếp cận và đo
lường mức độ công bố thông tin TNXH khác nhau và các nghiên cứu này
cũng không cho ra kết quả thống nhất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều có
chung quan điểm rằng việc cơng bố thơng tin TNXH đều có những tác động

khác nhau đến TQTC của doanh nghiệp. Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiên

cứu này sẽ giúp các nhà nghiên cứu đánh giá được tác động của mức độ công
bố thông tin TNXH đến TỌTC của các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng
ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực; từ đó, giúp các nhà quản trị đưa ra nhiều
chính sách và chiến lược kinh doanh tốt hơn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu được thực hiện để phân tích tác động
của mức độ cơng bố thông tin TNXH đến TỌTC của doanh nghiệp.

Mục tiêu cụ thể:


Đo lường mức độ công bố thông tin TNXH của các doanh nghiệp niêm

yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh.

Đo lường TQTC của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch

Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh.

Phân tích tác động của mức độ công bồ thông tin TNXH lên TỌTC của
doanh nghiệp.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là mức độ công bố thông tin
TNXH của doanh nghiệp và tác động của mức độ công bồ TNXH đến TQTC

của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hỗ

Chí Minh.

Phạm vì nghiÊH cứu:

Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện đối với các doanh nghiệp

niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chi Minh (HOSE).

Phạm vi thời gian: Dữ liệu thực hiện nghiên cứu từ năm 2020 đến năm
2022.


Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phân tích tác động của mức độ công bố
thông tin TNXH đối với TQTC của doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch

Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Tác giả thực hiện đo lường

mức độ công bồ thông tin TNXH bằng các chỉ tiêu công bồ thông tin bắt buộc
và công bồ thơng tin tự nguyện (trong đó: 14 chỉ tiêu bắt buộc phải công bố

thông tin và 17 chỉ tiêu không bắt buộc phải công bồ).

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện xuyên suốt trong
bài nghiên cứu. Tác giả đã thực hiện thu thập đữ liệu của chỉ tiêu công bố
thông tin TNXH của doanh nghiệp và các chỉ số đo lường TỌTC được trình
bày tại BCTN và BCTC. Những thơng tin này được thu thập từ các doanh

nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngồi ra, tác giả sẽ thực hiên mơ hình phân tích hồi quy để đánh giá và phản
ánh đúng tác động của mức độ công bố thông tin TNXH đối với TQTC áp

dụng tại các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn thành

phố Hồ Chí Minh.

5. Đóng góp của nghiên cứu

Việc công bố TNXH của doanh nghiệp hiện vẫn còn tồn tại nhiều


doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa thực sự coi trọng việc thực hiện công bố

thông tin TNXH. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tác
động của mức độ công bố thông tin TNXH đến TQTC của các doanh nghiệp

tại Việt Nam; tuy nhiên, các nghiên cứu đều tiếp cận các khu vực, quốc gia
khác nhau nên các phương pháp và cách thức đo lường mức độ công bố thơng
tin TNXH cũng khác nhau; vì vậy, nhiều kết quả nghiên cứu thu được khơng
có chung một kết quả phân tích. Vì đa phần mỗi nghiên cứu đều được thực
hiện tại mỗi khu vực hoặc mỗi quốc gia khác nhau với các chính sách và quy
định riêng, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc thu thập các thông tin đo lường
mức độ cơng bố thơng tin TNXH. Do đó, các dữ liệu thu thập được sẽ khác
nhau bởi vì những dữ liệu này sẽ phụ thuộc vào các quy định được ban hành

tại từng khu vực thực hiện nghiên cứu. Thông qua bài nghiên cứu này, bên
cạnh việc tác giả sử dụng các chỉ tiêu đo lường công bồ thông tin TNXH được
tham chiếu từ thông tư quy định về việc công bồ thông tin tại Việt Nam, tác
giả sẽ bố sung thêm nhiều chỉ tiêu khác liên quan đến TNXH để việc đo
lường mức độ công bố thông tin TNXH được đánh giá một cách chính xác
nhất. Ngồi ra, tác giả sẽ sử dụng linh hoạt hai biến phụ thuộc trong mơ hình
nghiên cứu để cung cấp thơng tin đánh giá và kết quả nghiên cứu một cách

khách quan nhất và nhằm làm đa dạng hóa kết quả nghiên cứu. Tác giả sử

dụng hai biến phụ thuộc; cụ thể, một biến phan anh TQTC ngan han trong qua
khứ tại Việt Nam, một biến phản ánh thành quả tài chính theo thị trường theo
các khía cạnh đài hạn trong tương lai; từ đó, các nhà quản trị sẽ có cái nhìn

tồn diện hơn khi đưa ra các quyết định quản trị đối với việc sử dụng thông


tin TNXH của doanh nghiệp như chiến lược nhằm tạo ra lợi nhuận dài hạn
cho doanh nghiệp.

