Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

SUAOPHANITH PHANTHAVONG

QUẢN LÝ ĐẦU TƢ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƢỜNG BỘ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ

NƢỚC ĐỊA PHƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
SAVANNAKHET, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

SUAOPHANITH PHANTHAVONG

QUẢN LÝ ĐẦU TƢ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƢỜNG BỘ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ

NƢỚC ĐỊA PHƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
SAVANNAKHET, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ



Mã số: 834 04 10
Ngƣờ ƣớng n o ọ : PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng - Năm 2022

LỜI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH.

Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, tuân thủ theo
đúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật

Đà Nẵng, tháng 07 Năm 2022
Tác giả luận văn

SUAOPHANITH PHANTHAVONG

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 3
5. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu.......................................................... 5
6. Kết cấu luận văn.................................................................................... 8
CHƢƠNG 1...................................................................................................... 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ TẦNG

GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC ............................................................................................................... 9
1.1 KHÁT QUÁT VỀ TƢ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƢỜNG BỘ BẰNG NGUỒN VỐN NSNN .................................................. 9
1.1.1 Các khái niệm................................................................................... 9
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng NSNN 13
1.1.3 Vai trò của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ ........................ 17
1.1.4. Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ 19
1.1.5 Yêu cầu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh.......................................................24
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG..
……………………………………………………………………………….27
1.2.1 Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng giao
thông đường bộ từ nguồn vốn địa phương ...................................................... 27
1.2.2 Ban hành các quy định, chính sách pháp luật về quản lý đầu tư xây
dựng hạ tầng giao thông đường bộ từ nguồn vốn địa phương ........................ 28

i

1.2.3 Tổ chức thực hiện quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
đường bộ từ nguồn vốn địa phương ................................................................ 30

1.2.4 Tổ chức bộ máy quản lý về đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
đường bộ từ ngân sách địa phương.................................................................36

1.2.5 Thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng
giao thông đường bộ từ ngân sách Nhà nước..................................................37
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ NGUỒN VỐN

NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG...................................................................... 39

1.3.1 Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 39
1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương..................... 39
1.3.3 Điều kiện vật chất - kỹ thuật phục vụ quản lý đối với vốn đầu tư từ
ngân sách địa phương...................................................................................... 40
CHƢƠNG 2.................................................................................................... 43
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC ĐỊA PHƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SAVANNAKHET,
NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO.................................. 43
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC NHÂN TỔ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CƠ SƠ HẠ TẦNG GTĐB TẠI TỈNH
SAVANANKHET ……………...........………………………………….….43
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 43
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................... 45
2.1.3 Điều kiện vật chất - kỹ thuật phục vụ quản lý của tỉnh Savannakhet
………………………………………………………………………….50

ii

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
ĐỊA PHƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SAVANNAKHET …………....56

2.2.1 Thực trạng lập quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng
giao thông đường bộ........................................................................................ 56

2.2.2 Thực trạng ban hành văn bản chính sách, pháp luật về đầu tư xây
dựng hạ tầng giao thông đường bộ.................................................................. 60


2.2.3 Tổ chức thực hiện quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách địa phương tại Savannakhet ................ 63

2.2.4 Tổ chức bộ máy quản lý về đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
đường bộ từ ngân sách .................................................................................... 72

2.2.5 Thanh tra, kiểm tra, giám sát q trình đầu tư xây dựng hạ tầng
giao thơng đường bộ từ ngân sách địa phương ............................................... 75
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ NGUỒN VỐN NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỊA PHƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
SAVANNAKHET.......................................................................................... 77

2.3.1 Những thành công .......................................................................... 77
2.3.2 Những hạn chế ............................................................................... 79
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế .............................................................. 83
CHƢƠNG 3.................................................................................................... 86
HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC ĐỊA PHƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SAVANNAKHET,
NƢỚC CHDCND LÀO ................................................................................ 86
3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP......................................................... 86

iii

3.1.1 Bối cảnh trong quốc tế, trong nước và triển vọng phát triển GTVT
của tỉnh Savannakhet....................................................................................... 86

