Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành bất động sản trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.27 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÁI HỒNG THÙY LINH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY

NIÊM YẾT THUỘC NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

ĐÀ NẴNG, 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÁI HỒNG THÙY LINH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY

NIÊM YẾT THUỘC NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8 34 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Trƣơng Bá Thanh



ĐÀ NẴNG, 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Thái Hồng Thùy Linh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................... 4
7. Bố cục của đề tài ....................................................................................... 8

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
TÍNH THANH KHOẢN................................................................................. 9
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÍNH THANH KHOẢN .............................................. 9

1.1.1. Khái niệm về tính thanh khoản ....................................................... 9
1.1.2. Ý nghĩa của tính thanh khoản trong cơng ty ................................... 9

1.1.3. Các lý thuyết liên quan đến tính thanh khoản .............................. 10
1.1.4. Các chỉ số đo lƣờng tính thanh khoản........................................... 12
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA
DOANH NGHIỆP........................................................................................... 15
1.2.1. Quy mô doanh nghiệp ................................................................... 18
1.2.2. Tỷ lệ nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn........................................................ 19
1.2.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)................................................ 19
1.2.4. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu................................ 20
1.2.5. Tỷ lệ hàng tồn kho và tổng tài sản cố định chia tổng tài sản ......... 20
1.2.6. Số vòng quay hàng tồn kho........................................................... 20
1.2.7. Số vòng quay các khoản phải thu.................................................. 20
1.2.8. Hệ số giá ghi sổ trên giá thị trƣờng............................................... 21
1.2.9. Tăng trƣởng doanh thu .................................................................. 21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 22

CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
THUỘC NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN ........................................................... 23
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...................................................................... 23
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 25

2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 25
2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 26
2.2.3. Mơ hình nghiên cứu và đo lƣờng các biến trong mơ hình ............ 29
2.2.4. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................ 32
2.2.5. Quy trình nghiên cứu .................................................................... 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 34
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 35

3.1. THỰC TRẠNG TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM
YẾT THUỘC NGÀNH BĐS TRÊN TTCK VIỆT NAM .............................. 35
3.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
THUỘC NGÀNH BĐS TRÊN TTCK VIỆT NAM ....................................... 37
3.2.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình...................................... 37
3.2.2. Thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình........................... 38
3.2.3. Kiểm định mơ hình........................................................................ 39
3.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản ............... 45
3.3. HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 60
3.3.1. Đề xuất hàm ý liên quan đến khả năng thanh toán hiện hành ...... 60
3.3.2. Hàm ý liên quan đến khả năng thanh toán nhanh ......................... 62
3.3.3. Hàm ý liên quan đến khả năng thanh toán tức thời ...................... 63
3.3.4. Hàm ý liên quan đến chu kỳ chuyển đổi tiền mặt......................... 65
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 68

KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN (Bản sao)
KIỂM DUYỆT HÌNH THỨC LUẬN VĂN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ Diễn giải
TT