6. Cấu trúc bài luận văn

Luận văn được trình bày theo 3 chương chính:

-_ Chương 1: Cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội, công bồ thông tin
trách nhiệm xã hội và thành quả tài chính

- _ Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

- _ Chương 3: Kết quả nghiên cứu, kết luận và hàm ý chính sách

7. Tổng quan đề tài nghiên cứu

Với sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng đối với TNXH của
doanh nghiệp, nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã được thực
hiện dé kiểm chứng tác động của mức độ công bồ thông tin TNXH của doanh

nghiệp đối với TQTC.

Đầu tiên, để thấy rằng việc thực hiện và công bồ thông tin TNXH của
doanh nghiệp đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và góp
phần vào sự PTBV của doanh nghiệp, nghiên cứu của Hồ Ngọc Thảo Trang

và Liafisu (2014) đã phân tích ảnh hưởng của cơng bố thơng tin TNXH đến

TQTC của doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành thu
thập dữ liệu từ các BCTN của 20 công ty tại Việt Nam trong 3 năm từ 2010

đến 2012 với tổng cộng 60 quan sát. Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy
OLS đữ liệu cắt ngang đề kiểm định mối quan hệ trên. Kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra rằng có tồn tại mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa mức độ cơng bố
thơng tin TNXH của doanh nghiệp và TQTC, và kết quả này cũng phù hợp
với kết quả thu được từ nhiều nghiên cứu trước đây.

Bén canh do, Khlif va céng sy (2015) da thyc hién danh gia méi quan
hệ giữa mức độ công bồ thông tin TNXH và TQTC của doanh nghiệp. Trong
bài nghiên cứu, Khlif và cộng sự (2015) đã sử dụng hai phương pháp nghiên

cứu là mơ hình hồi quy dữ liệu bảng và triển khai mơ hình Pooled OLS. Sau

khi áp dụng hai phương pháp nghiên cứu trên với dữ liệu thu thập được từ
BCTN của 14 công ty niêm yết tai Nam Phi va 14 công ty niêm yết tại Maroc.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy việc công bố thông tin TNXH của
doanh nghiệp không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp Tobins'Q, nhưng đối
với từng thị trường thì lại có tác động. Trong đó, cơng bố thơng tin TNXH có
tác động tích cực ở Nam Phi nhưng lại có tác động tiêu cực ở Ma-rốc. Tác giả
đã lý giải kết quả này là do sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật của hai
nước. Nam Phi với hệ thống thơng luật (Common law) có tính chun nghiệp,
minh bạch và thực thi pháp luật mạnh mẽ hơn Maroc với hệ thong dân luật
(Civil Law).

Nghiên cứu của Mohammad và cộng sự (2016) đã phân tích tác động
của mức độ cơng bố thông tin TNXH của doanh nghiệp đối với TQTC của
các công ty dược phẩm niêm yết ở Pakistan. Tác giả sử dụng các yếu tổ tốt
như môi trường, nhân viên, cộng đồng và khách hàng làm biến số dùng đề đo
lường mức độ công bố thông tin TNXH doanh nghiệp của mỗi doanh nghiệp
Việt Nam. Dữ liệu được thu thập thơng qua phân tích các thơng tin trong
BCTN trong giai đoạn từ 2005 đến 2014. Các công cụ định lượng được sử

dụng để đo lường các biến nghiên cứu; trong đó, chỉ số đo lường cơng bố
thơng tin TNXH được xây dựng dựa trên phương pháp gán điểm. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các phịng thí nghiém cua GSK Pakistan thường có mức
độ cơng bố thơng tin TNXH cao hơn so với các công ty dược phẩm khác và tỷ
lệ các công ty dược phẩm công bố thông tin TNXH đang có xu hướng ngày
càng gia tăng qua các năm. Bên cạnh đó, các cơng ty này có xu hướng công

bồ thông tin liên quan đến hỗ trợ cộng đồng. Từ kết quả thu được,
Mohammad và cộng sự đã đưa ra kết luận rằng công bố thông tin TNXH của
doanh nghiệp có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi trên tài sản.