3.1.2 Quan điểm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân

sách nhà nước của tỉnh Savannakhet .............................................................. 88

3.1.3 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Savannakhet......... 88
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH SAVANNAKHET ............................................... 91

3.2.1. Hồn thiện cơng tác quản lý trong việc lập quy hoạch, kế hoạch
đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ tại tỉnh Savanakhet ................................ 91

3.2.2 Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách địa phương ......................... 94

3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện quản lý đầu tư xây
dựng hạ tầng giao thông đường bộ trừ ngân sách địa phương........................ 95

3.2.4 Hoàn thiện bộ máy quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
đường bộ từ ngân sách địa phương ............................................................... 100

3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát q trình đầu tư
xây dựng hạ tầng giao thơng đường bộ từ ngân sách ................................... 103

3.2.6 Một số giải pháp khác .................................................................. 106
3.3. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 109

3.3.1 Kiến nghị Quốc hội và Chính phủ nước CHDCND Lào ............. 109
3.3.2 Đối với các Bộ ngành trung ương ................................................ 110
3.3.3 Kiến nghị đối với UBND, HĐND tỉnh Savanakhet..................... 111
KẾT LUẬN .................................................................................................. 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC BẢNG CÂU HỎI

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Savannakhet...............46
Bảng 2.2 Hệ thống đường bộ ở Savannakhet tính đến cuối 2021...........54
Bảng 2.3 Phân loại cầu ở Savannakhet...................................................55
Bảng 2.4 Kết quả khảo sát về công tác lập quy hoạch, kế hoạch ĐTXD
hạ tầng GTĐB từ ngân sách tỉnh Savannakhet...............................................59
Bảng 2.5 Kết quả khảo sát về công tác ban hành chính sách pháp luật
quản lý ĐTXD hạ tầng GTĐB từ ngân sách tỉnh Savannakhet.......................62
Bảng 2.6: Tình hình thẩm định dự án ĐTXD GTĐB sử dụng vốn ngân
sách địa phương giai đoạn 2017 – 2021..........................................................65
Bảng 2.7 Danh sách một số dự án, cơng trình trọng điểm động lực giai
đoạn 2017-2021 chậm tiến độ thực hiện so với mục tiêu kế hoạch đề ra.......67
Bảng 2.8 Tình hình phân bổ đầu tư xây dựng GTĐB.............................69
Bảng 2.9 Tình hình quyết tốn vốn ĐTXD hạ tầng GT ĐB từ ngân sách
cấp tỉnh............................................................................................................71
Bảng 2.10 Khảo sát về tổ chức thực hiện quản lý đầu tư xây dựng hạ
tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách địa phương tại
Savannakhet.....................................................................................................71
Bảng 2.11 Trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ quản lý ĐTXD hạ
tầng GTĐB từ ngân sách tại tỉnh Savanankhet tính đến hết năm 2021….......73
Bảng 2.12 Tổ chức bộ máy quản lý về đầu tư xây dựng hạ tầng giao
thông đường bộ từ ngân sách..........................................................................74
Bảng 2.13 Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra các dự án ĐTXD hạ tầng
GTĐB từ ngân sách tại tỉnh Savanankhet.......................................................75
Bảng 2.14 Kết quả khảo sát về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá

trình đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách địa
phương.............................................................................................................76

v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Bản đồ tỉnh Savannakhet........................................................................1
Hình 2.1 Cơ cấu kinh tế của tỉnh Savannakhet năm 2021..............................47
Hình 2.2 cầu hữu nghị Lào-Thái thứ 2 Savannakhet (Lào) - mukdahan (Thái
Lan).............................................................................................................................51
Hình 2.3 Cửa khẩu Quốc tế Dansavan (Lào) – Lao bảo (Tỉnh Quảng trị Việt
Nam)...........................................................................................................................52

vi

CHDCND DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTXD
GTĐB : Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào
KT – XH : Đầu tư xây dựng
HĐND : Giao thông đường bộ
NXB : Kinh tế - Xã hội
NSNN : Hội đồng nhân dân
QLNN : Nhà xuất bản
XDCB : Ngân sách nhà nước
UBND : Quản lý nhà nước
GTVT : Xây dựng cơ bản
KCHT : Ủy ban nhân dân
KHCN : Giáo thông vận tải
PTTH : Kết cầu hạ tầng
QLDA : Khoa học công nghệ

