Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xdcb tại tỉnh savannakhet, nước chdcnd lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.66 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

SIAKSONE KEOMANY

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TẠI TỈNH SAVANNAKHET, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

SIAKSONE KEOMANY

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TẠI TỈNH SAVANNAKHET, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN

Đà Nẵng - Năm 2022

CHDCND Lào DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


KBNN
KT – XH : Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào
HĐND : Kho bạc nhà nước
NXB : Kinh tế - Xã hội
NSNN : Hội đồng nhân dân
NSĐP : Nhà xuất bản
XDCB : Ngân sách nhà nước
UBND : Ngân sách địa phương
: Xây dựng cơ bản
: Ủy ban nhân dân

LỜI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN

Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, tuân thủ theo
đúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật

Đà Nẵng, tháng 07 Năm 2022
Tác giả luận văn

SIAKSONE KEOMANY

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
5. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ............................................................................4
6. Kết cấu luận văn......................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN .................................................8
1.1 Khát Quát Về Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Trong Đầu Tư Xây Dựng Cơ
Bản ..............................................................................................................................8

1.1.1 Khái niệm.......................................................................................................8
1.1.2 Vai trò của chi ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ bản ..........................13
1.1.3 Nguyên tắc quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB của NSNN ..................15
1.2 Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Trong Chi Xây Dựng Cơ Bản Ở Cấp Tỉnh .......18
1.2.1 Lập dự toán chi NSNN trong đầu tư XDCB ở địa phương .........................18
1.2.2 Chấp hành chi NSNN trong đầu tư XDCB..................................................21
1.2.3 Quyết toán chi NSNN trong đầu tư XDCB .................................................23
1.2.4. Kiểm tra, giám sát công tác chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản ......24
1.3 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Trong Đầu
Tư Xây Dựng Cơ Bản ...............................................................................................26
1.3.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................26
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................26
1.3.3. Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chi NSNN
trong đầu tư xây dựng cơ bản. ..............................................................................27
1.3.4 Khả năng về nguồn lực ngân sách nhà nước. ..............................................28

1.3.5 Tổ chức bộ máy và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chi ngân sách nhà
nước trong đầu tư XDCB......................................................................................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................31
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI TỈNH SAVANNAKHET,
NƯỚC CHDCND LÀO ..........................................................................................32

2.1 Khát Quát Về Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Tại Tỉnh Savannakhet .32
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên........................................................................................32
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................................34
2.2 Thực Trạng Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Trong Đầu Tư Xây
Dựng Cơ Bản Tại Tỉnh Savannakhet ........................................................................42
2.2.1 Thực trạng lập dự toán chi NSNN trong đầu tư XDCB ở tỉnh Savananakhet
............................................................................................................................... 42
2.2.2 Chấp hành dự toán chi NSNN trong đầu tư XDCB.....................................53
2.2.3 Quyết toán chi NSNN trong đầu tư XDCB .................................................61
2.2.4 Về việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trong
đầu tư XDCB tại tỉnh Savannakhet.......................................................................65
2.3 Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước
Trong Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Tại Tỉnh Savannakhet ........................................69
2.3.1 Những thành công........................................................................................69
2.3.2 Những hạn chế .............................................................................................70
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................74
CHƯƠNG 3: HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI TỈNH
SAVANNAKHET, NƯỚC CHDCND LÀO .........................................................75
3.1 Quan Điểm, Mục Tiêu, Định Hướng Về Quản Lý Chi Ngân Sách Tại Tỉnh
Savannakhet ..............................................................................................................75
3.1.1 Quan điểm hoàn thiện quản lý chi ngân sách tại tỉnh Savanankhet ............75

3.1.2 Định hướng phân bổ chi NSNN trong đầu tư XDCB tại tỉnh Savannakhet
2022 – 2025 ..........................................................................................................77
3.1.3 Quan điểm tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB tại tỉnh
Savannakhet. .........................................................................................................78
3.2 Hồn Thiện Cơng Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Trong Đầu Tư Xây
Dựng Cơ Bản Tại Tỉnh Savan Nakhet ......................................................................79