viết tắt


1 BCTC Báo cáo tài chính

2 BĐS Bất động sản

3 B/P Hệ số giá ghi sổ trên giá thị trƣờng

4 CCC Cash Conversion Cycle - Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

5 CR Current ratio – Khả năng thanh toán hiện hành

6 CTTC Chỉ tiêu tài chính

7 DN Doanh nghiệp

8 HTK Hàng tồn kho

9 ICP Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho

10 IGP /TA Tỷ lệ hàng tồn kho và tổng tài sản cố định chia tổng tài sản

11 ITO Số vịng quay HTK của cơng ty

12 LNST Lợi nhuận sau thuế

13 P/B Hệ số giá ghi sổ trên giá thị trƣờng

14 P/B Hệ số giá ghi sổ trên lợi nhuận 1 cổ phiếu

15 PDP Kỳ thanh toán cho nhà cung cấp


16 PR/RE Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu của công ty

17 QR Quick ratio – Khả năng thanh toán nhanh

18 RCP Kỳ thu tiền khách hàng

19 RGR Tốc độ tăng trƣởng doanh thu của cơng ty

20 RTO Số vịng quay khoản phải thu khách hàng

21 ROA Tỷ suất sinh lời của tài sản

22 SIZE Quy mô công ty

23 STD/TA Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

24 TD/TA Tỷ số nợ trên tổng tài sản

25 IGP/TA Tỷ lệ hàng tồn kho và tài sản cố định trên tổng tài sản

26 TS Tài sản

27 TSCĐ Tài sản cố định

28 TSNH Tài sản ngắn hạn

29 TTCK Thị trƣờng chứng khoán

30 TTS Tổng tài sản


31 VLĐR Vốn lƣu động ròng

32 VLXD Vật liệu xây dựng

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng số Tên bảng Trang
I Các Bảng 16
Bảng 1.1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của 31
Bảng 2.1 doanh nghiệp trong tổng quan tài liệu 35
Bảng 3.1 Đo lƣờng các biến trong mơ hình 36
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu liên quan đến khả năng thanh 38
Bảng 3.3 toán của 50 doanh nghiệp BĐS trong giai đoạn 2015-2019 40
Bảng 3.4 Trung bình các chỉ số năng thanh tốn của 50 doanh 41
Bảng 3.5 nghiệp BĐS giai đoạn 2015-2019 44
Bảng 3.6 Thống kê mô tả các biến trong mơ hình 46
Bảng 3.7 Ma trận hiệp phƣơng sai của các hệ số trong mơ hình hồi
quy 50
Bảng 3.8 Ma trận tƣơng quan của các hệ số trong mơ hình hồi quy
Các kiểm định mơ hình nghiên cứu 54
Bảng 3.9 Kết quả ƣớc lƣợng các mơ hình hồi quy kiểm tra ảnh
hƣởng của các nhân tố đến khả năng thanh toán hiện hành 58
Bảng 3.10 (CR)
Kết quả ƣớc lƣợng các mơ hình hồi quy kiểm tra ảnh
hƣởng của các nhân tố đến khả năng thanh toán nhanh
(QR)
Kết quả ƣớc lƣợng các mơ hình hồi quy kiểm tra ảnh
hƣởng của các nhân tố đến khả năng thanh toán tức thời
(Ktt)
Kết quả ƣớc lƣợng các mô hình hồi quy kiểm tra ảnh

hƣởng của các nhân tố đến chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
(CCC)

Bảng 3.11 Kết quả ƣớc lƣợng LSDV sau khi đã loại trừ biến, kiểm tra 60

ảnh hƣởng của các biến đối với kỳ thu tiền bình qn

II Các Biểu

Biểu 3.1 Kết quả chạy mơ hình 2.3 theo mơ hình tác động ngẫu 49

nhiên ƣớc lƣợng chuẩn (Robust REM)

Biểu 3.2 Kết quả chạy mơ hình 2.4 theo mơ hình tác động cố định 55

ƣớc lƣợng chuẩn (Robust FEM)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ thể hiện biến động trung bình và độ lệch chuẩn 36
Sơ đồ 3.2
của các chỉ số năng thanh toán của 50 doanh nghiệp BĐS

giai đoạn 2015-2019

Trung bình các chỉ số năng thanh tốn của 50 doanh 37

nghiệp BĐS giai đoạn 2015-2019


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh khoản là chỉ số đo lƣờng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công

ty, bao gồm: Tỷ số thanh khoản hiện thời (Current ratio) và tỷ số thanh khoản
nhanh (Quick ratio) (Nguyễn Minh Kiều, 2011). Một doanh nghiệp đƣợc đánh
giá là có khả năng thanh khoản tốt khi nó có thể đảm bảo chi trả đƣợc khoản nợ
ngắn hạn, và tính thanh khoản đƣợc đánh giá là thấp nếu doanh nghiệp đó khơng
có khả năng chi trả đối với các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Tính thanh khoản của
doanh nghiệp thấp có thể làm cho các doanh nghiệp mất đi cơ hội đầu tƣ, gặp khó
khăn trong kinh doanh hay làm giảm uy tín của cơng ty đó, thậm chí là dẫn đến
phá sản. Do đó, các doanh nghiệp niêm yết, muốn huy động vốn đầu tƣ một cách
liên tục thì tính thanh khoản cần đƣợc quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, đối với mỗi
ngành khác nhau thì có những đặc trƣng riêng biệt làm cho đặc điểm về kinh
doanh về cơ cấu tài sản, cơ cấu nợ và cách thức hoạt động khác nhau và
tính thanh khoản từ đó cũng khác nhau giữa các ngành nghề và từng doanh
nghiệp. Do vậy, tính thanh khoản cần đƣợc đánh giá dựa trên tính đặc thù, về lĩnh
vực hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong những ngành cần huy động vốn lớn nhƣ ngành kinh doanh bất động
sản (BĐS).

Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của tính thanh khoản, trong thời gian
qua các cơng ty niêm yết đã có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề thanh khoản, đƣa
ra những chính sách về vốn, về cơ cấu tài sản, nhằm gia tăng tính thanh khoản
của doanh nghiệp nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc hiệu quả kinh tế nhƣ mong đợi.
Những năm gần đây, xu hƣớng đầu tƣ vào BĐS đƣợc rất nhiều nhà đầu tƣ trong

nƣớc và nƣớc ngồi quan tâm, nắm bắt đƣợc tình hình đó, các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực BĐS ngày càng gia tăng, những đơn vị này có cơ cấu vốn
lớn, huy động vốn nhiều và việc đầu tƣ và thu hút đầu tƣ cho nhóm ngành này cần
phải có vốn lớn với khả năng thanh tốn khả quan hay nói cách khác tính thanh
khoản tốt thì mới có thể hoạt động bền vững trong lĩnh vực này đƣợc.

2

Những năm trở lại đây, nắm bắt xu hƣớng của thực tiễn, những nhà nghiên
cứu đã tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến tính thanh khoản
của các doanh nghiệp trong một nhóm ngành nhất định ở Việt Nam nhƣ Nguyễn
Phƣơng Hà (2013) nghiên cứu trong các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây
dựng, Hoàng Anh Nhƣ Ngọc (2017) nghiên cứu tính thanh khoản của các cơng ty
niêm yết thuộc nhóm ngành thực phẩm, đồ uống ; Hà Thị Kim Phƣợng (2018) lại
tìm hiểu trong nhóm ngành thiết bị, vật liệu xây dựng, …

Những nghiên cứu kể trên hầu hết đều đƣợc thực hiện ở các doanh nghiệp
kinh doanh trong ngành nghề khác, chƣa có nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu
thực nghiệm về tính thanh khoản của các cơng ty thuộc nhóm ngành BĐS cũng
nhƣ việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của nhóm
ngành BĐS có gì khác với các nhóm ngành đã nghiên cứu hay không ? Trên cơ sở
tổng quan nghiên cứu, kết hợp với thực tiễn phát triển mạnh mẽ của nhóm ngành
BĐS ở Việt Nam, em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến tính thanh khoản của các cơng ty niêm yết thuộc nhóm ngành bất
động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ
của mình. Việc thực hiện đề tài này có ý nghĩa về khoa học lẫn thực tiễn đối với
các doanh nghiệp kinh doanh trong nhóm ngành BĐS ở Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết 3 mục tiêu chính sau đây:


- Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của các công ty
niêm yết thuộc ngành BĐS trên thị trƣờng chứng khoán (TTCK) Việt Nam.

- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến tính thanh khoản của các
cơng ty niêm yết thuộc ngành BĐS trên TTCK Việt Nam.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đƣa ra một số hàm ý chính sách và khuyến
nghị nhằm gia tăng khả năng thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc ngành
BĐS trên TTCK Việt Nam.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3

- Đối tƣợng nghiên cứu: những nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của
các công ty niêm yết thuộc ngành BĐS trên TTCK Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:
+Không gian: công ty niêm yết thuộc ngành BĐS trên TTCK Việt Nam.
+Thời gian: trong giai đoạn từ năm 2014 - 2019.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng cách tiếp định
lƣợng . Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc thực hiện phù hợp với cách tiếp cận
và mục tiêu nghiên cứu đề ra, cụ thể.

- Phƣơng pháp thu thập thông tin: Tác giả sử dụng nguồn thông tin số liệu
thứ cấp từ các thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nêm yết.
Các thơng tin, dữ liệu và tính tốn các chỉ tiêu tài chính (CTTC) trên cơ sở các
báo cáo tài chính (BCTC) chủ yếu từ năm 2014 đến năm 2019 của công ty niêm

yết thuộc nhóm ngành BĐS trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam.

- Phƣơng pháp xử lý thông tin đƣợc thu thập: Tác giả sử dụng phƣơng pháp
định lƣợng thơng qua mơ hình hồi quy dữ liệu bảng (cơng cụ phân tích là phần mềm
STATA). Dựa vào kết quả số liệu thống kê mô tả, kiểm định mơ hình, phân tích hồi
quy để kiểm định giả thuyết đã đƣa ra, từ đó đánh giá và đề xuất các hàm ý chính
sách.