Amidu và cộng sự (2017) đã đánh giá tác động của mức độ công bố
thông tin TNXH của doanh nghiệp đối với TQTC của các công ty ở Châu Phi
trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015. Mẫu nghiên cứu gồm 158 công ty
với 6 ngành công nghiệp khác nhau được chọn từ 6 quốc gia ở Châu Phi là

Nam Phi, Kenya, Nigeria, Maroc, Ai Cap va Mauritius. Mansaray và cộng sự

thực hiện đo lường mức độ công bộ thông tin TNXH theo khối lượng từ khóa
(lưu lượng truy cập và cơng cụ tìm kiếm) và TQTC được đo bằng lợi nhuận
trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Các tác giả thực hiện phân tích
bằng mơ hình hồi quy tuyến tính được kết quả nghiên cứu; cụ thể, kết quả

nghiên cứu đã chỉ ra răng mức độ công bồ thơng tin TNXH của doanh nghiệp

có tác động đến TQTC của các cơng ty trong ngành khai khống, đầu tư và
vận tải trong ngắn hạn; tuy nhiên, họ nhận thấy rằng đây là gánh nặng chỉ phí
đối với các công ty trong các ngành này, điều này cho thấy rằng TNXH khơng
tạo ra lợi ích kinh tế cho các công ty trong ngắn hạn. Đối với TQTC được


đánh giá trong dài hạn, hầu hết các kết quả cho thấy lợi ích kinh tế được tác

động tích cực từ việc công bố thông tin TNXH của doanh nghiệp nhưng các
tác động này cũng khơng mang lại bất kỳ lợi ích nào cho công ty. Mặc dù tồn
tại mối quan hệ tích cực trong dài hạn nhưng TỌTC của các cơng ty ở Châu
Phi không phụ thuộc đáng kê vào việc cơng ty có thực hiện cơng bồ thơng tin

TNXH hay khơng, mà thay vào đó là các yếu tơ khác như địn bẩy tài chính

và quy mơ cơng ty lại có ảnh hưởng đáng kẻ.

Hồ Thị Vân Anh (2018) nghiên cứu tác động của việc công bố thông

tin TNXH của doanh nghiệp đối với TQTC của công ty được đo lường bằng
ROA và Tobins'Q. Biến kiểm sốt được đưa vào mơ hình gồm quy mô công

ty, don bay tai chinh va nganh nghé kinh. Nghiên cứu được thực hiện thu thập

từ dữ liệu mẫu gồm 100 công ty trên TTCK Việt Nam từ năm 2012 đến 2016.

Nghiên cứu đưa ra kết quả kết luận rằng việc cơng bồ thơng tin TNXH có tác
động tích cực đến ROA thơng qua việc sử dụng phân tích mơ hình hồi quy dữ
liệu bảng nhưng lại khơng có sự ảnh hưởng đến Tobins°Q của công ty.

Hassel và cộng sự (2005) đã thực hiện nghiên cứu với mẫu nghiên cứu
gồm 71 công ty được niêm yết trên TTCK Stockholm Thụy Điền từ năm 1998

đến năm 2000 đề xác định tác động của mức độ công bố thông tin TNXH đối

với giá trị thị trường. Nghiên cứu đã xây dựng 23 tiêu chí mơi trường và thực

hiện phương pháp gán điểm từ 0-3 (đánh giá mức độ đầy đủ của các chỉ tiêu
công bố thông tin). Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tác động của

mức độ cơng bó thơng tin TNXH liên quan đến môi trường đối với giá trị thị

trường của doanh nghiệp. Hassel và cộng sự đã sử dụng mơ hình nghiên cứu
Pooled OLS và kết quả nghiên cứu đã cho thấy mức độ công bố thông tin
TNXH liên quan đến mơi trường có tác động tiêu cực đến giá trị thị trường.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả này được tác giả xác định gồm hai nguyên nhân
chính. Nguyên nhân đầu tiên là do tính chất của thị trường. Các nhà đầu tư
luôn tập trung vào yếu tố thị trường thường bởi họ cần những tác động tức
thời trong một thời điểm nhất định (trong ngắn hạn); tuy nhiên, khi doanh
nghiệp thực hiện công bố thông tin TNXH thì có khả năng vẫn chưa đem lại
một tác động đáng kê trong thời gian ngắn nên các nhà đầu tư chưa đánh giá
cao chỉ tiêu này để quyết định đầu tư. Nguyên nhân thứ hai, tác giả cho rằng
việc thực hiện các hoạt động TNXH có xu hướng gia tăng thêm rất nhiều chi

phí cho doanh nghiệp do đó lợi nhuận kỳ vọng của các nhà đầu có dấu hiệu

giảm, vì vậy nhà đầu tư cho rằng việc thực hiện công bố thông tin TNXH sẽ
chỉ mang lại tác động tiêu cực đến TQTC của doanh nghiệp.