3.2.1 Hoàn thiện cơng tác lập dự tốn chi NSNN trong đầu tư XDCB ở địa
phương ..................................................................................................................79
a. Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách ..........................................................80
3.2.2 Hồn thiện cơng tác chấp hành dự toán chi NSNN trong đầu tư XDCB ....82
3.2.3. Hồn thiện cơng tác quyết tốn chi NSNN trong đầu tư XDCB ................88
3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong đầu tư
XDCB tại tỉnh Savannakhet..................................................................................91
3.2.5 Giải pháp khác .............................................................................................94
3.3 Kiến Nghị ............................................................................................................97
3.3.1 Quốc hội, Chính phủ....................................................................................97
3.3.2 Kiến nghị với HĐND, UBND tỉnh ..............................................................98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................100
KẾT LUẬN .............................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................102
PHỤ LỤC................................................................................................................104
BẢNG CÂU HỎI ....................................................................................................104

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các Chỉ Tiêu Phát Triển Kinh Tế Của Tỉnh Savannakhet .............. 35
Bảng 2.2 Cơ Cấu Kinh Tế Của Tỉnh Savanankhet Giai Đoạn 2017 – 2021 .. 36
Bảng 2.3: Lực Lượng Lao Động Tại Tỉnh Savannakhet ................................ 41
Bảng 2.4 Tình Hình Thực Hiện Giao Dự Tốn Chi NSNN Trong Đầu Tư
Xdcb Tỉnh Savananakhet ................................................................................ 51
Bảng 2.5: Kết Quả Đánh Giá Các Tiêu Chí Về Cơng Tác Lập Dự Toán Chi
Nsnn Trong Đầu Tư XDCB Ở Tỉnh Savananakhet ........................................ 52
Bảng 2.6: Tình Hình Chi Nsnn Trong Đầu Tư Xdcb Tại Tỉnh Savannakhet
Theo Chức Năng, Nhiệm Vụ .......................................................................... 54
Bảng 2.7 Cơ Cấu Chi NSNN Theo Nguồn Vốn Tại Tỉnh Savannakhet......... 54
Bàn Tỉnh Savannakhet .................................................................................... 55

Bảng 2.8 Cơ Cấu Chi NSNN Trong Đâu Tư XDCB Theo Lĩnh Vực Giai
Đoạn 2017 – 2021 ........................................................................................... 56
Bảng 2.9 Cơ Cấu Chi NSNN Trong Đâu Tư Xdcb Theo Địa Bàn Thành Phố,
Huyện Giai Đoạn 2017 – 2021 ....................................................................... 57
Bảng 2.10 Tình Hình Nợ Động Từ Các Cơng Trình Đầu Tư Xdcb ............... 58
Bảng 2.11: Kết Quả Khảo Sát Về Công Tác Chấp Hành Chi Trong Đầu Tư
Xdcb Tại Tỉnh Savannakhet............................................................................ 59
Bảng 2.12 Quy Trình Quyết Tốn Chi NSNN Tại Tỉnh Savannakhet ........... 61
Bảng 2.13 Quyết Tốn Vốn Đầu Tư Cơng Trình Đầu Tư XDCB Hoàn Thành
Giai Đoạn 2017 – 2021 ................................................................................... 64
Bảng 2.14 Kết Quả Khảo Sát Về Cơng Tác Quyết Tốn Chi Nsnn Trong Đầu
Tư Xdcb Tại Tỉnh Savannakhet ...................................................................... 65
Bảng 2.15 Kết Quả Khảo Sát Về Thực Hiện Thanh Tra, Kiểm Tra, Đánh Giá
Chương Trình, Dự Án Trong Đầu Tư XDCB Tại Tỉnh Savannakhet ............ 68

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Bản Đồ Địa Chỉnh Của Tỉnh Savanankhet ........................................................... 32
Hình 2.2: Tình Hình Chi Nsnn Trong Đầu Tư XDCB Theo Nguồn Trên Địa Bàn Tỉnh
Savannakhet ......................................................................................................................... 55

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào là một trong những
quốc gia đang phát triển. Để phục vụ cho mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp phát triển nhanh,
bền vững trong hội nhập kinh tế quốc tế thì việc đầu tư xây dựng cơ bản

(XDCB) là không thể thiếu. Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những
nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trị
quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xã hội, là nhân tố
quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi nước, thúc đẩy sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế đất nước, tăng năng lực sản xuất, cải thiện văn
minh đơ thị, đóng góp quyết định vào phát triển kinh tế xã hội.