: Phổ thông trung học
: Quản lý dự án

MỞ ĐẦU

1. Tín ấp t ết ủ đề tà
Hạ tầng giao thông là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế. Hệ thống giao

thơng vận tải được ví như mạch máu trong cơ thể nền kinh tế của mỗi quốc
gia muốn phát triển ổn định thì vấn đề phát triển mạng lưới giao thơng vận tải
có ý nghĩa quan trọng. Những năm qua, mạng lưới giao thơng vận tải tại nước
Cộng hịa dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào đã có sự phát triển vượt bậc,
sân bay, đường tàu cao tốc,.. là những yếu tố căn bản giúp Lào từ quốc gia
khơng có đường biên giới trên biển có thể kết nối giao thương chặt chẽ với
các nước trong khu vực và thế giới.

Tỉnh Savannakhet là một trong những trung tâm kinh tế lớn nằm ở miền
Trung nước CHDCND Lào, có vị trí quan trọng trên tuyến giao thương Hành
lang kinh tế Đơng Tây. Chính quyền tỉnh Savannakhet qua các nhiệm kỳ đều
coi phát triển hạ tầng giao thông đường bộ là nhiệm vụ quan trọng song hành
với phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, hạ tầng giao thông
đường bộ tỉnh Savannakhet đã có sự phát triển đáng kể, hệ thống giao thơng
khơng ngừng được xây dựng, nâng cấp, mở rộng đã kéo các tỉnh thành trong
khu vực xích lại gần nhau hơn. Tăng cường kết nối giao thương với các nước
Việt Nam, Thái Lan, Myanma. Là trung tâm logistic, vận chuyển hàng hóa
của Lào. Kết quả đạt được về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ (GTĐB)
những năm qua ở Savannakhet đã hình thành mạng lưới giao thơng gắn kết
giữa giao thông quốc gia và giao thông địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà

nước về đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB từ ngân sách địa phương tại tỉnh
Savannakhet còn những bất cập. Một mặt, về phía vĩ mơ hệ thống pháp luật,
cơ chế chính sách còn chồng chéo, thiếu đồng bộ. Mặt khác, ở cấp tỉnh tuy
được phân cấp mạnh về quản lý đối với đầu tư xây dựng (ĐTXD) hạ tầng

1

GTĐB từ ngân sách địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực
hiện đang bộc lộ những bất cập về cơ chế phối hợp trong xây dựng quy hoạch,
kế hoạch, quản lý, giám sát, phân bổ nguồn lực... dẫn đến những sai sót, lãng
phí, thất thốt, kể cả lợi dụng bất cập trong quản lý để trục lợi cá nhân... làm
suy giảm chất lượng các cơng trình, dự án, làm giảm hiệu lực và hiệu quả của
công tác quản lý nhà nước về hạ tầng GTĐB từ ngân sách địa phương. Từ
thực tế đó, vấn đề “Quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương trên địa bàn tỉnh
Savannakhet, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” được học viên lựa
chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế.
2. Mụ t êu ng ên ứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Luận văn tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận, thực trạng và đề
xuất giải pháp góp phần nâng cao công tác quản lý về đầu tư xây dựng hạ tầng
giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước địa phương trên địa bàn tỉnh
Savannakhet, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào.
2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
đường bộ bằng ngân sách nhà nước.

- Phân tích thực trạng Quản lý về đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông

đường bộ bằng ngân sách nhà nước địa phương trên địa bàn tỉnh Savannakhet.

- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao cơng tác quản lý về đầu tư xây
dựng hạ tầng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước địa phương trên
địa bàn tỉnh Savannakhet, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào.

2

3. Đố tƣợng và p ạm v ng ên ứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý về đầu
tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ bằng ngân sách nhà nước địa
phương trên địa bàn tỉnh Savannakhet, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý đầu tư
xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn địa phương (nguồn
ngân sách nhà nước cấp tỉnh).

- Về thời gian: Các dữ liệu đánh giá thực trạng sử dụng từ năm 2017 –
2021. Giải pháp đề xuất tới năm 2025.

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu các nội dung trên trong phạm vi
tỉnh Savannakhet.
4. P ƣơng p áp ng ên ứu

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp thơng tin thứ cấp
Luận văn sử dụng thông tin số liệu thứ cấp bao gồm:
- Thu thập từ các nguồn các sách giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo,

tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp
chí khoa học chun ngành có liên quan đến nội dung của đề tài.
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, số liệu từ niên giám thống
kê của tỉnh và của nước CHDCND Lào.
- Số liệu từ các tài liệu, các báo cáo tổng hợp tình hình về đầu tư xây dựng
hạ tầng giao thông đường bộ từ nguồn ngân sách địa phương và quản lý nhà
nước về công tác này trên địa bàn tỉnh Savannakhet – CHDCND Lào trong
các năm từ 2017 – 2021.
- Các nguồn thơng tin khác có liên quan được thu thập từ các văn bản
pháp quy, báo chí và tạp chí nghiên cứu khoa học.

3

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các dữ liệu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ sử dụng tổng hợp
các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. Trong đó, luận văn sử dụng
phương pháp phân tích số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, đánh giá mức độ
thực hiện các nội dung quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ. So
sánh diễn biến và sự biến đổi của đối tượng cần nghiên cứu theo thời gian. Trên
cơ sở đó tổng hợp các kết quả nghiên cứu để rút ra các đánh giá, nhận xét về
những ưu điểm, hạn chế, tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có tính khả thi
theo mục tiêu đã xác định của luận văn.
+ Phương pháp khảo sát điều tra
Luận văn còn sử dụng các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng
vấn, điều tra trực tiếp cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao
thông đường bộ từ nguồn ngân sách địa phương trên địa bản tỉnh nhằm cung
cấp thêm thông tin và cơ sở để đánh giá toàn diện hơn vấn đề nghiên cứu.
Đối tượng phỏng vấn là những cán bộ quản lý, công chức liên quan đến
công tác quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ từ nguồn ngân
sách địa phương tại tỉnh Savannakhet.

Nội dung khảo sát tập trung vào các công tác quản lý đầu tư xây dựng hạ
tầng giao thông đường bộ từ nguồn ngân sách địa phương … Các tiêu chí
khảo sát được đánh giá 5 mức độ:
(1) Hoàn toàn không đồng ý.
(2) Không đồng ý.
(3) Bình thường.
(4) Đồng ý.
(5) Hoàn toàn đồng ý.
Cụ thể số lượng phiếu khảo sát thu về như sau: Số lượng phát ra 100, số
lượng phiếu thu về hợp lệ 75.

4

5. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Cơ sở cho việc hình thành cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và đề

xuất các giải pháp của luận văn được dựa trên một số cơng trình nghiên cứu
cũng như một số giáo trình như sau:

Mr. Moun Chanthavong (2005), “Định hướng phát triển giao thông
đường bộ nước CHDCND Lào đến năm 2020”. Bài báo trình bày về hiện
trạng giao thông và định hướng phát triển giao thông của nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào đến năm 2020 về các hệ thống vận tải đường bộ, đường
thủy, đường sắt và đường hàng không. Đánh giá hiện trạng giao thông và
những định hướng phát triển giao thông đến năm 2020 cũng được đề cập
trong bài báo này.

Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế” Phan Huy Đường (2015), Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo trình đã khái quát các khái niệm,
phạm trù, các yếu tố bộ phận cấu thành, các chức năng, nguyên tắc, phương

pháp, tổ chức bộ máy, thông tin và quyết định quản lý, xây dựng, đổi mới cán
bộ, công chức quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyễn Bạch Nguyệt (2007), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Giáo trình đã khái quát những vấn đề lý luận chung về kinh tế trong lĩnh vực
hoạt động đầu tư, vai trò, đặc điểm của đầu tư phát triển trong nền kinh tế.
Xem xét các nguồn vốn và các giải pháp huy động các nguồn vốn đó cho đầu
tư. Cuốn sách cung cấp cho người đọc kiến thức về các khái niệm, phạm trù,
các nguyên tắc tổ chức quản lý, các quy luật đặc thù của hoạt động đầu tư trên
phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

Bùi Ngọc Tồn (2008), “Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng cơng
trình”, NXB Xây dựng, Hà Nội. Giáo trình gồm có 9 chương, trình bày các
nội dung về lập dự án đầu tư xây dựng như khái niệm, phân tích kinh tế - xã

5

hội của dự án xây dựng cơng trình, phân tích rủi ro dự án đầu tư, thẩm định
dự án đầu tư.

Bùi Việt Hưng (2019), “Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển
hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội”,
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh. Luận án xác định cơng tác quản lý nhà nước đối vốn
đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách thành phố trực
thuộc trung ương gồm có các nội dung: Kế hoạch hóa vốn đầu tư phát triển
hạ tầng giao thơng đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố; Kế hoạch
hóa vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước
cấp thành phố; Cấp phát, thanh toán vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông

đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố; Quyết toán vốn đầu tư phát
triển hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố;
Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm liên quan đến vốn đầu tư phát triển hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố.

Hoàng Cao Liêm (2018) “Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam”. Luận
án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh. Luận án sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so
sánh, điều tra xã hội học để phân tích những vấn đề về quản lý nhà nước về
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước
địa phương (tỉnh Hà Nam). Nội dung cơng tác này gồm có: Xây dựng quy
hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ
ngân sách nhà nước; Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước;
Tổ chức bộ máy quản lý về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường

6

bộ từ ngân sách nhà nước; Thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách Nhà nước.

Ngô Thị Hiếu (2017), “Quản lý nhà nước về đầu tư hạ tầng giao thông
bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh
tế, Đại học Đà Nẵng. Luận văn trình bày các nội dung về hạ tầng giao thơng
đường bộ, quản lý nguồn vốn ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
đường bộ. Luận văn tập trung phân tích các cơng tác: Quản lý nhà nước trong
xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước; Quản lý chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư hạ tầng bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước; Quản lý chất lượng đầu tư và nghiệm thu

cơng trình; Quản lý nhà nước trong thanh quyết tốn cơng trình; Thanh tra,
giám sát và đánh giá đầu tư.

Ngoài những tài liệu tiêu biểu trên, luận văn còn tham khảo rất nhiều
nguồn tài liệu từ sách, giáo trình, luận án, luận văn, cơng trình nghiên cứu
khoa học, bài báo khoa học về công tác quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao
thơng đường bộ. Mỗi cơng trình nghiên cứu khác nhau có quan điểm và phạm
vi nghiên cứu cũng khác nhau. Tập hợp những quan điểm này giúp luận văn
hình thành được cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp.

Thông qua nghiên cứu tổng quan tài liệu, chưa có cơng trình nào nghiên
cứu về “Quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước địa phương trên địa bàn tỉnh Savannakhet, nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” do đó, luận văn khơng mang tính trùng
lắp. Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu học viên cũng nhận thấy, các luận văn
chưa nghiên cứu công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy trình quản lý dự
án đầu tư. Việc nghiên cứu công tác quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao

7

thông đường bộ từ ngân sách địa phương dựa trên các khâu quản lý dự án là
hướng đi mới. Đây là khoản trống, điểm mới trong nghiên cứu của luận văn.
6. Kết ấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn trình bày trong ba
chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.