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả thực hiện đề tài có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp bản thân hệ

thống đƣợc các kiến thức đã học, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của tính thanh
khoản đối với doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp niêm yết nói riêng;
vận dụng đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học để đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp liên quan đến tính thanh khoản và các nhân tố ảnh hƣởng đến
tính thanh khoản của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản.

Về mặt khoa học, việc thực hiện đề tài góp phần hồn thiện mơ hình xác
định các nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của các các cơng ty niêm yết

4

thuộc nhóm ngành BĐS, đây là vấn đề có rất ít nghiên cứu chun sâu trong lĩnh
vực này.

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở để các công ty niêm yết
thuộc nhóm ngành BĐS trên TTCK nhận diện và đánh giá các nhân tố ảnh
hƣởng đến tính thanh khoản; đề ra phƣơng hƣớng, chiến lƣợc, giải pháp giúp cho
các doanh nghiệp gia tăng tính thanh khoản, thu hút vốn đầu tƣ.


6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Dựa vào lý thuyết cơ bản về tính thanh khoản nhƣ "lý thuyết ƣa chuộng tính
thanh khoản" trong nghiên cứu của Keynes (1936), nhiều nghiên cứu trên thế
giới đã vận dụng để đánh giá tính thanh khoản, cụ thể nhƣ một số nghiên cứu
dƣới đây.
Nghiên cứu của tác giả Bruinshoofd và Kool (2004) đã tiến hành nghiên
cứu thực nghiệm về khả năng thanh khoản ngắn hạn của các công ty ở Hà Lan.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu 453 doanh nghiệp trong giai đoạn 1986-1997. Các
biến độc lập đƣợc xem xét gồm: quy mô, vốn lƣu động ròng trên tổng tài sản,
tăng trƣởng doanh thu, tỷ lệ nợ, nợ ngắn hạn, đầu tƣ, lợi nhuận trên tài sản, lãi
suất bình quân. Kết quả cho thấy vốn lƣu động, đầu tƣ và lợi nhuận trên tài sản
lại có tác động tiêu cực đến khả năng thanh khoản của các công ty nghiên cứu.
Tác giả Chen và Mahajan (2010) thực hiện nghiên cứu để đánh giá ảnh
hƣởng của các biến kinh tế đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp với bằng
chứng từ quốc tế đến từ 45 quốc gia khác nhau trong giai đoạn 1994-2005.
Nghiên cứu sử dụng các biến độc lập bao gồm: quy mơ, dịng tiền trên tổng tài
sản, vốn lƣu động ròng trên tổng tài sản, chi phí vốn trên tài sản, tỷ lệ nợ, chi trả
cổ tức. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, dòng tiền trên tổng tài sản có tác động
cùng chiều với khả năng thanh khoản trong khi vốn lƣu động/tài sản và tỷ lệ nợ
có tác động nghịch chiều với tính thanh khoản của các doanh nghiệp trong mẫu
nghiên cứu.
Nghiên cứu của tác giả Gill và Mathur (2011) tiến hành nghiên cứu các
nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị

5

trƣờng chứng khoán ở Canada. Tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu với 164 doanh
nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Toronto, trong giai đoạn 2008-
2010. Nghiên cứu xem xét tác động của các nhân tố: Quy mơ, vốn lƣu động
rịng, tỷ lệ nợ, nợ ngắn hạn, tỷ lệ đầu tƣ và yếu tố ngành đến tính thanh khoản

của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ, vốn lƣu động ròng và tỷ lệ
đầu tƣ có tác động nghịch chiều với tính thanh khoản của các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Toronto, Canada.

Nghiên cứu của Muhammad Usama (2012) tiến hành đánh giá ảnh hƣởng
của vốn lƣu động và hoạt động vốn đến lợi nhuận và tính thanh khoản của các
doanh nghiệp niêm yết thuộc nhóm ngành thực phẩm trên thị trƣờng chứng
khoán Karachi. Tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 18 doanh nghiệp niêm yết
trong giai đoạn từ 2006-2010. Nghiên cứu tiến hành kiểm tra ảnh hƣởng của:
quy mơ, kỳ thu tiền bình qn, kỳ trả nợ bình qn, vịng quay hàng tồn kho, tỷ
lệ nợ đến lợi nhuận và thanh khoản của các cơng ty. Kết quả phân tích cho thấy,
quy mơ có tác động cùng chiều với sự gia tăng lợi nhuận và tính thanh khoản,
trong khi kỳ thu tiền bình qn có tác động nghịch chiều.