Tỉnh Savannakhet có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh
tế xã hội, có vị trí và vai trị quan trọng trong bảo vệ an ninh và quốc phịng.
Đồng thời, Savannakhet có vị trí nằm trên Hành lang kinh tế Đông Tây, nằm
trên trục giao thương giữa Việt Nam, Myanma, Thái Lan. Những năm qua,
kinh tế của tỉnh Savannakhet đã có những thành tựu vượt bậc. Là một trong
những tỉnh có diện tích lớn nhất và dân số đứng thứ hai của Lào với hơn 82
vạn người, Savannakhet được xem là một cực phát triển ở miền Trung Lào.
Khi chưa có đại dịch covid 19 diễn ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
gàn 10% trong nhiều năm. Tại nơi đây, đường sá, phố phường, nhà cửa đã
khang trang hơn. Nhiều khu công nghiệp, nghỉ dưỡng mọc lên làm thay đổi
bộ mặt đô thị. Từ một tỉnh mà cơ cấu chủ yếu là nông nghiệp, đã chuyển dịch
dần sang công nghiệp và dịch vụ. Song hành với q trình phát triển kinh tế,
cơng tác đầu tư XDCB ln được chính quyền tỉnh Savannakhet chú trọng
trong thời gian qua. Chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản là
một khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước, tuy

2

nhiên thực trạng hiệu quả chi đầu tư thấp, thất thoát chi đầu tư lớn (20% đến
30% so với tổng chi đầu tư) làm cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh
tế của tỉnh Savannakhet càng khó khăn. Vì vậy, để thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí thất thốt trong đầu tư và nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước
thì việc tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ

bản của tỉnh Savannakhet là việc làm cấp thiết.

Thực trạng trên đặt ra cho các nhà nghiên cứu cần phải hệ thống được
những cơ sở lý luận cần thiết và phân tích được thực trạng quản lý chi ngân
sách Nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Savannakhet xuất phát từ
các đặc thù riêng của Tỉnh. Từ đó rút ra được nguyên nhân của tồn tại để có
giải pháp quản lý hiệu quả hơn. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý chi
ngân sách Nhà nước cho đầu tư XDCB tại tỉnh Savannakhet, nước
CHDCND Lào” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Luận văn tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận, thực trạng và đề
xuất giải pháp góp phần nâng cao cơng tác quản lý chi ngân sách Nhà nước
cho đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư
xây dựng cơ bản.
- Phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây
dựng cơ bản tại tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao cơng tác quản lý chi ngân sách
Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Savannakhet, nước CHDCND
Lào.

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý chi


ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Savannakhet, nước
CHDCND Lào.

3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi ngân
sách đầu tư xây dựng cơ bản.
- Về thời gian: Các dữ liệu đánh giá thực trạng sử dụng từ năm 2017 –
2021. Giải pháp đề xuất tới năm 2025.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu các nội dung trên trong phạm vi
tỉnh Savannakhet.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp thơng tin thứ cấp
Luận văn sử dụng thông tin số liệu thứ cấp bao gồm:
+ Thu thập từ các nguồn các sách giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo,
tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp
chí khoa học chuyên ngành có liên quan đến nội dung của đề tài.
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, số liệu từ niên giám thống
kê của tỉnh và của nước CHDCND Lào.
+ Số liệu từ các tài liệu, các báo cáo tổng hợp tình hình về chi ngân sách
nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Savannakhet – CHDCND Lào
trong các năm từ 2017 – 2021.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các dữ liệu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ sử dụng tổng hợp
các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp khảo sát điều tra

4

Luận văn còn sử dụng các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng
vấn, điều tra trực tiếp cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho

đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Savannakhet nhằm cung cấp thêm
thông tin và cơ sở để đánh giá toàn diện hơn vấn đề nghiên cứu.