- Chương 2: Thực trạng Quản lý về đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương trên địa bàn tỉnh
Savannakhet.

- Chương 3: Hoàn thiện công tác quản lý về đầu tư xây dựng hạ tầng
giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương trên địa
bàn tỉnh Savannakhet, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào.

8

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ BẰNG NGUỒN VỐN

NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

1.1 KHÁT QUÁT VỀ QUẢN LÝ TƢ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐƢỜNG BỘ BẰNG NGUỒN VỐN NSNN

1.1.1 Cá á n ệm
a. Đầu tư
Hiện nay, có nhiều khái niệm về đầu tư tùy theo góc độ và cách tiếp cận
khác nhau. Đầu tư, theo nghĩa chung nhất, có thể hiểu là việc chi phí các
nguồn lực của nhà đầu tư nhằm thu được kết quả lớn hơn các chi phí về
nguồn lực bỏ ra. [10]
Khái niệm thường dùng: đầu tư là quá trình sử dụng vốn hoặc các nguồn
lực khác nhau nhằm đạt được mục tiêu hoặc kết quả nhất định. Cịn đứng trên
góc độ tài sản, đầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo ra tiềm lực sản xuất kinh

doanh dưới hình thức các tài sản kinh doanh. Hoặc đứng trên góc độ xây
dựng, đầu tư xây dựng là quá trình bỏ vốn nhằm tạo ra các tài sản vật chất
dưới dạng các cơng trình xây dựng. [10]
Các tác giả của cuốn “Giáo trình Kinh tế đầu tư” của Trường Đại học
Kinh tế quốc dân đã đưa ra một khái niệm tương đối khái quát về đầu tư:
“Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời
gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc tập hợp các mục tiêu xác định
trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định” [12].
Bùi Việt Hưng (2019) “Đầu tư là nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản
hữu hình hoặc vơ hình để hình thành tài sản nhằm tiến hành các hoạt động
đầu tư theo quy định của luật pháp về đầu tư với mục đích thu được kết quả
lớn hơn các chi phí đã bỏ ra hoặc phát triển lợi ích cơng cộng”. [4]

9

b. Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn
NSNN

Đường bộ: là đường đi trên đất liền (cho người và xe cộ). Hệ thống giao
thông đường bộ là tập hợp các con đường trên đất liền có chức năng đảm bảo
cho người và các phương tiện giao thông - vận tải thực hiện việc di chuyển
người, hàng hoá, đồ vật từ nơi này đến nơi khác.

Hệ thống GTĐB của một địa phương, của một nước luôn là một hệ
thống mở (nối liền với các hệ thống khác) và được hồn thiện, phát triển
khơng ngừng. Như vậy, thực chất phát triển hệ thống GTĐB là phát triển hệ
thống đường đi trên đất liền của mỗi quốc gia. Cũng như nhiều lĩnh vực khác,
GTĐB là một bộ phận cấu thành hữu cơ, một phân hệ của hệ thống giao thơng
nói chung - tức là nó mang tính hệ thống rõ rệt.


Các cơng trình hạ tầng giao thông đường bộ là một bộ phận của kết cấu
hạ tầng kinh tế. Do đó, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ là một
bộ phận trong đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế nhằm tạo tiền đề cho sự phát
triển kinh tế - xã nội. Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ là
những chi phí xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng hạ tầng
giao thông đường bộ. Nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường
bộ bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.

Nguồn vốn trong nước bao gồm vốn nhà nước, vốn của các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, vốn trên thị trường vốn. Vốn bên ngoài
bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, vốn hỗ trợ phát triển chính thức,
vốn vay thương mại nước ngoài, và vốn trên thị trường vốn quốc tế. Như vậy,
vốn đầu tư của nhà nước chỉ là một bộ phận trong tổng số vốn đầu tư xây
dựng hạ tầng giao thông đường bộ. Tuy nhiên, nó là bộ phận chủ yếu, có vai
trị đặc biệt quan trọng trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tại nước
CHDCND Lào.

10


×