Lyroudi và Bolek (2012) đã kiểm tra sự ảnh hƣởng của quy mơ và vịng
quay khoản phải thu, tỷ lệ nợ đến tính thanh khoản của các cơng ty ở Phần Lan
và cho thấy các nhân tố này đều có tác động nghịch chiều.

Anamika Singh và Anil Kumar Sharma (2016) tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của các ngân
hàng ở Ấn Độ. Nghiên cứu sử dụng các nhân tố vi mô: quy mô, tài sản cố định,
tiền gửi, nguồn vốn, vốn chủ sở hữu, chi phí quỹ; và các yếu tố vĩ mơ: chính
sách tiền tệ, GDP, khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, để tiến hành đánh giá ảnh
hƣởng của các nhân tố đến tính thanh khoản của ngân hàng. Kết quả cho thấy,
vốn chủ sở hữu ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của ngân hàng.

Daryanto, Samidi và Siregar (2018) nghiên cứu về ảnh hƣởng của tính
thanh khoản và địn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính, bằng chứng tại các
cơng ty niêm yết thuộc nhóm ngành bất động sản ở Indonesia. Trong đó, nghiên


6

cứu có kiểm tra ảnh hƣởng của tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR) và tỷ lệ nợ trên
tổng tài sản với ROA. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong các doanh nghiệp thuộc
nhóm ngành bất động sản ở Indonesia, tỷ số thanh khoản hiện hành và tỷ lệ nợ
có quan hệ cùng chiều với ROA.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến việc nghiên cứu tính thanh
khoản của các doanh nghiệp đƣợc thực hiện nhiều những năm gần đây, chủ yếu
các nghiên cứu tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản
của các doanh nghiệp kinh doanh trong một số ngành hoặc nhóm ngành ở Việt
Nam. Cụ thể nhƣ sau:

Nghiên cứu của tác giả Trƣơng Quang Thông (2013) với bài viết đăng trên
tạp chí khoa học có tựa đề: “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ
thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro
thanh khoản ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố vi mô bên trong hệ thống ngân
hàng nhƣ quy mô tổng tài sản, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng và tỷ lệ
vốn tự có trên nguồn vốn; và các yếu tố vĩ mô nhƣ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát.

Bài báo khoa học của nhóm tác giả Nguyễn Đình Thiên, Nguyễn Thị Mai
Trâm, Nguyễn Hồng Thu (2014): “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả
năng thanh khoản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam”. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp
niêm yết giai đoạn 2007-2013 bị ảnh hƣởng nhiều nhất từ tỷ lệ vốn lƣu động
thuần và tỷ số P/B; tỷ số P/E và tỷ lệ lƣu chuyển tiền thuần có tƣơng quan thuận
và tỷ lệ nợ, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có tƣơng quan nghịch chiều đến khả
năng thanh khoản.

Nghiên cứu của Nguyễn Phƣơng Hà (2014) với đề tài luận văn thạc sĩ:

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp
kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”. Dựa vào những lý
thuyết về tính thanh khoản, tác giả sử dụng các nhân tố: quy mô, nợ ngắn hạn, số
vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay các khoản phải thu, tỷ suất sinh lợi tài
sản và vốn lƣu động ròng để đánh giá ảnh hƣởng của 30 doanh nghiệp trên địa

7

bản tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2012. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại
mối quan hệ ngƣợc chiều giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và quy mơ, vịng
quay hàng tồn kho và vịng quay khoản phải thu khách hàng.

Tác giả Hoàng Anh Nhƣ Ngọc (2017) với đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên
cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của các cơng ty niêm yết thuộc
nhóm ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống Việt Nam”. Dựa trên những lý luận cơ
bản về tính thanh khoản. Tác giả sử dụng các nhân tố: quy mô, hệ số nợ, vòng
quay hàng tồn kho, ROA, vốn lƣu động ròng, số vòng quay khoản phải thu, tỷ lệ
lợi nhuận trên doanh thu và tốc độ tăng trƣởng doanh thu để đánh giá ảnh hƣởng
đến tính thanh khoản của 46 doanh nghiệp trong ngành giai đoạn 2013-2015.
Theo kết quả nghiên cứu, có thể nhận thấy biến độc lập Tỷ lệ Vốn lƣu động
rịng/Tài sản có tác động cùng chiều đến cả hai biến phụ thuộc là Tỷ số thanh
toán hiện hành và Vịng quay vốn lƣu động. Nhƣ vậy có thể dễ dàng kết luận
cơng ty có Tỷ lệ Vốn lƣu động rịng/Tài sản dƣơng và càng lớn thì cơng ty đó có
tính thanh khoản càng cao. Vốn lƣu động rịng là phần dƣ còn lại của nguồn vốn
thƣờng xuyên (dài hạn) sau khi tài trợ xong tài sản dài hạn. Bởi vậy tác giả cho
rằng, chỉ có những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn vốn dài hạn, tài sản
dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn, tài sản ngắn hạn thì mới có ý nghĩa đối với tính
thanh khoản của các cơng ty thuộc nhóm ngành thực phầm, đồ uống Việt Nam.