Đối tượng phỏng vấn là những cán bộ quản lý, công chức liên quan đến
công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh
Savannakhet.

Để có dữ liệu đánh giá khách quan về công tác quản lý chi NSNN trong
đầu tư XDCB tại tỉnh Savannakhet. Học viên lập bảng câu hỏi khảo sát 50 cán
bộ ở UBND, Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Kho bạc Nhà nước,
UBND các huyện, Phịng Tài chính – Kế hoạch các huyện,.. có liên quan đến
cơng tác này.

Các tiêu chí đề xuất đánh giá theo 5 mức độ: Rất kém, Kém, Trung bình,
Tốt, Rất tốt.

Phiếu khảo sát được gửi qua mail và phát trực tiếp cho các cán bộ. Số
lượng người hồi đáp phiếu là 45 phiếu.
5. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

Cơ sở cho việc hình thành cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và đề
xuất các giải pháp của luận văn được dựa trên một số cơng trình nghiên cứu
cũng như một số giáo trình như sau:

Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế” Phan Huy Đường (2015), Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo trình đã khái quát các khái niệm,
phạm trù, các yếu tố bộ phận cấu thành, các chức năng, nguyên tắc, phương
pháp, tổ chức bộ máy, thông tin và quyết định quản lý, xây dựng, đổi mới cán
bộ, công chức quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Giáo trình đã giúp học viên hệ thống được các khái


5

niệm, vai trò, đặc điểm của quản lý nhà nước về kinh tế. Nội dung giáo trình
cung cấp rất tổng quát, nên lý thuyết chỉ mang tính chung nhất.

Bùi Ngọc Tồn (2008), “Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng cơng
trình”, NXB Xây dựng, Hà Nội. Giáo trình gồm có 9 chương, trình bày các
nội dung về lập dự án đầu tư xây dựng như khái niệm, phân tích kinh tế - xã
hội của dự án xây dựng cơng trình, phân tích rủi ro dự án đầu tư, thẩm định
dự án đầu tư. Muốn hiểu được quản lý chi nguồn vốn cho cơng trình đầu tư
xây dựng phải hiểu được cả quá trình quản lý dự án. Do đó, giáo trình của Bùi
Ngọc Tồn đã giúp hệ thống các lý thuyết cơ bản về khái niệm đầu tư, đầu tư
xây dựng cơ bản. Từ đó, giúp củng cố hơn về công tác quản lý chi NSNN cho
hoạt động này.

Trịnh Thị Thúy Hồng (2014), “Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu
tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định”, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án trình bày các nội dung về đầu tư
xây dựng cơ bản, chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản, vai trò của chi
ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản. Nội dung quản lý nhà nước cho đầu tư
xây dựng cơ bản được xác định ở 3 nội dung: Lập dự toán chi ngân sách nhà
nước trong đầu tư XDCB; Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước trong
đầu tư XDCB; Quyết toán chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB. Luận
án sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh các chi tiêu đánh giá hiệu quả
công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XCDB, phương pháp
khảo sát điều tra xã hội học.

Vũ Hồng Sơn (2007), “Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư
XDCB thuộc nguồn vốn NSNN thuộc Kho bạc Nhà nước”, luận văn thạc sĩ

kinh tế. Nội dung luận văn đã hệ thống được các lý luận về nguồn vốn đầu tư
XDCB và quản lý chi vốn đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN từ kho bạc Nhà
nước. Phần 2, luận văn đánh giá thực trạng quản lý chi vốn đầu tư XDCB

6

thuộc từ NSNN thông qua kho bạc Nhà nước, nước CHXHCN Việt Nam.
Luận văn có đánh giá được những thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân
hạn chế của hoạt động này. Từ cơ sở đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp về
quản lý chi vốn đầu tư XDCB. Điểm nổi bậc nhất của luận văn là nêu rõ được
quy trình quản lý chi vốn đầu tư theo quy trình quản lý cơng trình đầu tư
XDCB, chỉ rõ những hạn chế của công tác này. Các hạn chế từ khâu phân bổ
vốn, đến q trình thanh quyết tốn, thủ tục, hồ sơ, chứng từ đều được phân
tích khá chi tiết. Đây điều là những tồn tại mà hầu hết các quốc gia điều gặp
phải trong quá trình quản lý chi vốn đầu tư XDCB có sử dụng vốn NSNN.