10

Ngoài ra, nghiên cứu của Hoàng Thị Việt Hà và cộng sự (2019) đã thực
hiện đánh giá thực trạng công bố thông tin TNXH và tác động của công bố

thông tin TNXH đến TQTC của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt

Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ để

đo lường mức độ công bố thông tin TNXH trong BCTN của 289 doanh
nghiệp tại Việt Nam năm 2016. Kết quả của nghiên cứu này cho thây mức độ
công bồ thông tin TNXH tác động tích cực đến TQTC và góp phần giảm thiểu
rủi ro cho doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất một
số giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao công bố thông tin TNXH trong
doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong nghiên cứu này, đó là
thời gian khảo sát ngắn - chỉ khảo sát mức độ công bồ thông tin trong một

x

nam.

Nhìn chung, các nghiên cứu trên đều có chung một quan điểm là đối
với hầu hết các cơng ty hoạt động tại các quốc gia có bối cảnh kinh tế và hệ
thống luật pháp chặt chẽ, chi số mức độ cơng bố thơng tin TNXH có xu
hướng tác động tích cực đến TQTC của doanh nghiệp - tỷ suất sinh lợi trên tài
sản. Các tác giả đa phần chỉ sử dụng các chỉ số dựa trên giá trị số sách phản
ánh TỌTC trong ngắn hạn tại thời điểm quá khứ tại Việt Nam, trong khi các
chỉ số dựa trên thị trường phản ánh các khía cạnh dài hạn trong tương lai như
Tobin°Q thì chưa được tập trung nghiên cứu. Tobins°Q lại được nhà đầu tư
quan tâm nhiều bởi giá trị doanh nghiệp đo lường theo giá trị thị trường
thường liên quan trực tiếp việc phản ảnh lợi nhuận trong tương lai hoặc tiềm
năng của doanh nghiệp. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này tác giả sẽ xem xét
cả hai thước đo gồm thước đo dựa trên dữ liệu số sách (ROE) va thudc do dua
trên dữ liệu thị trường (Tobin°Q) để đo lường đo TQTC. Bên cạnh đó, khái
niệm cơng bố thơng tin TNXH cịn khá mới ở Việt Nam nên các doanh
nghiệp ở Việt Nam chưa hiểu đầy đủ và công bồ chỉ số mức độ công bố thông

1]


tin TNXH chưa nhiều; kể từ đó, số lượng công ty được sử dụng làm mẫu đã bị
hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam đều đo lường tác động của mức
độ công bố thông tin TNXH đến TQTC được đo lường thông qua ROE và
ROA ma bỏ qua các chỉ số tài chính quan trọng khác như Tobins' Q. Vì vậy,
các kết quả nghiên cứu trước đây vẫn chưa phản ánh tác động của mức độ

công bồ thông tin TNXH đến TQTC của doanh nghiệp một cách toàn diện

nhất. Hai chỉ tiêu ROE va Tobins’Q van chưa được các nhà nghiên cứu thực
hiện nghiên cứu đồng thời (ROE đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu —
đo lường theo giá trị số sách và Tobins°Q đánh giá tiềm năng của cổ phiếu
công ty - đo lường theo giá trị thị trường) đề đánh giá tác động của mức độ
công bồ thông tin TNXH đối với TQTC. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước
đây tại Việt Nam đa phần chỉ tập trung thực hiện đánh giá mức độ cơng bố
thơng tin TNXH bắt buộc cịn các chỉ tiêu công bố thông tin TNXH tự nguyện
công bó vẫn chưa được chú trọng nhiều. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ bổ
sung thêm nhiễu chỉ tiêu công bố thông tin tự nguyện (những chỉ tiêu này đã
được tác giả kế thừa từ nhiều nghiên cứu trước và các chỉ tiêu này được đánh

giá là phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại) để đánh giá

mức độ công bố thông tin TNXH theo các chỉ tiêu công bố thông tin tự
nguyện và công bố thơng tin bắt buộc. Trong đó, hai chỉ tiêu công bố thông
tin TNXH bắt buộc phải công bố mới được bổ sung trong mục 6 của phụ lục
Báo cáo thường niên tại thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2023 đã
được tác giả cập nhật bổ sung trong danh mục công bồ thông tin TNXH trong
bài nghiên cứu.