Nghiên cứu của Hà Thị Kim Phƣợng (2018) với đề tài luận văn thạc sĩ:

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của các cơng ty niêm
yết thuộc nhóm ngành thiết bị, vật liệu xây dựng trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam” giai đoạn 2010-2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn
tác động nghịch chiều đến tính thanh khoản; các nhân tố: thu nhập hoạt động
kinh doanh trên doanh thu, hệ số giá ghi sổ trên giá thị trƣờng là các nhân tố có
tác động thuận chiều với tính thanh khoản của các cơng ty niêm yết thuộc nhóm
ngành thiết bị, vật liệu xây dựng trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

Từ tổng quan nghiên cứu, những nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản
của các doanh nghiệp niêm yết đƣợc kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, tùy vào

8

đặc thù của từng doanh nghiệp, từng nhóm ngành nghề và quốc gia khác nhau sẽ
có những yêu cầu khác nhau liên quan đến tính thanh khoản.

7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản.
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh
khoản của các cơng ty niêm yết thuộc ngành BĐS trên TTCK Việt Nam.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý từ kết quả nghiên cứu.

9

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN


1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÍNH THANH KHOẢN
1.1.1. Khái niệm về tính thanh khoản
Theo Keynes (1936), tính năng kinh tế đặc biệt của tiền đó chính là “tính

thanh khoản”. Tính thanh khoản của doanh nghiệp thể hiện thơng qua tổng hợp
tính thanh khoản của từng loại tài sản trong doanh nghiệp và tiền là tài sản có
tính thanh khoản cao nhất. Nhờ vào tính thanh khoản, doanh nghiệp có thể tránh
đƣợc những tác động tiêu cực về dòng tiền nhƣ áp lực trả nợ, áp lực về vốn, ...

Tính thanh khoản là một khái niệm trong tài chính chỉ mức độ mà một tài
sản bất kỳ có thể đƣợc mua hoặc bán trên thị trƣờng mà không làm ảnh hƣởng
nhiều đến giá thị trƣờng của tài sản đó. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu
nó có thể đƣợc bán nhanh chóng mà giá bán khơng giảm đáng kể (Keynes,
1936), thƣờng đƣợc đặc trƣng bởi số lƣợng giao dịch lớn. Ví dụ, tiền mặt có tính
thanh khoản cao, vì nó thƣờng có thể đƣợc "bán" (để đổi lấy hàng hóa) với giá
trị gần nhƣ khơng thay đổi; chứng khốn hay các khoản nợ, khoản phải thu, ...
có tính thanh khoản cao nếu chúng có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng.
Cách gọi thay thế cho tính thanh khoản là tính lỏng, tính lưu động.

1.1.2. Ý nghĩa của tính thanh khoản trong cơng ty
Tính thanh khoản cho thấy sự linh hoạt và an toàn của một tài sản trên thị
trƣờng: Tài sản ngắn hạn hay tài sản lƣu động có tính thanh khoản cao khi giá
của nó ít biến động trên thị trƣờng. Thị trƣờng hoạt động càng năng động và có
hiệu quả thì tính thanh khoản càng cao. (Thị trƣờng Tài chính Việt Nam, 2019).
Thanh khoản có ý nghĩa rất lớn đến uy tín cơng ty: Dựa vào tính thanh
khoản, nhà đầu tƣ có thể đánh giá một cơng ty có thể trả nợ đúng hạn hay không
đối với các nhà cung cấp tín dụng, dịch vụ và hàng hóa thì cơng ty đó, hoặc có
thể đang rơi vào tình trạng yếu kém hoặc bị phá sản. Khơng có khả năng chi trả



×