Lê Hoằng Bá Huyền (2008), “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN
cho đầu tư XDCB trên địa bàn Huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn
thạc sĩ kinh tế. Luận văn đã hệ thống đầy đủ các cơ sở lý luận về chi NSNN
cho đầu tư XDCB như: Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc quản lý NSNN cho
đầu tư XDCB ở địa phương. Luận văn đã đánh giá được thực trạng đặc điểm
kinh tế, xã hội tại địa phương trong việc thực hiện chi NSNN cho đầu tư
XDCB. Phân tích được quy trình, tình hình thực hiện quản lý chi NSNN cho
đầu tư XDCB tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Luận văn cũng chỉ ra
được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế từ công tác này.
Từ cơ sở này luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hồn thiện công
tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB. Tuy nhiên, các giải pháp chủ yếu
mang tính định hướng, chưa nêu rõ cách khắc phục hạn chế yếu kém như đề
tài đã phân tích.


Trần Thị Thu (2015) “Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà
nước tại huyện Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng”, luận văn thạc sĩ kinh tế
chuyên ngành Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Luận
văn xác định nội dung quản lý cho ngân sách nhà nước gồm các nội dung:
Phân cấp nguồn chi NSNN; Lập dự toán chi ngân sách (chuẩn bị ngân sách);

7

Quản lý chấp hành, thực hiện dự toán chi ngân sách (thực thi ngân sách);
Quản lý quyết toán chi ngân sách. Nội dung luận văn thực hiện có phạm vi
rộng, phân tích chung về quy trình quản lý chi ngân sách nhà nước. So với
phạm vi quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB có nhiều đặc điểm khác biệt.

Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy chưa có đề tài nào thực hiện
nội dung “Quản lý chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư XDCB trên địa bàn
tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào”. Do đó, đề tài khơng có tính trùng
lắp.
6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn trình bày trong ba
chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư
xây dựng cơ bản.

- Chương 2: Thực trạng quản lý về quản lý chi ngân sách nhà nước cho
đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào.

- Chương 3: Hồn thiện cơng tác quản lý về quản lý chi ngân sách nhà
nước cho đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào.


8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.1 KHÁT QUÁT VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.1.1 Khái niệm
a. Đầu tư xây dựng cơ bản
“Đầu tư là đem một khoản tiền của đã tích lũy được, sử dụng vào một
việc nhất định để sau đó thu lại một khoản tiền của có giá trị lớn hơn”
[2,tr.14].
“Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất
định trong tương lai” [14,tr.11]
Theo Luật Đầu tư của Lào (2015): “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn
bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vơ hình để hình thành tài sản tiến hành
các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan”.
“Xây dựng cơ bản là hoạt động có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái
sản xuất mở rộng các tài sản cố định (TSCĐ) có tổ chức sản xuất và khơng có
tổ chức sản xuất các ngành kinh tế thơng qua các hoạt động xây dựng mới,
xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khơi phục các TSCĐ”.[11]
“Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tư, đó là việc
bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái
sản xuất mở rộng các tài sản cố định nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
cho nền kinh tế quốc dân.” [2]
b. Vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản

“Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là tồn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được
mục đích đầu tư bao gồm: chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi

9

phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt
máy móc, thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự tốn. Các văn
bản pháp luật sau Nghị định này không đưa ra định nghĩa về vốn đầu tư
XDCB nữa. Tuy nhiên, thuật ngữ vốn đầu tư XDCB vẫn được sử dụng rộng
rãi trong nhiều văn bản pháp luật hiện nay”. [3]

Các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
được hình thành từ các nguồn sau:

- Vốn ngân sách nhà nước: vốn ngân sách nhà nước được hình thành từ
tích lũy của nền kinh tế và được nhà nước bố trí trong kế hoạch ngân sách để
cấp cho chủ đầu tư thực hiện các công trình theo kế hoạch hàng năm.