L2


CHƯƠNG 1

CƠ SO LY THUYET VE CONG BO THONG TIN TRACH

NHIEM XA HOI VA THANH QUA TAI CHINH

1.1. Trách nhiệm xã hội

1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội

Theo Bowen (1953), trách nhiệm xã hội (TNXH) áp dụng cho hai đối
tượng, đối tượng thứ nhất là áp dụng đối với các doanh nghiệp và đối tượng
thứ hai là các tổ chức từ thiện. Tác giả cho rằng doanh nghiệp chỉ là người
quản lý tài sản và các doanh nghiệp không được xâm phạm quyền và lợi ích
của người khác và các tổ chức từ thiện sẽ việc thực hiện chịu các khoản bồi
thường các thiệt hại do doanh nghiệp gây ra cho xã hội. Từ năm 1953 đến
năm 1970 là giai đoạn đầu hình thành định nghĩa về quan điểm TNXH của
doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất đối với hai quan
điểm; cụ thể, doanh nhiệp không cần thực hiện TNXH bởi vì doanh nghiệp
được xem là chủ thể vô tri vô giác nên không cần và không thể thực hiện
TNXH của doanh nghiệp. Quan điểm khác lại cho rằng doanh nghiệp cần
thực hiện TNXH bởi vì các nhà nghiên cứu cho rằng doanh nghiệp luôn là
một phần của xã hội, doanh nghiệp sử dụng các yếu tô nguồn lực gắn chặt với
xã hội, cộng đồng nên cần có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng và môi
trường.

Tuy nhiên, khái nệm TNXH của doanh nghiệp hướng tới PTBV, đáp
ứng và cân bằng lợi ích của các bên liên quan đã được nhiều chủ sở hữu,

doanh nghiệp và cộng đồng đón nhận từ những năm 1980-2000 và phát triển


mạnh mẽ ở các nước Âu Mỹ. Tại thời điểm này, người tiêu dùng không chỉ
quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà họ cịn quan tâm đến quy trình sản
xuất của loại hàng hoá họ đang sử dụng. Các câu hỏi thường gặp gồm: Liệu

13

răng sản phâm này có thân thiện với mơi trường?, Sức khoẻ người lao động
có được đảm bảo trong st q trình thực hiện công tác sản xuât? Hay nguôn
nguyên liệu đê sản xuât có an tồn với sức khoẻ người tiêu dùng?

Từ năm 2001 đến nay, TNXH của doanh nghiệp ngày càng lan rộng
trên thế giới và được triển khai trên diện rộng trên tồn cầu, các nước phát
triển ln ln dành một sự quan tâm rất lớn đến việc thực hiện TNXH. Vì
vậy, các việc chuẩn hóa thơng tin TNXH của doanh nghiệp được thực hiện
bởi các tổ chức phi chính phủ và các quốc gia nhằm thúc đẩy hoạt động
TNXH của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp. Các thông tin được chuẩn hố
sẽ là nền tảng để các doanh nghiệp trên tồn thế giới sử dụng khi thực hiện
công bố TNXH của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, TNXH của doanh nghiệp khơng chỉ gắn với đạo đức kinh

doanh mà còn gắn với cơ chế quản lý. Carroll đã phát biểu TNXH của doanh

nghiệp có thể bao gồm các tiêu chuẩn mà các bên liên quan cho là đúng đắn
và công bằng, đáp ứng kỳ vọng của xã hội về quyền công dân hoặc bao gồm
các chương trình nhằm thúc đẩy phúc lợi và lợi ích của con người (Carroll,
2016). Vì vậy, TNXH cũng là một hành động quản trị doanh nghiệp được
nhiều doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn áp dụng với quan niệm rằng TNXH
của doanh nghiệp là hành động xây dựng một hệ sinh thái của doanh nghiệp

hướng tới mục tiêu PTBV cũng như duy trì sự phát triển lâu dài của doanh
nghiệp.

Tiếp tục hành trình nghiên cứu về TNXH, Carroll đã tiếp tục hoàn thiện

khái niệm của TNXH của doanh nghiệp bằng cách bổ sung các khía cạnh về

TNXH. Tác giả cho rằng TNXH của doanh nghiệp gồm bốn khía cạnh: kỳ

vọng về kinh tế, kỳ vọng về pháp lý, kỳ vọng về đạo đức và kỳ vọng xã hội

đối với các doanh nghiệp trong công tác từ thiện tại một thời điểm cụ thể


×