- Vốn tín dụng đầu tư bao gồm: vốn của NSNN dùng để cho vay, vốn
huy động của các đơn vị trong nước và các tầng lớp dân cư. Vốn vay dài hạn
của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế…

- Vốn tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành
phần kinh tế, đối với doanh nghiệp quốc doanh, vốn này hình thành tự lợi
nhuận (sau khi nộp thuế cho Nhà nước), vốn khấu hao cơ bản để lại, tiền
thanh lý tài sản và các nguồn thu khác theo quy định của Nhà nước.

- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài: vốn này của các tổ chức, cá
nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài
sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ

sở hợp tác kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

- Vốn vay nước ngồi bao gồm: vốn do Chính phủ vay theo hiệp định ký
kết với nước ngoài, vốn do các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trực tiếp
vay của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và vốn do Ngân hàng Đầu tư phát
triển đi vay.

- Vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài (ODA)
- Vốn huy động của dân cư bằng tiền, vật liệu hoặc công cụ lao động.

10

Ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của
Nhà nước tham gia huy động và phân phối vốn đầu tư thông qua hoạt động
thu, chi ngân sách nhà nước.

* Theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, có thể chia nguồn vốn đầu
tư từ ngân sách nhà nước thành:

- Vốn đầu tư của ngân sách Trung ương được hình thành từ các khoản
thu của ngân sách Trung ương nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích
quốc gia.

- Vốn đầu tư của ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu
của ngân sách địa phương nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích của
từng địa phương đó. Nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính
quyền địa phương quản lý và sử dụng.

* Theo mức độ kế hoạch hóa vốn đầu tư, có thể chia nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước thành:


- Vốn xây dựng cơ bản tập trung (vốn trong nước và vốn ngoài nước):
nguồn vốn này được hình thành theo kế hoạch với tổng mức vốn và cơ cấu
vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho từng bộ, ngành và từng
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Vốn đầu tư từ nguồn thu được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội, các
địa phương được chủ động đầu tư.

- Vốn đầu tư theo các chương trình, dự án quốc gia như: chương trình
135, chương trình kiên cố hóa kênh mương,…

- Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước nhưng được để lại tại đơn vị để
đầu tư tăng cường cơ sở vật chất như nguồn vốn quảng cáo, nguồn thu học
phí,…

Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản thường có quy mơ
lớn và khơng có khả năng thu hồi trực tiếp, có tác dụng chung cho nền kinh tế

11

- xã hội nhưng các thành phần kinh tế khác khơng có khả năng hoặc không
muốn tham gia đầu tư. Hơn nữa, nguồn vốn cấp phát trực tiếp từ ngân sách
khơng hồn lại nên đây là nguồn vốn dễ bị thất thốt, lãng phí nhất đòi hỏi
phải quản lý chặt chẽ.

c. Chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản
“Chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn địa phương là quá trình
phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư tái sản
xuất TSCĐ nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật

chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ trên địa bàn địa phương”. [3]
Nguồn vốn chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn địa phương bao
gồm: vốn hỗ trợ của trung ương, vốn địa phương, nguồn từ các chương trình
dự án trên địa bàn địa phương…
Đặc điểm của chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản
- Chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi lớn của NSNN
nhưng khơng có tính ổn định.
Chi đầu tư XDCB là khoản chi tất yếu nhằm đảm bảo sự phát triển kinh
tế - xã hội cho mỗi quốc gia nói chung và cho từng địa phương nói riêng.
Trước hết chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo ra cơ sở vật chất
kỹ thuật, năng lực sản xuất dịch vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
địa phương. Đồng thời, chi đầu tư NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản còn ý
nghĩa là vốn tạo mồi để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, định hướng đầu tư
phát triển cho nền kinh tế - xã hội của địa phương, của quốc gia theo từng thời
kỳ. Quy mô chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản phụ thuộc vào chủ trương,
đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương theo từng
thời kỳ.
Hiện nay, mặc dù thu ngân sách địa phương (NSĐP) cịn hạn chế nhưng
các địa phương ln chú trọng chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản và mức


×